Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9409-5:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9409-5:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9409-5:2014 về Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Phương pháp thử  – Phần 5: Xác định độ bền trong môi trường hóa chất


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9409-5:2014

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM – TẤM CPE – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT

Waterproofing material – CPE (chlorinated polyethylene) sheeting – Test methods Part 5: Determination chemical resistance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền trong các môi trường hóa chất (dung dịch kiềm 10 %, dung dịch xà phòng 1 %, nước cất) ca tm CPE dùng làm vật liệu chống thấm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2117:2009, Nước thuốc thử – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 9408:2014, Vật liệu chống thấm – Tấm CPE – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 9409-1:2014, Vật liệu chống thấm – Tm CPE – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định độ dày.

3. Nguyên tắc

Độ bền trong môi trường hóa chất ca tấm CPE được xác định thông qua tỷ lệ thay đi khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm cm trong môi trường hóa chất (dung dịch kiềm 10%, dung dịch xà phòng 1%, nước cất).

4. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

4.1. Lấy mẫu và ổn định tấm mẫu thử, viên mẫu th theo Điều 7 trong TCVN 9408:2014.

4.2. Mỗi hóa chất theo 5.1 cần tối thiểu 3 mẫu thử. Mu thử có dạng hình chữ nhật kích thước (dài x rộng) = (76 x 25) mm hoặc hình tròn đường kính 51 mm.

5. Hóa chất và vật liệu

5.1. Hóa cht

Danh mục các nguyên liệu và hóa chất sau đây dùng cho việc thử nghiệm khả năng bền hóa của tấm CPE, nếu sử dụng các nguyên liệu và hóa chất khác phải có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan.

5.1.1. Nước ct

Theo TCVN 2117-2009.

5.1.2. Dung dịch natri hydroxit (10 %)

Được chuẩn bị bằng cách hòa tan 111 g NaOH tinh khiết vào 988 mL nước cất.

5.1.3. Dung dịch xà phòng (1 %)

Được chuẩn bị bằng cách hòa tan 1 g vy xà phòng màu trắng đã được sấy 105 °C trong 1 h vào 999 mL nước cất.

6. Thiết bị và dụng cụ

Cân, độ chính xác đến 0,0001 g.

Thùng chứa, phù hợp cho các mẫu thử được nhúng chìm hoàn toàn trong dung dch hóa chất. Thùng chứa bền với các tác động ăn mòn ca hóa chất, có nắp đậy và lỗ thông hơi. Các thùng chứa phải được đậy nắp kín đối với phép thử nhiệt độ phòng để giảm thiểu sự mất mát do bay hơi.

T sấy hoặc bình ổn nhiệt, có thể duy t nhiệt độ chính xác đến ± 2 °C tại nhiệt độ thử nghiệm.

Khăn lau, bằng vi mềm , thm nước.

7. Cách tiến hành

7.1. Cân riêng rẽ từng mẫu thử nghiệm đã được ổn định trước khi ngâm.

7.2. Đặt các mẫu thử vào trong từng bình chứa tương ứng với loại hóa chất sẽ dùng và nhúng chìm mẫu sao cho các viên mẫu thử không tiếp xúc với nhau, không tiếp xúc với thành và đáy bình chứa. Nhiệt độ và thời gian ngâm được quy định như sau:

Dung dịch NaOH 10 %: ngâm mẫu thử 49 °C trong 72 h.

Dung dịch xà phòng 1 %: ngâm mẫu thử 49 °C trong 24 h.

Nước cất, ngâm mẫu thử ở 49 °C trong 24 h.

Có thể dùng vật có khối lượng vừa đ và làm bằng vật liệu bền đối với dung dịch ngâm mẫu để giữ cho viên mẫu thử không bị ni lên mặt hoặc quăn lại.

Lượng dung dịch khong 16 lít/m2 bề mặt viên mẫu thử.

Dùng đũa thủy tinh hoặc dụng cụ thích hợp khuấy nhẹ dung dịch ngâm mỗi ngày một lần.

7.3. Sau khi ngâm đ thời gian quy định, lấy viên mẫu th ra (rửa sạch bằng nước sạch đối với các viên mẫu thử ngâm trong dung dịch NaOH và xà phòng). Ngay sau đó, dùng vi mềm thấm khô bề mặt viên mẫu th rồi sấy khô trong tủ sấy có quạt thông khí 52 °C trong 24 h trước khi tiến hành cân.

7.4. Tiến hành cân riêng rẽ từng mẫu thử đã được sấy khô.

8. Biểu thị kết qu

Độ thay đổi khối lượng ca tấm CPE (Dm) được tính bằng %, chính xác đến 0,01 %, là giá trị trung bình cộng độ thay đổi khối lượng của ba mẫu thử, được tính theo công thức sau:

trong đó:

m1 là khối lượng trung bình ca mẫu thử trưc khi ngâm, g;

m2 là khối lượng trung bình của mẫu thử sau khi ngâm, g.

9. Báo cáo thử nghiệm

Theo Điều 7 trong TCVN 9409-1:2014.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *