Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8523:2010

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8523:2010
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8523:2010 về Ống tụt cứu người 30m


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8523 : 2010

ỐNG TỤT CỨU NGƯỜI 30 m

30 m escape chute

Lời nói đầu

TCVN 8523 : 2010 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn trên cơ s dự thảo đề nghị của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỐNG TỤT CỨU NGƯỜI 30 m

30 m escape chute

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ống tụt cứu người (sau đây gọi là ống tụt) được sử dụng khi xảy ra cháy hoặc các trường hợp khn cấp khác độ cao tối đa 30 m.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4509 : 2006, Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt do – Xác định các tính chất ứng suất giãn dài khi kéo

ASTM D 2863, Standard Test Method for Measuring the Minimum Oxygen Concentration) to Support Candle-like Combustion of plastics (Oxygen Index- OI) (Phương pháp đo nồng độ oxy tối thiểu tạo sự đốt cháy nhựa dẻo (Ch số oxy OI).

3. Phân loại, ký hiệu

3.1. Trong tiêu chuẩn này ống tụt được phân làm 3 loại:

Ống tụt đứng thẳng;

Ống tụt đứng xoắn;

– Ống tụt nghiêng.

3.2. Ký hiệu ca ống tụt bao gồm tập hợp ch và số:

OT 30 là ký hiệu cho loại ống tụt đứng thẳng, độ cao cứu người tối đa là 30 m;

OX 30 là ký hiệu cho loại ống tụt đứng xoắn, độ cao cu người tối đa là 30 m;

ON 30 là ký hiệu cho loại ống tụt nghiêng, độ cao cứu người tối đa là 30 m.

4. Cấu tạo

4.1. Cấu tạo của ống tụt bao gồm:

Khung cửa đầu vào;

Thân ống;

Bộ phận giảm chấn phần cuối thân ống (Đối với ống tụt đứng thẳng không cần lắp bộ phận giảm chấn phần cuối thân ống).

4.2. Ống tụt đứng thẳng

4.2.1. Thân ống tụt đứng thẳng có dạng hình ống, gồm ba lớp từ ngoài vào theo Hình 1:

Lớp chống cháy;

Lớp đàn hồi, giảm tốc;

Lớp chịu lực.

4.2.1. Thân ống tụt đứng thẳng được gắn chặt một đầu với khung cửa đầu vào (chỗ thoát nạn) để người gặp nạn có thể trượt từ chỗ đó theo phương thẳng đứng xuống đất một cách dễ dàng.

CHÚ DẪN:

1. Khung ca đầu vào;

2. Lớp chống cháy;

3. Lớp đàn hồi, giảm tốc;

4. Lớp chịu lực;

5. Cửa ra.

Hình 1 – Ống tụt đứng thẳng

4.3. Ống tụt đứng xoắn

4.3.1. Thân ống tụt đứng xoắn có dạng hình ống, gồm hai lớp từ ngoài vào theo Hình 2:

Lớp chống cháy;

Lớp chịu lực, có đường tạo trượt xoắn.

4.3.2. Yêu cầu đối với đường tạo trượt xoắn.

4.3.2.1. Chiều rộng của đường tạo trượt xoắn bằng ½ chu vi thân ống trượt và chiều dài bằng 1,4 lần chiều dài thân ống trượt.

4.3.2.2. Một mép của đường tạo trượt xoắn được may chắc chắn vào lớp chịu lực theo đường xoắn ốc có góc £ 45°. Mép kia được may chun lại có chiều dài bằng chiều dài thân ống.

4.3.2. Thân ống tụt đứng xoắn được gắn chặt một đầu với khung cửa đầu vào (chỗ thoát nạn) đ người gặp nạn có thể trượt từ chỗ đó theo đường xoắn ốc xuống đất một cách dễ dàng.

CHÚ DN:

1. Khung cửa đầu vào;

2. Lớp chịu lực;

3. Đường tạo trượt xoắn;

4. Lớp chống cháy;

5. Cửa ra;

6. Đệm giảm chấn.

Hình 2 – Ống tụt đứng xoắn

4.4. Ống tụt nghiêng

4.4.1. Thân ống tụt nghiêng có dạng hình ống, gồm hai lớp từ ngoài vào theo Hình 3:

Lớp chống cháy;

Lớp chịu lực có 2 cáp chịu lực.

4.2. Thân ống tụt nghiêng được treo trên hai dây cáp chịu lực (một đầu được gắn chặt vào khung cửa đầu vào, đầu còn lại được móc chặt vào bộ phận chịu lực đã được chuẩn bị sẵn ở bên dưới), để người gặp nạn có thể trượt từ chỗ đó theo phương nghiêng xuống đất một cách dễ dàng (độ nghiêng ca ống tụt là 45°).

4.4.3ng tụt nghiêng phải được trang bị bộ phận giảm chấn động khi tiếp đất (tấm đỡ).

CHÚ DẪN

1. Khung cửa đầu vào

2. Lớp chống cháy

3. Lớp chịu lực

4. Cáp chịu lực

5. Cửa ra

6. Đệm giảm chấn.

Hình 3 – Ống tụt nghiêng

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Ống tụt đứng thng và ống tụt đứng xoắn

5.1.1. Kích thước thân ống phải đảm bảo cho vật có đường kính trên 50 cm chuyển động trong lòng ống

5.1.2. Thân ống phải đảm bảo người có thể trượt liên tục, an toàn, không xảy ra tình trạng tắc nghẽn giữa chừng. Tốc độ trượt không quá 4 m/s .

5.1.3. Thân ống phải có lớp đàn hồi tốt đ hp thụ lực kéo giãn phát sinh khi sử dụng. Khi sử dụng độ giãn của lớp đàn hồi này không được vượt quá độ giãn của vật liệu làm thân ống.

5.1.4. Thân ống phải được cố định chắc chắn vào khung cửa đầu vào.

5.1.5. Tại đầu vào ca ng phải lắp đặt ít nhất 4 tay nắm. Số lượng tay nắm này phải được lắp đều hai bên phải và trái và được gắn chặt vào khung cửa đầu vào.

5.1.6. Xung quanh khung cửa đầu vào phải có đệm lót. Các phn còn lại của khung phải được bọc bng vật liệu mềm.

5.2. Ống tụt nghiêng

5.2.1. Khi đưa vào sử dụng, thân ống phải đảm bảo không xuất hiện chỗ nhăn và rối.

5.2.2. Thân ống phải đm bảo người có thể trượt liên tục, an toàn, không xảy ra tình trạng tắc nghẽn giữa chừng. Tốc độ trượt không quá 4 m/s.

5.2.3. Phần trong của thân ống không được có các mối nối theo hướng trượt.

5.2.4. Thân ống phải được cố định chắc chắn vào khung cửa đầu vào và đảm bảo lực kéo căng phải được phân bố đồng đều lên bộ phận chịu lực dưới mặt đất.

5.2.5. Tại vị trí tiếp đt phi có bộ phận giảm chấn.

5.2.6. Tại đầu vào của ống phải lắp đặt ít nhất bốn tay nắm. Số lượng tay nắm này phải lắp đều hai bên phải và trái và được gắn chặt vào cửa đầu vào.

5.2.7. Xung quanh khung cửa đầu vào phải có đệm lót. Các phần còn lại của khung phải được bọc bằng vật liệu mềm.

5.2.8. Phần cuối của dây cáp chịu lực phải đảm bo có th nhận ra trong bóng tối và phải được nối với vật nặng trên 300 kg.

5.3. Vật liệu chế tạo ống tụt phi có tính chất phù hợp với quy định trong Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3.

Bảng 1 – Tính chất ca vật liệu ống tụt đứng

Ch tiêu

Độ bền kéo dứt theo chiều dọc

Độ bền kéo đứt theo chiều ngang

Tính cháy
(Độ chịu nhiệt)

Lớp chống cháy

> 20 kN/m

> 20 kN/m

Đến 600 °C

Lớp co giãn (độ co giãn 200%)

> 10 kN/m

> 10 kN/m

Không cháy

OI*) > 25

Lớp chịu lực

> 20 kN/m

> 20 kN/m

Không cháy

OI*)  > 25

*) Ch số oxy

Bảng 2 – Tính chất của vật liệu ống tụt đng xoắn

Ch tiêu

Độ bền kéo đứt theo chiều dọc

Độ bền kéo đứt theo chiều ngang

Tính cháy
(Độ chịu nhiệt)

Lớp chống cháy

> 20 kN/m

> 20 kN/m

Đến 600 °C

Lớp chịu lực, giảm tốc hình xon

> 15 kN/m

> 15 kN/m

Không cháy

OI*) > 25

*) Chsố oxy

Bảng 3 – Tính chất của vật liệu ống tụt nghiêng

Ch tiêu

Độ bền kéo đứt theo chiều dọc

Độ bền kéo đứt theo chiều ngang

Tính cháy
(Độ chịu nhiệt)

Lớp chống cháy

> 20 kN/m

> 20 kN/m

Đến 600 °C

Cáp chịu lực

> 13 000 N

Không cháy

OI*) > 25

Lớp chịu lực

> 15 kN/m

>15 kN/m

Không cháy

OI*) > 25

*) Ch số oxy

5.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với ống tụt theo các quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật của ống tụt

Ch tiêu

Mức yêu cầu đối với ng tụt đứng thẳng
OT 30

Mức yêu cầu đối với ống tụt đứng xoắn
Ox 30

Mức yêu cầu đối với ống tụt nghiêng
ON 30

Tốc độ tụt trung bình

Tự điều chnh

Tự điều chnh

Tự điều chỉnh

Tốc độ tụt tối thiểu

Có thể dừng lại được

Có thể dừng lại được

Có thể dừng lại được

Tốc độ tụt tối đa, không lớn hơn

4 m/s

4 m/s

4 m/s

Tốc độ tụt sơ tán

20 người/min

20 người/min

20 người/min

Chu vi thân ống:

 

 

 

– Tối thiểu

1,8 m

1,8 m

1,8 m

– Tối đa

2,0 m

2,0 m

2,0 m

Tải trọng tối thiểu

2000 kg

2000 kg

2000 kg

Độ cao cứu người lớn nhất

30 m

30 m

30 m

Khối lượng

<3,5>

< 3,0=””>

< 3,0=””>

Hình dạng

Dạng ống

Dạng ống

Dạng ống

6. Phương pháp thử

6.1. Kiểm tra kích thước và khối lượng, thời gian bằng dụng cụ đo thông dụng.

6.2. Xác định độ bền kéo đt của vật liệu chế tạo ống tụt theo TCVN 4509 : 2006.

6.3. Xác định độ khả năng chống cháy theo ASTM D 2863.

7. Bao gói, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản

7.1. Bao gói

ng tụt được gấp nhỏ lại và bao gói bng bao vải PES được may thành dạng túi có dây buộc thuận tiện cho việc thao tác khi sử dụng.

7.2. Ghi nhãn

Mỗi ống tụt phải được ghi nhãn với các thông tin tối thiểu sau:

a) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

b) Tên sản phẩm;

c) Số hiệu ca tiêu chun này;

d) Ký hiệu loại ống tụt;

e) Kích thước ống tụt;

f) Vật liệu chế tạo.

7.3. Bảo quản

7.3.1.ng tụt phải được bảo quản nơi khô, thoáng.

7.3.2. Không được để ống tụt nơi có nhiệt độ cao và bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

7.4. Hướng dẫn sử dụng

Mỗi ống tụt phải được kèm theo Hướng dẫn sử dụng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Tiêu chuẩn ống tụt cứu người. Theo quyết định số 1 ngày 13/3/1978 và số 7 tháng 9 năm 1999 của Cục Phòng cháy chữa cháy Nhật bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *