Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9198:2012 (ISO 22522 : 2007) về Thiết bị bảo vệ cây trồng – Đo tại hiện trường độ phân bố phun trên lá và bụi cây
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9198 : 2012
ISO 22522 : 2007
THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG – ĐO TẠI HIỆN TRƯỜNG – ĐỘ PHÂN BỐ PHUN TRÊN LÁ VÀ BỤI CÂY
Crop protection equipment – Field measurement of spray distribution in tree and bush crops
Lời nói đầu
TCVN 9198 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 22522:2007.
TCVN 9198 : 2012 do Trung tâm Giám định máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG – ĐO TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỘ PHÂN BỐ PHUN TRÊN LÁ VÀ BỤI CÂY
Crop protection equipment – Field measurement of spray distribution in tree and bush crops
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo tại hiện trường lượng thuốc phun phủ trên lá và bụi cây đối với máy phun trên mặt đất.
Tiêu chuẩn bao gồm những phép đo số lượng và khối lượng của thuốc phun phủ (cả giá trị tuyệt đối và độ phân bố) trên các đối tượng như lá, hoa và mất mát trên mặt đất.
Tiêu chuẩn không đề cập đến các phép đo lượng thuốc phun bị gió cuốn đi. Tuy nhiên, việc sử dụng nó kết hợp với biên bản đo tại hiện trường lượng thuốc phun bị gió cuốn đi nêu trong ISO 22866, có thể cho kết quả đánh giá tốt về cân bằng khối lượng thuốc phun trên lá hoặc bụi cây khi đo thuốc phun bị gió cuốn đi.
Tiêu chuẩn này cho phép linh hoạt trong việc bố trí các phép thử tại hiện trường, quy định quy trình đo đã chuẩn hóa dùng để so sánh những kết quả từ các phép thử tại hiện trường hay các phép thử trong phòng thí nghiệm khác nhau, ví dụ, sử dụng bàn thử đặc tính phân bố phun thẳng đứng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có);
ISO 9898, Equipment for crop protection – Test methods for air-assisted sprayers for bush and tree crops (Thiết bị bảo vệ cây trồng – Phương pháp thử đối với máy phun có không khí trợ giúp cho lá và bụi cây);
ISO 10627-1, Agricultural sprayers – Data sheet – Part 1: Typical layout (Máy phun nông nghiệp – Dải dữ liệu – Phần 1: Bố trí điển hình);
ISO 10627-2, Hydraulic agricultural sprayers – Data sheets – Part 2: Technical specifications related to components (Máy phun dùng trong nông nghiệp kiểu thủy lực – Dải dữ liệu – Phần 2: Đặc điểm kỹ thuật liên quan đến các bộ phận hợp thành).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Vệt phun (plot)
Một hoặc nhiều hàng cây liền kề để phun.
3.2. Chất đánh dấu (tracer)
Vật liệu để lại dấu vết biểu thị cho một công thức sản phẩm bảo vệ cây trồng.
4. Cơ sở thử
Phép thử phân bố phun bao gồm rải chất đánh dấu vào các tán cây bằng cách di chuyển với một tốc độ tiến được đo dọc theo các đường đã xác định và đo chất phun đọng lại trên tán của đối tượng (các lá hay quả), nếu các cấu trúc sẵn có và/hoặc thích hợp (các đối tượng nhân tạo), để xác định độ phủ và thu thuốc phun đối với việc đo mất mát trên mặt đất.
Chất đánh dấu thích hợp hòa tan trong nước có thể sử dụng để đo tại hiện trường. Nếu có thể, tất cả các phép đo phải sử dụng chất đánh dấu có độ độc thấp để an toàn khi áp dụng, không làm ô nhiễm môi trường. Chất lỏng phun phải có đặc tính vật lý đại diện cho các chất lỏng điển hình thường được sử dụng để ứng dụng các sản phẩm bảo vệ cây trồng. Các chất khác có thể thêm vào để tăng thêm độ đậm đặc giống như dung dịch thuốc trừ sâu thực tế, ví dụ, chất có hoạt tính bề mặt, phải được mô tả trong báo cáo thử.
Cho phép dùng nhiều chất đánh dấu trên đối tượng giống nhau để làm giảm bớt sự biến đổi do thay đổi cấu trúc trong phạm vi các đối tượng sinh vật được lấy mẫu.
5. Bố trí thử
Tại các vệt phun, cây trồng phải được bố trí bên trong đồng nhất, chăm sóc tốt và đại diện cho vườn cây.
Để ngăn cản sự ảnh hưởng lẫn nhau với các xử lý khác và/hoặc ảnh hưởng của đường mép, phải có tối thiểu hai hàng cây hay bụi cây ở sát mỗi cạnh của vệt phun.
Chiều dài thích hợp của các hàng cây phải phun ở trên một hay cả hai bên. Chiều dài này phải đảm bảo được lượng ra của thể tích chất lỏng dự định phun lên trên vệt phun.
Đặc điểm của việc bố trí phun phải được báo cáo đầy đủ trong các kết quả.
6. Mô tả lắp đặt máy phun
Ít nhất các mục dưới đây phải được mô tả.
a) Máy phun:
– Tên nhà chế tạo;
– Kiểu và loại;
– Tốc độ di chuyển (km/h);
– Lưu lượng chất lỏng tổng cộng (L/min).
b) Các vòi phun và phân bố chất lỏng:
– Áp dụng một bên (trái hay phải) hoặc hai bên;
– Áp suất làm việc (MPa );
– Vị trí và đặc điểm vòi phun (xem Bảng 1 và Hình 1);
– Vị trí vòi phun liên quan đến luồng không khí (vào hay ra);
– Hướng chảy của vòi phun (phía trước, ở giữa hay phía sau);
– Số liệu kích thước giọt phun (Dv10, Dv50, Dv90) đối với các vòi phun thủy lực (bao gồm hệ thống đo).
c) Phân bố lưu lượng không khí (đối với máy phun có không khí trợ giúp):
– Loại quạt;
– Vị trí bộ truyền động;
– Tốc độ PTO (trục trích công suất) (r/min);
– Chiều quay cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ;
– Mô tả đặc điểm bộ làm lệch hướng (định hướng không khí) theo ISO 10627-1 và ISO 10627-2 (xem Bảng 2 và Hình 2);
– Lưu lượng và tốc độ luồng khí của máy phun theo ISO 9898.
Hệ thống phân bố chất lỏng và khí của máy phun phải được mô tả bằng các sơ đồ, hình vẽ và/hoặc ảnh trong báo cáo thử.
Nếu có thể, để giải thích tốt hơn các kết quả thử thu được từ các loại máy phun khác nhau, tốt nhất là tham khảo kiểu phun thẳng đứng, được đo bằng cách sử dụng Băng thử thẳng đứng (xem ISO 9898).
Bảng 1 – Vị trí và địa điểm vòi phun
Trái |
Thứ tự vòi phun |
Phải |
||||
Kiểu |
Lưu lượng đo |
Chiều cao | Khoảng cách đến đường tâm hàng cây | Góc định hướng a |
Kiểu |
Lưu lượng đo |
Chiều cao | Khoảng cách đến đường tâm hàng cây | Góc định hướng a |
|
|
L/min |
cm | cm | độ |
|
|
L/min |
cm | cm | độ |
|
|
Ví dụ, 150 | 225 | 22 |
1 |
|
|
Ví dụ, 150 | 225 | 22 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
Lưu lượng tổng cộng |
|
|
Lưu lượng tổng cộng |
|
|
|
a Góc định hướng, a, liên quan đến mức nằm ngang (ví dụ, máy phun quạt hướng trục). Xem Hình 1. |
CHÚ DẪN:
a góc định hướng đối với mức nằm ngang (ví dụ, máy phun quạt hướng trục)
1 khoảng cách đến đường tâm hàng cây
2 chiều cao
Hình 1 – Vị trí vòi phun
Bảng 2 – Đặc điểm bộ làm lệch hướng
Trái |
Thứ tự vòi phun |
Phải |
||||
Vị trí |
Chiều dài |
Chiều cao | Khoảng cách đến đường tâm hàng cây | Góc định hướng a |
Vị trí |
Chiều dài |
Chiều cao | Khoảng cách đến đường tâm hàng cây | Góc định hướng a |
|
|
cm |
cm | cm | độ |
|
|
cm |
cm | cm | độ |
Ví dụ, cao hơn |
Ví dụ, 25 |
Ví dụ, 10 | 200 | 45 |
1 |
Ví dụ, cao hơn |
Ví dụ, 25 |
Ví dụ, 185 | 200 | 30 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
a Góc định hướng, b, liên quan đến mức nằm ngang (ví dụ, máy phun quạt hướng trục). Xem Hình 2. |
CHÚ DẪN:
b góc định hướng đối với mức nằm ngang (ví dụ, máy phun quạt hướng trục)
1 khoảng cách đến đường tâm hàng cây
2 chiều cao
3 chiều dài
Hình 2 – Vị trí bộ làm lệch hướng
7. Mô tả vườn cây hay bụi cây
Mô tả vườn cây hay bụi cây phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Cây trồng, giống và thân rễ;
b) Tuổi (năm);
c) Hệ thống uốn cây (loại xén tỉa);
d) Giai đoạn vật hậu học tại thời điểm thử (giai đoạn phát triển), nếu có, sử dụng các tiêu chuẩn;
e) Thông số (đo số lượng hoặc khối lượng trung bình), bao gồm:
– Khoảng cách trung bình giữa các hàng cây (m),
– Khoảng cách trung bình giữa các cây hay bụi cây trong hàng cây (m) (nếu cần thiết mô tả vị trí bằng sơ đồ),
– Chiều cao trung bình (cm),
– Chiều rộng cây trung bình (cm), hình học, hình dạng, những kẽ hở, số lượng các lớp, và
– Số lượng cây trung bình trên một đơn vị diện tích;
f) Các số đo khác (không bắt buộc, tuy nhiên, nếu đã thực hiện, phải mô tả phương pháp), gồm có:
– Chỉ số diện tích lá cây (diện tích lá xanh một mặt trên một đơn vị diện tích đất), và
– Mật độ lá cây (diện tích lá xanh một mặt theo số lượng đã xác định trong phạm vi tán cây).
8. Mô tả chất lỏng phun
Mô tả chất lỏng phun phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
– Những chất đánh dấu, chất phụ, hóa chất được sử dụng, cùng với mô tả và nồng độ được báo cáo (xem Phụ lục A);
– Liều lượng phun (chất lỏng, chất đánh dấu, chất phụ);
– Nồng độ chất đánh dấu, với các mẫu đại diện của dung dịch pha trộn phun được lấy để phân tích ngay trước và/hoặc sau khi phun.
Nếu dùng những chất đánh dấu khác nhau trong cùng một thử nghiệm, chúng phải được phân chia một cách ngẫu nhiên cho mỗi ứng dụng.
9. Lấy mẫu
9.1. Quy định chung
Những thuốc đọng lại trên đối tượng phun phải đo ít nhất 3 lần lặp lại trong phạm vi vệt phun.
Trong mỗi lần thử, phải chọn ít nhất một cây hay bụi cây để thực hiện các phép đo lượng thuốc phun đọng lại trên các đối tượng xác định (như lá hay quả). Để ngăn ngừa các tác động “bắt đầu” và “kết thúc”, một số cây hay bụi cây thích hợp phải bỏ qua ở cả hai đầu các hàng cây. Điều này phải ghi vào báo cáo.
Trước khi bắt đầu áp dụng phun, phải lấy một số hàng cây mẫu còn trống để có thể xác định lượng phun trước của chất đánh dấu đã dùng (dự kiến gần bằng không).
Phải chọn phương pháp lấy mẫu theo đường bao (xem 9.2.1) hay theo vùng (xem 9.2.2). Tùy chọn, có thể sử dụng cả hai phương pháp lấy mẫu để có được những ưu điểm của cả hai phương pháp. Phương pháp bổ sung phải được báo cáo đầy đủ.
Để giảm tối thiểu sai số thí nghiệm, các mẫu được lấy, bảo quản, trích xuất và phân tích theo phương pháp phù hợp, tùy thuộc vào chất đánh dấu sử dụng. Ví dụ, quan trọng là lấy các mẫu ngay sau khi thuốc phun đọng lại của lần phun cuối cùng vừa mới khô. Ngoài ra, khi sử dụng các chất đánh dấu bằng huỳnh quang, điều quan trọng là các mẫu được bảo quản trong các hộp sẫm màu và, khi sử dụng các chất đánh dấu bằng kim loại, lưu ý tránh đọng nước trên lá cây bằng cách sử dụng các túi thích hợp hoặc bằng cách làm lạnh các mẫu ngay sau khi thu gom.
Các đối tượng nhân tạo có thể được sử dụng để giúp quá trình điều chỉnh máy phun hoặc trong việc thực hiện các phép thử sơ bộ. Mô tả về số lượng, vị trí, vật liệu, hệ thống gắn kết của chúng và đặc điểm liên quan khác phải được cung cấp (xem Phụ lục B).
Phải lập các quy trình xử lý các mẫu hay dụng cụ thu trước và sau khi tiếp xúc với thuốc phun để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. Khả năng ô nhiễm và sự biến chất của chất đánh dấu phải được kiểm tra trong thời gian thử bằng cách sử dụng các mẫu hoặc dụng cụ thu mẫu sạch và nạp với một thể tích được đo của dung dịch chất đánh dấu.
Sau khi sử dụng, các mẫu hoặc dụng cụ thu phải được lưu giữ trong thời gian tối thiểu có thể thực hiện được. Lưu giữ phải ở điều kiện thích hợp cho chất đánh dấu, khô đặc trưng, trong bóng tối, và ở nhiệt độ dưới 4 °C để giảm thiểu mọi nguy cơ ngưng tụ (vì điều này có thể dẫn đến thiếu chính xác).
Trong mọi trường hợp, phải sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa các mẫu biến chất.
Những chất phun ở trên các mẫu hay dụng cụ thu phải được tính toán dựa trên việc hiệu chuẩn kỹ thuật đánh dấu với các mẫu dung dịch phun lấy từ vòi phun tại thời điểm phun.
9.2. Đối tượng tán cây
9.2.1. Phương pháp lấy mẫu theo đường bao
Phương pháp lấy mẫu theo đường bao là hữu ích khi đo sự phân bố chất đánh dấu theo chiều thẳng đứng trong tán cây, vì nó cung cấp thông tin về sự lắng đọng chính xác trên từng lá theo đường bao. Phương pháp này mang lại sự biến đổi nhiều hơn cho phép thử do đo trên từng lá, nhưng lại tạo ra số lượng lớn các mẫu, làm cho các việc kiểm tra mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.
Các mẫu đại diện cho các điểm mục tiêu là từng lá cây được phân bố theo các vị trí cách nhau tối đa 25 cm [xem Hình 3 a)]. Trong mỗi cây hay bụi cây, các mẫu phải được thu theo các đường bao khác nhau dưới đây trong thảm thực vật [xem Hình 3 b)]. Nếu chiều rộng tán cây theo phương tiếp tuyến di chuyển của máy phun nhỏ hơn 50 cm, thì phải thu các mẫu theo hai đường bao ngoại biên (A và B) được bố trí ở hai bên của cây đối diện với đường đi. Nếu tán cây rộng bằng hoặc lớn hơn 50 cm, thì phải thêm ít nhất một đường bao (C) ở phần giữa (trung tâm) của cây, xung quanh thân cây.
Một đường bao (D) bổ sung phải được xem xét khi bề rộng tán cây phủ lên nhau tối đa nhỏ hơn một nửa bề rộng tối đa của cây (a <>/2) [xem Hình 3 b)]. Hai đường bao (D và E) bổ sung phải được xem xét với các cây đứng riêng biệt. Những đường bao này phải được bố trí trong mặt phẳng thẳng đứng, bao gồm đường tâm hàng cây, với một tại phần đầu và một tại phần cuối của cây.
Phải có ít nhất một mẫu tương ứng với một lá hoặc quả riêng biệt theo đường bao. Nếu điều này không thể thực hiện được, thì phải báo cáo giải pháp được chấp nhận. Các vị trí của các điểm lấy mẫu khác nhau phải được báo cáo (xem Phụ lục C).
a) Thu gom mẫu theo mặt phẳng thẳng đứng
b) Thu gom mẫu theo mặt phẳng nằm ngang
CHÚ DẪN:
A, B, C, D, E đường bao ngoại biên
1 đường đi của máy phun
a bề rộng phủ lên nhau tối đa
b bề rộng cây tối đa
Hình 3 – Phương pháp lấy mẫu theo đường bao
9.2.2. Phương pháp lấy mẫu theo vùng (lượng)
Phương pháp lấy mẫu theo vùng là hữu ích để xác định độ phân bố toàn bộ chất đánh dấu trong thảm thực vật, theo đó nó đại diện cho số lượng lớn bề mặt lá và tạo ra các mẫu ít hơn phương pháp lấy mẫu theo đường bao. Nó làm mất thông tin do cách tính trung bình “vật lý” lượng thuốc đọng trên lá trong cùng một mẫu.
Thông tin về chất phun đọng trên các đối tượng ít chi tiết hơn so với phương pháp lấy mẫu theo đường bao (khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu rộng hơn) và việc định giới hạn các vùng để thực hiện lấy mẫu là cần thiết.
Các mẫu đại diện cho vùng hoặc số lượng thảm thực vật trong tán cây đã được phân chia, về chiều cao của cây hay bụi cây, các vùng nằm ngang phải được xác định ở các mức khác nhau [xem Hình 4 a)] lên đến độ cao tối đa 1 m.
Trong mỗi cây hay bụi cây, các mẫu phải được thu từ các vùng khác nhau trong thảm thực vật. Nếu chiều rộng tán nhỏ hơn 50 cm, phải chia thành hai vùng thẳng đứng (trái và phải). Nếu bề rộng tán cây bằng hoặc lớn hơn 50 cm, phải lấy thêm ít nhất một vùng cho phần ở giữa của cây. xung quanh thân cây. Độ sâu của vùng thẳng đứng phải bằng một phần tư tổng bề rộng của cây [xem Hình 4 b) i)].
Khi thử các cây riêng biệt, vùng thẳng đứng được phân bố như thể hiện trên Hình 4 b) ii).
Các mẫu trong phương pháp này phải là nhóm các lá hoặc quả. Để có số lượng các lá hoặc quả của mỗi mẫu, phải lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện trong toàn vùng. Những vị trí và số lượng các lá hoặc quả của các vùng lấy mẫu khác nhau phải được báo cáo (xem Phụ lục C).
a) Thu gom mẫu theo mặt phẳng thẳng đứng
i)
b) Thu gom mẫu theo mặt phẳng nằm ngang
CHÚ DẪN:
E bên ngoài
I bên trong
L bên trái
R bên phải;
1 đường đi của máy phun
Hình 4 – Phương pháp lấy mẫu theo vùng
9.3. Đối tượng đất
Để đo thuốc phun trên mặt đất trong tất cả các khoảnh đất như xác định tại Điều 5, phải dùng các dụng cụ thu gom phẳng ngang có bề mặt thu gom bằng hoặc lớn hơn 500 cm2. Các mẫu phải là đại diện cho thuốc phun trên mặt đất. Phải xem xét ít nhất bốn đường đi: hai ở trên mỗi bên của hàng cây được xử lý. Trong mỗi đường đi, các mẫu phải được lấy ít nhất tại ba vị trí.
Dụng cụ thu thuốc phun phải được bố trí theo hai đường, vuông góc với các hàng cây: một vị trí tại thân cây (ở bên dưới cây) và một vị trí khác ở giữa các thân cây, như thể hiện trên Hình 5. Hai khả năng được thể hiện trên Hình 5: chiều rộng tán cây nhỏ hơn 50 cm [xem Hình 5 a)] và chiều rộng tán cây bằng hoặc lớn hơn 50 cm [xem Hình 5 b)]
Mô tả về số lượng, vị trí, vật liệu của dụng cụ thu thuốc phun và thông tin liên quan khác phải được cung cấp (xem Phụ lục D).
a) Cây hẹp (bề rộng tán < 50=””>
b) Cây rộng (bề rộng tán ³ 50 cm)
CHÚ DẪN:
1 đường đi của máy phun
2 vị trí lấy mẫu
3 thân cây
Hình 5 – Sơ đồ lấy mẫu trên mặt đất đối với diện tích lấy mẫu
10. Đo điều kiện khí tượng
Đo điều kiện khí tượng tại thời điểm thử phải thực hiện ở giữa vườn cây. Các cột khí tượng phải được bố trí ở giữa lối đi không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của máy phun.
Các phép đo được thực hiện với độ chính xác sau:
– Tốc độ gió (0,2 m/s), bộ cảm biến đặt phía trên cách đỉnh tán cây 1 m;
– Hướng gió (5°), bộ cảm biến đặt phía trên cách đỉnh tán cây 1 m;
– Nhiệt độ (0,5 °C);
– Độ ẩm tương đối (5 %).
11. Điều kiện để đo so sánh
– Tốc độ gió: độ lệch ± 25 % giữa các phép thử so sánh.
– Hướng gió: độ lệch ± 10% giữa các phép thử so sánh.
– Nhiệt độ: độ lệch ± 5 % giữa các phép thử so sánh.
– Độ ẩm tương đối: độ lệch ± 10 % giữa các phép thử so sánh.
– Độ hạ xuống của bầu nhiệt kế ướt: độ lệch ± 2 °C giữa các phép thử so sánh.
Các dụng cụ đo phải được hiệu chuẩn trước khi thực hiện các phép đo.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
CHẤT ĐÁNH DẤU
Chất đánh dấu phải có tính ổn định ở các điều kiện ngoài đồng ruộng, với sự phục hồi tốt của tất cả các đối tượng được sử dụng trong thử nghiệm. Chúng phải an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng về mọi cây trồng và môi trường.
Loại chất đánh dấu sử dụng:
– Ion kim loại (khuyến cáo đặc biệt khi thực hiện một số ứng dụng cho cùng một đối tượng);
– Thuốc nhuộm thực phẩm (ví dụ, thuốc nhuộm màu vàng chanh);
– Thuốc nhuộm bằng huỳnh quang (ví dụ, BSF, thuốc nhuộm màu xanh).
Chất đánh dấu bổ sung có thể được sử dụng để đánh giá phần thuốc phun đọng được hồi phục từ các mẫu lấy.
Sự hồi phục và ổn định của mỗi chất đánh dấu trên mẫu hoặc dụng cụ thu thuốc phun phải được kiểm tra trước khi bắt đầu đo thuốc phun đọng. Như vậy, công việc chuẩn bị phải xác định mức độ hòa tan bằng các phương pháp kỹ thuật được sử dụng. Thông tin chi tiết về tất cả các quy trình phân tích phải được ghi thành tài liệu.
PHỤ LỤC B
(Tham khảo)
MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NHÂN TẠO
Mô tả các đối tượng nhân tạo phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
– Kết cấu của dụng cụ lấy mẫu, vật liệu, kích thước;
– Vị trí (biểu đồ, sơ đồ);
– Các đặc điểm riêng biệt được trình bày bằng thống kê.
PHỤ LỤC C
(Tham khảo)
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Mô tả phương pháp lấy mẫu phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
– Phương pháp lấy mẫu theo đường bao/phương pháp theo vùng (lượng);
– Vị trí các mẫu (biểu đồ);
– Số lượng các lá cây cho từng mẫu;
– Các đặc điểm riêng biệt được trình bày bằng thống kê.
PHỤ LỤC D
(Tham khảo)
DỤNG CỤ THU THUỐC PHUN ĐỂ ĐO SỰ MẤT MÁT THUỐC PHUN TRÊN MẶT ĐẤT
Loại dụng cụ thu thuốc phun có thể sử dụng:
– Giấy lọc;
– Các tấm Axetat;
– Tấm nhôm mỏng;
– Các tấm nhựa;
– Các đĩa petri.
PHỤ LỤC E
(Tham khảo)
CÁCH TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Các kết quả thử phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
– Máy phun, các điều kiện về khí tượng và cây trồng;
– Các giá trị thuốc phun đọng đo được trên các đối tượng sử dụng, như tán cây và trên mặt đất.
Các giá trị của các thuốc phun đọng đo được biểu thị là lượng thuốc phun trên một đơn vị diện tích lá. Xác định bề mặt dụng cụ thu thuốc phun, nếu cần thiết. Cần tiêu chuẩn hóa một mức phun cho trước để so sánh giữa các điều kiện áp dụng khác nhau. Do đó, nồng độ chất đánh dấu trong dung dịch phun phải được đo bằng cách lấy mẫu ở đầu ra của vòi phun trước và sau mỗi loạt xử lý.
Tính đồng đều của các giá trị thuốc phun đọng thu được từ tán cây được báo cáo là hệ số biến thiên (CV) của các giá trị thuốc phun đọng đo được.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 8909-1: 1994, Forage harvesters – Part 1: Vocabulary (Máy thu hoạch cây làm thức ăn cho gia súc – Phần 1: Thuật ngữ);
[2] ISO 22666, Equipment for crop protection – Methods for the field measurement of spray drift (Thiết bị bảo vệ cây trồng – Phương pháp đo tại hiện trường chất phun bị gió cuốn đi).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Cơ sở thử
5. Bố trí thử
6. Mô tả lắp đặt máy phun
7. Mô tả vườn cây hay bụi cây
8. Mô tả chất lỏng phun
9. Lấy mẫu
9.1. Quy định chung
9.2. Đối tượng tán cây
9.3. Đối tượng đất
10. Đo các điều kiện khí tượng
11. Điều kiện để đo so sánh
Phụ lục A (Quy định) Chất đánh dấu
Phụ lục B (Tham khảo) Mô tả đối tượng nhân tạo
Phụ lục C (Tham khảo) Phương pháp lấy mẫu
Phụ lục D (Tham khảo) Dụng cụ thu thuốc phun để đo sự mất mát thuốc phun trên mặt đất
Phụ lục E (Tham khảo) Cách trình bày kết quả
Thư mục tài liệu tham khảo