Tiêu chuẩn XDVN TCXD215:1998

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Số hiệu: TCXD215:1998
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 215:1998 về phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy


TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 215 : 1998

(ISO 8421-3 : 1989)

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – TỪ VỰNG – PHÁT HIỆN CHÁY VÀ BÁO ĐỘNG CHÁY

Fire protection – Vocabulary – Fire detection and alarm

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa về phát hiện cháy và báo động cháy. Các thuật ngữ chung thuộc tiêu chuẩn ISO 8421-1. Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được trình bày theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

2. Tài liệu trích dẫn

ISO 8421-1 : 1987 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng

Phần 1. Các thuật ngữ chung và các hiện tượng cháy

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Thuật ngữ chung (Trừ các đầu báo cháy)

3.1.1. Báo động cháy – alarm of fire

Báo động có cháy, do một người hay một thiết bị tự động thực hiện.

3.1.2. Báo động cháy giả – alarm of fire false

Báo động cháy (3.1.1) được coi là giả bởi vì đám cháy được báo là đã và đang không tồn tại. Báo động cháy giả này có thể do ác ý, nhầm lẫn hay có sự cố ngẫu nhiên.

3.1.3. Hệ thống phát hiện và báo động cháy tự động – automatic-fire detection and alarm system

Hệ thống báo động cháy bao gồm các bộ phận để phát hiện cháy, tiến hành báo động cháy và thực hiện các hành động thích đáng khác một cách tự động.

Chú thích: Hệ thống cũng có thể bao gồm các hộp nút ấn báo động cháy bằng tay (3.1.14).

3.1.4. Thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động – automatic fire protection equipment

Thiết bị kiểm soát cháy hay chữa cháy, thí dụ kiểm soát các cửa thoát khói, van điều tiết, quạt hoặc thiết bị dập tắt tự động.

3.1.5. Tín hiệu báo cháy tự động – automatic fire signal

Việc báo động cháy từ một thiết bị tự động, có thể nghe thấy và/hoặc nhìn thấy.

3.1.6. Trạm báo động cháy trung tâm – central fire alarm station

Một trung tâm luôn có nhân viên thường trực, thường được chỉ đạo của một tổ chức nằm ngoài khu vực được bảo vệ hoặc được theo dõi, và các nhân viên của trung tâm này, khi nhận được tín hiệu báo có cháy (3.1.22) sẽ báo cho cơ quan phòng cháy chữa cháy.

3.1.7. Trung tâm kiểm soát – control centre

Phòng có nhân viên thường trực ở bên trong hoặc gần khu vực có thể gặp rủi ro để nhận các cuộc gọi khẩn cấp và được trang bị các thiết bị thông báo tình hình trong mỗi khu vực được bảo vệ và có các phương tiện liên lạc cần thiết để chuyển những cuộc gọi ứng cứu đến các ngành cứu hộ.

3.1.8. Thiết bị điều khiển phòng cháy chữa cháy tự động – control for automatic fire protection equipment.

Thiết bị tự động được sử dụng để khởi động thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động sau khi nhận được tín hiệu từ trung tâm báo cháy.

3.1.9. Phòng điều khiển – control room

Phòng có biên chế ổn định và được trang bị đầy đủ trong đơn vị phòng cháy chữa cháy. Tại đó người ta nhận các cuộc gọi khẩn cấp và sau đó điều động người, phương tiện và thiết bị.

3.1.10. Báo lỗi (tín hiệu trục trặc) – fault warning (trouble signal)

Tín hiệu tự động có thể nghe thấy và nhìn thấy được cảnh báo rằng có khuyết tật trong hệ thống.

3.1.11. Trạm thu tín hiệu báo lỗi – fault warning receiving station

Phòng tiếp nhận các tín  hiệu cảnh báo khuyết tật và tiến hành các biện pháp sửa chữa cần thiết.

3.1.12. Thiết bị dẫn tín hiệu báo lỗi – fault warning routing equipment

Thiết bị trung chuyển, dẫn tín hiệu báo lỗi (3.1.10) từ trung tâm báo cháy đến trạm thu tín hiệu báo lỗi.

3.1.13. Báo có cháy – fire alarm

Xem “báo động cháy” (3.1.1).

3.1.14. Hộp nút ấn báo động cháy bằng tay – fire alarm call point, manual

Thiết bị kích hoạt bằng tay của hệ thống phát hiện và báo động cháy tự động (3.1.3).

3.1.15. Trung tâm báo cháy – fire alarm control and indicating equipment

Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy (3.2) và:

a- Được sử dụng để thu tín hiệu dò tìm và phát tín hiệu báo động cháy;

b- Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu báo động cháy đến cơ quan chữa cháy hay đến các thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động;

c- Được sử dụng để tự động giám sát sự làm việc đúng đắn của hệ thống.

3.1.16. Thiết bị báo động cháy bằng tay – fire alarm device manual

Thiết bị báo động cháy bằng tay theo phương thức khi nghe hoặc nhìn thấy có cháy.

3.1.17. Trạm thu tín hiệu báo động cháy – fire alarm receiving station

Trung tâm đặt ở trong hoặc cách xa khu vực được bảo vệ cháy, từ đó người ta có thể tiến hành vào bất kỳ lúc nào các biện pháp phòng cháy chữa cháy cần thiết.

3.1.18. Thiết bị truyền tín hiệu báo động cháy – fire alarm routing equipment.

Thiết bị trung chuyển truyền tín hiệu báo động từ trung tâm báo cháy đến trạm thu tín hiệu báo động cháy.

3.1.19. Thiết bị phát tín hiệu báo động cháy – fire alarm signalling device

Thiết bị không nằm trong trung tâm báo cháy mà người ta dùng để cảnh báo có cháy, chẳng hạn còi phát tín hiệu hay thiết bị phát tín hiệu nhìn thấy được.

3.1.20. Còi hoặc chuông báo động cháy – fire alarm sounder

Bộ phận của một hệ thống báo động cháy cho tín hiệu báo động cháy bằng âm thanh.

3.1.21. Hệ thống báo động cháy – fire alarm system

Hệ thống kết hợp các bộ phận để tạo ra tín hiệu báo động cháy nghe được hoặc nhìn thấy được hoặc cảm nhận được. Hệ thống cũng có thể thực hiện các tác động phụ khác.

3.1.22. Gọi báo cháy – fire call

Báo động cháy do một người nói trực tiếp hoặc gọi điện thoại tới phòng điều hành hoạt động chữa cháy.

3.1.23. Điện thoại báo cháy – fire telephone

Điện thoại dành riêng để thực hiện những cuộc gọi báo cháy (3.1.22).

3.1.24. Đường điện thoại phục vụ báo cháy – fire telephone line

Đường điện thoại chỉ dành để truyền báo động cháy.

3.1.25. Khu vực được phòng cháy chữa cháy (hoặc được giám sát) – protected (or monitored) premises

Khu vực hay một phần của khu vực có hệ thống tự động hoặc các hệ thống phát hiện và/hoặc để dập tắt đám cháy.

3.1.26. Thiết bị khởi động (thiết bị kích hoạt) – trigger device (activation device)

Thiết bị vận hành tự động hoặc thủ công để bắt đầu một cuộc báo động, chẳng hạn một đầu báo cháy, một hộp nút ấn báo động cháy hay một rơle áp suất.

3.1.27. Vùng – zone

Khu vực hay không gian có một nhóm các thiết bị phát hiện cháy tự động hay thủ công mà có chung một chỉ báo trên trung tâm báo cháy.

3.1.28. Máy chỉ báo vùng – zone indicator

Bộ phận của thiết bị chỉ báo báo động cháy cho thấy vùng phát ra tín hiệu báo động cháy hay tín hiệu cảnh báo khuyết tật (3.1.10).

3.2. Đầu báo cháy

3.2.1. Đầu báo cháy kích hoạt – actuating detector

Một kiểu đầu báo cháy, không phải là bộ phận của một hệ thống báo động cháy, được sử dụng để kích hoạt thiết bị phụ.

3.2.2. Đầu báo cháy – fire detector.

Bộ phận của một hệ thống phát hiện cháy tự động gồm ít nhất một bộ cảm biến kiểm soát một hiện tượng vật lí và/hoặc hóa học thích hợp, để truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy (3.1.15).

3.2.3. Đầu báo cháy ánh sáng – flame detector

Đầu báo cháy phản ứng với bức xạ nhiệt phát ra từ ánh sáng.

3.2.4. Đầu báo cháy cảm ứng chất khí – gas – sensing fire detector

Đầu báo cháy nhạy cảm với các sản phẩm khí sinh ra khi cháy và/hoặc sự phân hủy do nhiệt.

3.2.5. Đầu báo cháy nhiệt – heat detector

Đầu báo cháy nhạy cảm với nhiệt độ khác thường và/hoặc mức độ gia tăng nhiệt độ và/hoặc những khác biệt nhiệt độ.

3.2.6. Đầu báo cháy khói ion hóa – ionization smoke detector

Đầu báo cháy nhạy cảm với các sản phẩm sinh ra khi cháy mà có khả năng tác động tới các dòng ion hóa bên trong đầu báo cháy.

3.2.7. Đầu báo cháy tuyến tính – line detector

Đầu báo cháy phản ứng lại với hiện tượng được kiểm soát lân cận một tuyến liên tục.

3.2.8. Đầu báo cháy đa điểm – multipoint detector

Đầu báo cháy phản ứng với hiện tượng được kiểm soát lân cận của hơn một bộ cảm biến, chẳng hạn các cặp nhiệt ngẫu.

3.2.9. Đầu báo cháy khói quang học (quang điện) – optical (photoelectric) smoke detector

Đầu báo cháy nhạy cảm với các sản phẩm sinh ra khi cháy mà có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và/hoặc vùng cực tím thấy được của phổ điện từ.

3.2.10. Đầu báo cháy điểm – point (spot) detector

Đầu báo cháy phản ứng với hiện tượng được kiểm soát lân cận một bộ cảm biến.

3.2.11. Hộp báo cháy – self – contained fire alarm

Thiết bị phát hiện cháy chứa trong một cái hộp, tất cả các bộ phận (có thể trừ nguồn năng lượng) cần thiết để phát hiện cháy và phát tín hiệu báo động cháy nghe thấy được.

3.1.12. Đầu báo cháy khói – smoke detector

Đầu báo cháy nhạy cảm với các hạt rắn hoặc lỏng trong khí quyển sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc quá trình phân hủy do nhiệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *