Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8402:2010

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8402:2010
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8402:2010 về Bệnh động vật – Quy trình mổ khám


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8402:2010

BỆNH ĐỘNG VẬT – QUY TRÌNH MỔ KHÁM

Animal disease –Necropsy procedure

Lời nói đầu

TCVN 8402:2010 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BỆNH ĐỘNG VẬT – QUY TRÌNH MỔ KHÁM

Animal disease –Necropsy procedure

CẢNH BÁO – Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình mổ khám trâu, bò, động vật nhai lại, lợn và gia cầm.

2. Quy định chung

2.1. Khái niệm

Quy trình mổ khám phục vụ cho việc kiểm tra các biến đổi bệnh lý đại thể có thể quan sát được bằng mắt thường (hoặc kính lúp) trong các cơ quan phủ tạng và mô của gia súc, gia cầm.

2.2. Danh mục các bệnh có nghi ngờ sau đây không được mổ khám

Bệnh nhiệt thán: Tuyệt đối không được mổ

Bệnh dại và bệnh bò điên: Không nằm trong phạm vi quy trình này, báo cáo chính quyền và thú y để có biện pháp xử lý.

Bệnh cúm gia cầm: Chỉ khi có đầy đủ điều kiện bảo vệ và điều kiện có nơi mổ khám an toàn tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường xung quanh, hoặc báo cáo cơ quan Thú y cấp trên để xử lý.

2.3. Các biện pháp làm chết con vật

– Trâu, bò: dùng điện, gây mê quá liều hoặc dùng súng chuyên dụng;

– Lợn: dùng điện, gây mê quá liều hoặc tháo tiết;

– Gia cầm: phá hành tủy, bơm không khí vào mạch gây lấp quản hoặc tháo tiết.

3. Hóa chất

– Metanol

– Etanol 96%

– Formaldehyd

– Glyxerin

– Natri xitrat

– Magiê sulfat

– Thuốc sát trùng (virkon).

4. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

– Dao mổ, kéo mổ, lưỡi dao các loại, vô trùng

– Panh gắp kẹp, panh kẹp giống kéo

– Cưa, búa, đục

– Kim cắt xương

– Chậu rửa

– Hộp đựng mẫu, túi, chai lọ đựng mẫu, vô trùng

– Bơm kim tiêm, vô trùng

– Ống nghiệm, vô trùng

– Đèn cồn

– Bông cồn, bông khô

– Đá khô

– Các loại bảo hộ cho người: quần áo bảo hộ, kính, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng…

5. Cách tiến hành

5.1. Chuẩn bị mổ khám

Chuẩn bị bàn mổ khám nếu tiến hành mổ khám trong phòng thí nghiệm. Tại thực địa có thể chuẩn bị bàn gỗ hoặc tấm ván dễ dàng thực hiện cọ rửa, tiêu độc hoặc bao tải, túi nilon đối với lợn và gia cầm, còn trâu bò tùy thuộc vào điều kiện tình hình thực tế.

Sử dụng bộ đồ mổ gia súc, bộ đồ mổ gia cầm đã được tiệt trùng.

Các cán bộ tham gia mổ khám phải mang đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ.

Dụng cụ lấy mẫu đã được vô trùng, trang thiết bị để bảo quản mẫu.

5.2. Tiến hành mổ khám

Trường hợp các ca bệnh nghi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người tuyệt đối không được mổ và phải báo cáo với cơ quan thú y cấp trên để giải quyết (2.2).

Người tham gia mổ khám phải mang đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ đã được chuẩn bị sẵn.

Nếu con vật còn sống phải thực hiện các biện pháp làm chết con vật trước khi thực hiện các thao tác mổ khám, tránh gây biến đổi lớn về mức độ quan sát bệnh tích (2.3).

Đưa xác gia súc, gia cầm vào nơi mổ đã được chuẩn bị trước.

Kiểm tra bệnh ngoài về thể trạng, da, lông, khối u, mụn nước, các lỗ tự nhiên, các khớp, bộ phận sinh dục bên ngoài (trâu, bò và loài nhai lại, lợn), ngoại ký sinh trùng và các tổn thương khác bên ngoài.

Người mổ chính tiến hành các thao tác mổ khám, quan sát các biểu hiện ở từng cơ quan, tổ chức, đọc to rõ ràng cho người phụ mổ ghi lại các thông tin.

Người phụ mổ tham gia hỗ trợ mổ khám, đưa chuyển dụng cụ, hỗ trợ nâng đỡ hoặc kéo giữ chân và các bộ phận khác của con vật khi cần thiết. Đồng thời ghi chép lại các thông tin người mổ chính đọc lên trong khi mổ khám kiểm tra quan sát được.

5.2.1. Mổ khám trâu bò và loài nhai lại

Đặt con vật nằm nghiêng sang bên trái. Rạch da theo các đường từ cằm tới hậu môn (nếu là gia súc lấy sữa cắt quanh bầu vú), rạch đường tiếp theo từ nách chân trước sang cẳng chân bên phải, lột da, kiểm tra các biểu hiện không bình thường dưới da.

Dùng dao cắt lớp cơ ở nách giữ chân phải trước tới khớp bả vai, người phụ mổ kéo lật chân phải trước ra phía sau lưng.

Dùng dao cắt lớp cơ ở bẹn giữ chân phải sau tới khớp hông, người phụ mổ kéo lật chân phải sau ra phía sau lưng.

Dùng dao tách lớp cơ bộc lộ các xương sườn bên phải.

Dùng kìm hoặc cưa cắt xương cắt rời xương ức ở lớp sụn hai bên từ cửa vào lồng ngực.

Dùng dao cắt đứt các cơ liên kết giữa các xương sườn phía phải tới giáp cột sống, bẻ từng chiếc ra phía sau bộc lộ xoang ngực, kiểm tra dịch trong xoang ngực và bề mặt các cơ quan nội tạng trong xoang ngực.

Dùng dao cắt cơ hoành, cắt dọc theo cơ thành bụng phía phải giáp cột sống, xuống xoang chậu bộc lộ xoang bụng, kiểm tra dịch trong xoang bụng, bề mặt các cơ quan nội tạng trong xoang bụng.

Dùng đục hoặc cưa cắt đứt khớp bán động háng bộc lộ xoang chậu, kiểm tra bề mặt các cơ quan nội tạng trong xoang chậu.

Quan sát kiểm tra bên ngoài các tổ chức trong các xoang đã được bộc lộ như tim, phổi, gan, dạ lá sách, dạ tổ ong, phần ruột bên phải, sau đó lật xác gia súc sang bên phải quan sát kiểm tra bề mặt dạ cỏ, lá lách và phần ruột bên trái và lấy bệnh phẩm cho nuôi cấy xét nghiệm.

Quan sát kiểm tra hạch lâm ba trước vai và trước đùi.

Dùng dao cắt các cơ hai bên cằm giữ lưỡi, kéo lưỡi ra khỏi xoang miệng, kiểm tra xoang miệng.

Cắt tách các tổ chức giữ lưỡi, thực quản, khí quản, phổi, cuối cùng cắt đứt thực quản, mạch quản giáp với cơ hoành (dùng dây buộc phía dưới thực quản trước khi cắt tránh thức ăn từ dạ cỏ trào ra gây nhiễm bẩn các tổ chức khác). Lấy toàn bộ phần dạ dày, ruột ra ngoài để kiểm tra sau cùng. Lấy các tổ chức trong cổ, ngực, rửa trong nước sạch trước khi kiểm tra chi tiết bên ngoài.

Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mở tim kiểm tra các xoang, van, chân cầu.

Kiểm tra hạch amidan, rạch thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang phổi kiểm tra bên trong về màu sắc và độ đàn hồi.

Rạch kiểm tra bên trong thực quản về chất chứa và gạt kiểm tra niêm mạc.

Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra về màu sắc, kích thước, độ cứng mềm, ký sinh trùng, các ổ viêm hoặc các khối u và các biểu hiện không bình thường. Rạch cắt gan và lách kiểm tra độ sưng, rạch tách túi mật kiểm tra niêm mạc bên trong.

Kiểm tra tuyến tụy về kích thước và các biểu hiện không bình thường.

Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng, dạ con đối với con cái; dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực) cả bên ngoài và bên trong.

Kiểm tra bên ngoài và trong thận, ống dẫn niệu, bóng đái về màu sắc, kích thước, chất chứa bên trong và niêm mạc.

Kiểm tra toàn bộ hệ thống hạch lâm ba trong cơ thể về độ viêm sưng, màu sắc, bổ đôi hạch để kiểm tra bên trong.

Rạch kiểm tra bên trong hệ thống tiêu hóa theo thứ tự từ dạ dày tới hậu môn về các chất chứa, dịch, màu sắc, điểm hoại tử, ký sinh trùng; Loại bỏ chất chứa quan sát bề mặt niên mạc. Đặc biệt chú ý có ngoại vật trong da tổ ong hay không.

Cắt kiểm tra dịch, màu sắc các khớp xương, chẻ dọc kiểm tra tủy xương bên trong.

Cắt đầu gia súc ở đốt sống Atlas, lột da, dùng đục hoặc cưa cắt từ lỗ chẩm sang hai bên đến cạnh trước xương trán, lật xương hộp sọ, bộc lộ não, dùng kéo cong vô trùng tách màng não, cắt đứt các dây thần kinh lấy não ra kiểm tra. Tuyến yên cũng được kiểm tra (nằm ở dưới xương bướm).

Dùng cưa cắt ngang xương mũi để kiểm tra xoang và các ống cuộn.

Dùng dụng cụ vô trùng lấy mẫu cho xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

5.2.2. Mổ khám lợn

Đặt lợn nằm trên bàn mổ hoặc tấm ván hay túi nilon đã chuẩn bị trước, dùng dao cắt da và các cơ trong nách tới khớp xương bả vai và kéo dài đến cằm cả hai bên, cắt các cơ trong bẹn tới khớp hông ở cả hai bên chân. Bẻ gập chân sang hai bên cho lợn ở tư thế nằm ngửa.

Dùng dao rạch lớp da và cơ từ cằm kéo dài tới cửa vào lồng ngực, cắt tiếp lớp sụn xương ức ở hai bên lật xương ức, kéo dài tới cơ hai bên thành bụng để bộc lộ toàn bộ các tổ chức vùng cổ, xoang ngực, xoang bụng.

Quan sát dịch chứa trong xoang ngực và xoang bụng, kiểm tra những biến đổi bên ngoài các tổ chức về màu sắc, kích thước, hình dáng.

Lấy máu tim và các tổ chức nội tang cho nuôi cấy xét nghiệm.

Dùng dao cắt các cơ hai bên cằm giữ lưỡi, kéo lưỡi ra khỏi xoang miệng, kiểm tra xoang miệng.

Cắt tách lưỡi, thực quản, khí quản, phổi, cuối cùng cắt đứt thực quản, mạch quản giáp với cơ hoành (trước khi cắt thực quản dùng dây buộc chặt phía dưới tránh thức ăn trào ra từ phía dạ dày gây bẩn các tổ chức khác). Kéo toàn bộ hệ thống dạ dày ruột ra ngoài kiểm tra sau cùng tránh gây nhiễm bẩn các tổ chức khác. Lấy các tổ chức trong cổ, ngực rửa nước sạch trước khi kiểm tra chi tiết bên ngoài.

Kiểm tra màng, dịch xoang bao tim, mở kiểm tra cơ, van, chân cầu bên trong tim. Kiểm tra hạch amidan, rạch thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang phổi. Kiểm tra bên trong về màu sắc và độ đàn hồi.

Rạch kiểm tra chất chứa bên trong thực quản, gạt bỏ chất chứa kiểm tra niêm mạc.

Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra về màu sắc, kích thước, độ cứng mềm, ký sinh trùng, các ổ viêm, hoại tử, ổ áp xe. Rạch bổ gan và lách kiểm tra có bị sưng, tách túi mật kiểm tra niêm mạc.

Kiểm tra tuyến tụy về màu sắc, kích thước.

Cắt đứt da, cơ dọc theo khớp bán động háng, dùng mũi dao tách rời khớp bán động háng, bộc lộ xoang chậu, kiểm tra dịch chứa bên trong và bề mặt các cơ quan nội tạng thuộc xoang chậu.

Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng dạ con đối với con cái; dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực) cả bên ngoài và bên trong.

Tách vỏ thận, kiểm tra bên ngoài và bổ đôi kiểm tra bên trong thận, ống dẫn niệu, bóng đái về màu sắc kích thước, chất chứa bên trong và niêm mạc bóng đái, ống dẫn niệu.

Kiểm tra hệ thống hạch lâm ba trong cơ thể về màu sắc, kích thước va độ đàn hồi, bổ đôi kiểm tra bên trong và có biểu hiện sưng hay không.

Rạch kiểm tra bên trong hệ thống tiêu hóa theo thứ tự từ dạ dày tới hậu môn loại bỏ chất chứa quan sát bề mặt niêm mạc đặc biệt chú ý tới vùng van hồi manh tràng về các chất chứa, dịch, màu sắc, điểm hoại tử, xuất huyết.

Cắt kiểm tra dịch khớp, mặt khớp, màu sắc các khớp xương, chẻ dọc kiểm tra tủy xương bên trong.

Cắt đầu lợn ở đốt sống Atlas, lột da, kiểm tra tổ chức dưới da, dùng đục hoặc cưa cắt tách từ lỗ chẩm sang hai bên đến cạnh trước xương trán, lật xương hộp sọ, bộc lộ não. Dùng kéo cong vô trùng tách màng não, cắt đứt các dây thần kinh lấy não ra kiểm tra. Tuyến yên cũng được kiểm tra.

Dùng cưa cắt ngang xương mũi để kiểm tra xoang và các ống cuộn.

Dùng dụng cụ vô trùng lấy mẫu cho xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

5.2.3. Mổ khám gia cầm

Nhúng ướt lông gia cầm bằng nước có pha dung dịch sát trùng để tránh lông và các bụi bẩn trên lông bay gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Đặt gia cầm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo hoặc dao cắt da giữa vùng bụng và bẹn ở hai bên chân, lật chân sang hai bên đồng thời kéo da bộc lộ hai cơ đùi kiểm tra độ khô cơ và các tổn thương, xuất huyết.

Cắt da vùng giữa lỗ huyệt và xương lưỡi hái, một tay cầm hai chân gia cầm, tay kia cầm phần da trên xương hái kéo ngược chiều nhau lên tận vùng diều bộc lộ cơ ngực.

Kiểm tra cơ ngực, cơ đùi, xương lưỡi hái về tình trạng khô cơ, xuất huyết, biến dạng.

Dùng kéo hoặc dao rạch da từ phần diều lên tận phía dưới mỏ bộc lộ diều, thực quản, khí quản, tuyến ức (thymus) để kiểm tra.

Dùng kéo cắt ngang phần cơ giữa lỗ huyệt và xương lưỡi hái, cắt tiếp lên phía trên hai bên sụn sườn qua xương đòn, xương quạ, loại những tổ chức liên kết, nhấc bỏ xương lưỡi hái ra ngoài bộc lộ xoang bụng và xoang ngực.

Quan sát các túi khí và bề mặt phía ngoài các cơ quan nội tạng trong xoang bụng và xoang ngực.

Lấy máu tim và các tổ chức nội tạng cho nuôi cấy xét nghiệm.

Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra màu sắc, kích thước, hoại tử, bổ đôi thùy gan và lách kiểm tra có biểu hiện sưng, rạch tách túi mật kiểm tra niêm mạc bên trong.

Kiểm tra tuyến tụy về màu sắc và các biến đổi bất thường.

Cắt đứt phía trên dạ dày tuyến, lấy toàn bộ dạ dày, ruột ra phía sau để kiểm tra sau cùng tránh nhiễm bẩn dụng cụ và các tổ chức khác.

Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con cái; dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực).

Kiểm tra thận, ống dẫn niệu về kích thước và các biểu hiện bất thường.

Kiểm tra túi Fabricius bên ngoài và bên trong về hình dáng, kích thước, màu sắc, dịch, niêm mạc có các dấu hiệu bất thường hay không.

Dùng kéo mở một bên cạnh mỏ quan sát xoang miệng. Cắt ngang trên mỏ, kiểm tra xoang.

Dọc thực quản thẳng tới diều kiểm tra dịch, chất chứa và mùi, kiểm tra niêm mạc.

Dọc khí quản kiểm tra dịch, xuất huyết, hoại tử bên trong.

Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mở tim kiểm tra cơ, các xoang và van.

Tách phổi khỏi các xương sườn kiểm màu sắc, độ xốp, lấy tay nắn xem có biểu hiện lạo xạo bên trong phổi hay không.

Bộc lộ dây thần kinh cánh ở trước xương sườn thứ nhất, dây thần kinh hông ở trong cơ đùi hoặc trong xoang chậu dưới thận để kiểm tra sưng.

Rạch khớp gối kiểm tra dịch, bẻ xương đùi kiểm tra độ cứng mềm, chẻ dọc xương đùi kiểm tra tủy.

Cắt đầu gia cầm ở đốt sống Atlas, lột da, dùng kéo cắt xương cắt sang hai bên từ lỗ chẩm đến cạnh trước xương đỉnh, lật hộp sọ bộc lộ não; Hoặc dùng dao bổ đôi đầu gia cầm ra bộc lộ não. Dùng kéo cong vô trùng tách màng não, cắt các dây thần kinh lấy não ra kiểm tra.

Dùng kéo rạch ruột rạch từ dạ dày tuyến xuống tận hậu môn, kiểm tra bề mặt niêm mạc, các tổn thương, hoại tử, xuất huyết, ký sinh trùng.

Dùng dụng cụ vô trùng lấy mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

5.3. Xử lý sau khi mổ khám

Sau khi mổ khám xong phải xử lý triệt để phần xác con vật (chôn, hấp tiêu độc hoặc đốt xác) và cọ rửa, xử lý nơi mổ khám bằng thuốc sát trùng hoặc vôi bột hoặc đèn tử ngoại (phòng mổ).

Các dụng cụ mổ khám ngâm trong thuốc sát trùng, rửa bằng xà phòng (các dụng cụ có nhựa gắn kèm). Các dụng cụ kim loại (dao, kéo, panh) ngâm trong thuốc sát trùng, sau đó rửa bằng xà phòng hoặc hấp tiêu độc.

Các trang thiết bị bảo hộ dùng một lần (quần áo, găng tay, mũ, khẩu trang) xử lý đốt hủy hoặc hấp tiêu độc cùng xác con vật hoặc chôn lấp cùng xác sau mổ.

Nhúng ủng vào chậu thuốc sát trùng, cọ rửa bằng xà phòng.

Cán bộ tham gia mổ khám, lấy mẫu, xử lý xác sau mổ và khu vực mổ khám, các dụng cụ dùng trong mổ khám xong phải rửa tay chân sạch bằng xà phòng. Tắm rửa thay quần áo (tùy theo điều kiện trong phòng thí nghiệm hoặc tại thực địa).

6. Ghi chép, gửi mẫu

Tổng hợp ghi báo cáo mổ khám (Phụ lục A).

Ghi đầy đủ các thông tin (đặc điểm dịch tễ, các triệu trứng, bệnh tích, tiền sử bệnh, các loại vắc xin và kháng sinh đã dùng, thời gian dùng) vào phiếu gửi bệnh phẩm (yêu cầu xét nghiệm) gửi kèm theo mẫu vật (Phụ lục B).

Gửi bệnh phẩm kèm theo báo cáo mổ khám và phiếu gửi bệnh phẩm. Trong quá trình gửi mẫu bệnh phẩm phải có phích lạnh và đá khô bảo quản mẫu.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

BÁO CÁO MỔ KHÁM

BỆNH PHẨM SỐ:

……., ngày ……….. tháng …….. năm

BÁO CÁO MỔ KHÁM

Người gửi: ……………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi lấy mẫu:……………………………………………………………………………………………………………

Loài vật: …………………Giống: ……………… Tuổi: ………………..Tính biệt:………………………..

Loại bệnh phẩm: ……………………….. Số lượng: …………………..Tình trạng:…………………….

Thời gian chết: ……………………………………. Thời gian mổ: …………………………………………

Diễn biến bệnh:

Thời gian bắt đầu bị bệnh:…………………………………………………………………………………………..

Tổng đàn: …………………… Số ốm: ………………………… Số chết:……………………………………

Biểu hiện xung quanh:………………………………………………………………………………………………..

Vắc xin đã dùng:……………………………………………………………………………………………………….

Thời gian:………………………………………………………………………………………………………………..

Thuốc điều trị:…………………………………………………………………………………………………………..

Thời gian:………………………………………………………………………………………………………………..

Triệu chứng:

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Bệnh tích:

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Bệnh phẩm gửi xét nghiệm:……………………………………………………………………………………….

Bộ phận xét nghiệm

 BLKST

 VT

 VR

 HTSHĐC

 TS

Cán bộ mổ khám

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

PHIẾU GỬI BỆNH PHẨM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….o0o……..

Bệnh phẩm số:

 

PHIẾU GỬI BỆNH PHẨM GIA SÚC

Kính gửi:

– Họ và tên người gửi bệnh phẩm:………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ……………………………………………………………….. Số điện thoại:………………………

– Nơi lấy mẫu:…………………………………………………………………………………………………………..

– Loài vật: ……………………… Loại bệnh phẩm: ……………………….. Số lượng:……………………

– Ngày lấy mẫu: …………………………… Tình trạng bệnh phẩm:………………………………………….

– Lứa tuổi: ……………………………….Giống:…………………………… Tính biệt:………………………

1. Diễn biến:

+ Ngày bị bệnh: …………………………………… Tổng đàn:…………………………………………………

+ Số ốm: ……………………………………………. Số chết:………………………………………………….

– Vắc xin đã dùng: ……………………………………….. Thời gian:…………………………………………

– Thuốc điều trị: …………………………………… Thời gian:……………………………………………………

2. Triệu chứng:

 Sốt

 Tím mõm

 Ho, khó thở

 Lòi dom

 Đầu, mặt phù

 Tím tai

 Dử mắt, dử mũi

 Ỉa chảy

 Thân tím tái

 Điên cuồng, siêu vẹo

 Sùi bọt mép

 Phân lẫn máu

Triệu chứng khác:………………………………………………………………………………………………………

3. Bệnh tích:

Gan

 Sưng;    Tụ huyết 

Lách

 Nhồi huyết

Thận

 Sưng

 Xuất huyết

 Xuất huyết

 Xuất huyết

 Hoại tử

 Hoại tử

 Hoại tử

Khí quản

 Xuất huyết

Hạch amidan

 Sưng

Não

 Sung huyết

 Tích dịch

 Xuất huyết

 Xuất huyết

Phổi

 Viêm

Hạch màng treo ruột

 Sưng

Ruột

 Xuất huyết

 Xuất huyết

 Xuất huyết

 Bong tróc niêm mạc

 Tụ huyết

 Viêm

 Loét van hồi manh

Tim

 Mỡ vành xuất huyết

Xương

 Dị dạng

Bàng quang

 Xuất huyết

 Viêm

 Viêm khớp

 Tích nước tiểu

Miệng

 Mụn loét ở lợi

Da

 Tụ huyết

Chân

 Bong móng

 Mụn loét ở lưỡi

 Xuất huyết

 Loét vành kẽ móng

Bệnh tích khác:…………………………………………………………………………………………………………

4. Yêu cầu xét nghiệm:………………………………………………………………………………………………

 

 

Ngày            tháng          năm
Người gửi mẫu
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….o0o……..

Bệnh phẩm số:

 

PHIẾU GỬI BỆNH PHẨM GIA CẦM

Kính gửi:

– Họ và tên người gửi bệnh phẩm:………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………..:…………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………… …………Fax………………………………………..

– Họ, tên chủ gia cầm nơi lấy mẫu:………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: Thôn, ấp ……………….Xóm ……………………………..Huyện …………………Tỉnh…………….

– Loài gia cầm: …………………… Lứa tuổi: ………………………. Giống: ………………..Tính biệt:…….

– Loại bệnh phẩm: ……………………………………………. Số lượng:………………………………………..

– Ngày lấy mẫu:…………………………………………………………………………………………………………

– Tình trạng bệnh phẩm:………………………………………………………………………………………………

1. Diễn biến:

– Ngày bị bệnh: …………………………………… Tổng đàn:………………………………………………….

+ Số ốm: ……………………………………………. Số chết:………………………………………………….

– Vắc xin đã dùng: ……………………………………….. Thời gian:…………………………………………

– Thuốc điều trị: …………………………………………………Thời gian:……………………………………….

2. Triệu chứng:

 Sốt

 Thở thò khè

 Liệt chân

 Phân xanh trắng

 Phù đầu, mặt

 Mào tích thâm tím

 Sã cánh

 Phân lẫn máu

Triệu chứng khác:………………………………………………………………………………………………………

3. Bệnh tích:

Gan

 Sưng

Lách

 Sưng

Thận

 Sưng

 Xuất huyết

 Xuất huyết

 Xuất huyết

 Hoại tử

 Hoại tử

 Hoại tử

Khí quản

 Xuất huyết

Phổi

 Viêm

Não

 Sung huyết

 Tích dịch

 Xuất huyết

 Xuất huyết

Ruột

 Xuất huyết

Dạ dày tuyến

 Xuất huyết

Dây thần kinh

 Viêm

 Viên loét

 Viêm loét

 Sưng

Tim

 Xuất huyết mỡ vành

Xương

 Dị dạng

Túi Fabricius

 Sưng

 Viêm cơ tim

 Mềm

 Teo

 Cơ tim nhão

 Giòn

 Xuất huyết

 Túi khí dày đục

Buồng trứng

 Viêm dính

Dịch hoàn

 Sưng

 Xuất huyết

 Teo

 Hậu môn xuất huyết

 Teo

 Cơ ngực xuất huyết

 Trứng vỡ

 Cơ đùi xuất huyết

 Trứng dị dạng

Bệnh tích khác:…………………………………………………………………………………………………………

4. Yêu cầu xét nghiệm:………………………………………………………………………………………………

 

 

Ngày            tháng          năm
Người gửi mẫu
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tài liệu tiêu chuẩn ngành – Cục Thú y (2006)

[2] Tom W. Smith, Jr., Emeritus Professor of Poultry Science, Mississippi State University Publication 1276. Extension Service of Mississippi State University, cooperating with U.S. Department of Agriculture. Published in furtherance of Acts of Congress, May 8 and June 30, 1914. Ron Brown, Director.

[3] http://www.fao.org:80/docrep/003/t0756e/T0765E00.HTM.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *