Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9117:2011

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9117:2011
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9117:2011 về Gà giống – Yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9117 : 2011

GÀ GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Breeding poultry – Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 9117 : 2011 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GÀ GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Breeding poultry – Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với 2 giống gà Ri và Lương Phượng (LV).

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Gà Ri

2.1.1. Đặc điểm ngoại hình

Bảng 1 – Màu sắc lông, da, kiểu mào và hình dáng

Tuổi

Chỉ tiêu

Gà trống

Gà mái

01 ngày tuổi

Màu lông

Vàng nhạt, phớt hồng, 2 sọc đen ở lưng

Vàng nhạt, phớt hồng, 2 sọc đen ở lưng

19 tuần tuổi

Màu lông

Nâu đỏ, đầu cánh và chót đuôi điểm lông màu đen, cổ có lông cườm vàng óng

Màu vàng rơm, vàng nâu, đầu cánh và chót đuôi điểm lông màu đen

Màu da

Vàng

Vàng

Kiểu mào

Mào đơn

Mào đơn

Hình dáng

Thon, chắc khỏe, nhanh nhẹn.

Thon, nhỏ, nhanh nhẹn

2.1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật

Bảng 2 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản

Chỉ tiêu kỹ thuật

Yêu cầu

Giai đoạn gà con (từ 01 đến 63 ngày tuổi)

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 01 ngày tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 29 đến 31

– Khối lượng cơ thể sống 63 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 780 đến 820

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 650 đến 700

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn hậu bị (từ 64 đến 133 ngày tuổi)

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

94

– Khối lượng cơ thể sống 133 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1700 đến 1800

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1240 đến 1300

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn sinh sản

– Tuổi đẻ (tuần)

Từ 19 đến 20

– Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

55

– Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

126

– Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, tính theo khối lượng (kg), không lớn hơn

3,2

– Khối lượng trứng 38 tuần tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 42 đến 44

– Chất lượng trứng 38 tuần tuổi

 

+ Chỉ số hình thái trứng

Từ 1,30 đến 1,34

+ Độ chịu lực (kg/cm2)

Từ 3,5 đến 4,0

+ Đơn vị Haugh (Hu), không nhỏ hơn

80

+ Tỷ lệ trứng có phôi, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

90

+ Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Bảng 2 – Sức sống, Khả năng sinh trưởng và sinh sản (kết thúc)

Chỉ tiêu kỹ thuật

Yêu cầu

Giai đoạn sinh sản

– Khối lượng cơ thể sống 38 tuần tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2300 đến 2400

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1500 đến 1600

– Tỷ lệ chết và loại thải (%/tháng), không lớn hơn

2,0

2.2. Gà Lương Phượng (LV)

2.2.1. Đặc điểm ngoại hình

Bảng 3 – Màu sắc lông, da, kiểu mào và hình dáng

(LV1, LV2 và LV3)

Tuổi

Chỉ tiêu

Gà trống

Gà mái

01 ngày tuổi

Màu lông

Màu vàng nhạt chấm đen, có 4 sọc dọc trên lưng; một số màu xám tro, vàng đậm

20 tuần tuổi

Màu lông

Màu vàng đậm, cổ và lưng màu vàng cánh gián, búp cánh và đuôi màu đen

Màu vàng nhạt đốm đen, đặc biệt ở cổ, lưng và cánh

Màu da

Vàng

Vàng

Kiểu mào

Đơn, đỏ tươi

Đơn, đỏ tươi

Hình dáng

Thân hình cân đối, ngực rộng, lưng phẳng

Vừa phải, cân đối, chân nhỏ

2.2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật

Bảng 4 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản của dòng LV1

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn gà con (từ 01 đến 56 ngày tuổi)

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 01 ngày tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 35 đến 38

Bảng 4 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản của dòng LV1 (kết thúc)

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn gà con (từ 01 đến 56 ngày tuổi)

 

– Khối lượng cơ thể sống 56 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1400 đến 1480

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1100 đến 1200

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn hậu bị (từ 57 – 140 ngày tuổi)

 

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 140 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2650 đến 2750

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2100 đến 2200

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn sinh sản

 

– Tuổi đẻ (tuần)

Từ 23 đến 24

– Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

58

– Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

152

– Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, tính theo khối lượng (kg), không lớn hơn

3,2

– Khối lượng trứng 38 tuần tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 56 đến 57

– Chất lượng trứng 38 tuần tuổi

 

+ Chỉ số hình thái trứng

Từ 1,33 đến 1,35

+ Độ chịu lực (kg/cm2)

Từ 3,5 đến 3,6

+ Đơn vị Haugh (Hu), không nhỏ hơn

80

+ Tỷ lệ trứng có phôi, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

93

+ Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

– Khối lượng cơ thể sống 38 tuần tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 3300 đến 3500

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2600 đến 2700

– Tỷ lệ chết và loại thải (%/tháng), không lớn hơn

2,0

Bảng 5 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản của dòng LV2

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn gà con (từ 01 đến 56 ngày tuổi)

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 01 ngày tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 35 đến 38

– Khối lượng cơ thể sống 56 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1350 đến 1450

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1150 đến 1250

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn hậu bị (từ 57 – 140 ngày tuổi)

 

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 140 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2600 đến 2700

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2050 đến 2150

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn sinh sản

 

– Tuổi đẻ (tuần)

Từ 22 đến 23

– Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

61

– Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

164

– Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, tính theo khối lượng (kg), không lớn hơn

3,0

– Khối lượng trứng 38 tuần tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 56 đến 57

– Chất lượng trứng 38 tuần tuổi

 

+ Chỉ số hình thái trứng

Từ 1,25 đến 1,35

+ Độ chịu lực (kg/cm2)

Từ 3,5 đến 3,6

+ Đơn vị Haugh (Hu), không nhỏ hơn

80

+ Tỷ lệ trứng có phôi, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

93

+ Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

82

Bảng 5 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản của dòng LV2 (kết thúc)

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn sinh sản

Khối lượng cơ thể sống 38 tuần tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 3300 đến 3500

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2650 đến 2750

– Tỷ lệ chết và loại thải (%/tháng), không lớn hơn

2,0

Bảng 6 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản của dòng LV3

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn gà con (từ 01 đến 56 ngày tuổi)

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 01 ngày tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 35 đến 38

– Khối lượng cơ thể sống 56 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1350 đến 1450

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 1100 đến 1200

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn hậu bị (từ 57 – 140 ngày tuổi)

 

– Tỷ lệ nuôi sống, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

95

– Khối lượng cơ thể sống 140 ngày tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2600 đến 2700

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2050 đến 2150

– Độ đồng đều, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

80

Giai đoạn sinh sản

 

– Tuổi đẻ (tuần)

Từ 22 đến 23

– Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

64

– Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi (quả/mái), không nhỏ hơn

170

– Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, tính theo khối lượng (kg), không lớn hơn

2,9

Bảng 6 – Sức sống, khả năng sinh trưởng và sinh sản của dòng LV3 (kết thúc)

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Giai đoạn sinh sản

– Khối lượng trứng 38 tuần tuổi, tính theo khối lượng (gam)

Từ 56 đến 56

– Chất lượng trứng 38 tuần tuổi

 

+ Chỉ số hình thái trứng

Từ 1,34 đến 1,35

+ Độ chịu lực (kg/cm2)

Từ 3,48 đến 3,52

+ Đơn vị Haugh (Hu), không nhỏ hơn

80

+ Tỷ lệ trứng có phôi, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

93

+ Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp, tính theo tỷ lệ phần trăm (%), không nhỏ hơn

82

– Khối lượng cơ thể sống 38 tuần tuổi

 

+ Gà trống, tính theo khối lượng (gam)

Từ 3300 đến 3400

+ Gà mái, tính theo khối lượng (gam)

Từ 2600 đến 2700

– Tỷ lệ chết và loại thải (%/tháng), không lớn hơn

2,0

3. Phương pháp xác định

3.1. Phương pháp lấy mẫu

Áp dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, số lượng bằng 10 % tổng đàn (tối thiểu 30 con), cân từng con một, cân riêng trống mái vào một ngày cố định trong tuần, buổi sáng trước khi cho ăn (sử dụng cân điện tử có độ chính xác ± 0,2 g, cân đồng hồ có độ chính xác ± 5,0 g).

3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

3.2.1. Chỉ tiêu ngoại hình

Màu lông, màu da, kiểu mào, hình dáng… quan sát bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh quay phim để đánh giá phân loại trực tiếp lúc 01 ngày tuổi và 19 hoặc 20 tuần tuổi.

3.2.2. Xác định tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số con còn sống cuối kỳ trên số con đầu kỳ trong một khoảng thời gian (tuần hoặc tháng)

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

trong đó:

n: là số con còn sống đến cuối kỳ;

N: là số con đầu kỳ.

3.2.3. Xác định độ đồng đều

Độ đồng đều được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số cá thể có khối lượng nằm trong khoảng khối lượng trung bình ± 10 %, so với tổng số mẫu cân kiểm tra.

Độ đồng đều (%) =

trong đó:

n: là số con có khối lượng cơ thể trong khoảng khối lượng trung bình ± 10%;

N: là số con cân mẫu.

3.2.4. Xác định tuổi đẻ của đàn gà

Tuổi đẻ của đàn gà (tuổi thành thục) được tính bằng số tuần tuổi khi đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %.

3.2.5. Xác định năng suất trứng

Năng suất trứng được xác định bằng tổng số lượng trứng đẻ ra (quả) trong một khoảng thời gian (tuần, tháng hoặc năm) chia cho số mái bình quân có mặt trong khoảng thời gian đó.

Năng suất trứng (quả/mái) =

trong đó:

M: là tổng số trứng đẻ ra trong khoảng thời gian theo dõi (quả);

N: là số gà mái bình quân có mặt trong khoảng thời gian theo dõi (mái);

N =

x: là số mái còn sống đến cuối kỳ;

X: là số mái đầu kỳ.

3.2.6. Xác định khối lượng trứng

Khối lượng trứng bình quân (BQ) được xác định bằng cách cân trứng của đàn gà ở tuần tuổi 37 và 38, cân từng quả một, bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,1 g.

Khố lượng trứng BQ (g) =

trong đó:

Xi: là khối lượng quả trứng thứ i tính bằng gam (g), i = 1,2, …, n;

n: là tổng số quả trứng được cân.

3.2.7. Xác định chỉ số hình thái của quả trứng

Chỉ số hình thái được xác định bằng thước kẹp Panme có độ chính xác 0,01 mm để đo đường kính chiều dài và rộng của quả trứng ở tuần tuổi 37 và 38.

Chỉ số hình thái

trong đó:

D: là chiều dài của quả trứng tính bằng milimét (mm);

R: là chiều rộng của quả trứng tính bằng milimét (mm).

3.2.8. Xác định độ chịu lực của quả trứng

Độ chịu lực của vỏ trứng được xác định bằng lực kế ép, tính bằng kilogam trên centimét vuông (kg/cm2).

3.2.9. Xác định đơn vị Haugh của quả trứng

Đơn vị Haugh được xác định thông qua chiều cao của lòng trắng đặc (đo bằng thước 3 chân có độ chính xác 0,01 mm tại điểm tiếp giáp với lòng đỏ của trứng) và khối lượng của quả trứng. Công thức tính như sau:

trong đó:

Hu: là đơn vị Haugh của quả trứng;

H: là chiều cao lòng trắng đặc, tính bằng milimét (mm);

W: là khối lượng trứng, tính bằng gam (g).

3.2.10. Xác định các chỉ tiêu ấp nở

Các chỉ tiêu ấp nở được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

– Tỷ lệ trứng có phôi là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trứng có phôi, được xác định thông qua soi kiểm tra trứng ở thời điểm 6 ngày kể từ thời điểm đưa trứng vào ấp, với tổng số trứng đưa vào ấp.

– Tỷ lệ nở là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số gà nở ra với tổng số trứng có phôi (Tỷ lệ nở/tổng trứng có phôi) hoặc tổng số trứng đưa vào ấp (Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp).

– Tỷ lệ gà con loại I là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số gà con nở ra đạt loại I với tổng số trứng đưa vào ấp.

Tỷ lệ trứng có phôi (%) =

Tỷ lệ nở/tổng trứng có phôi (%) =hoặc Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) =

Tỷ lệ nở loại/tổng trứng ấp (%) =

trong đó:

N: là tổng số trứng đưa vào ấp (quả);

X: là tổng số trứng có phôi (soi kiểm tra lúc 6 ngày ấp) (quả);

Y: là số gà con nở ra (con);

Z: là số gà con nở ra đạt loại I (con).

3.2.11. Xác định tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (Tiêu tốn TA/10 trứng) được xác định thông qua việc xác định tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong một giai đoạn (tuần, tháng hoặc năm) và tổng số trứng đẻ ra trong giai đoạn đó. Công thức tính là:

Tiêu tốn TA/10 trứng (kg) =

trong đó:

X: là tổng số trứng đẻ ra trong giai đoạn (quả);

Y: là tổng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn tính bằng kilogam (kg).

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006), Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lượng cao, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Viện Chăn nuôi – 2006, trang 4 -10, 27 – 29.

[2] Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Huy Tuần, Hoàng Thị Nguyệt (2007), Kết quả nuôi giữ giống gốc các đàn gà Lương Phượng tại Trại thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo khoa học năm, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm – 2007, trang 21 – 32.

[3] Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Nguyễn Thị San, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Long (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Ri qua 3 đời chọn lọc, nuôi dưỡng trong điều kiện bán chăn thả ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo Khoa học năm 2001 – Phần Nghiên cứu giống gia cầm, Viện Chăn nuôi – 2002, trang 131 – 145.

[4] 10 TCN – Giống vật nuôi – Yêu cầu kỹ thuật LV bố mẹ và thương phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *