Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9194:2012

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9194:2012
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9194:2012 (ISO/TS 28923 : 2007) về Máy nông nghiệp – Che chắn cho các bộ phận chuyển động truyền công suất – Mở che chắn bằng dụng cụ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9194 : 2012

ISO/TS 28923 : 2007

MÁY NÔNG NGHIỆP – CHE CHẮN CHO CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG TRUYỀN CÔNG SUẤT – MỞ CHE CHẮN BẰNG DỤNG CỤ

Agricultural machinery – Guards for moving parts of power transmission -Guard opening with tool

Lời nói đầu

TCVN 9194 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 28923:2007.

TCVN 9194 : 2012 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết b biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đ nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thm định, Bộ Khoa học và Công ngh công bố.

Lời giới thiệu

Cấu trúc của các tiêu chun an toàn trong lĩnh vực máy như sau.

a) Các tiêu chuẩn loại A (các tiêu chuẩn cơ bản) đưa ra các khái niệm cơ bản, nguyên tắc cho thiết kế và các yếu tố tổng quát có th được áp dụng đi với máy.

b) Các tiêu chuẩn loại B (các tiêu chun an toàn chung) đ cập đến một hoặc nhiu hơn yếu tố an toàn, một hoặc nhiu hơn loại che chn an toàn có thể được dùng qua phạm vi rộng của máy:

– Các tiêu chuẩn loi B1 về các yếu t an toàn đặc biệt (ví dụ khoảng cách an toàn, nhiệt độ b mặt, độ ồn);

– Các tiêu chuẩn loại B2 về che chắn an toàn (ví dụ bộ phận điều khiển bằng hai tay, khớp ni, thiết b nhạy áp lực, che chắn);

c) Các tiêu chuẩn loại C (các tiêu chuẩn an toàn máy) đ cập chi tiết đến các yêu cầu an toàn về máy đặc biệt hoặc nhóm máy.

Đc điểm kỹ thuật là tiêu chun loại C được nêu trong tiêu chuẩn TCVN 7383-1 (ISO 12100-1).

Các điều ca tiêu chuẩn loại C có khác biệt so với các tiêu chuẩn loại A hoặc loại B, điều của tiêu chuẩn loại C được ưu tiên so với điều của các tiêu chun khác v máy được thiết kế và chế tạo theo các điều của tiêu chuẩn loại C.

 

MÁY NÔNG NGHIỆP – CHE CHẮN CHO CÁC BỘ PHẬN CHUYỂN ĐỘNG TRUYỀN CÔNG SUẤT – M CHE CHẮN BẰNG DỤNG CỤ

Agricultural machinery – Guards for moving parts of power transmission -Guard opening with tool

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định yêu cầu an toàn và phương pháp kim tra thiết kế và kết cu các che chắn chỉ có thể mở bằng dụng c, được sử dụng cho che chắn các bộ phận chuyển động truyền công sut ca máy tự hành hay máy do người ngi lái và máy treo, nửa treo và kéo theo được sử dụng trong nông nghiệp. Ngoài ra, tiêu chun còn quy định loại thông tin cần được nhà chế tạo cung cp v thực hành công việc an toàn (bao gồm cả những nguy cơ còn tn tại).

Tiêu chuẩn này đ cập đến những nguy cơ đáng kể (như liệt kê trong Phụ lục A), những tình huống và sự kiện nguy hiểm liên quan đến che chắn các bộ phận chuyn động truyền công suất, được sử dụng theo dự kiến và với những điu kiện do nhà chế tạo dự kiến trước (xem Điu 4 và Điều 5).

Tiêu chun này không áp dụng cho che chắn các bộ phận chuyển động truyền công suất của:

– Máy kéo,

– Máy bay,

– Xe đệm không khí, hoặc

– Thiết bị làm cỏ và làm vườn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6818-1 (ISO 4254-1 ), Máy nông nghiệp – An toàn – Phần 1: Yêu cu chung;

TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003 1)), An toàn máy – Khái niệm cơ bản, nguyên tc chung cho thiết kế – Phn 2: Nguyên tắc kỹ thuật;

TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996 2)), An toàn máy – Khoảng cách an toàn đ ngăn chặn tay con người không vươn tới vùng nguy him.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chun này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).

4. Bộ phận chuyển động truyền công suất

4.1. Các bộ phận chuyển động truyền công suất gây ra nguy him phải được bảo vệ nhờ cách bố trí hợp lý khoảng cách an toàn hay che chn c định.

4.2. Thiết kế các che chắn phải chú ý đến sự nguy hiểm cho người vận hành, thực hiện chức năng máy đúng và sự phát sinh các mối nguy hiểm khác như thoát nước, tránh sự tích tụ các mảnh vụn hoặc b tắc và sự cản trở các chức năng xử lý nguyên liệu của máy.

4.3. Các che chắn phải được thiết kế sao cho việc chăm sóc và vận hành máy bình thường, có thể thực hiện dễ dàng.

4.4. Che chắn có thể là dạng lưới cứng hay chn song sắt. Kích thước khe hở cho phép phụ thuộc vào khoảng cách giữa che chắn và mối nguy hiểm/vùng nguy hiểm (xem Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 hay Bảng 6 trong TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996)). Thiết kế che chn phải không được gây ra biến dạng lưới hay chn song sắt trong lúc vận hành và sử dụng bình thường, sao cho kích thước lỗ và sự tương quan khoảng cách vượt quá gii hạn phù hợp vi TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996).

4.5. Nếu có dự kiến sự tiếp cận bình thường, ví dụ, để điều chỉnh hoc bảo dưng thì phải có các che chắn, và trong thực tế phải là loại luôn gn với máy (ví dụ, bằng bản l hay xích buộc).

4.6. Máy có các cửa vào hay các che chắn có th mở hoặc tháo ra được để lộ ra các chi tiết máy vẫn còn tiếp tục quay hay chuyn động, sau khi ngun công suất đã ngắt, thì trong vùng sát cạnh phải có một du hiệu quay dễ nhìn thy hay dấu hiệu quay có thể nghe rõ hoặc một ký hiệu an toàn thích hợp (xem 6.1 và 6.2).

4.7. Che chn chỉ mở được bằng cách sử dụng dụng cụ (để thực hiện mở bằng tác động có chủ ý) và chúng tự động khóa mà không sử dụng dụng cụ, nếu điu kiện làm việc bình thường có yêu cầu tiếp cận.

CHÚ THÍCH: “Tiếp cận bình thường được quy đnh khi người vận hành cn phải điều chỉnh một vài bộ phận nào đó để thực hiện các chức năng trong quá hoạt động bình thường ca máy.

Nếu loại che chắn này không được sử dụng, thì phải cung cp che chắn di động phù hợp với 4.2.2.3 trong TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003), điều đó như sau:

– Tạo ra dừng chuyn động nguy him trước khi vi ti vùng nguy hiểm, hoặc

– Ngăn cản mở che chắn chừng nào mà chuyển động nguy hiểm còn tồn tại.

4.8. Độ bn của các che chắn phải theo TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).

5. Kiểm tra các yêu cầu an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ

Xem Bảng 1.

Bảng 1 – Danh mục các yêu cu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ và xác nhận

Điều

Xác nhận

Kiểm tra

Đo

Quy trình/ tham chiếu

4.5

x

Phải được kiểm tra bằng cách thực hiện điều chỉnh, hoặc mô t quá trình hoạt động bảo dưng trong sổ tay người vận hành

6. Thông tin về sử dụng

6.1. Sổ tay người vận hành

S tay phải bao gồm các cảnh báo v những mối nguy hiểm đáng kể còn tồn tại và cách kiểm soát cũng như các yêu cầu v huấn luyện (xem 4.6).

6.2. An toàn và các dấu hiệu thông báo

Phải có dấu hiệu an toàn ở trên các cửa vào hay các che chắn biểu thị chuyển động quay của các bộ phận, nếu có thể áp dụng được (xem 4.6).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

Bảng A.1 quy đnh các mối nguy him, những tình huống nguy him và các sự kin nguy him đã được xác định là đáng k đi với bảo vệ cho các bộ phận chuyển động truyền công suất được đề cập đến trong đặc điểm kỹ thuật này và cn có những tác động đặc biệt của người thiết kế cũng như nhà chế tạo nhằm hạn chế hay giảm bớt rủi ro.

Bảng A.1 – Danh mục các mối nguy hiểm đáng k

Điu ca TCVN 6818-1 (ISO 4254-1)

Mối nguy hiểm

Tình huống và các sự kiện nguy hiểm

Điều ca tiêu chuẩn này

A.1

Nguy him cơ học

A.1.1

Nguy hiểm nghiền nát

Các bộ phận truyền công suất

4; 6

A.1.2

Nguy him cắt

Các bộ phận truyền công sut

4; 6

A.1.4

Nguy hiểm vướng vào

Các bộ phận truyn công suất

4; 6

A.1.5

Nguy hiểm lôi cuốn vào hay kẹp

Các bộ phận truyền công suất

4; 6

A .14

Bị v trong vận hành

Các che chắn

4.8

A.19.4

Nguy hiểm cơ học tại vị trí làm việc:

a) Chạm phải các bộ phận truyn công suất

Các che chắn

4; 6

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy Khái niệm cơ bản, nguyên tc chung cho thiết kế – Phn 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.

 

MỤC LỤC

Li nói đầu………………………………………………………………………………………………………………………

Lời gii thiệu…………………………………………………………………………………………………………………….

1 Phạm vi áp dụng…………………………………………………………………………………………………………….

2 Tài liệu viện dẫn………………………………………………………………………………………………………………

3 Thuật ngữ và đnh nghĩa……………………………………………………………………………………………………

4 Bộ phận chuyn động truyn công sut……………………………………………………………………………….

5 Kiểm tra các yêu cầu an toàn hoặc các biện pháp bảo vệ………………………………………………………..

6 Thông tin v sử dụng……………………………………………………………………………………………………….

6.1 Sổ tay người vận hành…………………………………………………………………………………………………..

6.2 An toàn và các dấu hiệu thông báo…………………………………………………………………………………..

Phụ lục A (Tham khảo) Danh mục các mối nguy him đáng kể…………………………………………………….

Thư mục tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………………………….


1) Đã b hủy và thay bng ISO 12100-2:2010

2) Đã bị hủy và thay bằng ISO 13857-2:2008

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *