Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2010 về Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 về Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2010 về Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8409:2010
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
Agricutural production land evaluation instruction for land use planning at district level
Lời nói đầu
TCVN 8409:2010 do Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
Agricutural production land evaluation instruction for land use planning at district level
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định nội dung, phương pháp và các bước tiến hành đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong phạm vi cả nước, phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm: đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm theo quy định.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho đất thuộc phạm vi đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác theo quy định hiện hành.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
10 TCN 68 – 84, Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Đất (Soil)
Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.
[TCVN 6495-1:1999 (ISO 11074-1:1996)]3.2. Đất đai (Land)
Một vùng đất được xác định về mặt địa lý, có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới của vùng đất đó như: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà ảnh hưởng của những thuộc tính này có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con người hiện tại và trong tương lai.
3.3. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit, LU)
Một khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và chất lượng tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và thích hợp với một loại sử dụng đất nhất định.
3.4. Đặc trưng đất đai (Land Characteristic – LC)
Một thuộc tính của đất có thể xác định được trong quá trình điều tra bao gồm cả sử dụng viễn thám, điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, tầng dày, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước.
3.5. Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ)
Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 – 3 o; > 3 – 8 o;…), v.v…
3.6. Kiểu sử dụng đất đai chính (Major kind of Land use)
Phần chia nhỏ của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.
3.7. Loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type – LUT)
Những kiểu sử dụng đất đai được phân chia chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định.
Nói cách khác: loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế – xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm, lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được,… Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất đai theo các cấp như: loại sử dụng đất đai tổng quát, loại sử dụng đất đai,…
3.8. Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement – LUR)
Những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của loại sử dụng đất đai hay đến tình trạng quản lý và thực hiện loại sử dụng đất đai đó. Những yêu cầu sử dụng đất đai thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu.
CHÚ THÍCH Yêu cầu sử dụng đất đai cũng được hiểu như là những điều kiện tự nhiên cần thiết để thực hiện thành công và bền vững một loại sử dụng đất.
4. Quy định chung
4.1. Tiêu chuẩn này quy định nội dung, phương pháp, các bước tiến hành đánh giá đất sản xuất nông nghiệp quy mô cấp huyện được thực hiện trong phạm vi cả nước, phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
4.2. Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất – nước – khí hậu – sinh vật), kinh tế – xã hội và đánh giá tác động môi trường, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4.3. Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng để tiến hành đánh giá đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện ở mức độ và tỷ lệ bản đồ khác nhau. Tỷ lệ bản đồ được lựa chọn phải phù hợp với quy mô diện tích và quản lý nhà nước về sử dụng đất ở huyện:
– Bản đồ tỷ lệ 1/50 000, thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện miền núi có diện tích tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 50.000 ha.
– Bản đồ tỷ lệ 1/25 000, thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện có diện tích tự nhiên từ 20.000 ha đến dưới 50 000 ha.
– Bản đồ tỷ lệ 1/10 000: thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện có diện tích tự nhiên nhỏ hơn 20 000 ha.
4.4. Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp có quan hệ đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường nên cần có sự tham gia của các chuyên gia về thổ nhưỡng, địa lý, khí hậu nông nghiệp, thủy lợi, trồng trọt, môi trường, kinh tế và xã hội.
4.5. Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện được thực hiện theo 7 bước (xem hình 1):
Hình 1 – Các bước đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
4.6. Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong 4 giai đoạn (xem hình 2):
1) Giai đoạn chuẩn bị.
2) Giai đoạn khảo sát thực địa.
3) Giai đoạn nội nghiệp.
4) Giai đoạn thẩm định và nghiệm thu kết quả.
Hình 2 – Các giai đoạn đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
4.7. Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện được thực hiện theo các nội dung:
1) Đánh giá thực trạng tài nguyên đất (số lượng và chất lượng đất);
2) Đánh giá tài nguyên khí hậu và sử dụng nước trong nông nghiệp;
3) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
4) Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và tác động môi trường của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
5) Phân hạng đánh giá thích hợp của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
6) Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
4.8. Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng các phương pháp chủ yếu:
1) Phương pháp song hành: tiến hành đánh giá đất đồng thời với đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội;
2) Phương pháp chồng ghép các bản đồ chuyên đề để xây dựng bản đồ đánh giá đất;
3) Phương pháp phân tích các yếu tố hạn chế để xác định và lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp phục vụ đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây trồng thuộc loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được đưa vào đánh giá;
4) Phương pháp kết hợp giữa GIS và phần mềm đánh giá đất tự động để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây trồng thuộc loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được đưa vào đánh giá và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
5. Các giai đoạn thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp(chi tiết xem phụ lục A)
5.1. Giai đoạn chuẩn bị
5.1.1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của đánh giá đất sản xuất nông nghiệp là lựa chọn điều kiện sử dụng đất hợp lý nhất cho mỗi đơn vị đất đai được xác định, có xem xét đến tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện tại và tương lai.
5.1.2. Thu thập tài liệu
Các tài liệu chủ yếu cần thu thập để đánh giá đất sản xuất nông nghiệp ở các cơ quan Trung ương và tỉnh gồm có:
– Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: bản đồ nền địa hình, đất, hiện trạng sử dụng đất, thủy văn, nước ngầm, khí hậu nông nghiệp,…;
– Các tài liệu, số liệu về kinh tế – xã hội: dân số, kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tình hình sử dụng đất, bình quân thu thập… các dự án có liên quan, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội và chính sách.
5.1.3. Sản phẩm đạt được
– Điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội của huyện và đề xuất nội dung, phương pháp thực hiện cụ thể để đạt mục tiêu đạt ra;
– Xác định các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính hiện có tại huyện và dự kiến các chỉ tiêu để xây dựng yêu cầu sử dụng đất;
– Các kết quả thu thập số liệu khác về tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường;
– Chuẩn hóa bản đồ nền địa hình phục vụ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp;
– Dự kiến các nội dung kỹ thuật cần thiết, kế hoạch triển khai, tổ chức lực lượng, sản phẩm giao nộp và dự toán kinh phí thực hiện;
– Dự kiến kế hoạch điều tra khảo sát thực địa.
5.2. Giai đoạn điều tra khảo sát thực địa
5.2.1. Thu thập các tài liệu, số liệu và bản đồ phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
5.2.2. Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất theo 10 TCN 68-84.
5.2.3. Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
– Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tiến hành khoanh tách phần đất sản xuất nông nghiệp theo các loại hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp hiện có ở huyện như: 3 vụ lúa, 2 lúa, 2 lúa – 1 màu, 2 màu – 1 lúa, 1 lúa – 1 màu, chuyên màu, chuyên rau, cà phê, cao su, chè, điều,…;
– Các loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được lựa chọn để xây dựng bản đồ phải đáp ứng được các điều kiện tự nhiên hiện tại của huyện, đã được chấp nhận về mặt xã hội và đang mang lại hiệu quả cho người sản xuất trong huyện;
– Để thể hiện được kết quả lên bản đồ cần lưu ý có một số loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chiếm ít diện tích, tùy theo mức độ sẽ quyết định để riêng hoặc gộp chung vào với một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có yêu cầu đất tương đương để thực hiện.
5.2.4. Xây dựng các bản đồ khác
– Bản đồ chế độ tưới, tiêu, ngập úng và hạn: dựa vào bản đồ hiện trạng và quy hoạch thủy lợi để khoanh các vùng được tưới và không được tưới; các vùng có khả năng tiêu thoát nước và không có khả năng tiêu thoát nước; vùng không bị ngập và bị ngập; vùng không bị hạn và vùng bị hạn. Sau đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của huyện mà có sự phân chia chi tiết cho phù hợp;
– Bản đồ xâm nhập mặn (đối với các huyện ven biển) và mức độ phèn hóa: cần xem xét chỉ tiêu về thời gian xâm nhập mặn, thời gian bị phèn hóa;
– Bản đồ thể hiện các đường đẳng mưa, đẳng nhiệt, đẳng ẩm (chỉ được xây dựng khi có sự khác biệt về khí hậu giữa các khu vực trong địa bàn huyện và ảnh hưởng đến việc bố trí cơ cấu cây trồng),… với các chỉ tiêu phân cấp phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng thuộc loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được đưa vào đánh giá.
5.2.5. Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
– Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phương về tình hình sử dụng đất, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo mẫu phiếu in sẵn (ví dụ xem phụ lục B);
– Điều tra đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; kết hợp giữa điều tra phỏng vấn nông hộ với lấy mẫu đất (riêng mẫu nước hoặc mẫu nông sản có thể lấy để phân tích nếu khu vực nghiên cứu có dấu hiệu bị ô nhiễm) để nghiên cứu tác động của quá trình sử dụng tới chất lượng đất theo nguyên tắc lấy mẫu nông hóa (lấy hỗn hợp ở năm điểm theo đường chéo thửa ruộng) tại ruộng của từng nông hộ đã điều tra phỏng vấn.
5.2.6. Sản phẩm đạt được
– Bản đồ gốc đất, hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tưới, tiêu,…;
– Số liệu, tài liệu về kinh tế – xã hội: dân số, kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tình hình sử dụng đất, bình quân thu thập… các dự án có liên quan, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội và chính sách;
– Phiếu điều tra phỏng vấn nông hộ;
– Mẫu đất để phân tích;
– Mẫu nước và mẫu nông sản ở những khu vực có vấn đề về môi trường.
5.3. Giai đoạn nội nghiệp
5.3.1. Xử lý tổng hợp các kết quả điều tra
– Phân tích đất;
– Xử lý tổng hợp phiếu điều tra;
– Phân tích mẫu nước hoặc mẫu nông sản ở những khu vực có vấn đề môi trường.
5.3.2. Xây dựng các bản đồ chuyên đề
– Xây dựng bản đồ đất chính thức theo 10 TCN 68-84;
– Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính thức:
+ Thống kê các loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
+ Hoàn chỉnh phân loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng chú dẫn và vẽ bản đồ gốc hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính thức. Bản đồ này thể hiện các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bằng các màu riêng biệt theo quy định trong quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Từng khoanh trên bản đồ đều phải ghi ký hiệu của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
+ Số hóa, biên tập, tổng hợp diện tích các loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
+ Viết báo cáo thuyết minh mô tả đầy đủ từng loại hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
– Xây dựng các bản đồ chuyên đề khác như: khí tượng nông nghiệp (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, tổng tích ôn,…), chế độ nước (tưới, tiêu, ngập úng, hạn, mặn, phèn) và các bản đồ chuyên đề khác phục vụ lập bản đồ đơn vị đất đai.
5.3.3. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất cần đánh giá (chi tiết xem phụ lục C và phụ lục D)
– Các chỉ tiêu về đất (loại đất, độ dốc, địa hình tương đối, tầng dày, thành phần cơ giới,…);
– Các chỉ tiêu về độ phì tự nhiên của đất: pHKCl; hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM %), tổng cation kiềm trao đổi (S – me/100g đất); độ no bazơ (BS %); dung tích hấp thu (CEC – me/100g đất); độ dẫn điện (EC – mS/cm) (đối với đất mặn); SO42- (đối với đất phèn); Al3+, Fe3+ (đất đồi núi). Tùy theo mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và yêu cầu xác định đơn vị đất đai mà lựa chọn một số chỉ tiêu chính nêu trên để đưa vào đánh giá;
– Các chỉ tiêu về nước (chế độ tưới, tiêu, ngập úng, hạn hán, mặn, phèn,…);
– Các chỉ tiêu về khí hậu (chế độ nhiệt, mưa, ẩm và các yếu tố khí hậu khác).
5.3.4. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
– Trên cơ sở các yếu tố và chỉ tiêu đã lựa chọn để xây dựng yêu cầu sử dụng đất tiến hành phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai;
– Chồng xếp các bản đồ chuyên đề để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
5.3.5. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất nông
– Phân cấp mức độ thích hợp của từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:
+ S1: rất thích hợp;
+ S2: thích hợp;
+ S3: ít thích hợp;
+ N: không thích hợp.
– Ứng dụng GIS và phần mềm đánh giá đất đai tự động để xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Xây dựng bản đồ: bản đồ phân hạng thích hợp đất đai sẽ được thể hiện riêng biệt theo từng đối tượng phân hạng (loại hoặc nhóm cây trồng). Bản đồ này có thể làm riêng cho từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp có nhiều loại sử dụng đất thì ghi kèm theo ký hiệu và phân hạng theo loại sử dụng đó. Màu sắc thể hiện riêng từng hạng, từng khoanh trên bản đồ ghi ký hiệu loại sử dụng đất, hạng thích hợp và diện tích. Chú dẫn bản đồ thể hiện rõ và đầy đủ màu sắc cũng như ký hiệu.
– Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại thể hiện khả năng đáp ứng của đất ở thời điểm đánh giá ở mức độ nào đó yêu cầu của mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mà chưa có đầu tư làm thay đổi điều kiện sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Chồng xếp bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để xác định mức độ thích hợp theo hiện trạng của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Bản đồ phân hạng thích hợp tương lai được xây dựng tương tự như phương pháp xây dựng bản đồ thích hợp hiện tại. Tùy thuộc vào khả năng đầu tư cao hơn cho sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xây dựng công trình tưới, tiêu, tăng phân bón và cải thiện điều kiện đất đai) để xác định các chỉ tiêu phân hạng.
5.3.6. Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất
Sau khi hoàn thành các loại bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp, tiến hành xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên những quan điểm, cơ sở khoa học.
5.3.7. Viết báo cáo kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (Chi tiết xem phụ lục E)
5.3.8. Sản phẩm đạt được
– Bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính thức dạng số và in ra giấy;
– Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại và tương lai chính thức dạng số và in ra giấy;
– Bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính thức dạng số và in ra giấy;
– Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt;
– Số liệu và ảnh tư liệu.
5.4. Giai đoạn thẩm định và nghiệm thu kết quả
5.4.1. Nội dung thẩm định bao gồm:
– Mức độ đầy đủ và tính pháp lý của tài liệu đánh giá đất sản xuất nông nghiệp;
– Tính chính xác của việc xác định diện tích trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp và bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Việc tính toán, tổng hợp số liệu trong các bảng đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải có sự thống nhất giữa số liệu trong bảng với báo cáo kết quả và các bản đồ kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp;
– Nội dung thẩm định, nghiệm thu bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng các bản đồ và quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền;
– Người được giao nhiệm vụ thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra trong quá trình thực hiện;
– Việc thẩm định kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp do các phòng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp của cấp huyện và ký văn bản thẩm định;
– Cơ quan kiểm tra, thẩm định quy định ở trên có trách nhiệm kiểm tra trong quá trình thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp và kiểm tra, thẩm định đối với kết quả cuối cùng. Kết quả kiểm tra, thẩm định phải lập thành biên bản.
5.4.2. Nội dung văn bản thẩm định bao gồm:
– Việc chấp hành các quy định trong quá trình triển khai đánh giá đất sản xuất nông nghiệp;
– Chất lượng bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp và bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; tính thống nhất giữa các bảng số liệu và bản đồ;
– Tính chính xác của việc tính toán các số liệu tổng hợp trong báo cáo kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp.
6. Hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
Hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp bao gồm: bản đồ, báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, các số liệu, bảng biểu, ảnh tư liệu.
6.1. Bản đồ
1) Bản đồ đất;
2) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
3) Bản đồ đơn vị đất đai;
4) Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại;
5) Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp tương lai;
6) Bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Các bản đồ 1, 2, 4, 5 là cần phải có.
Bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp tương lai và các bản đồ chuyên đề phục vụ lập bản đồ đơn vị đất đai như: khí hậu nông nghiệp, thủy lợi, thủy văn, đánh giá chất lượng đất,… được xây dựng theo yêu cầu của dự án cụ thể.
6.2. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp.
6.3. Các số liệu, bảng biểu và ảnh tư liệu kèm theo đáp ứng yêu cầu của dự án.
6.4. Báo cáo kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
Kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện theo quy định tại 6.1 và 6.2 và 6.3.
Kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải được công bố rộng rãi, phục vụ nhu cầu thông tin cho các ngành, các cấp và cộng đồng.
Phụ lục A
(tham khảo)
Nội dung các bước đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
A.1. Bước 1 – Xác định mục tiêu
A.1.1. Yêu cầu của mục tiêu đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
Tùy thuộc vào mục đích, quy mô đánh giá, yêu cầu đặt ra của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế và chủ dự án mà mục tiêu đề ra phải làm rõ, khẳng định được đó là mục tiêu cuối cùng và nhất thiết đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải trả lời được những vấn đề sau:
– Những loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, có hiệu quả kinh tế và thích ứng với điều kiện xã hội;
– Mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có những hạn chế gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường;
– Những đầu tư định kỳ nào cần thiết để đạt được sản phẩm dự kiến và giảm thiểu các tác động bất lợi;
– Sản phẩm của mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là gì?
A.1.2. Xác định tỷ lệ bản đồ sử dụng
Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải thống nhất với các loại bản đồ và quy hoạch đã chọn cho quản lý hành chính của huyện theo quy định chung ở mục 1.3.
A.2. Bước 2 – Thu thập tài liệu
Các tài liệu cần thu thập được chia làm hai nhóm
A.2.1. Nhóm tài liệu về tài nguyên thiên nhiên
– Bản đồ đất và báo cáo thuyết minh;
– Bản đồ nông hóa và báo cáo thuyết minh;
– Bản đồ địa hình, địa mạo, địa chất;
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
– Bản đồ tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm);
– Bản đồ hiện trạng và quy hoạch thủy lợi;
– Bản đồ khí hậu nông nghiệp kèm với số liệu khí hậu.
Sau khi đã chọn được bản đồ thích hợp, tiến hành đối chiếu với các bản đồ chuyên đề sẽ sử dụng vào đánh giá đất sản xuất nông nghiệp xem nền bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ và lưới chiếu không. Có nhiều tình huống kỹ thuật xảy ra và cách giải quyết như sau:
– Bản đồ chuyên đề cùng tỷ với bản đồ địa hình nhưng chất lượng bản đồ chuyên đề thiếu chính xác thì tập trung chỉnh lý chất lượng bản đồ này;
– Bản đồ chuyên đề cùng tỷ lệ nhưng nền địa hình của bản đồ chuyên đề không cùng lưới chiếu với bản đồ nền địa hình chọn cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp: chỉnh lý bản đồ chuyên đề theo bản đồ địa hình được chọn cho đánh giá đất;
– Bản đồ chuyên đề không cùng tỷ lệ với bản đồ nền địa hình sử dụng cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phải thu về cùng tỷ lệ với bản đồ nền địa hình rồi chuyển nội dung chuyên môn vào bản đồ nền mới. Bản đồ thu khi chuyển vào bản đồ nền địa hình sẽ có những sai lệch về ranh giới cần phải chỉnh sửa;
– Chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ đất đã thu thập được (nếu có) để dự kiến tuyến điều tra chỉnh lý bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
A.2.2. Nhóm tài liệu về kinh tế – xã hội
– Sơ đồ, bản đồ về cơ sở hạ tầng;
– Số liệu thống kê về: dân số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, tình hình sử dụng đất, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, vật nuôi, bình quân thu nhập của nông dân;
– Tình hình phát triển kinh tế của các ngành trong huyện;
– Mục tiêu phát triển và chính sách.
Các tài liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành:
– Tổng hợp, xử lý và chọn lọc để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có;
– Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của từng nguồn số liệu, tập trung vào các tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá;
– Xử lý, tính toán và tổng hợp các số liệu cần thiết;
– Dựa vào các tuyến điều tra chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp kết hợp với việc xem xét số liệu thống kê hàng năm của huyện để dự kiến số lượng phiếu điều tra hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất cần đánh giá.
A.3. Bước 3 – Xác định loại sử dụng đất và xây dựng yêu cầu sử dụng đất
Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phản ánh hoạt động của con người lên tài nguyên đất. Do trình độ kỹ thuật cũng như khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của người sử dụng đất có sự khác biệt nên việc lựa chọn và áp dụng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của từng hộ nông dân hoặc giữa các vùng cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tác động môi trường nhằm rút ra những thuận lợi và khó khăn của quá trình sử dụng đất làm cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý trong tương lai trên địa bàn của huyện.
A.3.1. Nội dung nghiên cứu loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
– Đánh giá quy mô, diễn biến và xu thế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Điều kiện tự nhiên và các biện pháp để thực hiện các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
A.3.2. Xác định loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Để xác định loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem hình A.1).
Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đề cập đến một cây trồng, một nhóm cây trồng trong một chu kỳ kinh tế. Mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần được phân tích và mô tả cụ thể về: loại cây trồng, thời vụ, giống, năng suất, kỹ thuật canh tác, chi phí vật chất và lao động, thu nhập và lợi nhuận,…
Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là đơn vị xếp dưới hệ thống canh tác, liên quan chặt chẽ với thống kê sử dụng đất và các quy định của luật đất đai. Mức độ chi tiết của loại hình sử dụng đất phụ thuộc vào quy mô của huyện cần đánh giá hay nói cách khác là phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ sử dụng trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp.
A.3.3. Những chỉ tiêu để xác định loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
– Loại và giống cây trồng;
– Năng suất, sản lượng;
– Các hoạt động sản xuất và thực tiễn đầu tư;
– Điều kiện kinh tế: khả năng vốn, các yếu tố đầu tư, thu nhập;
– Điều kiện xã hội; quyền sở hữu đất đai, cơ sở pháp lý.
A.3.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải dựa vào phân loại sử dụng đất và kết quả điều tra thực địa về loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hệ thống cây trồng hiện có ở huyện (xem bảng A.1).
Các loại sử dụng đất được lựa chọn để xây dựng bản đồ phải thỏa mãn yêu cầu:
– Các loại sử dụng đất trong thực tế đáp ứng được với các điều kiện tự nhiên hiện tại, đã được chấp nhận về mặt xã hội và đang mang lại hiệu quả cho người sản xuất trong huyện nghiên cứu;
– Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ với môi trường tự nhiên, các biện pháp quản lý đất đai, đầu tư và lợi ích kinh tế.
Hình A.1 – Tiến trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cấp huyện
Bảng A.1 – Một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chia theo mức độ chi tiết của bản đồ
Loại sử dụng đất |
||
1/50 000 |
1/25 000 |
1/10 000 |
1. Lúa 3 vụ |
1. Lúa 3 vụ |
1. Lúa 3 vụ |
2. Lúa 2 vụ |
2. Lúa 2 vụ |
2. Lúa ĐX + Lúa HT |
3. 2 lúa + 1 màu |
3. 2 lúa + 1 màu |
3. Lúa ĐX + Lúa mùa |
4. 2 lúa + 1 cá |
4. 2 lúa + 1 cá |
4. Lúa HT + Lúa mùa |
5. 2 màu + 1 lúa |
5. 2 lúa + 1 tôm |
5. 2 lúa + 1 màu |
6. 1 lúa + 1 cá |
6. 2 màu + 1 lúa |
6. 2 lúa + 1 cá |
7. 1 lúa + 1 tôm |
7. 1 lúa + 1 cá |
7. 2 lúa + 1 tôm |
8. 1 lúa + 1 màu |
8. 1 lúa + 1 tôm |
8. 2 màu + 1 lúa |
9. Lúa xuân |
9. 1 lúa + 1 màu |
9. 1 lúa + 1 cá |
10. Lúa mùa |
10. Lúa xuân |
10. 1 lúa + 1 tôm |
11. Hoa màu lương thực (ngô, khoai,.) |
11. Lúa mùa |
11. 1 lúa + 1 màu |
12. Hoa màu thực phẩm (rau, đậu đỗ) |
12. Ngô |
12. Lúa chiêm |
13. Cây màu khác |
13. Khoai lang |
13. Lúa mùa |
14. Mía |
14. Sắn |
14. Ngô |
15. Bông |
15. Rau |
15. Khoai lang |
16. Chè |
16. Đậu đỗ |
16. Sắn |
17. Cà phê |
17. Lạc, vừng |
17. Rau |
18. Cao su |
18. Đậu tương |
18. Đậu đỗ |
19. Điều |
19. Đay, gai, lanh |
19. Khoai tây |
20. Điều |
20. Thuốc lá |
20. Lạc, vừng |
21. Dâu tằm |
21. Chè |
21. Đậu tương |
22. Cây ăn quả |
22. Cà phê |
22. Đay, gai, lanh |
23. Nuôi trồng thủy sản |
23. Cao su |
23. Thuốc lá |
24. Nông – lâm kết hợp |
24. Điều |
24. Chè |
25. Rừng tự nhiên |
25. Dâu tằm |
25. Cà phê |
26. Rừng trồng |
26. Dừa |
26. Cao su |
… |
27. Dứa |
27. Điều |
|
28. Cây có múi |
28. Dâu tằm |
29. Nhãn, vải |
29. Dừa |
|
30. Xoài |
30. Dứa |
|
31. Chuyên tôm |
31. Cây có múi |
|
32. Chuyên cá |
32. Nhãn, vải |
|
33. Nông – lâm kết hợp |
33. Xoài |
|
34. Rừng tràm |
34. Chuyên tôm |
|
35. Bạch đàn |
35. Chuyên cá |
|
37. Rừng + tôm |
37. Rừng tràm |
|
38. Rừng tự nhiên |
38. Bạch đàn |
|
… |
39. Phi lao |
|
|
40. Rừng + tôm |
|
41. Rừng tự nhiên |
||
… |
Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thể hiện trên bản đồ bằng các màu riêng biệt theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từng khoanh trên bản đồ đều phải ghi kèm ký hiệu của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Báo cáo thuyết minh mô tả đầy đủ từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các nội dung sau:
1) Diện tích và phân bố của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
2) Mức đầu tư vốn và lao động;
3) Trình độ kỹ thuật của chủ sở hữu đất sản xuất nông nghiệp;
4) Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
5) Sở hữu đất đai và quy mô quản lý đất đai;
6) Giống và thời vụ của các cây trồng thuộc các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
7) Biện pháp và kỹ thuật canh tác;
8) Năng suất, sản lượng và các sản phẩm phụ;
9) Các lợi ích khác;
10) Nhận định về hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
A.3.5. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
A.3.5.1. Khái niệm
Yêu cầu sử dụng đất đai là những điều kiện đất đai cần thiết hay mong muốn để bố trí ổn định và bền vững một loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cụ thể.
Yêu cầu sử dụng đất là cơ sở để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện nghiên cứu.
A.3.5.2. Cách xác định yêu cầu sử dụng đất
– Dựa vào kết quả điều tra về điều tự nhiên và tình hình sử dụng đất để xác định được các yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Dựa vào đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây trồng thuộc loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá.
Để xác định được khả năng thích hợp của từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong một huyện nghiên cứu, các yếu tố về đặc điểm đất đai được xem xét cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
– Có sự phân biệt về mức độ thích hợp của một hoặc nhiều loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong phạm vi của huyện nghiên cứu;
– Ranh giới các cấp thích hợp trên có thể xác định được trên bản đồ.
Các yếu tố đất đai cần được xem xét là:
– Loại đất;
– Độ dốc địa hình;
– Địa hình tương đối;
– Độ dày tầng đất hữu hiệu;
– Thành phần cơ giới;
– Độ phì của đất;
– Khả năng tưới;
– Khả năng tiêu nước;
– Xâm nhập mặn, phèn;
– Lượng mưa,…
A.3.5.3. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Tùy theo từng huyện cụ thể, xác định các chỉ tiêu xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho phù hợp (ví dụ, xem bảng A.2).
Bảng A.2 – Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Loại sử dụng |
Chỉ tiêu đánh giá |
Phân cấp |
|||
S1 |
S2 |
S3 |
N |
||
|
– Khí hậu |
|
|
|
|
|
– Địa hình |
|
|
|
|
|
– Loại đất |
|
|
|
|
|
– Độ phì của đất |
|
|
|
|
|
– Chế độ nước |
|
|
|
|
S1: rất thích hợp; S2: thích hợp; S3: ít thích hợp và N: không thích hợp |
A.4. Bước 4 – Xác định các đơn vị đất đai
Đơn vị đất đai là một khoanh/vạt đất với các đặc trưng cụ thể được khoanh định trên bản đồ đơn vị đất đai. Các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của từng đơn vị đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
A.4.1. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
A.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn
Các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của đơn vị đất đai với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:
– Phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá;
– Xuất phát từ thực tế sản xuất;
– Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội;
– Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp;
– Phù hợp với nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung;
– Phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng.
A.4.1.2. Những chỉ tiêu để xác định đơn vị đất đai
Để xác định đơn vị đất đai phải dựa vào:
– Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu;
– Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá;
– Các kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
A.4.1.3. Nhóm các chỉ tiêu bao gồm
1) Các chỉ tiêu về khí hậu (nếu có sự khác biệt giữa các khu vực trong huyện và ảnh hưởng đến khả năng bố trí các cây trồng ở huyện).
– Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm;
– Nhiệt độ không khí trung bình tối cao tháng, năm;
– Nhiệt độ không khí trung bình tối thấp tháng, năm;
– Độ ẩm tương đối không khí trung bình tháng, năm;
– Lượng mưa trung bình tháng, năm;
– Số giờ nắng trung bình tháng, năm;
– Số tháng khô hạn;
– …
2) Các chỉ tiêu về đất
– Loại đất, tầng dày, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, mức độ và độ sâu xuất hiện gley, mức độ và độ sâu xuất hiện kết von, đá lẫn, đá lộ đầu,… được tổng hợp từ bản đồ đất xây dựng, có áp dụng phương pháp phân loại đất định lượng (ví dụ của FAO-UNESCO) phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng;
– Các chỉ tiêu về chất lượng đất: pHKCl; hàm lượng chất hữu cơ (OM%); tổng cation kiềm trao đổi – S (me/100 g đất); độ no bazơ – V (%); dung tích hấp thu – CEC (me/100 g đất); độ dẫn điện – EC (mS/cm), đối với vùng đất mặn; SO42- (%), Al3+ (mg hoặc me/100 g đất), Fe3+ (mg hoặc me/100 g đất) đối với vùng đất phèn và đất đồi núi. Tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và yêu cầu xác định đơn vị đất đai mà lựa chọn, phân cấp một số chỉ tiêu chính trên. Một điều cần lưu ý là để có được bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất thì mỗi khoanh trên bản đồ đất phải có một mẫu phân tích;
– Thống kê các loại đất ở huyện nghiên cứu và tiến hành xây dựng thang đánh giá các chỉ tiêu về đất theo từng loại cây trồng.
3) Các chỉ tiêu địa hình, độ dốc
Sử dụng chỉ tiêu độ cao trên bản đồ nền địa hình; sử dụng chỉ tiêu độ dốc và địa hình tương đối đã phân chia trên bản đồ đất. Nếu trường hợp trên bản đồ đất chưa có độ dốc, có thể khoanh vẽ các cấp độ dốc dựa vào bản đồ nền địa hình bằng cách sử dụng modun 3D – ANALYSIS trong phần mềm Arc/View (xem thêm về điều tra xây dựng bản đồ đất).
4) Các chỉ tiêu về chế độ tưới và tiêu nước
– Về chế độ nước: trước tiên nên chia các vùng được tưới và không được tưới. Sau đó, trong vùng được tưới nên chia chi tiết hơn theo chế độ tưới như: tưới chủ động, tưới bán chủ động, tưới khó khăn, tưới rất khó khăn,…;
– Về chế độ tiêu nước: trước tiên cũng chia các vùng có khả năng tiêu thoát nước và các vùng không có khả năng tiêu thoát nước. Sau đó, trong vùng có khả năng tiêu thoát nước nên chia chi tiết hơn theo chế độ tiêu nước như: tiêu chủ động, tiêu bán chủ động, tiêu khó khăn, tiêu rất khó khăn,…
5) Các chỉ tiêu về chế độ ngập và hạn
– Về chế độ ngập: cần căn cứ vào tài liệu bản đồ hiện có để xác định vùng không bị ngập và vùng bị ngập. Sau đó, đối với vùng bị ngập thì phân chia chi tiết theo mức độ ngập (sâu, trung bình, ngập nông) và thời gian ngập (3 ngày, 5 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, ngập triều quanh năm,…);
– Về chế độ hạn: cũng căn cứ và tài liệu bản đồ hiện có để xác định vùng không bị hạn và vùng bị hạn. Sau đó, đối với vùng bị hạn thì phân chia chi tiết theo thời gian hạn (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…).
Việc phân chia về chế độ ngập và hạn phụ thuộc vào điều kiện tưới, tiêu và khí hậu thời tiết từng huyện cụ thể nên cần có sự phân chia cho phù hợp. Trong thực tế, để vừa tiết kiệm chi phí và vừa hạn chế số lượng bản đồ chuyên đề sử dụng khi chồng ghép xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thường thể hiện thông tin về tưới và hạn trên một bản đồ và thông tin về tiêu và ngập trên một bản đồ.
6) Các chỉ tiêu về xâm nhập mặn (đối với các huyện ven biển) và mức độ phèn hóa
Cần xem xét chỉ tiêu về thời gian xâm nhập mặn, thời gian bị phèn hóa.
Căn cứ vào các bản đồ chuyên đề đã thu thập được, các số liệu tổng hợp và điều tra… để xây dựng bộ chỉ tiêu cho đơn vị đất đai của huyện nghiên cứu. Tất cả các chỉ tiêu lựa chọn được phân cấp và mã hóa bằng các chữ viết tắt (xem bảng A.3).
Bảng A.3 – Ví dụ mã hóa đặc điểm và chất lượng đất đai theo yêu cầu của cây lúa nước
Ký hiệu |
Nhiệt độ không khí trung bình mùa sinh trưởng (TYMS) |
TYMS 1 |
0 oC – 10 oC |
TYMS 2 |
11 oC – 18 oC |
TYMS 3 |
19 oC – 24 oC |
TYMS 4 |
25 oC – 30 oC |
TYMS 5 |
31 oC – 32 oC |
TYMS 6 |
33 oC – 36 oC |
TYMS 7 |
37 oC – 42 oC |
Ký hiệu |
Nhiệt độ trung bình giai đoạn phát triển (TYPT) |
TYPT 1 |
0 oC – 10 oC |
TYPT 2 |
11 oC – 18 oC |
TYPT 3 |
19 oC – 24 oC |
TYPT 4 |
25 oC – 26 oC |
TYPT 5 |
27 oC – 28 oC |
TYPT 6 |
29 oC – 38 oC |
Ký hiệu |
Độ ẩm trổ chín (HUTC) |
HUTC 1 |
0 % – 30 % |
HUTC 2 |
31 % – 33 % |
HUTC 3 |
34 % – 37 % |
HUTC 4 |
38 % – 50 % |
HUTC 5 |
51 % – 65 % |
HUTC 6 |
66 % – 80 % |
HUTC 8 |
81 % – 100 % |
Ký hiệu |
Loại đất (G) |
G1 |
Đất cát ven sông (Cb) |
G2 |
Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua (Pbe) |
G3 |
Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua (Pe) |
G4 |
Đất phù sa không được bồi, chua (Pc) |
G5 |
Đất phù sa giây (Pg) |
G6 |
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) |
G7 |
Đất phù sa úng trũng (Pj) |
G8 |
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat (RDv) |
Ký hiệu |
Thành phần cơ giới lớp đất mặt (TE) |
TE 1 |
g |
TE 2 |
e |
TE 3 |
d |
TE 4 |
c |
TE 5 |
b |
TE 6 |
a |
Ký hiệu |
Địa hình tương đối (DHTD) |
DHTD1 |
Rất cao |
DHTD2 |
Cao |
DHTD3 |
Trung bình |
DHTD4 |
Thấp |
DHTD5 |
Trũng |
Ký hiệu |
Độ dốc địa hình (SL) |
SL1 |
0 -3 |
SL2 |
> 3 – 8 |
SL3 |
> 8 – 15 |
SL4 |
> 15 – 20 |
SL5 |
> 20 – 25 |
SL6 |
> 25 |
Ký hiệu |
Điều kiện tưới (I) |
I1 |
Chủ động |
I2 |
Bán chủ động |
I3 |
Khó khăn |
I4 |
Không tưới |
Ký hiệu |
Độ sâu ngập (FD) |
FD1 |
Không |
FD2 |
< 30 cm |
FD3 |
> 30 – 60 cm |
FD4 |
> 60 – 100 cm |
FD5 |
> 100 cm |
Ký hiệu |
Thời gian ngập (FT) |
FT1 |
Không |
FT2 |
1 ngày |
FT3 |
> 1 ngày – 5 ngày |
FT4 |
> 5 ngày – 60 ngày |
FT5 |
> 60 ngày |
Ký hiệu |
Thoát nước (DRA) |
DRA1 |
Chủ động |
DRA2 |
Bán chủ động |
DRA3 |
Khó khăn |
DRA4 |
Không tiêu |
Ký hiệu |
Độ chua (pHKCl) |
pH1 |
< 5,0 |
pH2 |
5,0 – 6,0 |
pH3 |
6,0 – 7,0 |
pH4 |
> 7,0 |
Ký hiệu |
Hàm lượng hữu cơ (OM %) |
OM1 |
> 2 |
OM2 |
1 – 2 |
OM3 |
< 1 |
Ký hiệu |
Tổng cation kiềm trao đổi (S – me/100 g đất) |
S1 |
> 8 |
S2 |
4 – 8 |
S3 |
< 4 |
Ký hiệu |
Tổng cation trao đổi (CEC – me/100g đất) |
CEC1 |
> 15 |
CEC2 |
10 – 15 |
CEC3 |
< 10 |
Mỗi yếu tố đặc trưng, mỗi phân cấp phân vị phải thỏa mãn các điều kiện:
– Có tác động quyết định đối với sản xuất nông nghiệp;
– Có sự phân biệt về mức độ để bố trí các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Có thể khoanh vẽ được trên bản đồ dùng trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp;
– Phù hợp với các yêu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Mức độ chi tiết, số lượng các yếu tố dùng trong việc xác định đơn vị đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ (xem bảng A.4).
Bảng A.4 – Các yếu tố tạo lập đơn vị đất đai chia theo mức độ chi tiết của bản đồ
Chỉ tiêu |
Chia theo tỷ lệ bản đồ |
||
1/50 000 |
1/25 000 |
1/10 000 |
|
1. Địa hình |
Độ dốc: 8 cấp (< 3o, 3o – 8o, > 8o – 15o, > 15o – 20o, > 20o – 25o, > 25o – 30o, > 30o – 35o và > 35o) |
Độ dốc: 8 cấp 8 cấp cấp (< 3o, 3 – 8o, > 8 – 15o, > 15 – 20o, > 20 – 25o, > 25 – 30o, > 30 – 35o và > 35o) |
Độ dốc: 8 cấp 8 cấp cấp (< 3o, 3 – 8o, > 8 – 15o, > 15 – 20o, > 20 – 25o, > 25 – 30o, > 30 – 35o và > 35o) |
Địa hình tương đối 4 cấp (cao, vàn, thấp, trũng) |
Địa hình tương đối: 5 cấp (rất cao, cao, trung bình, thấp, trũng) |
Địa hình tương đối: 5 cấp (rất cao, cao, trung bình, thấp, trũng) |
|
2. Yếu tố đất |
Loại đất (tên đất ký hiệu theo 10 TCVN 68-84) |
Loại đất (tên đất ký hiệu theo 10 TCVN 68-84) |
Đơn vị đất phụ (tên đất ký hiệu theo 10 TCVN 68-84) |
Độ dày tầng đất mịn: 5 cấp (> 100 cm, > 70 cm – 100 cm, > 50 cm – 70 cm, > 30 cm – 50 cm và < 30 cm) |
Độ dày tầng: 5 cấp cấp (> 100 cm, > 70 cm – 100 cm, > 50 cm – 70 cm, > 30 cm – 50 cm và < 30 cm) |
Độ dày tầng đất mịn: 5 cấp cấp (> 100 cm, > 70 cm – 100 cm, > 50 cm – 70 cm, > 30 cm – 50 cm và < 30 cm) |
|
Thành phần cơ giới: 6 cấp (a, b, c, d, e và g) |
Thành phần cơ giới: 6 cấp (a, b, c, d, e và g) |
Thành phần cơ giới: 6 cấp (a, b, c, d, e và g) |
|
Đá lộ đầu: 3 cấp (rải rác, cụm, tập trung) |
Đá lộ đầu: 3 cấp (rải rác, cụm, tập trung) |
Đá lộ đầu: 3 cấp (rải rác, cụm, tập trung) |
|
|
Độ phì nhiêu: 3 chỉ tiêu |
Độ phì nhiêu: 5 chỉ tiêu |
|
3. Khí hậu |
Nhiệt độ – Nhiệt độ trung bình tháng, năm |
Nhiệt độ – Nhiệt độ trung bình tháng, năm – Số tháng có nhiệt độ > 20 oC |
Nhiệt độ – Nhiệt độ trung bình năm – Số tháng có nhiệt độ < 12 oC và > 35 oC – Số tháng có nhiệt độ > 20 oC |
Mưa – Lượng mưa trung bình tháng, năm |
Mưa – Số ngày mưa trong năm |
Mưa – Số ngày mưa trong năm – Thời gian canh tác nhờ mưa |
|
4. Nước |
Tưới |
Tưới |
Tưới |
Tiêu |
Tiêu |
Tiêu |
|
Hạn |
Hạn |
Hạn |
|
Ngập – Độ sâu ngập: 3 cấp – Thời gian ngập: 3 cấp |
Ngập – Độ sâu ngập: 4 cấp – Thời gian ngập: 4 cấp |
Ngập – Độ sâu ngập: 5 cấp – Thời gian ngập: 4 cấp |
A.4.2. Xây dựng bản đồ bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Có thể sử dụng phương pháp thủ công (chồng ghép bằng tay) và phương pháp chồng ghép dưới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Hiện nay, thường sử dụng phương pháp chồng ghép bằng GIS với các bước thực hiện như sau:
– Số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất sản xuất nông nghiệp vào GIS;
– Mã hóa các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau.
Các thông tin thuộc tính về chất lượng đất đai đã được mã hóa và nhập vào cơ sở dữ liệu GIS để tạo nên thông tin của các nhóm chuyên đề. Bản đồ đơn vị đất đai được thành lập trên cơ sở chồng xếp các nhóm thông tin: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ sâu ngập, thời gian ngập, điều kiện tưới,… (xem hình A.2).
Hình A.2 – Sơ đồ chồng xếp các bản đồ chuyên đề trong GIS
Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm GIS như: Arcview, Mapinfo, ArcGis,… Kết quả là lớp thông tin có đầy đủ đặc trưng đất đai: về đất, độ dốc, tổng lượng mưa năm… Sau đó có thể dùng phần mềm xử lý thống kê tổng hợp như: Excel, Access…, để tổng hợp diện tích các đơn vị đất đai và diễn giải theo bảng A.5.
Bảng A.5 – Thống kê diện tích các đơn vị đất đai
Thứ tự ĐVĐ |
Ký hiệu GSDFI |
Diện tích (ha) |
Loại đất (G) |
Độ dốc |
Tầng dày D (cm) |
Ngập úng (F) |
Khả năng tưới (I) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mỗi khoanh trên bản đồ đơn vị đất đai hoàn thành sẽ được tô màu và ghi ký hiệu đầy đủ theo nguyên tắc: tử số là số đơn vị đất đai và mẫu số là diện tích của khoanh. Bản đồ đơn vị đất đai là sản phẩm trung gian nên thường được lưu giữ ở dạng gốc trong cơ sở dữ liệu GIS mà không in ấn để giao nộp sản phẩm.
Viết báo cáo tổng thuật thuyết minh về các đơn vị đất đai gồm: diện tích và phân bố; tính chất; các yếu tố thuận lợi và hạn chế của các đơn vị đất đai đối với sản xuất nông nghiệp và tiềm năng sản xuất nông nghiệp.
A.5. Bước 5 – Đánh giá tính phù hợp của đất đai với cây trồng thuộc các loại sử dụng đất
Thực chất của việc phân hạng thích hợp đất đai là sự so sánh hay đối chiếu các yêu cầu về điều kiện đất đai của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với tính chất của mỗi đơn vị đất đai. Kết quả đối chiếu này là các mức phân loại đất đai từ thích hợp đến không thích hợp đối với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được đánh giá. Mỗi với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đều có các yêu cầu và giới hạn về điều kiện đất đai nhất định và thường được lượng hóa ở bốn mức như sau (xem bảng A.6):
Bảng A.6 – Mức phân loại đất đai
Theo mức độ hạn chế |
Không hạn chế |
Ít hạn chế |
Hạn chế trung bình |
Rất hạn chế |
Theo mức độ thuận lợi |
Rất thuận lợi |
Thuận lợi |
Ít thuận lợi |
Không thuận lợi |
Theo độ phì |
Cao |
Khá |
Trung bình |
Nghèo |
Hạng thích hợp |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
S1: rất thích hợp; S2: thích hợp; S3: ít thích hợp và N: không thích hợp |
Đây là các mức giới hạn từ thấp đến cao mà các yếu tố tự nhiên tác động đến sử dụng đất. Cấu trúc tổng quát của phân loại thích hợp đất đai gồm bốn bậc:
– Bộ (Land Suitability Order): phản ánh loại thích hợp;
– Hạng (Land Suitability Class): phản ánh mức độ thích hợp trong bộ;
– Hạng phụ (Sub-Class): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng LMU với từng loại sử dụng đất LUT. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các hạng thích hợp trong cùng một lớp;
– Đơn vị (Land suitability Unit): phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các dạng thích hợp trong cùng một lớp phụ.
Việc phân hạng thích hợp được thực hiện căn cứ vào các yếu tố đã được phân định trong bản đồ đơn vị đất đai. Trong một số trường hợp, trừ thích hợp hạng 1 (S1) còn ở các hạng thích hợp sau được phân chia nhỏ bởi các đặc trưng hạn chế của điều kiện tự nhiên. Mức phân loại này được áp dụng nhằm chỉ rõ các yếu tố hạn chế quan trọng đối với sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem hình A.3).
Hình A.3 – Cấu trúc của phân loại thích hợp đất sản xuất nông nghiệp
Từ hạng phụ phân nhỏ ra đến các đơn vị thích hợp theo yêu cầu quản lý và chăm sóc. Số lượng chia nhỏ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
A.5.1. Định nghĩa và sự phân chia các hạng
A.5.1.1. Bộ (Orders)
Bộ chỉ ra đất đai nào được đánh giá là thích hợp (S) hay không thích hợp (N) đối với loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được xem xét.
A.5.1.2. Các hạng (Classes)
Bộ thích hợp đất đai được chia làm 3 hạng:
– Hạng thích hợp cao (S1) hay rất thích hợp (Highly suitable): đất đai không thể hiện những hạn chế hoặc chỉ có những hạn chế ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục.
– Hạng thích hợp trung bình (S2) (Moderately suitable): đất đai có thể hiện các hạn chế nhưng ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư.
– Hạng ít thích hợp (S3) (Marginally suitable): là đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục.
A.5.1.3. Các hạng của bộ không thích hợp (N)
Chia làm hai hạng:
– Hạng không thích hợp hiện tại (N1);
– Hạng không thích hợp vĩnh viễn (N2).
Trong thực tế chỉ đánh giá đến hạng không thích hợp hiện tại.
A.5.1.4. Hạng phụ thích hợp đất đai (Sub-Classes)
Phản ánh các loại giới hạn của một hạng thích hợp.
A.5.1.5. Đơn vị thích hợp đất đai (Unit)
Sự chia nhỏ hơn của lớp phụ.
Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phân hạng ở những cấp phân vị khác nhau. Thông thường, ở bản đồ tỷ lệ 1/10 000 có thể phân hạng đến cấp phân vị thứ ba (sub-Class) và bản đồ 1/50 000 – 1/25 000 ở cấp phân vị thứ hai (class).
A.5.2. Phương pháp xác định hạng đất đai
Bước này được thực hiện trên cơ sở đối chiếu giữa chất lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được lựa chọn dùng cho đánh giá đất đai.
Các tính chất của từng đơn vị đất đai sẽ được đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Mỗi tính chất đất đai sẽ có một mức thích hợp sau khi đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của một loại sử dụng nào đó. Như vậy, mỗi đơn vị đất đai trong quá trình so sánh sẽ có nhiều cấp thích hợp riêng lẻ. Để xác định được cấp phân hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nào đó có một số phương pháp đối chiếu như sau:
1) Kết hợp theo điều kiện hạn chế: phương pháp này thường được áp dụng trong phân loại khả năng thích hợp đất đai, đây là phương pháp sử dụng theo cấp hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích hợp.
2) Phương pháp toán học:là phương pháp được thực hiện bằng các tính cộng, tính nhân, tính theo phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định.
Ví dụ: phương pháp cộng dồn là S1 + S1 + S2 Þ S1
S1 + S2 + S2 Þ S2
3) Phương pháp kết hợp theo chủ quan:người đánh giá bàn bạc với nông dân, cán bộ nông nghiệp, tóm lược việc kết hợp các điều kiện xảy ra khác nhau và chỉnh sửa làm sao cho có thể đánh giá được cho tất cả các khả năng thích hợp.
4) Phương pháp kết hợp xem xét về kinh tế: trên cơ sở so sánh các kết quả về đánh giá kinh tế đã có trước đây với chất lượng đất, sau đó đưa ra phân cấp đánh giá. Phương pháp này chỉ phù hợp cho đánh giá kinh tế đất đơn thuần.
Để đảm bảo tính khách quan của các kết quả đánh giá thích hợp thì sử dụng phương pháp 1 hoặc 2. Tuy nhiên, trong thực tế thường sử dụng phương pháp 1 hoặc 2 kết hợp với phương pháp 3 và 4.
Lập bảng ghi kết quả phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp theo thứ tự sắp xếp của đơn vị đất đai rồi nạp vào máy tính để lựa chọn các kiểu thích hợp đất sản xuất nông nghiệp (xem bảng A.7).
Bảng A.7 – Phân hạng mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Đơn vị đất đai |
Diện tích (ha) |
G |
SL |
D |
R |
… |
I |
Hạng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp các kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các đơn vị đất đai được trình bày ở bảng A.8, A.9.
Bảng A.8 – Tổng hợp kết quả phân hạng đất sản xuất nông nghiệp
Đơn vị đất đai |
Diện tích (ha) |
Mức độ thích hợp |
|||
S1 |
S2 |
S3 |
N |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng A.9 – Tổng hợp diện tích đất theo các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
TT |
Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp |
Mức độ thích hợp |
Diện tích |
Phân theo đơn vị hành chính |
|||||
Ha |
% |
A |
B |
C |
… |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A.5.3. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp
Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp sẽ được thể hiện riêng biệt theo từng đối tượng phân hạng (loại hoặc nhóm cây trồng). Bản đồ này có thể làm riêng cho từng loại sử dụng, ví dụ riêng cho lúa nước, cà phê, cao su (xem hình A.4).
Trường hợp có nhiều loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thì ghi kèm theo ký hiệu và phân hạng theo loại sử dụng đó. Màu sắc thể hiện riêng từng hạng, mỗi khoanh trên bản đồ ghi ký hiệu loại sử dụng đất, hạng thích hợp và diện tích. Chú dẫn bản đồ thể hiện rõ và đầy đủ màu sắc cũng như ký hiệu. Ví dụ 2LM S1 (2 lúa + 1 màu, mức độ thích hợp số 1).
Bản đồ thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại phản ánh mức độ thích hợp của mỗi loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với yêu cầu sử dụng trong điều kiện hiện tại.
Bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp tương lai được xây dựng tương tự như phương pháp xây dựng bản đồ thích hợp đất sản xuất nông nghiệp hiện tại dựa trên khả năng đầu tư cải tạo đất và xây dựng cơ sở hạ tầng tương lai (mặn, phèn, tưới, tiêu,…).
Chồng xếp bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để xác định mức độ thích hợp theo hiện trạng của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Hình A.4 – Tiến trình xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp
A.6. Bước 6 – Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
A.6.1. Xác định các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Một loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cụ thể được áp dụng trên một đơn vị đất đai xác định cùng với chi phí, sản phẩm và nhu cầu cải tạo đất nhất định được coi là một hệ thống sử dụng đất.
Hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là kết quả tổng hợp loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên đơn vị đất đai, có thể sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và bản đồ đơn vị đất đai hoặc bản đồ đất. Kết quả của sự chồng xếp này cho phép thống kê loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên các đơn vị đất đai hoặc các đơn vị đất (bản đồ hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp). Sau khi chồng xếp ta được bản đồ các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, thống kê diện tích của từng hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem bảng A.10).
Bảng A.10 – Diện tích các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
ĐVĐ |
Diện tích (ha) |
Loại sử dụng đất |
Ghi chú |
|||
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A.6.2. Trình tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là xác định khả năng và mức độ thích hợp của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với điều kiện đất đai về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được xác định trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông dân và cán bộ địa phương ở huyện. Kết quả so sánh và phân tích, phân loại theo các mức thích hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sẽ được dùng để lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp, làm cơ sở xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Trình tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo bốn bước (Hình A.5):
Hình A.5 – Sơ đồ về trình tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
A.6.2.1. Bước 1 – Điều tra thu thập số liệu, tài liệu cơ bản, tổng hợp các thông tin
– Sơ đồ, bản đồ về cơ sở hạ tầng;
– Số liệu thống kê về dân số, tỷ lệ tăng dân số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác..;
– Số liệu thống kê về tình hình sử dụng đất, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng…;
– Bình quân thu nhập của nông dân; tỷ lệ nghèo đói trong huyện;
– Tình hình phát triển kinh tế của các ngành trong huyện;
– Mục tiêu phát triển và chính sách v.v…
A.6.2.2. Bước 2 – Xử lý bước đầu, quyết định điều tra thực địa
– Tổng hợp, xử lý và chọn lọc để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có;
– Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của từng nguồn số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá hiệu quả kinh tế các hệ thống sử dụng đất;
– Xác định hiện trạng các hệ thống sử dụng đất;
– Nghiên cứu đặc điểm vùng và lịch canh tác;
– Dự kiến nội dung điều tra, các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Xác định mẫu điều tra: dựa trên bản đồ, xác định hướng, ô điều tra. Xác định mẫu điều tra từ đơn vị huyện, xã, loại đất (hoặc đơn vị đất nếu có). Lựa chọn các hộ điều tra đại diện cho các hệ thống sử dụng đất theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, cách lấy mẫu ngẫu nhiên. Để đảm bảo tin độ tin cậy của số liệu điều tra, số lượng phiếu điều tra của mỗi hệ thống sử dụng đất phải ³ 30 mẫu;
– Sử dụng máy vi tính để xử lý, tính toán và tổng hợp các số liệu, tài liệu.
A.6.2.3. Bước 3 – Điều tra thực địa
a) Điều tra nông hộ
Tiến hành phỏng vấn hộ nông dân theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục C). Phiếu điều tra gồm các nội dung cơ bản sau: thông tin cơ bản về nông hộ; cơ cấu đất đai; tư liệu sản xuất; cơ cấu các hệ thống sử dụng đất; cơ cấu cây trồng; năng suất cây trồng; các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm cơ bản của hộ gia đình về mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường, chi phí sản xuất; tình hình vốn sản xuất; kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ; các vấn đề tồn tại khó khăn và nhu cầu phát triển sản xuất của hộ gia đình v.v…
b) Phương pháp điều tra: để có được những thông tin cần thiết cho việc điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở huyện nghiên cứu, sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp chuyên gia:
+ Làm việc với cán bộ lãnh đạo huyện; các phòng/ban chuyên môn của huyện (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thống kê, Tài nguyên và Môi trường,…) nhằm tập hợp số liệu, tài liệu về tình hình kinh tế – xã hội, hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và các chính sách có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
+ Làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã như chủ tịch, bí thư, cán bộ phụ trách thống kê, nông lâm, tài nguyên môi trường, hội nông dân, phụ nữ… để thu thập thông tin về hiện trạng và hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã, các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả v.v…;
+ Làm việc với cán bộ chủ chốt của thôn/bản, như trưởng thôn/bản, bí thư chi bộ… về tình hình kinh tế – xã hội của thôn; kết quả và hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA): áp dụng để thu thập các số liệu về tình hình sản xuất và thu nhập của người dân từ các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được nghiên cứu theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục D).
Khi điều tra tốt nhất là hỏi được người dân tại chính nơi họ đang canh tác. Đồng thời phải tiến hành lấy mẫu đất phân tích loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đó và đánh dấu vị trí trên bản đồ đất hoặc hiện trạng sử dụng đất.
Cần phỏng vấn theo phương pháp gợi mở, tạo tâm lý thoải mái cho người trả lời để thông tin thu nhập sẽ ít bị thiếu và độ sai lệch là không quá lớn.
Cán bộ phỏng vấn nên định lượng câu trả lời của người dân. Không được tự làm đầy các câu trả lời, vì như vậy kết quả điều tra hoàn toàn không có ý nghĩa.
– Phương pháp thống kê, so sánh và quan sát trực tiếp/gián tiếp cũng được sử dụng trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và điều tra nông hộ ở huyện.
A.6.2.4. Bước 4 – Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Mục đích là để tính toán, so sánh và phân loại mức độ thích hợp của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo loại đất.
Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở các số liệu thu thập được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông dân ở huyện nghiên cứu.
Có thể dùng nhiều phần mềm máy tính để xử lý số liệu điều tra như: EXCEL, FARMAP, STATA, ALES… tùy thuộc vào yêu cầu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện và khả năng sử dụng phần mềm của cán bộ xử lý.
Các chỉ tiêu cần tính toán để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thường quy về đơn vị 1 ha cho từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
a) Chỉ tiêu kinh tế
– Giá trị sản xuất được tính theo công thức (1):
GO = SL x GB |
(1) |
Trong đó:
GO |
là giá trị sản xuất; |
SL |
là sản lượng; |
GB |
là giá bán sản phẩm. |
– Chi phí được tính theo công thức (2):
C = IE + Dp + LĐg IE = VC + DVP + LĐt + LV |
(2) |
Trong đó:
C |
là tổng chi phí (tính cả lao động gia đình); |
IE |
là chi phí trung gian (không tính lao động gia đình); |
Dp |
là khấu hao tài sản cố định; |
LĐg |
là lao động gia đình; |
VC |
là chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu); |
DVP |
là dịch vụ phí (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, vận tải, khuyến nông); |
LĐt |
là tiền thuê lao động ngoài; |
LV |
là lãi vay (ngân hàng, các nguồn khác). |
– Lợi nhuận được tính theo công thức (3):
Pr = GO – C; hoặc Pr = MI – LĐg |
(3) |
Trong đó:
Pr |
là lợi nhuận; |
C |
là tổng chi phí (tính cả lao động gia đình); |
MI |
là thu nhập hỗn hợp; |
LĐg |
là lao động gia đình. |
– Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức (4), tính bằng phần trăm (%):
R = Pr/C |
(4) |
Trong đó:
R |
là tỷ suất lợi nhuận; |
Pr |
là lợi nhuận; |
C |
là tổng chi phí. |
– Giá trị ngày công lao động được tính theo công thức (5):
HLMI = MI/LĐGĐ |
(5) |
Trong đó:
HLMI |
là giá trị ngày công lao động; |
MI |
là thu nhập hỗn hợp; |
LĐg |
là lao động gia đình. |
– Giá thành cho một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức (6):
GT = C/GO |
(6) |
Trong đó:
C |
là tổng chi phí; |
GO |
là giá trị sản xuất |
Có thể sử dụng phần mềm EXCEL để tính các chỉ tiêu cho cây dài ngày như sau:
– Tính giá trị hiện tại (NPV) cho chuỗi đầu tư. Giá trị hiện tại của đầu tư là tổng giá trị của chuỗi dòng tiền mặt phải trả trong tương lai (giá trị âm) và thu nhập (giá trị dương);
– Tính khấu hao cho đầu tư vườn cây hoặc đầu tư ban đầu vào tài sản cố định cho loại hình sản xuất;
– Tính tỷ lệ thu hồi nội tại IRR. Tỷ lệ thu hồi nội tại là lãi suất tăng lên cho một đầu tư bao gồm các khoản trả (nhận giá trị âm) và thu nhập (nhận giá trị dương) xuất hiện trong các giai đoạn thông thường.
Căn cứ vào kết quả xử lý, tổng hợp phiếu điều tra, mặt bằng chung của huyện, các chỉ tiêu đã lựa chọn ở trên được phân thành 5 cấp sau: rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp (xem bảng A.11, A.12).
Bảng A.11 – Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Hệ thống sử dụng đất |
Giá trị sản xuất (1000đ) |
Tổng chi phí |
Chi phí trung gian (1000đ) |
Thu nhập hỗn hợp (1000đ) |
Lợi nhuận (1000đ) |
Giá trị ngày công (1000đ) |
Hiệu quả đồng vốn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng A.12 – Phân cấp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Phân cấp đánh giá |
Hệ thống sử dụng đất |
Giá trị sản xuất (1000đ) |
Tổng chi phí |
Chi phí trung gian (1000đ) |
Thu nhập hỗn hợp (1000đ) |
Lợi nhuận (1000đ) |
Giá trị ngày công (1000đ) |
Hiệu quả đồng vốn |
1 Rất cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 Cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 Trung bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 Thấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Chỉ tiêu xã hội
Phân tích hiệu quả xã hội của bất kỳ loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nào cũng cần trả lời một số câu hỏi dưới đây:
– Khả năng bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ?
– Có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện và tập quán canh tác của người dân địa phương hay không?
– Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm?
– Tính ổn định, bền vững của những loại sử dụng đất bố trí ở các vùng định canh, định cư kinh tế mới?
– Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa?
Tuy nhiên, không phải loại sử dụng đất nào cũng đạt được đầy đủ các chỉ tiêu xã hội nêu trên. Tùy yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có thể không lựa chọn chỉ tiêu này mà còn chọn chỉ tiêu kia để đưa vào phân tích, đánh giá.
c) Đánh giá hiệu quả môi trường
Phân tích hiệu quả môi trường đối với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khuôn khổ của nội dung đánh giá tác động môi trường các phương án sử dụng đất hay dự án phát triển nông nghiệp. Phân tích hiệu quả môi trường là một nội dung quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được lựa chọn đưa vào bố trí.
Phân tích hiệu quả môi trường là tiến hành xem xét thực trạng môi trường, đánh giá mức độ, chiều hướng tác động của loại sử dụng đất đối với môi trường. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm:
– Tỷ lệ che phủ tối đa (tính bằng % diện tích mặt đất) mà loại sử dụng đất nhất định tạo ra, khả năng chống xói mòn rửa trôi (lượng đất mất do xói mòn);
– Nguy cơ gây ô nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải…;
– Nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn do thay đổi phương thức sử dụng đất, do sử dụng nước tưới không bảo đảm tiêu chuẩn cho phép…;
– Chiều hướng biến động độ phì nhiêu tự nhiên của đất qua một số mốc thời gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc suốt thời kỳ kinh doanh đối với cây lâu năm; qua một số vụ (năm) canh tác đối với loại sử dụng đất trồng cây ngắn ngày…
Tác động của sự thay đổi về sử dụng đất đến môi trường có thể chia ra hai nhóm yếu tố: tác động trực tiếp đến môi trường vùng nghiên cứu và tác động gián tiếp đến môi trường ngoài vùng nghiên cứu.
– Tác động trực tiếp: gây rửa trôi, xói mòn, thoái hóa đất, sức sản xuất của đất, những đất có vấn đề, nước, sự xuất hiện của lụt lội, khô hạn, bồi lắng cặn phù sa làm giảm công suất của các công trình thủy lợi, chất lượng nước, độ che phủ, cấu trúc rừng, đa dạng hóa cây trồng…;
– Tác động gián tiếp: ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu, tình trạng ô nhiễm nước ngầm do sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu, phân bón, sự suy giảm tài nguyên động, thực vật do chặt, phá rừng…
Các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc ba lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá hiệu quả một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, tùy theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng các trọng số khác nhau. Ví dụ:
– Để phát triển kinh tế nông hộ trong điều kiện hiện nay với yêu cầu tăng nhanh nông sản hàng hóa thì mục tiêu chủ yếu là tăng tổng sản phẩm và thu nhập. Do đó cần quan tâm đến các chỉ tiêu chính như: giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích;
– Để đảm bảo nghiên cứu toàn diện về hiệu quả sử dụng đất cần thiết phải xác định thêm một số chỉ tiêu bổ sung như: hệ số sử dụng đất; năng suất cây trồng; tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sản phẩm hàng hóa; mức đảm bảo đời sống nông dân; mức sử dụng lao động nông thôn và đáp ứng thị trường, tác động bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
d) Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
– Chọn chỉ tiêu so sánh:
+ Chỉ tiêu kinh tế: có thể sử dụng một số hoặc toàn bộ các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn, giá trị một ngày công lao động…;
+ Chỉ tiêu xã hội: yêu cầu lao động/ha;
+ Chỉ tiêu môi trường: khả năng chống xói mòn, tăng độ che phủ đất (%),…
– Lập bảng so sánh: sau khi phân cấp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lập bảng so sánh mức độ đạt được các chỉ tiêu này giữa các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (xem bảng A.13).
Bảng A.13 – Phân cấp đánh giá khả năng thích hợp
Phân cấp |
Gia tăng sản phẩm (tấn/năm) |
Đa dạng hóa cây trồng |
Tăng thu nhập (triệu đồng/năm) |
Nhu cầu lao động |
Bảo vệ môi trường |
Rất thích hợp (A) |
|
|
|
|
|
Thích hợp (B) |
|
|
|
|
|
Ít thích hợp (C) |
|
|
|
|
|
Không thích hợp (D) |
|
|
|
|
|
– Nguyên tắc lựa chọn
Dựa vào các tiêu chuẩn và bảng phân cấp đánh giá mức độ thích hợp, lựa chọn các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu đề ra. Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp lý tưởng nhất là loại có 3 nhóm chỉ tiêu đều đạt mức cao đến rất cao.Thông thường, khi bố trí sử dụng đất, người ta luôn lựa chọn những loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có nhiều chỉ tiêu đạt được các mức cao đến trung bình. Ngoài căn cứ này, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội là những căn cứ quan trọng để quyết định lựa chọn loại sử dụng đất. Ví dụ:
– Để đảm bảo nhu cầu lương thực của địa phương, người ta chọn loại sử dụng đất lúa có chỉ tiêu sản lượng ở mức rất cao đến cao mà xem nhẹ hoặc không tính đến chỉ tiêu môi trường, mặc dù chỉ tiêu chỉ đạt ở mức thấp đến rất thấp;
– Nếu là mục tiêu nhằm nâng cao mức thu nhập, tăng cường hiệu quả sử dụng đất thì người ta lại chọn loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp, thu nhập thuần, tỷ suất lợi nhuận đạt cao đến rất cao;
– Nhằm đảm bảo tính bền vững của một phương án sử dụng đất, ngoài các mục tiêu chủ yếu cần đạt được, người ta còn phải tính toán, cân đối với những chỉ tiêu về xã hội và môi trường;
– Cùng với những loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu hiện có ở huyện, một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mới đạt được mục tiêu phát triển, đạt mức thích hợp cao với điều kiện đất đai vùng nghiên cứu cũng có thể được đề xuất bố trí.
Qua đánh giá khả năng thích hợp của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tiến hành lựa chọn các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng. Có thể đề xuất một số loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng mà hiện tại chưa phổ biến ở huyện nghiên cứu, nhưng lại đang có ưu thế ở các huyện lân cận và phù hợp với yêu cầu sinh thái của huyện. Lập bảng mô tả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng được lựa chọn (xem bảng A.14).
Bảng A.14 – Mô tả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp |
Năng suất tấn/ha |
Hiệu quả kinh tế (1000 đ/ha) |
Yêu cầu lao động |
Thị trường sản phẩm |
||
Chi phí |
Thu nhập |
Lãi |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A.6.2.5. Báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Sau khi hoàn thành bảng phân cấp đánh giá mức độ thích hợp, lựa chọn các loại sử dụng đất theo mục tiêu đề ra, lập báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với các nội dung chủ yếu sau:
1) Mục tiêu, nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a) Mục tiêu;
b) Nội dung;
c) Phương pháp đánh giá.
2) Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:
a) Hiệu quả kinh tế;
b) Hiệu quả xã hội;
c) Hiệu quả môi trường;
d) Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:
– Cơ sở phân cấp;
– Kết quả phân cấp.
A.7. Bước 7 – Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
A.7.1. Những quan điểm đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
– Phát triển toàn diện nền nông nghiệp, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao;
– Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng vụ trên một đơn vị diện tích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
– Đảm bảo đời sống của nông dân (an toàn lương thực, nâng cao mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân…);
– Phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện;
– Thu hút lao động, giải quyết việc làm;
– Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ Khoa học Kỹ thuật để phát triển các cây trồng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện và các khu vực lân cận;
– Bảo vệ môi trường;
– Khai thác tối đa diện tích đất hiện có để bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng khu vực trên địa bàn huyện. Đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp.
A.7.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện trên cơ sở những lợi thế về:
– Vị trí địa lý thuận lợi;
– Tiềm năng quỹ đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp;
– Điều kiện khí hậu cho phép đa dạng hóa cây trồng và luân canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng;
– Nguồn lao động dồi dào;
– Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp;
– Khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;
– Kết quả phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp;
– Các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, có triển vọng phát triển ở huyện.
A.7.3. Kết quả đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Qua kết quả điều tra, đánh giá phân hạng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp, dự kiến đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo bảng A.15:
Bảng A.15 – Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Loại sử dụng đất |
Diện tích hiện trạng (ha) |
Diện tích đề xuất (ha) |
Tăng (+), giảm (-) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
A.7.4. Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Bản đồ đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thể hiện theo từng loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp với màu sắc riêng biệt, mỗi khoanh trên bản đồ ghi ký hiệu loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Chú dẫn bản đồ thể hiện rõ và đầy đủ màu sắc cũng như ký hiệu.
Kết quả đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sẽ được các nhà quy hoạch sử dụng để bố trí sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Phụ lục B
(tham khảo)
Mẫu phiếu điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT Tên đơn vị thực hiện |
Số phiếu:……………… |
PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
Cán bộ điều tra:……………………………………………………………Ngày điều tra.…/.…/2000/…..
I. Thông tin chung
Họ tên chủ hộ:……………………….……………..Số khẩu:…….(người). Số lao động:…….(người).
Thôn/bản:……………………..Xã:…………………Huyện:…………………….Tỉnh:……………………
1) Các loại hình sử dụng đất và điều kiện canh tác
Loại cây trồng |
Loại đất |
Địa hình |
Diện tích (ha) |
Thời gian (tháng) |
Nguyên nhân |
Độ ngập sâu (m) |
Điều kiện tưới |
||||||
Rất dốc |
Dốc vừa |
Bằng thoải |
Thấp trũng |
Hạn |
Ngập |
Tưới mặt |
Tưới ngầm |
Không tưới |
|||||
1. Cây lâu năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
1.1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.5. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.6. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Cây hàng năm – Theo thời vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
2.1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.5. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.6. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.7. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.8. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Mặt nước nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
3.1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2) Hình thức tiêu thụ sản phẩm
Loại nông sản |
Tổng sản phẩm (tấn) |
Trong đó (%) sản phẩm dùng |
Đối tượng bán |
Khoảng cách từ nhà đến nơi bán (km) |
Giá bán (đ/kg) |
|||
Làm giống |
Tiêu dùng gia đình |
Đóng góp khác |
Bán |
|||||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. |
|
|
|
|
|
|
|
|
6. |
|
|
|
|
|
|
|
|
7. |
|
|
|
|
|
|
|
|
8. |
|
|
|
|
|
|
|
|
9. |
|
|
|
|
|
|
|
|
10. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3) Khó khăn trong sản xuất (Đánh số vào ô theo thứ tự quan trọng)
– Giống |
:£ |
– Vốn sản xuất |
:£ |
– Phân bón, hóa chất |
:£ |
– Lao động |
:£ |
– Kỹ thuật canh tác |
:£ |
– Chất lượng đất |
:£ |
– Nguồn nước |
:£ |
– Sâu bệnh |
:£ |
– Thời tiết |
:£ |
– Chế biến sản phẩm |
:£ |
– Giá cả tiêu thụ |
:£ |
– Thị trường tiêu thụ |
:£ |
– Lưu thông |
:£ |
-………………. |
:£ |
-………………. |
:£ |
-………………. |
:£ |
-………………. |
:£ |
-………………. |
:£ |
-………………. |
:£ |
-………………. |
:£ |
II. Hiệu quả sử dụng đất
1. Cây hàng năm
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Loại sử dụng |
Loại sử dụng |
Loại sử dụng |
||||
A. Thông tin chung |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Diện tích |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Năng suất |
tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Giá bán |
1000 đ/kg |
|
|
|
|
|
|
|
B. TỔNG THU |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Sản phẩm chính |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
– Sản phẩm phụ |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
C. CHI PHÍ |
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Vật chất |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Giống |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Phân chuồng |
tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Urê |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Lân |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Kali |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– NPK |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– DAP |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Phân vi sinh |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Vôi |
Kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Phân bón lá |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Hóa chất bảo vệ thực vật |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Thuốc trừ cỏ |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Nhiên liệu: tưới… |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Vật tư khác |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
-……………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Công lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Lao động nhà |
Công/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Lao động thuê |
Công/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Giá trị công lao động thuê |
1000 đ/công |
|
|
|
|
|
|
|
III. Dịch vụ phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Khai hoang xây dựng đồng ruộng |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Làm đất |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Thu hoạch |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Vận chuyển |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Thủy lợi phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Quản lý phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
-……………….. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
IV. Chi khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Thuế sử dụng đất |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Lãi vay ngân hàng (nếu có) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
-……………….. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
-……………….. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
D. HIỆU QUẢ KINH TẾ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Giá trị sản xuất (GO) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Tổng chi phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Chi phí trung gian (IE) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Chi phí lao động gia đình |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Khấu hao tài sản cố định |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
– Chi khác |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
3. Thu nhập hỗn hợp (MI) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
4. Lợi nhuận (Pr) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
5. Tỷ suất lợi nhuận |
% |
|
|
|
|
|
|
|
6. Hiệu quả đồng vốn |
Lần |
|
|
|
|
|
|
|
7. Giá trị ngày công lao động |
1000 đ/công |
|
|
|
|
|
|
|
2. Cây lâu năm
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Loại sử dụng |
Loại sử dụng |
Loại sử dụng |
||||||
Trồng mới |
Thời kỳ KTCB1 |
Thời kỳ KD2 |
Trồng mới |
Thời kỳ KTCB1 |
Thời kỳ KD2 |
Trồng mới |
Thời kỳ KTCB1 |
Thời kỳ KD2 |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
A. THÔNG TIN CHUNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Năm |
năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Tháng thu hoạch trong năm |
tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Diện tích |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cây trồng xen |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Loại cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Mật độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. TỔNG THU |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Sản phẩm chính |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Sản phẩm phụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Cây trồng chính |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Cây trồng xen |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Sản phẩm thanh lý vườn cây |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C. CHI PHÍ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.Vật chất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Mật độ/ Số lượng |
Cây/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Giá cây giống |
1000 đ/cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Phân chuồng |
tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Urê |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Lân |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Kali |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– NPK |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– DAP |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Phân vi sinh |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Vôi |
kg/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Phân vi lượng |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Phân bón lá |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Hóa chất bảo vệ thực vật |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Thuốc trừ cỏ |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Nhiên liệu: tưới… |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Vật tư khác |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Công lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Lao động nhà |
Công/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Lao động thuê |
Công/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Giá trị công lao động |
1000 đ/công |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Dịch vụ phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Khai hoang xây dựng đồng ruộng |
triệu đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Xây dựng Cơ sở hạ tầng |
triệu đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Làm đất |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Hệ thống tưới tiêu |
triệu đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Thu hoạch |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Vận chuyển |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Thủy lợi phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Quản lý phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Chi khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Thuế sử dụng đất |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Lãi vay ngân hàng (nếu có) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Vật tư máy móc, công cụ, dụng cụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
+…………… |
1000 đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+…………… |
1000 đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+…………… |
1000 đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-……………. |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. HIỆU QUẢ KINH TẾ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Giá trị sản xuất (GO) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Tổng chi phí |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Chi phí trung gian (IE) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Chi phí lao động gia đình |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Khấu hao tài sản cố định |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Chi khác |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Thu nhập hỗn hợp (MI) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Lợi nhuận (Pr) |
1000 đ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Tỷ suất lợi nhuận |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Hiệu quả đồng vốn |
lần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Giá trị ngày công LĐ |
1000 đ/công |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHÚ THÍCH 1) KTCB: Kiến thiết cơ bản 2) KD: Kinh doanh |
Phụ lục C
(tham khảo)
Ví dụ mẫu xây dựng yêu cầu sử dụng đất
C.1. Theo loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Bảng C.1 – Ví dụ mẫu xây dựng yêu cầu sử dụng đất theo loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
TT |
LUT |
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
Mức độ thích hợp |
|||
S1 |
S2 |
S3 |
N |
|||
1 |
2 vụ lúa |
Loại đất (G) |
Pg, Pe, Pc, Pf |
Mi, Sp2 |
M, Cm |
Mn, Cc |
TPCG (TE) |
e,d |
c |
g,b |
a |
||
Địa hình tương đối |
Vàn, vàn thấp |
Vàn cao, vàn thấp |
Trũng |
Cao |
||
Điều kiện tưới (I) |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu (DRA) |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
5,0 – 6,5 |
> 6,5 – 7,5 |
> 7,5; < 5,0 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
2 |
2 lúa + 1 màu |
Loại đất |
Pe, Pc, Pf |
Mi, Sp2, Pg |
M, Cm |
Mn, Cc |
TPCG |
c, d |
b, e |
g |
a |
||
Địa hình tương đối |
Vàn |
Vàn cao |
Vàn thấp |
Trũng, Cao |
||
Điều kiện tưới |
Chủ động |
Chủ động |
Bán chủ động |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu |
Chủ động |
Chủ động |
Bán chủ động |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
5,0 – 6,5 |
> 6,5 – 7,5 |
> 7,5; < 5,0 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
3 |
1 lúa + 2 màu |
Loại đất |
Pe, Pc, Pf |
Mi, Cm, Sp2 |
Pg, M |
Mn, Cc |
TPCG |
c, b |
d |
e |
g, a |
||
Địa hình tương đối |
Vàn cao, vàn |
Cao |
Vàn thấp |
Trũng |
||
Điều kiện tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu |
Chủ động |
Chủ động |
Khó khăn |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
> 6,5 – 7,5 |
> 5,0 – 6,5 |
< 5,0 ; > 7,5 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
4 |
1 lúa + 1 cá |
Loại đất |
Pg |
Pe, Pc, Mi, Pf, Sp2 |
M, Cm |
Mn, Cc |
TPCG |
d, e, g |
c |
a, b |
|
||
Địa hình tương đối |
Trũng |
Vàn thấp |
vàn |
Cao, vàn cao |
||
Điều kiện tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
5,0 – 6,5 |
> 6,5 – 7,5 |
< 5,0; > 7,5 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
5 |
Chuyên rau |
Loại đất |
Pe, Pc, Pf |
Mi, Sp2, Cm |
Pg, M |
Mn, Cc |
TPCG |
c, d |
b |
e |
g, a |
||
Địa hình tương đối |
Cao |
Vàn cao |
vàn |
Vàn thấp, Trũng |
||
Điều kiện tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
> 6,5 – 7,5 |
> 7,5 |
5,0 – 6,5; < 5,0 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
6 |
Chuyên màu |
Loại đất |
Pe, Pc, Pf |
Mi, Sp2, Cm |
Pg, M |
Mn, Căn cứ |
TPCG |
c, b |
d |
e |
g, a |
||
Địa hình tương đối |
Cao |
Vàn cao |
vàn |
Vàn thấp, Trũng |
||
Điều kiện tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
> 6,5 – 7,5 |
> 7,5; 5,0 – 6,5 |
< 5,0 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
7 |
Cây ăn quả |
Loại đất |
Pe, Pc, Pf |
Mi, Cm |
Sp2, M, Căn cứ |
Pg, Mn |
TPCG |
e, d |
c |
g |
a, b |
||
Địa hình tương đối |
Cao |
Vàn cao |
vàn |
Vàn thấp, Trũng |
||
Điều kiện tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
||
Điều kiện tiêu |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tiêu úng |
||
pHKCl |
5,0 – 6,5 |
6,5 – 7,5 |
> 7,5; < 5,0 |
|
||
OM (%) |
> 2 |
1 – 2 |
< 1 |
|
||
CEC (me/100 g đất) |
> 20 |
10 – 20 |
< 10 |
|
||
V % |
> 80 |
50 – 80 |
< 50 |
|
||
TMT % |
< 0,3 |
0,3 – 2,0 |
> 2,0 |
|
||
CHÚ THÍCH TPCG: Thành phần cơ giới OM: Hàm lượng chất hữu cơ CEC: Dung tích hấp thu V: Độ no bazơ TMT: Tổng số muối tan |
C.2. Ví dụ mẫu xây dựng yêu cầu sử dụng đất đối với một số cây trồng
Bảng C.2 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây lúa nước
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng |
> 30 |
> 25 – 30 |
> 15 – 25 |
< 15 |
– Trung bình thời kỳ trổ – chín |
> 25 – 30 |
> 30 |
> 20 – 25 |
< 20 |
– Trung bình tối cao năm thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng |
> 35 |
> 30 – 35 |
> 25 – 30 |
< 25 |
– Trung bình tối cao năm thời kỳ trổ – chín |
> 30 – 35 |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
< 20 |
– Trung bình tối thấp năm thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
> 10 – 15 |
> 25; < 10 |
– Trung bình tối thấp năm thời kỳ trổ – chín |
> 25 |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
> 15 |
2) Số giờ chiếu sáng trung bình các tháng mùa sinh trưởng (giờ) |
> 200 |
> 150 – 200 |
> 100 – 150 |
< 100 |
3) Độ ẩm không khí trung bình (%) |
|
|
|
|
– Thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng |
> 75 – 80 |
> 80 – 85 |
> 85 – 90 |
> 90 |
– Thời kỳ trổ – chín |
< 75 |
> 75 – 80 |
> 80 – 85 |
> 85 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pg, Rk, Rg |
Pf, RDv, Sj2, Mi, X, Xg |
D, Pj, J, FI, Sj1, M, SjM, Xa, B |
Các đất khác |
– Thành phần cơ giới |
d |
e, c |
g, b |
a |
5) Tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
6) Tiêu |
Chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không thể tiêu |
7) Xâm nhập mặn |
Không |
< 3 tháng /năm |
> 3 tháng /năm |
Thường xuyên |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.3 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây ngô*
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình tháng từ mọc – trổ cờ phun râu |
> 25 – 30 |
> 30, > 20 – 25 |
> 15 – 20 |
< 15 |
– Trung bình tháng từ trổ cờ phun râu – chín sữa |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
> 25 – 30 |
> 30, < 15 |
– Trung bình tháng từ chín sữa đến chín hoàn toàn |
> 30 |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
< 20 |
– Trung bình tối thấp tháng từ mọc – trổ cờ phun râu |
> 20 – 25 |
> 25, > 15 – 20 |
> 10 – 15 |
< 10 |
– Trung bình tối thấp tháng từ trổ cờ phân râu – chín sữa |
> 15 – 20 |
> 10 – 15 |
> 20 – 25 |
> 25, < 10 |
– Trung bình tối thấp tháng từ chín sữa – chín |
> 25 |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
< 15 |
2) Tổng lượng mưa trung bình 4 tháng mùa sinh trưởng (mm) |
> 300 – 400 |
> 400 – 500, > 200 – 300 |
> 500 – 600, > 100 – 200 |
> 600, < 100 |
3) Độ ẩm không khí trung bình các tháng mùa sinh trưởng (%) |
> 75 – 80 |
< 75, > 80 – 85 |
> 85 – 90 |
> 90 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Fk, Fu, Ft, Ru |
P, Py, Pf, X, Fv, Fn, Fe, Fj, Fl |
Pg, Fs, Fđ, Fp, Fa, Fq, Hj, Hs, Ha, Hq, Hv |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
0 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 – 25 |
> 25 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
– Thành phần cơ giới |
c |
b, d |
e |
g, a |
– Độ sâu ngập (cm) |
Không |
Không |
Ngập < 30 cm |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không |
Không |
Ngập < 1 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
* Với các giống ngô có thời gian sinh trưởng trung bình (118 ngày đến 120 ngày), tùy thời vụ, thời gian gieo đến trổ cờ phun râu. Thời gian trổ cờ phun râu đến chín sữa khoảng 45 ngày. Thời gian từ chín sữa đến chín hoàn toàn khoảng 30 ngày. |
Bảng C.4 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây lúa nương*
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
|||
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình tháng giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng |
> 25 – 30 |
> 30, > 20 – 25 |
> 15 – 20 |
< 15 |
|||
– Trung bình tháng giai đoạn sinh trưởng sinh thực |
> 30 |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
< 20 |
|||
– Trung bình tháng giai đoạn chính |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
> 25 – 30 |
> 30 , < 15 |
|||
– Trung bình tối cao tháng giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng |
> 30 – 35 |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
< 20, > 35 |
|||
– Trung bình tối cao tháng giai đoạn sinh trưởng sinh thực |
> 35 |
> 30 – 35 |
> 25 – 30 |
< 25 |
|||
– Trung bình tối cao tháng giai đoạn chín |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
> 30 – 35 |
< 20, > 35 |
|||
– Trung bình tối thấp tháng giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng |
> 20 – 25 |
> 25, > 15 – 20 |
> 10 – 15 |
< 10 |
|||
– Trung bình tối thấp tháng giai đoạn sinh trưởng sinh thực |
> 25 |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
< 15 |
|||
– Trung bình tối thấp tháng giai đoạn chín |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
> 10 – 15 |
<10, > 25 |
|||
2) Tổng lượng mưa trung bình 4 tháng mùa sinh trưởng (mm) |
> 100 – 200 |
> 200 – 300 |
> 300 – 400 |
> 400, < 100 |
|||
3) Số giờ nắng trung bình các tháng mùa sinh trưởng (giờ) |
> 200 |
> 150 – 200 |
> 100 – 150 |
< 100 |
|||
4) Độ ẩm không khí trung bình các tháng mùa sinh trưởng (%) |
> 80 – 85 |
> 75 – 80 |
> 85 – 90 |
> 90, < 75 |
|||
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
|||
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu, Fe, Fj, Rk, Ru, P, Py |
Fv, Fn, Fs, Fp, Fđ |
Fa, Fq, X, B, Xa, Ba |
Các đất khác |
|||
– Độ dốc địa hình (o) |
0 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 – 20 |
> 20 |
|||
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
|||
– Đá lộ đầu |
Không |
Rải rác |
Cụm |
Tập trung |
|||
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
|||
* Cả ba giai đoạn phát triển của lúa cạn khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa các giống chủ yếu do thời gian sinh trưởng sinh dưỡng. Thời vụ gieo cuối tháng 3 đến hết tháng 4 và thu hoạch tháng 9 đến tháng 10 |
|||||||
Giống |
Thời gian sinh trưởng sinh dưỡng |
Thời gian sinh trưởng sinh thực |
Thời gian chín |
||||
Ngắn ngày Trung ngày Dài ngày |
40 ngày 65 ngày 75 ngày đến 80 ngày Từ gieo – làm đòng |
35 ngày 35 ngày 35 ngày Từ làm đòng – trỗ |
Từ trỗ – chín |
||||
Bảng C.5 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây khoai lang*
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) |
|
|
|
|
– Trung bình các tháng mùa sinh trưởng |
> 20 – 25 |
> 25 – 30 |
> 30, > 15 – 20 |
< 15 |
– Trung bình tối cao các tháng mùa sinh trưởng |
> 25 – 30 |
> 30 – 35 |
> 35, > 20 – 25 |
< 20 |
– Trung bình tối thấp các tháng mùa sinh trưởng |
> 15 – 20 |
> 20 – 25 |
> 25, > 10 – 15 |
< 10 |
2) Tổng lượng mưa trung bình 4 tháng mùa sinh trưởng (mm) |
> 500 – 600 |
> 300 – 400 |
> 200 – 300 |
> 600, < 200 |
3) Số giờ nắng trung bình các tháng mùa sinh trưởng (giờ) |
> 200 |
> 150 – 200 |
> 100 – 150 |
< 100 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Pe, Pc, Py |
X, B, Fp, Fq, Fa, Fs, Fj |
Ft, Fk, Fu, Fn, Xa, Ba, C, Cz, Mi, Rk, Ru, Rv |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
0 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 – 20 |
> 20 |
– pHKCl |
> 6,5 |
> 5,5 – 6,5 |
> 4,5 – 5,5 |
< 4,5 |
– Thành phần cơ giới |
c |
b, d |
e |
a, g |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
* Thời vụ: Vụ Đông: trồng tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch tháng 1 đến tháng 2. Vụ Đông xuân: trồng tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch tháng 4 đến tháng 5. Vụ Xuân: trồng tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch tháng 6 đến tháng 7. Vụ Hè thu: trồng tháng 5 đến tháng 6, thu hoạch tháng 10 đến tháng 11. |
Bảng C.6 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây sắn
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 22 – 25 |
> 20 – 22 |
> 25, > 18 – 20 |
< 18 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
> 27 – 30 |
> 24 – 27 |
< 24 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 17 – 20 |
> 14 – 17 |
> 20 |
< 14 |
2) Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) |
> 1700 – 2100 |
> 1300 – 1700 |
> 2100 – 2500 |
> 2500, < 1300 |
3) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
> 2000 – 2500 |
> 1500 – 2000 |
< 1500 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu, Fv, Fn, Ru, Rv, Fj, Fs |
Fa, Fq, Fp, X, Pbe, Pbc, Py |
Pf, Hk, Hu, Hj, Hs, Ha, Hq |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
> 3 – 8 |
0 – 3, > 8 – 15 |
> 15 – 25 |
> 25 |
– Thành phần cơ giới |
c |
b, d |
e |
g, a |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
5) Ngập úng |
|
|
|
|
– Độ sâu ngập (cm) |
Không ngập |
Ngập < 30 |
30 – 60 |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không ngập |
< 1 ngày |
< 5 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.7 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây đậu tương
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình mùa sinh trưởng |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
> 30, > 15 – 20 |
< 15 |
– Trung bình tối cao tháng |
> 30 – 35 |
> 25 – 30 |
> 35, > 20 – 25 |
< 20 |
– Trung bình tối thấp tháng |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
> 25, > 10 – 15 |
< 10 |
2) Tổng lượng mưa trung bình mùa sinh trưởng (mm) |
> 800 – 1200 |
>1200-1600 > 600 – 800 |
> 1600 – 2000 > 400 – 600 |
> 2000 < 400 |
3) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Rk, Rv, Fk, Fu, Ft |
Pe, Pc, X, Fj, Fe, Fp |
Xa, B, Ba, Cs, Cz, Fa, Fq |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
0 – 3 |
> 3 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 (CK3) |
CK4 |
CK5 |
– Thành phần cơ giới |
c, e |
d |
b |
a, g |
4) Ngập úng |
Không |
Không |
Không |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.8 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây đậu xanh *
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
|||
1) Nhiệt độ không khí (o) – Trung bình các tháng mùa sinh trưởng |
> 25 – 30 |
> 30 |
> 20 – 25 |
<20 |
|||
– Trung bình tối thấp các tháng mùa sinh trưởng |
> 25 |
> 20 – 25 |
> 15 – 20 |
< 15 |
|||
2) Tổng lượng mưa trung bình 3 tháng mùa sinh trưởng (mm) |
> 500 – 600 |
> 400 – 500 > 600 – 700 |
> 300 – 400 > 700 – 800 |
< 300 > 800 |
|||
3) Số giờ nắng trung bình các tháng mùa sinh trưởng (giờ) |
> 200 |
> 200 |
> 150 – 200 |
< 150 |
|||
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
|||
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Fk, Fu, Ft, Rk, Rv, Fe |
Fv, Fj, Fs, Fp, FI, Pe, Pc, Py, X |
Pf, Xa, B, Ba, Fa, Fq |
Các đất khác |
|||
– Độ dày đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
|||
– Thành phần cơ giới |
c |
b |
d, e |
a, g |
|||
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
|||
*: Nhìn chung đậu xanh có thời gian sinh trưởng phát triển 3 tháng thời vụ ở các vùng như sau: |
|||||||
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSH, TDMNBB và Khu IV |
Vụ Đông xuân Vụ 1 Vụ 2 Xuân hè Xuân Hè |
Thời gian gieo Tháng 11 đến tháng 12 Tháng 4 đến tháng 5 Tháng 7 đến tháng 8 Tháng 3 đến tháng 4 Tháng 3 đến tháng 4 Tháng 5 đến tháng 6 |
Thời gian thu hoạch Tháng 2 đến tháng 3 Tháng 7 Tháng 10 Tháng 6 đến tháng 7 Tháng 5 Tháng 7 đến tháng 8 |
||||
Bảng C.9 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây lạc *
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
||
1) Nhiệt độ không khí các tháng mùa gieo trồng (oC) – Trung bình |
> 20 – 25 |
> 25 – 30 |
> 30; > 15 – 20 |
< 15 |
||
– Trung bình tối cao |
> 25 – 30 |
> 30 – 35 |
> 35; > 20 – 25 |
< 20 |
||
– Trung bình tối thấp |
> 15 – 20 |
> 20 – 25 |
> 25; > 10 – 15 |
< 10 |
||
2) Tổng lượng mưa trung bình mùa gieo trồng (mm) |
650 – 1000 |
< 650 – 450 > 1000 – 1200 |
< 450 – 350 > 1200 – 1600 |
< 350 > 1600 |
||
3) Lượng mưa tháng cuối cùng (mm) |
75 – 100 |
> 100 – 150 < 75 – 50 |
> 150 – 200 < 50 – 30 |
> 200 < 30 |
||
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
||
– Loại đất |
Pbe, Pbc, C, Cs, Cz |
Pe, Pc, Py, X |
B, Ba, Xa, Rk, Rv, Fu, Fk, Fj, Fs |
Các đất khác |
||
– Thành phần cơ giới |
b, c |
b, c |
a, d |
e, g |
||
– Độ dốc (o) |
0 – 3 |
> 3 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 |
||
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
||
– Kết von, đá lẫn |
CK1 |
CK2,3 |
CK4 |
CK5 |
||
5) Ngập úng |
Không |
Không |
Ngập cục bộ thời gian ngắn |
Các mức ngập khác |
||
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
||
* Thời gian gieo trồng Vụ xuân Vụ thu Vụ hè thu |
Ngày 10 tháng 1 đến ngày 25 tháng 2 Ngày 10 tháng 7 đến ngày 25 tháng 7 Tháng 4 đến tháng 5 |
120 ngày đến 135 ngày 105 ngày đến 120 ngày 92 ngày đến 98 ngày |
||||
Bảng C.10 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây dâu tằm
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 20 – 25 |
> 18 – 20 |
< 18 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
> 24 – 30 |
> 22 – 24 |
< 22 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
> 17 – 20 |
> 14 – 17 |
< 14 |
2) Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) |
> 2500 |
> 2100 – 2500 |
> 1700 – 2100 |
< 1700 |
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%) |
> 80 – 85 |
> 75 – 80; > 85 – 90 |
< 75 |
> 90 |
4) Số tháng khô hạn / năm (tháng) |
< 2 |
> 2 – 3 |
> 3 – 4 |
> 4 |
5) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
> 2000 – 2500 |
> 1500 – 2000 |
< 1500 |
6) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Fk, Fu, Ft |
Pe, Pc, Py, Fj, Fe, Fs |
Pf, X, Fp, Fa, Fq, B |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
0 – 3 |
> 3 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 70 – 100 |
> 50 – 70 |
< 50 |
– Thành phần cơ giới |
c, e |
d |
b |
g, a |
7) Ngập úng |
|
|
|
|
– Độ sâu ngập |
Không ngập |
Không ngập |
Ngập < 30 cm |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không ngập |
Không ngập |
< 15 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.11 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây bông vải *
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí trung bình các tháng mùa sinh trưởng |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
> 30 |
< 20 |
2) Tổng lượng mưa trung bình 5 tháng mùa sinh trưởng (mm) |
> 800 – 1000 |
> 1000 – 1200 |
> 1200 – 1400 > 600 – 800 |
> 1400 < 800 |
3) Độ ẩm không khí trung bình các tháng mùa sinh trưởng (%) |
< 75 |
> 75 – 80 |
> 80 – 85 |
> 85 |
4) Số giờ nắng trung bình các tháng mùa sinh trưởng (giờ) |
> 200 |
> 150 – 200 |
> 100 – 150 |
< 100 |
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Rk, Ru, Rv |
Fv, Fk, Fu |
Pbe, Pbc, Py, X |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
> 3 – 8 |
0 – 3 |
> 8 – 15 |
> 15 |
– pHKCl |
> 6,5 |
> 5,5 – 6,5 |
> 4,5 – 5,5 |
< 4,5 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
6) Ngập úng |
Không ngập |
Không ngập |
Ngập nhẹ |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
* Thời vụ chủ yếu có hai vụ: Vụ Đông xuân: gieo tháng 11 đến tháng 12 thu hoạch tháng 3 đến tháng 4 Vụ Hè thu: gieo tháng 7 đến tháng 8 thu hoạch tháng 11 đến tháng 12 |
Bảng C.12 – Yêu cầu sử dụng đối với cây mía
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC) |
|
|
|
|
– Thời kỳ trồng đến nảy mầm + cây con |
25 – 30 |
> 20 – 25; > 30 |
> 15 – 20 |
< 15 |
+ Vụ thu: tháng 8 đến tháng 9 |
|
|
|
|
+ Vụ đông xuân tháng 11 đến tháng 3 |
|
|
|
|
+ Vụ mùa (vụ 1) tháng 4 đến tháng 6 |
|
|
|
|
– Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng |
> 30 |
> 25 – 30 |
> 20 – 25 |
< 20 |
+ Vụ thu: tháng 10 đến tháng 8 năm sau |
|
|
|
|
+ Vụ đông xuân tháng 12 đến tháng 10 năm sau |
|
|
|
|
+ Vụ mưa (vụ 1) tháng 6 đến tháng 4 năm sau |
|
|
|
|
– Thời kỳ chín |
> 15 – 20 |
> 20 – 25 |
> 25 – 30 |
> 30 |
+ Vụ thu: tháng 8 đến tháng 10 |
|
|
|
|
+ Vụ đông xuân tháng 11 đến 12 |
|
|
|
|
+ Vụ mưa (vụ 1) tháng 5 đến tháng 6 |
|
|
|
|
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
> 2500 |
2100 – 2500 |
1700 – 2100 |
< 1700 |
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%) |
> 80 – 85 |
85 – 90; 75 – 80 |
> 90 |
< 75 |
4) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
> 2000 – 2500 |
> 1500 – 2000 |
< 1500 |
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Pe, Pc, Ft, Fk, Fe, Fj |
Pfh, Pfl, Pf, Py, Fv, Fs, Fu, Ru |
X, Fp, Fa, Fđ, Fq, Rv |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
0 – 3 |
> 3 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 70 – 100 |
> 50 – 70 |
< 50 |
– Thành phần cơ giới |
c |
d |
b, e |
a, g |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 |
CK3 |
CK4, 5 |
– Đá lộ đầu |
Không |
Rải rác |
Rải rác |
Cụm, tập trung |
6) Ngập úng |
|
|
|
|
– Thời gian ngập |
Không |
Không |
< 1 ngày |
Các mức khác |
– Độ sâu ngập |
Không |
Không |
< 30 cm |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.13 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây dứa
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
> 20 – 22 |
< 20 |
– Trung bình tối cao năm |
> 27 – 30 |
> 24 – 27 |
> 22 – 24 |
> 30, < 22 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
> 17 – 20 |
> 14 – 17 |
< 14 |
2) Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) |
> 1300 – 1700 |
> 1700 – 2100 |
< 1300 |
> 2100 |
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%) |
> 75 – 80 |
> 80 – 85 |
< 75 |
> 85 |
4) Số tháng khô hạn/ năm (tháng) |
< 2 |
2 – 3 |
3 – 4 |
> 4 |
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu, Fv, Fj, Fs, Fe |
Fn, Fa, Fq, Fp, X |
Pe, Pc, Mi, Sp1, Sj1, B, XK, DK |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
> 3 – 8 |
0 – 3 |
> 8 – 20 |
> 20 |
– Thành phần cơ giới |
d |
e |
c |
a, b, g |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 70 |
> 50 – 70 |
> 30 – 50 |
< 30 |
– Đá lộ đầu |
Không |
Rải rác |
Cụm |
Tập trung |
5) Ngập úng |
|
|
|
|
– Độ sâu ngập (cm) |
Không ngập |
Ngập < 30 |
30 – 60 |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không ngập |
< 1 ngày |
< 5 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.14 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây nhãn, vải *
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
> 20 – 22 |
< 20 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
> 27 – 30 |
> 24 – 27 |
< 24 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
> 17 – 20 |
> 14 – 17 |
< 14 |
2) Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) |
> 2500 |
> 2100 – 2500 |
>1700 – 2100 |
< 1700 |
3) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
> 2000 – 2500 |
> 1500 – 2000 |
< 1500 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Pe, Pc, Fk, Fu, Ft |
Fp, X, Fs |
Fa, Fq, B |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
0 – 8 |
8 – 15 |
15 – 20 |
> 20 |
– Thành phần cơ giới |
d, e |
c |
b, e |
a |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 70 – 100 |
> 50 – 70 |
< 50 |
– Kết von, đá lẫn trong đất (%) |
CK1 |
CK2 |
Ck3, CK4 |
CK5 |
5) Ngập úng |
|
|
|
|
– Độ sâu ngập (cm) |
Không ngập |
< 30 |
30 – 60 |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không ngập |
< 1 ngày |
< 15 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.15 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây măng cụt
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
> 20 – 22 |
< 20 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
> 27 – 30 |
> 24 – 17 |
< 24 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
> 17 – 20 |
> 14 – 17 |
< 14 |
2) Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) |
> 2500 |
> 2100 – 2500 |
> 1700 – 2100 |
< 1700 |
3) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
> 2000 – 2500 |
> 1500 – 2000 |
< 1500 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbc, Pc, Fk, Fu, Ft |
Fp, X, Fs |
Fa, Fq, B |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
3 – 8 |
0 – 3 |
8 – 15 |
> 15 |
– Thành phần cơ giới |
c, d |
b, e |
g |
a |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 70 – 100 |
> 50 – 70 |
< 50 |
5) Ngập úng |
|
|
|
|
– Độ sâu ngập (cm) |
Không ngập |
< 30 |
30 – 60 |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không ngập |
< 1 ngày |
< 15 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.16 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cam, quýt, bưởi
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
> 18 – 22 |
< 18 |
– Trung bình tối cao năm |
> 27 – 30 |
> 30; > 24 – 27 |
> 22 – 24 |
< 22 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
> 17 – 20 |
> 14 – 17 |
< 14 |
2) Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) |
> 2100 – 2500 |
> 1700 – 2100 |
> 1300 – 1700 |
> 2500; < 1300 |
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%) |
< 75 |
> 75 – 80 |
> 80 – 85 |
> 85 |
4) Số giời nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
> 2000 – 2500 |
> 1500 – 2000 |
< 1500 |
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Pbe, Pbc, Pe, Pc |
Fv, Fn, Ft, Fk, Fu, Fe, Fj |
Fs, Fđ, Fa, Fq, Fp, X |
Các đất khác |
– Độ dốc (o) |
> 3 – 8 |
0 – 3; > 8 – 15 |
> 15 – 20 |
> 20 |
– Thành phần cơ giới |
d |
c |
b, e |
a, g |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 70 – 100 |
> 50 – 70 |
< 50 |
– Kết von, đá lẫn |
CK1 |
CK2 |
CK3 |
CK4,5 |
5) Ngập úng |
|
|
|
|
– Độ sâu ngập (cm) |
Không ngập |
Ngập < 30 |
30 – 60 |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Không ngập |
< 1 ngày |
< 10 ngày |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.17 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cà phê vối (Robusta)
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
18 – 22 |
< 18 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
17 – 20 |
14 – < 17 |
< 14 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
27 – 30 |
22 – < 27 |
< 22 |
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
> 2500 |
2100 – 2500 |
1300 – 2100 |
< 1300 |
3) Số tháng khô hạn/năm (tháng) |
< 2 |
2 – 3 |
> 3 – 4 |
> 4 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu |
Fv, Fn, Fe, Fs |
Fs, Fp, Fq, Fa |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (độ) |
< 3 |
> 3 – 8 |
> 8 – 15 |
> 15 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 100 |
70 – 100 |
< 70 |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2; CK3 |
CK4 |
CK5 |
– Đá lộ đầu |
Không |
Không |
Rải rác |
Cụm |
– Thành phần cơ giới |
e, g (cấu trúc tốt) |
d |
c |
b, a |
– Ngập úng |
Không |
Không |
Không |
Các mức khác |
5) Tưới |
Chủ động |
Bán chủ động |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.18 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cà phê chè (Arabica)
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) |
|
|
|
|
– Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
18 – 22 |
< 18 |
– Trung bình tối cao năm |
> 27 – 30 |
> 24 – 27; > 30 |
> 22 – 24 |
< 22 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
> 17 – 20 |
> 10 – 17 |
< 10 |
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
> 2500 |
2100 – 2500 |
1300 – 2100 |
< 1300 |
3) Số ngày mưa phùn/năm (ngày) |
< 10 |
> 10 – 20 |
> 20 – 30 |
> 30 |
4) Số tháng khô hạn/năm (tháng) |
< 2 |
2 – 3 |
> 3 – 4 |
> 4 |
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu, Fe, Fj |
Fv, Fn, Fs |
Fp, Fđ, Fa, Fq |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
< 8 |
> 8 – 15 |
> 15 – 20 |
> 20 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 100 |
> 70 – 100 |
< 70 |
– Kết vón, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 |
CK3–4 |
CK5 |
– Đá lộ đầu |
Không |
Rải rác |
Cụm |
Tập trung |
– Thành phần cơ giới |
e, g (cấu trúc tốt) |
d |
c |
b,a |
– Độ sâu ngập (cm) |
Không |
Không |
Ngập < 30 cm |
Các mức khác |
– Thời gian ngập |
Chủ động |
Không |
< 1 ngày |
|
5) Tưới |
Không |
Bán chủ động |
Khó khăn |
Không tưới |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.19 – Yêu cầu sử dụng đối với cây cao su
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 25 |
> 22 – 25 |
20 – 22 |
< 20 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
17 – 20 |
14 – 17 |
< 14 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
27 – 30 |
22 – 27 |
< 22 |
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
> 2500 |
2100 – 2500 |
1300 – 2100 |
< 1300 |
3) Số tháng khô hạn/năm (tháng) |
< 2 |
2 – 3 |
> 3 – 4 |
> 4 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu, Fv, Fn |
Fe, Fj, Fs, Fp, X |
Fa, Fq, Xa |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (độ) |
< 8 |
> 8 – 15 |
15 – 20 |
> 20 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 100 |
70 – 100 |
< 70 |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 (CK3) |
CK4 |
CK5 |
– Đá lộ đầu |
e, g (cấu trúc tốt) |
d |
c |
b, a |
– Thành phần cơ giới |
< 300 |
> 300 – 500 |
> 500 – 700 |
> 700 |
7) Ngập úng |
Không |
Không |
Không |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.20 – Yêu cầu sử dụng đối với cây điều
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
22 – 25 |
> 25; 20 – 22 |
18 – 20 |
< 18 |
– Trung bình tối cao năm |
27 – 30 |
> 30; 24 – < 27 |
> 22 – 24 |
< 22 |
– Trung bình tối thấp năm |
17 – 20 |
> 20; 14 – < 17 |
> 10 – 14 |
< 10 |
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
2100 – 2500 |
> 2500 1700 – < 2100 |
> 1300 – 1700 |
< 1300 |
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%) |
< 75 |
75 – 80 |
> 80 – 85 |
> 85 |
4) Số giờ nắng trung bình năm (giờ) |
> 2500 |
2000 – 2500 |
1500 – < 2000 |
< 1500 |
5) Độ cao tuyệt đối (m) |
< 100 |
100 – < 300 |
300 – < 500 |
> 500 |
6) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Fk, Fu, Ft, X, Fp, Fq |
Fj, Fa, Xa |
Fs, B, Ba |
Đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
< 8 |
8 – < 20 |
20 – < 25 |
> 25 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 100 |
70 – 100 |
< 70 |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 (CK3) |
CK4 |
CK5 |
– Thành phần cơ giới |
c |
d |
b, e |
a, g |
7) Ngập úng |
Không |
Không |
Không |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.21 – Yêu cầu sử dụng đất đối với cây chè
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 22 – 25 |
> 18 – 22 |
15 – 18 |
< 15 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 20 |
17 – 20 |
14 – 17 |
< 14 |
– Trung bình tối cao năm |
> 30 |
27 – 30 |
23 – 27 |
< 23 |
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
> 1800 |
1300 – 1800 |
1000 – 1300 |
< 1000 |
3) Số tháng khô hạn/năm (tháng) |
< 3 |
3 – 4 |
> 3 – 4 |
> 4 |
4) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Ft, Fk, Fu, Fv, Fn |
Fe, Fj, Fs, Fp, X, B |
Fa, Fq, Xa, Ba |
Các đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
< 8 |
> 8 – 15 |
15 – 20 |
> 20 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 100 |
70 – 100 |
< 70 |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 (CK3) |
CK4 |
CK5 |
– Thành phần cơ giới |
e, g |
d |
c |
b, a |
5) Ngập úng |
Không |
Không |
Không |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Bảng C.22 – Yêu cầu sử dụng đối với cây hồ tiêu
Chất lượng và đặc điểm đất đai |
S1 |
S2 |
S3 |
N |
1) Nhiệt độ không khí (oC) – Trung bình năm |
> 22 – 24 |
> 20 – 22 |
18 – 20 |
< 18 |
– Trung bình tối cao năm |
> 26 – 30 |
> 30; 24 – 26 |
> 22 – 24 |
< 22 |
– Trung bình tối thấp năm |
> 16 – 20 |
> 20; 14 – 16 |
> 10 -14 |
< 10 |
2) Tổng lượng mưa năm (mm) |
> 2000 |
1800 – 2000 |
> 1600 – 1800 |
< 1600 |
3) Độ ẩm không khí trung bình năm (%) |
< 75 |
75 – 80 |
> 80 – 85 |
> 85 |
4) Số tháng khô hạn/năm (tháng) |
< 3 |
3 – 4 |
> 3 – 4 |
> 4 |
5) Đặc điểm về đất |
|
|
|
|
– Loại đất |
Fk, Fu, Ft, Fđ |
Fj, Fs, Fp |
Fa, Fq |
Đất khác |
– Độ dốc địa hình (o) |
< 8 |
8 – < 20 |
20 – < 25 |
> 25 |
– Độ dày tầng đất mịn (cm) |
> 100 |
> 100 |
70 – 100 |
< 70 |
– Kết von, đá lẫn (%) |
CK1 |
CK2 (CK3) |
CK4 |
CK5 |
– Thành phần cơ giới |
C |
d |
b, e |
a, g |
5) Ngập úng |
Không |
Không |
Không |
Các mức khác |
Thang điểm |
100 |
70 |
50 |
15 |
Phụ lục D
(tham khảo)
Tên đất và ký hiệu
TT |
Tên đất |
Ký hiệu |
I |
Cồn cát bãi cát và đất cát biển |
C |
1 |
Bãi cát bằng ven biển, ven sông |
Cb |
2 |
Cồn cát trắng |
Cc |
3 |
Cồn cát vàng |
Cv |
4 |
Cồn cát đỏ |
Cđ |
5 |
Đất cát biển |
C |
6 |
Đất cát giồng |
Cz |
7 |
Đất cát vỏ sò |
Cs |
8 |
Đất cát san hô |
Ch |
9 |
Đất cát có mạch mặn |
Cm |
II |
Đất mặn |
M |
10 |
Đất mặn, sú, vẹt, đước |
Mm |
11 |
Đất mặn nhiều |
Mn |
12 |
Đất mặn trung bình |
M |
13 |
Đất mặn ít |
Mi |
14 |
Đất mặn kiềm |
Mk |
III |
Đất phèn |
S |
15 |
Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn |
Sp1Mm |
16 |
Đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn |
Sp2Mm |
17 |
Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều |
Sp1Mn |
18 |
Đất phèn tiềm tàng nông, mặn trung bình |
Sp1M |
19 |
Đất phèn tiềm tàng nông, mặn ít |
Sp1Mi |
20 |
Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nhiều |
Sp2Mn |
21 |
Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn trung bình |
Sp2M |
22 |
Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn ít |
Sp2Mi |
23 |
Đất phèn tiềm tàng nông |
Sp1 |
24 |
Đất phèn tiềm tàng sâu |
Sp2 |
25 |
Đất phèn hoạt động nông, mặn nhiều |
Sj1Mn |
26 |
Đất phèn hoạt động nông, mặn trung bình |
Sj1M |
27 |
Đất phèn hoạt động nông, mặn ít |
Sj1Mi |
28 |
Đất phèn hoạt động sâu, mặn nhiều |
Sj2Mn |
29 |
Đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình |
Sj2M |
30 |
Đất phèn hoạt động sâu, mặn ít |
Sj2Mi |
31 |
Đất phèn hoạt động nông |
Sj1 |
32 |
Đất phèn hoạt động sâu |
Sj2 |
IV |
Đất phù sa |
P |
33 |
Đất phù sa được bồi trung tính ít chua |
Pbe |
34 |
Đất phù sa được bồi chua |
Pbc |
35 |
Đất phù sa không được bồi thường xuyên, trung tính ít chua |
Pe |
36 |
Đất phù sa không được bồi thường xuyên, chua |
Pc |
37 |
Đất phù sa glây |
Pg |
38 |
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng |
Pf |
39 |
Đất phù sa úng nước |
Pj |
40 |
Đất phù sa ngòi suối |
Py |
41 |
Đất phù sa phủ trên nền cát biển |
P/C |
42 |
Đất phù sa phủ trên nền đất đỏ vàng |
P/F |
43 |
Đất phù sa phủ trên nền phù sa glây |
P/Pg |
44 |
Đất phù sa ảnh hưởng cacbonat |
PK |
V |
Đất lầy và than bùn |
J&T |
45 |
Đất lầy |
J |
46 |
Đất than bùn |
T |
47 |
Đất than bùn phèn mặn |
TS |
VI |
Đất xám bạc màu |
X&B |
48 |
Đất xám trên phù sa cổ |
X |
49 |
Đất xám trên macma axit |
Xa |
50 |
Đất xám trên đá cát |
Xq |
51 |
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ |
B |
52 |
Đất xám bạc màu trên macma axit |
Ba |
53 |
Đất xám bạc màu trên đá cát |
Bq |
54 |
Đất xám glây |
Xg |
55 |
Đất xám bạc màu glây |
Bg |
VII |
Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn |
DK&XK |
56 |
Đất đỏ vùng bán khô hạn |
DK |
57 |
Đất xám nâu vùng bán khô hạn |
XK |
VIII |
Đất đen |
R |
58 |
Đất đen trên Secpentinis |
Rr |
59 |
Đất đen trên tuf và tro núi lửa |
R |
60 |
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan |
Rk |
61 |
Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và đá bazan |
Ru |
62 |
Đất đen cacbonat |
Rv |
63 |
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat |
RDv |
IX |
Đất đỏ vàng |
F |
64 |
Đất nâu tím trên đá sét màu tím |
Fe |
65 |
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính |
Fk |
66 |
Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ và trung tính |
Fd |
67 |
Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính |
Fu |
68 |
Đất đỏ nâu trên đá vôi |
Fv |
69 |
Đất nâu vàng trên đá vôi |
Fn |
70 |
Đất đỏ vàng trên đá biến chất |
Fj |
71 |
Đất đỏ vàng trên đá sét |
Fs |
72 |
Đất vàng đỏ trên đá macma axit |
Fa |
73 |
Đất vàng nhạt trên đá cát |
Fq |
74 |
Đất nâu vàng trên phù sa cổ |
Fp |
75 |
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước |
FI |
X |
Đất mùn vàng đỏ trên núi (phân bố ở đai cao ³ 900 – 1800m) |
H |
76 |
Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính |
Hk |
77 |
Đất mùn nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính |
Hu |
78 |
Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi |
Hv |
79 |
Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất |
Hj |
80 |
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét |
Hs |
81 |
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit |
Ha |
82 |
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát |
Hq |
XI |
Đất mùn trên núi cao (phân bố ở đai cao > 1800m) |
A |
83 |
Đất mùn vàng nhạt trên núi cao |
A |
84 |
Đất mùn thô than bùn núi cao |
At |
XII |
Đất thung lũng |
D |
85 |
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ |
D |
XIII |
Đất cacbonat |
K |
86 |
Đất cacbonat |
K |
XIV |
Đất lập liếp |
N |
87 |
Đất liếp trên đất mặn |
Nm |
88 |
Đất liếp trên đất phèn |
Ns |
89 |
Đất liếp trên đất phù sa |
Np |
XV |
Đất xói mòn trơ sỏi đá |
E |
90 |
Đất xói mòn trơ sỏi đá |
E |
Phụ lục E
(tham khảo)
Mẫu viết báo cáo kết quả đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. Các kết quả nghiên cứu ở ngoài nước
2.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
5.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.1.1. Điều kiện tự nhiên
1) Địa hình, địa mạo
2) Địa chất
3) Khí hậu
4) Đặc điểm tài nguyên đất
5) Thủy văn – thủy lợi
6) Thảm thực vật
5.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội và hoạt động sản xuất của con người
1) Dân số và lao động
2) Thực trạng phát triển kinh tế
3) Hiện trạng sử dụng đất
4) Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện qua các giai đoạn
5) Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
6) Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
7) Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống cây trồng ở huyện
5.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có tác động đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện
5.2. Xác định các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và xây dựng yêu cầu sử dụng đất
5.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện có
5.2.2. Lựa chọn các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để đánh giá
5.2.3. Xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.3. Xác định các đơn vị đất đai
5.3.1. Tiến trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
5.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
5.3.3. Đặc điểm các đơn vị đất đai
5.4. Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.4.1. Các cấp phân loại và phương pháp xác định mức thích hợp
5.4.2. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai
5.4.3. Mô tả mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.5.1. Xác định các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.5.2. Đánh giá hiệu quả của các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
1) Hiệu quả kinh tế
2) Hiệu quả xã hội
3) Hiệu quả môi trường
5.6. Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.6.1. Những quan điểm để đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.6.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.6.3. Kết quả đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện
6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
6.1. Kết luận
6.2. Đề nghị
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quyết định số 28/2004-BTNMT ngày 01/11/2004 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. [2] Tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98, Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, năm 1999 [3] Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân, Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, năm 1999. [4] Bùi Thị Ngọc Dung và ctg, Phân hạng đánh giá đất đai, NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2009. [5] Trần Thị Kim Dung, Hệ thống thông tin địa lý và những ứng dụng trong lĩnh vực điều tra quy hoạch nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu Khoa học 1996 – 2001 của Viện QH& TKNN. NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001. [6] Nguyễn Khang (chủ biên), Ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Nông nghiệp, năm 2004. [7] Võ Thị Bé Năm, Ứng dụng kỹ thuật GIS và Hệ thống đánh giá đất tự động (ALES) đánh giá khả năng thích nghi đất đai tự nhiên cho đất lúa tỉnh Sóc Trăng, ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu Khoa học 1996 – 2001 của Viện QH&TKNN. NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001. [8] Trần An Phong và ctv, Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, năm 1995. [9] Đỗ Thị Tám, Ứng dụng hệ thống đánh giá đất tự động (ALES) để đánh giá đất xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Khoa học đất số 18, NxBNN, năm 2003. [10] Đào Châu Thu, Nguyễn Khang. Đánh giá đất – Giáo trình dùng cho học sinh các ngành Khoa học đất, NXB Nông nghiệp, năm 1998. [11] Trần Văn Tuấn và ctv, Nội dung và cấu trúc thông tin địa lý tổng hợp phục vụ quản lý và sử dụng đất tỉnh Lào Cai. Thông báo Khoa học của các Trường Đại học. Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002. [12] Viện QH&TKNN, Đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở 4 vùng ĐBSCL, ĐBSH, DHNTB VÀ DHBTB, năm 2003. [13] Viện QH&TKNN, Bài giảng về quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn: Điều tra phân loại lập bản đồ đất và đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, NxB Chính trị Quốc gia, năm 2006. [14] Viện QH&TKNN, Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1/25.000 – 1/50.000 phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cấp huyện, năm 2006. [15] Burough, P.A, Principles of geographic information system for land resource assessment. Oxford University, 1986. [16] Cornell University, Department of Soil, Crop&Atmospheric Sciences, Automated land evaluation system (ALES – Version 4.65 User’s Manual). Newyork, USA, 2000. [17] FAO, A Framework for land evaluation. Soil Bulletin 32. Rome, 1976. [18] FAO, Soil survey investigations for irrigation. Soil Bulletin 42, Rome 1979b. [19] FAO, Guidelines: Land evaluation for irrigation agriculture. Soil Bulletin 51. Rome, 1982. [20] FAO, Guidelines: Land evaluation for rainfed agriculture. Soil Bulletin 52. Rome, 1983. [21] Ir.C.Sys, E.Van Ranst, J. Debaveye and Beernaert, Land evaluation part III: Crop requirement. Agricultural publications – No7, General administration for development cooperation place du Champ de Mars 5 bte 57 – 1050 Brussels Belgium, 1993. [22] Young A. and Goldsmith P. F. Soil survey and land evaluation in developing countries: a case study in Malawi. Geogr.J 153, 1977.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Quy định chung
5 Các giai đoạn thực hiện đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
6 Hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
Phụ lục A
Phụ lục B
Phụ lục C
Phụ lục D
Phụ lục E
Thư mục tài liệu tham khảo
1 Sẽ được chuyển đổi thành TCVN