Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8676:2011 (ISO 14182:1999) về thức ăn chăn nuôi – Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ – Phương pháp sắc ký khí
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8676 : 2011
THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO HỮU CƠ – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ
Animal feeding stuffs – Determination of residues of organophosphorus pesticides – Gas chromatographic method
Lời nói đầu
TCVN 8676:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 14182:1999;
TCVN 8676:2011 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO HỮU CƠ – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ
Animal feeding stuffs – Determination of residues of organophosphorus pesticides – Gas chromatographic method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp sắc kí khí để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi.
Phương pháp này có thể áp dụng cho các loại thức ăn chăn nuôi có chứa dư lượng của một hoặc nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ sau đây: azinphos-ethyl, azinphos-methyl, bromophos, carbophenothion, chlorpyrifos, chlorpyrifos-metyl, diazinon, dimethoate, ethion, fonofos, malathion, methidathion, parathion, parathion-methyl, pirimiphos-ethyl và pirimiphos-methyl.
Giới hạn dưới của phép xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ này là 0,01 mg/g.
CHÚ THÍCH Phương pháp này có thể áp dụng được đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ khác như methaccrifos và fenitrothion, nhưng chưa được đánh giá xác nhận cho các loại thuốc bảo vệ thực vật này.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
TCVN 6952 (ISO 6498), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
3. Nguyên tắc
Phần mẫu thử được chiết bằng axeton. Phần dịch lọc được pha loãng với nước và dung dịch natri clorua bão hòa. Thuốc bảo vệ thực vật được tách phân đoạn trong diclometan. Phần dịch chiết cô đặc được làm sạch trên cột sắc kí silica gel đã khử hoạt tính chứa 10% nước. Phần dư lượng được xác định bằng sắc kí khí dùng detector chọn lọc phospho hoặc detector chọn lọc khối lượng.
4. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và có độ tinh khiết phù hợp cho phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Kiểm tra độ tinh khiết của thuốc thử bằng cách thực hiện phép thử trắng đối với thuốc thử dưới cùng điều kiện đã sử dụng trong phương pháp. Sắc phổ không được có các tạp chất gây nhiễu.
CẢNH BÁO Một số dung môi hữu cơ có thể gây ung thư. Phải cẩn thận khi sử dụng chúng.
4.1. Nước, phải phù hợp với loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696).
4.2. Hexan
4.3. Axeton
4.4. Diclometan
4.5. Etyl axetat
4.6. Silica gel, có hàm lượng nước là 10%
Hoạt hóa silica gel 60, kích thước hạt từ 63 mm đến 200 mm để qua đêm ở 130oC, sau đó làm nguội trong bình hút ẩm. Sau khi làm nguội đến nhiệt độ phòng, đổ silica gel vào bình thủy tinh kín khí và thêm lượng nước cất đủ để có hàm lượng nước là 10%. Lắc bình bằng máy hoặc bằng tay trong 30 s và để yên 30 min, thỉnh thoảng lắc. Sau 30 min, silica gel đã sẵn sàng để sử dụng. Không nên bảo quản quá 6 h.
4.7. Dung môi rửa giải: diclometan trong hexan, 50 % (phần thể tích).
Trộn các phần thể tích bằng nhau của diclometan (4.4) và hexan (4.2)
4.8. Khí trơ, ví dụ khí nitơ.
4.9. Natri sulfat, dạng khan.
4.10. Dung dịch natri clorua bão hòa
4.11. Chất chuẩn đối chứng thuốc bảo vệ thực vật, như sau:
– azinphos-ethyl [S-(3,4-dihydro-4-oxobenzo [d] [1,2,3] triazin-3-ylmethyl) O,O-diethyl phosphorodithioate];
– azinphos-methyl [S-(3,4-dihydro-4-oxobenzo[d] [1,2,3] triazin-3-ylmethyl) O,O-diethyl phosphorodithioate];
– bromophos [O-4-bromo-2, 5-dichlorophenyl O,O-dimethyl phosphorothioate];
– carbophenothion [S-4-chlorophenylthiomethyl O,O-diethyl phosphorothioate];
– chlorpyrifos [O,O-diethyl O-3,5,6-trichloro-2-pyridyl phosphorothioate];
– chlorpyrifos-methyl [O,O-dimethyl O-3,5,6-trichloro-2-pyridyl phosphorothioate]
– diazinon [O,O-diethyl O-2-isopropyl-6-methylpyrimidin-4-YL phosphorothioate];
– dimethoate [O,O-dimethyl S-methylcarbamoylmethyl phosphorodithioate];
– ethion [O,O,O’, O’-tetraethyl S,S’-methylene di (phosphorodithioate)];
– fonofos [O-ethyl S-phenyl ethylphosphonodithioate];
– malathion [diethyl (dimethoxythiophosphorylthio) succinate];
– methidathion [S-2,3-dihydro-5-methoxy-2-oxo-1,3,4-thiadiazol-3-ylmethyl O,O-dimethyl phosphorodithioate];
– parathion [O,O-diethyl O-4-nitrophenyl phosphorothioate];
– parathion-methyl [O,O-dimethyl O-4-nitrophenyl phosphorothioate];
– pirimiphos-ethyl [O-2-diethylamino-6-methylpyrimidin-4-yl O,O-diethyl phosphorothioate];
– pirimiphos-methyl [O-2-diethylamino-6-methylpyrimidin-4-yl O,O-dimethyl phosphorothioate].
CHÚ THÍCH Các tên gọi thông thường và tên hóa học (trong dấu ngoặc vuông) theo danh pháp UIPAC, phù hợp với ISO 1750 [1].
4.12. Chất chuẩn nội: tributylphosphat.
4.13. Dung dịch chuẩn thuốc bảo vệ thực vật.
4.13.1. Dung dịch gốc, nồng độ 1000 mg/ml
Chuẩn bị dung dịch gốc của từng chất chuẩn đối chứng thuốc bảo vệ thực vật (4.11) và của chất chuẩn nội (4.12) như sau.
Cân một lượng chất chuẩn đối chứng thuốc bảo vệ thực vật (4.11) hoặc chất chuẩn nội (4.12), chính xác đến 0,1 mg, mà sẽ tạo ra một dung dịch có hàm lượng chất chuẩn đối chứng hoặc chuẩn nội là 1000 mg/ml. Trong khi cân, quan sát độ sạch của chất chuẩn. Chuyển lượng đã cân vào bình định mức, hòa tan trong etyl axetat (4.5) và pha loãng đến vạch bằng etyl axetat.
Các dung dịch này bền trong 6 tháng khi được bảo quản ở 4oC ở nơi tối.
4.13.2. Dung dịch trung gian, nồng độ 10 mg/ml.
Dùng pipet lấy 1 ml của từng dung dịch gốc (4.13.1) cho vào các bình định mức 100 ml riêng rẽ. Pha loãng đến vạch bằng etyl axetat (4.5). Các dung dịch này bền trong 1 tháng khi được bảo quản ở 4oC ở nơi tối.
CHÚ THÍCH Tính ổn định của các chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật được bảo quản đúng cách đã được biết rõ. Các điều tra cho thấy rằng tất cả các chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật được thử nghiệm đều ổn định trong 15 năm khi được bảo quản ở -18oC và các dung dịch gốc của các chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật trong toluen 1 mg/ml ổn định được ít nhất 3 năm khi được bảo quản ở -18 oC.
Để bảo quản được lâu hơn, nên sử dụng thực hành khuyến nghị dưới đây: Chuyển các phần dung dịch chuẩn đã chuẩn bị sang các lọ màu hổ phách có nắp vặn bằng PTFE. Cân lọ và bảo quản ở -20 oC. Khi cần, lấy lọ ra khỏi tủ đông lạnh, đưa về nhiệt độ phòng rồi cân. Nếu có hao hụt khối lượng (do bay hơi) là 10 % hoặc lớn hơn phần khối lượng tịnh đã làm đông lạnh trước thì loại bỏ các lọ đó. Cân và làm đông lạnh lại các dung dịch chuẩn gốc và các dung dịch trung gian sử dụng trong không quá 1 tháng (thường là các lọ 25 ml). nếu không thì các dung dịch chuẩn đã chuẩn bị (thường là các lọ 2 ml) có thể được bảo quản ở 4oC và phải loại bỏ sau 1 tháng.
4.13.3. Dung dịch làm việc, nồng độ 0,05 mg/ml.
Dùng pipet lấy 5 ml từng dung dịch trung gian (4.13.2) cho vào bình định mức 100 ml và pha loãng đến vạch bằng etyl axetat (4.5). Dung dịch này có thể bền trong 1 tháng khi bảo quản ở 4oC nơi tối (xem 4.13.2).
4.14. Dung dịch màu trắng, của cùng một loại mẫu cần phân tích, không chứa dư lượng, thu được từ phép thử trước đó.
5. Thiết bị, dụng cụ
Trước khi sử dụng, tất cả thủy tinh phải được rửa kỹ bằng chất tẩy rửa không chứa các chất gây nhiễu. Tráng sạch với nước, sau đó với axeton và làm khô.
Tránh sử dụng các vật chứa bằng chất dẻo và không bôi trơn van khóa bằng dầu mỡ, nếu không thì các tạp chất có thể lẫn vào dung môi.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Phễu chiết, dung tích 500 ml và 1 000 ml có van khóa và nắp đậy bằng polytetrafloetylen (PTFE).
5.2. Bình lọc, dung tích 500 ml.
5.3. Phễu Büchner bằng sứ, đường kính trong 90 mm.
5.4. Ống nghiệm chia độ, dung tích 10 ml, có nắp đậy bằng polytetrafloetylen (PTFE).
5.5. Ống sắc ký bằng thủy tinh, dài khoảng 300 mm, đường kính trong từ 8 mm đến 10 mm, có đĩa đục lỗ thô với độ xốp P 100 (kích thước lỗ từ 40 mm đến 100 mm [2]) hoặc nút len thủy tinh.
5.6. Bộ cô quay chân không, có các bình cầu đáy tròn dung tích 100 ml và 500 ml và nồi cách thủy duy trì ở 40 oC.
5.7. Máy lắc bằng cơ hoặc máy trộn tốc độ cao.
5.8. Hệ thống sắc ký khí
5.8.1. Các bộ phận
Hệ thống này bao gồm:
– hệ thống bơm không phân dòng hoặc bơm lên cột;
– cột;
– detector chọn lọc phospho hoặc detector chọn lọc khối lượng;
– máy đo dòng điện;
– máy ghi mV hoặc máy tích phân;
– phần mềm xử lý dữ liệu và hệ thống máy tính.
Mỗi cổng bơm, lò cột và detector phải được gắn với một bộ phận kiểm soát nhiệt độc lập chính xác đến 0,1 oC.
Hệ thống sắc ký phải điều chỉnh được và các thông số được tối ưu hóa theo các đặc tính của thiết bị được sử dụng.
5.8.2. Điều kiện sắc ký
Nhiệt độ cổng bơm và nhiệt độ detector phải trong khoảng từ 220 oC đến 240 oC và từ 180 oC đến 380 oC, tương ứng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Đối với việc tách phospho hữu cơ bằng cột mao quản, thì chương trình nhiệt độ đối với lò cột nên được qui định.
5.8.3. Thiết bị bơm
Có thể sử dụng bộ lấy mẫu tự động hoặc thiết bị bơm khác bất kỳ.
Đối với trường hợp bơm bằng tay thì sử dụng một microxyranh dung tích từ 1 ml đến 5 ml có chiều dài kim phù hợp với phương thức bơm (không phân dòng hoặc trên cột).
Trước khi bơm dung dịch vào máy sắc ký khí, rửa sạch xyranh mười lần bằng dung môi tinh khiết, sau đó rửa năm lần bằng dung dịch. Sau khi bơm, rửa xyranh năm lần bằng dung môi tinh khiết.
5.8.4. Cột
Khuyến cáo sử dụng các cột mao quản được phủ pha tĩnh có độ phân cực từ không phân cực đến phân cực trung gian, ví dụ: SE-30, SE-54, OV-17, hoặc tương đương.
Có thể sử dụng các cột thủy tinh chuẩn để thay thế như, dài từ 2 m đến 4 m và đường kính trong từ 2 mm đến 4 mm, được nhồi bằng DC-200 10% trên Chromosorb WHP cỡ hạt 0,15 mm đến 0,18 mm, hoặc hỗn hợp của QF1 2% và DC-200 1,5% trên Chromosorb WHP cỡ hạt từ 0,125mm đến 1,15mm hoặc bất kỳ các pha tĩnh khác và trơ, hỗ trợ cho các phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ.
Chương trình nhiệt độ cho cột phải được chọn để tách hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật quy định trong Điều 1 ra thành các thành phần riêng rẽ (xem Phụ lục A).
Sau khi cài đặt một cột mới, cột phải được bảo ôn ít nhất 48 h ở nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ hoạt động tối đa được đề xuất, bằng khí mang chảy qua cột.
5.8.5. Detector
Sử dụng detector chọn lọc phospho [detector quang hóa ngọn lửa (FPD) hoặc detector nitơ-phospho (NPD) vận hành theo chế độ P] hoặc detector chọn lọc khối lượng (MSD) có giới hạn phát hiện nhỏ nhất là 50 pg hợp chất phospho.
5.8.6. Khí mang
Sử dụng nitơ tinh khiết, heli tinh khiết hoặc hydro tinh khiết.
Làm khô khí mang bằng cách cho đi qua bẫy rây phân tử 0,5 nm, trước đó đã được hoạt hóa ở 350 oC từ 4 h đến 8 h, được đặt trong ống dẫn khí mang.
Hoạt hóa lại các rây phân tử mỗi lần, lắp bình khí mới, khi cần.
5.8.7. Khí phụ trợ
Sử dụng hydro và không khí.
5.8.8. Kiểm tra độ tuyến tính của hệ thống
Kiểm tra độ tuyến tính của hệ thống trong khoảng từ 0,1 ng đến 2 ng đối với parathion.
Chuẩn bị các dung dịch làm việc có chứa hàm lượng parathion trong khoảng từ 0,05mg/ml đến 1mg/ml. Bơm 2 ml.
Dựng đồ thị của kích thước pic (diện tích/hoặc chiều cao) theo khối lượng, tính bằng nanogam của parathion được bơm. Đồ thị phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Nếu không, thì thiết lập một dải các nồng độ mà trong đó phản ứng của detector là tuyến tính.
6. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 4325 (ISO 6497), Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu [3].
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện, mẫu không bị hư hỏng hoặc bị thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
7. Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử nghiệm theo TCVN 6952 (ISO 6498), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
Nghiền mẫu phòng thử nghiệm đã trộn đều (các sản phẩm khô hoặc có độ ẩm thấp như ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc, hạt có dầu và khô dầu, thức ăn hỗn hợp, có khô, v.v…) sao cho mẫu lọt hết qua rây cỡ lỗ 1 mm. Trộn kỹ.
Cắt nhỏ các mẫu có độ ẩm cao (ví dụ như cỏ, thức ăn gia súc ủ trong xilo, v.v…) và trộn kỹ để có được mẫu đồng nhất.
8. Cách tiến hành
8.1. Yêu cầu chung
Thực hiện các bước sau đây trên cả phần mẫu thử đã chuẩn bị (Điều 7) cũng như trên mẫu trắng (4.14) có cùng chất nền như mẫu được phân tích để chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn đối chứng.
8.2. Phần mẫu thử
Cân 50 g mẫu thử đã được chuẩn bị (Điều 7), đối với các sản phẩm khô hoặc có độ ẩm thấp, hoặc 100 g đối với các sản phẩm độ ẩm cao, chính xác đến 0,1 g, cho vào bình nón dung tích 1000 ml.
8.3. Chiết
Cho một lượng nước (4.1) đủ vào phần mẫu thử sao để có tổng cộng khoảng 100 g. Để cho mẫu được ngâm trong khoảng 5 min. Thêm 200 ml axeton (4.3). Đậy kín bình và lắc 2 h trên máy lắc cơ hoặc đồng hóa 2 min trong máy trộn tốc độ cao.
Lọc dịch huyền phù bằng cách bơm qua phễu Büchner (5.3) được gắn với giấy lọc có độ xốp trung bình, cho vào bình lọc 500 ml (5.2). Rửa bình nón hoặc cốc trộn và lượng còn lại trên giấy lọc hai lần mỗi lần dùng 25 ml axeton, thu lấy nước tráng cho vào cùng một bình lọc (5.2).
Chuyển phần dịch lọc sang phễu chiết 1000 ml. Rửa phễu lọc (5.2) bằng 100 ml diclometan (4.4) và chuyển sang phễu chiết. Thêm 250 ml nước (4.1), khoảng 50 ml dung dịch natri clorua bão hòa (4.10) sang phễu chiết. Đậy nắp và lắc trong 2 min.
Để cho tách pha và tháo bỏ pha phía dưới (diclometan) vào phễu chiết 500 ml. Lặp lại việc chiết hai lần với 50 ml diclometan (4.4) sau đó gộp các dịch chiết sang cùng phễu chiết 500 ml.
Rửa dịch chiết diclometan hai lần, mỗi lần dùng 100 ml nước, loại bỏ nước rửa.
Lọc dịch chiết diclometan qua giấy lọc có chứa khoảng 20 g natri sulfat (4.9) vào bình 500 ml của bộ cô quay chân không. Tráng rửa phễu chiết và natri sulfat hai lần, mỗi lần dùng 10 ml diclometan và cho nước tráng rửa vào bình cầu.
Cô đặc dung dịch đến khoảng 2 ml dưới chân không ở nhiệt độ không quá 40 oC. Chuyển dung dịch sang ống chia độ 10 ml, sử dụng từ 1 ml đến 2 ml hexan (4.2) và cô đặc dưới dòng nitơ đến khoảng 1 ml.
Không để dung dịch đến khô hẳn hoặc thất thoát thuốc bảo vệ thực vật có thể xảy ra do bay hơi hoặc hòa tan kém.
8.4. Làm sạch bằng cột
8.4.1. Chuẩn bị cột
Chuyển 5 g silica gel 10 % đã khử hoạt tính nước (4.6) sang ống sắc ký bằng thủy tinh (5.5). Thêm 5 g natri sulfat khan (4.9) lên đỉnh silica gel. Rửa cột đã chuẩn bị bằng 20 ml hexan (4.2).
CHÚ THÍCH Cột silica nhồi sẵn hoặc hộp florisil (ví dụ: Millipore-SEP PAK) có thể được sử dụng thay cho cột silica gel, sau khi kiểm tra hiệu quả và không có nhiễu.
8.4.2. Tinh sạch
Chuyển định lượng dịch chiết đã cô đặc (8.3) sang đỉnh cột đã chuẩn bị (8.4.1) sử dụng từ 1 ml đến 2 ml hexan (4.2).
Rửa giải các thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ với 50 ml dung môi rửa giải (4.7) và thu lấy dịch rửa giải vào bình cầu 100 ml của bộ cô quay chân không.
Cô đặc dịch rửa giải như trong 8.3 nhưng sử dụng etyl axetat (4.5) thay cho hexan và pha loãng dung dịch cuối cùng đến 10 ml bằng etyl axetat dùng cho sắc ký.
Khi phương pháp chuẩn nội được sử dụng, thêm 0,5 ml dung dịch trung gian tributylphosphat (4.13.2) vào dịch chiết cuối cùng trước khi pha loãng đến 10 ml bằng etyl axetat.
Giữ dịch chiết mẫu trắng để chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn đối chứng (8.5).
8.5. Sắc ký khí
Cân bằng hệ thống sắc kí khí theo các điều kiện vận hành khuyến cáo (5.8). Bơm từ 1 ml đến 2 ml dung dịch chuẩn làm việc (4.13.3), sau đó bơm cùng thể tích dịch chiết mẫu (8.4.2). Pha loãng dịch chiết mẫu, nếu cần.
Nhận biết các pic thuốc bảo vệ thực vật riêng rẽ dựa theo thời gian lưu.
Xác định lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách so sánh kích thước các pic của mẫu với kích thước các pic của một lượng đã biết của pic thuốc bảo vệ thực vật tương ứng có trong dung dịch chuẩn làm việc.
Nếu các kết quả bằng hoặc vượt quá mức dư lượng tối đa (MRL), thì chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn đối chứng bằng cách bổ sung các lượng thích hợp các dung dịch trung gian (4.13.2) của các thuốc bảo vệ thực vật được xác định có trong dung dịch mẫu, vào dịch chiết mẫu trắng, sao cho kích thước của các pic của dung dịch đối chứng này nằm trong khoảng 25 % kích thước của các pic có trong dung dịch mẫu. Pha loãng đến 10 ml bằng etyl axetat (4.5). Bơm vào máy sắc ký khí một thể tích tương tự như đối với dung dịch mẫu.
Xác định lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách so sánh kích thước các pic của mẫu với kích thước các pic của một lượng đã biết của pic thuốc bảo vệ thực vật tương ứng có trong dung dịch hiệu chuẩn đối chứng.
9. Biểu thị kết quả
9.1. Tính toán
Tính dư lượng của từng loại thuốc bảo vệ thực vật có trong mẫu thử theo công thức sau:
Trong đó:
w là hàm lượng của từng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật riêng rẽ có trong mẫu thử, tính bằng microgam trên gam (mg/g);
A là kích thước pic của mẫu;
As là kích thước pic của thuốc bảo vệ thực vật chuẩn tương ứng có trong dung dịch chuẩn làm việc hoặc trong dung dịch chuẩn đối chứng;
ms là khối lượng của thuốc bảo vệ thực vật chuẩn được bơm vào sắc ký khí, tính bằng nanogam (ng);
V là tổng thể tích cuối cùng của dịch chiết mẫu được lấy để pha loãng, nếu cần, tính bằng mililit (ml);
V1 là thể tích của dịch chiết mẫu được bơm vào sắc ký khí, tính bằng microlit (ml);
m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g).
9.2. Độ thu hồi
Xác định khả năng thực hiện của phương pháp bằng cách kiểm tra độ thu hồi được thực hiện trên các mẫu trắng đã bổ sung mức 0,1 mg/g.
Hệ số thu hồi đối với từng thuốc bảo vệ thực vật phải nằm trong khoảng từ 70 % đến 110 %.
CHÚ THÍCH Khi dư lượng vượt quá giới hạn dư lượng tối đa (MLR) thì cần được khẳng định, mức thu hồi đồng thời cần ở khoảng tương tự như của mẫu thử.
10. Khẳng định việc nhận biết
Cần thực hiện các phép thử khẳng định việc nhận biết và định lượng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt khi các kết quả thu được tương ứng với hoặc vượt quá giới hạn dư lượng tối đa (MRL), bằng sắc ký trên cột thứ hai có độ phân cực khác đáng kể, hoặc sử dụng GC-MS để định lượng và khẳng định việc nhận biết thuốc bảo vệ thực vật, khi có sẵn thiết bị.
11. Độ chụm
11.1. Phép thử nghiệm liên phòng
Các chi tiết của phép thử nghiệm liên phòng về độ chụm của phương pháp kể cả chú thích về tính hiệu lực của số liệu về độ chụm được đưa ra trong Phụ lục B. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng cho các dải nồng độ và các chất nền ngoài các dải nồng độ và các chất nền đã nêu.
11.2. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử độc lập, đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại r trong các Bảng từ B1, đến B.15.
11.3. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn tái lập R trong các Bảng từ B.1 đến B.15.
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
– mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
– phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
– phương pháp thử nghiệm đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
– mọi chi tiết thao tác không được qui định trong tiêu chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thử;
– thể hiện kết quả thử nghiệm thu được, hoặc hai kết quả thử thu được nếu độ lặp lại được kiểm tra.
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
CÁC VÍ DỤ VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GC ĐỐI VỚI CÁC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO HỮU CƠ
A.1. Ví dụ 1 |
|
Cột: |
mao quản silica nung chảy OV-1, dài 25 m, đường kính trong 0,25 mm, chiều dày màng 0,25 mm |
Nhiệt độ lò cột: |
để ở 60 oC trong 2 min; tăng với tốc độ 20 oC/min đến 130 oC; tăng với tốc độ 6 oC/min đến 240 oC; để ở 240 oC trong 5 min. |
Bơm: |
không phân dòng với 45 s trễ, 250 oC; hoặc bơm trên cột với nhiệt độ lò cột ban đầu |
Detector: |
NPD theo kiểu P, 280 oC hoặc MSD |
A.2. Ví dụ 2 |
|
Cột: |
mao quản silica nung chảy SE-54, dài 25 m, đường kính trong 0,25 mm, chiều dày màng 0,25 mm |
Nhiệt độ lò cột: |
để ở 60 oC trong 0,5 min; tăng với tốc độ 30 oC/min đến 130 oC; tăng với tốc độ 8 oC/min đến 240 oC; để ở 240 oC trong 2 min. |
Bơm: |
không phân dòng với 45 s trễ, 250 oC; hoặc bơm trên cột, nhiệt độ lò ban đầu |
Detector: |
NPD theo kiểu P, 280 oC hoặc MSD |
A.3. Ví dụ 3 |
|
Cột: |
mao quản silica nung chảy OV-17, dài 30 m, đường kính trong 0,25 mm, chiều dày màng 0,25 mm |
Nhiệt độ lò cột: |
để ở 60 oC trong 0,5 min; tăng với tốc độ 30 oC/min đến 160 oC; tăng với tốc độ 6 oC/min đến 280 oC; để ở 280 oC trong 4 min. |
Bơm: |
không phân dòng, 250 oC; hoặc bơm trên cột, nhiệt độ lò ban đầu |
Detector: |
NPD theo kiểu P, 285 oC hoặc MSD |
PHỤ LỤC B
(Tham khảo)
KẾT QUẢ CỦA PHÉP THỬ LIÊN PHÒNG THỬ NGHIỆM
Độ chụm của phương pháp được thiết lập bởi một phép thử nghiệm liên phòng do Cơ quan Tiêu chuẩn Rumani (ASRO) thực hiện năm 1996 và thực hiện theo TCVN 6910-21) (ISO 5725-2) [4]. Trong phép thử nghiệm này có bày phòng thử nghiệm tham gia. Các mẫu có các thành phần sau đây đã được nghiên cứu: ngô 50 %, lúa mạch 20 %, bột đậu tương 20 %, bột cá 3 %, chất béo 3%, hỗn hợp pha chế 1 %, dicanxi phosphat 1,5%, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 % có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ từ 0,05 mg/g đến 1 mg/g.
CHÚ THÍCH Các dữ liệu về độ chụm thu được cho thấy số lượng (7) phòng thử nghiệm được giữ lại sau khi trừ ngoại lệ không hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu qui định của IUPAC-AOAC-ISO (ít nhất là kết quả của tám phòng thử nghiệm sau khi trừ ngoại lệ). Tuy nhiên, các số liệu về độ chụm thu được có thể được chấp nhận để sử dụng trong thực tế, mặc dù mức xác suất của giới hạn lặp lại và tái lập nhỏ hơn 95%. Các kết quả này đã được chấp nhận vì tính bất ổn định của các mẫu đó gây trở ngại cho việc tổ chức phép thử nghiệm liên phòng quốc tế.
Bảng B.1 – Các kết quả thống kê đối với azinphos-etyl
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,043 |
0,081 |
0,42 |
0,79 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0039 |
0,0053 |
0,034 |
0,061 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
9,0 |
6,5 |
8,2 |
7,6 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,015 |
0,10 |
0,17 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0054 |
0,013 |
0,058 |
0,102 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,6 |
14,0 |
13,9 |
12,9 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,015 |
0,032 |
0,16 |
0,29 |
a 1: mẫu có hàm lượng azinphos-etyl 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng azinphos-etyl 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng azinphos-etyl 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng azinphos-etyl 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.2 – Các kết quả thống kê đối với azinphos-metyl
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,042 |
0,085 |
0,43 |
0,82 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0038 |
0,0052 |
0,037 |
0,052 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
9,0 |
6,1 |
8,6 |
6,3 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,015 |
0,104 |
0,15 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0052 |
0,0118 |
0,049 |
0,107 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,4 |
13,9 |
11,3 |
13,0 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,015 |
0,033 |
0,137 |
0,30 |
a 1: mẫu có hàm lượng azinphos-metyl 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng azinphos-metyl 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng azinphos-metyl 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng azinphos-metyl 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.3 – Các kết quả thống kê đối với bromophos
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,045 |
0,082 |
0,44 |
0,84 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0039 |
0,0057 |
0,028 |
0,055 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,6 |
7,0 |
6,3 |
6,6 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,016 |
0,0078 |
0,15 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0056 |
0,0103 |
0,052 |
0,97 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,5 |
12,5 |
11,8 |
11,5 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,016 |
0,029 |
0,146 |
0,27 |
a 1: mẫu có hàm lượng bromophos 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng bromophos 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng bromophos 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng bromophos 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.4 – Các kết quả thống kê đối với carbophenthion
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,077 |
0,43 |
0,85 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0039 |
0,0054 |
0,036 |
0,055 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,9 |
7,0 |
8,5 |
6,4 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,015 |
0,10 |
0,15 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0062 |
0,0112 |
0,054 |
0,092 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
14,0 |
14,6 |
12,5 |
10,9 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,017 |
0,031 |
0,15 |
0,26 |
a 1: mẫu có hàm lượng carbophenthion 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng carbophenthion 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng carbophenthion 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng carbophenthion 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.5- Các kết quả thống kê đối với chlorpyriphos
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,089 |
0,46 |
0,86 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0039 |
0,0053 |
0,036 |
0,051 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,9 |
6,0 |
7,8 |
5,9 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,015 |
0,10 |
0,14 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0056 |
70,009 |
0,044 |
0,102 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,7 |
10,9 |
9,6 |
11,8 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,017 |
0,027 |
0,123 |
0,28 |
a 1: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.6- Các kết quả thống kê đối với chlorpyriphos-methyl
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,090 |
0,47 |
0,91 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0038 |
0,0058 |
0,027 |
0,06 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,7 |
6,4 |
5,7 |
6,6 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,016 |
0,076 |
0,168 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0055 |
0,0127 |
0,047 |
0,112 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,6 |
14,1 |
10,0 |
12,3 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,015 |
0,036 |
0,13 |
0,314 |
a 1: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos-methyl 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2% và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos-methyl 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos-methyl 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng chlorpyriphos-methyl 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.7 – Các kết quả thống kê đối với diazinon
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,091 |
0,46 |
0,88 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0037 |
0,0057 |
0,030 |
0,061 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,4 |
6,2 |
6,5 |
6,9 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,010 |
0,016 |
0,084 |
0,17 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0067 |
0,0107 |
0,043 |
0,125 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
15,2 |
11,7 |
9,3 |
14,2 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,019 |
0,030 |
0,12 |
0,35 |
a 1: mẫu có hàm lượng diazinon 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng diazinon 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng diazinon 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng diazinon 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.8 – Các kết quả thống kê đối với dimethoat
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,085 |
0,44 |
0,96 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0042 |
0,0068 |
0,038 |
0,067 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
9,6 |
8,0 |
8,6 |
7,0 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,012 |
0,019 |
0,106 |
0,19 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0069 |
0,0127 |
0,051 |
0,147 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
15,6 |
15,0 |
11,7 |
13,7 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,019 |
0,036 |
0,143 |
0,41 |
a 1: mẫu có hàm lượng dimethoat 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng dimethoat 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng dimethoat 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng dimethoat 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.9 – Các kết quả thống kê đối với ethion
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,088 |
0,446 |
0,876 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0043 |
0,0056 |
0,038 |
0,055 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
9,8 |
6,4 |
8,5 |
6,2 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,012 |
0,016 |
0,106 |
0,154 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0059 |
0,0098 |
0,057 |
0,086 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
13,5 |
11,1 |
12,7 |
9,9 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,017 |
0,027 |
0,16 |
0,24 |
a 1: mẫu có hàm lượng ethion 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng ethion 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng ethion 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng ethion 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.10 – Các kết quả thống kê đối với fonophos
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,046 |
0,087 |
0,46 |
0,85 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0036 |
0,0058 |
0,028 |
0,056 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
7,8 |
6,7 |
6,1 |
6,6 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,010 |
0,016 |
0,08 |
0,16 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0053 |
0,012 |
0,05 |
0,09 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
11,5 |
11,0 |
10,9 |
10,6 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,015 |
0,034 |
0,14 |
0,25 |
a 1: mẫu có hàm lượng fonophos 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng fonophos 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng fonophos 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng fonophos 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.11 – Các kết quả thống kê đối với malathion
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,046 |
0,090 |
0,47 |
0,93 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0046 |
0,0075 |
0,035 |
0,064 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
10,0 |
8,3 |
7,4 |
6,9 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,0129 |
0,021 |
0,098 |
0,179 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0072 |
0,0136 |
0,058 |
0,132 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
15,8 |
15,0 |
12,3 |
14,2 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,020 |
0,038 |
0,162 |
0,37 |
a 1: mẫu có hàm lượng malathion 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng malathion 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng malathion 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng malathion 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.12 – Các kết quả thống kê đối với methidathion
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,045 |
0,085 |
0,44 |
0,88 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0039 |
0,006 |
0,042 |
0,058 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,7 |
7,0 |
9,5 |
6,6 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,017 |
0,12 |
0,16 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0058 |
0,011 |
0,048 |
0,118 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,9 |
12,9 |
10,9 |
13,4 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,016 |
0,031 |
0,13 |
0,33 |
a 1: mẫu có hàm lượng methidathion 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng methidathion 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng methidathion 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng methidathion 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.13 – Các kết quả thống kê đối với parathion
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,089 |
0,47 |
0,86 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0036 |
0,0051 |
0,037 |
0,049 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,2 |
5,7 |
7,8 |
5,7 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,010 |
0,014 |
0,10 |
0,137 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0056 |
0,011 |
0,048 |
0,102 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,8 |
12,4 |
10,3 |
11,9 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,016 |
0,031 |
0,13 |
0,286 |
a 1: mẫu có hàm lượng parathion 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng parathion 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng parathion 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng parathion 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.14 – Các kết quả thống kê đối với parathion – methyl
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,044 |
0,091 |
0,47 |
0,89 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0038 |
0,0057 |
0,03 |
0,051 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,6 |
6,3 |
6,4 |
5,8 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,011 |
0,016 |
0,084 |
0,143 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0051 |
0,012 |
0,048 |
0,099 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
11,6 |
13,2 |
10,3 |
11,1 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,014 |
0,034 |
0,134 |
0,277 |
a 1: mẫu có hàm lượng methyl-parathion 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng methyl-parathion 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng methyl-parathion 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng methyl-parathion 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
Bảng B.15 – Các kết quả thống kê đối với pirimiphos
Thông số |
Mẫua |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại sau khi đã loại trừ ngoại lệ |
7 |
7 |
7 |
7 |
Số lượng kết quả được chấp nhận |
14 |
14 |
14 |
14 |
Hàm lượng trung bình thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ, mg/g |
0,0435 |
0,085 |
0,44 |
0,86 |
Độ lệch chuẩn lặp lại, (sr) mg/g |
0,0036 |
0,006 |
0,029 |
0,053 |
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
8,2 |
7,1 |
6,6 |
6,1 |
Giới hạn lặp lại (r) [r = 2,8 x sr], mg/g |
0,010 |
0,017 |
0,081 |
0,148 |
Độ lệch chuẩn tái lập, (SR) mg/g |
0,0053 |
0,012 |
0,046 |
0,111 |
Hệ số biến thiên tái lập, % |
12,2 |
14,1 |
10,5 |
12,9 |
Giới hạn tái lập (R) [R = 2,8 x SR], mg/g |
0,015 |
0,029 |
0,123 |
0,31 |
a 1: mẫu có hàm lượng pirimiphos 0,05 mg/g; thành phần: ngô 50%, lúa mạch 20%, bột đậu tương 20%, bột cá 3%, chất béo 3 %, premix 1 %, dicanxi phosphat 1,5 %, canxi cacbonat 1,2 % và muối 0,3 %; |
||||
2: mẫu có hàm lượng pirimiphos 0,1 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
3: mẫu có hàm lượng pirimiphos 0,5 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1; |
||||
4: mẫu có hàm lượng pirimiphos 1,0 mg/g; thành phần như đối với mẫu 1. |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 1750, Pesticides and other agrochemicals – Common names.
[2] ISO 4793, Laboratory sintered (fritted) filters – Porosity grading, classification and designation.
[3] TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu.
[4] ISO 5725:1986, Precision of test methods – Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory tests.
[5] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[6] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
1) ISO 5725:1986 (đã hủy bỏ) được sử dụng để thu dữ liệu độ chụm.