Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8367:2010

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8367:2010
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8367:2010 về hệ thống công trình thủy lợi – mạng lưới lấy mẫu chất lượng nước


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8367:2010

HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – MẠNG LƯỚI LẤY MẪU CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Hydraulic work system – Weter quality monitoring network

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác giám sát chất lượng nước đối với nguồn nước mặt bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm từ các nguồn thải trong hệ thống công trình thuỷ lợi cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt trên phạm vi cả nước (trừ công trình đê điều và phòng chống lụt bão).

Khi thực hiện tiêu chuẩn này, đồng thời phải tuân thủ các tiêu chuẩn và các văn bản pháp quy hiện hành khác có liên quan.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2 : 1991) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;

TCVN 5994 : 1995 (ISO 5667-4 : 1987) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo;

TCVN 5999 : 1995 (ISO 5667-10: 1992) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải;

TCVN 6663-1 : 2002 (ISO 5667-1 : 1980) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu;

TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

TCVN 6663-5 : 2009 (ISO 5667-5 : 2006) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống;

TCVN 6663-6 : 2008 (ISO 5667-6 : 2005) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;

ISO 5667-16 : 1998 Water quality – Sampling. Part 16: Guidance on biotesting of samples.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Hệ thống công trình thuỷ lợi (Hydraulic work system)

Bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.

3.2 Mạng lưới lấy mẫu (Sampling network)

Một hệ thống các địa điểm lấy mẫu đã định trước, được thiết kế để giám sát một hoặc nhiều vị trí đã quy định.

[TCVN 8164-2 : 2009 (ISO 6107-2 : 2006)]

3.3 Vị trí lấy mẫu cố định (Fix sampling point)

Vị trí địa lý cố định trong hệ thống công trình thủy lợi, mà tại đó các mẫu được lấy theo tần suất và chu kỳ nhất định.

3.4 Vị trí lấy mẫu không cố định (Non-fix sampling point)

Vị trí địa lý trong hệ thống thủy lợi, mà tại đó các mẫu được lấy theo yêu cầu và mục đích sử dung, không theo tần suất và chu kỳ nhất định.

3.5 Điểm quan trắc (Observation point)

Điểm chính xác trong một vị trí lấy mẫu.

4. Quy định về vị trí lấy mẫu và các điểm quan trắc trong mạng giám sát

4.1 Quy định chung

4.1.1 Vị trí lấy mẫu phải mang tính đại diện cho một khu vực mà vị trí này khống chế.

4.1.2 Vị trí lấy mẫu phải được định vị xác định bằng hệ toạ độ địa lý hoặc gắn với các công trình cố định (nhà, cầu, cống…) và được mô tả chi tiết.

4.1.3 Điểm quan trắc phải đảm bảo tại đó nước được hoà trộn tương đối đều theo mặt cắt ngang.Thông thường điểm quan trắc được chọn nằm trên thuỷ trực giữa dòng chủ lưu của mặt cắt ngang dòng chảy tại vị trí lấy mẫu.

4.2 Các quy định cụ thể về vị trí lấy mẫu

4.2.1 Vị trí lấy mẫu cố định được đặt tại:

– Thượng hoặc hạ lưu các công trình lấy nước của hệ thống công trình thuỷ lợi.

– Thượng lưu các công trình điều tiết nguồn nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi.

– Thượng lưu các vị trí có sự thay đổi về tính chất vật lý, thuỷ lực và hóa học của dòng chảy như các vị trí hợp lưu, phân lưu dòng nước giữa hai hoặc nhiều kênh với nhau hoặc nơi dòng nước có sự biến động chất lượng nước do các yếu tố ô nhiễm nguồn nước.

– Hạ lưu các vị trí hợp lưu giữa nguồn nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi với nguồn nước thải tập trung của khu công nghiệp, bệnh viện, các làng nghề, khu đô thị, khu dân cư, các khu vực thường sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất, các kho bãi chứa các chất độc hại, khu vực sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản….

4.2.3 Vị trí lấy mẫu không cố định được đặt tại

– Nguồn nước thải trước khi nhập lưu vào nguồn nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi.

– Vị trí có nguồn ô nhiễm mới phát sinh trong hệ thống công trình thủy lợi.

– Vị trí có nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước theo mùa, vụ sản xuất hoặc gây ô nhiễm trong khoảng thời gian không liên tục.

– Vị trí bất kỳ theo yêu cầu quan trắc chất lượng nước mới phát sinh khác.

4.3 Quy định về ký hiệu vị trí lấy mẫu

4.3.1 Quy định ký hiệu vị trí lấy mẫu cố định theo (1)

ABCx.y               (1)

Trong đó

ABC là các chữ cái đầu của tên công trình (ví dụ DT là Dầu Tiếng, BNH là Bắc Nam Hà);

x là số thự tự của vị trí lấy mẫu cố định sắp xếp theo chiều dòng chảy;

y số thứ tự của mẫu lấy tại cùng một vị trí lấy mẫu. Trường hợp chỉ lấy duy nhất một mẫu thì y = 0; lấy hai mẫu thì đánh số 1 cho mẫu thứ nhất, 2 cho mẫu thứ hai ….

4.3.2 Quy định ký hiệu vị trí lấy mẫu không cố định theo (2)

ABC*x.yn (2)

Trong đó

ABC là các chữ cái đầu của tên công trình (như ký hiệu của vị trí lấy mẫu cố định);

* là ký tự biểu thị vị trí lấy mẫu không cố định;

x là số thự tự của vị trí lấy mẫu cố định tính theo chiều dòng chảy;

Y là số thứ tự mẫu được lấy tại cùng một vị trí lấy mẫu (đánh số tương tự như số thứ tự mẫu vị trí lấy mẫu cố định);

n là số tự nhiên chỉ vị trí lấy mẫu mới thiết lập thứ n.

4.3.3 Quy định về ký hiệu vị trí lấy mẫu trên bản đồ

4.3.3.1 Ký hiệu vị trí lấy mẫu cố định trên bản đồ (xem hình 1).

4.3.3.2 Ký hiệu vị trí lấy mẫu không cố định trên bản đồ (xem hình 2).

5. Các quy định về tần suất quan trắc của mạng giám sát

5.1 Các tiêu chí xác định tần suất quan trắc

5.1.1 Đảm bảo mục đích sử dụng và độ tin cậy của số liệu quan trắc;

5.1.2 Đánh giá được diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian: giữa các lần quan trắc, các mùa trong năm và các năm;

5.1.3 Đảm bảo tính phù hợp về kinh phí vận hành mạng giám sát.

5.2 Quy định về tần suất quan trắc đối với mỗi vị trí lấy mẫu

5.2.1 Quy định chung

– Tần suất quan trắc với mỗi vị trí lấy mẫu trong mạng giám sát phải đảm bảo đánh giá được bản chất những thay đổi của các yếu tố chất lượng nước theo thời gian và không gian.

– Quan trắc chất lượng nước tại tất cả các vị trí lấy mẫu cố định ít nhất một lần vào thời điểm quy định lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt hoặc tiêu nước ra khỏi hệ thống.

– Những vị trí lấy mẫu đặc biệt như tại vị trí giám sát chất lượng nước cung cấp cho sinh hoạt tập trung hoặc vị trí gần nguồn phát thải, tùy theo quy luật lấy nước hay phát thải có thể tăng tần suất lấy mẫu theo yêu cầu của thực tế.

5.2.2 Quy định cụ thể về tần suất quan trắc đối với các vị trí lấy mẫu

– Đối với các vị trí lấy mẫu cố định là vị trí lấy nước vào hệ thống (vị trí đầu mối): lấy mẫu vào thời gian bắt đầu mở cống lấy nước vào hệ thống và tất cả các lần quan trắc chất lượng nước của hệ thống.

– Đối với các vị trí lấy mẫu cố định là vị trí lấy nước hoặc tiêu nước ra khỏi hệ thống: lấy mẫu vào thời gian mở cống lấy nước hoặc tiêu nước ra khỏi hệ thống.

– Đối với các vị trí cố định là vị trí lấy nước vào mặt ruộng: lấy mẫu trong thời gian lấy nước tưới; có thể lấy bổ sung hai mẫu vào thời điểm mở cống và đóng cống.

– Đối với các vị trí lấy mẫu cố định ở thượng lưu các vị trí có sự thay đổi về tính chất vật lý, thuỷ lực và hóa học của dòng chảy hoặc nằm ở hạ lưu các vị trí hợp lưu giữa nguồn nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi với nguồn nước thải tập trung: lấy mẫu trong tất cả các lần quan trắc chất lượng nước của hệ thống.

– Đối với vị trí lấy nước để cấp nước sinh hoạt: lấy mẫu vào thời điểm lấy nước với số lần lấy mẫu theo yêu cầu của thực tế.

– Đối với các vị trí lấy mẫu không cố định tại nguồn phát thải: lấy mẫu vào đúng thời điểm phát thải.

6. Quy định về thông số chất lượng nước cần giám sát trong hệ thống công trình thuỷ lợi

6.1 Quy định về thông số chất lượng nước phục vụ cho mục đích tưới

Các thông số chất lượng nước sau đây áp dụng làm hướng dẫn khi giám sát chất lượng một nguồn nước dùng cho mục đích tưới: Tổng chất rắn hoà tan, Tỷ số SAR của nước tưới (Na+, Ca2+, Mg2+), Bo (B), oxy hoà tan, pH, clorua (Cl), hoá chất trừ cỏ (tính riêng cho từng loại), thuỷ ngân (Hg), cadmi (Cd), arsen (As), chì (Pb), crom (Cr), kẽm (Zn), fecal coliform.

6.2 Quy định về thông số chất lượng nước thải sinh hoạt tập trung xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi

Các thông số chất lượng nước sau đây cần được giám sát tại nguồn nước thải sinh hoạt tập trung trước khi xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi: pH, BOD, chất rắn lơ lửng, Chất rắn có thể lắng được, tổng chất rắn hòa tan, sunfua (theo H2S), nitrat (NO3), dầu mỡ (thực phẩm), phosphat (PO43), tổng coliform.

6.3 Quy định về thông số chất lượng nước thải công nghiệp xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi

Các thông số chất lượng nước sau đây cần được giám sát tại nguồn nước thải công nghiệp trước khi xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi: nhiệt độ, pH, BOD5 (20 oC), COD, chất rắn lơ lửng, arsenic, cadmi, chì, clo dư, crom (VI), crom (III), dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật, đồng, kẽm, mangan, niken, phospho hữu cơ, tổng phospho, sắt, tetrachlorethylen, thiếc, thuỷ ngân, tổng nitơ, trichlorethylen, amoniac (tính theo N), florua, phenol, sulfua, cyanua, coliform.

7. Quy định về phương pháp lấy mẫu

Yêu cầu chung đối với việc lấy mẫu: áp dụng theo TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2); TCVN 6663-1: 2002 (ISO 5667-1 : 1980).     

7.1 Quy định lấy mẫu nước trong kênh có dòng chảy

Áp dụng theo TCVN 5996 : 2009 (ISO 5667- 6: 2005). Chi tiết xem phụ lục E.

7.2 Quy định lấy mẫu trong hệ thống công trình thuỷ lợi không có dòng chảy hoặc dòng chảy hạn chế (ao, hồ)

¸p dông theo TCVN 5994 : 1995 (ISO 5667-4 :1987).

7.3 Quy định lấy mẫu nư­ớc thải xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi

Áp dụng theo TCVN 5999 : 1995 (ISO 5667-10 : 1992).

8. Quy định về phương pháp bảo quản mẫu

Áp dụng theo TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003).

9. Quy định lập báo cáo lấy mẫu và đo đạc hiện trường, báo cáo kết quả chung

9.1 Quy định về nhận dạng mẫu và ghi chép hiện trường

Các bình đựng mẫu cần được đánh dấu rõ ràng theo ký hiệu điểm lấy mẫu. Mọi thông tin chi tiết về mẫu cần được ghi lên nhãn kèm theo bình mẫu. Nhãn gắn trên bình lấy mẫu ghi ngắn gọn, rõ ràng ký hiệu mẫu bằng mực không phai hoặc để trong túi nilon gắn kín treo trên bình đựng mẫu để tránh ướt, nhoè, mất ký hiệu mẫu. Phải ghi chép đầy đủ chi tiết về mẫu và các kết quả của những phép thử tại hiện trường như pH, độ ô xy hoà tan vào phiếu lấy mẫu hiện trường. Nhãn và phiếu phải hoàn thành ở ngay thời gian lấy mẫu. Đồng thời, phải ghi chi tiết nhật ký lấy mẫu ngoài hiện trường.

9.2 Quy định về lập báo cáo

9.2.1 Báo cáo lấy mẫu và đo đạc hiện trường được lập ngay sau khi hoàn thành công tác đo đạc hiện trường. 

9.2.2 Báo cáo kết quả chung hay còn gọi là báo cáo chất lượng nước được lập trên cơ sở tập hợp kết quả khảo sát thực địa và phân tích chất lượng nước. Báo cáo này được lập ngay sau khi hoàn thành phân tích mẫu nước hoặc được lập theo yêu cầu của người quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi có thể là cuối tháng, quý, năm hoặc vào đầu thời gian tưới…

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

MẪU PHIẾU LẤY MẪU HIỆN TRƯỜNG

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……Ngày …..tháng ……năm…….

 

Phiếu số:……..

PHIẾU LẤY MẪU HIỆN TRƯỜNG.

Đợt lấy mẫu……….ngày lấy mẫu……/…../…….

1. Tên công trình thuỷ lợi:……………………………………………………………………………………

2. Tên người lấy mẫu:………………………………………………………………………………………..

3. Vị trí lấy mẫu: ………………………………………………………………………..……….

Toạ độ:      X:…………………..                  Y:…………………..        

(đối với trường hợp lấy mẫu không thuộc các điểm quan trắc cố định trong mạng giám sát phải mô tả đầy đủ để người khác có thể tìm thấy vị trí chính xác mà không cần hướng dẫn gì thêm).

4. Số lượng mẫu lấy:………………………………………………………………………….

5. Điều kiện thời tiết lúc lấy mẫu:(ghi rõ nắng, mưa, gió, …)……………………………..

6. Điều kiện dòng chảy: ( ghi những thay đổi đáng chú ý về dòng chảy trước khi lấy mẫu, cảm nhận về mầu sắc, mùi, vị)…………………..……………………………………………

BẢNG THÔNG TIN MẪU LẤY HIỆN TRƯỜNG

TT

Tên ký hiệu mẫu

Thời gian lấy mẫu

Kết quả đo các chỉ tiêu tại hiện trường

Thông tin về lưu giữ mẫu

(ghi rõ phương pháp bảo quản mẫu, loại hoá chất dùng để lưu mẫu…)

Ghi chú nguồn nước tại nơi lấy mẫu

Nhiệt độ

pH

Độ dẫn điện

DO

Các chỉ tiêu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Các thông tin khác về tình hình ô nhiễm bất thường xung quanh vị trí lấy mẫu

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

Người lấy mẫu

Ký và ghi rõ họ và tên

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

MẪU PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH MẪU
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……Ngày …..tháng ……năm…….

 

Biểu số:…….

PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC

(Đợt lấy mẫu……….ngày……..tháng……..năm…..)

1. Tên ký hiệu mẫu:………………………..  Thời gian lấy mẫu: ………………………………………..

2. Vị trí lấy mẫu:……………………………………………………………………………………………………….

3. Tên người phân tích:…………………………………………………………………………………………….

4. Ngày phân tích:…………………………………………………………………………………………………….

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC

TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Giá trị

Phương pháp phân tích

Ghi chú

 

(Các chỉ tiêu phân tích như pH,DO,COD, kim loại,…)

 

 

 

 

 

 

Người kiểm tra

Ký và ghi rõ họ tên

Người phân tích

Ký và ghi rõ họ tên

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

MẪU BÁO CÁO LẤY MẪU VÀ ĐO ĐẠC HIỆN TRƯỜNG

(Áp dụng khi làm báo cáo sau mỗi đợt đo đạc, lấy mẫu tại hiện trường)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……Ngày …..tháng ……năm…….

 

BÁO CÁO LẤY MẪU VÀ ĐO ĐẠC HIỆN TRƯỜNG

(Đợt lấy mẫu………ngày……..tháng…….năm……)

I. Hiện trạng công trình và các điều kiện tự nhiên

1. Mô tả về dòng chảy, hiện trạng công trình, hiện trạng nguồn nước trong thời gian đo đạc, quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi.

2. Mô tả về hiện trạng nguồn nước xung quanh vị trí lấy mẫu trong thời gian đo đạc.

3. Các điều kiện khí tượng, thuỷ văn trong thời gian đo đạc.

II. Các vấn đề quan trắc:

1. Mạng giám sát chất lượng nước: Mô tả  về mạng giám sát chất lượng nước bao gồm các vị trí lấy mẫu cố định và không cố định.

2. Hiện trạng các nguồn xả thải vào công trình thuỷ lợi, các điểm ô nhiễm (tăng, giảm ô nhiễm).

3. Tổng hợp quá trình quan trắc tại hiện trường:(mô tả về thời gian lấy mẫu, số mẫu được lấy tại các điểm quan trắc, các vị trí lấy mẫu mới bổ sung …).

4. Bảng tổng hợp mẫu được lấy tại các vị trí quan trắc kèm theo các số liệu đo đạc tại hiện trường.

III. Nhận xét chung:

Sơ bộ về chất lượng nước trong hệ thống trên cơ sở đánh giá các kết quả đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước ngay tại thực địa, đánh giá về ô nhiễm của các nguồn xả thải.

IV. Kiến nghị:

Kiến nghị điều chỉnh mạng quan trắc (nếu có) hoặc điều chỉnh tần suất quan trắc của mạng, vị trí nguồn ô nhiễm cần được xử lý ngay…

V. Phụ lục:

– Phiếu ghi lấy mẫu hiện trường

– Bản đồ mạng giám sát chất lượng nước

 

PHỤ LỤC D

(Quy định)

MẪU BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC

(Áp dụng khi làm báo cáo chất lượng nước định kỳ theo tháng, quý,năm…)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……Ngày …..tháng ……năm…….

 

BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC

I. Giới thiệu chung:

– Mô tả về những diễn biến của thời tiết trong thời đoạn quan trắc;

– Mô tả về hiện trạng công trình thuỷ lợi, điều kiện dòng chảy trong thời đoạn quan trắc;

– Mô tả về tình hình sử dụng nước trong hệ thống;

– Mô tả về mạng giám sát chất lượng nước (thống kê các vị trí lấy mẫu cố định, vị trí lấy mẫu không cố định;,những điều chỉnh thay đổi về vị trí lấy mẫu; hiện trạng nguồn nước xung quanh khu vực lấy mẫu).

II. Tổng hợp quá trình quan trắc hiện trường:

– Tổng hợp số lượng mẫu lấy, thời gian lấy mẫu đến thời điểm lập báo cáo (theo bảng)

TT

Tên ký hiệu mẫu

Thời gian lấy

Số lượng mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

(Ghi chú số lượng mẫu lấy thêm so với quy đinh, các vị trí lấy mẫu mới thiết lập)

– Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường

– Phương pháp bảo quản mẫu

III. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu:

– Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tại mỗi vị trí giám sát

TT

Tên ký hiệu mẫu

Chỉ tiêu phân tích

Ghi chú

 

 

 

(Ghi chú các chỉ tiêu phân tích thêm ngoài các chỉ tiêu phân tích theo quy định)

– Các phương pháp phân tích đối với từng chỉ tiêu

IV. Chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi từ ….đến(ghi theo thời gian quan trắc)

1. Đánh giá chất lượng nước trong hệ thống theo không gian:

– Lập biểu đồ/đồ thị biểu thị diến biến các thông số chất lượng nước theo trục kênh tưới, tiêu, tại các vị trí lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt

+ Trục ngang biểu đồ biểu thị trị số chỉ tiêu chất lượng nước

+ Trục đứng biểu thị vị trí lấy mẫu (đánh theo mã ký hiệu vị trí lấy mẫu)

– Đánh giá về diễn biến chất lượng nước theo không gian, theo trục kênh tưới, tiêu (tăng, giảm ô nhiễm, nguyên nhân gây gia tăng ô nhiễm….)

+ Đánh giá chất lượng nước so với yêu cầu cấp nước của nguồn nước (đạt yêu cầu/ không đạt yêu cầu)

+ Đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước

Lưu ý: Khi đánh giá cần chỉ rõ đang áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước nào để so sánh.

2. Đánh giá chất lượng nước trong hệ thống theo thời gian:

– Lập biểu đồ dạng cột hoặc đồ thị biểu diễn số liệu các chỉ tiêu chất lượng nước biến động theo  thời gian tại các điểm giám sát:

+ Trục đứng biểu đồ biểu thị trị số chỉ tiêu chất lượng nước

+ Trục ngang biểu thị điểm giám sát (đánh theo mã ký hiệu điểm giám sát)

– Đánh giá về diễn biến chất lượng nước theo thời gian

+ Nhận định về diễn biến các nguồn nước thải xả vào công trình thuỷ lợi (ô nhiễm, không ô nhiễm) các nguồn ô nhiễm chính và ô nhiễm mới phát sinh (so sánh với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn chất lượng nước hiện hành)

+ Đánh giá chất lượng nước so với yêu cầu cấp nước của nguồn nước theo quy định trong các tiêu chuẩn chất lượng nước hiện hành (đạt yêu cầu/ không đạt yêu cầu)

Lưu ý: Khi đánh giá cần chỉ rõ đang áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước nào để so sánh.

3. Kết luận chung về chất lượng nước trong hệ thống

– Đánh giá chất lượng nước trong hệ thống theo không gian, theo trục kênh chính… trong đó chỉ rõ các nguồn ô nhiễm chính và ô nhiễm mới phát sinh, nguyên nhân gây tăng, giảm ô nhiễm chất lượng nước

– Đánh giá chất lượng nước theo thời gian, những nguyên nhân gây gia tăng các chỉ tiêu ô nhiễm chất lượng nước

– Đánh giá chung về chất lượng nước có đảm bảo các yêu cầu về chất lượng nước cấp cho sản xuất, sinh hoạt…hay không

V. Kiến nghị:

+ Những kiến nghị về giảm thiểu ô nhiễm

+ Các kiến nghị điều chỉnh mạng giám sát, các chương trình điều tra bổ sung (nếu có).

Phụ lục:

– Bản đồ mạng giám sát chất lượng nước

– Phiếu lấy mẫu hiện trường

– Phiếu phân tích mẫu nước

– Báo cáo lấy mẫu và đo đạc hiện trường

– Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng nước tại các điểm quan trắc theo từng thời đoạn quan trắc (tổng hợp từ các số liệu của phiếu phân tích mẫu nước và phiếu lấy mẫu hiện trường).

Bảng tổng hợp phân tích chất lượng nước

Thời gian quan trắc: từ……..đến…………

TT

Tên điểm quan trắc

Chỉ tiêu chất lượng nước

pH

DO

BOD

…..

 

(Thống kê theo các điểm quan trắc của mạng giám sát

 

 

 

(Các chỉ tiêu chất lượng nước khác)

– Đồ thị hoặc biểu đồ biểu diễn số liệu từng chỉ tiêu chất lượng nước theo không gian và thời gian

Mẫu bìa báo cáo chất lượng nước

PHỤ LỤC E

(Tham khảo)

CÁC QUY ĐỊNH VỀ LẤY MẪU

1. Quy định lấy mẫu nước trong kênh có dòng chảy

1.1. Thiết bị lấy mẫu

Những yếu tố mong muốn khi chọn bình chứa mẫu là: – bền chắc; – dễ đậy kín; – dễ mở; – chịu nhiệt; – khối l­ượng, dạng và kích cỡ hợp lý; – dễ làm sạch và có thể dùng lại; – dễ kiếm và giá rẻ. Bình chứa mẫu cần chống đư­ợc sự mất mát chất do hấp thụ, bay hơi, và ô nhiễm bởi các chất lạ.

Các bình polyetylen, polyropylen, polycacbonat và thuỷ tinh là thích hợp cho hầu hết các tình huống lấy mẫu. Các bình thuỷ tinh có ­ưu điểm là mặt trong của chúng dễ nhìn thấy và chúng có thể được khử trùng trư­ớc khi dùng lấy mẫu vi sinh vật.

Cần dùng bình thuỷ tinh khi muốn phân tích các chất hữu cơ, trong khi đó các bình polyetylen nên dành để đựng mẫu xác định những chất chính có trong thuỷ tinh (thí dụ natri, kali, bo, silic) và mẫu xác định vết các kim loại. Tuy nhiên các bình polyetylen có thể là không thích hợp cho một số mẫu xác định vết kim loại (như­ thuỷ ngân) và chỉ nên dùng chúng nếu các phép thử sơ bộ chỉ ra những mức độ ô nhiễm chấp nhận được.

Nếu dùng bình thuỷ tinh để giữ nước đư­ợc đệm yếu thì nên chọn thuỷ tinh bosilicat thay cho thuỷ tinh xôđa.

a. Lấy mẫu thủ công

Để lấy mẫu phân tích hoá học th­ường chỉ cần nhúng một bình rộng miệng (thí dụ xô hoặc ca) xuống ngay dư­ới mặt nư­ớc. Nếu cần lấy mẫu ở một độ sâu đã định (hoặc lấy mẫu các khí hoà tan) thì nhất thiết phải dùng các thiết bị khác như thiết bị nhúng và thiết bị có ống hở:

* Thiết bị nhúng

Các thiết bị này gồm những bình kín chứa không khí (hoặc khí trơ) và đ­ược nhúng xuống n­ước đến một độ sâu định nhờ một cây cáp. Một bộ phận mở nắp bình (thí dụ một lò xo) và nư­ớc choán chỗ không khí đến đầy bình. Nếu trong thiết bị có bình thích hợp, có thể lấy mẫu khí hoà tan.

* Thiết bị có ống hở

Loại này chứa một ống bình trụ hở cả hai đầu và hai nắp hoặc nút vừa khít gá trên bản lề. Hai nắp đư­ợc mở khi thiết bị đư­ợc nhúng tới độ sâu cần thiết. Sau đó thiết bị hoạt động nhờ sức nặng của dây cáp thả xuống và lò xo đư­ợc nhả ra, làm các nắp hoặc nút đ­ược đóng chặt. Các thiết bị kiểu này chỉ hoạt động đư­ợc khi dòng n­ước có thể tự do đi qua ống mở.

* Bơm

Lấy mẫu bằng bơm là ph­ương pháp phổ biến. Bơm thư­ờng dùng là loại nhúng hút và loại nhu động. Chọn bơm phụ thuộc vào tình huống lấy mẫu.

(chi tiết phần thiết bị nhúng và thiết bị có ống hở xem trong ISO 5667-6:1990).

Khi lấy mẫu lớp nư­ớc trên mặt để phân tích vi sinh (đặc biệt là vi khuẩn) thư­ờng sử dụng các bình có dung tích ít nhất là 250 ml và có nút vặn, nứt thuỷ tinh nhám hoặc loại nút khác có thể khử trùng đư­ợc và bọc trong giấy nhôm. Nếu dùng nút vặn thì gioăng cao su silicon phải chịu đ­ược nhiệt độ khử trùng ở trong nồi hấp ở 1210C hoặc 1600C. Nếu sự ô nhiễm vi khuẩn từ tay có thể sẽ ảnh hư­ởng thì buộc bình vào que hoặc kẹp (xem ở phần lấy mẫu để phân tích vi sinh ).

b. Máy lấy mẫu tự động

Thiết bị loại này dùng tốt trong nhiều tình huống lấy mẫu ở sông và suối vì nó cho phép lấy các mẫu loạt mà không cần sự can thiệp của con người. Thiết bị loại này là rất hữu dụng trong việc lấy mẫu tổ hợp và nghiên cứu những thay đổi chất lư­ợng nư­ớc theo thời gian.

Các thiết bị lấy mẫu tự động có thể là loại liên tục hay gián đoạn và có thể hoạt động theo thời gian hoặc theo dòng chảy.

1.2. Phư­ơng pháp lấy mẫu

Lấy mẫu để phân tích lý hoá học

Trư­ờng hợp lấy mẫu d­ưới bề mặt (thí dụ 50 cm từ bề mặt) chỉ cần nhúng bình (xô, ca) vào dòng chảy, sau đó chuyển n­ước vào bình chứa mẫu. Cũng có thể nhúng trực tiếp bình chứa mẫu xuống dòng chảy. Cần tránh lấy mẫu ở lớp bề mặt, trừ khi đó là yêu cầu.

Khi muốn lấy mẫu ở độ sâu đã định, cần dùng thiết bị lấy mẫu đặc biệt (xem phần thiết bị nhúng và thiết bị có ống hở).

Hệ thống lấy mẫu ở sông cần chọn và lắp đặt cẩn thận để tránh tắc ống vào do các hạt rắn ở trong n­ước. Cần bảo vệ lối vào bằng cách quấn l­ưới thô và lư­ới tinh, thư­ờng xuyên kiểm tra và loại bỏ các mảnh tích tụ.

Cần bảo vệ hệ thống lấy mẫu ở nơi đặt (thí dụ bờ sông) khỏi bị phá hoại và những tác động khác như­ nhiệt độ cao. Phải loại bỏ phần n­ước ban đầu khi dùng các hệ thống bơm. Điều này cũng có thể xảy ra khi dùng bơm nhu động như­ trong nhiều máy lấy mẫu tự động xách tay.

Nhiễm bẩn mẫu cũng có thể bắt nguồn từ vật liệu của hệ thống, bao gồm các bộ phận của bơm. Khi đó nên dùng bơm nhu động với các ống bằng chất dẻo trơ hoặc silicon. Sự phát triển của vi khuẩn và/ hoặc tảo ở trong ống bơm có thể ảnh hư­ởng, do đó phải rửa bơm thư­ờng xuyên hoặc dùng các biện pháp thích hợp khác. Mức độ gây ô nhiễm mẫu bởi các chất hữu cơ của các loại ống khác nhau cần đư­ợc chú ý khi chọn vật liệu ống.

Khi tốc độ của bơm thấp, tác dụng của trọng trư­ờng có thể làm giảm nồng độ các chất rắn lơ lửng ở trong mẫu. Bởi vậy, khi cần nghiên cứu các chất lơ lửng không nên dùng bơm tốc độ chậm kể cả các bơm nhu động công suất thấp th­ường dùng trong các máy lấy mẫu tự động. Tốt nhất là lấy mẫu trong điều kiện đẳng tốc, nhưng nếu thực tế không cho phép thì tốc độ dòng trong ống vào không đư­ợc d­ưới 0,5 m/s và trên 3,0 m/s.

Nồng độ của các chất cần xác định ở trong hệ thống bơm cần phải giống như­ ở trong nư­ớc lấy mẫu. Lấy mẫu các chất không tan cần đư­ợc tiến hành trong điều kiện đẳng tốc, điều đó yêu cầu ống vào của hệ thống lấy mẫu phải hư­ớng ngư­ợc với chiều dòng chảy.

Ở những nơi mức nư­ớc thay đổi lớn thì nên gá hệ thống lấy mẫu hoặc ống vào lên một bệ, nhưng cần chú ý bệ dễ bị hỏng. Cũng có thể dùng cách treo ống dẫn vào một phao nổi (hoặc thiết bị tương tự) và đư­ợc nối vào thiết bị lấy mẫu bằng một ống mềm, ống mềm này đ­ược neo bằng một vật đặt ở đáy sông.

Lấy mẫu để phân tích vi sinh

Khi lấy mẫu để phân tích vi sinh (thí dụ vi khuẩn) cần phải dùng các bình sạch và tiệt trùng. Giữ bình kín cho đều khi nạp mẫu và sau đó đậy kín bằng mảnh giấy kim loại. Ngay khi nạp mẫu mới mở miếng giấy loại và nút ra và cầm trên tay. Chú ý tránh gây ô nhiễm nút và cổ bình do tay. Ngay sau khi nạp mẫu phải đậy nút kín. Chú ý tr­ước khi nạp đầy không cần tráng bình bằng mẫu. Động tác lấy mẫu là nắm lấy phần đáy bình rồi cằm cổ bình thẳng vào nư­ớc đến độ sâu khoảng 0,3 m d­ưới bề mặt, sau đó xoay bình để cổ bình hơi ng­ược lên và miệng bình hư­ớng vào dòng chảy. Như­ vậy trong đại đa số trường hợp nư­ớc vào bình không tiếp xúc với tay, trừ khi xoáy mạnh thì ô nhiễm do tay có thể xảy ra. Nếu bị ô nhiễm do tay thì phải loại bỏ mẫu và lấy mẫu khác trong những điều kiện ít xoáy hơn, hoặc buộc bình vào que hoặc kẹp như­ đã nêu trên. Những thiết bị đ­ược khử trùng đặc biệt cũng có thể đ­ược dùng để lấy mẫu ở những độ sâu xác định. (Tham khảo ISO 7828 và ISO 8265 về hư­ớng dẫn chi tiết lấy mẫu vi sinh).

Kiểm tra chất l­ượng

Mọi phư­ơng pháp lấy mẫu cần đư­ợc định kỳ kiểm tra chất lư­ợng để xác định hiệu quả của chúng, đặc biệt là các mặt liên quan đến vận chuyển, ổn định và lư­u giữ mẫu trư­ớc khi phân tích. Điều đó có thể thực hiện bằng mẫu thêm (mẫu thật đư­ợc thêm một lư­ợng đã biết các chất cần xác định) và mẫu kép.

2. Hướng dẫn lấy mẫu trong hệ thống công trình thuỷ lợi không có dòng chảy hoặc dòng chảy hạn chế (ao, hồ).

Phần hướng dẫn này áp dụng cho lấy mẫu trong hệ thống ao hồ hoặc trong kênh không có dòng chảy

2.1. Thiết bị lấy mẫu

Các thiết bị lấy mẫu về mặt vật liệu cũng có cùng yêu cầu như trong phần hướng dẫn lấy mẫu trong hệ thống công trình thuỷ lợi có dòng chảy.

Các loại dụng cụ, máy móc

– Dụng cụ lấy mẫu mở và dụng cụ lấy mẫu bề mặt

Dụng cụ lấy mẫu mở là những bình hở miệng, dùng để lấy mẫu nư­ớc ở sát mặt n­ước. Nếu có các vật nổi, không thể lấy đ­ược mẫu đại diện hoặc mẫu lặp lại.

– Dụng cụ lấy mẫu đóng

Đó là những vật thể rỗng, có van, dùng để lấy mẫu nư­ớc ở độ sâu xác định (mẫu đơn hoặc mẫu loạt) hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu. Dụng cụ này đư­ợc nhúng xuống n­ước bằng dây hoặc cáp tời. Cần có thiết bị để đuổi không khí (hoặc khí) bị kéo vào mẫu. Van đ­ược điều khiển từ xa hoặc đóng mở tự động khi dụng cụ đư­ợc nhúng xuống và kéo lên nhanh. Khi lấy mẫu ở gần đáy n­ước, cần chú ý tránh khuấy động lớp trầm tích. Một số dụng cụ tự động đóng khi chạm vào trầm tích (điều khiển cơ học hoặc điện); loại này rất thích hợp cho lấy mẫu ở gần lớp trầm tích.

– Bơm

Bơm bút dùng tay hoặc mô tơ, hoặc bơm nhúng, hoặc máy lấy mẫu phun hơi đều sử dụng được. Bom đư­ợc nhúng xuống một độ sâu mong muốn bằng cáp tời hoặc cố định vào nơi lấy mẫu. Thiết bị tư­ơng tự có thể dùng để lấy mẫu ở những độ sâu xác định (mẫu đơn, mẫu loạt và mẫu tổ hợp theo chiều sâu).

Khi lấy mẫu bằng bơm nhúng, các sinh vật nhỏ yếu có thể bị hư­ hại và dẫn đến các kết quả sai lạc.

Khi lấy mẫu sinh vật, cần so sánh kết quả khi dùng bơm với kết quả khi dùng dụng cụ lấy mẫu đóng.

Kiểu bơm, tốc độ bơm, áp lực hút, ống dẫn, chuyển động của n­ước qua ống dẫn đều có thể ảnh hư­ởng đến lấy mẫu.

Các loài khác nhau có thể phản ứng khác nhau đối với lấy mẫu bằng bơm.

2.2. Cách lấy mẫu

Khi mặt nư­ớc có những vật nổi, cần dùng dụng cụ lấy mẫu nư­ớc bề mặt đặc biệt.

Lấy mẫu để phân tích hoá lý, vi sinh cũng như cách lấy mẫu của vực nước có dòng chảy.

Các mẫu lấy cho những lý do đặc biệt hoặc cho kiểm tra chất l­ượng hầu hết là mẫu đơn. Để giám sát chất lư­ợng nư­ớc, dùng một loạt mẫu đơn, như­ng mẫu tổ hợp có thể là có ích.

3. Hướng dẫn lấy mẫu nư­ớc thải xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi

Hướng dẫn này áp dụng cho phương pháp lấy mẫu nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Hướng dẫn này không qui định việc lấy mẫu khi có sự cố tràn.

3.1. Thiết bị lấy mẫu

Bình chứa mẫu

Tương tự như bình lấy mẫu đã trình bày trên phần 1. Với một số thông số đặc biệt, cần hỏi ý kiến ngư­ời chịu trách nhiệm về phân tích ở phòng thí nghiệm về loại bình chứa cần dùng để lấy mẫu.

Nên dùng bình bằng chất dẻo để lấy mẫu nước thải. Một số tr­ường hợp yêu cầu dùng bình thuỷ tinh, thí dụ khi cần phân tích: – dầu mỡ; – hydrocacbon; – các chất tẩy rửa; – thuốc trừ sâu. Nếu lấy mẫu n­ước thải đã đư­ợc diệt trùng cần dùng thiết bị lấy mẫu và bình chứa đã khử trùng ( chi tiết xem TCVN 5995, ISO 5667-5).

Các loại thiết bị lấy mẫu

Thiết bị lấy mẫu thủ công

Thiết bị lấy mẫu nư­ớc thải đơn giản nhất là xô, muôi, hoặc bình rộng miệng buộc vào một cái cán có độ dài thích hợp. Thể tích không nên nhỏ hơn 100 ml. Khi các mẫu lấy thủ công dùng để chuẩn bị mẫu tổ hợp thì thể tích của xô, muôi, bình cần phải chính xác đến 5%. Lấy mẫu thủ công cũng có thể dùng bình dạng ống có dung tích từ 1 đến 3 lít và hai đầu đều có nắp, hoặc các thiết bị lấy mẫu khác có nguyên lý tư­ơng tự.

Thiết bị lấy mẫu thủ công phải đư­ợc làm bằng vật liệu trơ, không gây ảnh hưởng đến phân tích sau này, xem TCVN 5992 (ISO 5667-2).

Trư­ớc khi lấy mẫu, thiết bị phải đư­ợc làm sạch bằng chất tẩy rửa và nư­ớc, hoặc theo h­ướng dẫn của hãng sản xuất, và cuối cùng tráng bằng nư­ớc. Thiết bị lấy mẫu có thể đ­ược tráng bằng chính n­ước cần lấy ngay trư­ớc khi lấy mẫu, điều đó làm giảm khả năng gây ô nhiễm mẫu. Nếu lấy mẫu để phân tích các chất tẩy rửa thì phải tráng bình rất kỹ sau khi rửa. Chú ý không đư­ợc tráng bình bằng n­ước cần lấy khi điều đó ảnh h­ưởng đến phân tích sau này (thí dụ phân tích dầu và mỡ, phân tích vi sinh vật).

Thiết bị lấy mẫu tự động.

Nhiều thiết bị bán trên thị trường cho phép tự động lấy mẫu liên tục hoặc mẫu hàng loạt. Chúng thư­ờng dễ mang và có thể dùng để lấy mẫu mọi loại nư­ớc thải. Thư­ờng có hai loại máy lấy mẫu tự động, lấy theo thời gian và lấy theo dòng chảy (xem ISO 5667 – 2, ISO 5667-10), nh­ưng cũng có một số máy gộp cả hai chức năng đó.

3.2. Cách lấy mẫu

Lấy mẫu ở cống, rãnh và hố ga.

Trư­ớc khi lấy mẫu cần dọn sạch địa điểm đã chọn để loại bỏ các cặn, bùn, các lớp vi khuẩn… ở trên thành.

Vì các kênh thải thư­ờng thiết kế chung cho cả nư­ớc thải và n­ước mư­a, điều kiện dòng chảy rối th­ường xảy ra. Nếu không có điều kiện chảy rối thì có thể tạo ra bằng cách thu hẹp dòng chảy thí dụ như­ dùng vách ngăn. Thu hẹp dòng chảy phải đ­ược làm thế nào để không xảy ra sự lắng cặn ở th­ượng l­ưu vật cản. Điểm lấy mẫu phải ở hạ l­ưu của chỗ thu hẹp, và theo qui tắc, phải cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần đ­ường kính ống n­ước thải. Đầu vào của máy lấy mẫu cần h­ướng về phía dòng chảy tới, nh­ưng cũng có khi phải quay về hư­ớng hạ l­ưu vì quá nhiều rác r­ởi gây ra bít tắc.

Chú thích 1: Nếu sự trộn lẫn xảy ra tốt ở ngay thư­ợng lư­u của vật cản thì có thể đặt ống vào ngay ở đó, chú ý không lấy cặn lắng và đầu ống lấy vào phải ở d­ưới mặt n­ước.

Lấy mẫu trên bề mặt n­ước

Có khi cần lấy mẫu lớp nư­ớc trên bề mặt bằng cách hớt để thu thập thông tin về các chất nổi và nhũ hoá. Trư­ờng hợp này cần dùng bình rộng miệng, nh­ưng nên tham khảo ý kiến phòng thí nghiệm nhận mẫu.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *