Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9758:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9758:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9758:2014 về Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) – Phương pháp xác định độ phân tán muội


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9758:2014

MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ PHÂN TÁN MUỘI

High density polyethylene (HDPE) geomembranes – Method for microscopic evaluation of the dispersion of carbon black

 

Lời nói đầu

TCVN 9758:2014 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ASTM D5596 – 94/03(2009) Standard test method for microscopic evaluation of the dispersion of carbon black in polyolefin geosynthetics.

TCVN 9758:2014 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ PHÂN TÁN MUỘI

High density polyethylene (HDPE) geomembranes – Method for microscopic evaluation of the dispersion of carbon black

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phân tán muội của màng địa Kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9748:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) – Yêu cầu kỹ thuật.

3  Nguyên tắc

Độ phân tán muội được xác định dựa trên hình ảnh phóng đại của mẫu thử có độ dày từ 8 μm đến 20 μm so sánh với biểu đồ phân tán muội bằng kính hiển vi.

4  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

4.1  Lấy mẻ mẫu

Theo Điều 6 trong TCVN 9748:2014.

4.2  Số lượng mẫu thử

Chuẩn bị 10 miếng mẫu thử có kích thước khoảng 2,54 cm.

5  Thiết bị và dụng cụ

Máy cắt vi phẫu, dạng quay hoặc dạng trượt được trang bị với gá kẹp và bàn giữ mẫu. Dao cắt làm bằng thép hoặc thủy tinh phù hợp.

Phụ kiện của máy cắt vi phẫu, dầu bôi trơn, nắp che và nhíp gắp mẫu.

Kính hiển vi, dạng hai mắt. Thấu kính gồm thị kính có độ phóng đại là 10 ln và vật kính có độ phóng đại nằm trong phạm vi từ 5 đến 20 lần. Điều chỉnh vật kính sao cho độ phóng đại cuối cùng nằm trong khoảng từ 50 đến 200 lần.

Phụ kiện của kính hiển vi, vạch ngắm hình chữ thập được định vị trong một ống kính giữa thị kính và vật kính.

Ngun phát sáng, ánh sáng trắng có cường độ thay đổi.

6  Cách tiến hành

Tạo mẫu thử bằng máy cắt vi phẫu, mẫu được cắt theo chiều dọc của máy. Sử dụng tetrafluoroethane để làm cứng mẫu tới -15 °C trước khi đưa vào máy cắt vi phẫu để tránh bị bẩn do muội và các thành phần khác lên mẫu.

Độ dày của mẫu thử nằm trong khoảng từ (8 ÷ 20) μm để ánh sáng có thể truyền qua khi dùng kính hiển vi để xác định độ phân tán muội. Mu không bị thủng, rách trong quá trình tạo mẫu. Mu thử được kẹp giữa bản kính và bộ lọc chống bức xạ, sử dụng chất chống dính trong suốt thích hợp.

Dán lần lượt 5 miếng mẫu thử lên mỗi bản kính, đặt bộ lọc chống bức xạ lên 5 mẫu thử sao cho mỗi mẫu có một khoảng nhìn thấy. Phần nhìn thấy của mẫu nằm giữa hai khoảng song song có kích thước 3,2 mm song song của bộ lọc chống bức xạ gọi là khoảng nhìn thấy ngẫu nhiên (R1), được thể hiện ở Hình 1.

Hình 1 – Sơ đồ thử mẫu

Hiệu chỉnh kính hiển vi sao cho nguồn sáng truyền qua vạch ngắm hình chữ thập nằm giữa thị kính và vật kính.

Lựa chọn khoảng nhìn thấy ngẫu nhiên (R1): Trước khi tiến hành quan sát mẫu, đặt mẫu thử lên bàn soi, phải điều chnh sao cho bàn soi nằm giữa nguồn sáng và vật kính. Đặt bộ lọc chống bức xạ lên mẫu thử sao cho mỗi khoảng nhìn thấy phải chồng khít lên mẫu đó. Vùng nằm giữa hai khoảng song song có kích thước 3,2 mm song song của bộ lọc chống bức xạ gọi là khoảng nhìn thấy ngẫu nhiên (R1).

Đánh giá kết quả: Kho sát mỗi khoảng nhìn thấy ngẫu nhiên (R1) và xác định vị trí lớn nhất của các điểm muội kết đám hoặc các phần bao quanh muội. Nếu kính hin vi không đạt độ phóng đại 100 lần thì phải chọn mẫu thử cho phép phóng đại lên 100 lần. So sánh ảnh quan sát được trong khoảng nhìn thấy ngẫu nhiên (R1) với biểu đồ phân tán muội hình 2 để xác định hạng tương ứng của các mẫu thử.

Tính toán diện tích của điểm muội kết đám và các phần bao muội. Nếu các điểm muội không phải là hình cầu thì tính diện tích theo đường kính của vùng phù hợp nhất.

Tiến hành tương tự với các mẫu thử còn lại.

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Hạng 4

Hạng 5

Hình 2 – Biểu đồ phân tán muội

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:

– Cơ quan gửi mẫu;

– Viện dẫn tiêu chuẩn này;

– Tất cả các thông tin có thể nhận biết được mẫu thử,

– Tên, số hiệu (nếu có) của thiết bị thử,

– Các kết quả riêng lẻ, kết quả trung bình, độ chính xác;

– Ngày thử nghiệm, người thử nghiệm;

– Nhận xét kết quả thử nghiệm;

– Người thí nghiệm, người kiểm tra, thủ trưởng đơn vị kiểm tra.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *