Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9750:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9750:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9750:2014 về Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) – Phương pháp xác định chiều cao sần


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9750:2014

MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIU CAO SN

High density polyethylene (HDPE) geomembranes – Method for determining of the asperity height

Lời nói đầu

TCVN 9750:2014 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ASTM D7466-08 Standard test method for measuring the asperity height of textured geomembrane.

TCVN 9750:2014 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIU CAO SN

High density polyethylene (HDPE) geomembranes – Method for determining of the asperity height

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chiều cao sần của màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) loại sần.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9748:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) – Yêu cầu kỹ thuật.

3 Nguyên tắc

Chiu cao sần của màng địa kỹ thuật loại sần được xác định bng dụng cụ đo chiều cao sn hoạt động theo nguyên tắc khối định vị của dụng cụ đo nằm trên đỉnh của các điểm sần khi đó thanh tiếp xúc của dụng cụ đo giãn ra đến chân điểm sần của màng.

4 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

4.1 Lấy m mẫu

Theo Điều 6 trong TCVN 9748:2014 .

4.2 Số lượng và kích thước mẫu thử

Tạo các miếng mẫu thử theo chiều ngang của tấm mẫu, số lượng mẫu thử là 10 mẫu vi mẫu thử là hình tròn có đường kính tối thiểu 75 mm.

4.3 n định mẫu thử

Ổn định tất cả các miếng mẫu thử ở nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % ít nhất 48 h trước khi tiến hành thử hoặc được xác định bằng khoảng thời gian giữa hai lần cân cách nhau 2 h sai lệch về khối lượng ca mẫu th không quá 0,1 %.

5 Thiết bị và dụng cụ

5.1 Dụng cụ đo chiu cao sn, có tổng trọng lượng không quá 300 g gồm 3 phần chính được thể hiện trên Hình 1.

5.1.1 Đng h hiển thị, có thể đo được độ sâu nhất là 2,5 mm với độ chính xác ± 0,025 mm.

5.1.2 Khối định vị, chiều dài từ 50 mm đến 63,5 mm, chiều rộng từ 12,7 mm đến 20 mm và chiều cao là 15 mm.

5.1.3 Thanh tiếp xúc, là trụ tròn đường kính 1,3 mm có đầu vát nhọn. Khi cn thanh có thể kéo dài ra gn 17 mm so với bmặt của khối định vị. Khi không sử dụng, kim đo về vị trí “0” thanh tiếp xúc nhô ra so với bề mặt khối định vị tối thiểu là 10 mm.

5.2 Thước kẹp, có độ chính xác đến 0,01 mm.

5.3 Dụng cụ tạo mẫu, dạng hình trụ tròn có đường kính trong là 75 mm.

Hình 1 – Dụng cụ đo chiều cao sn

6 Cách tiến hành

6.1Đặt dụng cụ đo chiều cao sần lên bề mặt rắn, phẳng để thực hiện quá trình thiết lập về “0” với điều kiện đầu nhọn của thanh tiếp xúc bằng với đáy của khối định vị.

Mẫu thử phải được đặt lên b mặt rắn, phẳng và phải giữ bề mặt mẫu luôn luôn phẳng trong suốt quá trình đo. Với loại màng địa kỹ thuật có hai bề mặt sần phải đánh dấu để đo độ cao sần của từng bề mặt.

6.2Đặt dụng cụ đo chiều cao sần lên bmặt mẫu thử với chiều dài của khối định vị vuông góc với hướng dịch chuyển của dụng cụ đo, chú ý không ấn tay mạnh lên dụng cụ đo. Cho thanh tiếp xúc chạm vào các vùng “lõm” trên bề mặt mẫu thử. Dịch chuyển dụng cụ đo từ từ trên b mặt của mẫu thđể xác định vùng có giá trị lớn nhất. Lặp lại thao tác trên tại vùng có bán kính 12 mm để có được 3 giá tr đo.

6.3Ghi lại các giá trị đo được với độ chính xác là 0,025 mm.

Giá trị lớn nht trong 3 lần đo trên là chiều cao sần của mẫu thử.

Tiến hành đo tương tự với các miếng mẫu thử còn lại.

6.4 Với loại mẫu thử có hai bề mặt sần, đo bề mặt sần còn lại theo trình tự từ 6.2 đến 6.3.

Chiều cao sần của mẫu thử là giá trị trung bình cộng chiều cao sần của 10 miếng mẫu thử, lấy chính xác đến 0,025 mm.

Nếu chiều cao sần của bất kỳ miếng mẫu thử nào đo được có giá tr nhỏ hơn 0,13 mm thì phải loại bỏ miếng mẫu th đó và ít nhất 8 trong 10 miếng mẫu th phải có chiều cao sần không nhỏ hơn 0,18 mm. Các miếng mẫu thử bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng các miếng mẫu thử mới tương ứng.

7 Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:

– Cơ quan gửi mẫu;

Viện dẫn tiêu chuẩn này;

– Tất cả các thông tin có thể nhận biết được mẫu thử;

– Tên, số hiệu (nếu có) của thiết bị thử;

– Các kết quả rng lẻ, kết quả trung bình, độ chính xác;

Ngày thử nghiệm, người thử nghiệm;

– Nhận xét kết quả thử nghiệm;

– Người thí nghiệm, người kiểm tra, thủ trưởng đơn vị kiểm tra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *