Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8814:2011

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8814:2011
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8814:2011 về Hạt giống dưa chuột lai – Yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8814:2011

HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT LAI – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hybrid cucumber seeds – Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 8814:2001 do Viện nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT LAI – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hybrid cucumber seeds – Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống dưa chuột lai thuộc loài Cucumis sativus L.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8548:2011, Hạt giống cây trồngPhương pháp kiểm nghiệm.

TCVN 8550:2011, Giống cây trồng – Phương pháp kiểm định ruộng giống.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu đối với ruộng giống

3.1.1. Yêu cầu về đất

Ruộng sản xuất hạt giống dưa chuột lai trước khi giao phải sạch cỏ dại, vụ trước không trồng cây thuộc họ Bầu bí.

3.1.2. Kiểm định ruộng giống

Ruộng nhân dòng bố, mẹ và sản xuất hạt giống dưa chuột lai phải được kiểm định ít nhất 3 lần:

– Lần 1: Trước khi ra hoa (kiểm tra nguồn giống, cách ly, cây khác dạng, sâu bệnh).

– Lần 2: Khi đang ra hoa và kết quả (kiểm tra cây khác dạng, sâu bệnh).

– Lần 3: Trước khi thu hoạch (kiểm tra cây khác dạng, sâu bệnh, dự kiến năng suất).

Trong đó, ít nhất 2 lần kiểm định thứ 2 và thứ 3 phải do người kiểm định đồng ruộng được công nhận thực hiện.

3.1.3. Tiêu chuẩn ruộng giống

3.1.3.1. Cách ly

Ruộng nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt dưa chuột lai F1 phải cách ly tối thiểu với các ruộng dưa chuộc khác theo quy định dưới đây:

a) Bố mẹ:                                                          cách 1 500 m.

b) Hạt lai F1:                                                     cách 1 000 m.

Trường hợp sản xuất hạt lai F1 bằng cách dùng cách ly và thụ phấn bằng tay thì khoảng cách giữa các ruộng bố và mẹ tối thiểu là 3 m.

3.1.3.2. Độ thuần ruộng giống

Ruộng nhân dòng bố, mẹ và sản xuất hạt dưa chuột lai tại mỗi lần kiểm định phải đạt tối thiểu như quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Độ thuần ruộng giống dưa chuột lai

Chỉ tiêu

Dòng bố, mẹ

Giống lai

1. Độ thuần bố, % số cây, không nhỏ hơn

100

99,9

2. Độ thuần mẹ, % số cây, không nhỏ hơn

100

99,9

3. Số cây mẹ có hoa đực đang tung phấn, % số cây, không lớn hơn

0,1

3.2. Yêu cầu đối với hạt giống

Chất lượng hạt giống dưa chuột lai được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu đối với hạt giống dưa chuột lai

Chỉ tiêu

Dòng bố, mẹ

Giống lai

1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn

99,0

99,9

2. Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

80

90

3. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

8,0

8,0

4. Phương pháp thử

4.1. Đối với ruộng giống

4.1.1. Kiểm định ruộng giống, theo TCVN 8550:2011.

4.1.2. Xác định độ thuần của dòng bố và dòng mẹ, theo TCVN 8550:2011.

4.2. Đối với hạt giống

4.2.1. Lấy mẫu, theo TCVN 8548:2011.

4.2.2. Xác định độ sạch, theo TCVN 8548:2011.

4.2.3. Xác định tỷ lệ nảy mầm, theo TCVN 8548:2011.

4.2.4. Xác định độ ẩm, theo TCVN 8548:2011.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *