Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8935:2013

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8935:2013
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8935:2013 về Bảo quản lâm sản – Chế phẩm LN5 90 bột


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8935 : 2013

BẢO QUẢN LÂM SẢN – CHẾ PHẨM LN5 90 BỘT

Forest product preservation – LN5 60 chemical powdered preservative

Lời nói đầu

TCVN 8935 : 2013 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢO QUẢN LÂM SẢN – CHẾ PHẨM LN5 90 BỘT

Forest product preservation – LN5 60 chemical powdered preservative

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật của chế phẩm LN5 90 bột dùng để bảo quản lâm sản gồm: gỗ, tre nứa, song mây sử dụng dưới mái che.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2117:2009: Nước cất;

TCVN 1056 – 86: dung dịch sunfat chuẩn;

TCVN 3799 – 83: natri hidroxit kỹ thuật – Phương pháp xác định hàm lượng natri sunfat;

TCVN 3794 – 83: phương pháp lấy mẫu phân tích hóa học;

TCVN 5507-2002: hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển;

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

LN5 90 bột: là hỗn hợp muối kim loại, dùng để bảo quản lâm sản phòng chống nấm và côn trùng.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về nguyên liệu

– Natri fluorua (NaF)

Natri fluorua (NaF), hàm lượng 96 % (theo khối lượng)

Hàm lượng tạp chất khác không lớn hơn 4 %.

– Kẽm sunfat ngậm nước ZnSO4.7H2O

Kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O), hàm lượng 98 % (theo khối lượng)

Hàm lượng tạp chất khác không lớn hơn 2 %.

4.2. Thành phần của chế phẩm qui định trong bảng 1

Bảng 1: Thành phần của chế phẩm LN5 90 bột

Nguyên vật liệu

Mức

1. Natri fluorua (NaF), % khối lượng

30

2. Kẽm sunfat ngậm nước (ZnSO4.7H2O), % khối lượng

60

3. Phụ gia, % khối lượng

10

4.3. Đặc điểm kỹ thuật của chế phẩm được qui định trong bảng 2

Bảng 2: Đặc điểm của chế phẩm LN5 90 bột

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Màu sắc

Màu trắng

2. Kích thước hạt, mm

từ 0,1 đến 0,5

3. Tạp chất cho phép, % khối lượng, không lớn hơn

3

5. Phương pháp kiểm tra chất lượng chế phẩm LN5 90 bột

5.1. Xác định hàm lượng Na

Phương pháp tiến hành: theo Phụ lục A.

5.2. Xác định hàm lượng Zn

Phương pháp tiến hành: theo Phụ lục B.

6. Ghi nhãn, bao bì, vận chuyển, bảo quản

6.1. Ghi nhãn

– Tên chế phẩm;

– Thành phần của chế phẩm;

– Khối lượng;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng;

– Giấy đăng ký chất lượng;

– Đơn vị sản xuất;

– Hướng dẫn sử dụng;

Nhãn có thể được in rời và gắn trên bao bì hoặc có thể in trực tiếp trên bao bì.

6.2. Bao bì

Bao bì phải làm bằng vật liệu chống ẩm, gồm 2 lớp. Lớp trong bằng PE dày, được dán kín, lớp ngoài bằng PP (bao tải dứa), miệng bao khâu bằng máy.

6.3. Lưu kho

– Nhà kho chứa chế phẩm được bố trí tại vị trí có nền cao để tránh ngập úng, có mái che. Các bao chế phẩm được kê xếp trên giá đỡ cao cách mặt đất 0,3 m, cách tường kho 0,5 m;

– Nhiệt độ không khí trong kho không lớn hơn 40 oC, độ ẩm không khí từ 70 đến 90 %;

– Nhà kho phải xa khu dân cư và nguồn nước sinh hoạt trên 500 m.

6.4. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phải có mái che, sàn được lót phẳng, tránh làm rách vỏ bao bì.

7. An toàn lao động

Chế phẩm LN5 90 bột có khả năng gây kích thích niêm mạc, bộ máy hô hấp, mắt, da. Khi sản xuất, sử dụng chế phẩm, công nhân phải được trang bị bảo hộ:

– Găng tay, ủng bằng cao su;

– Quần áo, mũ, giầy bảo hộ lao động;

– Khẩu trang chống bụi, kính mắt;

– Sau giờ làm việc phải tắm gội, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng.

 

Phụ lục A

(qui định)

Xác định hàm lượng natri

A.1 Lấy mẫu thử

– Mẫu thử được lấy ngẫu nhiên ở các bao chế phẩm khác nhau. Số bao được lấy mẫu thử chiếm ít nhất 5 % tổng số bao gói của một lô hàng. Khối lượng lô hàng không lớn hơn 2 tấn.

– Lấy từ 50 đến 100 gam chế phẩm ở mỗi bao được chỉ định lấy mẫu thử. Trộn đều các mẫu thử đã lấy từ các bao gói, chia làm 2 phần, 1 phần mẫu lưu, 1 phần dùng để phân tích. Khối lượng mẫu để phân tích không ít hơn 200 g.

– Các mẫu lưu, mẫu chờ phân tích phải cho vào bình thủy tinh khô, sạch, có nút đậy kín. Bình đựng mẫu phải dán nhãn ghi các mục:

Đơn vị lấy mẫu;

Tên chế phẩm;

Số hiệu lô hàng;

Khối lượng lô hàng;

Ngày tháng năm lấy mẫu;

Họ tên chữ ký người lấy mẫu.

– Nếu mẫu thử không đạt tiêu chuẩn, cho phép lấy mẫu lần thứ hai với khối lượng gấp đôi của chính lô hàng đó.

A.2 Qui định thuốc thử

Thuốc thử dùng trong các phép phân tích phải là loại hóa chất phân tích.

A.3 Độ sai lệch kết quả

Tất cả các phép xác định phải tiến hành song song với ít nhất là hai lượng cân mẫu thử. Sai lệch cho phép giữa kết quả của các lần xác định không quá 5 %.

A.4 Xác định hàm lượng natri (Na)

A.4.1 Dụng cụ và thuốc thử

Cân phân tích, độ chính xác 0,001 g;

Cốc phân tích;

Bình tam giác 250 ml;

Natri hydroxyt dung dịch chuẩn 0,1 N;

Axit clohydric dung dịch 0,1 N;

Phenonphtalein dung dịch;

Oxit silic (Si2O);

Kali clorua (KCl).

A.4.2 Cách tiến hành

Cân 0,2 g mẫu thử cho vào bình tam giác 250 ml, thêm vào 50 ml nước cất, 1 g Si2O và 2 g KCl, 40 ml HCl 0,1 N. Đun sôi nhẹ, cho thêm 4-5 giọt chỉ thị dung dịch có màu tím hồng, dùng NaOH 0,1 N chuẩn cho đến khi dung dịch hết màu tím hồng (pH = 3,5-4).

A.4.3 Tính hàm lượng Na (X1):

Hàm lượng Na tính theo công thức (1):

 [%]           (1)

trong đó:

X1: hàm lượng Na, %

V3: lượng dung dịch NaOH tiêu tốn khi chuẩn độ, tính bằng ml;

K1: hiệu số điều chỉnh nồng độ HCl 0,1 N;

K2: hiệu số điều chỉnh nồng độ NaOH 0,1 N.

 

Phụ lục B

(qui định)

Xác định hàm lượng kẽm

B.1 Qui định chung

Lấy mẫu theo TCVN 3794-83.

B.2 Nguyên tắc

So độ đục của mẫu thử với dung dịch tiêu chuẩn do tác dụng của ion bari với ion sunfat.

B.3 Dung dịch và thuốc thử

Axit clohydric, dung dịch có d = 1,1 g;

Natri clorua, dung dịch 20 %;

Bari clorua, dung dịch 20 %;

Giấy chỉ thị công gô;

Dung dịch sunfat tiêu chuẩn, được chuẩn bị theo TCVN 1056-71, chứa 0,1 mg SO42- trong 1 ml.

B.4 Tiến hành thử

– Chuẩn bị dãy dung dịch tiêu chuẩn

Cho vào 6 bình định mức so độ đục loại dung tích 50 ml lần lượt: 10 ml nước, 7 ml natri clorua, 1 ml axit clohydric, 4 ml bari clorua và thêm dung dịch SO42- lần lượt theo thứ tự: 0,05; 0,10; 0,15; 0,20; 0,25; 0,30 ml thêm nước cất tới vạch, lắc đều và để yên trong 3 giờ.

– Chuẩn bị mẫu thử

Cân 15 g mẫu chế phẩm với độ chính xác 0,01 g. Hòa tan mẫu vào cốc đốt trong 100 ml nước. Trung hòa cẩn thận mẫu bằng dung dịch axit clohydric với chỉ thị công gô đỏ. Cho dư 2 ml axit clohydric. Đun sôi rồi làm lạnh đến nhiệt độ phòng. Chuyển hết mẫu sang bình định mức dung tích 250 ml, thêm nước cất đến vạch và lắc đều. Nếu dung dịch bị vẩn đục thì lọc qua giấy lọc vào bình khô, sạch.

Dùng pipet hút 10 ml dung dịch mẫu vừa chuẩn bị cho vào bình định mức để so độ đục có dung tích 50 ml. Thêm vào bình 4 ml dung dịch bari clorua, thêm nước đến vạch, lắc đều và để yên. Sau 3 giờ, đem so độ đục với dãy dung dịch chuẩn.

B.5 Tính toán kết quả

– Hàm lượng kẽm sunfat ngậm nước, được tính bằng phần trăm theo công thức (2):

 [%]       (2)

Hàm lượng kẽm, tính bằng phần trăm theo công thức (3):

 [%]           (3)

trong đó:

a: lượng sunfat trong ống tiêu chuẩn có độ đục tương đương với ống mẫu, tính bằng mg;

M: khối lượng mẫu thử, tính bằng g;

0,8514: hệ số chuyển đổi.

– Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của ít nhất hai kết quả xác định, khi chênh lệch không vượt quá 5 % so với kết quả nhỏ nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *