Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8:1985

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8:1985
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8:1985 ( ST SEV 1178 – 78) về Hệ thống tài liệu thiết kế – Đường nét


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8-85

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ – ĐƯỜNG NÉT

System for design documentation – Lines

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 8 – 74.

Tiêu chuẩn này quy định các loại đường nét, nguyên tắc chọn nhóm đường nét, quy tắc thực hiện và những ứng dụng cơ bản của chúng trong tất cả các ngành công nghiệp và xây dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với những loại đường nét đặc biệt (ví dụ: đường biểu diễn ống dẫn).

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1178 – 78

1. LOẠI ĐƯỜNG NÉT

Trên bản vẽ sử dụng các loại đường nét sau:

Liền – Đường đều (không đứt đoạn);

Đứt – Đường có những phần tử giống nhau lặp đi, lặp lại (ví dụ: đường gạch gạch);

Xen kẽ – đường có những phần tử khác nhau lặp đi, lặp lại (ví dụ: đường chấm gạch).

2. CHIỀU RỘNG ĐƯỜNG NÉT

2.1. Trên bản vẽ sử dụng dãy chiều rộng đường nét sau: (0,13); 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2 mm.

Đường nét có chiều rộng 0,13 mm chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (ví dụ: trên bản đồ địa hình).

Chú thích: Dãy chiều rộng đường nét là cấp số nhân có công bội bằng (gần bằng 1,1).

2.2. Chiều rộng đường nét (S) phải bằng nhau trên toàn bộ chiều dài của đường nét đó.

Sai lệch chiều rộng của đường nét không được vượt quá:

± 0,02 mm – Đối với đường nét có chiều rộng 0,13 và 0,18 mm;

± 0,1 S – Đối với những đường nét còn lại.

2.3. Chiều rộng và sai lệch chiều rộng của đường nét quy định trong điều 2.1 và 2.2 sẽ đạt được nếu sử dụng các dụng cụ vẽ chuyên dùng.

2.4. Khi sử dụng các dụng cụ vẽ không điều chỉnh được chính xác chiều rộng đường nét, thì chiều rộng đường nét được lấy gần đúng nhưng phải tuân theo tỷ số của các chiều rộng sau 1:3:6 hay 1:2:4.

3. NHÓM ĐƯỜNG NÉT

3.1. Trên một bản vẽ chỉ sử dụng chiều rộng đường nét nằm trong cùng một nhóm được quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên gọi đường nét

Nhóm và phân nhóm đường nét

12

23

33

43

5

a

b

a

b

a

b

a

b

a

b

Chiều rộng đường nét

1. Mảnh

0,13

0,18

0,25

0,35

0,5

0,18

0,25

0,35

0,5

0,7

2. Đậm

0,35

0,50

0,7

1,0

1,4

3. Rất đậm

0,7

1,00

1,40

2,00

2,00

Chú thích:

1. Phân nhóm a được ưu tiên sử dụng trên các bản vẽ xây dựng, phân nhóm b được ưu tiên sử dụng trên các bản vẽ chế tạo máy và sơ đồ điện.

2. Khuyến khích sử dụng nhóm 1 trên các bản đồ địa hình.

3. Các nhóm 2, 3 và 4 (có gạch dưới) được ưu tiên sử dụng.

4. Chiều rộng 2,00 mm thay thế cho 2,8 mm ở nhóm 5.

3.2. Chọn nhóm đường nét phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp khi biểu diễn vật thể.

3.3. Nhóm đường nét được chọn phải giống nhau trên tất cả các hình biểu diễn có cùng một tỷ lệ trong một bản vẽ.

4. NHỮNG ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA ĐƯỜNG NÉT

4.1. Những ứng dụng cơ bản của đường nét được ghi trong bảng 2.

Những ứng dụng cơ bản của đường nét

Bảng 2

Tên gọi đường nét

Hình dạng

Những ứng dụng cơ bản

1. Liền thẳng

Đường bao thấy của các vật thể (và các công trình xây dựng) được biểu diễn trên các hình chiếu và mặt cắt: đường biểu thị các số liệu cơ bản (ví dụ, trong sơ đồ, biểu đồ và bản đồ): đường kích thước, đường gióng

2. Liền không thẳng

Đường cắt lìa, đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt

3. Đứt

Đường bao khuất của các vật thể hoặc các mặt được biểu diễn bị vật thể khác hoặc một phần của nó che khuất; giao tuyến khuất: đường biểu thị các số liệu phụ (ví dụ: trong sơ đồ và biểu đồ).

4. Chấm gạch

Đường ảo (ví dụ: đường trục hoặc đường tâm; trục đối xứng; đường biểu diễn hình trải vẽ ngay trên hình chiếu: mặt phẳng cắt trong thiết kế xây dựng).

5. Hai chấm gạch

Đường biểu diễn vị trí giới hạn của chi tiết chuyển động; đường bao các phân lân cận, đường dây dọi; đường giới hạn diện tích cần thiết để bảo dưỡng thiết bị.

6. Chấm chấm

Đường bao phụ hay đường mép trên các bản vẽ xây dựng; đường bao không rõ ràng (ví dụ: trên bản đồ).

4.2. Những ví dụ thực hiện trên bản vẽ (chế tạo máy, xây dựng, sơ đồ điện, biểu đồ) được trình bày ở phụ lục của tiêu chuẩn này.

5. QUY TẮC THỰC HIỆN ĐƯỜNG NÉT

5.1. Tùy theo chiều rộng của đường nét, khoảng cách giữa các gạch hoặc giữa các gạch và các phần tử khác của nét đứt, nét xen kẽ, trừ nét chấm chấm, được quy định như sau:

– Không nhỏ hơn 4s – Đối với nét có chiều rộng không lớn hơn 0,35 mm;

– Không nhỏ hơn 2 mm – Đối với nét có chiều rộng không nhỏ hơn 0,5 mm.

Cho phép sử dụng các gạch ngắn có chiều rộng bằng S và chiều dài không lớn hơn 3S thay cho các chấm của đường nét chấm gạch và hai chấm gạch.

5.2. Tùy theo chiều rộng của đường nét chấm chấm khoảng cách giữa các chấm được quy định như sau:

– Không nhỏ hơn 2S – Đối với nét có chiều rộng không lớn hơn 0,35 mm;

– Không nhỏ hơn 1 mm – Đối với nét có chiều rộng không nhỏ hơn 0,15 mm;

Cho phép sử dụng đường nét đứt có các nét gạch chiều rộng bằng S, chiều dài không lớn hơn 3S thay cho đường nét chấm chấm.

5.3. Phải thực hiện đường nét đứt, xen kẽ phù hợp với những yêu cầu sau:

1) Chiều dài của gạch, kích thước của chấm (hay gạch ngắn) và chiều dài của các khoảng cách giữa các phần tử trong cùng một đường nét phải như nhau;

2) Các đường nét xen kẽ (trừ đường nét chấm chấm) phải bắt đầu và kết thúc bằng nét gạch (hình 1);

3) Các đường nét đứt, xen kẽ phải giao nhau bằng các gạch, các đường nét chấm chấm – bằng chấm (hình 2).

4) Các đường nét đứt, xen kẽ phải tiếp xúc nhau bằng các gạch, các đường nét chấm chấm – bằng chấm (hình 3).

Hình 3

5) Các chỗ gấp khúc và vốn của các đường nét đứt xen kẽ phải là gạch, của đường nét chấm chấm – là chấm (hình 4).

5.4. Đối với các đường nét đứt, xen kẽ nằm song song gần nhau, các gạch và các phần tử khác phải xen kẽ đều nhau (hình 5).

5.5. Cho phép sử dụng đường nét liền mảnh thay cho đường nét chấm gạch nếu kích thước của phần tử biểu diễn trên hình vẽ (tròn, ô van, chữ nhật) không lớn hơn 12 mm (hình 6).

Hình 6

5.6. Trên các bản vẽ xây dựng, cho phép sử dụng nét gạch mảnh thay cho hai chấm đối với đường nét hai chấm gạch.

5.7. Nếu trên hình biểu diễn có nhiều đường nét khác nhau giao nhau thì cần phải theo thứ tự ưu tiên sau (hình 7).

1. Đường bao thấy;

2. Đường bao khuất;

3. Đường áp của các mặt phẳng cắt;

4. Đường trục và đường tâm;

5. Đường dây dọi;

6. Đường gióng.

Hình 7

5.8. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường song song phải theo bảng 3.

Bảng 3

mm

Chiều rộng đường nét

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường song song

Chiều rộng đường nét

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường song song

0,18

0,25

0,35

0,5

0,7

1,0

0,5

0,7

từ 1 trở lên

1,4

2,0

2,8

Khoảng cách giữa hai đường nét có chiều rộng khác nhau được xác định theo đường nét đậm hơn.

 

PHỤ LỤC

SỬ DỤNG ĐƯỜNG NÉT TRÊN BẢN VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Các ví dụ sử dụng đường nét khi thực hiện bản vẽ; sơ đồ và biểu đồ trong các ngành công nghiệp và xây dựng được trình bày trên các hình 8 – 11 và trong bảng 4.

Ví dụ thực hiện:

Bản vẽ chế tạo – hình 8;

Bản vẽ xây dựng – hình 9;

Sơ đồ điện và bản vẽ – hình 10;

Biểu đồ – hình 11

Chú thích: Cách đánh số từng loại đường nét trên các bản vẽ tương ứng với cách đánh số trong bảng 4.

 

Ví dụ sử dụng đường nét trên bản vẽ

Bảng 4

Tên gọi đường nét

Hình dạng đường nét

Sử dụng đường nét trên bản vẽ

Chế tạo máy

Xây dựng

Điện

Biểu đồ

1

2

3

4

5

6

7

8

1.1

Liền thẳng

mảnh

Đường bao thấy của mặt cắt chập

Đường bao thấy của công trình và kết cấu

Đường biểu diễn chung các mạch điện (không phân biệt loại tiết diện)

Đường lưới tọa độ, vạch chia, đường phụ.

Giao tuyến và đường chuyển tiếp đều.

Mặt nhìn thấy của chỗ tiếp

 

 

Ký hiệu ren, vòng chân răng

Đường bao của kết cấu thấy dưới hoặc sau mặt phẳng cắt.

Đường biểu diễn chung dây điện

 

Đường kích thước

Giao tuyến và đường chuyển tiếp đều

Đường liên kết điện về mặt chức năng và lôgích …

 

Đường gióng, và giá

Đường bao của mặt cắt chập.

 

 

Đường gióng

Đường kích thước.

Mạch điện phụ

 

Đường gạch ký hiệu vật liệu.

Đường gióng và giá đường gióng

 

 

Đường giới hạn của phần hình trích

Đường giới hạn của hình trích

 

 

 

Đường gạch ký hiệu mặt cắt

 

 

1.2

Liền thẳng

đậm

Đường bao thấy trên các hình chiếu và mặt cắt

Giao tuyến thấy

Khung bản vẽ,

Khung tên

Đường bao thấy và các mặt cắt của các công trình

Khung bản vẽ

Khung tên

Đường nối điện có cùng giá trị chức năng

Đường dây dẫn để phân biệt với các loại khác khi biểu diễn chúng trên mặt bằng nhà ở.

Các mạch cơ bản.

Các thanh cái và cách phân bố thanh cái.

Dây cáp và chùm dây cáp.

Đường thông tin nhóm.

Khung bản vẽ.

Khung tên.

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm bậc hai, trục lưới tọa độ

Đường giới hạn phạm vi biểu đồ.

Trục của các thang chia nằm ngoài, phạm vi biểu đồ.

1.3

Liền thẳng

Rất đậm

Mối dán keo

Thanh và dây cốt để làm bê tông cốt thép

Dây dẫn để phân biệt các loại khác.

Thanh cái và sự phân bố thanh cái nếu sử dụng nét đậm để biểu diễn.

Dây cáp và chùm dây cáp

Đường thông tin nhóm nếu dây dẫn được biểu diễn bằng nét đậm

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm cơ bản

2.1

Liền không thẳng

Mảnh

Đường cắt lìa.

Đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt

Đường cắt lìa.

Đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt

Đường cắt lìa

 

3.1

Đứt

mảnh

Đường bao khuất

Đường bao khuất

Đường tọa độ môđun

Đường nối không điện (cơ học thủy lực khí nén).

Màng chắn

Đường phụ

3.2

đậm

 

 

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm bậc hai

3.3

Rất đậm

 

 

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm cơ bản

4.1

Chấm gạch

mảnh

Đường đối xứng, vòng tròn chia.

Đường chia

Đường bao các kết cấu trên mặt cắt trục đối xứng.

Trục chia môđun

Vòng tròn chia

Đường chia

Đường chia giữa các thiết bị, trong phạm vi của các thiết bị phân phối

Đường giới hạn nhóm các khí cụ hoặc các phần tử của cùng một khí cụ

Dây nối đất để bảo vệ mạng điện

 

4.2

đậm

Vị trí mặt phẳng cắt ảo

Vị trí mặt phẳng cắt ảo

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm bậc hai

4.3

Rất đậm

 

Cốt chùm của bê tông cốt thép ứng lực.

 

Đường ký hiệu mối liên hệ hàm cơ bản

5.1

Hai chấm gạch

mảnh

Vị trí giới hạn của các chi tiết chuyển động.

Đường bao các chi tiết giới hạn.

Đường biểu diễn dạng ban đầu.

Đường biểu diễn dạng cuối cùng.

Đường biểu diễn chỗ uốn trên hình khai triển.

Đường dây dọi

Vị trí giới hạn của các chi tiết chuyển động.

Đường bao các chi tiết giới hạn.

Đường biểu diễn dạng ban đầu.

Đường biểu diễn dạng cuối cùng.

Đường biểu diễn chỗ uốn trên hình khai triển

Đường dây dọi

 

 

5.2

đậm

*

 

 

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm bậc hai

5.3

Rất đậm

 

 

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm cơ bản

6.1

Chấm

mảnh

 

Đường kéo dài của các phần tử hoặc mạch điện

 

 

6.2

đậm

 

 

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm bậc hai

6.3

rất đậm

 

 

 

Đường biểu diễn mối liên hệ hàm cơ bản

Chú thích. * Có thể sử dụng đường nét đứt đậm thay cho đường nét chấm gạch đậm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *