Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9254-1:2012 (ISO 6707-1:2004) về Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ chung
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9254-1:2012
ISO 6707-1:2004
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – TỪ VỰNG – PHẦN 1: THUẬT NGỮ CHUNG
Building and civil engineering – Vocabulary – Part 1: General terms
Lời nói đầu
TCVN 9254-1 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 6707-1 : 2004
TCVN 9254-1 : 2012 được chuyển đổi từ TCXD 213 :1998 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Bộ ISO 6707 với tiêu đề chung “Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng” gồm có các phần sau đây:
– Phần 1: Thuật ngữ chung
– Phần 2: Thuật ngữ về hợp đồng
TCVN 9254-1 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – TỪ VỰNG – PHẦN 1: THUẬT NGỮ CHUNG
Building and civil engineering – Vocabulary – Part 1: General terms
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ chung áp dụng cho nhà và công trình dân dụng.
2. Cấu trúc bảng từ vựng
Các thuật ngữ được sắp xếp theo thể loại để dễ so sánh các khái niệm có liên quan với nhau.
Khi một thuật ngữ chuẩn biểu đạt cho nhiều hơn một khái niệm, mỗi khái niệm sẽ được đưa vào một điều mục riêng và được đối chiếu lẫn nhau khi sử dụng trong các chuyên ngành khác nhau. Khi một thuật ngữ biểu đạt cho nhiều hơn một khái niệm trong cùng một chuyên ngành, các khái niệm này sẽ được liệt kê tại các điều mục kế tiếp nhau và được đánh số riêng rẽ.
Khi có một từ vựng chuẩn tiếng Mỹ hoặc thứ tiếng khác tương đương, từ này sẽ được biểu hiện sau thuật ngữ chuẩn và được ngăn cách bằng dấu gạch chéo có chú giải ghi rõ mã quốc gia tương ứng. Trong trường hợp không có tiếng Mỹ hoặc thứ tiếng khác tương ứng được đưa ra, điều này có nghĩa là thuật ngữ chuẩn này được chấp nhận ở tất cả các nước nói tiếng Anh. Thuật ngữ tiếp sau của thuật ngữ chuẩn mà được thể hiện bằng chữ nghiêng là dạng từ đồng nghĩa không được ưa chuộng.
Khi không có từ phù hợp bằng tiếng Anh, để biểu đạt cho một khái niệm có trong tiếng Pháp, định nghĩa của từ đó sẽ được dịch ra và từ thiếu đó được biểu thị bằng 5 dấu chấm (. . . . .).
3. Các loại nhà và công trình dân dụng
3.1. Các thuật ngữ cơ bản
3.1.1. Công trình xây dựng (Construction works/construction US)
Thuật ngữ chung để chỉ mọi vật thể được xây dựng hoặc là kết quả của các công tác xây dựng.
3.1.2. Công trình dân dụng (Civil engineering works/civil engineering projects US)
Công trình xây dựng (3.1.1) có kết cấu (3.1.4), ngoại trừ nhà (3.1.3) và các công trình phụ trợ trên công trường xây dựng (3.1.6), chẳng hạn đập (3.2.24), cầu (3.3.19), đường bộ (3.3.1), đường sắt (3.3.3), đường băng, các công trình phục vụ công cộng, đường ống dẫn (3.2.32), hệ thống cống (5.4.40), hoặc là kết quả của các công tác như nạo vét, công tác đất (7.1.6), quy trình xử lý kỹ thuật đất.
CHÚ THÍCH: Các công trình phụ trợ ngoài nhà cũng thuộc công trình dân dụng.
3.1.3. Tòa nhà (building)
Công trình xây dựng (3.1.1) có chức năng chính là bảo vệ, che chắn cho người ở hoặc vật chứa bên trong; thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được thiết kế để nằm thường xuyên ở một chỗ.
Nghĩa khác: xây dựng nhà (building) (7.1.4)
3.1.4. Kết cấu (structure)
Công trình xây dựng (3.1.1) có hệ kết cấu (5.1.2).
Nghĩa khác: hệ kết cấu (structure) (5.1.2)
3.1.5. Công trình phụ trợ ngoài nhà (external works/siteworks US)
Công trình xây dựng (3.1.1) hoặc sân vườn trên khu đất (10.1) phụ trợ và liền kề với một công trình dân dụng (3.1.2) hoặc một tòa nhà (3.1.3).
3.1.6. Công trường xây dựng (site)
Khu đất (10.1) hoặc khu vực mặt nước, nơi công tác xây dựng (7.1.1) hoặc các triển khai khác được thực hiện.
3.2. Công trình dân dụng
3.2.1. Công trình đất (earthworks)
Kết quả của việc thay đổi thực trạng địa hình.
3.2.2. Hố đào/việc đào đất (excavation)
Kết quả của việc đào, bóc và chuyển đất, đất nền (6.4.9) hoặc các vật liệu (6.1.1) khác ra khỏi nền đất (6.2.1).
3.2.3. Đê (embankment)
Tiết diện công trình đất (3.2.1), thường được tạo hình bởi công tác đào (3.2.5) hoặc đất nền (6.4.9), trong đó vật được tạo thành cao hơn hoặc thấp hơn cao độ mặt đất (9.2.33) lúc đầu và thường có chiều dài (9.2.18) lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng (9.2.16).
3.2.4. Đập (bund/berm US)
Đê (3.2.3) thấp.
3.2.5. Công tác đào (cut)
Vật liệu (6.1.1) được đào lên với số lượng lớn.
CHÚ THÍCH 1: Tạo ra một vết cắt (3.2.6)
3.2.6. Vết cắt (cut)
Khoảng trống được hình thành khi thực hiện một khối lượng lớn của hố đào (3.2.2) các vật liệu (6.1.1)
CHÚ THÍCH 2: Kết quả của công tác đào (3.5.2)
3.2.7. Công tác đào đắp (cut and fill)
Kỹ thuật công tác đất (7.1.6) nhằm giảm hoặc tăng chênh lệch cao độ mặt đất (9.2.33) bằng cách sử dụng vật liệu (6.1.1) được đào lên từ phần nền (6.2.1) cao hơn để nâng cao độ (9.2.32) của phần nền thấp hơn hoặc ngược lại.
3.2.8.
. . . . .
Hố đào (3.2.2) mà tại đó công trình ngầm (5.1.4) được xây dựng.
3.2.9. Đắp nền (made ground/fill US)
Nền (6.2.1) được tạo ra bằng cách sử dụng vật liệu (6.1.1) để phủ lên chỗ lõm hoặc để làm tăng cao độ (9.2.32) khu đất trên công trường xây dựng (3.1.6).
3.2.10. Taluy (bund wall/retaining earthworks US)
Tường (5.1.7) để tạo ra sự che chắn bao quanh bể chứa hoặc sử dụng để giữ các vật thể chứa bên trong khi bể chứa bị hỏng.
3.2.11. Chất đống (dumpling/mound US)
Một lượng lớn lớp nền (6.2.1) được đào đắp nhưng tạm thời chuyển đi để cho phép tiến hành thi công xây dựng (7.1.1).
3.2.12. Hào (trench)
Hố đào (3.2.2) ngoài trời, hẹp và dài, thường có các cạnh thẳng đứng.
3.2.13. Giếng (shaft)
Hố đào (3.2.2) thẳng đứng hoặc nghiêng, thường có mặt cắt ngang bị giới hạn hơn so với chiều sâu (9.2.15) của nó.
3.2.14. Hầm mỏ (borrow pit)
Phần do công tác đất (7.1.6) tạo ra các vật liệu (6.1.1) phục vụ cho các công trình đất (3.2.1).
3.2.15. Hố khoan (borehole)
Hố, thường là thẳng đứng, được khoan nhằm xác định các điều kiện nền đất (6.2.1), dùng để hút nước, các chất lỏng khác hoặc khí ga; hoặc dùng cho công tác đo (7.1.25) cao độ (9.2.32) (mực) nước ngầm.
3.2.16. Tường chắn đất (retaining wall)
Tường (5.1.7) dùng để bảo vệ cạnh bên cho nền đất (6.2.1) hoặc để chống lại áp lực của một khối lượng lớn các vật liệu (6.1.1) khác.
3.2.17. Tường chắn (diaphragm wall)
Tường (5.1.7) bằng bêtông (6.4.15) được xây dựng tại hào (3.2.12) được giữ một cách tạm thời bằng dung dịch đất sét thấm nước (3.2.18).
Nghĩa khác: tường chắn – diaphragm wall (5.1.67)
3.2.18. Đất sét thấm nước (Bentonite)
Loại đất sét căng nở khi hấp thụ nước, được cấu thành nhờ phân hủy tro núi lửa.
3.2.19.
. . . . .
Bộ phận công trình (5.5.6) kín nước gồm ván bè và tường (5.1.17) để làm hầm (4.2.12).
3.2.20.
. . . . .
Bộ phận công trình (5.5.6) dành cho đường bộ (3.3.1) hoặc nước trong bê tông đúc sẵn (6.4.21) hoặc thép, có dạng hình trụ, tròn hoặc ovan.
3.2.21. Tháp nước (water tower)
Công trình dân dụng (3.1.2) có một bể chứa lớn được đặt cao hơn cao độ mặt đất (9.2.33).
3.2.22. Silo (silo)
Kết cấu (3.1.4) dùng để chứa một lượng lớn vật liệu (6.1.1) rời.
3.2.23. Đê chắn sóng (breakwater)
Kết cấu (3.1.4) chạy dài nằm trong lòng nước được thiết kế ngăn sóng cho bến cảng hoặc bờ biển.
3.2.24. Đập (dam)
Tường chắn (5.2.9), tạo ra một hồ chứa (3.2.28), để ngăn mức (9.2.32) nước lên cao, hoặc để ngăn ngừa ngập lụt.
3.2.25. Đê chắn lũ (flood bank)
Đê (3.2.3) được xây lên để chống lại hoặc kiểm soát mức (9.2.32) lũ.
3.2.26. Đê quai (cofferdam)
Kết cấu (3.1.4), thường là tạm thời, để bảo vệ cho khu vực nền đất (6.2.1) phụ cận hoặc để ngăn nước hoặc đất (6.2.2) sao cho có thể thi công bên trong nó mà không cần dùng đến bơm bổ sung.
3.2.27. Ao chứa (swale)
Hơi dốc, thường được kè nặng hoặc lát bằng đá tảng (6.2.4) hoặc bêtông (6.4.15), và đôi khi là vùng đầm lầy, chỗ đất lún, được xây dựng để chứa nước hoặc các chất lỏng khác.
3.2.28. Tưới tiêu (irrigation)
Cấp nước nhân tạo cho đất (10.1), thường phục vụ cho cây trồng.
3.2.29. Đập nước (weir)
Kết cấu (3.1.4) bắc ngang qua nơi có thể có nước chảy, được dùng để đo dòng chảy (9.3.41) và/hoặc để điều khiển mức (9.2.32) nước ngược dòng trong một kênh đào (10.8) hoặc kênh mương (5.4.16).
3.2.30. Cửa cống (penstock/lock gate US)
Cửa di chuyển thẳng đứng giữa các thanh dẫn, thường có hình chữ nhật.
3.2.31. Đập tràn (spillway)
Lối thoát cho nước thừa của hồ chứa (3.2.38) hoặc kênh mương (5.4.16).
3.2.32. Đường ống dẫn (pipeline)
Ống dẫn (5.4.17) dài và liên tục, bao gồm cả các thiết bị phụ trợ, được sử dụng để vận chuyển chất lỏng và chất khí.
3.2.33. Cầu dẫn nước/máng dẫn nước (aqueduct)
Đường dẫn (5.4.14) nước qua một quãng đường dài có hệ kết cấu (5.1.2) đỡ.
3.2.34. Cống cấp nước (water supply adit)
Đường hầm (3.3.18) dẫn từ một cái giếng (3.2.13) tới phần đất ngập nước, để làm tăng lượng nước cấp sẵn có.
3.2.35. Hành lang dẫn nước (culvert)
Ống thoát nước (5.4.38) nằm ngang hoặc kết cấu (3.1.4) luồng lạch nằm phía dưới đường bộ (3.3.1), đường sắt (3.3.3) hoặc kênh đào (3.3.64) hoặc xuyên qua đê (3.2.3), có dạng ống dẫn (5.4.17) lớn hoặc kênh mương (5.4.16) kín.
3.2.36. Công trình thủy công đầu nguồn (headworks)
Các công trình lấy nước và các công trình phụ trợ tại các điểm đầu nguồn cho một công trình kỹ thuật lấy nước (7.1.11).
3.2.37. Ống chính đặt nổi (rising main)
Đường dẫn nước chính hoặc tiết diện của ống thoát nước có áp (5.4.38) hoặc cống (5.4.41) mà thông qua đó chất lỏng được bơm lên mức (9.2.32) cao hơn.
3.2.38. Hồ chứa (reservoir)
Ao, hồ hoặc cảng (3.3.67), tự nhiên hoặc nhân tạo, dùng để chứa, điều chỉnh và khống chế nước hoặc các chất lỏng và khí khác.
3.3. Công trình dân dụng – giao thông
3.3.1. Đường bộ (road)
Đường chủ yếu dành cho xe cơ giới.
3.3.2. Lối thoát (exit)
Được thiết kế tại điểm xuất phát từ một nhánh đường bộ (3.3.1).
Nghĩa khác: lối ra (4.4.17)
3.3.3. Đường sắt (rainway/rainroad US)
Hệ thống giao thông quốc gia hoặc khu vực dành cho loại xe cơ giới chạy trên đường ray.
3.3.4. Đường xe điện (tramway/streetcar US)
Hệ thống giao thông địa phương dành cho loại xe cơ giới chạy trên đường ray.
3.3.5. Đường cáp treo (aerial ropeway/cableway US/ lift US)
Hệ thống giao thông địa phương dành cho các khoang hoặc thùng chứa được treo vào cáp (6.4.53) nhờ hệ thống đỡ trung gian.
3.3.6. Đường sắt ngầm (underground railway/subway US)
Đường sắt (3.3.3) hoạt động chủ yếu ở phía dưới cao độ mặt đất (9.2.33)
3.3.7. Đường sắt cao tốc (mass transit railway)
Đường sắt (3.3.3) trong đô thị dành cho tốc độ cao với mật độ chở khách lớn.
3.3.8. Đường ray đơn treo (monorail)
Đường sắt (3.3.3) gồm một đường chạy đơn và dầm (5.1.12) đỡ.
3.3.9. Đường ray (track)
Tổ hợp (5.5.5) các thanh ray, tà vẹt (3.3.10), khóa hãm (5.5.72) và đệm đá răm hoặc một dạng đệm khác, tạo ra lối đi cho xe cơ giới.
3.3.10. Tà-vẹt (sleeper/tie US)
Bộ phận chống đứng và bên cho các thanh ray của đường sắt (3.3.3) hoặc đường xe điện (3.3.4).
3.3.11. Sân bay (airfield)
Khu vực có ranh giới bao gồm các tòa nhà (3.1.3), các hệ thống lắp đặt (5.4.3) và thiết bị phục vụ cho việc cất cánh, hạ cánh và chuyển động của máy bay.
3.3.12. Cảng hàng không (airport)
Khu vực bao gồm khu sân bay (3.3.11) và các công trình phục vụ cho việc lưu thông hành khách và hàng hóa.
3.3.13. Tường cách âm (noise barrier)
Kết cấu (3.1.4) làm tán âm hoặc tiêu âm.
3.3.14. Kè cách âm (noise bund/noise barrier USIsound barrier US)
Tường cách âm (3.3.13) có hình dáng một con đê (3.2.3).
3.3.15. Lớp đất san nền (subgrade)
Phần trên của lớp đất sét (6.2.2), tự nhiên hoặc được thi công, dùng để chịu các tải trọng (9.3.19) đè lên kết cấu (5.1.2) của đường bộ (3.3.1).
3.3.16. Nền đường (road formation/grade US)
Bề mặt trên cùng của lớp chịu tải (3.3.15) khi đã hoàn thành khâu công tác đất (7.1.6).
3.3.17. Áo đường (pavement)
Đường bộ (3.3.1), đường băng hoặc công trình (5.5.6) tương tự phía trên lớp đất san nền (3.3.15).
3.3.18. Đường hầm (tunnel)
Đường đi ngang hoặc dốc có một phần chiều dài (9.2.18) dưới mặt đất.
3.3.19. Cầu (bridge)
Công trình dân dụng (3.1.2) cung cấp lối đi cho người đi bộ, súc vật, xe cộ và các hệ thống kỹ thuật khác (5.4.1), vượt bên trên chướng ngại vật hoặc nằm giữa 2 điểm cách nền đất (6.2.1) ở một cao độ (9.2.20) nào đó.
3.3.20. Cầu vòm (arch bridge)
Cầu (3.3.19) có kết cấu chính (5.1.2) gồm một hoặc nhiều vòm (5.1.18).
3.3.21. Cầu vòm có thanh căng (bow string bridge)
Cầu (3.3.19) có kết cấu chính (5.1.2) gồm một vòm (5.1.8) và thanh căng (5.1.23).
3.3.22. Cầu hẫng, cầu công xôn (cantiliver bidge)
Cầu (3.3.19) mà các cấu kiện (5.1.3) chính là các đầu hẫng (5.1.18).
3.3.23. Cầu dây văng, cầu cáp treo (cable stayed bridge)
Cầu (3.3.19) có các cấu kiện chịu lực (5.1.3) chính là dầm (5.1.12) conxon đặt trên sàn cầu (5.1.38), được treo nhờ một tháp và một hoặc hai dây cáp xiên (6.4.23) căng từ đỉnh tháp.
3.3.24. Cầu treo (suspension bidge)
Cầu (3.3.19) có các cấu kiện chịu lực (5.1.3) chính gồm các cáp (6.4.53) treo sàn cầu (5.1.38).
3.3.25. Cầu phao (floating bridge)
Cầu (3.3.19) nổi trên mặt nước.
3.3.26. Cầu di động (movable bridge)
Cầu (3.3.19) bắc ngang qua đường thủy, có sàn cầu (5.1.38) có thể di chuyển được.
3.3.27. Cầu cất/ cầu quay/ (bascule bridge)
Cầu (3.3.19) có sàn cầu (5.1.38) được lắp đối trọng và có khớp quay trên trục nằm ngang.
3.3.28. Cầu nâng (vertical lift bridge/drawbridge US)
Cầu di động (3.3.26) có sàn cầu (5.1.38) có thể nâng lên theo chiều thẳng đứng.
3.3.29. Cầu quay (swing bridge)
Cầu di động (3.3.26) có sàn cầu (5.1.38) có thể xoay theo chiều thẳng đứng.
3.3.30. Cầu xiên/cầu chéo (skew bridge)
Cầu (3.3.19) có trục dọc không vuông góc với các đường gối tựa.
3.3.31. Cầu nhiều nhịp (viaduct)
Cầu (3.3.19) có nhiều nhịp.
3.3.32.
. . . . .
Cầu (3.3.19) bắc qua khoảng không ở một độ cao lớn (9.2.20).
3.3.33. Cầu bộ hành (foot brige)
Cầu (3.3.19) cho người đi bộ.
3.3.34. Thang nâng trên đường sắt (railway platfrom)
Kết cấu (3.1.4) nâng, được dùng cho hành khách và hàng hóa lên xuống tàu.
3.3.35. Đường quốc lộ (highway/ parkway US, freeway US)
Đường mà mọi phương tiện đều có quyền sử dụng, trong đó có thể hạn chế cho một số cấp giao thông (10.5) nhất định.
3.3.36. Luồng xe chạy (carriageway/roadway US)
Phần đường bộ (3.3.1) hoặc đường quốc lộ (3.3.36) được xây dựng cho giao thông cơ giới (10.5), bao gồm cả các phần phụ trợ như làn giao thông (3.3.50), lối qua đường và dải đỗ xe dọc đường (3.3.37).
3.3.37. Dải đỗ xe dọc đường (lay-by/stopping lane US, emergency lane US)
Phần đường quốc lộ (3.3.35) được bố trí dọc đường, cho xe cơ giới có thể ra khỏi luồng xe chạy (3.3.36) và đỗ tại đó trong một khoảng thời gian ngắn.
3.3.38. Đường cao tốc (motorway/interstate highway US, freeway US, parkway US)
Đường bộ (3.3.1) hạn chế đi vào, có hai luồng xe chạy (3.3.36), và không bị cắt ngang bởi làn giao thông (3.3.50) khác ở cùng cao độ (9.2.33), chỉ dành cho những loại xe cơ giới đặc biệt nhất định.
3.3.39. Gờ giảm tốc (vehicle restraint system/guardrail US/ barricade US)
Kết cấu (5.1.2) bao gồm một hệ thống nằm ngang nhằm ngăn cản những xe chạy ẩu để hạn chế thiệt hại và thương vong.
3.3.40. Làn đường hỗ trợ (hardshoulder/emergency lane US/ Service lane US)
Dải đường nằm kế cận, tiếp giáp với luồng xe chạy (3.3.36), dùng cho xe sử dụng trong trường hợp gặp sự cố hoặc bị tắc đường.
3.3.41. Hành lang an toàn đường bộ (road satety fence/road safety rail US)
Hệ thống cản xe (3.3.39) được xây dựng dọc theo hoặc ở trên dải ngăn cách trung tâm (3.3.49) của đường bộ (3.3.1) dưới dạng một hoặc nhiều cấu kiện theo phương ngang lắp vào các trụ đứng (5.1.56).
3.3.42 Rào chắn an toàn đường bộ/ Dải phân cách (road safety barrier/barricade US)
Gờ chắn (3.3.39) được xây dọc theo luồng xe chạy (3.3.36) dưới dạng tường thấp chạy dài hoặc dạng kết cấu (5.5.6) tương tự.
3.3.43. Đệm giảm chấn (crash cushion/impact barrier US)
Thiết bị hấp thu năng lượng được lắp đằng trước một vật cứng để giảm thiểu mức nghiêm trọng do tác động của xe.
3.3.44. Đường dốc an toàn (arrester bed/safety ramp AU/ emergency ramp US)
Khu vực đất (10.1) nằm kề đường bộ (3.3.1), được phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt, được thiết kế để giảm tốc độ và chặn giữ những xe lái ẩu. Nó thường nằm dọc theo phần bờ dốc xuống của mặt đường.
3.3.45. Đường xe đạp (cycle track/bicycle path US)
Lối đi hoặc một phần của đường bộ (3.3.1) chỉ dành cho xe đạp.
3.3.46. Vỉa hè (kerb/curb US)
Bờ đường thường là thẳng đứng, nằm tại mép của luồng xe chạy (3.3.36), dải phân cách cứng, làn đường hỗ trợ (3.3.40) hoặc là lối đi bộ (3.3.58)
3.3.47. Dải mềm (soft shoulder)
Dải đường dọc theo luồng xe chạy (3.3.36) nhưng không dùng cho giao thông (10.5) cơ giới.
3.3.48. Lề đường (verge / shoulder US)
Một phần của đường quốc lộ (3.3.35) nằm dọc theo một luồng xe chạy (3.3.36) gần như tại cùng cao độ (9.2.32), không phải là đê (3.2.3) và sườn dốc.
Nghĩa khác: Bờ mái (5.2.41)
CHỦ THÍCH: Nó có thể gồm lối đi bộ (3.3.58) và đường xe đạp (3.3.45).
3.3.49. Dải phân cách giữa (central reserve/median US)
Khu vực ngăn cách giữa luồng xe chạy (3.3.36) của đường bộ (3.3.1) có hai luồng xe chạy.
3.3.50. Làn giao thông (traffic lane)
Dải của luồng xe chạy (3.3.36) dành cho một làn xe, thường được xác định nhờ các chỉ dẫn trên mặt đường (5.5.69).
3.3.51. Đường ngầm (underpass)
Đường nằm ở dưới đường bộ (3.3.1) hay ở dưới một kết cấu (3.1.4) để giao thông (10.5) được thuận tiện.
3.3.52. Cầu vượt (flyover/overpass US)
Đường vượt bên trên đường bộ (3.3.1) hay trên một kết cấu (3.1.4) để giao thông (10.5) được thuận tiện.
3.3.53.
. . . . .
Đường nằm ở dưới đường quy chiếu
3.3.54.
. . . . .
Đường nằm ở trên đường quy chiếu.
3.3.55. Giảm tốc giao thông (traffic calming/traffic restraint US)
Khuyến khích việc tự chủ và cách hành động, bằng cách sử dụng các hình thức, chẳng hạn như đặt các mô trên mặt đường bộ (3.3.1) và giảm chiều rộng (9.1.16) đường có nhiều người qua lại.
3.3.56. Đường vòng (contraflow/detour US)
Chuyển động tạm thời cho hai luồng giao thông (10.5) ở hai hướng ngược nhau trên cùng một phía của đường bộ (3.3.1) có hai luồng xe chạy (3.3.36).
3.3.57. Vỉa hè (footpath)
Đường dành cho người đi bộ.
3.3.58. Lối đi bộ (footway/sidewalk US/walkway US)
Phần đường bộ (3.3.1) chỉ dành cho người đi bộ.
3.3.59. Điểm dừng dọc đường (service area/rest area US)
Vùng đất (10.1) có lối ra vào từ đường quốc lộ (3.3.35), được dùng cho một số tiện nghi và dịch vụ nhất định.
3.3.60. Chỗ đỗ xe (vehicle park/parking lot US/parking area US)
Diện tích được chuẩn bị để sử dụng cho việc đỗ một số lượng xe cơ giới.
3.3.61. Nhà đỗ xe nhiều tầng (multi-storey car park/parking garage US)
Tòa nhà (3.1.3), trong đó các xe được đỗ ở nhiều tầng (4.1.2) khác nhau.
3.3.62. Chỗ đỗ xe (parking space/parking stall US)
Khu vực được dùng để đỗ một chiếc xe.
3.3.63. Chỉ giới xây dựng (building line/sight line US)
Đường xác định phạm vi bên ngoài của tòa nhà (3.1.3) sát cạnh đường bộ (3.3.1) để đảm bảo được tầm nhìn.
3.3.64. Kênh đào (canal)
Kênh mương (5.4.16) được xây dựng để vận chuyển nước phục vụ cho đường thủy, nhưng cũng có thể được sử dụng cho thủy lợi, tưới tiêu (3.2.28) thu nước mưa hoặc nước thẩm thấu (10.24) từ hệ thống thoát (5.4.35) nước mặt (10.23).
3.3.65. Sông bị kênh hóa (canalized river)
Sông mà mức (9.2.23) nước đã được điều chỉnh để tạo ra kênh đào (3.3.64) bằng cách sử dụng các âu thuyền (3.3.66) và các đập tràn (3.2.29) được bố trí cách quãng dọc dòng sông để tàu thuyền có thể lưu thông được.
3.3.66. Âu thuyền (lock)
Được đóng chặn trên một dòng sông, kênh đào (3.3.64) hoặc ở lối vào của cầu cảng (3.3.69), với các cửa kín nước có thể dịch chuyển để cho tàu thuyền qua lại và nâng mức (9.2.32) nước lên một mức khác.
Nghĩa khác: ổ khóa – lock (5.5.40).
3.3.67. Cảng (basin/harbor US)
Một phần đóng kín hoặc chắn lại của vùng nước để tàu thuyền có thể neo đậu hoặc bốc xếp.
3.3.68. Cầu tàu (berth/pier US)
Nơi để một con tàu neo đậu, thường để bốc xếp hàng hóa hoặc vận chuyển hành khách.
3.3.69. Cầu cảng (dock/port US)
Cảng (3.3.67) dành cho tàu thuyền.
3.3.70. Âu cạn (dry dock)
Cầu cảng (3.3.69) có cổng để tháo khô hoặc bơm nước, làm khô cầu cảng để có thể đóng hoặc sửa chữa tàu tại đó.
3.3.71. Cầu tàu (pier)
Kết cấu (3.1.4) lộ thiên, nhô ra xa bờ, dùng để dạo mát hoặc làm chỗ đậu tàu (3.3.68).
Nghĩa khác: trụ – pier (5.1.54)
3.3.72. Cọc buộc thuyền/mỏ neo (dolphin)
Kết cấu (3.14) độc lập hoặc là một điểm chắc chắn dùng để dịch chuyển tàu hoặc giúp neo tàu dễ dàng vào một vị trí ở cầu tàu. (3.3.68).
3.3.73. Phố cụt, ngõ cụt (cul-de-sac)
Đường bộ (3.3.1) chỉ có 1 lối vào.
3.3.74. Đảo giao thông, bùng binh (roundabout /rotary US)
Phần của một con đường (3.3.1), tại điểm giao nhau, mà giao thông (10.5) được luân chuyển theo một hướng xung quanh nó.
3.4. Tòa nhà
3.4.1. Nhà ở (housing)
Nhà (3.1.3) dùng để ở.
3.4.2. Chỗ ở (dwelling)
Đơn vị của nhà ở (3.4.1).
3.4.3. Căn hộ (flat/apartment US)
Chỗ ở (3.4.2) chủ yếu nằm trong một tầng (4.1.2) của một tòa nhà (3.1.3) lớn.
3.4.4. Căn hộ nhiều tầng (maisonette/duplex US/duplex apartment US)
Chỗ ở (3.4.2) có nhiều hơn một tầng (4.1.2) nằm trong một tòa nhà (3.1.3) lớn.
3.4.5. Căn nhà (house)
Tòa nhà (3.1.3) thiết kế cho một chỗ ở (3.4.2).
3.4.6. Nhà một tầng (bungalow)
Căn nhà (3.4.5) nhỏ chỉ có 1 tầng (4.1.2).
3.4.7.
. . . . .
Tòa nhà (3.1.3) có khối tích lớn, nhưng không phải nhà nông nghiệp và nhà (3.1.3) công nghiệp.
3.4.8. Kho (store /warehouse US/ storage space US)
Tòa nhà (3.1.3) hoặc không gian (4.1.1) trong một ngôi nhà dùng để chứa hoặc phân phối hàng hóa.
3.4.9. Văn phòng (office building)
Tòa nhà (3.1.3) dùng chủ yếu cho công tác hành chính, văn phòng.
3.4.10. Cửa hàng (shop/store US/retail shop US)
Tòa nhà (3.1.3) hoặc không gian (4.1.1) trong một ngôi nhà để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bao gồm việc nhập và xuất hàng hóa.
3.4.11.
. . . . .
Cửa hàng nhỏ.
3.4.12. Nhà máy (factory)
Tòa nhà (3.1.3) hoặc nhóm nhà chủ yếu phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm.
3.4.13. Xưởng (workshop/shop US)
Tòa nhà (3.1.3) hoặc không gian (4.1.1) trong một tòa nhà, là nơi để chủ yếu để gia công thủ công hoặc bằng máy móc.
3.4.14. Xưởng mộc (joinery shop/cabinet shop US/ millwork shop US)
Nơi mà đồ gỗ (5.5.18) được sản xuất.
3.4.15. Nhà ga sân bay (air terminal)
Tòa nhà (3.1.3) hoặc nhóm nhà, nơi hành khách hoặc hàng hóa hoặc cả hai được chuyển từ máy bay ra hoặc chuyển đến máy bay.
3.4.16. Nhà khung (framed building/curtain wall building US)
Tòa nhà (3.1.3) không dựa trên hệ thống tường chịu lực (5.1.7), mà chỉ dựa trên toàn bộ hoặc phần lớn một hệ thống khung (5.1.74) để đảm bảo cường độ và sự ổn định.
3.4.17. Nhà khung thép (steel-framed building)
Nhà khung (3.4.16) trong đó thép là vật liệu (6.1.1) kết cấu chủ yếu.
3.4.18. Nhà khung gỗ (timber-framed building/post and beam construction US)
Nhà khung (3.4.16) trong đó gỗ là vật liệu (6.1.1) kết cấu chủ yếu.
CHÚ THÍCH: tại Mỹ, thuật ngữ wood frame construction được sử dụng khi mà chiều rộng (9.2.16) hoặc chiều dày (9.2.24) của cấu kiện gỗ (6.3.2), là vật liệu (6.1.1) của kết cấu chính, nhỏ hơn 100 mm.
3.4.19. Nhà khung phẳng (platform-frame building/platform-frame construction US)
Nhà khung gỗ (3.4.18) có cường độ và sự ổn định dựa trên toàn bộ hoặc phần lớn vào hệ thống tường chịu lực (5.1.7) và các cột vách (5.1.55) nằm trên các thanh xà ngang (5.3.46) được đỡ bởi sàn (5.2.10).
3.4.20. Nhà khung dạng khí cầu (balloon-frame building/balloon- framed construction US)
Nhà khung gỗ (3.4.18) có cường độ và sự ổn định dựa trên toàn bộ hoặc phần lớn vào hệ thống tường chịu lực (5.1.7), và các cột vách (5.1.55) ở tường ngoài kéo dài liên tục từ thanh xà ngang (5.3.46) tới lanh tô tường (5.1.60) nằm dưới mái nhà (5.2.20).
4. Không gian
4.1. Các thuật ngữ cơ bản
4.1.1. Không gian (space)
Diện tích hoặc khối tích được giới hạn theo thực tế hoặc lý thuyết.
4.1.2. Tầng (storey/story US)
Không gian (4.1.1) giữa hai sàn (5.2.10) liên tục hoặc giữa sàn và mái (5.2.20)
CHÚ THÍCH: Tại Mỹ, thuật ngữ này không áp dụng cho tầng áp mái (4.2.2) hoặc không gian (4.1.1) có một phần hoặc toàn bộ nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.33).
4.1.3. Phòng (room)
Không gian (4.1.1) khép kín trong một tầng (4.1.2) mà không phải là không gian lưu thông (4.4.1).
4.1.4. Gian nhà (bay)
Sự phân chia kết cấu của một tòa nhà (3.1.3) hoặc của một dạng công trình (3.1.4) khác.
4.1.5. Phần mở rộng (extension/ addition US)
Phần xây thêm vào của một ngôi nhà có từ trước.
4.1.6. Không gian được bảo vệ (protected space)
Không gian (4.1.1) có sự ngăn cản việc thâm nhập của người hoặc vật không được mong đợi.
4.2. Không gian gắn liền với những phần đặc biệt của ngôi nhà
4.2.1. Tầng áp mái (lott/attic US)
Không gian (4.1.1) nằm dưới mái (5.2.23) dốc, có lối vào nhỏ, mục đích sử dụng không phải để ở mà thường để làm kho.
4.2.2. Gác mái/tum (attic/loft US)
Phòng (4.1.3) phần lớn nằm trong không gian (4.1.1) phía dưới mái dốc (5.2.23)
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, gác mái cũng có thể là một không gian (4.1.1) có trần cao (5.2.17) và có nhiều tầng (4.1.2) để ở.
4.2.3. Tầng hầm (basement storey)
Tầng (4.1.2) nằm trực tiếp bên dưới tầng trệt (4.2.5).
4.2.4. Tầng hầm phụ (sub-basement)
Bất kỳ tầng (4.1.2) nào nằm dưới tầng hầm (4.2.3) của một ngôi nhà (3.1.3).
4.2.5. Tầng trệt (ground floor/ first floor US)
Tầng (4.1.2) có lối ra vào chính ở tại hoặc sát với mặt đất (9.2.33).
4.2.6. Tầng một (first floor/second floor US)
Tầng (4.1.2) nằm trên tầng trệt (4.2.5).
4.2.7. Tầng hai (second floor/third floor US)
Tầng (4.1.2) nằm trên tầng một (4.2.6).
4.2.8. Tầng trống/tầng lửng (mezzanine)
Một phần hoặc toàn bộ tầng (4.1.2) thường nằm giữa tầng trệt (4.2.5) và tầng một (4.2.6) và thường để trống toàn bộ hoặc trống ở một hoặc hai phía tòa nhà.
4.2.9. Ban công (external balcony)
Phần sàn có lối ra, nhô ra khỏi mặt tường ngoài của một ngôi nhà (3.1.3).
4.2.10. Lô gia (internal balcony/ recessed balcony US)
Sàn phẳng, có lối ra, lui vào phía trong mặt ngoài của một ngôi nhà (3.1.3).
4.2.11. Cổng vào (porch/ veranda US)
Không gian (4.1.1) trước cửa (5.3.3) ra vào lui vào bên trong tòa nhà (3.1.3), hoặc nhô ra và có mái che.
4.2.12. Hầm (basement)
Một phần sử dụng được của tòa nhà (3.1.3), nằm toàn bộ hoặc một phần ở dưới cao độ mặt đất (9.2.23).
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, hầm là thuật ngữ để chỉ không gian (4.1.1) có ít hơn một nửa chiều cao thông thủy (9.2.20) nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.23), trong khi hầm chứa (4.2.19) là thuật ngữ để chỉ không gian (4.1.1) có nhiều hơn một nửa chiều cao (9.2.20) nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.23).
4.2.13. Hành lang có mái che (arcade/ mall US)
Lối đi (4.4.4) có mái che, thường có các cửa hàng (3.4.10) nằm ở một hoặc cả hai bên.
4.2.14. Nhà cầu/hành lang mở/gác lửng (gallery/ mezzanine US)
Không gian (4.1.1) ở phía trên, bao quanh bởi lancan (5.2.66) (5.2.67) nằm trong hoặc mở ra một không gian lớn hơn.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, gallery là một thuật ngữ dùng để chỉ một cửa hàng (3.4.10) nhỏ, chẳng hạn phòng trưng bày nghệ thuật.
4.2.15. Ban công (balcony)
Phần sàn có lối vào nằm trong một tầng (4.1.2), không xây tường (5.1.7) kín xung quanh.
4.2.16. Sân trong/sân (courtyard)
Không gian (4.1.1) ngoài trời, bao quanh bởi các tòa nhà (3.1.3), tường (5.1.7) hoặc hàng rào (5.5.74).
4.2.17. Sân trước (forecourt/ front yard US/ front garden US)
Sân (4.2.16) ở phía trước tòa nhà (3.1.3).
4.2.18. Chái nhà (wing)
Phần của tòa nhà (3.1.3) làm phụ trợ cho phần chính của tòa nhà.
4.2.19. Hầm chứa/Tầng nửa hầm (cellar)
Tầng hầm (4.2.12) dùng để chứa đồ đạc, thiết bị sưởi (5.4.11) và sử dụng cho các mục đích khác, không phải để ở.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, hầm chứa (4.2.19) là thuật ngữ để chỉ không gian (4.1.1) có nhiều hơn một nửa chiều cao (9.2.20) nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.23), trong khi hầm (4.2.12) là thuật ngữ để chỉ không gian (4.1.1) có ít hơn một nửa chiều cao (9.2.20) nằm dưới cao độ mặt đất.
4.2.20. Sàn bốc dỡ (loading bay)
Phần lui vào, có sàn phục vụ cho việc bốc dỡ của xe cơ giới.
4.3. Các không gian chức năng
4.3.1. Không gian hoạt động (activity space)
Không gian (4.1.1) dành cho một hoạt động nào đó, bao gồm cả không gian chiếm chỗ bởi các thiết bị phục vụ cho hoạt động đó.
4.3.2.
. . . . .
Không gian (4.1.1) cần thiết tối thiểu để tiến hành một hoạt động diễn ra quanh các trang thiết bị (5.4.7) cần thiết.
4.3.3. Không gian công tác/ Không gian làm việc (working space/staging area US/staging space US)
Không gian (4.1.1) thêm vào dọc theo hào (3.2.12) hoặc hố đào (3.2.2) để giúp việc thi công dưới mặt đất (9.2.33) được thuận tiện; hoặc các không gian khác tại công trường (3.1.6) được yêu cầu để đảm bảo cho việc thi công (7.1.1) được tiến hành.
4.3.4. Phòng vệ sinh (toilet/restroom US/ powder room US)
Phòng (4.1.3) trong đó có lắp đặt bệ xí (5.4.9) và/ hoặc một hoặc nhiều chậu tiểu và chậu rửa.
4.3.5. Phòng vệ sinh (WC/toilet US)
Phòng (4.1.3) trong đó lắp đặt một bệ xí (5.4.9).
4.3.6. Phòng rửa (washroom)
Phòng (4.1.3) trong đó lắp đặt một hoặc nhiều chậu rửa.
4.3.7. Văn phòng (office)
Không gian (4.1.1) nằm trong một tòa nhà (3.1.3), chủ yếu dùng cho các công tác hành chính hoặc kế toán
4.3.8. Phòng họp (hall / auditorium US)
Phòng (4.1.3) để hội họp
Nghĩa khác: sảnh (hall) (4.4.5)
4.3.9. Hiên/sân thượng (terrace/patio US)
Khu vực nằm ngang kéo dài để người sử dụng, thường có lan can (5.2.66) (5.2.67) bao quanh.
4.3.10. Hiên có mái che (verandah/veranda US/porch US)
Hiên (4.3.9) có mái che, chạy dọc theo một cạnh của tòa nhà (3.1.3).
4.3.11. Hầm/Hố kiểm tra (inspection pit/ test pit US)
Nơi để kiểm tra kết cấu ngầm (5.1.4) và các thiết bị kỹ thuật (5.4.1) khác.
4.3.12. Giếng trời (light well/light shaft US/airshaft US)
Không gian (4.1.1) không có mái, được bao kín các cạnh. Không gian này cung cấp ánh sáng nhiều hơn cho một tầng (4.1.2) của tòa nhà (3.1.3) và có thể để thông gió.
4.3.13. Cửa trời (basement area/window well US)
Không gian (4.1.1) không có mái, nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.23) và ở bên ngoài tòa nhà (3.1.3). Không gian này dùng để cung cấp ánh sáng và không khí tới các phòng (4.1.3) trong tầng hầm (4.2.12).
4.3.14. Lối vào tầng hầm (basement access/areaway US)
Không gian (4.1.1) không có mái, nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.23), dẫn tới các phòng (4.1.3) trong tầng hầm (4.2.12)
4.4. Không gian liên quan đến giao thông và đi lại
4.4.1. Không gian giao thông (circulation space)
Không gian (4.1.1) dành cho việc lưu thông người, hàng hóa và xe cộ.
4.4.2. Lối vào (means of access/access US/egress US)
Lối cho người hoặc xe cộ dùng chung hoặc riêng, dẫn đến hoặc đi vào cửa.
4.4.3. Hành lang (corridor/hall US/passage US)
Không gian giao thông (4.4.1) kín, hẹp, dẫn tới các phòng (4.1.3) và các không gian (4.1.1) khác.
4.4.4. Lối đi (passage/walkway US)
Không gian giao thông (4.4.1) hẹp hai bên xây kín dành cho người đi bộ.
CHÚ THÍCH: Lối đi có thể được che phủ hoặc không.
4.4.5. Sảnh (hall/ entrance hall US/ hallway US/ corridor US/ passage US)
Không gian giao thông (4.4.1) trung tâm để đi vào một hoặc nhiều phòng (4.1.3).
4.4.6. Tiền sảnh (entrance hall/ foyer US/ vestibule US/ lobby US)
Không gian giao thông (4.4.1) lớn, nằm tại lối vào của một tòa nhà (3.1.3).
4.4.7. Hành lang ngoài (access balcony/external corridor US)
Lô gia (4.2.10) hoặc ban công (4.2.9) dẫn tới một số chỗ ở.
CHÚ THÍCH: Đơn vị ở có thể là nhà ở (3.4.2) riêng rẽ hoặc các dạng khác, ví dụ văn phòng (4.3.7).
4.4.8. Lối dành cho người đi bộ (walkway/catwalk US)
Công trình (5.5.6) làm lối đi lên ở bên cạnh tòa nhà
4.4.9. Lối đi phụ (crawlway/crawlspace US)
Không gian (4.1.1) dẫn đến các thiết bị kỹ thuật (5.4.1), chiều cao chỉ đủ để bò vào.
4.4.10. Lối đi kỹ thuật (gangway/catwalk US)
Không gian giao thông (4.4.1) dẫn tới các trang thiết bị (5.5.3), máy móc và các thiết bị khác.
4.4.11. Hào bảo dưỡng (service duct/service space US)
Hào kỹ thuật (5.4.12) cung cấp không gian (4.1.1) hoạt động cho công việc kiểm tra và bảo dưỡng (7.1.40).
4.4.12. Ngăn đệm (air lock)
Không gian (4.1.1) kín có hai cửa (5.3.3) nằm giữa hai môi trường (10.3) có trạng thái không khí khác nhau, cho phép đi từ môi trường này sang môi trường khác mà không làm ảnh hưởng đáng kể tới chúng.
4.4.13. Tiền phòng (lobby/entry foyer US)
Không gian (4.1.1) kín, thường gần lối vào, dẫn tới các phòng (4.1.3) hoặc các không gian khác.
4.4.14. Giếng thang máy (lift well/elevator shaft US)
Không gian (4.1.1) để buồng thang máy (5.4.30) và đối trọng (nếu có) dịch chuyển, được bao quanh bởi đáy giếng, các vách (5.1.7) gần như thẳng đứng và có trần (5.2.17).
4.4.15. Giếng thang (stairwell)
Không gian (4.1.1) bố trí cầu thang (5.5.20) chạy xung quanh.
4.4.16. Lồng thang (stair enclosure)
Các mặt tường (5.1.7) bao quanh cầu thang (5.5.20).
4.4.17. Lối ra (exit)
Điểm xuất phát được chỉ định, từ một tòa nhà (3.1.3).
Nghĩa khác: lối ra – exit (3.3.2)
5. Các bộ phận của tòa nhà và công trình dân dụng
5.1. Các bộ phận kết cấu
5.1.1. Móng (foundation)
Kết cấu (5.5.6) để truyền Iực (9.3.22) xuống đất (6.2.1) nền.
5.1.2. Kết cấu/hệ kết cấu (structure)
Tổ hợp các cấu kiện ghép nối với nhau được thiết kế để tạo nên độ cứng.
Nghĩa khác: kết cấu – structure (3.1.4)
5.1.3. Cấu kiện (structure member)
Một phần của hệ kết cấu (5.1.2) để chịu lực (9.3.22).
5.1.4. Kết cấu ngầm/phần ngầm/công trình ngầm (substructure/foundation US)
Phần kết cấu (5.1.2) có phần lớn hoặc toàn bộ nằm dưới cao độ (9.2.32) của mặt đất (6.2.1) tiếp giáp hoặc ở một cao độ xác định.
5.1.5. Kết cấu phần trên/phần thân công trình (superstructure)
Phần kết cấu (5.1.2) nằm phía trên phần ngầm (5.1.4).
5.1.6. Phần kết cấu thô (carcass/building shell US)
Tòa nhà (3.1.3) đã xây xong phần kết cấu nhưng các phần khác chưa hoàn thiện.
5.1.7. Tường (wall)
Bộ phận công trình (5.5.6) thẳng đứng bao quanh hoặc ngăn chia một không gian (4.1.1), đảm bảo chức năng chịu tải hoặc ngăn giữ.
Nghĩa khác: vách ngăn – wall (5.2.45)
5.1.8. Vòm (arch)
Cấu kiện (5.1.3) cong, bắc qua một khoảng trống hoặc chỗ lõm, được thiết kế để chịu tải trọng (9.3.19) ở giữa các điểm tựa.
5.1.9. Mặt chân vòm (springing)
Mặt phẳng để tựa chân vòm (5.1.8).
5.1.10. Vòm giảm tải (relieving arch)
Vòm (5.1.8) được xây bên trong tường (5.1.7) để giảm tải trọng (9.3.19) từ trên xuống cho phần tường phía dưới vòm.
5.1.11. Cột (column)
Cấu kiện (5.1.3) dạng mảnh, thường thẳng đứng, dùng để truyền lực (9.3.22) chủ yếu là lực nén (9.3.32) xuống chân đế.
5.1.12. Dầm (beam)
Cấu kiện (5.1.3) nằm ngang hoặc gần như nằm ngang, hẹp theo chiều dài (9.2.18), dùng để chịu tải trọng (9.3.19) ở giữa hoặc ngoài điểm tựa.
5.1.13. Dầm giàn (girder)
Dầm chính (5.1.40) lớn đỡ các dầm chính hoặc dầm phụ. Nó là dầm đặc hoặc dầm bao gồm thanh dưới, thanh trên, có hoặc không có phần thân dầm (5.5.94).
5.1.14. Dầm hộp (box girder)
Dầm giàn (5.1.13) mà mặt cắt ngang có cấu trúc lỗ kín, kiểu đơn hoặc đa ngăn.
5.1.15. Dầm tấm (plate girder)
Dầm giàn (5.1.13) có thân (5.5.94) và thanh cánh (5.5.93) được chế tạo từ các tiết diện rời (6.1.7) hoặc các tấm (5.5.17) riêng rẽ.
5.1.16. Dầm (joist)
Một dầm, trong dãy các dầm (5.1.12) song song, thường nằm ngang.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, khi thuật ngữ này thường được dùng để chỉ dầm làm bằng gỗ (6.3.2) có chiều rộng (9.2.16) danh nghĩa không lớn hơn 50 mm, chiều dày (9.2.24) và chiều dài (9.2.18) thay đổi phụ thuộc vào nhịp (9.2.10).
5.1.17. Thanh treo (joist hanger)
Bộ phận bằng kim loại treo giữ hai đầu của dầm (5.1.16) gỗ (6.3.2).
5.1.18. Dầm hẫng (cantilever)
Phần dầm (5.1.12) hoặc bản (5.5.15) kết cấu, vươn ra ngoài điểm tựa cuối của nó.
5.1.19. Dàn (truss)
Khung (5.1.74) giằng tam giác được thiết kế để làm việc như dầm (5.1.12).
5.1.20. Dàn lưới (lattice girder)
Dàn (5.1.19) có các thanh cấu kiện trên và dưới song song hoặc gần song song nhau, và được liên kết bởi các thanh chịu lực chéo của thân dầm (5.5.94).
5.1.21. Giàn (vierendeel truss)
Dàn (5.1.19) có các cấu kiện (5.1.3) thẳng đứng liên kết cứng với thanh trên và thanh dưới.
5.1.22. Thanh chống (strut)
Cấu kiện (5.1.3) chịu lực (9.3.22) dọc trục, làm việc chịu nén (9.3.32).
5.1.23. Thanh giằng (tie/tie rod US)
Cấu kiện (5.1.3) chịu lực (9.3.22) dọc trục, làm việc chịu kéo (9.3.22).
5.1.24. Cấp ứng suất trước (prestressing tendon)
Thanh (6.1.4) thép hoặc một nhóm thanh, dây chịu ứng suất (9.3.25) căng trước để tạo ra ứng suất nén trong bê tông ứng suất trước (6.4.22) hoặc khối xây (5.5.12).
5.1.25. Căng trước (pre-tensioning)
Phương pháp tạo bê tông ứng suất trước (6.4.22) trong đó các dây cáp ứng suất trước (5.1.24) được đặt trong khối bê tông và được giữ căng nhờ các điểm neo cho tới khi bê tông đạt được cường độ yêu cầu.
5.1.26. Thanh giằng gió (windbrace)
Cấu kiện (5.1.3) của hệ giằng gió (5.1.70).
5.1.27. Kết cấu kim loại (structural steelwork)
Cấu kiện (5.1.3) của hệ khung (5.1.74) kim loại.
5.1.28. Kết cấu vỏ (shell construction/dome US)
Kết cấu (5.1.2) dạng bản bê tông (5.1.34) hoặc tấm (5.2.49), mỏng và cong.
5.1.29. Kết cấu đỡ nhờ không khí (air-supported structure)
Kết cấu (5.1.2) tạo bởi màng mỏng, linh hoạt, được neo vào móng (5.1.1) và được đỡ bởi áp suất không khí.
5.1.30. Kết cấu ứng suất vỏ (stressed-skin structure)
Kết cấu (5.1.2) tạo bởi các cấu kiện chịu tải được thiết kế để truyền lực (9.3.22) dọc theo bề mặt và góp phần chịu lực chung với toàn bộ kết cấu đó.
5.1.31. Kết cấu gấp nếp (folded-plate structure)
Kết cấu (5.1.2) mái (5.2.20), mà khả năng chịu lực bản thân của nó có được nhờ cấu kiện bản (5.5.15) có dạng gấp nếp.
5.1.32. Kết cấu không gian (space structure/space frame US)
Kết cấu (5.1.2) có ba chiều chịu lực (9.3.22) áp dụng tại điểm bất kỳ, nghiêng so với góc bất kỳ của bề mặt kết cấu và hoạt động theo hướng bất kỳ.
5.1.33. Bản phẳng (flat slab)
Bản bê tông (5.1.34) không lồi hoặc lõm.
5.1.34. Bản bê tông (concrete slab)
Kết cấu (5.1.2) bê tông (6.4.15) nằm ngang hoặc gần ngang, có diện tích lớn so với chiều dày (9.2.24) của nó.
5.1.35. Bản sàn (floor slab)
Bản (5.5.15) có diện tích lớn, có chức năng làm việc như kết cấu sàn (5.2.10).
5.1.36. Sàn cứng (solid floor)
Sàn (5.2.10) gồm bản sàn (5.1.35) không có lỗ hổng hoặc phần rỗng được bít kín.
5.1.37. Sân thượng (deck)
Sàn ở trên cao, không bị quây kín và không có mái (5.2.20).
5.1.38. Sàn cầu (deck)
Sàn (5.2.10) hoặc sàn phụ của một cây cầu (3.3.19).
5.1.39. Dầm liên tục (continuous beam)
Dầm (5.1.12) bắc qua ba gối tựa hoặc nhiều hơn.
5.1.40. Dầm chính (main beam/girder US)
Dầm (5.1.12) đỡ các dầm khác nhưng bản thân không được đỡ bởi dầm khác.
5.1.41. Dầm phụ (secondary beam)
Dầm (5.1.12) truyền tải trọng (9.3.19) tới dầm chính (5.1.40) tại một hoặc hai đầu.
5.1.42. Dầm giàn (trussed beam)
Dầm (5.1.12) được tăng cường độ cứng nhờ hệ giằng (5.1.68) tam giác.
5.1.43. Dầm đặt nổi (upstand beam)
Dầm (5.1.12) nhô lên khỏi bản sàn (5.5.15).
5.1.44. Dầm đỡ (downstand beam)
Dầm (5.1.12) nhô xuống phía dưới bản sàn (5.5.15), vào một không gian (4.1.1).
5.1.45. Dầm phân bố (spreader beam)
Dầm (5.1.12) được thiết kế để phân bố tải trọng (9.3.19) tập trung.
5.1.46. Cầu phong (rafter)
Cấu kiện (5.1.3) nằm nghiêng, thường được bố trí thành một dãy để đỡ lớp mái (5.2.21) của mái dốc (5.2.23).
5.1.47. Rui/mè (purlin)
Dầm (5.1.12) song song với mái chìa (5.2.37) dùng làm vật trung gian đỡ cầu phong (5.1.46) hoặc lớp mái (5.2.21)
5.1.48. Bản đỡ (plate)
Tiết diện (6.1.7) dùng để đỡ các thành phần khác.
Nghĩa khác: Tấm kim loại – plate (5.5.17).
5.1.49. Dàn mái (roof truss)
Khung phẳng (5.1.75) tam giác, thường bố trí thành dãy để đỡ mái (5.2.20).
5.1.50. Kèo dàn (trussed rafter)
Dàn mái (5.1.49) bao gồm các cầu phong (5.1.46), các cấu kiện có cùng chiều dày (9.2.24) và nằm trong cùng một mặt phẳng, để cùng chịu tải trọng (9.3.19).
5.1.51. Cột thép/cọc thép (stanchion)
Cột (5.1.11) kim loại làm việc như một trụ đỡ (5.1.56) trong hệ thống lan can bảo vệ.
5.1.52. Cột ngắn (short column)
Cột (5.1.11) ngắn đến mức không cần tính độ oằn khi thiết kế.
5.1.53. Cột mảnh (slender column)
Cột (5.1.11) có chiều dài đủ lớn để tính đến độ oằn khi thiết kế.
5.1.54. Trụ (pier/pillar US)
Cấu kiện (5.1.3) thẳng đứng, cấu trúc đặc có tác động truyền xuống đế các lực nén (9.3.22) tác dụng lên nó
Nghĩa khác: Cầu tàu (pier) (3.3.71).
5.1.55. Trụ/trụ tường/cột vách (stud)
Một trong một loạt các cấu kiện thẳng đứng (5.1.3) nằm trong tường ngăn (5.2.45), hoặc cấu kiện thẳng đứng nằm trong tường chịu lực (5.1.7).
5.1.56. Trụ (post)
Cấu kiện nhẹ thẳng đứng để đỡ.
5.1.57. Trụ bổ tường (attached pier/pilaster US)
Phần thuộc kết cấu tường (5.1.7) mà tiết diện có chiều dày tăng lên, ở các vị trí dọc tường.
5.1.58. Trụ cầu (brigde pier)
Phần trụ đỡ trung gian của cầu (3.3.19).
5.1.59. Trụ liền tường (pilaster)
Cột (5.1.11) hoặc trụ (5.1.54) hình chữ nhật hẹp, gắn toàn bộ vào bề mặt tường (5.1.7).
5.1.60. Lanh tô tường (wall plate/top plate US)
Cấu kiện (5.1.3) dọc theo đỉnh tường (5.1.7) hoặc được xây vào bên trong chiều dài (9.2.18) tường để phân bố lực (9.3.32) truyền đến từ dầm nhỏ (5.1.16), cầu phong (5.1.46) hoặc dầm mái (5.1.49).
5.1.61. Bệ đỡ khối xây (padstone)
Đơn vị khối xây (6.4.48) được kết hợp với kết cấu (5.1.2) để phân phối tải trọng (9.3.19) tập trung.
5.1.62. Mố (abutment/buttress US)
Kết cấu (5.5.6) chịu lực xô ngang và tải trọng (9.3.19) thẳng đứng thường truyền đến từ vòm (5.1.8) hoặc cầu (3.3.19).
5.1.63. Mố cầu (bridge abutment)
Mố (5.1.62) dùng làm gối tựa cuối cùng của cầu (3.3.19)
5.1.64. Tường chống (buttress)
Bộ phận công trình (5.5.6) nhô ra từ một phần của tường (3.1.3) hoặc xây tựa vào mặt tường để chống lại lực xô ngang.
5.1.65. Vách cứng/tường chịu cắt (shear wall/shearwall US/diaphragm wall US)
Tường (5.1.7) chịu lực (9.3.22) bên tác động lên mặt phẳng của nó.
5.1.66. Tường chịu lực (spine wall/bearing wall US)
Tường (5.1.7) trong nhà, chịu lực, nằm song song với trục chính của tòa nhà (3.1.3).
5.1.67. Tường chắn (diaphragm wall)
Tường (5.1.7) gồm hai tấm tường (5.2.53) tách nhau bởi một khoang rỗng, được liên kết khung bởi các thân dầm (5.5.94) thẳng đứng.
Nghĩa khác: tường chắn (diaphragm wall) (3.2.17)
5.1.68. Hệ giằng (bracing)
Hệ thống cấu kiện (5.1.3) xiên, làm việc chịu nén (9.3.32) hoặc chịu kéo, và làm tăng độ cứng của kết cấu (5.1.2).
5.1.69. Hệ giằng xương cá (herring-bone bracing/bridging US)
Cấu kiện (5.1.3) nhỏ đặt cắt chéo nhau ở phần giữa điểm đầu và cuối của các dầm (5.1.16) liền kề hoặc của các cấu kiện khác, để chống lại sự mất ổn định và cho phép phân bố tải trọng (9.3.19).
5.1.70. Hệ giằng gió (wind bracing)
Hệ giằng (5.1.68) được thiết kế để chống lại lực (9.3.22) của gió.
5.1.71. Cột chống/cọc (shore)
Thanh chống (5.1.22) chịu lực tạm thời của đất hoặc của một phần của kết cấu (5.1.2).
5.1.72. Cọc cừ (sheet piling)
Cấu kiện thẳng đứng được đóng sâu vào nền đất (6.2.2) thành một dãy liên tục, thường để chịu áp lực bên.
5.1.73. Cọc cừ thép (steel sheet pile)
Cọc (5.1.79) thép cài vào nhau để chịu áp lực bên.
5.1.74. Khung (frame)
Kết cấu (5.1.2) chủ yếu gồm các cấu kiện (5.1.3) thẳng hoặc cong.
Nghĩa khác: Khuôn cửa (5.3.20).
5.1.75. Khung phẳng (plane frame)
Khung (5.1.74) trong 1 mặt phẳng đơn.
5.1.76. Khung dạng bệ (portal frame)
Khung (5.1.74) tạo bởi hai cột (5.1.11) liên kết cứng bởi một dầm (5.1.12) vượt ngang qua đầu cột.
5.1.77. Dàn không gian (space frame/ three-dimensional truss US)
Tổ hợp (5.5.5) không gian 3 chiều của các cấu kiện (6.1.3), để vượt qua khẩu độ lớn.
5.1.78. Neo đất (ground anchorage/tie-down US)
Thiết bị (5.4.3) có khả năng truyền các lực (9.3.22) căng và các lực ở trạng thái cắt (9.3.35), xuống lớp đất chịu lực.
5.1.79. Cọc (pile)
Cấu kiện (5.1.3) mảnh, chủ yếu ở dưới đất dùng để truyền lực (9.3.22) xuống các lớp chịu lực ở dưới nền đất (6.2.1).
5.1.80. Cọc khoan nhồi (bored cast-in-place pile)
Cọc (5.1.79) khoan, được tạo ra nhờ thực hiện công tác đất (7.1.6) liên tục hoặc không liên tục và tại đó, lỗ khoan được lấp dần bằng bê tông (6.4.15).
5.1.81. Cọc đóng (driven pile)
Cọc (5.1.79) đóng xuống nền đất (6.2.1) bằng búa, áp lực rung hoặc tĩnh, và thay thế đất (6.2.2).
5.1.82. Cọc chống (end bearing pile)
Cọc (5.1.79) truyền lực (9.3.22) xuống nền đất (6.2.1) chủ yếu nhờ lực nén (9.3.22) xuống chân cọc.
5.1.83. Cọc ma sát (friction pile)
Cọc (5.1.79) truyền lực (9.3.22) xuống nền đất (6.2.1) chủ yếu nhờ lực ma sát giữa bề mặt cọc và lớp đất liền kề.
5.1.84. Mũ cọc (pite cap)
Bộ phận công trình (5.5.6) nằm trên đầu của một hoặc nhiều cọc (5.1.79), truyền lực (9.3.22) từ kết cấu (5.1.2) tới các cọc đó.
5.1.85. Chân/bệ (footing)
Bộ phận công trình (5.5.6) dạng bậc giúp phân bố tải trọng (9.3.19) tại chân tường (5.1.7) hoặc cột (5.1.11).
5.1.86. Móng bè (raft foundation/slab foundation US/ floating foundation US)
Móng (5.1.1) có dạng kết cấu bản bê tông (5.1.34) liền khối, mở rộng ra khắp phần đế của kết cấu (5.1.2).
CHÚ THÍCH: Móng bè đôi khi vượt ra khỏi phạm vi đế của kết cấu
5.1.87. Móng băng (strip foundation)
Móng (5.1.1) dài, hẹp thường nằm ngang.
5.1.88. Móng cọc (piled foundation/pile foundation US)
Móng (5.1.1) được tạo thành từ một hoặc nhiều cọc (5.1.79).
5.1.89. Giếng chìm (caisson)
Kết cấu (5.1.2) rỗng, có tường (5.1.7) chắc chắn, không thấm nước, bao gồm một hoặc nhiều lỗ nhỏ, đặt chìm dưới nền đất (6.2.1) hoặc nước, để tạo thành lớp vỏ bền vững cho một móng (5.1.1) sâu.
5.1.90. Giếng chìm hở (open caisson)
Giếng chìm (5.1.89) hở ở cả hai đầu trên dưới.
5.1.91.
. . . . .
Móng (5.1.1) được đổ trong hố đào (3.2.2) của giếng (3.2.13)
5.1.92. Ống chịu lực (structural hollow section/ tubular column US/ lally column US)
Ống (6.1.8) dùng làm kết cấu
5.1.93. Thanh thép cán (rolled-steel section)
Sản phẩm (6.1.2) thép được sản xuất bằng cách cán.
5.1.94. Tiết diện chữ T (T-section)
Cấu kiện có mặt cắt ngang giống chữ T và có cánh (5.5.93) bằng nhau.
5.1.95. Tiết diện chữ I (l-section)
Cấu kiện có mặt cắt ngang giống chữ I.
5.1.96. Thép góc (angle)
Cấu kiện có mặt cắt ngang giống chữ L, mà chiều rộng (9.2.16) các cạnh có thể đều hoặc không đều nhau.
5.1.97. Tiết diện thép máng (channel section)
Cấu kiện có mặt cắt ngang giống chữ C.
5.1.98. Tiết diện chữ H (H-section)
Cấu kiện có mặt cắt ngang giống chữ H.
5.1.99. Dầm thép cán nhỏ (rolled-steel joist (RSL))
Thanh thép cán (5.1.93) có mặt cắt ngang giống chữ I, nhưng có chiều dày (9.2.24) của cánh (5.5.93) thuôn lại và dầy hơn ở phần thân (5.5.94).
5.1.100. Sự ghép mạch (bonding/running bond US/common bond US)
Sự sắp xếp của các đơn vị khối xây (6.4.48) sao cho các điểm nối (5.5.31) thẳng đứng của một hàng không trùng với những điểm nối của các hàng nằm ngay trên và dưới nó
Nghĩa khác: dính kết (bonding) (9.3.7)
5.2. Các bộ phận ngăn chia và bao che
5.2.1. Vật liệu chèn lấp/vật bịt/vật che kín (infill)
Tổ hợp (5.5.5) của các sản phẩm (6.1.2) dạng đơn chất hoặc composít, dùng để chèn vào khe hở hoặc khoảng trống (5.3.1), hoặc dùng để tạo nên mặt ngoài nhà (5.2.43).
5.2.2. Lớp lót/lớp phủ (lining)
Lớp phủ ngoài, khô dùng cho mọi bề mặt bên trong một tòa nhà (3.1.3).
5.2.3. Tấm ốp (boarding)
Tấm (6.1.11) gỗ (6.3.2) dùng để làm lớp hoàn thiện [ví dụ: cho sàn nhà (5.2.10) hoặc tường (5.1.7)].
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, ván gỗ là thuật ngữ dùng để chỉ lớp ốp (5.2.42) tường (5.1.7) ngoài và ván sàn là thuật ngữ để chỉ tấm ốp của lớp sàn (5.2.12).
5.2.4. Gờ cửa đi/gờ chắn nước mưa (weatherboard/weathermould AU)
Cấu kiện được đúc lồi lên và để gắn vào đường ray dưới của cửa đi (5.3.3) bên ngoài, để ngăn cho nước không vào bên trong tại bậu cửa (5.3.45) hoặc ngưỡng cửa.
5.2.5. Lớp ngăn hơi nước (vapour control layer/vapour barrier AU/vapour barrier US)
Lớp vật liệu (6.1.1) dùng để hạn chế sự truyền hơi nước.
5.2.6. Viên ép lát/viên lợp ngói (tile)
Cấu kiện (6.1.3) nhỏ, mỏng phẳng hoặc được định hình, được dùng để tạo lớp che phủ.
5.2.7. Lưới chắn (grating)
Lưới (5.2.51) thoáng, đặt tại phần lỗ trống (5.3.1) của tường (5.1.7), sàn nhà (5.2.10) hoặc vỉa hè (3.3.17).
5.2.8. Lưới chắn/phên (grille)
Lưới (5.2.51) thoáng, để phân chia không gian (4.1.1), hoặc đặt lên phần lỗ trống (5.3.1) tương đối lớn trên tường (5.1.7) hoặc trần nhà (5.2.17).
5.2.9. Thanh chắn/rào chắn (barrier)
Kết cấu (3.1.4) (5.1.2) hoặc bộ phận công trình (5.5.6) để bảo vệ hoặc ngăn cản chuyển động.
5.2.10. Sàn (floor)
Bộ phận công trình (5.5.6) dạng bản nằm ngang, dùng làm bề mặt dưới cùng của mọi không gian (4.1.1) trong một tòa nhà (3.1.3).
5.2.11. Sàn hở/sàn để lộ (open floor/exposed floor US)
Sàn (5.2.10) không có trần (5.2.17) che phần phía dưới của nó.
5.2.12. Lớp phủ sàn (flooring)
Lớp trên cùng của sàn (5.2.10), được dùng như một lớp chịu mài mòn.
5.2.13. Lớp lót sàn (underlay/underlayment US)
Sản phẩm (6.1.2) hoặc bộ phận (6.1.3), thường ở dạng tấm (6.1.9) mỏng, được đặt bên dưới lớp phủ sàn (5.2.12).
5.2.14. Lát khối bê tông (concrete block paving)
Việc tạo bề mặt trong đó các khối (6.1.6) bê tông ứng suất trước (6.4.21) hình chữ nhật được xếp theo một kiểu mẫu.
5.2.15. Sàn nổi (floating floor)
Bộ phận công trình (5.5.6), bao gồm các lớp trên sàn (5.2.10) được đặt trên một lớp đỡ hay các gối tựa đàn hồi để cách âm hoặc chống các chấn động hoặc cả hai.
5.2.16. Sàn treo (suspended floor/raised floor US/free-access floor US)
Sàn (5.2.10) đặt trên các gối tựa.
5.2.17. Trần (ceiling)
Bộ phận công trình (5.5.6) che phần mặt dưới của sàn (5.2.10) hoặc mái (5.2.20), tạo ra một không gian (4.1.1) kín phía trên bề mặt của nó, để giấu các cấu kiện (5.1.3) hoặc hệ thống điện và máy móc.
5.2.18. Trần giả/trần treo (false ceiling/suspended ceiling US/dropped ceiling US)
Trần (5.2.17) dùng để giảm bớt chiều cao (9.2.20) của một không gian (4.1.1) hoặc để tạo ra không gian cho các hệ thống kỹ thuật (5.4.1).
5.2.19. Trần treo (suspended ceiling/dropped ceiling US)
Trần (5.2.17) được treo cách sàn (5.2.10) hoặc mái (5.2.20) bên trên nó một khoảng nào đó.
5.2.20. Mái (roof)
Bộ phận công trình (5.5.6) che phủ phía trên cho một tòa nhà (3.1.3).
5.2.21. Vật liệu lợp mái (roofing)
Lớp trên cùng hoặc các lớp của mái (5.2.20) tạo ra một bề mặt che mưa gió.
5.2.22. Mái bằng (flat roof)
Mái (5.2.20) nằm ngang hoặc có độ dốc (9.2.30) nhỏ hơn hoặc bằng 10°.
5.2.23. Mái dốc (pitche roof)
Mái (5.2.20) có độ dốc (9.2.30) lớn hơn 10° (xấp xỉ 15%).
5.2.24. Mái dốc một phía (monopitch roof/shed roof US)
Mái dốc (5.2.23) chỉ có một mặt phẳng mái.
5.2.25. Bán mái (lean- to roof)
Mái dốc một phía (5.2.24) có cạnh cao hơn tì vào và được đỡ bởi các tường (5.1.7) cao hơn cao độ (9.2.32) của mái (5.2.20), hoặc mái được đỡ bởi các cấu kiện (5.1.3) bên cạnh hoặc liền vào tường.
5.2.26. Mái vòm (shell roof/domed roof US)
Mái (5.2.20) có dạng kết cấu bản (5.5.15), mỏng và cong.
5.2.27. Mái măng sác (mansard roof)
Mái dốc (5.2.23) có hai mặt dốc ở hai bên đỉnh mái (5.2.39) và bắt đầu từ đỉnh mái xuống đến mép mái (5.2.37).
5.2.28. Mái đầu hồi (gable roof)
Mái dốc (5.2.23) kết thúc phần công trình tại một hoặc hai đầu giống như tường đầu hồi (5.2.64).
5.2.29. Mái có bờ (hipped roof/hip roof US)
Mái dốc (5.2.23) có phần kết ở đường xống mái (5.2.38) tại một hoặc hai đầu.
5.2.30. Mái răng cưa (sawtooth roof)
Một hàng mái dốc (5.2.23), trong đó mỗi mái có một mặt phẳng dốc sâu hơn được lắp kính một phần hoặc toàn bộ.
5.2.31. Mái chống lạnh (cold roof)
Mái (5.2.20) có lớp cách nhiệt tại cao độ (9.2.32) của trần (5.2.17) và có lỗ thông hơi giữa lớp cách nhiệt và lớp mái (5.2.21).
5.2.32. Mái chống nóng (warm roof)
Mái (5.2.20) có lớp cách nhiệt nằm ngay lớp che mưa nắng và dưới lớp cách nhiệt, là một lớp ngăn hơi nước (5.2.5).
5.2.33. Mái cách nhiệt (inverted roof/built-up roof US)
Mái (5.2.20) có lớp vật liệu cách nhiệt (6.4.32) được đặt bên trên lớp phủ không thấm nước.
5.2.34. Mái hở/mái không trần (open roof/exposed roof US/cathedral ceiling US)
Mái (5.2.20) không có trần (5.2.17) gắn hoặc treo vào nó.
5.2.35. Mái đua (canopy)
Lớp che phủ giống như mái, thường đua bên trên và đưa ra ngoài tại lối vào, cửa sổ (5.3.5) hoặc dọc theo cạnh tường (5.1.7).
5.2.36. Diềm nóc đầu hồi (barge board/fascia board US)
Ván gỗ được gắn dọc theo cạnh trên của tường đầu hồi (5.2.64).
5.2.37. Mái chìa (aves/ave US)
Bờ thấp của mái dốc (5.2.23) hoặc mép cạnh của mái bằng (5.2.22).
5.2.38. Đường sống mái (hip)
Giao tuyến nằm nghiêng của hai mặt dốc của một mái dốc (5.2.23) tạo thành một góc lồi ra ngoài.
5.2.39. Nóc mái/đỉnh mái (ridge)
Điểm giao nhau tại đỉnh của hai mặt dốc của một mái dốc (5.2.23), tạo thành đỉnh của mái (5.2.20).
5.2.40. Khe mái/xối mái (valley)
Giao tuyến nghiêng của hai mặt dốc của một mái dốc (5.2.23) tạo ra một góc lõm vào.
5.2.41. Bờ mái/rìa mái (verge)
Cạnh dốc của mái dốc (5.2.23).
Nghĩa khác: Lề đường (verge) (3.3.48).
5.2.42. Lớp ốp (cladding/siding US)
Lớp phủ bên ngoài của kết cấu (5.1.2), không chịu lực, thẳng đứng và thường dùng để bảo vệ (9.3.87).
5.2.43. Mặt ngoài nhà (façade)
Bề mặt ngoài của tường (5.1.7) bao của một tòa nhà (3.1.3), thường không chịu lực, có thể bao gồm tường treo (5.2.54), lớp ốp (5.2.42) hoặc các lớp hoàn thiện (5.5.2) ngoài khác.
5.2.44. Lớp ván che (weatherboarding/clapboard US)
Lớp ốp (5.2.42) được cố định cơ học, gồm các tấm ốp (5.2.3) xếp gối lên nhau hoặc ghép nằm ngang bằng đường soi.
5.2.45. Vách ngăn (partition)
Bộ phận công trình (5.5.6) trong nhà, thẳng đứng, không chịu lực dùng để ngăn chia không gian (4.1.1).
Nghĩa khác: Tường (5.1.7).
5.2.46. Vách ngăn dạng khung (framed partition)
Vách ngăn (5.2.45) gồm một khung phẳng (5.1.75) chịu lực thường xuyên có các lớp phủ bề mặt hoặc vật liệu chèn lấp (5.2.1).
5.2.47. Tường trụ kép (double stud wall/staggered stud wall US)
Tường (5.1.7) có hai dãy trụ tường (5.1.55) chạy song song.
CHÚ THÍCH: Ở Mỹ, double stud wall là tường (5.1.7) có hai hàng trụ (5.1.55) song song đặt trên các tấm bậu cửa (5.3.46) riêng rẽ, trong khi staggered stud wall là tường có hai hàng trụ đơn song song đặt trên một tấm kê chung.
5.2.48. Tấm tường khung gỗ (timber frame wall panel)
Đơn vị tường (5.1.7) gồm một khung (5.1.74) có các cấu kiện (5.1.3) bằng gỗ (6.3.2), được bọc ít nhất một mặt bằng tấm gỗ ép (6.3.26) hoặc dạng tấm khác (6.1.9).
5.2.49. Panen/tấm ván (panel)
Vật liệu che kín (5.2.1) làm bằng tấm gỗ ép (6.3.26) gắn trong khung (5.1.74).
5.2.50. Màn chắn (screen/dwarf wall US)
Vách ngăn (5.2.45), đôi khi tự đỡ bản thân, có thể không hết từ sàn (5.2.10) tới trần (5.2.17). Nó phần nào giúp ngăn cách về tầm nhìn hoặc để bảo vệ, hoặc cả hai.
Nghĩa khác: Sàng (screen) (7.3.18)
5.2.51. Màn ngăn (screen)
Bộ phận công trình (5.5.6) thẳng đứng, không chịu lực, giúp phần nào ngăn cách về tầm nhìn hoặc để bảo vệ khỏi tiếng ồn, gió, hơi ga thoát ra, hoặc cả hai.
Nghĩa khác: Sàng (screen) (7.3.18)
5.2.52. Tường rỗng (cavity wall)
Tường (5.1.7) có hai phần, hai tường đơn (5.2.53), song song, liên kết chắc chắn với nhau và giữa chúng có khoảng hở.
5.2.53. Tấm tường/tường đơn (leaf/leave US/vertical wall segment US)
Một trong hai tường (5.1.7) song song được liên kết chắc chắn với nhau.
5.2.54. Tường treo (curtain wall)
Tường (5.1.7) không chịu lực, nằm ngoài và bao quanh một tòa nhà (3.1.3).
5.2.55. Tường đầu hồi (gable wall)
Tường (5.1.7) mà đầu hồi (5.2.64) là một phần của nó.
5.2.56. Tường ngoài dạng tấm (external panel wall)
Phần tường (5.1.7) ngoài nhà dùng làm vật bịt (5.2.1) giữa các cấu kiện (5.1.3).
5.2.57. Tường phân chia/tường ngăn (separating wall)
Tường (5.1.7) dùng để phân chia các tòa nhà (3.1.3) liên kế.
5.2.58. Tường chung (party wall)
Tường ngăn (5.2.57) giữa hai tòa nhà (3.1.3) của hai chủ sở hữu khác nhau.
5.2.59. Tường ngăn cháy (firewall)
Tường ngăn (5.2.57) cản trở lửa cháy lan từ nhà (3.1.3) này sang nhà bên cạnh.
5.2.60. Tường kê (sleeper wall)
Tường (5.1.7) thấp, chịu lực, dùng làm vật trung gian đỡ trần treo (5.2.16) từ cao độ mặt đất (9.2.33).
5.2.61. Tường chắn mái /tường chắn (parapet)
Bộ phận công trình (5.5.6), bao quanh một bề mặt ở trên cao, ví dụ mái (5.2.20), ban công (4.2.9), lô gia (4.2.10), sân thượng (4.3.9), cầu (3.3.19) hoặc đê (3.2.3).
5.2.62. Vách kiểu dàn (trussed partition)
Vách ngăn kiểu khung (5.2.46), được thiết kế như một dàn (5.1.19), vượt qua các gối tựa. Nó chịu khối lượng bản thân và bất kỳ tải trọng (9.3.19) nào truyền xuống từ sàn (5.2.10).
5.2.63. Bệ cửa sổ (apron)
Phần tường (5.1.7) dưới cửa sổ (5.3.5).
5.2.64. Đầu hồi (gable)
Phần tường (5.1.7) nằm trên cao độ (9.2.32) của mép mái (5.2.37), khép kín phần cuối của không gian (4.1.1) nằm dưới mái dốc (5.2.23).
5.2.65. Lan can bảo vệ (guarding/guard US/guardrail system US)
Thanh chắn (5.2.9) dùng để ngăn cản, dừng hoặc chỉ dẫn người, hoặc để bảo vệ khỏi rơi ngã một cách ngẫu nhiên từ cao độ (9.2.32) này xuống cao độ khác.
5.2.66. Tường chắn (balustrade)
Thanh chắn (5.2.9) bảo vệ được tạo bởi một dãy các bộ phận cấu kiện nặng, thẳng đứng được giằng với nhau bởi mũ tường (5.2.72).
5.2.67. Lan can bảo vệ (balustrade)
Thanh chắn (5.2.9) bảo vệ được tạo bởi một dãy bộ phận nhẹ thẳng đứng, bên trên giằng với nhau bằng tay vịn (5.2.73).
5.2.68. Lan can/chấn song (baluster/post US)
Cấu kiện (6.1.3) thẳng đứng khác với trụ (5.2.69) lan can bảo vệ (5.2.67).
5.2.69. Trụ lan can (die/baluster US/picket US)
Trụ (5.1.56) giữa đặc của tường chắn (5.2.66) hoặc lan can bảo vệ (5.2.67).
5.2.70. Trụ cầu thang (newel)
Trụ (5.1.56) đỡ một hoặc nhiều cốn thang (5.5.27) hoặc tay vịn (5.2.73) tại mép bậc (5.5.22) cầu thang (5.5.20).
5.2.71. Trụ giữa (half newel)
Trụ cầu thang (5.2.70) có chiều dày (9.2.24) giảm, được gắn vào tường (5.1.7) tại điểm kết thúc của tường bảo vệ (5.2.66) hoặc lan can bảo vệ (5.2.67).
5.2.72. Mũ tường/mái tường (coping/cap US)
Bộ phận công trình (5.5.6) bảo vệ phần đỉnh của tường (5.1.7), tường chắn (5.2.66) hoặc lan can (5.2.61) và che cho phần phía dưới không bị nước mưa chảy vào.
5.2.73. Tay vịn (handrail)
Thành phần nằm ngang, xiên hoặc thẳng đứng, thường nắm được bằng tay để dẫn hướng hoặc đỡ.
5.2.74. Lớp vữa hoàn thiện (pargeting/parching US)
Lớp áo (6.4.36) trang trí bằng vữa trát.
5.2.75. Giằng tường/liên kết tường đơn (wall tie)
Bộ phận (6.1.3) liên kết các tường đơn (5.2.53) của một tường rỗng (5.2.52).
5.2.76. Tay vịn (grab rail/grab bar US)
Tay vịn (5.2.73) được thiết kế để đỡ và giúp truyền tải trọng cơ thể. Nó thường được lắp ở vị trí gần vòi hoa sen, bồn tắm, bệ xí (5.1.9) và chậu rửa trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh (4.3.4).
5.3. Cửa và các bộ phận liên quan
5.3.1. Khoảng trống/lỗ hở/lỗ mở/ô cửa (opening)
Lỗ trống trong một bộ phận nhà (5.5.4).
5.3.2. Lối cửa đi (doorway)
Lối đi vào một không gian (4.1.1) được mở ra hoặc đóng lại bởi cửa đi (5.3.3)
5.3.3. Cửa đi (door)
Bộ phận công trình (5.5.6) để đóng kín một khoảng trống (5.3.1), chủ yếu dùng để đi ra hoặc đi vào hoặc cả hai.
5.3.4. Cửa sập (hatch)
Ô cửa (5.3.1) có khả năng hạn chế lối vào.
5.3.5. Cửa sổ (window)
Bộ phận công trình (5.5.6) dùng để đóng kín một khoảng trống (5.3.1) thẳng đứng, hoặc gần như thẳng đứng nằm trên tường (5.1.7) hoặc mái dốc (5.2.23), cho phép ánh sáng đi vào và có thể thông gió.
5.3.6. Lỗ sáng/tấm lấy sáng (light/lite US)
Ô kính riêng lẻ của cửa sổ (5.3.5) hoặc cửa đi (5.3.3).
5.3.7. Cửa sổ dạng lồi (bay window)
Bộ phận công trình (5.5.6) có cạnh thanh đứng nhô ra ngoài bề mặt của tòa nhà (3.1.3), và có một hoặc nhiều cửa sổ (5.3.5).
5.3.8. Cửa sổ cuốn lồi (bow window)
Bộ phận công trình (5.5.6) dạng cong, nhô ra ngoài bề mặt của tòa nhà (3.1.3), và có một hoặc một vài cửa sổ (5.3.5).
5.3.9. Cửa sổ mái (dormer window)
Bộ phận công trình (5.5.6) gồm cửa sổ (5.3.5) nhô lên từ bề mặt dốc của mái dốc (5.2.23).
5.3.10. Cửa sổ nóc vòm/cửa sổ đỉnh tường (clerestory window)
Cửa sổ (5.3.5) ở phần cao của tường (5.1.7), phía trên phần tiếp giáp với mái (5.2.20).
5.3.11. Cửa trời (lantern light)
Bộ phận công trình (5.5.6) nhô lên, có lắp kính (6.1.20) ở các cạnh bên trên mặt phẳng của mái bằng (5.2.22) hoặc bên trên nóc (5.2.39) mái dốc (5.2.23).
5.3.12. Cửa sổ chìa (oriel window/bay window US)
Cửa sổ (5.3.5) nhô ra khỏi mặt nhà (3.1.3) được đỡ bởi bởi công xôn (5.5.52) hoặc dầm hẫng (5.1.18).
5.3.13. Cửa lấy sáng/cửa mái (rooflight/skylight US)
Bộ phận công trình (5.5.6) che một ô cửa (5.3.1) ở mái bằng (5.2.22) hoặc mái dốc (5.2.23) có độ dốc nhỏ, chủ yếu để lấy sáng. Nó gồm một khung (5.3.20) và được lắp kính (6.1.20).
5.3.14. Cửa mái/cửa trời (roof window/skylight US)
Bộ phận công trình (5.5.6) che một ô cửa (5.3.1) ở mái dốc (5.2.23) cho phép ánh sáng chiếu vào và có thể thông gió.
5.3.15.
. . . . .
Bộ phận công trình (5.5.6) che một ô cửa (5.3.1) ở mái (5.2.20), gồm một khung (5.3.20) có lắp kính (6.1.20), chủ yếu dùng để lấy sáng.
5.3.16. Ô lấy sáng phía trên cửa ra vào (fanlight)
Cửa sổ (5.3.5) bên trên cửa đi (5.3.3) hoặc ô lấy sáng (5.3.6), và chúng nằm trong cùng một khuôn cửa (5.3.20).
5.3.17. Cửa sổ trong nhà (borrowed light)
Cửa sổ (5.3.5) ở một bức tường (5.1.7) trong nhà hoặc ở vách ngăn (5.2.45).
5.3.18. Cửa lấy sáng (layligh/sky US)
Cửa kính (6.1.20) nằm ngang, nằm ở phần trần (5.2.17) dưới cửa mái (5.3.14), để lấy sáng.
5.3.19. Cửa ống khói (fireplace mantel)
Khung (5.3.20) nhô ra khỏi ống khói (5.3.39).
5.3.20. Khuôn cửa (frame/casing US)
Khung bao quanh cửa đi (5.3.3) hoặc cửa sổ (5.3.5) hoặc các ô cửa (5.3.1) khác.
Nghĩa khác: Khung (5.1.74)
5.3.21. Khuôn cửa đi (door frame)
Khuôn cửa (5.3.20) trong đó lắp cửa đi (5.3.3).
5.3.22. Khuôn cửa sổ (window frame/window casing US)
Khuôn cửa (5.3.20) trong đó lắp cửa sổ (5.3.5).
5.3.23. Đố đứng/thanh song (mullion)
Thanh đứng trên ô cửa (5.3.1) hoặc khuôn cửa (5.3.20), phân chia các ô sáng (5.3.6).
5.3.24. Đố ngang (transom/mutin US)
Thanh ngang chia ô cửa (5.3.1) hoặc khuôn cửa (5.3.20) của cửa sổ (5.3.5) hoặc cửa đi (5.3.3).
5.3.25. Khung cánh cửa (casement)
Bộ phận (6.1.3) có thể khóa vào và chuyển động được của cửa sổ (5.3.5). Chuyển động này được đặc trưng bởi liên kết quay với khuôn cửa (5.3.20), hoặc có thể cũng là dạng chuyển động trượt.
5.3.26. Cửa chớp (shutter)
Bộ phận (6.1.3) di động được lắp ở ô cửa (5.3.1) hoặc hào kỹ thuật (5.4.12) để tạo thành rào chắn (5.2.9) vì mục đích an toàn hoặc để điều khiển đường truyền của ánh sáng, nhiệt hoặc làm chậm sự lan truyền lửa, khói hoặc khí gas.
5.3.27. Thiết bị che chắn nắng (sunbreaker/sunshade US)
Thiết bị gắn bên ngoài tòa nhà (3.1.3), để giảm nhiệt lượng mặt trời truyền vào.
5.3.28. Bộ lá chớp (louvre/louver US)
Sự sắp xếp gối nhau và song song của các mảnh (6.1.11) trên cửa đi (5.3.3), cửa sổ (5.3.5) hoặc các ô cửa (5.3.1) khác, được đặt cách nhau cho ánh sáng, không khí truyền vào nhà hoặc cả hai và có thể điều chỉnh.
5.3.29. Dầm dọc cửa (jamb)
Phần thẳng đứng của tường (5.1.7) tại một ô cửa (5.3.1).
5.3.30. Thanh dọc khung cửa (jamb)
Phần biên thẳng đứng của một khuôn cửa (5.3.20) hoặc lớp trát diềm cửa (5.3.31).
5.3.31. Diềm cửa (opening lining)
Lớp trát (5.2.2) của một ô cửa (5.3.1).
5.3.32. Mặt cạnh (reveal)
Phần lui vào của bề mặt cửa thẳng đứng hoặc bề mặt trong của dầm dọc cửa (5.3.29).
5.3.33. Lanh tô cửa (lintel/header US)
Dầm (5.1.12) chịu tải trọng (9.3.19) ở phía trên ô cửa (5.3.1).
5.3.34. Ống khói (chimney)
Bộ phận công trình (5.5.6) chứa một hoặc nhiều ống dẫn chất cháy (5.3.37).
5.3.35. Ống khói nhiều lớp (multi- wall chimney)
Ống khói (5.3.34) gồm một ống khói trong (5.3.38) và ít nhất có thêm một lớp tường (5.1.7) trong hoặc ngoài.
5.3.36. Ống khói (chimney stack)
Phần ống khói (5.3.34) vượt lên trên mái (5.2.20).
5.3.37. Ống dẫn chất cháy/ống dẫn khói (flue)
Đường dẫn các sản phẩm cháy ra ngoài không khí.
5.3.38. Lớp lót ống khói (flue liner)
Lớp lót (5.2.2) bên trong của ống dẫn chất cháy (5.3.37) trong ống khói (5.3.34), tiếp xúc với sản phẩm cháy.
5.3.39. Ô đặt lò sưởi (fireplace)
Kết cấu (5.5.6) để đặt lò sưởi (5.3.40).
5.3.40. Hốc đặt lò sưởi (fireplace recess)
Không gian (4.1.1) tạo bởi một bức tường (5.1.7) hoặc thành lò sưởi (5.3.41) để lửa cháy lộ ra ngoài hoặc để đặt thiết bị (5.4.7) sưởi bên trong và có một ống dẫn khói (5.3.37).
5.3.41. Thành lò sưởi (chimney breast)
Phần tường (5.1.7) nhô bao lấy lò sưởi (5.3.39) hoặc ống dẫn khói (5.3.37).
5.3.42. Ống khói lớn (chimney shaft)
Ống khói (5.3.34) có chiều cao (9.2.20) đáng kể và thường chứa một ống dẫn khói (5.3.37) có tiết diện ngang lớn.
5.3.43. Bậu cửa sổ (sill)
Bộ phận nằm ngang bên dưới của khung cửa sổ (5.3.22).
5.3.44. Gờ cửa (sill)
Bộ phận công trình (5.5.6) nhô ra bên dưới ô cửa (5.3.1) của cửa sổ (5.3.5) , thường chịu mài mòn (9.3.71) ở bề mặt phía trên của nó.
5.3.45. Ngưỡng cửa (sill/subsill US)
Bộ phận công trình (5.5.6) là nơi đặt khuôn cửa sổ (5.3.22) hoặc khuôn cửa đi (5.3.21).
5.3.46. Tấm bậu cửa/ thanh xà ngang (sill plate)
Cấu kiện (5.1.3) nằm ngang và liên tục, để đỡ khuôn cửa (5.3.20).
5.3.47. Bệ cửa sổ (window board)
Tấm nằm ngang lắp bên trong bậu cửa sổ (5.3.43).
5.3.48. Bậu trên của cửa (head/header US)
Bộ phận trên cùng, thường là nằm ngang, của một khuôn cửa (5.3.20) hoặc diềm cửa (5.3.31).
Nghĩa khác: Cột áp suất (head) (9.3.43)
5.4. Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị kỹ thuật và thiết bị
5.4.1. Hệ thống kỹ thuật/ đường kỹ thuật (service/service lines US/utility lines US)
Hệ thống vận chuyển nước, gas, khí nóng, điện hoặc chất thải (10.13)
5.4.2. Trang thiết bị (fitmen/installed appliance US)
Các thiết bị được gắn vào tòa nhà (3.1.3), ví dụ như thiết bị vệ sinh (5.4.8) hoặc các bộ phận bếp trang bị cho một không gian (4.1.1) để phục vụ người sử dụng.
5.4.3. Sự lắp đặt (installation)
Tập hợp (5.5.5) các vật liệu (6.1.1) và các bộ phận (6.1.3) được lắp đặt vào các vị trí, tạo ra hệ thống kỹ thuật (5.4.1).
5.4.4. Hệ thống cấp nước/ đường ống cấp nước (water service/water line US)
Hệ thống kỹ thuật (5.4.1) để cung cấp nước cho các mục đích khác nhau.
5.4.5. Hệ thống cấp nước (plumbing)
Đường nước (5.4.4) và các phụ tùng (5.4.7) khác liên kết với nó.
Nghĩa khác: Lắp đặt hệ thống nước (7.1.10).
5.4.6. Hệ thống thiết bị vệ sinh (sanitation installation/plumbing US)
Sự lắp đặt (5.4.3) hệ thống thiết bị để cung cấp nước nóng và lạnh cho thiết bị vệ sinh (5.4.8) trong tòa nhà (3.1.3) và để vận chuyển chất thải (10.13) ra ngoài.
5.4.7. Thiết bị/đồ dùng (appliance)
Dụng cụ dành cho người sử dụng đi kèm với hệ thống kỹ thuật (5.4.1).
5.4.8. Thiết bị vệ sinh (sanitary appliance/plumbing fixture US)
Các thiết bị (5.4.7) được lắp cố định dùng để cấp nước ăn uống, giặt giũ hoặc xả nước thải (10.19)
5.4.9. Bệ xí (WC suite/toilet US)
Thiết bị vệ sinh (5.4.8) gồm có một bồn cầu, chỗ ngồi, thiết bị xả nước và các đường ống (5.4.17) xả cần thiết khác.
5.4.10. Phụ kiện (furnishings)
Rèm (5.5.65), thảm và các vật liệu mềm tương tự được trang bị cho một không gian (4.1.1) ở để sử dụng.
5.4.11. Máy móc (plant)
Máy móc, trang thiết bị nặng, được lắp đặt để vận hành hệ thống kỹ thuật (5.4.1), ví dụ như là hệ thống sưởi.
Nghĩa khác: Máy móc thi công (7.3.1)
5.4.12. Hào kỹ thuật (duct)
Không gian (4.1.1) để làm đường dẫn cho khí, gas, cáp (6.4.53), ống (5.4.17) và các hạng mục khác.
5.4.13. Ống dẫn (duct)
Bộ phận (6.1.3) tạo thành ống dẫn (5.4.12).
5.4.14. Đường dẫn/ống dẫn (conduit)
Ống dẫn (5.4.17), kênh mương (5.4.16) hoặc đường hầm (3.3.18) dùng để chuyên chở chất lỏng hoặc đường dây điện hoặc cáp (6.4.53) điện.
5.4.15. Ống đứng (riser)
Ống dẫn (5.4.12) hoặc đường ống (3.2.32) nối một đường kỹ thuật (5.4.1) với thiết bị khác nằm ở cao độ (9.2.32) lớn hơn.
Nghĩa khác: Ván đứng (5.5.23)
5.4.16. Kênh mương (channel)
Đường dẫn mở dùng để vận chuyển hoặc chứa nước.
5.4.17. Ống/ ống dẫn (pipe)
Ống (6.1.8) tròn mà chất lỏng có thể chảy qua.
5.4.18. Ống đứng cấp nước (standpipe)
Ống (5.4.17) hoặc tháp, chứa nước, nhô lên khỏi mặt đất (6.2.1) và nối với một hệ thống phân phối nước.
5.4.19. Miệng cống (manhole)
Lỗ hở (5.3.1) có nắp dịch chuyển được, để người có thể vào được đường ống (3.2.32) hoặc cống kín.
5.4.20. Giếng thăm/hố ga (manhole chamber)
Hố được xây trên đường cống (5.4.38), rãnh (5.4.41) hoặc đường ống (3.2.32), có nắp có thể dịch chuyển, để người có thể vào.
5.4.21. Nắp đậy (access cover)
Tấm kim loại (5.5.17) thường liên kết bản lề với khung, nếu không thì có thể dời đi được, để cho phép đi vào cổng, giếng thăm, rãnh, ống (5.4.17), hoặc hào bảo dưỡng (4.4.11).
5.4.22. Tấm đan hố ga (manhole cover)
Nắp đậy (5.4.21) của giếng thăm (5.4.19).
5.4.23. Phụ tùng ống (pipe fitting)
Bộ phận (6.1.3) được gắn vào ống dẫn (5.4.17) để dùng cho các mục đích như nối, đỡ, điều tiết hoặc thay đổi hướng dòng chảy hoặc kích cỡ (9.2.2) lỗ cho nước chảy.
5.4.24. Ống nối (socket)
Đầu của ống dẫn (5.4.17) hoặc phụ tùng ống (5.4.23), được mở rộng lắp vào đầu của ống, phụ tùng ống khác hoặc thiết bị vệ sinh (5.4.8).
5.4.25. Mối nối đệm đàn hồi (o-ring joint)
Mối nối (5.5.30) mà tại đó một đầu ống cắm vào trong ống nối (5.4.24) và có đệm vòng bằng chất đàn hồi, đặt giữa các mặt ống (5.4.17) hoặc ở phần chụp vào bên trong của ống.
5.4.26. Mối nối gioăng chịu áp lực (pressure seal joint)
Mối nối (5.5.30) mà tại đó áp lực của chất lỏng bên trong làm tăng lực nén lên lớp đệm của đai hoặc vòng gioăng chịu áp.
5.4.27. Thang nâng (escalator)
Thang máy chuyển động liên tục để vận chuyển hành khách lên hoặc xuống.
5.4.28. Thang cuốn (moving walkway)
Băng chuyền (7.3.16) chạy bằng năng lượng điện và có mặt dốc (9.2.30) nhỏ hơn 15°, chuyển động liên tục song song với hướng di chuyển, mà trên đó người đi bộ có thể đi hoặc đứng một chỗ.
5.4.29. Thang máy (lift/elevator US)
Thiết bị nâng thường xuyên có các điểm dừng (5.5.21) tại những cao độ (9.2.32) nhất định. Thiết bị này bao gồm một cabin hoặc lồng thang chạy suốt hoặc theo từng đoạn, dọc theo các thanh dẫn cứng thẳng đứng hoặc có độ nghiêng so với trục đứng nhỏ hơn 15°.
5.4.30. Cabin thang máy (lift car/elevator cab US)
Bộ phận thang máy (5.4.29) dùng để chứa và đưa người và/ hoặc hàng hóa hoặc vật thể, hoặc cả hai, lên xuống.
5.4.31. Thang chở hàng (goods lift/service elevator US)
Thang máy (5.4.29) được thiết kế chủ yếu để vận chuyển hàng hóa và vật thể, nhưng cũng có thể chứa được người.
5.4.32. Thang chở người (passenger lift/passenger elevator US)
Thang máy (5.4.29) được thiết kế chủ yếu để chuyên chở hành khách.
5.4.33. Thang kỹ thuật (service lift/dumbwaiter US)
Thang máy (5.4.29) có cabin thang máy (5.4.30) mà người không thể đi vào do kích cỡ (9.3.2) bên trong nhỏ và do nó là phương tiện của công trình (5.5.6).
5.4.34. Điều hòa không khí (air conditioning)
Việc xử lý không khí bằng máy móc cho phép điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch và phân phối không khí, bên trong một không gian (4.1.1) kín.
5.4.35. Thoát nước (drainage)
Tháo lượng nước dư thừa.
5.4.36. Hệ thống thoát nước (drainage system)
Hệ thống ống thoát nước (5.4.38) và các công trình phụ trợ dùng để vận chuyển nước thải tới bể xả, hệ thống cống (5.4.50), cửa cống hoặc các nơi xử lý khác.
5.4.37. Thoát nước ngầm (land drainage)
Hệ thống gồm ống dẫn (5.4.14), kết cấu (3.1.4) và đê (3.2.3) được dùng để điều chỉnh mức (9.2.32) nước và để bảo vệ đất (10.1) đô thị và đất (10.1) nông nghiệp khỏi tình trạng ngập nước ngọt hoặc mặn, hoặc để giảm thiểu ngập lụt.
5.4.38. Ống thoát nước (drain)
Ống dẫn (5.4.14) thường đi ngầm dưới đất, hoặc kênh mương (5.4.16), dùng để vận chuyển nước thải (10.19), nước mặt (10.23) hoặc các chất lỏng bỏ đi.
5.4.39. Máng nước mưa (rainwater gutter/gutter US)
Máng (5.4.16) để thu và thoát nước mưa từ trên mái (5.2.20).
5.4.40. Hệ thống cống (sewerage system/sewage system US)
Hệ thống gồm cống (5.4.41) và các công trình phụ trợ khác, dùng để vận chuyển nước thải đến công trình xử lý nước thải hay các nơi xử lý khác.
5.4.41. Cống (sewer)
Đường ống dẫn (3.2.32) hoặc bộ phận công trình (5.5.6) khác, thường đi ngầm dưới đất, để vận chuyển nước thải (10.19) hoặc các chất lỏng bỏ đi.
5.4.42. Cống chân không (vacuum sewer)
Cống (5.4.41) hoạt động dưới áp suất âm (9.3.44).
5.4.43. Mối nối cống (sewer connection)
Điểm nối của ống thoát nước (5.4.38) với cống (5.4.41) hoặc ống (5.4.17), nằm giữa giếng thăm (5.4.20) và cống.
5.4.44. Bộ lọc (strainer)
Thiết bị ngăn cản những vật cứng lọt vào ống (5.4.17), máy bơm (5.4.50), van (5.4.54) hoặc đồng hồ đo nước.
5.4.45. Các lớp lọc (graded filter/filter bed US/leaching field US)
Bộ phận lọc gồm các lớp đá cuội thô, cuội mịn, cát thô và cát mịn, được sắp xếp lớp này đến lớp kia sao cho chất lỏng chảy qua lớp vật liệu (6.1.1) không mang thành phần vật liệu đó sang lớp kế tiếp.
5.4.46. Rốn thu nước/hố thu nước (sump)
Hố nhỏ hoặc chỗ lõm xuống mà từ đó chất lỏng tháo đi sẽ đọng lại và được lấy đi dễ dàng.
5.4.47. Thiết bị phun tưới (spinkler)
Thiết bị để tưới nước cho một khu vực từ ống dẫn (5.4.17) nhờ áp lực.
5.4.48. Hệ thống cấp nước nóng (hot water system)
Sự lắp đặt (5.4.3) ống dẫn (5.4.17) và các bộ phận (6.1.3) kèm theo, trong đó nước được đun nóng và phân phối để cung cấp nhiệt lượng hoặc nước nóng.
5.4.49. Bình nước nóng (calorifier/hot water boiler US/hot water tank US)
Thiết bị, dùng để truyền nhiệt cho nước trong bình bằng phương pháp trực tiếp, trong đó nguồn nhiệt được chứa trong ống (5.4.17) nhúng ngập trong nước.
5.4.50. Máy bơm (pump)
Thiết bị cơ khí tạo áp lực trong hệ thống kín hoặc tạo ra dòng chảy của chất lỏng.
5.4.51. Bơm ly tâm (centrifugal pump)
Bơm (5.4.50) mà chất lỏng chảy theo trục quay, và từ đó tuôn ra theo phương tiếp tuyến nhờ lực quay
5.4.52. Chụp ống khói (cowl)
Phụ tùng tại đầu ra của ống khói (5.3.37), để làm tăng sự thông khí trong ống dẫn khói
5.4.53. Thùng chứa rác lưu động (mobile waste container/dumpster US)
Thùng chứa chất thải (10.13) có bánh xe.
5.4.54. Van khóa (valve)
Thiết bị để mở, đóng, điều chỉnh và khống chế dòng chảy (9.3.41).
5.4.55. Van hình cầu (ball valve)
Van (5.4.54) có một quả cầu xoay, có thể vặn quanh trục cố định của quả cầu.
5.4.56. Van phao (foat-operated valve)
Van (5.4.54) khống chế dòng chảy (9.3.41) của chất lỏng đi vào bình chứa và được vận hành bởi một cần nối với phao.
5.4.57. Van phao tường chắn (diaphragm foat-operated valve)
Van phao (5.4.56) mà cần của van có thể làm cong lớp màng chắn để khống chế dòng chảy (9.3.41).
5.4.58. Nắp van (flap valve)
Van (5.4.54), có một tấm (5.5.17) hoặc đĩa liên kết bản lề trên, được gắn vào mặt miệng ống, chỉ cho phép dòng chảy chất lỏng theo một hướng.
5.4.59. Van điều hòa (flow regulating valve)
Van (5.4.54) dùng để duy trì dòng chảy ra (9.3.57) ổn định, không phụ thuộc vào áp lực.
5.4.60. Van ngược (reflux valve)
Van (5.4.54) không xoay ngược lại được, được điều khiển bởi dòng chảy (9.3.41).
5.4.61. Vòi (tap/faucet US)
Van (5.4.54) loại nhỏ, điều khiển bằng tay, có một đầu tự do cho nước chảy ra.
5.4.62. Van áp lực (pressure tapping)
Bộ phận nối vào thiết bị đun nước, được dùng khi lắp thiết bị đo áp suất.
5.4.63. Ống dẫn điện (electric conduit)
Ống (6.1.8) bao bọc và bảo vệ dây điện hoặc dây cáp (6.4.53) điện.
5.4.64. Đường dây tải điện (electric tranmission line)
Đường cáp (6.4.53) điện được đỡ trên các tháp hoặc cột điện
5.4.65. Truyền thông (telecommunication)
Sự truyền, phát hoặc nhận tín hiệu (5.5.67), dấu hiệu, chữ viết, hình ảnh và âm thanh, hoặc bất cứ loại hình thông minh nào bằng dây, sóng vô tuyến, quang học, hoặc các phương pháp điện từ trường khác.
5.5. Các phần khác
5.5.1. Các lớp hoàn thiện (finishings)
Các lớp phủ và xử lý cuối cùng lên bề mặt và phần giao nhau giữa các bề mặt.
5.5.2. Bề mặt hoàn thiện (finish)
Bề mặt là kết quả của quá trình xử lý bề mặt (7.1.34) hoặc sơn phủ (7.1.38).
Nghĩa khác: Mặt hoàn thiện (9.3.66)
5.5.3. Đồ đạc (furniture)
Trang thiết bị cho người sử dụng, thường không được gắn liền vào tòa nhà (3.1.3).
VÍ DỤ: Bàn và ghế
5.5.4. Bộ phận tòa nhà (building element)
Phần chức năng chính của một tòa nhà (3.1.3).
VÍ DỤ: Móng (5.1.1), sàn (5.2.10), mái (5.2.20), hệ thống kỹ thuật (5.4.1)
5.5.5. Tổ hợp/tập hợp (assembly)
Một bộ các bộ phận (6.1.3) có liên quan được gắn kết với nhau.
5.6.6. Sự xây dựng/ công trình xây dựng/bộ phận công trình (construction)
Việc lắp ghép hoặc hoàn thiện các bộ phận của công trình xây dựng (3.1.1) trên công trường.
5.5.7. Kết cấu hỗn hợp (composite construction)
Dạng công trình (5.5.6) tạo bởi các vật liệu (6.1.1) khác nhau, làm việc theo kiểu toàn khối. Một trong số các vật liệu đó được chế tạo từ trước.
5.5.8. Lớp chống thấm (damp proof course/membrane US)
Lớp hoặc áo (6.4.36) vật liệu (6.1.1), phủ lên lớp trong cùng của tường (5.1.7) để chống lại sự truyền hơi ẩm.
5.5.9. Màng chống thấm (damp proof membrane)
Lớp hoặc tấm (6.1.9) vật liệu (6.1.1) nằm trong sàn (5.2.10) hoặc công trình xây dựng (5.5.6) tương tự, hoặc phần nằm thẳng đứng trong tường (5.1.7) để chống lại sự truyền hơi ẩm.
5.5.10. Rãnh hẹp (throat/groove at dripnose US)
Đường rãnh nằm tại lớp bề mặt phía dưới để ngăn cản nước chảy qua.
5.5.11. Khe cản nước (check throat)
Đường rãnh để ngăn không cho nước chảy qua nhờ mao dẫn chảy vào trong không gian hẹp hoặc mối nối giữa hai bộ phận liền nhau.
5.5.12. Khối xây (mansory)
Công trình xây dựng (5.5.6) bằng đá (6.2.4), gạch (6.4.49), hoặc khối block (6.1.6).
5.5.13. Công trình xây bằng đá (stonework)
Khối xây (5.5.12) bằng đá (6.2.4), có thể làm việc hoặc không làm việc được liên kết chắc chắn với nhau.
5.5.14. Công trình xây gạch (brickwork)
Khối xây (5.5.12) bằng gạch (6.4.49) được liên kết và xếp chắc chắn với nhau bằng vữa xây (6.4.26).
5.5.15. Bản/bản sàn (slab)
Bộ phận (6.1.3) dầy, phẳng, có hình dạng, có diện tích lớn hơn 300 mm2, được dùng để làm vỏ bao che hoặc phần nhô ra của tòa nhà (3.1.3).
5.5.16. Bệ đặt thiết bị (plinth)
Phần nhô ra hoặc lõm vào tại đế công trình xây dựng (5.5.6), chẳng hạn như tường (5.1.7), cột (5.1.11) hoặc các phần khác, để nâng thiết bị lên mức (9.2.32) cao hơn so với sàn (5.2.10).
5.5.17. Bản mỏng (plate)
Sản phẩm kim loại mỏng, cứng, phẳng, có chiều dày (9.2.24) lớn hơn chiều dày tấm (6.1.9).
Nghĩa khác: Bản đỡ (5.1.48)
5.5.18. Đồ mộc/đồ gỗ (joinery/cabinetry US/unfinished/ tinished millwork US)
Tổ hợp (5.5.5) các cấu kiện (6.1.3) bằng gỗ (6.3.2) và tấm gỗ ép (6.3.26) không phải gỗ chịu lực hoặc tấm ốp (5.2.42) gắn với khuôn để tạo thành bộ phận hoàn thiện, ví dụ như khung viền cửa (5.5.59), viền chân tường (5.5.60), ván và gờ chắn nước (5.2.4).
5.6.19. Kết cấu gỗ (carpentry)
Kết cấu làm bằng gỗ.
5.5.20. Cầu thang (stair)
Bộ phận công trình (5.5.6) tạo bởi các sàn [bậc hoặc chiếu nghỉ (5.5.21)] nằm ngang, kế tiếp nhau để có thể bước từ cao độ này sang cao độ khác.
5.5.21. Chiếu nghỉ, chiếu tới/điểm dừng (landing)
Nền hoặc phần sàn (5.2.10) ở đầu của mỗi đợt thang (5.5.22), hoặc chỗ vào thang máy (5.4.29).
5.5.22. Đợt thang (flight)
Một loạt bậc liên tiếp nhau giữa hai độ cao.
5.5.23. Ván đứng (riser)
Cấu kiện (6.1.3) thẳng đứng của một bậc nằm giữa mặt bậc (5.5.25) này với mặt bậc khác hoặc với chiếu nghỉ (5.5.21) ở trên hoặc dưới.
Nghĩa khác: Ống đứng (5.4.15).
5.5.24. Cốn thang (string/stringer US)
Cấu kiện (6.1.3) đỡ bậc cuối cùng của một đợt thang (5.5.22).
5.5.25. Mặt bậc (tread)
Bộ phận (6.1.3) nằm ngang của một bậc thang.
5.5.26. Mũi bậc (nosing)
Phần mép trước của mặt bậc (5.5.25) hoặc của chiếu nghỉ (5.5.21), thường nhô ra khỏi ván đứng của thang.
5.5.27. Cốn thang ngoài (outside string/ inside stringer US)
Cốn thang (5.5.24) không tiếp giáp với tường (5.1.7)
5.5.28. Cốn thang trong (wall string/wall stringer US)
Cốn thang (5.5.24) tiếp giáp với tường (5.1.7)
5.5.29. Đường dốc (ramp)
Chiều dài của bề mặt dốc mà nối giữa hai cao độ khác nhau
5.5.30. Mối nối (joint/connection US)
Bộ phận công trình (5.5.6) được tạo bởi các phần liền kề của hai hoặc nhiều hơn hai sản phẩm (6.1.2), cấu kiện (6.1.3) hoặc tổ hợp (5.5.5) khi các phần này được đặt sát nhau, gắn kết hoặc liên kết với nhau.
5.5.31. Khe nối (joint)
Phần đứt đoạn trong công trình xây dựng (3.1.1), nơi mà các sản phẩm (6.1.2), cấu kiện (6.1.3) hoặc tổ hợp (5.5.5) được đặt sát nhau, gắn kết hoặc liên kết với nhau.
5.5.32. Bề mặt thô (plastering background/plastering base US/lath US)
Kết cấu (5.1.2) mà vữa (6.4.27) được trát vào hoặc các tấm sợi chất dẻo được gắn vào.
5.5.33. Hệ thống khóa (building hardware/fixing US/hardware US)
Khóa (5.5.37), móc cài (5.5.72) và các phụ tùng lắp ráp (5.5.42).
5.5.34. Trục khóa (cylinder)
Thiết bị, thường không đi liền nhưng ăn khớp với ổ khóa (5.5.40) hoặc chốt định vị (5.5.39), gồm các phần được mở ra nhờ chìa khóa (5.5.38).
5.5.35. Phụ tùng của cửa đi (door furniture/door hardware US)
Phụ tùng lắp ráp (5.5.42) cho cửa đi (5.3.3).
5.5.36. Phụ tùng của cửa sổ (window furniture/window hardware US)
Phụ tùng lắp ráp (5.5.42) cho cửa sổ (5.3.5).
5.5.37. Chốt khóa/ then cài/ khóa (fastener/lock US)
Bộ phận (6.1.3) dùng để mở, đóng và đảm bảo an ninh cho cửa đi (5.3.3), cửa sổ (5.3.5), cửa chớp (5.3.26), cổng hoặc ngăn kéo.
5.5.38. Chìa khóa (key)
Thiết bị cầm tay di chuyển được, dùng để mở khóa (5.5.37) của cửa đi (5.3.3), cửa sổ (5.3.5), cửa chớp (5.3.26), cổng hoặc ngăn kéo.
Nghĩa khác: chìa khóa (9.3.73)
5.5.39. Chốt cửa (latch)
Then cài tự gắn để cố định bộ phận (6.1.3) chuyển động ở vị trí đóng và có thể mở bằng tay.
5.5.40. Ổ khóa (lock)
Khóa (5.5.37) cố định bộ phận (6.1.3) chuyển động tại một vị trí đóng nằm trong ô cửa (5.3.1), do đó có thể giảm khả năng bị đột nhập.
Nghĩa khác: Âu thuyền (3.3.66)
5.5.41. Bộ khóa (latch lock/Iatch- set US)
Ổ khóa (5.5.40) kết hợp với một chốt cửa (5.5.39) vận hành bằng tay và cờ lê.
5.5.42. Phụ tùng (fitting)
Bộ phận (6.1.3) nhỏ không phải là chốt cửa (5.5.37), được gắn vào các bộ phận chính để phục vụ cho một mục đích cụ thể.
5.5.43. Gạch ốp lát (tile fitting)
Bộ phận (6.1.3) ốp lát, được dùng để làm thay đổi mặt phẳng của bề mặt tráng men.
5.5.44. Hốc tường phòng vệ sinh (tile accessory/toilet accessory US/bathroom accessory US)
Hốc tường, một nửa hốc tường hoặc một bề mặt cố định thường có kích cỡ (9.2.2) và vật liệu (6.1.1) bao quanh viên ốp lát (5.2.6).
VÍ DỤ: hốc để xà phòng, hốc để giấy vệ sinh
5.5.45. Gioăng (seal)
Bộ phận (6.1.3) gắn vào mối nối (5.5.30), để ngăn cản sự xâm nhập của bụi, hơi ẩm và khí gas.
5.5.46. Nẹp (flashing)
Dải (6.1.11) của tấm (6.1.9) vật liệu (6.1.1) không thấm nước, dùng để tránh cho mối nối (5.5.31) khỏi bị nước mưa vào.
5.5.47. Li tô/mè (batten)
Thanh (6.1.7) nhỏ, thường là gỗ (6.3.2), dùng để gắn đỡ tấm lợp, ngói (5.2.6), tấm phủ (5.2.2) và các tấm (6.1.9) dạng khác.
5.5.48. Khung viền (cover fillet /batten AU/batten US)
Thanh (6.1.7) nhỏ, thường là gỗ, dùng để che phủ mối nối (5.5.31).
5.5.49. Litô ngược (counter batten)
Litô (5.5.47) được đóng đinh song song vào cầu phong (5.1.46) phía trên mái (5.2.20) ghép ván hoặc mái (5.2.20) liền tấm.
5.5.50. Khung giữ (cradling)
Các bộ phận đi kèm với kết cấu (5.1.2) để giữ các lớp phủ (5.5.51), lớp lót (5.2.2).
5.5.51. Lớp phủ/vật liệu phủ (casing)
Vật liệu (6.1.1) hoặc bộ phận (6.1.3) được dùng để che phủ và bảo vệ cấu kiện (5.1.3) hoặc một phần của sự lắp đặt (5.4.3).
5.5.52. Công xôn (bracket)
Đỡ phần nằm ngang nhô ra khỏi mặt phẳng thẳng đứng.
5.5.53. Giá đỡ máng xối (gutter bearer)
Bộ phận nằm ngang để gắn ống máng của tường chân mái (5.2.61) hoặc của xối mái (5.2.40).
5.5.54. Nẹp (ground)
Thanh (6.1.7) nhỏ, bằng gỗ, dùng để đóng vào viền chân tường (5.5.60), viền cửa (5.5.59), viền ô cửa (5.3.31) hoặc các bộ phận (6.1.3) tương tự, hoặc dùng làm gờ trang trí.
Nghĩa khác: Nền/ đất đá/ nền đất (6.2.1)
5.5.55. Tấm ốp tường (fascia board)
Tấm gỗ gắn vào đầu của cầu phong (5.1.46), lanh tô tường (5.1.60) hoặc mặt tường (5.1.7) tại mái chìa (5.2.37).
5.5.56. Thanh nẹp (trim)
Thanh (6.1.7) nhỏ, dùng trong công tác hoàn thiện (5.5.1), thường để che mối nối (5.5.31).
5.5.57. Nẹp góc (bead)
Thanh nối (5.5.87) nhỏ được dùng tại mối nối (5.5.31) hoặc để định vị panen (5.2.49); hoặc là keo dán (6.4.35) hoặc hợp chất keo dán dùng tại mối nối gioăng liên kết mối nối.
5.5.68. Nẹp góc lõm (cove)
Nẹp góc lõm vào, được đắp hoặc lắp vào góc giữa hai bề mặt.
5.5.59. Viền cửa (architrave/molding US)
Khung viền (5.5.48) quanh ô cửa (5.3.1).
5.5.60. Viền chân tường (skirting/ footmold US)
Dải (6.1.11) phủ phần bề mặt tường (5.1.7) chỗ tiếp giáp với sàn (5.2.10).
5.5.61. Phần ốp chân tường (dado/wainscoat US)
Tấm gỗ hoặc tấm trang trí nằm trên phần dưới của tường (5.1.7) trong nhà và ở trên viền chân tường (5.5.60).
5.5.62. Lõi (core)
Phần trong cùng của một sản phẩm (6.1.2) hoặc kết cấu (5.1.2).
5.5.63. Rãnh (Chase)
Vết cắt lõm vào trong một bộ phận công trình (5.5.6) có sẵn, dùng để đặt thiết bị kỹ thuật (5.4.1).
5.5.64. Mặt dưới (soffit)
Bề mặt lộ ra phía bên dưới, nằm ngang hoặc dốc, của tất cả dạng công trình xây dựng (3.1.1).
5.5.65. Màn che (curtain)
Màn chắn di động hoặc cửa chớp (5.3.26), hoặc bộ phận di động khác được làm bằng vải, tấm pa nel hoặc hệ thống thanh mỏng.
5.5.66. Giấy dán tường (wall-papering/wallpaper US)
Vật liệu (6.1.1) được làm thành dải (6.1.11) dạng cuộn, dùng để dán lên tường (5.1.7) hoặc trần (5.2.17) bằng các keo dính (6.4.13).
5.5.67. Tín hiệu (sign)
Thông điệp chuyển tải nhờ phương tiện truyền thông dạng hình ảnh hoặc trực tiếp hoặc cả hai.
5.5.68. Bảng hiệu/biển báo (sign)
Thiết bị mà trên đó chuyển tải tín hiệu (5.5.67).
5.5.69. Chỉ dẫn trên mặt đường (road marking)
Đường, biểu tượng hoặc dấu hiệu khác trên bề mặt đường bộ (3.3.1), dùng để quy định, cảnh báo, hướng dẫn hoặc thông báo cho người sử dụng.
5.5.70. Sườn, cạnh (arris/crest US)
Góc nhọn ngoài tạo bởi hai mặt phẳng giao nhau.
5.5.71. Góc lượn, vát góc (chamfer)
Cạnh (5.5.70) được vê tròn hoặc vát chéo.
5.5.72. Chốt khóa/móc khóa (fastening/fatstener US)
Thiết bị nối kết cơ khí dùng để gắn bộ phận (6.1.3) này với bộ phận khác.
5.5.73. Bu lông (bolt)
Móc khóa (5.5.72) tạo bởi thanh (6.1.5) kim loại hình trụ với một đầu ren xoắn ốc.
5.5.74. Hàng rào (fence)
Kết cấu (5.5.6) thẳng đứng không chịu lực, thường nhẹ, dùng để bao quanh hoặc phân chia một khu vực ở ngoài trời.
5.5.75. Hàng rào ô lưới (chain link fence)
Hàng rào (5.5.74) kiểu lưới trong đó các dây được đan vào nhau.
5.5.76. Hàng rào lưới hàn (welded mesh fence)
Hàng rào (5.5.74) kiểu lưới mà các dây được hàn tại các điểm giao nhau.
5.5.77. Móc, kẹp (dog/clamp US/iron dog US)
Thanh (6.1.4) kim loại có các đầu nhọn, bị bẻ vuông góc với thanh và theo cùng một hướng, được dùng để đóng các miếng gỗ (6.3.2) lớn với nhau.
5.5.78. Đinh (nail)
Chốt (5.5.72) kim loại, mảnh, thẳng đứng thường có đầu nhọn.
5.5.79. Đinh ghim (pin/brad US)
Loại đinh (5.5.78) nhỏ.
5.5.80. Đinh thuyền (spike)
Đinh (5.5.78) cỡ lớn.
5.5.81. Đinh móc (staple)
Chốt (5.5.72) kim loại hình chữ U.
5.5.82. Đinh vít (screw)
Chốt (5.5.72) kim loại thẳng đứng, thường có đầu nhọn, với chân ren xoắn ốc và đầu bẹt.
5.5.83. Vít đầu vuông (coach screw/lagscrew US/lagbolt US)
Chốt (5.5.72) kim loại thẳng đứng, có chân ren xoắn ốc và có đầu vuông hoặc lục giác.
5.5.84. Bản mã (gangnail connector plate/metal plate connector US/truss plate US)
Chốt (5.5.72) được tạo bởi một bản mỏng (5.5.17) có các mũi nhọn trong nhô ra, từ 1 mặt của tấm, vuông góc hoặc gần vuông góc với bề mặt tấm.
5.5.85. Sản phẩm kết nối (jointing product)
Sản phẩm (6.1.2) dùng để nối các bộ phận (6.1.3) của một mối nối (5.5.30).
5.5.86. Vật liệu kết nối (jointing material)
Sản phẩm kết nối (5.5.85) có hình dạng không xác định, dùng để nối.
VÍ DỤ: Vữa (6.4.26) hoặc keo dính (6.4.13)
5.5.87. Thanh nối (jointing section)
Sản phẩm kết nối (5.5.85) được chế tạo trước có hình dạng xác định, nhưng có chiều dài (9.2.18) chưa xác định.
5.5.88. Bộ phận nối (jointing component)
Sản phẩm kết nối (5.5.85) được tạo bởi các đơn vị riêng biệt và có kích cỡ (9.2.2) cụ thể theo ba chiều kích thước (9.2.1)
5.5.89. Khoảng nối (joint gap)
Không gian (4.1.1) giữa hai bộ phận (6.1.3) đặt cạnh nhau hoặc chồng lên nhau, mà sau khi lắp ráp khoảng không này có thể được chèn hoặc không chèn sản phẩm kết nối (5.5.85).
5.5.90. Miếng đệm (spacer)
Bộ phận (6.1.3) nhỏ dùng trong một khoảng trống để duy trì chiều rộng (9.2.16) được định trước của khoảng trống đó.
5.5.91. Nối khóa (keyed joint/ tongue and groove joint US/keyway US)
Mối nối (5.5.31) tạo ra bởi sự gắn khớp phần nhô ra từ một sản phẩm (6.1.2) vào phần lõm của sản phẩm liền kề.
5.5.92. Gạch lát, đá lát (sett/pavement stone US)
Khối (6.1.6) nhỏ bằng đá (6.2.4), có mặt bằng hình chữ nhật, dùng để lát vỉa hè.
5.5.93. Cánh (flange)
Phần cấu kiện (5.1.3), mỏng, nhô ra từ một hoặc hai phía của tiết diện (6.1.7) tại đầu hoặc các đầu của cấu kiện.
5.5.94. Thân thanh dầm (web)
Phần mỏng hoặc tương đối mỏng tại mặt chịu tải chính của một cấu kiện (5.1.3) có mặt cắt ngang chữ I, L, U, T.
5.5.95. Thiết bị thu năng lượng mặt trời (soiar collector)
Thiết bị hấp thụ ánh sáng mặt trời, biến đổi nó thành nhiệt lượng và truyền đi nhờ chất lỏng truyền nhiệt.
6. Vật liệu
6.1. Các thuật ngữ cơ bản
6.1.1. Vật liệu (material)
Vật chất dùng để tạo thành sản phẩm (6.1.2) hoặc công trình xây dựng (3.1.1)
6.1.2. Sản phẩm (product)
Kết quả của việc chế tạo hoặc của quá trình hợp nhất công trình xây dựng (3.1.1).
6.1.3. Bộ phận/cấu kiện (component)
Sản phẩm (6.1.2) được chế tạo như là đơn vị riêng biệt để phục vụ cho một chức năng cụ thể hoặc nhiều chức năng.
6.1.4. Thanh cốt thép (bar)
Thanh (6.1.7) cứng, thẳng đứng và bằng kim loại.
6.1.5. Thanh/dây kim loại (rod)
Thanh (6.1.7) nhỏ, tròn, cứng và đặc, bằng kim loại.
6.1.6. Khối /khối xây (block)
Đơn vị khối xây (6.4.48) vượt kích cỡ (9.2.2) của một viên gạch (6.4.49) với kích thước bất kỳ (9.2.1).
6.1.7. Thanh/ bản/tiết diện (section)
Sản phẩm (6.1.2) được tạo thành bởi một quá trình liên tục xác định mặt cắt ngang và nhỏ hơn so với chiều dài (9.2.18).
6.1.8. Ống (tube/pipe US)
Thanh (6.1.7) rỗng.
6.1.9. Tấm (sheet)
Sản phẩm (6.1.2) có chiều dài (9.2.18) cố định và chiều rộng (9.2.16) lớn hơn 450 mm và chiều dày (9.2.24) từ 0,15 mm đến 10 mm.
6.1.10. Tấm (sheeting)
Sản phẩm (6.1.2) có chiều dài (9.2.18) liên tục và chiều rộng (9.2.16) lớn hơn 450 mm và chiều dày (9.2.24) từ 0,15 mm đến 10 mm.
6.1.11. Dải/mảnh (strip)
Sản phẩm (6.1.2) tương đối dài, hẹp và phẳng.
6.1.12. Phiến lá (foil)
Vật liệu (6.1.1) kim loại có chiều dài (9.2.18) hoặc chiều rộng (9.2.16) bất kỳ và chiều dày (9.2.24) nhỏ hơn hoặc bằng 0,15mm.
6.1.13. Vật liệu nhiều lớp (laminate)
Sản phẩm (6.1.2) gồm nhiều lớp vật liệu (6.1.1) được ghép hoặc gắn chặt với nhau.
6.1.14. Keo (gel)
Chất keo dạng nửa rắn ở trạng thái phân tán lơ lửng trong dung môi.
6.1.15. Thủy tinh (glass)
Sản phẩm (6.1.2) vô cơ được nấu chảy và đóng cứng lại khi làm nguội mà không bị nứt.
6.1.16. Dầu, mỡ (grease)
Vật liệu có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc cả hai có trọng lượng riêng (9.3.50) nhỏ hơn 0,95 g/cm3, trong đó một phần hoặc toàn bộ vật liệu đó không tan và có thể hóa kiềm.
6.1.17. Dung môi (solvent)
Nước hoặc chất lỏng hữu cơ, dễ bay hơi, được dùng để hòa tan hoặc làm phân giải các phần tử tạo màng.
6.1.18. Lớp nền (substrate)
Bề mặt tại đó vật liệu (6.1.1) hoặc sản phẩm (6.1.2) được đặt lên trên.
6.1.19. Vật liệu dễ thối rữa (biodegradable material)
Vật liệu (6.1.1) có khả năng bị phân hủy bởi các vi sinh vật.
6.1.20. Kính/cửa kính (glazing)
Vật liệu (5.2.1) gắn vào cửa đi (5.3.3), cửa sổ (5.3.5) hoặc các ô trống (5.3.1) khác, cho phép ánh sáng đi qua, nhưng ngăn cản lưu thông của không khí hoặc của các yếu tố khác.
Nghĩa khác: lắp kính (7.1.33).
6.2. Đất và đá
6.2.1. Nền/Đất đá/Nền đất (ground)
Đất (6.2.2), đá và đất nền (6.4.9) hiện có trước khi thi công công trình xây dựng (3.1.1)
Nghĩa khác: nẹp (ground) (5.5.54).
6.2.2. Đất/đất sét (soil/earth US)
Vật liệu (6.1.1) vô cơ, là kết quả quá trình phong hóa (9.3.70) của đá.
6.2.3. Đá tự nhiên (natural stone)
Đá sử dụng cho bộ phận công trình (5.5.6) và các đài tưởng niệm
6.2.4. Đá tảng (stone)
Các khối (6.1.6) riêng lẻ, khối lớn hoặc mảnh vỡ lấy từ vị trí nguyên thủy trong lòng đất để dùng cho mục đích kinh doanh.
6.2.5. Thạch cao (gypsum)
Canxi sunfat đã ở giai đoạn hyđrát hóa toàn bộ.
CHÚ THÍCH: Dùng để cho việc sản xuất vữa xây (6.4.14).
6.3. Gỗ và gỗ xẻ
6.3.1. Gỗ (wood)
Phần chất liệu xenlulô nằm giữa phần lõi (6.3.4) và vỏ (6.3.3) cây.
6.3.2. Gỗ/gỗ xẻ (timber/lumber US)
Gỗ (6.3.1) đã qua chế biến.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, thuật ngữ lumber được dùng khi chiều rộng (9.2.16) hoặc chiều dày (9.2.24) của tấm gỗ xẻ nhỏ hơn 100 mm
6.3.3. Vỏ cây (bark)
Lớp che phủ bên ngoài của thân và cành cây.
6.3.4. Lõi (pith)
Vùng nằm tại vòng sinh trưởng đầu tiên của gỗ (6.3.2), bao gồm phần lớn là các mô mềm.
6.3.5. Gỗ cứng (hard wood)
Gỗ (6.3.1) của cây lá to thuộc nhóm thực vật Dicotyledonae.
6.3.6. Gỗ mềm (soft wood)
Gỗ (6.3.1) của cây thuộc nhóm thực vật Gymnosperms.
6.3.7. Gỗ thớ thô (coarse texture timber/coarse-grained wood US)
Gỗ xẻ (6.3.2) có tế bào tương đối lớn, có vòng sinh trưởng rộng hoặc không đều, hoặc cả hai.
6.3.8. Gỗ thớ mịn (fine texture timber/close-grained wood US)
Gỗ xẻ (6.3.2) có tế bào tương đối nhỏ, hoặc có vòng sinh trưởng hẹp hoặc tương đối đều, hoặc cả hai.
6.3.9. Bề mặt gỗ (timber face/face of lumber/timber US)
Bề mặt rộng hơn trong hai bề mặt đối diện nhau, theo chiều dài của gỗ (6.3.2), hoặc là bất kỳ bề mặt theo chiều dọc của gỗ có mặt cắt ngang hình vuông.
6.3.10. Mặt trong gỗ (inside face of timber/pith-side wood face US)
Bề mặt gỗ (6.3.9) nằm gần lõi (6.3.4) của một khúc gỗ (6.3.23).
6.3.11. Mặt ngoài gỗ (outside face of timber/bark-side wood face US)
Bề mặt gỗ (6.3.9) nằm xa lõi (6.3.4), của một khúc gỗ (6.3.23).
6.3.12. Đặc tính gỗ (timber feature/wood characteristic US)
Đặc tính (9.1.4) về vật lý, hình thái học hoặc sinh trưởng của gỗ (6.3.2) có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng.
6.3.13. Mắt gỗ (knot)
Phần của nhánh cây ăn sâu vào gỗ (6.3.1).
6.3.14. Túi nhựa (resin pocket/pitch pocket US)
Lỗ hổng hình thấu kính nằm trong gỗ (6.3.2) có chứa hoặc đã chứa nhựa cây.
6.3.15. Nối gỗ kiểu đan ngón tay (finger jointed timber/finger- jointed lumber US/finger- jointed board US)
Gỗ xẻ (6.3.2) gồm 2 hoặc nhiều hơn các miếng gỗ có chiều dài (9.2.18) bất kỳ và có mặt cắt ngang giống nhau, được nối đầu với nhau bằng nêm đan vào nhau và có gắn keo.
6.3.16. Gỗ dán keo (glued laminated timber/glue-laminated wood US/glulam US/heavy timber US)
Sản phẩm (6.1.2) gồm các tấm gỗ xẻ (6.3.2) có thớ gần như song song nhau và được gắn chặt với nhau.
6.3.17. Gỗ tươi (green timber/green wood US/unseasoned wood US)
Gỗ xẻ (6.3.2) chưa bị khô hoặc ở dưới điểm bão hòa sợi.
CHÚ THÍCH: Có độ ẩm thường xuyên trên 30%.
6.3.18. Gỗ xẻ (sawn timber/sawn good US/heavy timber US)
Tấm (6.1.7) gỗ (6.3.2) sản xuất bằng cách cưa hoặc xẻ theo chiều dài một khúc gỗ (6.3.23) hoặc gỗ (6.3.1) đặc có kích thước (9.2.1) lớn hơn, bằng cách cắt ngang rồi gia công cơ khí, hoặc bằng cả hai cách nói trên, để đạt được kích cỡ gia công (9.2.5).
6.3.19. Gỗ bào (planed timber/dressed lumber US/dressed board US)
Gỗ xẻ (6.3.18) có độ ẩm ở mức sử dụng được, đã được gia công cơ khí theo suốt chiều dài (9.2.18) và chiều rộng (9.2.16) của gỗ tại ít nhất một bề mặt, với mục đích có được bề mặt nhẵn.
6.3.20. Gỗ thành phẩm (prepared timber/dimension timber US)
Gỗ xẻ (6.3.18) có độ ẩm ở mức sử dụng được, được cắt theo chiều dài (9.2.18) được gia công cơ khí cho một hoặc hai mặt phẳng, trong sai số (9.2.6) cho phép.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ thuật ngữ dimension timber được dùng khi chiều rộng (9.2.16) hoặc chiều dày (9.2.24) của gỗ thành phẩm nhỏ hơn 100 mm.
6.3.21. Gỗ tươi tiêu chuẩn (regularized green timber)
Gỗ xẻ (6.3.18) đã được hoặc không được gia công cơ khí, ở trạng thái tươi và có chiều dày (9.2.24) hoặc chiều rộng (9.2.16) có sai số (9.2.6) cho phép được quy định chặt chẽ hơn so với gỗ xẻ thô.
6.3.22. Gỗ tròn (round timber/log US)
Cây sau khi đốn và tất cả các cành được cắt bỏ.
6.3.23. Khúc gỗ (log/bolt US)
Đoạn cắt ngang của gỗ tròn (6.3.22).
6.3.24. Gỗ tốt, gỗ chắc (sound timber)
Gỗ (6.3.2) không bị mối mọt.
6.3.25. Gỗ vuông (square edged timber/square- edged lumber US/square-edged board US)
Gỗ xẻ (6.3.18) có tiết diện chữ nhật, mà phần khuyết tật, nếu được phép, không vượt quá lượng xác định.
6.3.26. Tấm gỗ ép (wood-based panel/ wood panel US/wood sheathing US)
Tấm (6.1.9) làm từ các lớp mỏng, mẩu gỗ nhỏ hoặc sợi gỗ (6.3.1).
6.3.27. Tấm sợi ép (wood fibreboard/fiberboard US)
Tấm gỗ ép (6.3.26) có chiều dày (9.2.24) nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 mm, được sản xuất từ sợi sinh học, bằng cách sử dụng nhiệt hoặc / và áp suất.
CHÚ THÍCH: Sự liên kết này được tạo ra nhờ sự kết vào nhau và tính chất (9.1.3) đặc trưng về bám dính (9.3.5) của sợi gỗ, hoặc nhờ chất kết dính (6.4.14) được bổ sung vào sợi gỗ.
6.3.28. Tấm hạt ép (particleboard)
Tấm gỗ ép (6.3.26) được sản xuất nhờ áp suất từ các mẫu gỗ (6.3.1) hoặc các vật liệu (6.1.1) sinh học khác và chất kết dính.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ, các loại tấm gỗ ép (6.3.26) khác được sản xuất bằng các mẩu gỗ (6.3.1), hoặc các loại vật liệu (6.1.1) khác, bao gồm cả tấm mùn cưa ép, tấm bông ép, tấm sợi ép có hướng.
6.3.29. Gỗ dán, ván ép (plywood)
Tấm gỗ ép (6.3.26) gồm một tổ hợp (5.5.5) các lớp gỗ gắn vào nhau sao cho hướng của thớ gỗ của các lớp kế tiếp nhau luôn vuông góc với nhau.
6.3.30. Tấm composit (composite board)
Tấm gỗ tạo bởi việc ghép và nối (9.3.7) các tấm (6.1.9) của một hoặc nhiều loại tấm gỗ ép khác nhau hoặc với vật liệu (6.1.1) khác.
6.3.31. Gỗ sấy khô (kiln-dried timber/kiln-dried lumber US/KD lumber US)
Gỗ xẻ (6.3.2) đã làm khô trong điều kiện kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm tương đối.
6.4. Chức năng của vật liệu
6.4.1. Phụ gia (additive)
Vật liệu (6.1.1) được thêm vào chất lỏng hoặc chất dạng hạt, với số lượng nhỏ, để tạo ra các thay đổi cần thiết về tính chất (9.1.3).
6.4.2. Chất gia tốc (accelerator)
Chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học.
6.4.3. Chất pha trộn (admixture)
Vật liệu (6.1.1) được thêm vào, với lượng nhỏ, trong quá trình hòa trộn để làm thay đổi tính chất (9.1.3) của hỗn hợp đó.
6.4.4. Phụ gia chống ninh kết (set retarding admixture)
Chất pha trộn (6.4.3) kéo dài thời gian chuyển sang trạng thái rắn của hỗn hợp.
6.4.5. Phụ gia tăng tốc ninh kết (set accelerating admixture)
Chất pha trộn (6.4.3) làm giảm thời gian chuyển sang trạng thái rắn của hỗn hợp.
6.4.6. Cốt liệu (aggregate)
Vật liệu (6.1.1) dạng hạt trơ.
6.4.7. Cốt liệu mịn (fine aggregate)
Cốt liệu (6.4.6) nhỏ, có kích cỡ (9.2.2) tối đa phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
6.4.8. Cốt liệu nặng (heavy aggregate)
Cốt liệu (6.4.6) nhỏ có các phần tử khô ở bề mặt trạng thái bão hòa có trọng lượng riêng (9.3.50) lớn hơn 3000 kg/m3.
6.4.9. Đất nền (fill)
Vật liệu (6.1.1) dùng để nâng cao độ (9.2.32) của nền đất (6.2.1).
6.4.10. Đất gia cường (reinforced earth)
Vật liệu (6.1.1) tổng hợp bằng đất và có cốt gia cường (6.4.17).
6.4.11. Lấp đất (backfill)
Vật liệu (6.1.1) dùng để lấp hố đào (3.2.2).
6.4.12. Vải địa kỹ thuật (geotextile)
Kết cấu mỏng dạng vải chống thấm đặt trên các lớp đất (6.2.2) để bảo vệ, hoặc đặt giữa các lớp đất để thoát nước, bảo vệ, củng cố hoặc phân chia công tác đất (3.2.1).
6.4.13. Keo dính (adhesive)
Chất phi kim loại có khả năng liên kết vật liệu (6.1.1) bằng việc dính (9.3.7).
6.4.14. Vữa xây/chất kết dính (binder)
Vật liệu (6.1.1) dùng để giữ các phần tử chất rắn với nhau, trong một khối thống nhất.
6.4.15. Bê tông (concrete)
Hỗn hợp cốt liệu (6.4.6), xi măng (6.4.16) và nước sau khi đông cứng.
6.4.16. Xi măng (hydraulic binder)
Vật liệu (6.1.1) vô cơ được nghiền mịn mà khi trộn với nước, nó tạo ra một hỗn hợp nhão nhờ phản ứng hyđrát hóa và quá trình sản xuất. Sau khi hỗn hợp cứng lại, nó sẽ duy trì cường độ và độ ổn định kể cả ở dưới nước.
6.4.17. Cốt gia cường/cốt thép (reinforcement)
Thanh tròn (6.1.5), thanh (6.1.4), kết cấu, sợi, dây, và cáp (6.4.53) cho thêm vào để tăng cường độ hoặc đỡ các vật liệu (6.1.1) hoặc bộ phận (6.1.3) khác.
6.4.18. Chất dùng để tháo khuôn (release agent)
Chất, thường là chất lỏng, được xoa trên bề mặt tiếp xúc của vật liệu (6.1.1) để tháo khuôn ra một cách dễ dàng và ngăn ngừa sự bám dính (9.3.5) của bê tông (6.4.15).
6.4.19. Hỗn hợp bê tông (concrete mix)
Sự kết hợp của các vật liệu (6.1.1) cần thiết để tạo ra bê tông (6.4.15).
6.4.20. Bê tông đúc tại chỗ (in-situ concrete)
Bê tông (6.4.15) được sản xuất tại công trường xây dựng (3.1.6).
6.4.21. Bê tông đúc sẵn (precast concrete)
Bê tông (6.4.15) được đúc và để cứng trước khi vận chuyển tới địa điểm xây dựng.
6.4.22. Bê tông ứng suất trước (prestressed concrete)
Bê tông (6.4.15) mà ứng suất (9.3.25) bên trong cần thiết được gây ra trước khi chịu tải trọng kết cấu (5.1.2) chủ yếu bằng việc căng cốt thép.
6.4.23. Bê tông bán khô (semi-dry concrete/dry-mix concrete US)
Bê tông (6.4.15) có hàm lượng nước nhỏ và có khả năng làm việc không đủ để đo được bằng phép thử độ sụt.
6.4.24. Vữa lỏng (grout)
Vật liệu (6.1.1) dạng lỏng, cứng lại sau khi trát bịt chỗ hổng và chỗ khuyết.
6.4.25. Bùn lỏng (slurry)
Hỗn hợp của các chất rắn mịn lơ lửng trong chất lỏng và có các tính chất (9.1.3) chung của dòng chảy là chất lỏng.
6.4.26. Vữa (mortar)
Hỗn hợp của chất kết dính (6.4.14), cốt liệu mịn (6.4.7) và nước, khi cứng lại hỗn hợp đó được sử dụng làm vật liệu kết nối (5.5.86).
6.4.27. Vữa trát (plaster)
Hỗn hợp, dùng làm lớp hoàn thiện (5.5.2) bên trong, dựa trên một hoặc nhiều chất kết dính (6.4.14), sau khi trộn với nước, hỗn hợp này đạt độ dẻo và sau khi trát thì cứng lại.
6.4.28. Vữa trát hoàn thiện (render)
Hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính (6.4.14) vô cơ với cốt liệu (6.4.6) và nước và đôi khi là chất pha trộn (6.4.3), dùng để làm lớp hoàn thiện (5.5.2) ngoài.
6.4.29. Lớp bề mặt (facing layer/face US)
Lớp gạch (6.4.49), đá (6.2.4) hoặc bê tông (6.4.15) trên bề mặt của khối xây (6.1.6), mà vật liệu (6.1.1) và / hoặc các tính chất (9.1.3) của lớp này khác với của phần xây chính
6.4.30. Át phan (asphalt)
Hỗn hợp đông đặc của cốt liệu (6.4.6) khoáng và vữa (6.4.14) bitum.
6.4.31. Bi tum (bitumen)
Chất lỏng nhớt hoặc chất rắn chủ yếu gồm cacbuahydro và các dẫn xuất, chất này có thể hòa tan trong dầu mỏ, thường không bay hơi và mềm dần dần khi đun lên.
CHÚ THÍCH: Chất này thu được nhờ quá trình lọc dầu, và là chất cặn lắng tự nhiên hoặc là một bộ phận (6.1.3) của lớp át phan tự nhiên, mà trong đó có liên kết với các phân tử khoáng.
6.4.32. Vật liệu cách nhiệt (thermal insulation material/thermal insulating material US)
Vật liệu (6.1.1) có độ truyền nhiệt thấp, được dùng để chống lại sự truyền nhiệt nóng và lạnh
6.4.33. Vật liệu cách ly (insulating material)
Vật liệu (6.1.1) để ngăn cản hoặc giảm sự truyền nhiệt nóng, lạnh, truyền âm thanh và điện.
6.4.34. Lớp liên kết (bonding layer)
Lớp vữa (6.4.26) hoặc các vật liệu (6.1.1) khác phủ trên bê tông (6.4.15) đã cứng, để tăng độ liên kết với bê tông tươi nằm trên nó.
6.4.35. Keo dán/ Ma tít (sealant)
Vật liệu (6.1.1) ở trạng thái không định hình, được dùng ở các mối nối (5.5.30), được gắn vào bề mặt thích hợp trong mối nối (5.5.31) để ngăn sự xâm nhập của bụi, hơi ẩm và gas.
6.4.36. Lớp áo (coat)
Lớp liên tục của vật liệu phủ (6.4.37) tạo ra từ một lần phủ.
6.4.37. Vật liệu phủ (coating material)
Sản phẩm (6.1.2), như chất lỏng, bột nhão hoặc chất bột, mà khi dùng trên bề mặt, nó tạo ra một màng bảo vệ, trang trí hoặc các tính chất (9.1.3) cụ thể khác hoặc tất cả các yếu tố trên.
6.4.38. Sơn (paint)
Vật liệu phủ (6.4.37) có màu để tạo ra lớp màng không trong suốt.
6.4.39. Lớp áo chính (priming coat)
Lớp áo (6.4.36) thứ nhất được quét trực tiếp trên lớp nền (6.1.18).
6.4.40. Lớp keo dán (sealer)
Chất lỏng được dùng trên bề mặt hút nước, mà khi khô, sẽ làm giảm khả năng hút nước của bề mặt.
6.4.41. Chất bả (filler)
Pha chế ở dạng đặc như bột nước, được dùng trước khi sơn, để xóa bỏ các khuyết tật (9.3.76) nhỏ trên bề mặt hoặc để tạo ra mặt nhẵn, thậm chí phẳng, hoặc cho cả hai mục đích trên
6.4.42. Chất làm chậm sự đóng rắn trên bề mặt (surface retarder)
Vật liệu phủ (6.4.37) dùng trên bề mặt khuôn (7.3.7) để làm chậm sự đóng rắn trên bề mặt của bê tông (6.4.15) để bề mặt có thể được tháo ra dễ dàng sau khi tháo dỡ ván khuôn (7.1.36) và để tạo mặt hoàn thiện (9.3.66) của cốt liệu (6.4.6) lộ ra ngoài hoặc tạo ra bề mặt thô ráp (9.3.73).
6.4.43. Lớp độn trần (pugging/deafening fill US)
Cát hoặc các vật liệu (6.1.1) tương tự độn phía trên trần (5.2.17) giữa các dầm nhỏ (5.1.16), để cách âm.
6.4.44. Lớp vữa trát (bed)
Lớp vật liệu (6.1.1) trát trên bề mặt một đơn vị khối xây (6.4.48), ngói/viên lát (5.2.6) hoặc các thành phần (6.1.3) tương tự.
6.4.45. Lớp bê tông lót (blinding)
Lớp, thường là bê tông (6.4.15) có độ dày từ 50mm đến 100mm, đổ trên đất (6.2.2) để làm kín đất nền (6.2.1) và tạo ra bề mặt sạch cho việc thi công xây dựng (7.1.1).
6.4.46. Vữa lót (bedding mortar)
Vữa (6.4.26) để lót cho một đơn vị khối xây (6.4.48) và để chịu lực.
6.4.47. Lõi cứng (hardcore)
Tảng vật liệu (6.1.1) cứng, dùng để độn nền (6.2.1) dưới một bộ phận công trình (5.5.6), [một bản sàn (5.1.35) hoặc một con đường (3.3.1)].
VÍ DỤ: Đá (6.2.4), gạch (6.4.49), xỉ lò hoặc bê tông (6.4.15).
6.4.48. Đơn vị khối xây (mansonry unit)
Bộ phận (6.1.3) trong khối xây (5.5.12).
6.4.49. Gạch (brick)
Đơn vị khối xây (6.4.48) có chiều dài (9.2.18) không vượt quá 338 mm, chiều rộng (9.2.16) không quá 113 mm và chiều dày (9.2.24) không quá 113 mm.
6.4.50. Gạch xây/gạch chịu lửa (engineering brick/ fire brick US/engineered brick US)
Gạch (6.4.49) đất sét nung có một nửa khối lượng là thủy tinh và đặc dùng để hạn chế sự hấp thu nước và tăng cường độ chịu nén (9.3.33).
6.4.51. Gạch cắt (wire – cut brick)
Gạch (6.4.49) sản xuất bằng cách cắt đất sét bằng dây thép trước khi nung.
6.4.52. Chất ngâm tẩm gỗ (wood preservative)
Hóa chất dùng để ngâm tẩm gỗ (6.3.2) và các sản phẩm (6.1.2) gỗ, để chống lại sự tấn công và sự mục rữa gây ra bởi vi sinh vật phá hoại gỗ (6.3.1).
6.4.53. Cáp (cable)
Tập hợp các dây song song, có chiều dài (9.2.18) đáng kể, tạo ra tiết diện tròn đặc chắc.
6.4.54. Dây thừng (rope)
Tập hợp các dây có chiều dài (9.2.18) đáng kể, xoắn theo hình xoắn ốc trong 1 hoặc nhiều lớp quanh lõi (5.5.62).
7. Thi công, hồ sơ và trang thiết bị
7.1. Thi công
7.1.1. Công tác xây dựng/thi công/thi công xây dựng (construction work/construction US)
Các hoạt động để tạo thành công trình xây dựng (3.1.1).
7.1.2. Công tác mộc/nghề mộc (joinery work)
Nghề sản xuất và lắp đặt đồ mộc (5.5.18).
7.1.3. Xây dựng dân dụng/công tác xây dựng dân dụng (civil engineering work)
Các công việc để xây dựng công trình xây dựng dân dụng.
7.1.4. Sự xây dựng (building)
Các hoạt động để tạo thành một tòa nhà (3.1.3).
7.1.5. Bơm thoát nước (dewatering)
Quá trình để hạ mức (9.2.32) nước ngầm cục bộ.
7.1.6. Công tác đất (earthwork/excavation work US)
Công việc đào, đắp hoặc làm dốc nền đất (6.2.1).
7.1.7. Công tác khoan (auger boring)
Kỹ thuật tạo lỗ trong đất (6.2.1), thường để lắp đặt ống (5.4.17) hoặc cọc khoan nhồi (5.1.80), được thực hiện nhờ hoạt động của mũi khoan quay tròn đồng thời với việc đất được chuyển đi.
7.1.8. Kê/chống (underpinning)
Đưa thêm vật đỡ vào dưới kết cấu (5.1.2) có sẵn.
7.1.9. Lắp dựng trên công trường (site assembly)
Lắp các bộ phận (6.1.3) vào nhau trên công trường (3.1.6).
7.1.10. Lắp đặt ống nước (plumbing)
Lắp đặt hệ thống cấp nước (5.4.5).
Nghĩa khác: Hệ thống ống nước (5.4.5).
7.1.11. Công nghệ xử lý nước (water engineering)
Kỹ thuật xử lý dòng chảy (9.3.41), kiểm soát, xử lý và sử dụng nước.
7.1.12. Công nghệ không đào xới (trenchless technology)
Kỹ thuật lắp đặt, thay thế hoặc làm mới ống (5.4.17) hoặc ống dẫn (5.4.13) nằm dưới cao độ mặt đất (9.2.33) để hạn chế tối thiểu việc đào xới vật liệu (6.1.1) lên khỏi bề mặt.
7.1.13. Đặt ống (pipelaying)
Thi công đặt và nối (7.1.39) các ống (5.4.17) và thử kết quả của việc lắp ráp (5.5.5).
7.1.14. Công tác đóng cọc (pipe ramming/pile driving US)
Kỹ thuật đặt ống (5.4.17) hoặc ống dẫn (5.4.13) trong khi một ống chống được khoan đưa xuống lòng đất (6.2.1): kỹ thuật này sử dụng búa đóng và đất bên trong được chuyển đi khi ống chống đi xuống.
7.1.15. Kỹ thuật nổ ống (pipe bursting)
Kỹ thuật để lắp đặt ống (5.4.17) trong đó sử dụng thiết bị mở ra phá ống có sẵn từ bên trong để lắp đặt ống mới vào đúng vị trí đó.
7.1.16. Kỹ thuật kích cọc (pipe jacking/pipe- ramming US/ramming US)
Kỹ thuật để lắp đặt ống (5.4.17) hoặc ống dẫn (5.4.13) xuống lòng đất (6.2.1), trong đó ống hoặc ống dẫn được đẩy xuống dưới bằng kích thủy lực và đất bùn được đưa lên từ cạnh đường dẫn.
7.1.17. Máy khoan hầm cực nhỏ (microtunnelling)
Kỹ thuật để lắp đặt ống (5.4.17) hoặc ống dẫn (5.4.13) bằng kỹ thuật kích cọc (7.1.16) trong đó có sử dụng máy khoan hầm (3.3.18) nhỏ, có thể lái và được điều khiển từ xa. Các vật liệu (6.1.1) đào, được chuyển lên hoặc bằng mũi khoan máy hoặc dưới dạng bùn lỏng.
7.1.18. Khoan đẩy (thrust boring)
Kỹ thuật để lắp đặt ống (5.4.17) hoặc ống dẫn (5.4.13) trong đó một ống chống được khoan xuống lòng đất (6.2.1) bằng đẩy thủy lực, và từ bên trong đất bùn được đẩy lên khi ống chống đi xuống.
7.1.19. Thiết kế nhờ sự trợ giúp của máy tính (computer aided design CAD)
Sử dụng máy tính cho việc thiết kế đồ họa và phác thảo.
7.1.20. Phân tích đa chiều (dimensional analysis)
Cơ sở cho thiết kế và vận hành các mô hình vật lý có tỷ lệ, ví dụ như mô hình thủy lực, được dùng để dự báo hoạt động của nguyên mẫu.
7.1.21. Mô hình toán học (mathematical modeling)
Kỹ thuật sử dụng toán đơn thuần cho việc đoán trước trạng thái (ví dụ của kết cấu hoặc hệ thống) dưới ảnh hưởng của một vài biến đổi.
7.1.22. Mạng lưới (network)
Mô tả dạng toán học hoặc biểu đồ của một hệ thống các phần liên kết với nhau.
7.1.23. Nút (node).
Thành phần của mạng lưới (7.1.22), đại diện cho chỗ giao nhau hoặc điểm nối.
7.1.24. Liên kết (link)
Thành phần của mạng lưới (7.1.22), giữa hai nút (7.1.23).
7.1.25. Đo lường/đo (measurement)
Hoạt động đo một vật thể để xác định giá trị về số lượng.
Nghĩa khác: Kết quả đo (9.1.6).
7.1.26. Định vị (setting out/layout US/laying out US)
Sự thiết lập dấu hiệu và đường nét để xác định vị trí và cao độ (9.2.32) của các thành phần hay các bộ phận (6.1.3) chính phục vụ cho việc thi công xây dựng (7.1.1). Nhờ đó mà công việc có thể được tiến hành cùng với sự tham khảo đường và dấu hiệu đó.
7.1.27. Lấy mẫu (sampling)
Lựa chọn các vật thể, hoặc một phần của vật liệu (6.1.1) để tạo mẫu (9.4.1).
7.1.28. Kiểm soát chất lượng (quality control)
Kỹ thuật vận hành và các hoạt động để đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng (9.1.12).
7.1.29. Định lượng mẻ trộn (batching)
Đo riêng rẽ các thành phần của một mẻ trộn (9.4.7).
7.1.30. Sàng lọc (sieving)
Việc tách riêng các vật liệu (6.1.1) dạng hạt theo các cỡ (9.2.2) hạt khác nhau, trong quy trình sản xuất, bằng cách dùng sàng.
7.1.31. Sàng kim loại (screening)
Việc tách riêng các vật liệu (6.1.1) dạng hạt theo các cỡ (9.2.2) hạt khác nhau trong quy trình sản xuất, bằng cách dùng sàng kim loại (7.3.18).
7.1.32. Sử dụng ký hiệu (signing)
Kế hoạch, chế tạo, lắp đặt, quản lý và sử dụng tín hiệu, bảng hiệu (5.5.67) (5.5.68).
7.1.33. Lắp kính (glazing)
Việc lắp đặt cửa kính (6.1.20).
Nghĩa khác: Kính (6.1.20)
7.1.34. Xử lý bề mặt (surface treatment)
Quá trình làm thay đổi bề mặt mà không dùng vật liệu phủ (6.4.37).
7.1.35. Tháo dỡ mặt nền (stripping)
Tháo bỏ vật liệu phủ (6.4.37), áo (6.4.36) kim loại, hoặc giấy dán tường (5.5.6) khỏi bề mặt nền (6.1.18).
7.1.36. Tháo dỡ ván khuôn (striking/stripping US)
Tháo dỡ ván khuôn (7.3.7) khỏi bề mặt bê tông (6.4.15) đã cứng.
7.1.37. Tăng tốc độ để đạt cường độ (accelerated curing)
Việc tăng tốc độ đạt được cường độ [ví dụ của bê tông (6.4.15)] bằng cách dùng nhiệt hoặc phụ gia (6.4.1).
7.1.38. Bọc, bao phủ (coating)
Quá trình tạo ra lớp áo (6.4.36).
7.1.39. Liên kết (jointing/connecting US)
Quá trình tạo ra mối nối (5.5.30).
7.1.40. Bảo trì (maintenance)
Kết hợp tất cả các hoạt động kỹ thuật và quản lý hành chính trong suốt vòng đời kỹ thuật (9.3.84) của các thành phẩm, với mục đích để duy trì trạng thái có thể đảm nhiệm được chức năng yêu cầu của chúng.
7.1.41. Bảo tồn (conservation)
Công tác bảo trì (7.1.40) được tiến hành để gìn giữ bề ngoài của tòa nhà (3.1.3) hoặc kết cấu (3.1.4) đặc biệt là công trình lịch sử, hoặc để giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên.
7.1.42. Sự bảo tồn (preservation/historic preservation US)
Bảo vệ (9.3.87) nhà cổ hoặc công trình lịch sử hoặc các kết cấu (3.1.4) khỏi bị phá hủy hoặc mục nát.
7.1.43. Sự phục chế (restoration)
Đưa vật thể về hình dạng hoặc trạng thái ban đầu.
7.1.44. Sự khôi phục (reconstitution)
Sự phục chế (7.1.43) bao gồm việc tháo dỡ và lắp nối các phần lại với nhau.
7.1.45. Sự xây dựng lại (reconstruction)
Sự tạo lại một kết cấu (3.1.4) không còn tồn tại, trên cơ sở nghiên cứu về kiến trúc và địa chất.
7.1.46. Sự tái tạo lại (replaction)
Công trình (5.5.6) là bản sao chính xác của công trình (3.1.3) đang tồn tại.
7.1.47. Sự phục hồi lại (rehabilitation/rehab US)
Các công việc để đưa máy móc (5.4.11), công trình (3.1.3) hoặc công trình xây dựng dân dụng (3.1.2) trở lại điều kiện chức năng yêu cầu, thường là để nâng cao chất lượng.
7.1.48. Sự ổn định kết cấu (structural rehabilitation/stabilization US)
Việc áp dụng các phép đo được thiết kế để thiết lập lại sự ổn định về mặt kết cấu, chức năng hoặc cả hai, cho một tòa nhà (3.1.3) và các bộ phận đi kèm, trong khi đó về cơ bản vẫn giữ lại hình dạng hiện có.
7.1.49. Nâng cấp (refurbishment)
Việc sửa đổi và nâng cấp nhà máy (5.4.11), công trình (3.1.3) hoặc công trình xây dựng dân dụng (3.1.2) đang tồn tại để nâng cấp chúng trong điều kiện yêu cầu cao hơn.
7.1.50. Hiện đại hóa (modernization)
Nâng cấp trang thiết bị song song với việc nâng cấp các tiêu chuẩn và yêu cầu hiện tại.
7.1.51. Sửa chữa (repair)
Đưa vật thể trở lại điều kiện chấp nhận được, bằng cách làm mới, thay thế hoặc sửa chữa các phần bị mòn, hư hỏng hoặc xuống cấp.
7.1.52. Sự phục hồi (reinstatement)
Việc phục chế (7.1.43) và giữ gìn bề mặt đường (3.3.1) và mặt đất (10.1), thay thế hàng rào (5.5.74), dọn sạch mương và nguồn nước (10.8) và toàn bộ các vấn đề thi công tương tự, sau khi sửa chữa (7.1.51) hoặc thi công xây dựng (7.1.1).
7.1.53. Chuyển địa điểm (translocation/relocation)
Việc dịch chuyển một tòa nhà (3.1.3) hoặc kết cấu (3.1.4) khác ra khỏi công trường (3.1.6) hiện tại, sang một công trường khác.
7.1.54. Sự thay thế (alteration/renovation US)
Việc thay đổi hoặc bổ sung đặc tính hoặc điều kiện của tòa nhà (3.1.3), nhà máy (5.4.11), hoặc công trình xây dựng dân dụng (3.1.2).
7.1.55. Che phủ (capping)
Sử dụng vật liệu (6.1.1) sạch để che phủ vật liệu nhiễm bẩn.
7.1.56. Sự sục khí (aeration)
Việc cung cấp không khí hoặc ôxy.
7.1.57. Thay nước (flushing)
Việc tháo nhanh chóng một lượng nước với mục đích làm sạch.
7.1.58. Thổi cát (grit blasting/sand blasting US)
Phương pháp làm sạch hoặc hoàn thiện bằng cách dùng chất mài mòn trong dòng khí nén, có dùng thêm nước hoặc không.
7.1.59. Sự trét vữa vào mạch (pointing)
Việc chèn vữa (6.4.26) vào mối nối (5.5.30) giữa các đơn vị khối xây (6.4.48), để hoàn thiện (9.3.66).
7.1.60. Sự trét lại (repointing)
Lấy phần vữa (6.4.26) lỗi ra khỏi mối nối (5.5.30) nằm giữa các đơn vị khối xây (6.4.48), và sau đó lại trét vữa vào mạch (7.1.59).
7.1.61. Sự phân loại (classification)
Hành động hoặc quá trình phân loại.
Nghĩa khác: Cách phân loại (7.2.14)
7.2. Hồ sơ, tài liệu
7.2.1. Thông báo (information)
Sự kiện được truyền đi.
7.2.2. Thông tin (information)
Thông điệp để đại diện cho một nhân tố hoặc khái niệm trong quá trình thông tin liên lạc, để nâng cao kiến thức.
7.2.3. Thông tin dự án (project information)
Thông báo (7.2.1), thông tin (7.2.2) được tạo ra cho, hoặc sử dụng trong một dự án cụ thể.
7.2.4. Thông tin chung (general information/reference information US)
Thông báo (7.2.1), thông tin (7.2.2) được chuẩn bị cho một lượng thính giả nhiều hơn số người liên quan đến dự án.
7.2.5. Quản lý thông tin (management information)
Thông báo (7.2.1), thông tin (7.2.2) được sử dụng trong quản lý hoặc được tạo ra để phục vụ chức năng quản lý.
7.2.6. Giai đoạn (phase)
Phần của công việc, tách ra từ một dự án, theo một chương trình hoặc thỏa thuận cụ thể.
7.2.7. Kế hoạch công việc (plan of work/stagging plan US/project plan US)
Hồ sơ quy định chi tiết các giai đoạn chính trong thiết kế, công tác xây dựng (7.1.1) và bảo trì (7.1.40) của một dự án và xác định các nhiệm vụ chính và nhân sự.
7.2.8. Các điều khoản công việc (specification of works/specification US)
Tài liệu được soạn thảo, trong đó quy định rõ các yêu cầu của công trình xây dựng (3.1.1) cần được triển khai.
7.2.9. Bản thống kê (bill of quantities/bill of materials US)
Văn bản dùng trong dự thầu, thường theo một mẫu tiêu chuẩn, bao gồm danh mục số lượng công việc và thống kê vật liệu (6.1.1), nhân lực và các vấn đề khác được yêu cầu cho việc thi công xây dựng (3.1.1).
7.2.10. Bản vẽ (drawing)
Thông báo (7.2.1), thông tin (7.2.2) kỹ thuật đưa ra các thông tin, được thể hiện bằng đồ họa, theo các quy tắc và tỷ lệ đã được thỏa thuận
7.2.11. Sơ đồ (diagram)
Bản vẽ (7.2.10) trong đó có các ký hiệu đồ họa được sử dụng để chỉ rõ các chức năng của các bộ phận (6.1.3) trong một hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.
7.2.12. Bản vẽ thi công (production drawing/shop drawing US)
Một hoặc một bộ các bản vẽ (7.2.10) cho công trình xây dựng (3.1.1) hoặc cho việc chế tạo các cấu kiện (6.1.3) được thể hiện đúng kích cỡ và có tất cả các chú thích cần thiết.
7.2.13. Đồ họa vi tính (Computer graphics)
Phương pháp biến dữ liệu thành bản vẽ đồ họa và ngược lại nhờ máy tính.
7.2.14. Cách phân loại (classification)
Tập hợp các khái niệm được sắp xếp một cách có hệ thống, theo các đặc điểm (9.1.4) hoặc tiêu chuẩn đã chọn.
Nghĩa khác: Phân loại (7.1.61)
7.3. Trang thiết bị
7.3.1. Máy thi công (plant)
Máy sử dụng trong công tác xây dựng (7.1.1).
Nghĩa khác: Nhà máy (5.4.11)
7.3.2. Dụng cụ cầm tay (tool)
Công cụ cầm bằng tay, dùng để tiến hành thi công xây dựng (7.1.1).
7.3.3. Trang thiết bị công trường (site equipment/construction aids US)
Thiết bị cần thiết cho thi công xây dựng (7.1.1) nhưng không nằm trong sản phẩm cuối cùng.
7.3.4. Đồ gá lắp (attachment)
Thiết bị được gắn chặt hoặc liên kết, để thực hiện một công việc cụ thể.
7.3.5. Định tâm (centring)
Việc chống đỡ tạm thời cho việc xây dựng vòm (5.1.8) bên trên nó.
7.3.6. Dàn giáo (scaffold)
Kết cấu (5.1.2) tạm thời để tạo lối đi cho công nhân xây dựng (8.2) vào công trình xây dựng (3.1.1), và để đỡ vật liệu (6.1.1), thiết bị.
7.3.7. Ván khuôn (formwork)
Kết cấu (5.1.2) tạm thời hoặc lâu dài, để chứa bê tông (6.4.15) tươi và để đảm bảo hình dáng và kích cỡ (9.2.2) theo yêu cầu cho đến khi bê tông đông cứng lại.
7.3.8. Dàn giáo tạm (false work)
Kết cấu (5.1.2) tạm thời dùng để đỡ các kết cấu cố định khi chúng không tự đỡ được bản thân trong khi thi công xây dựng (7.1.1), sửa chữa hoặc phá dỡ.
7.3.9. Sự ốp ván và chống giằng (planking and strutting/shoring US)
Việc chống đỡ tạm thời một hoặc các cạnh của hố đào (3.2.2)
7.3.10. Sàn công tác (staging/bridge US/construction bridge US)
Sàn phẳng đã được chống đỡ.
7.3.11. Bàn chuẩn bị vật liệu (banker)
Sàn phẳng trên đó trộn bê tông (6.4.15), vữa (6.4.26), vữa trát (6.4.27) bằng thủ công; hoặc trên bề mặt đá (6.2.4) đã mài nhẵn.
7.3.12. Máy rải (spreader/trowel US)
Thiết bị điều chỉnh sự phân bố thành lớp mỏng cho các chất lỏng hoặc nửa lỏng.
7.3.13. Bàn xoa (float/screed US)
Dụng cụ cầm tay (7.3.2) thường là tấm (5.5.17) phẳng hình chữ nhật bằng thép hoặc gỗ (6.3.2), có tay cầm, được dùng để hoàn thiện bề mặt bê tông (6.4.15), vữa trát (6.4.27), hoặc vừa trát ngoài nhà (6.4.28).
7.3.14. Lưới an toàn (safety net)
Lưới làm từ sợi nhân tạo, dùng để tránh cho người và các vật nhỏ không rơi khỏi tòa nhà (3.1.3) hoặc các kết cấu (3.1.4) khác trong suốt quá trình thi công xây dựng (7.1.1).
7.3.15. Lưới chắn (containment net)
Lưới được bố trí thành dãy để kiểm soát và ngăn không cho các vật nhỏ, dụng cụ cầm tay (7.3.2) rơi xuống, hoặc để hạn chế bụi, hoặc để bảo vệ người không bị các vật rơi vào.
7.3.16. Băng tải, băng chuyền (conveyor)
Máy móc vận chuyển liên tục vật liệu (6.1.1) hoặc các đồ vật đi theo một đường dốc thoải (9.2.30) nhờ sử dụng dây đai, dây thừng (6.4.54), dây xích hoặc con lăn.
7.3.17. Cần trục (crane)
Thiết bị phối hợp với một cấu kiện (5.1.3) đỡ ở dưới và nâng thiết bị lên cao. Nhờ sự phối hợp này, tải trọng treo có thể được nâng lên, hạ xuống hoặc di chuyển theo phương ngang.
7.3.18. Sàng (screen)
Thiết bị để phân loại vật liệu (6.1.1) theo các kích cỡ (9.2.2), hoặc để tách chất rắn từ chất lỏng đi qua sàng.
Nghĩa khác: màn chắn, màn ngăn (screen) (5.2.50), (5.2.51).
7.3.19. Ống nivo (spirit level)
Thiết bị để biểu thị hoặc kiểm tra mức độ nằm ngang hoặc thẳng đứng, gồm một hoặc nhiều ống kín làm bằng thủy tinh (6.1.15) có khung (5.1.74) đỡ. Các ống thủy tinh này chứa chất lỏng và một bọt khí.
7.3.20. Khuôn, dưỡng (template)
Mẫu dùng để định hướng cho việc cắt; hoặc là sơ đồ (7.1.26) công việc
8. Người liên quan đến dự án xây dựng và người sử dụng
8.1. Người sử dụng/đối tượng sử dụng (user)
Đối tượng thiết kế của tòa nhà (3.1.3) hoặc các công trình xây dựng (3.1.1) khác bao gồm tổ chức, cá nhân, động vật, hoặc đồ vật.
8.2. Công nhân xây dựng (operative/laborer US/construction worker US)
Người thực hiện các công tác xây dựng (7.1.1) có liên quan đến lao động chân tay hoặc vận hành máy móc.
8.3. Khách hàng (client)
Cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm đề xuất, cung cấp tài chính và thông qua dự án.
8.4. Nhà thầu (contractor/builder US)
Cá nhân hoặc tổ chức đảm nhiệm việc thi công xây dựng (7.1.1) theo hợp đồng.
8.5. Nhà sản xuất (manufacturer)
Cá nhân hoặc tổ chức chế tạo vật liệu (6.1.1), sản phẩm (6.1.2), bộ phận (6.1.3) và các hạng mục khác.
8.6. Nhà cung cấp (supplier)
Cá nhân hoặc tổ chức cung cấp vật liệu (6.1.1), sản phẩm (6.1.2), nhưng không phải là nhà sản xuất (8.5), nhà chế tạo.
8.7. Chuyên gia (specifier)
Cá nhân hoặc tổ chức chuẩn bị các chỉ định kỹ thuật cho sản phẩm (6.1.2) hoặc cho việc thi công (7.2.8) như là một phần trong hồ sơ hợp đồng.
8.8. Tư vấn (consultant)
Cá nhân hoặc tổ chức cung cấp chỉ dẫn hoặc dịch vụ cụ thể cho một số vấn đề nhất định của một dự án.
9. Đặc điểm và tính năng
9.1. Các thuật ngữ cơ bản
9.1.1. Tính năng sử dụng (performance)
Khả năng của một sản phẩm (6.1.2) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chức năng theo điều kiện và trạng thái sử dụng.
9.1.2. Yêu cầu của người sử dụng (user requirement)
Những yêu cầu cần được đáp ứng.
9.1.3. Tính chất (property)
Các thuộc tính hoặc đặc điểm được yêu cầu của một hạng mục.
9.1.4. Đặc tính (characteristic)
Tính chất (9.1.3) để phân biệt toàn bộ các hạng mục cụ thể theo tiêu chí.
9.1.5. Thuộc tính (attribute)
Đặc tính (9.1.4) liên quan đến việc xem xét việc có đáp ứng được tính năng sử dụng (9.1.1) đưa ra hay không.
9.1.6. Kết quả đo (measurement)
Giá trị về số lượng có được nhờ đo lường (7.1.25).
Nghĩa khác: đo lường (measurement) (7.1.25).
9.1.7. Trị số đo/số đo (measure)
Trị số thể hiện về mặt số lượng.
9.1.8. Độ chính xác (accuracy)
Trị số đo (9.1.7) định lượng mức độ gần đúng với các giá trị tham chiếu được chấp nhận.
9.1.9. Sự chính xác (precision)
Trị số đo (9.1.7) định lượng mức độ tương đồng giữa các kết quả đo (9.1.6) riêng rẽ của cùng tính chất (9.1.3).
9.1.10. Sai số (tolerance)
Sự sai lệch chấp nhận được của một giá trị, kết quả đo (9.1.6) hoặc số lượng.
9.1.11. Công suất (capability)
Số đo (9.1.7) về khả năng vận hành và sử dụng.
9.1.12. Chất lượng (quality)
Tổng hợp các tính chất (9.1.3) có liên quan đến khả năng đáp ứng được các yêu cầu cụ thể.
9.1.13. Điểm chuẩn (datum)
Điểm tham chiếu cho một loạt các phép đo (7.1.25).
9.1.14. Lưới tọa độ (grid)
Khung có các đường nét dùng để tham chiếu.
9.1.15. Hệ số an toàn (factor of safety/safety factor US)
Hệ số áp dụng trong thiết kế đã có tính đến khả năng chưa biết các tình huống sẽ xảy ra.
9.1.16. Yêu cầu tính năng sử dụng (performance requirement)
Tính năng sử dụng (9.1.1) cần thiết hoặc được mong đợi đáp ứng.
9.1.17. Thẩm định (verification)
Việc cung cấp các chứng cớ hoặc kiểm chứng xem có đáp ứng được các yêu cầu tính năng sử dụng (9.1.16) hay không.
9.1.18. Thiết kế theo trạng thái giới hạn (limit-state design)
Thiết kế dựa trên trạng thái thực có tính đến sự không ổn định có liên quan đến tính chất (9.1.3) về cường độ và tải trọng (9.3.19) tác dụng.
9.2. Kích cỡ và kích thước
9.2.1. Kích thước (dimension)
Khoảng cách theo một hướng định sẵn hoặc dọc theo một đường hoặc một góc nhất định.
9.2.2. Kích cỡ (size)
Giá trị của kích thước (9.2.1) biểu thị bằng một đơn vị nhất định.
9.2.3. Kích cỡ danh nghĩa (nominal size/nominal dimension US)
Giá trị thiết kế của kích thước (9.2.2) sử dụng, dùng trong thiết kế sản phẩm (6.1.2) hoặc bộ phận. Giá trị này xấp xỉ bằng kích thước (9.2.1) chế tạo, nhưng không nhất thiết bằng kích cỡ thật (9.2.4)
9.2.4. Kích cỡ thật (actual size)
Kích cỡ (9.2.2) có được bằng đo lường (7.1.25)
9.2.5. Kích cỡ làm việc (work size)
Kích cỡ (9.2.2) của sản phẩm, được chỉ định cho quy trình chế tạo sao cho kích cỡ thật (9.2.4) nằm trong khoảng biến thiên (9.2.6) cho phép.
9.2.6. Độ lệch (deviation)
Sự khác nhau về đại số giữa kích cỡ (9.2.2) thực tế và kích thước yêu cầu tương ứng.
9.2.7. Hạt kích cỡ nhỏ (particle size fraction)
Các hạt cốt liệu (6.4.6) lọt qua sàng lớn hơn và bị giữ lại ở sàng nhỏ hơn, khi chúng đi qua 2 lớp sàng
9.2.8. Diện tích phủ bì (gross floor area/building area AU)
Toàn bộ diện tích sàn (5.2.10) trong tòa nhà (3.1.3) kể cả diện tích xây tường (5.1.7) ngoài.
9.2.9. Diện tích thông thủy (net floor area/fully endosed covered area AU)
Toàn bộ diện tích sàn (5.2.10) trong một tòa nhà (3.1.3) không kể diện tích xây tường (5.1.7) ngoài.
9.2.10. Nhịp (span)
Khoảng cách giữa các tâm điểm của hai gối tựa liền nhau.
9.2.11. Nhịp thông thủy, khẩu độ (clear span/free span US)
Khoảng cách giữa hai mặt đối diện nhau của 2 gối tựa.
9.2.12. Môđun (module)
Đơn vị của kích cỡ (9.2.2) được sử dụng như khoảng gia tăng liên tiếp trong việc điều hợp kích thước.
9.2.13. Lớp bảo vệ bê tông (concrete cover)
Khoảng cách giữa bề mặt bê tông (6.4.15) và mặt của cốt thép (6.4.17) hoặc bề mặt ống dẫn (5.4.13) của cáp ứng suất trước (5.1.24).
9.2.14. Lớp bảo vệ (cover)
Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đỉnh ống (5.4.17) dẫn ngầm hoặc của bộ phận công trình (5.5.6) ngầm khác, đến cao độ hoàn thiện mặt đất (9.2.34).
9.2.15. Chiều sâu (depth)
Kích thước (9.2.1) thẳng đứng phía dưới của một cao độ (9.2.32) tham chiếu nằm ngang.
CHÚ THÍCH: ở Mỹ depth chỉ dùng cho kích thước (9.2.1) nằm ngang của một phần lõm vào hoặc của mặt phẳng.
9.2.16. Chiều rộng (width)
Một trong hai kích thước (9.2.1) nằm ngang, thường có kích thước nhỏ hơn.
CHÚ THÍCH: kích thước lớn hơn là chiều dài (9.2.18).
9.2.17. Chiều rộng hữu hiệu (effective width)
Chiều rộng (9.2.16) sử dụng cho mục đích thiết kế.
9.2.18. Chiều dài (length)
Một trong hai kích thước (9.2.1) nằm ngang, thường có kích thước lớn hơn.
CHÚ THÍCH: Kích thước nhỏ hơn là chiều rộng (9.2.16)
9.2.19. Bước thang (going/run US)
Khoảng cách nằm ngang giữa hai ván đứng (5.5.23) liền nhau của thang, đo dọc theo hướng đi.
9.2.20. Chiều cao (height)
Kích thước (9.2.1) thẳng đứng phía trên của một cao độ (9.2.32) tham chiếu nằm ngang.
9.2.21. Độ mảnh (slenderness ratio)
Tỷ số giữa chiều dài (9.2.18) hữu dụng hoặc chiều cao (9.2.20) hữu dụng với bán kính quán tính (9.2.27) liên quan của mặt cắt ngang.
9.2.22. Đợt thang (stair headroom)
Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của phần trống phía trên đường dốc thang hoặc phía trên chiếu nghỉ (5.5.21).
9.2.23. Chiều cao bậc thang (rise)
Khoảng cách thẳng đứng giữa hai mặt trên của hai bậc thang (5.5.25) liên tiếp, hoặc giữa mặt bậc thang và sàn (5.2.10) hoặc giữa bậc thang và chiếu nghỉ (5.5.21).
9.2.24. Chiều dày (thickness)
Kích thước (9.2.1) tuyến tính được đo vuông góc với mặt phẳng chứa chiều dài (9.2.18) và chiều rộng (9.2.16).
9.2.25. Cỡ, khổ, mẫu, dưỡng (gauge/gage US)
Số đo (9.1.7) của chiều dày (9.2.24) của một tấm (6.1.9), một dải (6.1.11), dây kim loại hoặc của một sản phẩm (6.1.2) tương tự.
9.2.26. Độ thoải (batter)
Độ nghiêng của bề mặt so với phương thẳng đứng.
9.2.27. Bán kính quán tính (radius of gyration)
Khoảng cách từ đường hoặc điểm xa nhất tới trục quay của một cấu kiện (5.1.3).
9.2.28. Độ rơi (fall)
Sự chênh lệch cao độ (9.2.32) giữa điểm cao và điểm thấp của một mặt nghiêng.
9.2.29. Độ dốc (gradient)
Tỷ lệ khác nhau về cao độ (9.2.32) giữa hai điểm với khoảng cách nằm ngang giữa chúng.
9.2.30. Đường dốc/mặt dốc/độ dốc (slope)
Sự nghiêng của bề mặt phẳng so với phương nằm ngang.
9.2.31. Chiều dài đường dốc (slope length)
Chiều dài (9.2.18) của mặt dốc (9.2.30).
9.2.32. Cao độ/mức (level)
Giá trị của kích thước (9.2.1) thẳng đứng của một điểm, ở trên hoặc dưới một đường tham chiếu xác định.
9.2.33. Cao độ mặt đất (ground level/grade US)
Cao độ (9.2.32) tại bề mặt của khu đất (10.1).
9.2.34. Cao độ mặt đất hoàn thiện (finished ground level/ finished grade US)
Cao độ (9.2.32) của phần được lát hoặc bề mặt của khu đất (10.1) sau hoàn thiện hoặc sau công tác đất (7.1.6).
9.3. Các đặc tính sử dụng
9.3.1. Lỗ, chỗ lõm (sinking/recess US)
Phần thụt vào của một bề mặt.
9.3.2. Tính ổn định về kích thước (dimensional stability)
Trị số đo (9.1.7) của phạm vi mà tại đó vật liệu (6.1.1) hoặc sản phẩm (6.1.2) vẫn giữ được kích thước (9.2.1) và hình dạng khi chịu các điều kiện biến đổi của nhiệt độ và độ ẩm.
9.3.3. Không đối xứng (handed)
Tính chất (9.1.4) của bộ phận (6.1.3) không đối xứng hoặc của một tòa nhà (3.1.3) có kiểu dáng khác nhau giữa bên phải và bên trái.
9.3.4. Biên dạng (profile)
Đường bao ngoài khu đất (6.2.1) của một công trình xây dựng (3.1.1) hoặc của một sản phẩm (6.1.2) tại mặt cắt ngang.
9.3.5. Sự bám dính / bám dính (adhesion)
Trạng thái trong đó hai bề mặt gắn với nhau bằng các liên kết bề mặt.
9.3.6. Lực dính kết (cohesion)
Trạng thái trong đó các phần tử của một đơn chất được liên kết với nhau bởi lực hóa trị sơ cấp hoặc thứ cấp.
9.3.7. Dính/độ dính (bonding)
Mức độ hoạt động của keo dính (6.4.13).
Nghĩa khác: sự xếp mạch (bonding) (5.1.100).
9.3.8. Lực dính kết bê tông (concrete bond)
Sự bám dính (9.3.5) giữa bê tông (6.4.15) và cốt thép (6.4.17) để truyền lực (9.3.22) tại mặt giao nhau.
9.3.9. Sự phân lớp (delamination)
Sự phân tách của các lớp kề nhau của vật liệu (6.1.1).
9.3.10. Sự bóc vỏ (peeling)
Sự phân tách các phần trong một hoặc nhiều lớp áo (6.4.36), từ lớp bên dưới hoặc chỉ ở lớp nền (6.1.18).
9.3.11. Sự nứt vỡ (spalling)
Sự tách các mảnh vỡ ra khỏi bề mặt.
9.3.12. Độ kín nước (watertightness)
Chất lượng (9.1.12) công trình (5.5.6) không cho nước truyền qua.
9.3.13. Độ ẩm tối ưu (optimum moisture content)
Lượng ẩm của đất (6.2.2) hoặc vật liệu dạng hạt (6.1.1), mà tại đó một khối lượng nén nhất định sẽ có tỷ trọng (9.3.50) khô lớn nhất.
9.3.14. Độ xốp (porosity)
Đặc tính (9.1.4) của vật liệu (6.1.1) có lỗ hoặc chỗ rỗng, được tính bằng tỷ số của lỗ rỗng trên thể tích vật liệu.
9.3.15. Tính thấm nước (permeability)
Đặc tính (9.1.4) của vật liệu (6.1.1) cho phép xác định tốc độ các lưu chất đi qua nó do có độ chênh lệch áp suất.
9.3.16. Độ co ngót (shrinkago)
Sự giảm kích thước (9.2.1) hoặc thể tích, thường do sự giảm lượng hơi ẩm.
9.3.17. Độ hút ẩm (suction)
Khả năng của vật liệu (6.1.1) hấp thụ hơi ẩm từ vật liệu hoặc chất lỏng tiếp xúc với nó.
9.3.18. Tác động (action)
Lực (9.3.22) tác động lên kết cấu (5.1.2) hoặc lực do biến dạng (9.3.23) tác động lên kết cấu hoặc tạo ra nội lực.
9.3.19. Tải trọng/lực (load)
Lực (9.3.22) tác động lên kết cấu (5.1.2) hoặc cấu kiện (5.1.3).
9.3.20. Tải trọng bản thân (selfweight/dead load US)
Tải trọng (9.3.19) của chính các cấu kiện cố định và của các bộ phận (6.1.3) phi kết cấu của một tòa nhà (3.1.3).
9.3.21. Tải trọng tức thời/tải trọng động (imposed load/live load US)
Tải trọng (9.3.19), không phải tải trọng bản thân (9.3.20), tác dụng không liên tục gây ra do việc sử dụng tòa nhà (3.1.3) hoặc do mưa, tuyết, gió hoặc động đất.
9.3.22. Lực (force)
Tác động có thể đo được, gây ra chuyển động của vật thể, chẳng hạn như lực trọng lực hoặc lực tương tác.
9.3.23. Biến dạng (deformation)
Sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước (9.2.1) hoặc cả hai.
9.3.24. Độ biến dạng (strain)
Tỷ lệ giữa biến dạng (9.3.23) với kích thước (9.2.1) ban đầu.
9.3.25. Ứng suất (stress)
Lực (9.3.22) trên một đơn vị diện tích.
9.3.26. Tải trọng ngẫu nhiên (accidental load)
Tải trọng (9.3.19) không dự báo trước được một cách cụ thể bởi vì nó có thể không xảy ra nhưng vẫn được tính đến trong thiết kế.
9.3.27. Tải trọng tức thời (impact load)
Tải trọng (9.3.19) xuất hiện do bị tác động một cách đột ngột
9.3.28. Tải trọng gió (wind action/ wind load US)
Tác động (9.3.18) gây ra bởi áp lực gió.
9.3.29. Tải trọng động đất (seismic action/ seismic load US)
Tác động (9.3.18) gây ra bởi động đất.
9.3.30. Độ đàn hồi (elasticity)
Đặc tính (9.1.4) của một vật liệu (6.1.1), sản phẩm (6.1.2), hoặc một bộ phận công trình (5.5.6), cho phép nó trở lại hình dạng ban đầu sau khi bỏ lực (9.3.22) đã tạm thời gây ra sự biến dạng.
9.3.31. Độ dẻo (plasticity)
Đặc tính (9.1.4) của một vật liệu (6.1.1), bị gây ra bởi ứng suất (9.3.25), nhờ đó mà biến dạng (9.3.23) vẫn được duy trì sau khi đã bỏ ứng suất đó.
9.3.32. Sự nén (compression)
Trạng thái của phần cấu kiện do tác động của lực (9.3.22) làm co ngắn lại.
9.3.33. Cường độ chịu nén (compressive strength)
Khả năng chịu lực (9.3.22) chống lại sự nén (9.3.32)
9.3.34. Cường độ chịu cắt (shear strength)
Khả năng chịu lực (9.3.22) chống lại sự cắt (9.3.35).
9.3.35. Sự cắt / trạng thái cắt (shear)
Trạng thái của phần cấu kiện có xu hướng tách rời hoặc gây ra sự trượt tương đối của các mặt phẳng kề liền nhau, khi phần cấu kiện đó chịu các lực (9.3.22) bằng nhau, song song ngược chiều nhau.
9.3.36. Cường độ chịu uốn (bending strength)
Khả năng của một cấu kiện bắc qua các trụ đỡ chống lại lực (9.3.22) tác động theo hướng vuông góc với trục chính của cấu kiện đó.
9.3.37. Cường độ chịu kéo (tensile strength)
Khả năng chịu lực (9.3.22) tác động theo hướng ngược lại song song với trục chính.
9.3.38. Ứng suất dính kết (bond stress)
Ứng suất (9.3.25) ở trạng thái cắt (9.3.55) tác động lên phần giao nhau của hai bề mặt
9.3.39. Giới hạn chảy (yield point)
Điểm được xác định nhờ quan hệ tải trọng (9.3.19)/ biến dạng (9.3.23), tại đó lực (9.3.22) gia cường tác dụng vào vật liệu (6.1.1) được ngưng lại và vật liệu bị biến dạng theo kiểu đàn hồi.
9.3.40. Độ mỏi (creep)
Sự tăng độ biến dạng (9.3.24) theo thời gian, dưới tác động của tải trọng (9.3.19) không đổi.
9.3.41. Dòng chảy (flow)
Lưu lượng chất lỏng đi qua một tiết diện ngang nhất định trong một đơn vị thời gian.
9.3.42. Dòng chảy ngược (backflow)
Dòng chảy (9.3.41) theo hướng ngược lại với hướng dự kiến.
9.3.43. Cột áp suất (head)
Năng lượng (10.10) của dòng chảy thể hiện bằng kích thước (9.2.1) tuyến tính thẳng đứng.
Nghĩa khác: lanhtô cửa (head) (5.3.48)
9.3.44. Áp suất âm (negative pressure)
Áp suất thấp hơn áp suất khí quyển.
9.3.45. Áp suất dương (positive pressure)
Áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
VÍ DỤ: Áp suất trong ống.
9.3.46. Áp suất danh nghĩa (nominal set pressure)
Áp suất đặt trước cho việc chế tạo và được đánh dấu bởi nhà sản xuất (8.5).
9.3.47. Hiệu suất áp suất (rating pressure)
Áp suất tại đó công suất xả ra (9.3.57) của van (5.4.54) phù hợp với dòng chảy (9.3.41) thay đổi.
9.3.48. Áp suất đóng (closing pressure)
Áp suất lúc van (5.4.54) đóng lại sau khi đã đạt được áp suất tỷ đối (9.3.47).
9.3.49. Áp suất mở ban đầu (initial opening pressure)
Áp suất lúc van (5.4.54) được mở lần đầu tiên sau một khoảng thời gian chứa.
9.3.50. Trọng lượng riêng/khối lượng riêng (density)
Khối lượng trên một đơn vị thể tích, thường được thể hiện bằng kilogam trên mét khối.
CHÚ THÍCH: Độ ẩm của vật liệu (6.1.1) hút ẩm ảnh hưởng tới khối lượng và thể tích nên cần phải biết được độ ẩm khi xác định tỷ trọng.
9.3.51. Trọng lượng riêng biểu kiến (apparent density)
Trọng lượng riêng (9.3.50) của vật liệu (6.1.1) kể cả lỗ rỗng bên trong nó.
9.3.52. Hoạt động hiếm khí (anaerobic action)
Quá trình sinh học không có mặt của oxy.
9.3.53. Hoạt động hiếu khí (aerobic action)
Quá trình sinh học có mặt của oxy.
9.3.54. Dòng chảy mùa khô (dry weather flow/ DWF)
Dòng chảy (9.3.41) của nước thải (10.19) tại nơi xử lý, mà không bị ảnh hưởng bởi nước mưa hoặc tuyết tan.
9.3.55. Độ dốc thủy lực (hydraulic gradient)
Mặt cắt bề mặt tự do của dòng nước trong kênh, mương (5.4.16); hoặc là đường thẳng nối các điểm mà tại đó dòng nước trong ống dẫn (5.4.14) kín sẽ tăng lên ở ống (5.4.17) hở được nối lên từ ống dẫn.
9.3.56. Lưu lượng cực đại (peak flow)
Lượng lưu chất lớn nhất đi qua một mặt cắt nhất định trong một đơn vị thời gian.
9.3.57. Sự tháo/dòng chảy ra/xả ra (discharge)
Dòng chảy (9.3.41) thoát ra khỏi chỗ chứa.
9.3.58. Độ rọi (illuminance)
Tỷ số giữa quang thông (9.3.60) trên một phần bề mặt, với diện tích của phần bề mặt đó.
9.3.59. Độ sáng (luminance)
Trị số đo (9.1.7) của yếu tố kích thích tạo ra cảm giác về ánh sáng, được tính bằng cường độ ánh sáng (9.3.61) tỏa ra hoặc phản chiếu theo một hướng xác định từ thành phần bề mặt đem chia cho diện tích của thành phần đó theo cùng một hướng.
9.3.60. Quang thông (luminous flux)
Giá trị về lượng chuyển hóa từ năng lượng (10.11) tỏa ra theo dạng bức xạ, được xác định bằng cách đánh giá bức xạ theo độ nhạy cảm quang phổ của mắt người.
9.3.61. Cường độ ánh sáng (luminous intensity)
Tỷ số giữa quang thông (9.3.60) thoát khỏi nguồn và tập trung lại trên một đơn vị góc khối đã được định hướng với đơn vị góc khối đó.
9.3.62. Độ kiềm (alkanlinity)
Khả năng tương tác với ion hyđrô của môi trường nước.
9.3.63. Độ axít (acidity)
Khả năng tương tác với ion OH– của môi trường nước.
9.3.64. Nồng độ (concentration)
Số đo (9.1.7) về lượng của một chất, được tính theo đơn vị khối lượng của hợp chất ở dạng hòa tan, dạng lỏng hoặc khí, như là một phần của toàn bộ tổng số.
9.3.65. Sự kết tinh (efforescence)
Tinh thể của muối hòa tan lắng lại trên bề mặt khi nước bốc hơi và bay đi.
9.3.66. Mặt hoàn thiện (finish)
Bề mặt (9.3.67) và điều kiện của bề mặt sau quá trình xử lý.
9.3.67. Vân bề mặt/bề mặt (texture)
Đặc tính (9.1.4) nhìn thấy và sờ được của bề mặt.
9.3.68. Vân rạn (flame textured)
Bề mặt ráp do sự nứt vỡ (9.3.11) vì nhiệt độ nung cao.
9.3.69. Bề mặt bị mài (honed)
Tình trạng bề mặt trở nên bóng mờ hoặc đục.
9.3.70. Sự phong hóa (weathering)
Sự thay đổi màu sắc hoặc vân bề mặt (9.3.67) hoặc cấu trúc bề mặt do tác động của nhiều yếu tố.
9.3.71. Mài mòn (weathered)
Trạng thái có bề mặt trở nên dốc để nước mưa chảy đi.
9.3.72. Bị phong hóa (weathered)
Tác động lên bề mặt gây bởi sự phong hóa (9.3.70).
9.3.73. Độ nhám/độ sần sùi (key)
Tính thô ráp của bề mặt tạo ra các liên kết vật lý để gắn kết hai mặt phẳng với nhau.
9.3.74. Khiếm khuyết (imperfection)
Điểm đặc trưng là làm hỏng bề ngoài hoặc làm giảm chất lượng (9.1.12)
9.3.75. Khuyết tật (blemish)
Điểm đặc trưng là làm hư bề mặt ngoài nhưng không làm giảm chất lượng (9.1.12).
9.3.76. Khuyết tật (defect)
Sai sót (9.3.78) hoặc biến dạng (9.2.6) do các điều kiện đã được xác định của vật liệu (6.1.1), tổ hợp (5.5.5) hoặc bộ phận (6.1.3).
9.3.77. Phế liệu (reject)
Vật liệu (6.1.1) hoặc sản phẩm (6.1.2) không được chấp nhận vì không đáp ứng được các quy định thiết yếu.
9.3.78. Sai sót (fault)
Sự không đáp ứng đầy đủ để thực hiện chức năng.
9.3.79. Tính thích nghi (adaptability)
Khả năng có thể được thay đổi hoặc được bổ sung để thích hợp với mục đích riêng.
9.3.80. Khả năng tiếp cận (accessibility)
Khả năng dễ dàng xâm nhập vào một không gian (4.1.1).
9.3.81. Độ tin cậy (reliability)
Khả năng của một bộ phận (6.1.3) hoặc bộ phận công trình (5.5.6) để đảm nhiệm được một chức năng yêu cầu trong điều kiện nhất định và trong một khoảng thời gian định sẵn.
9.3.82. Độ an toàn kết cấu (structural safety)
Khả năng của một kết cấu (5.1.2) chịu tất cả các tác động (9.3.18), cũng như các hiện tượng đặc trưng xảy ra một cách ngẫu nhiên trong suốt thời gian thi công xây dựng (7.1.1) và trong quá trình sử dụng.
9.3.83. Tính bền vững (durability)
Khả năng (9.1.11) đảm nhiệm các chức năng yêu cầu trong một thời gian nhất định dưới ảnh hưởng của các tác nhân được dự kiến trong khi sử dụng.
9.3.84. Vòng đời kỹ thuật/tuổi thọ (service life)
Khoảng thời gian, kể từ sau khi lắp đặt, mà một tòa nhà (3.1.3) hoặc một phần tòa nhà đáp ứng hoặc vượt các yêu cầu tính năng sử dụng (9.1.16).
9.3.85. Khả năng làm việc (serviceability)
Khả năng đáp ứng hoặc vượt lên yêu cầu tính năng sử dụng (9.1.16) có liên quan.
9.3.86. Chi phí (cost)
Số tiền trả (hoặc phải trả) bởi người mua cho một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một công việc đã hoàn thành.
9.3.87. Bảo vệ (protection)
Ngăn cản các tác hại tới chức năng, do môi trường hoặc do ngẫu nhiên.
9.3.88. Bảo đảm chất lượng (quality assurance)
Các hoạt động có kế hoạch và hệ thống để tin rằng hạng mục sẽ đáp ứng yêu cầu chất lượng (9.1.12) đặt ra.
9.3.89. Tính ổn định (maintainability)
Khả năng của bộ phận (6.1.3) hoặc bộ phận công trình (5.5.6) duy trì ở trạng thái có thể đảm nhiệm các chức năng yêu cầu hoặc trạng thái phục hồi lại sau khi xảy ra sai sót (9.3.78).
9.3.90. Khả năng cư trú (habitability)
Đặc tính (9.1.4) của một tòa nhà (3.1.3) hoặc không gian (4.1.1), đáp ứng được yêu cầu về trú ngụ cho người sử dụng.
9.3.91. Mức độ an ninh (security level)
Số đo (9.1.7) mức độ bảo vệ (9.3.87) chống lại các đột nhập bất hợp pháp.
9.4. Tính chất thử nghiệm
9.4.1. Mẫu (sample)
Một hoặc nhiều vật trong một đống được lấy làm đại diện, hoặc một phần được lấy ngẫu nhiên từ một lượng lớn của vật liệu (6.1.1), dùng để đánh giá.
9.4.2. Mẫu thí nghiệm (laboratory sampte)
Mẫu (9.4.1) dùng cho thí nghiệm đánh giá.
9.4.3. Lượng thử nghiệm (test portion)
Một phần của mẫu (9.4.1) dùng trong một thử nghiệm đơn lẻ.
9.4.4. Mẫu thử nghiệm (test specimen)
Mẫu (9.4.1) dùng trong một thử nghiệm đơn lẻ để xác định một tính chất (9.1.3).
9.4.5. Thí nghiệm chấp nhận (acceptance testing)
Thí nghiệm để xác minh một lô (9.4.8) hoặc một mẻ trộn (9.4.7) đáp ứng được những yêu cầu cụ thể.
9.4.6. Thí nghiệm chứng nhận (approval testing)
Thí nghiệm để chứng minh một thành phẩm là thiết bị hoạt động và sử dụng được.
9.4.7. Mẻ trộn (batch)
Số lượng vật liệu (6.1.1) hoặc một lô sản phẩm được chế tạo hoặc sản xuất theo cùng một phương pháp, tại cùng một thời điểm, dưới cùng điều kiện và do đó sẽ có khả năng giống hệt nhau hoặc đồng nhất.
9.4.8. Lô/ đống (lot)
Một số lượng sản phẩm (6.1.2) nhất định,
10. Môi trường và quy hoạch vật thể
10.1. Vùng đất/khu đất (land)
Bề mặt của vỏ trái đất ngoại trừ đại dương, thường được đánh dấu bởi địa hình tự nhiên, hoặc biên giới chính trị hoặc biên giới chủ quyền.
10.2. Quy hoạch vật thể (physical planning)
Chuẩn bị cho việc đề xuất sử dụng vùng đất (10.1), trong một phạm vi địa lý và được kiểm soát về vấn đề phát triển.
10.3. Môi trường (environment)
Các điều kiện tự nhiên, nhân tạo kể cả điều kiện vật lý bên ngoài, có thể ảnh hưởng tính năng sử dụng (9.1.1) và việc sử dụng của một tòa nhà (3.1.3), công trình dân dụng (3.1.2) hoặc một phần công trình xây dựng.
10.4. Cải tạo môi trường (environmental improvement)
Sự phục hồi lại (7.1.47) của một khu vực.
10.5. Giao thông (traffic)
Chuyển động theo hướng xe cộ, người, hoặc động vật.
10.6. Phố dành cho người đi bộ (pedestrian street)
Khu vực cấm các phương tiện giao thông (10.5) trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ để làm khu vực đi bộ (10.7) tại thời điểm kinh doanh, nhưng vẫn cho phép xe cộ lưu thông trong các thời điểm khác.
10.7. Khu vực đi bộ (pedestrian area)
Khu vực dành riêng cho người đi bộ và chỉ đôi khi mở cho giao thông (10.5) cơ giới khi cần phân luồng, làm sạch hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
10.8. Kênh đào (watercourse/ swale US)
Đường dẫn chảy dọc bởi trọng lực thường ở dạng tự nhiên.
10.9. Nhiên liệu (fuel)
Vật chất dùng để tạo nhiệt bằng cách đốt cháy hoặc thông qua phản ứng hạt nhân.
10.10. Năng lượng (energy)
Khả năng hoạt động ở dạng nhiệt, ánh sáng, âm thanh, điện, không khí, nước và các chuyển động khác.
10.11. Công suất (power)
Tỷ lệ truyền năng lượng (10.10).
10.12. Phế liệu (residue)
Vật liệu (6.1.1) còn lại sau khi tiêu thụ hoặc sau một quá trình.
10.13. Chất thải (waste)
Phế liệu (10.12) để xử lý hoặc tái sử dụng.
10.14. Chất thải rắn (solid waste)
Chất thải (10.13) không có đủ thành phần để chảy tự do.
10.15. Chất thải công nghiệp (industrial waste)
Chất thải (10.13) từ các hoạt động hoặc quy trình công nghiệp.
10.16. Chất thải thương mại (commercial waste)
Chất thải (10.13) từ các hoạt động của các cơ sở thương mại, kinh doanh, buôn bán hoặc từ các văn phòng chính phủ, trụ sở cơ quan.
10.17. Chất thải sinh hoạt (household waste/garbage US)
Chất thải (10.13), không phải là chất thải nguy hiểm (10.18), sinh ra từ các hoạt động của các đơn vị ở (3.4.2) riêng lẻ.
10.18. Chất thải nguy hiểm (hazardous waste)
Chất thải (10.13), có thể có hại hoặc nguy hiểm cho người, hoặc có thể ảnh hưởng bất lợi tới chuỗi sinh học.
10.19. Nước thải (wastewater/ sewage US)
Nước thải ra sau khi đã được sử dụng của một hộ gia đình hoặc một quy trình sản xuất, hoặc các loại nước khác trong hệ thống kết hợp, và nước được chảy vào cống (5.4.41).
10.20. Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater / domestic sewage US)
Nước thải (10.19) từ các thiết bị (5.4.7) trong bếp, phòng (4.1.3) giặt, lavabo, phòng tắm, nhà xí (4.3.4) và các trang thiết bị tương tự.
10.21. Nước thải công nghiệp (trade effluent/ trade wastewater/ commercial sewage US)
Nước thải (10.19) từ các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
10.22. Nước cống (foulwater/ sewage US)
Nước thải (10.19) được vận chuyển trong các ống dẫn (5.4.17) ngầm.
10.23. Nước mặt (surface water)
Nước chảy phía trên, đọng lại từ bề mặt của tòa nhà (3.1.3), của các kết cấu (3.1.4) khác hoặc đất đá (6.2.1).
10.24. Nước thẩm thấu (run-off/ stormwater US)
Kết quả của sự thẩm thấu nước mặt (10.23).
10.25. Cống thoát nước mưa (storm sewage)
Nước ngập (10.26) kết hợp với nước thải (10.19), chảy từ cống (5.4.41) theo ống tràn.
10.26. Nước ngập (stormwater/ floodwater US)
Nước mặt (10.23) sau các trận mưa lớn.
10.27. Bùn (sludge)
Chất rắn được tách khỏi các loại nước thải (10.19) khác nhau thông qua quy trình xử lý tự nhiên hoặc nhân tạo.
10.28. Sự đội lên do băng giá (frost heave)
Mặt đất (6.2.2) bị nhô lên do việc tích lũy băng tuyết trong lớp đất dưới.
10.29. Sự lún xuống (settlement)
Sự chuyển động tụt xuống của đất (6.2.2) do bị nén (9.3.32) hoặc lèn chặt, hoặc chuyển động tụt xuống của một tòa nhà (3.1.3) hoặc kết cấu (5.1.2) khác dựa vào mặt đất.
10.30. Ao (ponding)
Hiện tượng giữ nước lại, do sự biến dạng của bề mặt hoặc do bề mặt hơi bị nghiêng.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Cấu trúc bảng từ vựng
3. Các loại nhà và công trình dân dụng
3.1. Các thuật ngữ cơ bản
3.2. Công trình dân dụng
3.3. Công trình dân dụng – giao thông
3.4. Tòa nhà
4. Không gian
4.1. Các thuật ngữ cơ bản
4.2. Không gian mà gắn liền với những phần đặc biệt của ngôi nhà
4.3. Các không gian chức năng
4.4. Không gian liên quan đến lưu thông và đi lại
5. Các bộ phận của tòa nhà và công trình dân dụng
5.1. Các bộ phận kết cấu
5.2. Các bộ phận ngăn chia và bao che
5.3. Cửa và các bộ phận liên quan
5.4. Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị kỹ thuật và máy móc
5.5. Các phần khác
6. Vật liệu
6.1. Các thuật ngữ cơ bản
6.2. Đất và đá
6.3. Gỗ và gỗ súc
6.4. Chức năng của vật liệu
7. Thi công, hồ sơ và trang thiết bị
7.1. Thi công
7.2. Hồ sơ, tài liệu
7.3. Trang thiết bị
8. Người liên quan đến dự án xây dựng và người sử dụng
9. Đặc điểm và tính năng
9.1. Các thuật ngữ cơ bản
9.2. Kích cỡ và kích thước
9.3. Các đặc tính sử dụng
9.4. Tính chất thử nghiệm
10. Môi trường và quy hoạch vật thể