Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9200:2012 (ISO 10517 : 2009) về Máy xén tỉa cành cây cầm tay – An toàn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9200 : 2012
ISO 10517 : 2009
MÁY XÉN TỈA CÀNH CÂY CẦM TAY – AN TOÀN
Powered hand – held hedge trimmers – Safety
Lời nói đầu
TCVN 9200 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 10517:2009.
TCVN 9200 : 2012 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuần Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mức tiếng ồn phát ra và mức rung động trước tiên được xác định bởi
– nhà chế tạo công bố,
– so sánh mức rung động và tiếng ồn phát ra bởi máy xén tỉa cành cây có liên quan, và
– với mục đích điều khiển tiếng ồn tại nguồn tại giai đoạn thiết kế.
MÁY XÉN TỈA CÀNH CÂY CẦM TAY – AN TOÀN
Powered hand-held hedge trimmers – Safety
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu an toàn và cách kiểm tra thiết kế, kết cấu máy xén tỉa cây cầm tay dẫn động bằng động cơ xăng. Nội dung dưới đây nói về “máy xén tỉa cành cây” khi thiết kế cho một người sử dụng để xén tỉa cây và bụi cây, dùng một hay nhiều dao cắt chuyển động qua lại.
Tiêu chuẩn này thiết lập các phương pháp nhằm loại trừ hay giảm bớt những mối nguy hiểm phát sinh trong quá trình sử dụng máy xén tỉa cành cây. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định loại thông tin về thực hành công việc an toàn cần được nhà chế tạo cung cấp.
Tiêu chuẩn này đề cập đến những mối nguy hiểm đáng kể, những tình huống và sự kiện nguy hiểm liên quan đến máy xén tỉa cành cây cầm tay khi được sử dụng theo dự kiến (xem Điều 4).
Tiêu chuẩn này không đề cập đến thiết kế tiếng ồn thấp. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho máy xén tỉa cành cây có dung tích động cơ vượt quá 80 cm3, cũng không áp dụng cho máy xén tỉa cành cây được chế tạo trước ngày công bố tiêu chuẩn.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003) An toàn máy. Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế. Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.
TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003) An toàn máy. Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế. Phần 2: Nguyên tắc kỹ thuật.
TCVN 8411-1:2010 (ISO 3767-1:1998) Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm cỏ và làm vườn có động cơ – Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và bộ phận chỉ báo khác – Phần 1: Ký hiệu chung;
TCVN 8411-3:2010 (ISO 3767-3:1995) Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm cỏ và làm vườn có động cơ – Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và bộ phận chỉ báo khác – Phần 3: Ký hiệu cho thiết bị làm cỏ và làm vườn có động cơ;
TCVN 8411-4:2010 (ISO 3767-4:1998) Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm cỏ và làm vườn có động cơ – Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và bộ phận chỉ báo khác – Phần 4: Ký hiệu cho máy lâm nghiệp);
ISO 354:2003, Acoustics – Measurement of sound absorption in a reverberation room (Âm học – Đo hấp thụ âm thanh trong phòng vang âm);
ISO 3744:1994 [1]) Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure – Engineering method in an essentially free field over a reflecting plane (Âm học – Xác định mức công suất âm thanh của nguồn tiếng ồn bằng cách sử dụng áp suất âm thanh – Phương pháp kỹ thuật trong môi trường không có trường âm qua một mặt phản xạ âm);
ISO 3864-1:2002 [2]) Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Part 1: Design principles for safety signs in workplaces and public areas (Ký hiệu đồ họa – Màu sắc an toàn và ký hiệu an toàn – Phần 1: Nguyên tắc thiết kế các ký hiệu an toàn ở nơi làm việc và khu vực công cộng);
ISO 4871:1996, Acoustics – Declaration and vertification of noise emission values of machinery and equipment (Âm học – Công bố và kiểm tra giá trị tiếng ồn phát ra của máy và thiết bị);
ISO 5347-22:1997, Methods for the calibration of vibration and shock pick-ups – Part 22: Accelerometer resonance testing – General methods (Phương pháp hiệu chuẩn cảm biến rung động và va chạm – Phần 22: Thử cộng hướng gia tốc – Phương pháp chung);
ISO 7293:1997, Forestry machinery – Portable chain saws – Engine performance and fuel consumption (Máy lâm nghiệp – Cưa xích cầm tay – Hiệu suất động cơ và tiêu thụ nhiên liệu);
ISO 8041:2005/Cor 1:2007, Human response to vibration – Measuring instrumentation (Con người phản ứng lại với rung động – Thiết bị đo lường);
ISO 8893:1997, Forestry machinery – Portable brush-cutters and grass-trimmers – Engine performance and fuel consumption (Máy lâm nghiệp – Máy cắt bụi cây và cắt cỏ cầm tay – Hiệu suất động cơ và tiêu thụ nhiên liệu);
ISO 11201:1995 [3]) Acoustics – Noise emitted by machinery and equipment – Measurement of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions – Engineering method in an essentially free field over a reflecting plane (Âm học – Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị – Đo mức áp suất âm thanh tại vị trí làm việc và các vị trí khác quy định – Phương pháp kỹ thuật trong môi trường không có trường âm qua một mặt phản xạ âm);
EN 12096:1997, Mechanical vibration – Declaration and verification of vibration emission values (Rung động cơ học – Công bố và kiểm tra giá trị rung động gây ra);
ISO 13857:2008, Safety of machinery – Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy – Khoảng cách an toàn để ngăn ngừa tay chân với đến vùng nguy hiểm);
IEC 61672-1:2002, Electroacoustics – Sound level meters – Part 1: Specifications (Điện – Đồng hồ đo mức âm thanh – Phần 1: Thông số kỹ thuật);
IEC 60745-1:2006, Hand-held motor-operated electric tools – Safety – Part 1: General requirements (Các thiết bị điện vận hành động cơ cầm tay – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung);
IEC 60745-2-15:2006, Hand-held motor-operated electric tools – Safety – Part 2-15: Particular requirements for hedge trimmers (Các thiết bị điện vận hành động cơ cầm tay – An toàn – Phần 2-15: Yêu cầu đặc biệt đối với máy xén tỉa cành cây).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:
3.1. Máy xén tỉa cành cây dùng động cơ xăng (petrol combustion engine hedge trimmer)
Máy lắp các dao cắt làm bằng kim loại chuyển động qua lại dùng để cắt hàng rào, bụi cây và thực vật tương tự.
3.2. Công cụ cắt (cutting device)
Bộ phận của cụm máy gồm có dao cắt và tấm kê cắt hoặc các dao cắt cùng với bộ phận đỡ nào đó để thực hiện tác động cắt và có thể ở một hoặc hai bên.
Xem Hình 2.
3.3. Dao cắt (cutter blade)
Phần của công cụ cắt có các răng cắt để cắt bằng tác động cắt dựa vào các răng cắt khác hoặc dựa vào tấm kê cắt.
Xem Hình 2.
3.4. Răng dao (blade tooth)
Phần của dao cắt được mài sắc để thực hiện tác động cắt.
Xem Hình 2.
3.5. Chiều dài cắt (cutting length)
Chiều dài cắt hữu hiệu của công cụ cắt được đo từ mép bên trong của răng cắt đầu tiên hoặc răng tấm kê cắt đến mép bên trong của răng cắt cuối cùng hoặc răng tấm kê cắt.
Xem Hình 3.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cả hai dao cùng chuyển động, thực hiện việc đo khi răng đầu và răng cuối cách xa nhau nhất.
3.6. Tay cầm phía trước (front handle)
Tay cầm đặt tại hoặc hướng về phía công cụ cắt.
Xem Hình 1.
3.7. Tay cầm phía sau (rear handle)
Tay cầm đặt ở vị trí xa nhất so với công cụ cắt.
3.8. Khóa van tiết lưu (throttle lock)
Thiết bị thiết lập tạm thời van tiết lưu ở vị trí mở một phần để giúp khởi động.
3.9. Thiết bị kích hoạt van tiết lưu (throttle trigger)
Thiết bị dùng để điều khiển van tiết lưu.
3.10. Bộ phận điều khiển dao cắt (blade control)
Bộ phận được kích hoạt bằng tay hay ngón tay của người vận hành để điều khiển dao cắt chuyển động.
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào ứng dụng, việc điều khiển dao cắt có thể yêu cầu tác động một hoặc hai giai đoạn.
3.11. Phần cùn kéo dài (blunt extension)
Phần cùn kéo dài của công cụ cắt hoặc phần kéo dài của tấm kê cắt không sắc lắp vào công cụ cắt để tránh tiếp xúc với dao cắt đang chuyển động.
3.12. Tốc độ động cơ (mô tơ) làm việc lớn nhất (maximum operating engine (motor) speed)
Tốc độ động cơ cao nhất có thể đạt được khi gài truyền động công cụ cắt.
3.13. Tay cầm có thể điều chỉnh được (adjustable handle)
Tay cầm mà vị trí của nó có thể thay đổi bằng cách dịch chuyển hoặc xoay.
a) Máy xén tỉa cành cây dùng động cơ xăng
b) Máy xén tỉa cành cây dùng động cơ xăng
Hình 1 (tiếp)
CHÚ DẪN:
1. công cụ cắt
2. che chắn
3. tay cầm phía trước
4. tay cầm phía sau
5. răng cắt
6. bộ phận điều khiển dao cắt
Hình 1 – Ví dụ về các loại máy xén tỉa cành cây (kết thúc)
CHÚ DẪN:
1. dao cắt
2. răng cắt
3. tấm kê cắt
4. công cụ cắt
5. phần cùn kéo dài
6. tấm kê cắt không sắc
Hình 2 – Công cụ cắt
CHÚ DẪN:
1. chiều dài cắt
Hình 3 – Chiều dài cắt
4. Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể
Danh mục này gồm các vùng nguy hiểm xác định tất cả mối nguy hiểm đáng kể, tình huống và những trường hợp nguy hiểm, được đề cập trong tiêu chuẩn này, được nhận biết bằng cách đánh giá rủi ro là đáng kể đối với các kiểu máy xén tỉa cành cây và đòi hỏi nhà thiết kế hoặc nhà chế tạo có hành động cụ thể nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt rủi ro (xem Bảng 1). Trách nhiệm của nhà chế tạo phải kiểm tra xem các yêu cầu an toàn nêu trong tiêu chuẩn này có áp dụng hay không cho từng mối nguy hiểm đáng kể đối với máy xén tỉa cành cây cụ thể và xác nhận việc đánh giá rủi ro được hoàn thành, chú ý đặc biệt đến:
– sử dụng máy xén tỉa cành cây theo dự kiến, bao gồm cả bảo dưỡng, lắp đặt, làm sạch và dự đoán được việc sử dụng máy sai, và
– nhận biết tất cả các mối nguy hiểm đáng kể có liên quan đến máy xén tỉa cành cây.
Bảng 1 – Các mối nguy hiểm đáng kể có liên quan máy xén tỉa cành cây cầm tay
Mối nguy hiểm |
Vị trí hoặc sự kiện nguy hiểm |
Điều của tiêu chuẩn này |
|
1 |
Nguy hiểm cơ học |
||
|
Do: |
||
|
a) hình dạng |
Cầm giữ và vận hành máy |
5.2.1 |
|
b) vị trí tương quan |
Vị trí an toàn trong sử dụng |
6.1; Phụ lục A |
1.2 |
Nguy hiểm cắt |
Làm sạch vật liệu đã cắt tại công cụ cắt |
5.2.2, 5.2.3, 5.2.5, 6.1; Phụ lục A |
1.3 |
Nguy hiểm cắt đứt |
Tiếp xúc không chủ ý với công cụ cắt |
5.2.2, 5.2.3, 5.2.4, 5.2.5, 5.2.6, 6.1; Phụ lục A |
1.4 |
Nguy hiểm vướng vào |
Quần áo không chặt vướng vào công cụ cắt |
6.1; Phụ lục A |
1.10 |
Các bộ phận (của máy và các vật liệu đã cắt/vật liệu chưa thành phẩm) bắn ra |
Các vật liệu đã cắt bắn ra từ công cụ cắt |
6.1; Phụ lục A |
2 |
Nguy hiểm điện |
||
2.1 |
Người tiếp xúc với các bộ phận có điện (trực tiếp hoặc gián tiếp) |
Các bộ phận có điện áp cao và đánh lửa Hư hỏng dây điện do nhiên liệu và mài mòn |
5.9.1, 5.9.2, 5.9.3 |
3 |
Nguy hiểm nhiệt |
||
3.1 |
Cháy, bỏng và các thương tích khác do người có thể chạm vào các vật hay vật liệu có nhiệt độ quá cao hay quá thấp, do ngọn lửa hay nổ và do bức xạ từ nguồn nhiệt |
Tiếp xúc với các bộ phận nóng |
5.6 |
4 |
Nguy hiểm do tiếng ồn |
||
4.1 |
Điếc, các rối loạn sinh lý khác (như mất thăng bằng, mất nhận thức) |
Tổn thương thính giác do máy xén tỉa cành cây và/hoặc gia công vật liệu |
5.11, 6.1, 6.2; Phụ lục A và Phụ lục D |
5 |
Nguy hiểm do rung động (dẫn đến rối loạn thần kinh và mạch máu) |
Tổn thương tay/cánh tay do máy xén tỉa cành cây và/hoặc gia công vật liệu |
5.10, 6 1, 6.2; Phụ lục A và Phụ lục C |
7 |
Nguy hiểm do vật liệu và các chất gia công, do máy đã sử dụng hoặc xả ra, gồm |
||
7.1 |
Nguy hiểm do tiếp xúc với hoặc hít phải các chất lỏng, khí, khói, sương mù và bụi có hại |
Sự hô hấp với khí xả động cơ |
5.8, 6.1; Phụ lục A |
7.2 |
Nguy hiểm cháy hoặc nổ |
Nạp nhiên liệu |
5.7, 6.1; Phụ lục A |
8 |
Nguy hiểm do không chú ý đến các nguyên tắc về nhân trắc học trong thiết kế máy xén tỉa cành cây (sự không phù giữa máy với các đặc điểm và khả năng con người): |
||
8.1 |
Trạng thái không khỏe mạnh hoặc quá sức |
Thao tác trong quá trình sử dụng |
6.1; Phụ lục A |
8.3 |
Coi thường sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân |
Bảo vệ khỏi tiếng ồn và rung động |
5.10; 5.11; 6.1; 6.2, Phụ lục A |
8.6 |
Sai lầm của con người |
Sử dụng không đúng, v.v… Nguy hiểm cho người đứng ngoài xem |
6.1; Phụ lục A |
8.7 |
Thiết kế, bố trí bộ phận điều khiển bằng tay không thỏa đáng |
Vị trí bộ phận điều khiển dừng/khởi động |
5.4.2; 5.4.3 |
Nhận biết bộ phận điều khiển |
5.4.1; 5.4.3 |
||
10 |
Nguy hiểm do hỏng mạch cung cấp năng lượng, hư hỏng các chi tiết máy và các rối loạn hoạt động khác, gồm: |
||
10.3 |
Hệ thống điều khiển bị hỏng, làm việc sai chức năng (khởi động bất ngờ, chạy vượt tốc bất ngờ) |
Công cụ cắt chuyển động đột ngột |
5.2.3, 5.2.4, 5.2.5, 5.3 |
10.4 |
Lắp ráp sai |
Lắp đặt dao cắt không đúng hoặc không phù hợp |
5.2.7; 6.1; Phụ lục A |
11 |
Nguy hiểm do (tạm thời) thiếu các phương tiện, biện pháp liên quan đến an toàn và/hoặc đặt ở vị trí không đúng |
||
11.1 |
Tất cả các loại che chắn |
Bảo vệ khỏi xâm nhập vào các bộ phận nguy hiểm |
5.2.2, 5.2.6, 5.5, 5.6. 5.9 |
11.3 |
Bộ phận khởi động và dừng máy |
Điều khiển máy xén tỉa cành cây |
5.2; 5.3; 5.4 |
11.4 |
Các ký hiệu và tín hiệu an toàn |
Người sử dụng nhận biết về nguy hiểm |
6.2; Phụ lục B |
11.5 |
Tất cả các loại thông tin hoặc các bộ phận cảnh báo |
Người sử dụng nhận biết và sử dụng an toàn |
Điều 6; Phụ lục A và Phụ lục B |
11.6 |
Bộ phận ngắt cung cấp năng lượng |
Dừng động cơ |
5.4.3 |
5. Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp kiểm tra
5.1. Quy định chung
Máy xén tỉa cành cây phải được thực hiện theo các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ của điều này. Ngoài ra, máy xén tỉa cành cây phải được thiết kế theo các nguyên tắc của TCVN 7383-1 và TCVN 7383-2 đối với những mối nguy hiểm liên quan nhưng không đáng kể mà không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này (ví dụ, các lưỡi sắc ngoài công cụ cắt).
5.2. Tay cầm và công cụ cắt
5.2.1. Tay cầm
Số lượng các tay cầm phải phù hợp với Bảng 2.
Tay cầm phải được thiết kế và cấu tạo sao cho để khởi động và dừng được dễ dàng, sao cho một người có thể nắm chặt bằng một tay. Bề mặt nắm chặt của tay cầm phải dài ít nhất 100 mm. Trên tay cầm có quai cầm hoặc kín (tay cầm hình chữ U), kích thước này liên quan đến chiều rộng bên trong của bề mặt nắm chặt. Trên các tay cầm thẳng, chiều dài phần nắm chặt là chiều dài toàn bộ giữa vỏ bọc và đầu cuối của tay cầm.
Chiều dài nắm chặt của tay cầm có quai hoặc kín phải gồm chiều dài thẳng hay cong với bán kính lớn hơn 100 mm, cùng với bán kính hỗn hợp bất kỳ, nhưng không lớn hơn 10 mm tại một hay hai đầu bề mặt nắm chặt.
Phải có khoảng hở hướng tâm tối thiểu 25 mm xung quanh chiều dài nắm chặt.
Nếu bộ phận chứa động cơ phù hợp với các kích thước ở trên thì nó có thể được coi như tay cầm.
Nếu tay cầm thẳng được đỡ ở giữa (ví dụ, loại chữ “T”) thì chiều dài nắm chặt được tính như sau:
a) đối với tay cầm có chu vi (không bao gồm bộ phận đỡ) nhỏ hơn 80 mm thì chiều dài nắm chặt là tổng của cả hai bên bộ phận đỡ;
b) đối với tay cầm có chu vi (không bao gồm bộ phận đỡ) từ 80 mm trở lên thì chiều dài nắm chặt là chiều dài toàn bộ từ đầu đến cuối.
Trường hợp thích hợp, phần tay cầm có chứa bộ phận kích thích điều khiển dao cắt phải được tính như một phần của chiều dài nắm chặt tay cầm. Ngón tay nắm chặt hay các biến dạng được xếp chồng tương tự không làm ảnh hưởng đến phương pháp tính chiều dài nắm chặt tay cầm.
Nếu các tay cầm có thể điều chỉnh được các vị trí khác nhau thì không thể giữ chúng vào vị trí trái với các quy định khác của tiêu chuẩn này.
Đối với tay cầm có bộ phận điều khiển dao cắt có thể điều chỉnh được mà không cần sử dụng dụng cụ, không được phép thay đổi vị trí tay cầm khi công cụ cắt được truyền động. Khi thay đổi vị trí của tay cầm có bộ phận điều khiển dao cắt thì bộ phận điều khiển dao cắt phải bị vô hiệu, chỉ đến khi tay cầm bị khóa vào một trong các vị trí thao tác chỉ định thì công cụ cắt mới có thể được truyền động (ví dụ, bộ phận điều khiển tự động ngắt khỏi van tiết lưu của động cơ nếu tay cầm không bị khóa vào một trong các vị trí sử dụng).
Sự phù hợp phải được xác định bằng cách kiểm tra và đo.
5.3.3. Bảo vệ tay
Từ bất kỳ tay cầm nào, các ngón tay duỗi ra phải không thể chạm vào dao cắt đang chuyển động.
Tất cả tay cầm được bố trí sao cho khoảng cách kiểm tra từ dao cắt đến cạnh xa nhất so với dao cắt của tay cầm bất kỳ phải không được nhỏ hơn 120 mm. Khoảng cách này phải được đo dọc theo đường ngắn nhất từ cạnh tay cầm xa nhất so với dao cắt đến cạnh cắt gần nhất của dao cắt [xem Hình 4 a)]. Nếu có che chắn, khoảng cách này phải được đo từ cạnh xa nhất của tay cầm đến che chắn và từ đó đến cạnh cắt gần nhất của dao cắt [xem Hình 4 b)].
Nếu công cụ cắt có thể được điều chỉnh hoặc thay đổi chiều dài, khoảng cách từ các tay cầm hoặc góc đối với tay cầm thì khoảng cách này được đo ở vị trí mà phần bất kỳ của dao cắt là gần nhất với tay cầm phía trước. Không kể đến các vị trí mà công cụ cắt không hoạt động.
a)
b)
Hình 4 – Ví dụ về phương pháp đo khoảng cách kiểm tra đối với bảo vệ tay
5.2.3. Công cụ cắt
Để che chắn an toàn tránh tiếp xúc với dao cắt, máy xén tỉa cành cây phải được cấu tạo đáp ứng các yêu cầu của một trong các loại thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 – Yêu cầu
Loại |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Chiều dài cắt |
≤ 200 mm |
> 200 mm |
> 200 mm |
> 200 mm |
Không yêu cầu |
Mô men cầm (xem 5.2.4) |
Không yêu cầu |
Không yêu cầu |
Không yêu cầu |
Không yêu cầu |
> 20 N.m |
Số lượng tối thiểu các tay cầm |
1 |
2 và dây an toàna |
2 và dây an toàna |
2 và dây an toàna |
2 và dây an toàna |
Số lượng các tay cầm có bộ phận điều khiển dao cắt |
1 |
1 |
2 b |
2 b |
1 (ở phía sau) |
Thời gian dừng lớn nhất |
Không yêu cầu |
Không yêu cầu |
1 s c |
1 s c |
2 s |
Công cụ cắt |
Theo Hình 5 |
Theo Hình 5 |
Theo Hình 5 hoặc Hình 6 |
Theo Hình 5 hoặc Hình 7 |
Theo Hình 5, 6 hoặc Hình 7 |
Thời gian dừng đối với loại 4 và 5 phải được xem lại nhằm giảm 50 % ở bản sửa đổi của tiêu chuẩn này. |
|||||
a Dây an toàn chỉ được yêu cầu nếu khối lượng của máy xén tỉa cành cây nặng hơn 6 kg và khoảng cách từ bộ phận điều khiển dao cắt đến một dao cắt đang chuyển động lớn hơn 1 000 mm. |
|||||
b Nếu khoảng cách từ bộ phận điều khiển dao cắt đến một dao cắt đang chuyển động lớn hơn 1 000 mm thì chỉ tay cầm phía sau được yêu cầu có bộ phận (điều khiển dao cắt). |
|||||
c Nếu khoảng cách từ bộ phận điều khiển dao cắt đến một dao cắt đang chuyển động lớn hơn 1 000 mm thì thời gian dừng có thể 2 s. |
Phần cùn kéo dài phải vượt quá chiều dài toàn bộ của công cụ cắt đối với biên dạng dao theo Hình 5 và Hình 6. Đối với công cụ cắt có biên dạng dao như thể hiện trên Hình 7 thì phần cùn kéo dài phải đạt được khoảng cách tối thiểu 400 mm từ điểm bất kỳ trên mặt sau của tay cầm phía trước [xem Hình 8 a)] hoặc 1 000 mm từ phía sau bộ phận điều khiển trên tay cầm phía sau [xem Hình 8 c)]. Nếu tay cầm phía trước được đặt vào phần đường dọc theo công cụ cắt thì phần cùn kéo dài phải bắt đầu từ răng cắt đầu tiên và tiếp tục cho đến khi đạt được khoảng cách tối thiểu 400 mm vượt quá phía sau của tay cầm phía trước.
Phần cùn kéo dài không yêu cầu đối với máy xén tỉa cành cây loại 4 và 5 có khoảng cách dao vượt quá kích thước cho phép d1 như thể hiện trên Hình 5 và Hình 6, nếu chỉ có hai tay cầm và tay cầm phía trước được cố định vĩnh cửu trên cạnh trơn của công cụ cắt một bên.
Không kể đến các vị trí mà công cụ cắt không hoạt động.
CHÚ DẪN:
d1 ≤ 8 mm khoảng cách gần nhất giữa các phần cùn kéo dài liền kề đo phía ngoài của răng dao
d2 ≥ 8 mm chiều dài tối thiểu của phần cùn kéo dài
1 phần kéo dài của phần cùn hoặc tấm không sắc
CHÚ THÍCH: Xem Bảng 2. Có thể một hoặc hai bên.
Hình 5 – Lựa chọn hình dạng công cụ cắt cho các loại 1, 2, 3 và 5
CHÚ DẪN:
d1 ≤ 12 mm khoảng cách gần nhất giữa các phần cùn kéo dài liền kề đo phía ngoài của răng dao
d2 ≥ 8 mm chiều dài tối thiểu của phần cùn kéo dài
1 phần kéo dài của phần cùn hoặc tấm không sắc
CHÚ THÍCH: Xem Bảng 2. Có thể một hoặc hai bên.
Hình 6 – Lựa chọn hình dạng công cụ cắt cho các loại 3 và 5
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 phần kéo dài của phần cùn hoặc tấm không sắc
CHÚ THÍCH: Xem Bảng 2. Có thể một hoặc hai bên.
Hình 7 – Lựa chọn hình dạng công cụ cắt cho các loại 4 và 5
Kích thước tính bằng milimét
Hình 8 (tiếp theo)
Kích thước tính bằng milimét
b)
Hình 8 – Ví dụ phương pháp đo chiều dài tối thiểu của phần cùn kéo dài (kết thúc)
5.2.4. Mô men cầm
Mô men cầm, M, yêu cầu đối với loại 5 theo Bảng 2, phải được tính như sau:
M = F x L
trong đó:
F là lực tính bằng niutơn (N);
L là chiều dài tính bằng mét (m).
Đối với máy xén tỉa cành cây có tay cầm phía sau ở bên, mô men cầm được tính bằng cách lấy các kích thước và điểm tác dụng như thể hiện trên Hình 9 a).
Đối với máy xén tỉa cành cây có tay cầm phía sau theo chiều dọc, mô men cầm được tính bằng cách lấy các kích thước và điểm tác dụng như thể hiện trên Hình 9 b).
Mô men cầm cho máy xén tỉa cành cây có các bình chứa phải được xác định với bình chứa nửa đầy.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 trọng tâm
a khoảng cách 300 mm từ tâm của tay cầm phía sau
b khoảng cách 350 mm từ phía trước của tay cầm phía sau
Hình 9 – Tính mô men cầm
5.2.5. Thời gian dừng dao cắt
5.2.5.1. Quy định chung
Cơ cấu dừng công cụ cắt phải đáp ứng yêu cầu thời gian dừng cho trong Bảng 2.
Thời gian dừng dao cắt phải được kiểm tra theo 5.2.5.2 và 5.2.5.3.
5.2.5.2. Phương pháp thử
Nhiệt độ thử môi trường xung quanh phải là (20 ± 5) °C.
Máy xén tỉa cành cây phải được lắp đặt và lắp thiết bị đo để kết quả của phép thử không bị ảnh hưởng. Nếu dùng thiết bị khởi động bên ngoài thì nó không làm ảnh hưởng đến kết quả.
Cách để vận hành máy xén tỉa cành cây trong quá trình thử phải sao cho bộ phận điều khiển dao cắt ngắt đột ngột khỏi vị trí ON và tự trở về vị trí trung gian hoặc OFF. Phải có thiết bị để phát hiện thời điểm ngắt bộ phận điều khiển dao cắt.
Trong quá trình thử, tốc độ chạy của máy xén tỉa cành cây không bị khống chế và bị khống chế phải bằng 133 % tốc độ tương ứng với công suất cực đại hay tốc độ lớn nhất, miễn là mức nào thấp hơn.
Dụng cụ đo tốc độ phải có độ chính xác ± 2,5 % và hệ thống đo ghi thời gian phải có độ chính xác tổng bằng ± 25 ms.
Hình 10 trình bày biểu đồ của hai chu kỳ. Mỗi chu kỳ phải gồm các dãy số sau đây:
– tăng tốc dao cắt từ dừng đến tốc độ cực đại (thời gian ts);
– giữ ở tốc độ này trong thời gian ngắn để đảm bảo ổn định (thời gian tr);
– ngắt bộ phận điều khiển dao cắt và cho phép dao cắt dừng (thời gian tb);
– cho phép dừng trong thời gian ngắn trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo (thời gian to).
Hình 10 – Ví dụ chu kỳ thử
Nếu tổng của một chu kỳ là tc thì tc = ts + tr + tb + to. Thời gian chu kỳ thử đối với “ON” là (ts + tr) và đối với “OFF” là (tb + to) phải được nhà chế tạo quyết định, nhưng không quá 100 s đối với “ON” và 20 s đối với “OFF”.
Máy xén tỉa cành cây phải cho hoạt động 15 min trước khi thử, theo hướng dẫn của nhà chế tạo, với công cụ cắt, cơ cấu dừng, bộ chế hòa khí và đánh lửa phải được điều chỉnh và tra dầu mỡ thích hợp theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
Trước khi thử, thực hiện 10 tác động ON/OFF của bộ phận điều khiển dao cắt, với công cụ cắt và cơ cấu dừng được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
Thời gian dừng được đo từ lúc ngắt bộ phận điều khiển dao cắt cho đến khi dao cắt đạt tới điểm cuối cùng của hành trình toàn bộ cuối cùng. Trường hợp có hai bộ phận điều khiển dao cắt, thực hiện đo một nửa chu kỳ thử và thời gian dừng.
5.2.5.3. Chế dộ hoạt động
Đối với máy xén tỉa cành cây có cơ cấu dừng có thể điều chỉnh được, trình tự thử phải bao gồm toàn bộ 306 chu kỳ; đo thời gian dừng của dao cắt đối với 6 chu kỳ đầu của từng 50 chu kỳ vận hành và 6 chu kỳ cuối cùng của trình tự thử. Trong quá trình thử không được thực hiện điều chỉnh.
Đối với máy xén tỉa cành cây với cơ cấu dừng không thể điều chỉnh được, trình tự thử phải bao gồm toàn bộ 2 506 chu kỳ, đo thời gian dừng của dao cắt đối với 6 chu kỳ đầu của từng 500 chu kỳ vận hành và 6 chu kỳ cuối cùng của trình tự thử.
Trong cả 2 trường hợp, máy xén tỉa cành cây phải được tra dầu mỡ thích hợp.
Các thời gian dừng khác không cần ghi.
5.2.5.4. Điều kiện nghiệm thu
Mỗi thời gian dừng được đo phải đáp ứng các yêu cầu của Bảng 2.
Nếu mẫu máy không hoàn thành đủ số chu kỳ thử, nhưng mặt khác lại đáp ứng được các yêu cầu của phép thử này, máy xén tỉa cành cây có thể được sửa chữa nếu cơ cấu dừng không bị ảnh hưởng và phép thử được tiếp tục hoặc, nếu máy đó không thể sửa chữa được thì một mẫu máy mới có thể được thử, nó phải tuân theo đầy đủ các yêu cầu.
Tuy nhiên, trình tự thử không cần phải liên tục, một chu kỳ hoặc các chu kỳ hoạt động nào đó chỉ được dừng sau khi bộ 6 chu kỳ đo yêu cầu bất kỳ.
5.2.6. Che chắn vận chuyển công cụ cắt
Phải trang bị che chắn công cụ cắt. Che chắn phải được thiết kế để che công cụ cắt trong khi vận chuyển hoặc khi máy được bảo quản.
Che chắn phải ở vị trí bảo vệ của nó khi máy được giữ với công cụ cắt chỉ được che theo hướng thẳng đứng xuống dưới.
5.2.7. Phụ kiện gắn kèm công cụ cắt
Phụ kiện gắn kèm công cụ cắt phải được thiết kế sao cho nó không thể bị lắp sai.
Phụ kiện gắn kèm công cụ cắt phải được kiểm tra xem xét kỹ và thử chức năng.
5.3. Khởi động và chạy không tải
Máy xén tỉa cành cây phải được lắp một hoặc hai bộ phận điều khiển dao cắt (xem Bảng 2) và được thiết kế để các mối nguy hiểm do không chủ ý được giảm đến mức tối thiểu. Yêu cầu này phải được đáp ứng nếu:
a) bộ phận điều khiển dao cắt, hoặc một trong các bộ phận điều khiển dao cắt cho loại 3 và 4 (xem Bảng 2), yêu cầu hai tác động riêng biệt và không giống nhau trước khi công cụ cắt hoạt động, hoặc
b) máy xén tỉa cành cây có một bộ phận điều khiển dao cắt ở mỗi tay cầm, không yêu cầu hai tác động riêng biệt và không giống nhau trước khi công cụ cắt hoạt động, và phần cùn kéo dài, nếu yêu cầu theo 5.2.3, kéo dài toàn bộ độ dài dao cắt.
Sẽ không bố trí để khóa bộ phận điều khiển dao cắt ở vị trí ON và công cụ cắt phải dừng khi bộ phận điều khiển dao cắt được ngắt.
Việc khởi động động cơ không được xem như là một trong các tác động trừ khi động cơ dừng khi bộ phận điều khiển được ngắt.
Khi khởi động động cơ máy xén tỉa cành cây, thiết bị kích hoạt van tiết lưu có thể bị khóa ở vị trí khởi động (khóa van tiết lưu). Vị trí này phải được mở tự động khi van tiết lưu được kích hoạt.
Trên máy xén tỉa cành cây, phải có phương tiện tách cơ cấu truyền động khỏi dao cắt. Khi khóa van tiết lưu được gài để khởi động động cơ, phụ kiện cắt gắn kèm có thể được gài. Khi động cơ chạy không tải, công cụ cắt không được có bất kỳ tác động cắt nào. Nếu được trang bị ly hợp ly tâm thì nó phải ngắt kết nối từ nguồn động lực đến dao cắt khi động cơ chạy không tải. Công cụ cắt phải được ngắt tại tốc độ không nhỏ hơn 1,25 lần tốc độ chạy không tải.
5.4. Bộ phận điều khiển
5.4.1. Ghi nhãn
Tất cả các cơ cầu điều khiển phải được ghi nhãn thích hợp, chỉ rõ chức năng, chiều và/hoặc phương pháp vận hành thích hợp.
Hướng dẫn chi tiết về vận hành của tất cả các bộ phận điều khiển phải có trong sổ tay hướng dẫn vận hành (xem 6.1). Màu sắc ký hiệu phải tương phản với màu nền, trừ phi các ký hiệu được đúc, dập nổi hoặc in dấu lên, trong trường hợp không yêu cầu về màu sắc. Các ký hiệu theo TCVN 8411-1 và TCVN 8411-3 có thể được sử dụng thích hợp (xem Phụ lục B).
5.4.2. Bộ phận điều khiển dao cắt
Khi dùng tay nắm tay cầm, bộ phận điều khiển phải có thể được hoạt động từ mọi vị trí bàn tay bình thường mà không cần thay đổi vị trí của bàn tay.
Sự phù hợp phải được xác định bằng kiểm tra.
5.4.3. Dừng động cơ
Máy xén tỉa cành cây phải có bộ phận điều khiển dừng động cơ, nó có thể được tác động không cần buông một trong các tay cầm. Bộ phận dừng động cơ phải không phụ thuộc vào lực tay duy trì để nó hoạt động. Vị trí dừng phải được đánh dấu rõ ràng. Bộ phận điều khiển phải có màu sắc tương phản với nền.
Sự phù hợp phải được xác định bằng kiểm tra.
5.5. Bảo vệ các bộ phận truyền lực
Tất cả các bộ phận chuyển động ngoài công cụ cắt phải được che chắn để ngăn ngừa người vận hành tiếp xúc với các bộ phận này.
Sự phù hợp với các kích thước theo ISO 13857:2008 phải được xác định bằng kiểm tra.
5.6. Bảo vệ các bộ phận nóng
5.6.1. Quy định chung
Các phần hở của hệ thống xả có nhiệt độ bề mặt lớn hơn 80 °C ở nhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 3 °C được coi là nóng và phải được che chắn để không thể tiếp xúc với chúng một cách không chủ ý trong khi sử dụng bình thường. Các bộ phận này cũng bao gồm cả phần che chắn ống xả lắp với máy xén tỉa cành cây, được xem là có thể tiếp xúc nếu diện tích có thể tiếp xúc bởi đầu côn thử (xem 5.6.2.3) lớn hơn 10 cm2.
Nhiệt độ của các tay cầm và các bộ phận điều khiển cầm thường xuyên phải không vượt quá 43 °C khi đo ở nhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 3 °C. Các bộ phận điều khiển khác và bề mặt tiếp xúc trong quá trình hoạt động bình thường phải không quá 55 °C khi đo ở nhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 3 °C.
5.6.2. Thiết bị thử, điều kiện thử và phương pháp thử
5.6.2.1. Thiết bị đo nhiệt độ
Thiết bị đo nhiệt độ các bề mặt nóng phải có độ chính xác ± 4 °C hoặc hơn.
5.6.2.2. Điều kiện thử
Phép thử phải được thực hiện trong bóng râm. Động cơ phải được hoạt động ở tốc độ không tải lớn nhất cho đến khi nhiệt độ bề mặt ổn định. Công cụ cắt phải được bôi trơn thích hợp.
Xác định các diện tích bề mặt nóng (xem 5.6.1) trên hệ thống xả và che chắn. Nhiệt độ phải được xác định bằng cách hiệu chỉnh nhiệt độ quan sát bởi sự khác biệt giữa 20 °C và nhiệt độ môi trường xung quanh trong thời gian tiến hành thử, tức là, nhiệt độ (°C) bằng nhiệt độ quan sát (°C) trừ đi nhiệt độ môi trường xung quanh (°C) cộng với 20 °C.
5.6.2.3. Phương pháp thử
Đầu côn (xem Hình 11) phải được dùng với trục của nó theo hướng bất kỳ và di chuyển theo hướng bất kỳ.
Không cần thiết thử khả năng tiếp cận các bộ phận nóng trong khi chúng đang nóng. Cho phép máy xén tỉa cành cây làm mát trước khi sử dụng đầu côn.
Trong khi đang di chuyển đầu côn, xác định xem đỉnh hoặc bề mặt côn của đầu côn có tiếp xúc với bề mặt nóng hay không. Không cần tính đến bề mặt hình trụ và bề mặt phẳng của đầu côn.
5.6.3. Điều kiện nghiệm thu
Đỉnh hoặc bề mặt côn của đầu côn không được tiếp xúc với vùng nóng bất kỳ nào lớn hơn 10 cm2.
Kích thước tính bằng milimét
5.7. Bình nhiên liệu
Nắp bình nhiên liệu phải có vòng kẹp giữ. Miệng bình nhiên liệu phải có đường kính tối thiểu 20 mm và được bố trí sao cho khi nạp nhiên liệu bằng phễu thích hợp không bị cản trở do các bộ phận khác.
Thiết kế lắp ráp bình nhiên liệu phải sao cho không xảy ra rò rỉ trong khi máy xén tỉa cành cây ở nhiệt độ hoạt động bình thường, ở tất cả các vị trí làm việc và trong khi vận chuyển. Sự thấm qua từ hệ thống thông hơi bình nhiên liệu không coi là rò rỉ.
5.8. Khí thải động cơ
Khí thải động cơ không được hướng về người vận hành ở vị trí làm việc bình thường.
5.9. Yêu cầu về điện của hệ thống đánh lửa
5.9.1. Quy định chung
Các dây điện phải được bảo vệ, nếu nằm trong vùng có khả năng tiếp xúc mài mòn với các bề mặt kim loại và phải có khả năng chịu được dầu mỡ bôi trơn và nhiên liệu hoặc được bảo vệ tránh tiếp xúc với chúng.
5.9.2. Mạch đánh lửa
Phải có bộ phận ngắt đánh lửa hoặc ngắn mạch và lắp ở phía điện áp thấp.
Các bộ phận của mạch điện có điện áp cao, bao gồm đầu cuối bugi đánh lửa, phải được bảo vệ về điện để người vận hành không thể vô tình tiếp xúc với chúng.
5.9.3. Phương pháp thử
Các yêu cầu phải được xác định bằng kiểm tra và sử dụng đầu dò ngón như quy định trong IEC 60745-1.
5.9.4. Điều kiện nghiệm thu
Đầu dò ngón không được tiếp xúc với các bộ phận của mạch điện có điện áp cao, kể cả các cực bugi đánh lửa.
Kiểm tra phải cho thấy là các dây điện được bảo vệ tránh bị mài mòn bởi các bề mặt kim loại và các dây điện chịu được hoặc không tiếp xúc với dầu mỡ và nhiên liệu.
5.10. Rung động
5.10.1. Giảm rung động bằng biện pháp thiết kế và bảo vệ
Máy xén tỉa cành cây phải được thiết kế để gây ra mức rung động thấp đến mức có thể thực hiện được. Các nguồn chính gây ra rung động gồm:
– các lực dao động từ động cơ;
– bộ phận cắt;
– các bộ phận chuyển động không cân bằng;
– va đập trong các bánh răng, ổ đỡ và cơ cấu khác, và
– sự tác động qua lại giữa người vận hành, máy xén tỉa cành cây và vật liệu làm việc.
Bên cạnh việc làm giảm rung động ngay từ nguồn, các biện pháp kỹ thuật nhằm tách biệt nguồn rung khỏi tay cầm, như các bộ phận cách ly và khối cộng hưởng, có thể sử dụng khi thích hợp.
5.10.2. Giảm rung động bằng cung cấp thông tin
Ngay sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật để giảm rung động, sổ tay hướng dẫn phải bao gồm các khuyến nghị về:
– sử dụng các chế độ vận hành có rung động thấp và/hoặc giới hạn thời gian vận hành, và
– sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
5.10.3. Đo rung động
Đo rung động bàn tay-cánh tay phải theo Phụ lục C.
5.11. Tiếng ồn
5.11.1. Giảm tiếng ồn bằng biện pháp thiết kế và cung cấp thông tin
Khuyến nghị chú ý đặc biệt đến thiết kế âm thanh đối với máy xén tỉa cành cây, đặc biệt đối với hệ thống xả và chọn lựa bộ phận giảm thanh. Các nguồn chính gây ra ồn đối với máy xén tỉa dẫn động bằng động cơ đốt trong là:
– hệ thống hút khí;
– hệ thống làm mát động cơ;
– hệ thống xả của động cơ;
– hệ thống cắt, và
– các bề mặt rung động.
CHÚ THÍCH 1: ISO/TR 11688-1:1995 đưa ra thông tin kỹ thuật chung về các quy tắc kỹ thuật được công nhận rộng rãi và phương tiện được áp dụng trong thiết kế máy phát tiếng ồn thấp.
CHÚ THÍCH 2: ISO 11691:1995 và ISO 11820:1996 có thể hữu ích khi kiểm tra bộ giảm thanh.
CHÚ THÍCH 3: ISO/TR 11688-2:1998 đưa ra các thông tin hữu ích về cơ cấu phát sinh tiếng ồn trong máy.
Sổ tay hướng dẫn cần có khuyến nghị sử dụng chế độ vận hành có tiếng ồn thấp và/hoặc thời gian vận hành giới hạn và đưa ra những hướng dẫn về biện pháp bảo vệ, do người vận hành thực hiện, kể cả loại bảo vệ tai khi thích hợp.
5.11.2. Đo tiếng ồn phát ra
Mức công suất âm và áp suất âm phát ra tại vị trí người vận hành phải được đo theo Phụ lục D.
6. Thông tin về sử dụng
6.1. Hướng dẫn sử dụng
Mỗi máy xén tỉa cành cây phải có một sổ tay hướng dẫn, viết theo một trong các ngôn ngữ chính thức của nước bán, đưa ra các chỉ dẫn chi tiết về cách vận hành tất cả các bộ phận điều khiển, sửa chữa và bảo dưỡng thích hợp theo Điều 6 của TCVN 7383-2:2004. Những chỉ dẫn phải bao gồm các công việc vận hành, mà người vận hành phải thực hiện. Các chỉ dẫn phải đơn giản và rõ ràng, sao cho phù hợp với người sử dụng chưa thành thạo. Những chỉ dẫn phải bao gồm:
– những chỉ dẫn, khi thích hợp, có minh họa việc lắp và tháo máy xén tỉa, nếu máy xén tỉa không được cung cấp ở dạng lắp ráp hoàn chỉnh;
– những chỉ dẫn, khi thích hợp, có minh họa về sử dụng máy xén tỉa, gồm cả hướng dẫn cụ thể cho tất cả các bộ phận điều khiển;
– những chỉ dẫn, khi thích hợp, có minh họa về điều chỉnh và bảo dưỡng cần thiết cho người sử dụng máy xén tỉa, bao gồm bôi trơn công cụ cắt, cách đặt chế độ bộ chế hòa khí và đánh lửa;
– những chỉ dẫn, khi thích hợp, có minh họa vị trí vận hành quy định;
– những chỉ dẫn, khi thích hợp, có bản vẽ giải thích chi tiết cho tất cả bộ phận điều khiển;
– những chỉ dẫn xử lý an toàn nhiên liệu;
– những chỉ dẫn, khi thích hợp, có bản vẽ về đề nghị thay thế hoặc sửa chữa các chi tiết, hoặc bảo dưỡng và đặc tính kỹ thuật của các phụ tùng thay thế được sử dụng, khi chúng ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho người vận hành;
– giải thích các biểu tượng được sử dụng trên máy xén tỉa và lặp lại các thông tin khác trừ số loạt sản xuất;
– các đặc điểm thiết yếu của dụng cụ có thể lắp với máy;
– phương pháp vận hành tiếp theo trong trường hợp tai nạn và sự cố;
– trường hợp tắc nghẽn có thể xảy ra, phương pháp vận hành tiếp theo để có thể thiết bị gỡ tắc nghẽn an toàn;
– cảnh báo máy xén tỉa không để cho trẻ em sử dụng;
– cảnh báo liên quan đến cách mà khi đó không được sử dụng máy theo kinh nghiệm đã cho thấy.
Sổ tay hướng dẫn và tài liệu kỹ thuật mô tả máy xén tỉa cành cây phải:
– công bố tiếng ồn phát ra của máy theo D.2.4 và D.2.8.5;
– công bố mức công suất âm thang độ A và mức áp suất âm thang độ A ở vị trí làm việc của người vận hành, được xác định theo Phụ lục D;
– gồm thông tin riêng về sự không đảm bảo cho các giá trị liên quan đến cả không đảm bảo đo lường và không đảm bảo chế tạo;
– công bố giá trị tổng rung động tương đương đối với bàn tay-cánh tay phải chịu đựng nếu tổng này vượt quá 2,5 m/s2, xác định theo Phụ lục C;
– công bố giá trị tổng rung động tương đương đối với bàn tay-cánh tay phải chịu đựng không vượt quá 2,5 m/s2;
Sự phù hợp phải được xác định bằng kiểm tra.
6.2. Ghi nhãn
Tất cả máy xén tỉa phải được ghi nhãn rõ ràng và không thể tẩy xóa với thông tin tối thiểu sau đây:
– tên máy xén tỉa;
– tên và địa chỉ đầy đủ của nhà chế tạo, khi thích hợp, đại diện ủy quyền của nhà chế tạo;
– năm sản xuất (đó là năm quá trình sản xuất được hoàn thành);
– ký hiệu loạt sản xuất hay kiểu loại;
– số loạt sản xuất, nếu có;
– xác định rõ chức năng, chiều và/hoặc phương pháp vận hành các bộ phận điều khiển, nếu phù hợp.
Nội dung của các cảnh báo sau đây phải được đánh dấu trên máy xén tỉa cành cây (bằng lời hoặc biểu tượng):
– “Cảnh báo. Hãy đọc sổ tay hướng dẫn”;
– “Đeo bảo vệ tai”;
– “Đeo bảo vệ mắt”.
Nếu biểu tượng được sử dụng thì chúng phải được giải thích trong sổ tay hướng dẫn. Những biểu tượng phải thực hiện theo ISO 11684:1995. Ví dụ về các biểu tượng cho trong Phụ lục B.
6.3. Cảnh báo
Các nhãn đưa ra thông tin cảnh báo phải được bố trí càng gần mối nguy hiểm liên quan càng tốt. Nhãn phải dùng một trong các ngôn ngữ chính của nước bán máy xén tỉa, hoặc sử dụng biểu tượng/ký hiệu thích hợp tương phản về màu sắc. Nếu nhãn được đúc, rập nổi hoặc in dấu lên thì không cần màu sắc. Các ký hiệu sử dụng theo quy tắc nêu trong TCVN 8411-1, TCVN 8411-3, TCVN 8411-4 và ISO 3864-1:2002.
6.4. Độ bền của nhãn và cảnh báo
6.4.1. Yêu cầu
Phải có nhãn để nhận biết và định hướng hoặc thông tin cảnh báo phải:
– có liên kết bền với bề mặt vật liệu nền;
– có khả năng chống nước và được thiết kế không thay đổi theo thời gian, dễ đọc;
– không bị uốn ở các cạnh;
– không được khó đọc do thấm nhiên liệu bị đổ hoặc chất bôi trơn.
6.4.2. Kiểm tra
Chà sát nhãn bằng tay trong 15 s với miếng vài ngâm trong nước và lặp lại trong 15 s với miếng vải ngâm trong hexane (C6H14). Nhãn vẫn phải dễ đọc. Nhãn không bị xóa dễ dàng hay không có dấu hiệu bị uốn.
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
HƯỚNG DẪN AN TOÀN
A.1. Quy định chung
Phụ lục này đưa ra ví dụ thực hiện vận hành an toàn cho tất cả các máy xén tỉa cành cây thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Nếu thích hợp, sổ tay hướng dẫn phải bao gồm nội dung các điều dưới đây. Sổ tay hướng dẫn cần bao gồm thông tin liên quan đến mức ồn và mọi cảnh báo cần thiết dưới đây.
QUAN TRỌNG
Đọc kỹ trước khi dùng
Hãy cất giữ để tham khảo sau
A.2. Thực hành an toàn
A.2.1. Huấn luyện
Cung cấp hướng dẫn sau đây:
Làm quen với sổ tay người sử dụng trước khi thử vận hành thiết bị.
A.2.2. Chuẩn bị
Cung cấp các hướng dẫn sau.
A) MÁY XÉN TỈA CÀNH CÂY CÓ THỂ GÂY RA TỔN THƯƠNG NGHIÊM TRỌNG. Đọc kỹ hướng dẫn để vận hành, chuẩn bị, bảo dưỡng, khởi động và dừng máy đúng cách. Làm quen với tất cả các bộ phận điều khiển và sử dụng máy đúng cách.
b) Không bao giờ cho phép trẻ em sử dụng máy.
c) Cẩn thận với đường dây điện trên không.
d) Thận trọng vận hành máy khi có người, đặc biệt là trẻ em ở gần.
e) Mặc quần áo thích hợp! Không mặc quần áo rộng hoặc đeo đồ trang sức có thể mắc vào những bộ phận chuyển động. Sử dụng găng tay chắc chắn, giày không trơn trượt và kính an toàn như khuyến cáo.
f) Cẩn thận hơn khi xử lý nhiên liệu. Chúng dễ bén lửa và khí bốc hơi dễ cháy nổ. Phải tuân theo các điểm sau đây:
– chỉ sử dụng bình chứa được chấp nhận;
– không tháo nắp bình nhiên liệu hoặc nạp nhiên liệu khi động cơ đang hoạt động. Để cho động cơ và bộ phận dẫn khí xả nguội trước khi nạp nhiên liệu;
– không hút thuốc;
– không bao giờ được nạp nhiên liệu trong nhà;
– không bao giờ bảo quản máy xén tỉa còn nhiên liệu trong bình ở nơi có ngọn lửa, ví dụ như gần bếp lò;
– nếu nhiên liệu bị tràn, không được khởi động nguồn động lực, mà phải di chuyển máy xén tỉa ra khỏi vùng nhiên liệu tràn trước khi khởi động;
– luôn lắp lại và siết chặt nắp bình chắc chắn sau khi nạp nhiên liệu;
– nếu xả nhiên liệu trong bình thì phải làm ở ngoài trời.
g) Nếu cơ cấu cắt va chạm với bất kỳ vật nào bên ngoài hoặc khởi động máy xén tỉa có tiếng ồn hoặc rung động bất thường thì tắt nguồn động lực và để cho máy xén tỉa dừng hẳn. Tháo dây bugi khỏi bugi và thực hiện các bước sau:
– kiểm tra hư hỏng;
– kiểm tra và siết chặt các bộ phận bị nới lỏng;
– thay thế hoặc sửa chữa các chi tiết bị hư hỏng bất kỳ bằng các chi tiết có đặc tính kỹ thuật tương đương.
h) Cảnh báo về sự cần thiết phải bảo vệ tai.
i) Cảnh báo về sự cần thiết phải bảo vệ mắt.
j) Hướng dẫn cách dừng máy xén tỉa trong trường hợp khẩn cấp.
A.2.3. Vận hành
Phải có hướng dẫn sử dụng đúng và chỉ dẫn không được sử dụng máy xén tỉa vào mục đích khác, cũng như các hướng dẫn dưới đây.
a) Dừng động cơ trước khi:
– làm sạch hoặc dọn chỗ vướng kẹt;
– kiểm tra, thực hiện bảo dưỡng hoặc làm việc với máy;
– điều chỉnh vị trí làm việc của công cụ cắt;
– rời khỏi máy xén tỉa.
b) Đảm bảo chắc chắn máy xén tỉa được đặt đúng vị trí làm việc quy định trước khi khởi động động cơ.
c) Trong khi vận hành máy xén tỉa, luôn luôn đảm bảo vị trí vận hành an toàn và chắc chắn, đặc biệt là khi sử dụng các bậc hoặc thang.
d) Không vận hành máy xén tỉa có công cụ cắt hư hỏng hoặc quá mòn.
e) Để giảm mối nguy hiểm cháy, giữ động cơ và ống giảm thanh không có các mảnh vụn, lá cây và dầu bôi trơn thừa.
f) Luôn đảm bảo các tay cầm và bộ phận che chắn bảo vệ được lắp khi sử dụng máy xén tỉa. Không bao giờ cố gắng sử dụng máy xén tỉa khi lắp thiếu hoặc máy lắp bộ phận cải tiến không được phép.
g) Luôn dùng hai tay để điều khiển máy xén tỉa có hai tay cầm.
h) Luôn chú ý xung quanh và cảnh giác với các mối nguy hiểm có thể xảy ra mà không để ý do tiếng ồn của máy xén tỉa.
A.2.4. Bảo dưỡng và bảo quản
a) Khi máy dừng để bảo dưỡng, kiểm tra hoặc cất giữ, ngắt nguồn công suất, tháo dây nối bugi và đảm bảo dừng tất cả các bộ phận chuyển động. Để máy nguội trước khi kiểm tra, điều chỉnh, v.v…
b) Bảo quản máy xén tỉa ở nơi mà hơi nhiên liệu bốc hơi không bắt phải ngọn lửa hoặc tia lửa. Để máy nguội trước khi bảo quản.
c) Khi vận chuyển hoặc bảo quản máy, luôn lắp bộ phận che chắn bảo vệ công cụ cắt.
PHỤ LỤC B
(Tham khảo)
KÝ HIỆU VÀ BIỂU TƯỢNG
QUAN TRỌNG – Tập tin điện tử của tài liệu này chứa màu sắc mà được coi là hữu ích cho việc hiểu đúng. Do đó, người dùng nên xem xét in ấn tài liệu này bằng máy in màu.
B.1. Quy định chung
Phụ lục này đưa ra ký hiệu và biểu tượng chỉ dẫn an toàn có thể được sử dụng trên máy xén tỉa cành cây thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Các ký hiệu được sử dụng phải theo quy định trong TCVN 8411-1:2010, TCVN 8411-3:2010, TCVN 8411-4:2011 và ISO 3864-1:2002, biểu tượng phải theo quy định của ISO 11684:1995.
Kích thước ký hiệu có thể bị thay đổi để phù hợp với thiết kế máy xén tỉa cành cây. Biểu tượng và ký hiệu thể hiện không mô tả hết mọi khía cạnh.
B.2. Biểu tượng
Xem từ Hình B.1 đến Hình B.4.
Hình B.2 – Trước khi sử dụng, đọc sổ tay hướng dẫn – ISO 7010-M002
Hình B.3 – Đeo bảo vệ tai – ISO 7010-M003
PHỤ LỤC C
(Quy định)
RUNG ĐỘNG
C.1. Quy định chung
Quy tắc thử rung động quy định thông tin cần thiết để thực hiện một cách có hiệu quả dưới các điều kiện chuẩn xác định đặc điểm gây ra rung động của máy xén tỉa dùng động cơ xăng loại cầm tay.
Đó là quy trình thử để thiết lập độ lớn của rung động tại tay cầm của máy xén tỉa. Kết quả thu được có thể được sử dụng để so sánh các máy xén tỉa hoặc các kiểu máy khác nhau của cùng loại máy xén tỉa. Mặc dù độ lớn giá trị đo được khi vận hành máy do người, nhưng nó cho biết giá trị trong thực tế sản xuất.
Xác định đặc tính rung động dùng để:
– nhà chế tạo công bố;
– so sánh số liệu giữa các máy xén tỉa cành cây trong cùng chủng loại;
– triển khai công việc ở giai đoạn thiết kế;
– đánh giá mối nguy hiểm do rung động xem xét các điều kiện cụ thể (các thông số).
CHÚ THÍCH: Sử dụng quy tắc thử rung động này đảm bảo khả năng xác định đặc điểm rung động. Các chế độ vận hành được quan tâm để đánh giá sự xuất hiện rung động, ví dụ, qua một ngày làm việc điển hình. Chu kỳ làm việc được lựa chọn theo quy tắc thử này dựa trên giả định máy xén tỉa thường được sử dụng ở chế độ van tiết lưu mở hoàn toàn có sự ngắt quãng công việc ở chế độ chạy không tải.
C.2. Thuật ngữ và định nghĩa
Phụ lục này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 8041:2005 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
C.2.1. Gia tốc kế (accelerometer)
Phần tử nhạy thu nhận rung động và biến đổi thành tín hiệu điện.
CHÚ THÍCH: Gia tốc kế 3 trục cho phép đo đồng thời các trục X, Y và Z.
C.3. Đại lượng đo và đại lượng xác định
Đại lượng đo là trọng số gia tốc theo 3 hướng vuông góc ahwx, ahwy, và ahwz.
Đại lượng xác định là giá trị tổng rung động tương đương (ahv,eq) cho mỗi tay cầm.
CHÚ THÍCH: Về mặt toán học, ahv là căn bậc 2 tổng bình phương của ba giá trị căn quân phương (r.m.s) gia tốc từng trục của trọng số tần số với các giá trị rung động truyền động đến bàn tay (ahvx, ahvy, ahvz).
C.4. Trang thiết bị
C.4.1. Quy định chung
Hệ thống đo rung động và trọng số tần số cho rung động bàn tay-cánh tay phải theo ISO 8041:2005.
C.4.2. Gia tốc kế
Tổng khối lượng của gia tốc kế đo rung động đảm bảo gia tốc theo 3 hướng ở mỗi vị trí đo phải càng thấp càng tốt và không được lớn hơn 25 g trong bất kỳ trường hợp nào, bao gồm cả giá lắp nhưng không có dây cáp.
CHÚ THÍCH: 6.5.1 của ISO 5349-2: 2001 đưa ra thông tin hữu ích về kiểm tra gia tốc kế và giá lắp của nó.
C.4.3. Bắt chặt gia tốc kế
Gia tốc kế phải được bắt chặt chắc chắn trên tay cầm bằng dụng cụ bắt chặt. Theo hướng dẫn trong ISO 5348:1998 và ISO 5349-2:2001.
Để đo trên tay cầm có vỏ đàn hồi (ví dụ, tay cầm có đệm lót), cho phép sử dụng bộ chuyển đổi phù hợp với gia tốc kế. Bộ chuyển đổi bao gồm đĩa cứng nhẹ dạng thích hợp được lắp ráp phù hợp với gia tốc kế. Chú ý khối lượng, cỡ và hình dạng của bộ chuyển đổi không ảnh hưởng nhiều đến tín hiệu từ gia tốc kế trong phạm vi tần số quan tâm. Hướng dẫn thêm, xem 6.1.4.2 trong ISO 5349-2:2001.
C.4.4. Hiệu chuẩn
Toàn bộ chuỗi đo, kể cả gia tốc kế phải được kiểm tra trước và sau khi sử dụng, đảm bảo độ chính xác cần thiết trong bất kỳ trình tự đo nào, phù hợp với ISO 8041:2005. Gia tốc kế phải được hiệu chuẩn phù hợp với ISO 5347-22:1997.
C.4.5. Thiết bị đo tốc độ
Tần số quay của động cơ được đo với độ chính xác ± 1,5 % giá trị đo. Thiết bị đo và liên kết của nó với máy xén tỉa không ảnh hưởng đến vận hành trong khi thử.
C.5. Hướng và vị trí đo
C.5.1. Hướng đo
Phép đo được thực hiện tại từng bàn tay-nắm chặt, khi người vận hành giữ máy bình thường. Phép đo thực hiện theo 3 hướng X, Y và Z. Gia tốc kế được đặt ở phía ngón tay cái của bàn tay, ở khoảng cách lớn nhất là 70 mm từ đoạn dài nắm chặt không ảnh hưởng đến việc nắm bình thường.
C.5.2. Vị trí đo
Trọng tâm của gia tốc kế phải định vị ở khoảng cách tối đa là 20 mm từ mép tay cầm. Một trong các trục của gia tốc kế phải song song với trục tay cầm.
Các vị trí đặc trưng lắp đặt bộ cảm biến và hướng đo như mô tả trong Hình C.2, Hình C.3 và Hình C.4.
C.6. Điều chỉnh máy xén tỉa trước khi thử
Phép thử được thực hiện trên máy xén tỉa mới, đã sản xuất hàng loạt và được lắp đặt với thiết bị tiêu chuẩn. Máy được chạy rà và hâm nóng đến khi đạt được các trạng thái ổn định trước khi bắt đầu thử.
Bộ phận cắt phải được tra dầu mỡ thích hợp.
Bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa phải đặt ở chế độ thích hợp, phép đo được thực hiện với nhiên liệu đầy bình.
Máy xén tỉa được vận hành với tư thế người vận hành đứng thẳng. Máy xén tỉa phải được kết nối với dây đeo nếu có và được giữ bằng cả 2 tay theo cách sử dụng cả ngày. Máy phải được giữ với trục công cụ cắt được định hướng như vị trí nghỉ bình thường trên bề mặt nằm ngang.
Trong khi thử, bộ phận cắt phải dẫn động. Phải tránh tiếp xúc giữa tay với bộ cảm biến, vì lực nắm trên tay cầm có thể ảnh hưởng đến giá trị rung động đo được.
C.6.1. Quy định chung
Các phép thử đạt được số liệu yêu cầu với điều kiện vận hành đã cho phải bao gồm:
– tối thiểu 4 phép đo có gián đoạn để đạt được trạng thái chạy không tải ổn định giữa mỗi lần đo;
– ít nhất 4 giai đoạn riêng biệt của toàn bộ số liệu rung động tối thiểu 20 s, và
– mỗi khoảng thời gian tín hiệu ít nhất 2 s mà tốc độ động cơ trong phạm vi ± 3,5 s–1.
CHÚ THÍCH: Chế độ vận hành đưa ra trong C.7.2 và C.7.3 được quan tâm để đánh giá các giá trị rung động người sử dụng – ví dụ, trong một ngày làm việc điển hình. Chế độ cắt không được đưa ra, vì chế độ đó có quá nhiều thay đổi khác nhau và không thể thực hiện trong các điều kiện lặp lại.
C.6.2. Chạy không tải
Tốc độ động cơ phải được điều chỉnh sao cho công cụ cắt không chuyển động.
C.6.3. Chạy tăng tốc
Phép đo phải được thực hiện với dao cắt được lắp tại tốc độ động cơ bằng 133 % tốc độ động cơ ở công suất cực đại xác định theo ISO 8893:1997.
Nếu động cơ có bộ giới hạn tốc độ thấp hơn tốc độ nêu trên thì phép đo phải được thực hiện tại tốc độ lớn nhất có thể đạt được. Phép thử phải được thực hiện tại tốc độ lớn nhất ổn định có thể đạt được nhưng phải thực hiện tại tốc độ không lớn hơn 8 s–1 thấp hơn tốc độ lớn nhất được xác định bởi bộ điều tốc. Tốc độ động cơ được điều khiển bằng thiết bị kích hoạt van tiết lưu.
Đồng hồ tốc độ được sử dụng để kiểm tra tốc độ động cơ, phải có độ chính xác ± 2,5 % giá trị đo. Đồng hồ gắn vào máy xén tỉa cành cây không làm ảnh hưởng đến vận hành máy trong quá trình thử.
C.7. Thông tin
C.7.1. Quy định chung
Thông tin được quy định trong C.7.2 đến C.7.5, có thể áp dụng, phải được tập hợp và báo cáo với tất cả các phép đo được thực hiện theo tiêu chuẩn này.
C.7.2. Máy xén tỉa cành cây dùng để thử
Bao gồm các thông tin sau đây:
a) mô tả máy xén tỉa cành cây (bao gồm dung tích động cơ, loại và số hiệu, loại phụ kiện cắt gắn kèm);
b) điều kiện vận hành; như danh mục được nêu trong Bảng C.1.
C.7.3. Thiết bị đo
Bao gồm các thông tin sau đây:
a) thiết bị được sử dụng để đo, bao gồm tên, loại, số hiệu và nhãn hiệu;
b) phương pháp bắt chặt gia tốc kế;
c) phương pháp hiệu chuẩn hệ thống thiết bị đo;
d) ngày và nơi hiệu chuẩn gần nhất đối với gia tốc kế.
C.7.4. Rung động và số liệu khác
Bao gồm các thông tin sau đây:
a) vị trí định vị gia tốc kế (có thể mô tả tóm tắt, nếu cần thiết);
b) giá trị đo và giá trị trung bình số học phù hợp với Bảng C.1;
c) giá trị công bố;
d) nhận xét nếu có;
e) nhiệt độ không khí;
f) ngày và địa điểm đo.
Bảng C.1 – Báo cáo đo rung động và tính tổng gia tốc trung bình số học
Chế độ vận hành |
Thông số và giá trị đo |
Tốc độ động cơ định mức s-1 |
Tay cầm phía trước/trái/tay cầm phía sau/phải |
||||||
Số phép đo |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
n |
|||
Chạy không tải (Id) |
(m/s2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
(m/s2). |
|
– |
– |
– |
|
|
|
|
|
sn-1 (m/s2) |
|
– |
– |
– |
|
|
|
|
|
Cv(-) |
|
– |
– |
– |
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc (Ra) |
(m/s2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
(m/s) |
|
– |
– |
– |
|
|
|
|
|
sn-1 (m/s2) |
|
– |
– |
– |
|
|
|
|
|
Cv(-) |
|
– |
– |
– |
|
|
|
|
|
Gia tốc tổng cộng () được đo và ghi lại, giá trị trung bình số học () được tính đến khi hệ số biến thiên (Cv) và độ lệch chuẩn (sn-1) nhỏ hơn 0,4. Tính căn cứ trên ít nhất 4 số liệu đo . Giá trị trung bình số học (, ) được sử dụng để tính giá trị tổng rung động tương đương (). |
C.7.5. Tổng các giá trị rung động tương đương
Giá trị rung động tương đương được căn cứ vào một chu trình làm việc chạy không tải và chạy tăng gia tốc
Giá trị rung động tương đương () được xác định như sau:
C.8. Phép thử hợp lệ
Sự hợp lệ được đảm bảo với mỗi sự phối hợp của tay cầm với chế độ vận hành khi hệ số biến thiên của giá trị điều chỉnh liên tiếp nhỏ hơn 0,4 hoặc độ lệch chuẩn nhỏ hơn 0,4 m/s2.
Nếu giá trị đo được với sự phối hợp của tay cầm và chế độ vận hành cho giá trị lớn hơn 0,4 đối với cả hệ số biến thiên rung động và độ lệch chuẩn. Sự phối hợp này chỉ được lặp lại đến khi đáp ứng được tiêu chuẩn.
Trong Phụ lục này, hệ số biến thiên (Cv) được xác định bằng tỷ số giữa độ lệch chuẩn của loạt giá trị đo và giá trị trung bình của loạt giá trị đo:
Trong đó độ lệch chuẩn, sn-1, tính bằng công thức:
Giá trị trung bình của các giá trị đo, , tính bằng công thức:
trong đó:
xi là giá trị đo thứ i,
n là số giá trị đo.
C.9. Số liệu đo và tính toán
Số liệu đo và tính toán được làm theo các bước dưới đây, như minh họa trên Hình C.1.
a) Đo trọng số gia tốc của mỗi chế độ vận hành theo 3 hướng với tay cầm trái và phải (ahwx,i, ahwy,i và ahwz,i), trong đó i là chỉ số ký hiệu cho máy khi chạy không tải hoặc chạy tăng tốc.
b) Tính căn bậc hai tổng các bình phương (r.s.s) của gia tốc theo 3 hướng của mỗi chế độ vận hành máy, ví dụ , trong đó x là chạy không tải hoặc chạy tăng tốc.
c) Lặp lại a) và b) ba lần trở lên.
b) Tính giá trị trung bình số học của gia tốc ở chế độ vận hành máy được chọn, ví dụ , trong đó x là chạy không tải hoặc chạy tăng tốc.
e) Lặp lại a) đến d) nhiều lần là cần thiết tùy theo hệ số biến thiên và độ lệch chuẩn.
f) Lặp lại a) đến e) cho các chế độ vận hành khác.
g) Tính giá trị rung động tổng tương đương () cho mỗi tay cầm theo C.7.5.
Thông tin đã cho trong C.9.
Hình C.1 – Trình tự đo và tính số liệu rung động
C.10. Độ không ổn định đo và công bố giá trị rung động
Công bố rung động là trách nhiệm của nhà chế tạo. Nếu được làm, thì phải được thực hiện để có thể kiểm tra các giá trị đã công bố.
Việc công bố bao gồm viện dẫn quy tắc thử rung động và tiêu chuẩn cơ bản được sử dụng. Nếu có độ lệch, từ quy tắc thử này và/hoặc tiêu chuẩn cơ bản cũng phải được nêu rõ.
Giá trị tổng rung động mà hệ thống bàn tay-cánh tay phải chịu trong các chu trình làm việc (xem C.7.5) phải được công bố. Giá trị rung động trung bình khi chạy không tải và chạy tăng tốc (nếu áp dụng) phải được cung cấp theo yêu cầu.
Phải công bố độ không ổn định đo.
Phương pháp được sử dụng để tính độ không ổn định đo trên cơ sở sử dụng các giá trị đo và độ không ổn định. Độ không ổn định liên quan đến quy trình đo (được xác định bằng độ chính xác của phương pháp đo được sử dụng) và độ không ổn định chế tạo (biến đổi của rung động gây ra từ một máy xén tỉa đến các máy khác cùng loại của cùng nhà chế tạo). Nếu không thể đạt được số đo ở 70 mm hoặc 80 mm thì bộ cảm biến phải được đặt ở gần vị trí này nhất có thể được, ngăn ngừa tiếp xúc với tay.
Phương pháp tính độ không ổn định theo EN 12096:1997.
Xem từ Hình C.2 đến C.4.
Kích thước tính bằng milimét
Hình C.2 – Ví dụ vị trí/hướng bộ cảm biến (tay cầm phía sau theo chiều dọc)
Kích thước tính bằng milimét
Hình C.3 – Ví dụ vị trí/hướng bộ cảm biến (tay cầm phía sau ở bên)
Kích thước tính bằng milimét
Hình C.4 – Ví dụ vị trí/hướng bộ cảm biến (máy xén tỉa cành cây cần nối dài)
PHỤ LỤC D
(Quy định)
THỬ TIẾNG ỒN – PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT (CẤP 2)
D.1. Quy định chung
Quy tắc thử tiếng ồn này quy định thông tin cần thiết để thực hiện có hiệu quả ở điều kiện chuẩn xác định đặc điểm phát ra tiếng ồn của máy xén tỉa cành cây dùng động cơ xăng loại cầm tay.
Đặc điểm tiếng ồn phát ra bao gồm mức áp suất âm phát ra theo đặc tính A tại vị trí người vận hành và mức công suất âm theo đặc tính A. Nó được dự định để kiểm tra sản phẩm cũng như thử công nhận kiểu.
Kết quả thu được có thể được sử dụng để so sánh các máy xén tỉa khác nhau hoặc các kiểu máy khác nhau của cùng loại máy xén tỉa. Mặc dù giá trị xác định tiếng ồn phát ra thu được trong vận hành nhân tạo, nhưng chúng là đại diện tiếng ồn phát ra trong tình huống làm việc thực tế.
D.2. Đại lượng đo và đại lượng xác định
Đại lượng đo được được định nghĩa trong tiêu chuẩn đo tiếng ồn cơ bản liên quan, ISO 3744:1994 và ISO 11201:1995. Đây là mức áp suất âm trung bình (đặc tính A và – nếu yêu cầu -trong dải tần số).
Đại lượng xác định là mức công suất âm và mức áp suất âm phát ra (đặc tính A và – nếu yêu cầu – trong dải tần số).
D.2.1. Xác định mức công suất âm theo đặc tính A
Xác định mức công suất âm đặc tính A, sử dụng ISO 3744:1994, theo các bản chỉnh sửa hoặc bổ sung.
– Micrô được sắp xếp ở 6 vị trí như thể hiện trên Hình D.1 và được mô tả trong Bảng D.1.
CHÚ THÍCH 1: Cho phép dãy 6 micrô, vì số liệu thực nghiệm cho thấy sử dụng dãy này cho kết quả khác biệt không đáng kể so với sử dụng dãy 10 micrô quy định trong ISO 3744:1994.
Bề mặt đo phải là bán cầu với bán kính r là 4 m. Cho phép bán kính nhỏ hơn nếu có thể chứng minh các kết quả thu được trong giới hạn 0,5 dB so với bán kính r = 4 m.
– Điều kiện cho loại máy xén tỉa cụ thể được thử, cách gá lắp và hướng của nó được quy định trong D.2.3 và D.2.6.1.
– Điều kiện môi trường phải trong giới hạn do nhà chế tạo thiết bị đo quy định. Nhiệt độ không khí môi trường xung quanh phải trong phạm vi từ +10 °C đến 30 °C và tốc độ gió nhỏ hơn 5 m/s. Sử dụng màn che gió cho mỗi lần khi tốc độ gió vượt quá 1 m/s.
– Phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị đặc tính trọng số thời gian “chậm”, hoặc tốt nhất sử dụng thiết bị đo mức âm tích phân-trung bình, cả hai được quy định trong IEC 61672-1:2002.
– Với phép đo trong không gian mở, hiệu chỉnh môi trường, K2A được coi như bằng 0.
– Với phép đo trong nhà, giá trị K2A, được xác định phù hợp với ISO 3744:1994, Phụ lục A, tối đa là 2 dB, trong trường hợp đó K2A được coi như bằng 0.
Hình D.1 – Vị trí các micrô trên bán cầu (xem Bảng D.1)
Bảng D.1 – Tọa độ các vị trí micrô
Số vị trí |
X |
Y |
Z |
1 |
+ 0,7 r |
+ 0,7 r |
0,38 r |
2 |
– 0,7 r |
+ 0,7 r |
0,38 r |
3 |
– 0,7 r |
– 0,7 r |
0,38 r |
4 |
– 0,7 r |
– 0,7 r |
0,38 r |
5 |
– 0,27 r |
+ 0,65 r |
0,71 r |
6 |
+ 0,27 r |
– 0,65 r |
0,71 r |
D.2.2. Đo mức áp suất âm thanh theo đặc tính A phát ra ở vị trí vận hành
D.2.2.1. Quy định chung
Để đo mức áp suất âm thanh theo đặc tính A phát ra, sử dụng ISO 11201:1995, cùng với những sửa đổi hoặc bổ sung dưới đây.
– Bề mặt phải tuân theo một trong các điều kiện của D.2.2.2 hoặc D.2.2.3. Lặp lại kết quả bằng cách sử dụng cỏ tự nhiên hoặc vật liệu hữu cơ khác có thể tồi tệ hơn so với yêu cầu về độ chính xác cấp 2.
Trường hợp nghi ngờ, phép đo sẽ được thực hiện trong không gian mở và trên bề mặt nhân tạo (xem D.2.2.2).
– Điều kiện môi trường phải trong giới hạn do nhà chế tạo thiết bị đo quy định. Nhiệt độ không khí môi trường xung quanh phải trong phạm vi từ +10 °C đến 30 °C và tốc độ gió nhỏ hơn 5 m/s. Sử dụng màn che gió cho mỗi lần khi tốc độ gió vượt quá 1 m/s.
– Phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị đặc tính trọng số thời gian “chậm”, hoặc tốt nhất sử dụng thiết bị đo mức âm thanh tích phân-trung bình, cả hai được quy định trong IEC 61672-1:2002.
– Vị trí của loại máy xén tỉa cụ thể với dãy micrô phải theo D.2.6.
D.2.2.2. Yêu cầu về bề mặt nhân tạo
Bề mặt nhân tạo phải có hệ số hấp thụ nêu trong Bảng D.2, được đo theo ISO 354:2003.
Bảng D.2 – Hệ số hấp thụ
Tần số Hz |
Hệ số hấp thụ |
Dung sai |
125 |
0,1 |
± 0,1 |
250 |
0,3 |
± 0,1 |
500 |
0,5 |
± 0,1 |
1 000 |
0,7 |
± 0,1 |
2 000 |
0,8 |
± 0,1 |
4 000 |
0,9 |
± 0,1 |
Bề mặt nhân tạo phải được đặt ở giữa môi trường thử trên mặt phản xạ, cứng và có kích thước tối thiểu 3,6 m x 3,6 m. Cấu trúc của kết cấu đỡ phải sao cho những yêu cầu đặc tính âm thanh được đáp ứng với vật liệu hấp thụ đặt tại chỗ. Kết cấu phải hỗ trợ việc bố trí thử để tránh nén vật liệu hấp thụ.
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục E cho ví dụ về vật liệu và cấu trúc có thể đáp ứng các yêu cầu này.
D.2.2.3. Yêu cầu với mặt nền phủ cỏ
Mặt nền ở giữa nơi thử phải bằng phẳng và có đặc tính hấp thụ âm tốt. Nó phải là mặt nền rừng trồng hoặc cỏ. Cỏ hoặc vật liệu hữu cơ khác có chiều cao 5 cm ± 2 cm.
D.2.3. Bố trí các điều kiện lắp đặt và vận hành
Phép đo phải thực hiện trên máy xén tỉa mới, được sản xuất bình thường với các trang bị tiêu chuẩn do nhà chế tạo cung cấp.
Sử dụng đồng hồ đo tốc độ động cơ để kiểm tra tốc độ động cơ, độ chính xác ± 1,0 % giá trị đo. Lắp đồng hồ vào máy xén tỉa phải không ảnh hưởng đến vận hành máy khi thử.
D.2.4. Độ không ổn định đo và công bố giá trị tiếng ồn phát ra
Khi đo mức áp suất âm thanh theo đặc tính A tại vị trí người vận hành, phép thử phải được nhắc lại để đạt được cấp chính xác yêu cầu và đến khi số lượng các kết quả đặc tính A liên tiếp yêu cầu cần với 20 s trong phạm vi không lớn hơn 2 dB. Trung bình số học của các giá trị này là mức áp suất âm thanh phát ra theo đặc tính A của máy xén tỉa đo được.
Nhà chế tạo máy có trách nhiệm công bố tiếng ồn. Cả hai mức công suất âm thanh theo đặc tính A và mức áp suất âm thanh phát ra theo đặc tính A tại vị trí người vận hành phải được công bố như là một công bố độc lập (xem Phụ lục A, ISO 4871:1996).
Có thể kiểm tra các giá trị công bố theo ISO 4871:1996. Công bố tiếng ồn bao gồm việc viện dẫn quy tắc thử tiếng ồn và tiêu chuẩn cơ bản được sử dụng (ISO 3744:1994 hoặc ISO 11201:1995). Nếu có độ lệch, từ quy tắc thử này và/hoặc các tiêu chuẩn cơ bản cũng phải được chỉ rõ.
Độ không ổn định liên quan đến phép đo phải được tính đến khi quyết định công bố giá trị tiếng ồn phát ra.
Phương pháp được sử dụng để tính độ không ổn định dựa trên cơ sở sử dụng giá trị đo và độ không ổn định đo. Độ không ổn định liên quan đến quy trình đo (được xác định bằng cấp chính xác của phương pháp đo được sử dụng) và độ không ổn định do chế tạo (sự biến đổi tiếng ồn phát ra từ một máy xén tỉa đến máy khác cùng loại, cùng nhà chế tạo). Phương pháp tính độ không ổn định nêu trong ISO 4871:1996.
D.2.5. Điều kiện máy thử
Phép đo phải được thực hiện trên máy xén tỉa với bộ phận cắt đi kèm với máy. Động cơ phải được chạy rà trước khi thử. Máy phải được làm nóng đến khi đạt được trạng thái ổn định trước khi bắt đầu thử.
Bộ chế hòa khí phải được đặt cho phù hợp.
Tốc độ động cơ ở tất cả các chế độ thử được giữ không đổi trong phạm vi ± 2,0 s–1. Không thay đổi thiết lập ban đầu, cho phép phép đo bắt đầu.
D.2.6. Lắp đặt và hướng của máy xén tỉa cành cây
D.2.6.1. Đo mức công suất âm thanh theo đặc tính A
Trong khi đo, công cụ cắt của máy xén tỉa phải hướng lên và theo chiều dương của trục X.
Máy xén tỉa cành cây được lắp ở trục như mô tả trên Hình D.2 và Hình D.3. Máy được đặt ở vị trí với tay cầm phía trước trên tâm của bán cầu, tay cầm ở độ cao 775 mm ±10 mm so với mặt nền.
Khuyến nghị phải có hệ thống gá lắp linh hoạt để tránh tình trạng vận hành không thực tế và ảnh hưởng đến tình trạng vận hành đúng của động cơ.
D.2.6.2. Đo mức áp suất âm thanh phát ra theo đặc tính A
Micrô phải được đặt ở vị trí như mô tả trên Hình D.2 và D.3.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1. micrô
Hình D.2 – Bố trí thử máy xén tỉa cành cây với nguồn động lực tích hợp
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1. micrô
Hình D.3 – Bố trí thử máy xén tỉa cành cây cần nối dài
D.2.7. Quy trình thử
Các đại lượng của tiếng ồn phát ra phải được xác định cho chu kỳ làm việc gồm 2 trạng thái vận hành khác nhau, chạy không tải và chạy tăng tốc. Mỗi chu kỳ bao gồm:
a) tối thiểu 4 phép đo có thời gian ngắt quãng ngắn và thay đổi đáng kể tốc độ, giữa các phép đo để đạt được trạng thái ổn định, mỗi phép đo ở chế độ chạy không tải được phân cách bằng một khoảng ngắn của chế độ chạy tăng tốc và ngược lại;
b) ít nhất 4 khoảng riêng biệt của số liệu tiếng ồn tổng cộng ít nhất 20 s, và
c) mỗi khoảng duy trì tín hiệu ít nhất 2 s, tốc độ động cơ trong phạm vi ± 3,5 s–1.
Tập hợp số liệu chạy không tải và chạy tăng tốc không cần thiết thực hiện theo trình tự cố định.
Phạm vi các giá trị cho mỗi trạng thái vận hành phải không lớn hơn 2 dB. Nếu vượt quá phạm vi này, thì phép thử phải được thử nhắc lại đến khi 4 kết quả liên tiếp nằm trong phạm vi 2 dB. Giá trị cuối cùng được giữ lại cho mỗi vị trí micrô là trung bình số học của 4 giá trị liên tiếp thỏa mãn tiêu chí trên.
Tất cả các điều kiện chỉ ra dưới đây, trình tự tiếp theo phải được thực hiện sau khi đo cả mức công suất âm thanh theo đặc tính A và mức áp suất âm thanh phát ra theo đặc tính A.
Khi xác định mức công suất âm thanh theo đặc tính A, quy trình này phải được áp dụng với các mức áp suất âm thanh trung bình trên 6 vị trí đặt micrô.
D.2.7.1. Chạy không tải
Phép đo được thực hiện ở tốc độ động cơ chạy không tải.
D.2.7.2. Chạy tăng tốc
Phép đo được thực hiện ở tốc độ động cơ bằng 133 % tốc độ động cơ ở công suất cực đại được xác định theo ISO 7293:1997.
Nếu động cơ có giới hạn tốc độ thấp hơn tốc độ nêu trên, phép đo phải được thực hiện ở tốc độ tối đa. Nếu động cơ không hoạt động với tốc độ ổn định thì phép thử được thực hiện ở tốc độ ổn định lớn nhất có thể nhưng ít nhất tốc độ không quá 8 s–1 thấp hơn tốc độ điều chỉnh. Tốc độ động cơ được điều chỉnh bằng thiết bị kích hoạt van tiết lưu.
D.2.8. Thông tin được ghi lại và báo cáo
D.2.8.1. Quy định chung
Thông tin này được quy định trong D.2.8.2 đến D.2.8.6, khi áp dụng phải được ghi lại và báo cáo tất cả các phép đo thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
D.2.8.2. Máy xén tỉa cành cây để thử
Bao gồm các thông tin sau:
a) dung tích động cơ, loại và số hiệu, loại và chiều dài phụ kiện cắt gắn kèm;
b) điều kiện vận hành, như liệt kê trong Bảng D.3 và D.5, khi đánh giá về âm.
D.2.8.3. Môi trường âm
Bao gồm các thông tin sau:
a) nếu ở ngoài trời, phác họa vị trí đặt máy xén tỉa cành cây với địa hình xung quanh, bao gồm mô tả tính chất môi trường thử (mô tả tính chất mặt nền);
b) nếu ở trong nhà, mô tả cách xử lý bức tường, trần và sàn, phác họa vị trí đặt máy xén tỉa và các vật trong phòng.
D.2.8.4. Thiết bị đo
Bao gồm các thông tin sau:
a) thiết bị được sử dụng để đo, bao gồm tên, loại, số hiệu và nhà chế tạo;
b) phương pháp sử dụng để hiệu chuẩn hệ thống thiết bị đo;
c) ngày và địa điểm hiệu chuẩn mới nhất của thiết bị hiệu chuẩn âm.
D.2.8.5. Âm thanh và các số liệu khác
Bao gồm các thông tin sau:
a) mức áp suất âm thanh theo đặc tính A của tạp âm ở các vị trí đặt micrô;
b) giá trị đo và giá trị trung bình theo các Bảng D.3, D.4 và D.5;
c) nhận xét chủ quan về tiếng ồn (âm thanh không liên tục, đặc điểm xung, hàm lượng phổ, đặc tính thời gian, v.v…);
d) nhiệt độ không khí và tốc độ gió;
e) ngày và địa điểm đo.
Bảng D.3 – Xác định mức áp suất âm thanh (Lp) phát ra theo đặc tính A – Báo cáo mức áp suất âm thanh được đo và mức áp suất âm thanh trung bình
Chế độ vận hành |
Tốc độ động cơ s-1 |
Mức áp suất âm thanh đo theo đặc tính A L’pA dB Số phép thử |
Giá trị trung bình số học
dB |
Hệ số hiệu chỉnh K1 |
Giá trị áp suất âm thanh phát ra theo đặc tính A LpA dB |
||||
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
n |
|
|
|
Chạy không tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LpA = – K1 K1 là hệ số hiệu chỉnh tạp âm theo ISO 11201:1995. |
Bảng D.4 – Bảng báo cáo kết quả đo công suất âm thanh
Phép thử |
Chế độ vận hành |
Tốc độ động cơ |
L’pA1 |
L’pA2 |
L’pA3 |
L’pA4 |
L’pA5 |
L’pA6 |
|
|
|
s–1 |
dB |
dB |
dB |
dB |
dB |
dB |
dB |
1 |
Chạy không tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chạy không tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chạy không tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Chạy không tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
Chạy không tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
|
|
|
|
|
|
– |
|
|
Mức áp suất âm thanh trung bình
|
Chạy không tải (Id) |
= dB = dB |
|||||||
Chạy tăng tốc (Ra) |
|||||||||
L’pA1 đến L’pA6 là mức áp suất âm thanh thời gian trung bình đo ở các vị trí micrô tương ứng. là mức áp suất âm thanh trung bình như xác định bằng phương trình (4) trong ISO 3744:1994. là trung bình số học của các giá trị tương ứng chế độ vận hành. Các giá trị riêng L’pA chỉ được báo cáo nếu có. Quy trình thử có thể bao gồm cách tính trung bình tự động. |
Bảng D.5 – Số liệu công suất âm thanh
Chế độ vận hành |
Mức áp suất âm thanh trung bình
dB |
Hộ số hiệu chỉnh K1 |
Mức áp suất âm thanh bề mặt
dB |
Mức độ bề mặt LS dB |
Mức công suất âm thanh LWA dB |
Chạy không tải |
= |
|
|
|
|
Chạy tăng tốc |
= |
|
|
|
|
trung bình số học của các giá trị nêu trong Bảng D.4 tương ứng chế độ vận hành: = – K1 trong đó: được thay thế bằng hoặc ; K1 là hệ số hiệu chỉnh tạp âm theo Điều 8.3 của ISO 3744:1994. LWA = + LS trong đó: LS = 10lg với S0 = 1 m2; S là diện tích bề mặt bán cầu, m2. Hệ số hiệu chỉnh môi trường, K2A = 0, xem D.2.1. |
D.2.8.6. Mức âm thanh tương đương
Ngoài các thông tin báo cáo theo D.2.8.5, số liệu dưới đây có thể được báo cáo.
Chu kỳ làm việc bao gồm chạy không tải và chạy tăng tốc.
Mức áp suất âm thanh tương đương phát ra theo đặc tính A (LpA,eq) được xác định như sau:
Mức công suất âm thanh tương đương phát ra theo đặc tính A (LWA,eq) được xác định như sau:
PHỤ LỤC E
(Tham khảo)
VÍ DỤ VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CHO BỀ MẶT NHÂN TẠO ĐỐI VỚI QUY TẮC THỬ TIẾNG ỒN
1. Vật liệu
Sợi vô cơ, dày 20 mm, có sức cản dòng khí 11 kN.s/m4 và khối lượng riêng 25 kg/m3.
E.2. Kết cấu
Như thể hiện trên Hình E.1, mặt nền nhân tạo của hiện trường đo được phân chia làm 9 tấm nối với nhau, mỗi tấm có kích thước xấp xỉ 1,20 m x 1,20 m. Lớp dưới (1) của kết cấu như thể hiện trên Hình E.1 bằng ván dăm, dày 19 mm, cả hai mặt của lớp được phủ nhựa. Loại ván này thường được sử dụng cho nội thất nhà bếp. Các cạnh cắt của lớp ván dăm được phủ lớp sơn dẻo để bảo vệ chống ẩm ướt. Mép ngoài của lớp mặt được nẹp bằng đoạn nhôm hình chữ u (4), có chiều cao 20 mm. Các chỗ cắt của vật liệu này cũng được bắt vít với các mép của tấm nối nơi chúng dùng như miếng đệm và các điểm nối.
Trên tấm nối giữa, trên đó máy xén tỉa cành cây trong quá trình đo, cũng như bất kỳ nơi nào khác mà người vận hành có thể đứng lên, các đoạn nhôm chữ T (3) có chiều dài chân bằng 20 mm được gắn vào như là miếng đệm.
Những đoạn nhôm này cũng tạo nên những dấu chính xác để dễ dàng sắp đặt máy xén tỉa thẳng hàng ở giữa hiện trường đo. Trên lớp ván dăm được phủ bằng vật liệu sợi len vô cơ (2) cắt đúng kích cỡ.
Lớp mặt bằng nỉ của các tấm nối nơi máy không được đặt lên cũng không được di chuyển lên (bề mặt A trên Hình E.1) được che phủ bằng lưới thép đơn giản đóng chặt vào các cạnh và các điểm buộc, với mục đích này các đoạn nhôm phải có các lỗ. Vì vậy vật liệu được gắn chặt đầy đủ nhưng vẫn có thể thay thế vật liệu sợi len vô cơ khi nó bị bẩn. Một lưới thép (5) có độ rộng mắt 10 mm và đường kính dây 0,8 mm được chứng minh là thích hợp. Lưới thép để bảo vệ đầy đủ bề mặt mà không ảnh hưởng đến tình trạng âm thanh.
Tuy nhiên, lưới thép đơn giản không đủ để bảo vệ vùng diện tích máy đi lại (bề mặt B trên Hình E.1). Những bề mặt này, sử dụng lưới thép uốn sóng (6) với đường kính dây 3,1 mm và độ rộng mắt lưới 30 mm được chứng minh là phù hợp.
Kết cấu hiện trường đo như đã mô tả ở trên có 2 ưu điểm: nó có thể được chuẩn bị không mất nhiều thời gian và công sức, tất cả các vật liệu kiếm dễ dàng.
Thực tế, các vị trí micrô không đặt trực tiếp trên sàn của nơi đo, cho phép chúng được đặt dễ dàng trên các giá, giả định rằng nền đất bằng phẳng và cứng, ví dụ như nền nhựa đường hoặc bê tông.
Khi bố trí các micrô, tính toán đến độ cao của các micrô, phải được xác định liên quan đến bề mặt nền của hiện trường đo. Bởi vậy, nó phải cao hơn 40 mm khi đo từ nền đất ở dưới micrô.
Kích thước tính bằng milimét
Bề mặt A không thích hợp để chịu trọng tải. Không được đứng trên đó.
Bề mặt B thích hợp để chịu trọng tải. Có thể đứng trên đó.
CHÚ DẪN:
1. ván dăm phù bằng lớp chất dẻo (độ dày quy định 19 mm)
2. lớp sợi len vô cơ (độ dày quy định 20 mm)
3. đoạn nhôm chữ T (3 mm x cao 20 mm)
4. đoạn nhôm chữ U (quy định dày 3 mm x cao 20 mm)
5. lưới thép (mắt lưới quy định 10 mm x 10 mm làm bằng lưới thép có đường kính 0,8 mm)
6. lưới thép có uốn sóng (mắt lưới quy định 30 mm x 30 mm làm bằng lưới thép có đường kính 3,1 mm)
CHÚ THÍCH: Trừ khi có quy định khác, tất cả các kích thước đều là xấp xỉ.
Hình E.1 – Bản vẽ bề mặt đo được che phủ bằng bề mặt nhân tạo
(không tỉ lệ)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 7020:2002 (ISO 11684:1995), Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ – Ký hiệu và hình vẽ mô tả nguy hiểm – Nguyên tắc chung;
[2] ISO 5348:1998, Mechanical vibration and shock – Mechanical mounting of accelerometers (Rung động và sốc cơ học – Lắp ráp gia tốc kế);
[3] ISO 5349-2:2001, Mechanical vibration – Measurement and evaluation of human exposure to hand-transmitted vibration – Part 2: Practical guidance for measurement at the workplace (Rung động cơ học – Đo và đánh giá rung động truyền đến tay người);
[4] ISO 8662-1:1988, Hand-held portable power tools – Measurement of vibrations at the handle – Part 1: General (Các thiết bị điện cầm tay – Đo rung động tại tay cầm – Phần 1: Quy định chung);
[5] ISO/TR 11688-1:1995, Acoustics – Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment – Part 1: Planning (Âm thanh – Khuyến cáo thực hành về thiết kế máy và thiết bị ít gây tiếng ồn – Phần 1: Lập đề án);
[6] ISO/TR 11688-2:1998, Acoustics – Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment – Part 2: Introduction to the physics of low-noise design (Âm thanh – Khuyến cáo thực hành thiết kế máy và thiết bị ít gây tiếng ồn – Phần 2: Giới thiệu tính vật lý về thiết kế ít gây tiếng ồn);
[7] ISO 11691:1995, Acoustics – Measurement of insertion loss of ducted silencers without flow – Laboratory survey method (Âm thanh – Đo hao tổn qua ống giảm thanh không phân luồng – Phương pháp đo trong phòng thí nghiệm);
[8] ISO 11820:1996, Acoustics – Measurements on silencers in situ (Âm thanh – Đo trên ống giảm thanh tại hiện truờng);
[9] EN 774:1996, Garden equipment – Hand held, integrally powered hedge trimmers – Safety (Thiết bị làm vườn – Máy xén tỉa cầm tay – An toàn).
MỤC LỤC
Lời nói đầu ……………………………………………………………………………………………….
Lời giới thiệu …………………………………………………………………………………………….
1. Phạm vi áp dụng …………………………………………………………………………………….
2. Tài liệu viện dẫn …………………………………………………………………………………….
3. Thuật ngữ và định nghĩa …………………………………………………………………………..
4. Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể …………………………………………………………..
5. Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp kiểm tra ……………………………………………………
5.1. Quy định chung …………………………………………………………………………………..
5.2. Tay cầm và công cụ cắt …………………………………………………………………………
5.3. Khởi động và chạy không tải ……………………………………………………………………
5.4. Bộ phận điều khiển ………………………………………………………………………………
5.5. Bảo vệ các bộ phận truyền lực …………………………………………………………………
5.6. Bảo vệ các bộ phận nóng ………………………………………………………………………
5.7. Bình nhiên liệu …………………………………………………………………………………..
5.8. Khí thải động cơ …………………………………………………………………………………
5.9. Yêu cầu về điện của hệ thống đánh lửa ………………………………………………………
5.10. Rung động ………………………………………………………………………………………
5.11. Tiếng ồn …………………………………………………………………………………………
6. Thông tin về sử dụng ……………………………………………………………………………..
6.1. Hướng dẫn sử dụng …………………………………………………………………………….
6.2. Ghi nhãn ………………………………………………………………………………………….
6.3. Cảnh báo …………………………………………………………………………………………
6.4. Độ bền của nhãn và cảnh báo …………………………………………………………………
Phụ lục A (Tham khảo) Hướng dẫn an toàn ………………………………………………………
A.1. Quy định chung ………………………………………………………………………………..
A.2. Thực hành an toàn …………………………………………………………………………….
Phụ lục B (Tham khảo) Ký hiệu và biểu tượng …………………………………………………..
B.1. Quy định chung …………………………………………………………………………………
B.2. Biểu tượng ………………………………………………………………………………………
Phụ lục C (Quy định) Rung động …………………………………………………………………
C.1. Quy định chung ……………………………………………………………………………….
C.2. Thuật ngữ và định nghĩa ……………………………………………………………………
C.3. Đại lượng đo và đại lượng xác định ………………………………………………………..
C.4. Trang thiết bị ………………………………………………………………………………….
C.5. Hướng và vị trí đo ……………………………………………………………………………
C.6. Điều chỉnh máy xén tỉa trước khi thử ………………………………………………………
C.7. Thông tin ………………………………………………………………………………………
C.8. Phép thử hợp lệ ………………………………………………………………………………
C.9. Số liệu đo và tính toán ………………………………………………………………………
C.10. Độ không ổn định đo và công bố giá trị rung động ……………………………………..
Phụ lục D (Quy định) Thử tiếng ồn – Phương pháp kỹ thuật (cấp 2) …………………………
D.1. Quy định chung ……………………………………………………………………………….
D.2. Đại lượng đo và đại lượng xác định …………………………………………………………
Phụ lục E (Tham khảo) Ví dụ vật liệu và kết cấu đáp ứng các yêu cầu cho bề mặt nhân tạo đối với quy tắc thử tiếng ồn …………………………………………………………………………….
E.1. Vật liệu ………………………………………………………………………………………….
E.2. Kết cấu ………………………………………………………………………………………….
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]) Đã bị hủy và thay thế bằng ISO 3744:2010
[2]) Đã bị hủy và thay thế bằng ISO 3864:2011
[3]) Đã bị hủy và thay thế bằng ISO 11201:2010