Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BCT

  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Số hiệu: 24/VBHN-BCT
  • Cơ quan ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
  • Ngày ban hành: 20/09/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BCT 2023 Thông tư liên tịch quản lý nhập khẩu chất làm suy giảm tầng ôdôn


BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 24/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 20
tháng 09 năm 2023

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY
ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VÀ TẠM NHẬP – TÁI XUẤT CÁC CHẤT LÀM SUY
GIẢM TẦNG Ô-DÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM
TẦNG Ô-DÔN

Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày
30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012,
được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định
về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 10 năm 2018;

2. Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu
lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2019;

3. Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ
báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên
tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020;

4. Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

Căn cứ Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng
ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và
các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng
6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng
3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Điều 2 Nghị định
số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng
8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng
01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02
tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu
hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập –
tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn như sau:[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục cấp giấy
phép nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
và các chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh thuộc Nghị định thư Montreal về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn (trong Thông tư này gọi tắt là Nghị định thư).

2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân tham
gia vào các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn, các chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh và các tổ chức, cá
nhân có liên quan.

3. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và các chất gây
hiệu ứng nhà kính mạnh được quản lý theo Thông tư này là:

a) Các chất hydrochlorofluorocarbon (trong Thông tư
gọi tắt là các chất HCFC) thuộc Phụ lục I của Thông tư này.

b) Polyol trộn sẵn HCFC-141b (HCFC-141b Pre-blended
polyol).

c)[2] 2 Các chất hydrofluorocarbon (trong Thông tư
gọi tắt là các chất HFC) thuộc Phụ lục IIa và Phụ lục Ilb của Thông tư này.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

1. Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu, xuất khẩu
và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn với các nước thành viên
của Nghị định thư. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo và cập
nhật danh sách các nước thành viên của Nghị định thư trên trang mạng của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.

2. Các chất HCFC thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này được quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu theo lộ trình loại trừ các
chất này do Nghị định thư quy định và theo các thỏa thuận song phương về cung cấp
hỗ trợ tài chính cho loại trừ các chất HCFC giữa Việt Nam và Quỹ đa phương thi
hành Nghị định thư.

3.[3] Việc quản lý nhập khẩu các chất HCFC thuộc
Phụ lục I Thông tư số 47 được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Việc nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I
Thông tư số 47 được thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương.

b) Trên cơ sở lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất
HCFC quy định tại Điều 3 Thông tư số 47, báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu
và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo của thương nhân, Bộ Công Thương trao đổi
với Bộ Tài nguyên và Môi trường về đối tượng được phép nhập khẩu và phương thức
điều hành.

c) Thương nhân báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu
và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo trước tháng 12 hàng năm.

Chương II

HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ
THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HCFC

Điều 3. Hạn ngạch nhập khẩu các
chất HCFC

1.[4] Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC thuộc
Phụ lục I Thông tư này cho từng năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31
tháng 12 năm 2028 được quản lý nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, cụ
thể như sau:

Đơn vị tính: tấn

Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

Các chất HCFC

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

1.300

1.300

1.300

1.300

2.[5] (được bãi bỏ)

3. Hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục
I cho các năm sau năm 2019 sẽ được Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường
cập nhật theo kết quả loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam và theo quyết định của
các nước thành viên Nghị định thư.

4. Hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục
I không được phép chuyển nhượng và chỉ được thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam
trong năm cấp phép.

5. Các thương nhân nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ
lục I theo hạn ngạch nhưng sau đó xuất khẩu (trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu)
và có nhu cầu nhập khẩu tiếp thì được xem xét cấp hạn ngạch bổ sung không vượt
quá lượng đã xuất khẩu.

Điều 3a. Hạn ngạch nhập khẩu
các chất HFC
[6]

1. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC thuộc Phụ
lục IIa và Ilb Thông tư này cho từng năm từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày
31 tháng 12 năm 2028 được quản lý nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương,
cụ thể như sau:

Đơn vị tính: tấn

Năm

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

Các chất HFC

Nhập khẩu để xây dựng
hạn ngạch cơ sở. Không giới hạn lượng nhập khẩu.

Nhập khẩu để xây dựng
hạn ngạch cơ sở. Không giới hạn lượng nhập khẩu.

Nhập khẩu để xây dựng
hạn ngạch cơ sở. Không giới hạn lượng nhập khẩu.

Bình quân nhập khẩu
năm (2020 + 2021 + 2022)/3 của các chất HFC + 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất
HCFC

100% HNNK các chất
HFC năm cơ sở 2023

100% HNNK các chất
HFC năm cơ sở 2023

100% HNNK các chất
HFC năm cơ sở 2023

100% HNNK các chất
HFC năm cơ sở 2023

100% HNNK các chất
HFC năm cơ sở 2023

2. Lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC thuộc Phụ
lục IIa và Phụ lục Ilb Thông tư này từ năm 2023 trở đi sẽ được Bộ Công Thương
xác định và công bố theo kết quả bình quân nhập khẩu các năm 2020, 2021, 2022 của
các chất HFC cộng với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Từ năm 2024 đến năm
2028, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HFC sẽ duy trì với khối lượng không đổi
như hạn ngạch năm cơ sở 2023. Số lượng cụ thể hạn ngạch các chất HFC cho từng
năm sẽ được công bố và được tính theo lượng CO2 tương đương theo quy
định của Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal.

Điều 4. Thủ tục nhập khẩu các
chất HCFC

1.[7] (được bãi bỏ)

2. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất HCFC
tại Bộ Công Thương

a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I theo đường bưu điện đến Bộ Công
Thương, hồ sơ gồm:

[8] (được bãi bỏ)

[9] Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC theo mẫu
quy định tại Phụ lục Ilb của Thông tư này. Phụ lục Ilb của Thông tư này thay thế
Phụ lục II của Thông tư 47.

– Hợp đồng nhập khẩu: một (01) bản sao có xác nhận
và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu
sao y bản chính của thương nhân.

b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập
khẩu cho thương nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này và gửi
giấy phép nhập khẩu cho thương nhân theo đường bưu điện.

Trường hợp từ chối cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công
Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân biết và nêu rõ lý do trong thời hạn
bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân.

3. Hồ sơ thương nhân nộp cho cơ quan Hải quan
khi làm thủ tục nhập khẩu các chất HCFC

Thương nhân khi làm thủ tục nhập khẩu các chất HCFC
thuộc Phụ lục I nộp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:

a) Một (01) bản chính giấy phép nhập khẩu do Bộ
Công Thương cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;

b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải
quan.

Điều 4a. Thủ tục nhập khẩu
các chất HFC
[10]

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất HFC được
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 47, đã được sửa đổi,
bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 51/2018/TT-BCT. Riêng đơn đăng ký nhập khẩu các
chất HFC theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

THỦ TỤC NHẬP KHẨU POLYOL
TRỘN SẴN HCFC-141B, XUẤT KHẨU VÀ TẠM NHẬP – TÁI XUẤT CÁC CHẤT HCFC

Điều 5.[11]
(được bãi bỏ)

Điều 6. Thủ tục xuất khẩu các
chất HCFC

1.[12] (được bãi bỏ)

2. Hồ sơ thương nhân nộp cho cơ quan Hải quan
khi làm thủ tục xuất khẩu các chất HCFC

Thương nhân khi làm thủ tục xuất khẩu các chất HCFC
thuộc Phụ lục I nộp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:

a)[13] (được bãi bỏ)

b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải
quan.

Điều 6a. Thủ tục xuất khẩu
các chất HFC theo hạn ngạch
[14]

Bộ Công Thương cấp Giấy phép xuất khẩu các chất HFC
theo hạn ngạch theo Quyết định của các nước thành viên Nghị định thư. Hồ sơ,
quy trình cấp phép nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Hồ sơ được gửi đến Bộ
Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), riêng đơn đăng ký xuất khẩu các chất HFC theo
quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Thủ tục tạm nhập – tái
xuất các chất HCFC

1.[15] Thủ tục tạm nhập, tái xuất các chất HCFC thực
hiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

2. Hồ sơ thương nhân nộp cho cơ quan Hải quan khi
làm thủ tục tạm nhập – tái xuất các chất HCFC

Thương nhân khi làm thủ tục tạm nhập – tái xuất các
chất HCFC thuộc Phụ lục I nộp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:

a) Một (01) bản chính giấy phép tạm nhập – tái xuất
các chất HCFC do Bộ Công Thương cấp.

b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải
quan.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Chế độ báo cáo[16]

Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình hình nhập
khẩu các chất HCFC theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIb của Thông tư này về Bộ
Công Thương như sau:

1. Báo cáo theo từng quý về nhập khẩu các chất HCFC
theo giấy phép nhập khẩu đã được cấp và báo cáo gửi về Bộ Công Thương qua dịch
vụ bưu chính trước ngày 5 của quý tiếp theo.

2. Báo cáo theo từng năm về tình hình thực hiện nhập
khẩu theo giấy phép được cấp, báo cáo nêu rõ tình hình thực hiện nhập khẩu, dự
kiến thực hiện và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo. Báo cáo gửi về Bộ Công
Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Phụ lục VIIb của Thông tư này thay thế Phụ lục VII
của Thông tư số 47. Trong trường hợp cần thiết, thương nhân báo cáo theo văn bản
yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) về những nội dung liên quan đến
nhập khẩu các chất HCFC.

3.[17] Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình
hình xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC theo từng quý, năm với hình thức và thời
gian báo cáo như quy định đối với các chất HCFC tại khoản 1, khoản 2 Điều 8
Thông tư liên tịch 47 và theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông
tư này.

Điều 9. Hiệu lực thi hành[18]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT ngày
11 tháng 7 năm 2005 của Bộ Thương mại và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-
dôn.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát
sinh vướng mắc, các thương nhân, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan phản ánh
bằng văn bản về Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét và hướng
dẫn.


Nơi nhận:
– VPCP (để đăng công báo);
– Bộ Tư pháp (để theo dõi);
– Văn phòng Bộ (để đăng Cổng thông tin điện tử BCT);
– Vụ Pháp chế (để đăng tải CSDLQG về VBPL);
– Lưu: VT, XNK(3).

XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Sinh Nhật Tân

PHỤ LỤC I[19]

DANH MỤC CÁC CHẤT HCFC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn)

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Tên chất

Tên hóa học

Công thức hóa học

Số ashrae (dùng
cho môi chất lạnh)

2903.71.00

Gas lạnh R21

HCFC-21

Dichlorofluoromethane

CHFCl2

R-21

Gas lạnh R22

HCFC-22

Chlorodifluoromethane

CHF2Cl

R-22

2903.72.00

Gas lạnh R123

HCFC-123

Dichlorotrifluoroethanes

C2HF3Cl2

R-123

2903.73.00

Gas lạnh R141

HCFC-141

Dichlorofluoroethanes

C2H3FCl2

R-141

Gas lạnh R141b

HCFC-141b

Dichlorofluoroethanes

CH3CFCl2

R-141b

2903.74.00

Gas lạnh R142

HCFC-142

Chlorodiflouroethanes

C2H3F2Cl

R-142

Gas lạnh R142b

HCFC-142b

1-chloro-1,1- difluoroethane

CH3CF2Cl

R-142b

2903.75.00

Gas lạnh R225

HCFC-225

Dichloropentafluoropropanes

C3HF5Cl2

R-225

Gas lạnh R225ca

HCFC-225ca

1,1-dichloro-2,2,3,3,3-pentafluoropropane

CF3CF2CHCl2

R-225ca

Gas lạnh R225cb

HCFC-225cb

1,3-dichloro-1,2,2,3,3- pentafluoropropane

CF2ClCF2CHClF

R-225cb

2903.79.00

Gas lạnh R31

HCFC-31

Chlorofluoromethane

CH2FCl

R-31

Gas lạnh R121

HCFC-121

Tetrachlorofluoroethanes

C2HFCl4

R-121

Gas lạnh R122

HCFC-122

Tricchlorodifluoroethanes

C2HF2Cl3

R-122

Gas lạnh R124

HCFC-124

Chlorotetrafluoethanes

C2HF4Cl

R-124

Gas lạnh R131

HCFC-131

Trichlorofluoroethanes

C2H2FCl3

R-131

Gas lạnh R132

HCFC-132

Dichlorodifluoroethanes

C2H2F2Cl2

R-132

Gas lạnh R133

HCFC-133

Chlorotrifluoroethanes

C2H2F3Cl

R-133

Gas lạnh R151

HCFC-151

Chloroflouroethanes

C2H4FCl

R-151

Gas lạnh R221

HCFC-221

Hexachlorofluoropropanes

C3HFCL6

R-221

Gas lạnh R222

HCFC-222

Pentachlorodifluoropropanes

C3HF2Cl5

R-222

Gas lạnh R223

HCFC-223

Tetrachlorotrifluoropropanes

C3HF3Cl4

R-223

2903.79.00

Gas lạnh R224

HCFC-224

Trichlorotetrafluoropropanes

C3HF4Cl3

R-224

Gas lạnh R226

HCFC-226

Chlorohexafluoropropanes

C3HF6Cl

R-226

Gas lạnh R231

HCFC-231

Pentachlorofluoropropanes

C3H2FCl5

R-231

Gas lạnh R232

HCFC-232

Tetrachlorodifluoropropanes

C3H2F2Cl4

R-232

Gas lạnh R233

HCFC-233

Trichlorotrifluoropropanes

C3H2F3Cl3

R-233

Gas lạnh R234

HCFC-234

Dichlorotetrafluoropropanes

C3H2F4Cl2

R-234

Gas lạnh R235

HCFC-235

Chloropentafluoropropanes

C3H2F5Cl

R-235

Gas lạnh R241

HCFC-241

Tetrachlorofluoropropanes

C3H3FCl4

R-241

Gas lạnh R242

HCFC-242

Trichlorodifluoropropanes

C3H3F2Cl3

R-242

Gas lạnh R243

HCFC-243

Dichlorotrifluoropropanes

C3H3F3Cl2

R-243

Gas lạnh R244

HCFC-244

Chlorotetrafluoropropanes

C3H4F4Cl

R-244

Gas lạnh R251

HCFC-251

Trichlorotetrafluoropropanes

C3H4FCl3

R-251

Gas lạnh R252

HCFC-252

Dichlorodifluoropropanes

C3H4F2Cl2

R-252

Gas lạnh R253

HCFC-253

Chorotrifluoropropanes

C3H4F3Cl

R-253

Gas lạnh R261

HCFC-261

Dichlorofluoropropanes

C3H5FCl2

R-261

Gas lạnh R262

HCFC-262

Chlorodifluoropropanes

C3H5F2Cl

R-262

Gas lạnh R271

HCFC-271

Chlorofluoropropanes

C3H6FCl

R-271

PHU LỤC IIa[20]

DANH MỤC CÁC CHẤT HFC NGUYÊN CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn)

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Tên chất

Tên hóa học

Công thức hóa học

Số ashrae (dùng
cho môi chất lạnh)

2903.39.90

HFC-134

1,1,2,2-Tetrafluorethane

CHF2CHF2

Gas lạnh R134a

HFC-134a

1,1,1,2-Tetrafluoroethane

CH2FCF3

R-134a

HFC-143

1,1,2-Trifluoroethane

CH2FCHF2

Gas lạnh R245fa

HFC-245fa

1,1,1,3,3-Pentafluoropropane

CHF2CH2CF3

R-245fa

HFC-365mfc

1,1,1,3,3- Pentafluorobutane

CF3CH2CF2CH3

HFC-227ea

1,1,1,2,3,3,3-Heptafluoropropane

CF3CHFCF3

HFC-236cb

1,1,1,2,2,3-Hexafluoropropane

CH2FCF2CF3

HFC-236ea

1,1,1,2,3,3-Hexafluoropropane

CHF2CHFCF3

HFC-236fa

1,1,1,3,3,3- Hexafluoropropane

CF3CH2CF3

HFC-245ca

1,1,2,2,3-Pentafluoropropane

CH2FCF2CHF2

HFC-43-10mee

1,1,1,2,2,3,4,5,5,5-Decafluoropentane

CF3CHFCHFCF2CF3

Gas lạnh R32

HFC-32

Difluoromethane

CH2F2

R-32

Gas lạnh R125

HFC-125

Pentafluoroethane

CHF2CF3

R-125

Gas lạnh R143a

HFC-143a

Trifluoroethane

CH3CF3

R-143a

HFC-41

Fluoromethane

CH3F

HFC-152

1,2-Difluoroethane

CH2FCH2F

Gas lạnh R152a

HFC-152a

1.1-Difluoroethane

CH3CHF2

R-152a

Gas lạnh R23

HFC-23

Trifluoromethane

CHF3

R-23

* Giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu của các chất
trong bảng trên theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.

PHỤ LỤC IIb[21]

DANH MỤC CÁC CHẤT HFC HỢP CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày 30 tháng
12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn)

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Tên chất

Thành phần

Số ashrae (dùng
cho môi chất lạnh)

3827.78.00

Gas lạnh R404

HFC-404A

R143a/125/134a

R-404

Gas lạnh R507A

HFC-507A

R143a/125

R-507A

Gas lạnh R407A

HFC-407A

R32/125/134a

R-407A

Gas lạnh R407B

HFC-407B

R32/125/134a

R-407B

Gas lạnh R407C

HFC-407C

R32/125/134a

R-407C

Gas lạnh R410A

HFC-410A

R32/125

R-410A

Gas lạnh R508A

HFC-508A

R32/116

R-508A

Gas lạnh R508B

HFC-508B

R32/116

R-508B

* Giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu của các chất
trong bảng trên theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.

PHỤ LỤC IIb[22]

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HCFC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2018 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày
30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…….
V/v đăng ký nhập khẩu các chất HCFC (Phụ lục I)

……., ngày …..
tháng …. năm 20…

Kính gửi: Bộ Công
Thương

Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ:
…………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………
Fax:……………………………… E-mail: ………………………

Căn cứ Thông tư số …./2018/TT-BCT ngày … tháng
… năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất
khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, (tên thương nhân)
… đăng ký nhập khẩu các chất HCFC như sau:

Tên chất:
…………………………………………………………………………………………………..

Khối lượng nhập khẩu dự kiến (kg):
………………………………………………………………

Khối lượng đăng ký (kg):
……………………………………………………………………………..

Hợp đồng nhập khẩu số……… ngày …. tháng …. năm …..

Nước xuất khẩu: ………………………………………………………………………………………….

(Tên thương nhân) ….. cam đoan những nội dung kê
khai trên đây là đúng sự thật và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp
luật hiện hành.

Người đại diện
theo pháp luật
của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HCFC
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:
/BCT- XNK
V/v cấp phép nhập khẩu các chất HCFC (Phụ lục I)

Hà Nội, ngày…. tháng
….năm 20…

Kính gửi: (thương
nhân) ……………………………………

Căn cứ Thông tư liên tịch số
…/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập
– tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;

Xét Đơn đăng ký nhập khẩu số … ngày … tháng …
năm … của (tên thương nhân) … về việc đăng ký nhập khẩu các chất HCFC (Phụ
lục I) và căn cứ xác nhận số … ngày … tháng … năm … của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.

Bộ Công Thương đồng ý (tên thương nhân)… được nhập
khẩu:

– Tên chất:
………………………………………………………………………………………………

– Khối lượng (kg):
…………………………………………………………………………………….

– Mã HS:
…………………………………………………………………………………………………

– Nước xuất khẩu:
…………………………………………………………………………………….

Văn bản này có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 năm
20…


Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);
– Lưu: VT, XNK.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

PHỤ LỤC IV[23]

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU POLYOL TRỘN SẴN HCFC – 141B
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng
12 năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường)

PHỤ LỤC IV[24]

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU CÁC CHẤT HFC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BCT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……..

V/v đăng ký xuất
khẩu các chất HFC (Phụ lục IIa và IIb)

………., ngày …
tháng … năm 20…

Kính gửi: Bộ Công
Thương

Tên thương nhân:
…………………………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………Fax:
……………………… E-mail:
………………………………………..

Căn cứ Thông tư số …/2020/TT-BCT ngày… tháng…
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (tên thương nhân)… đăng ký nhập khẩu
các chất HFC như sau:

Tên chất:
……………………………………………………………………………………………………….

Khối lượng đăng ký (kg):
………………………………………………………………………………….

Thương nhân nhập khẩu:………………………………Nước
nhập khẩu: ………………………..

Hợp đồng xuất khẩu số……. ngày ….. tháng …. năm …..

Nước xuất khẩu:
………………………………………………………………………………………………

Thương nhân bán hàng:
……………………………………………………………………………………

(Tên thương nhân) … cam đoan những nội dung kê
khai trên đây là đúng sự thật và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp
luật hiện hành.

Người đại diện theo pháp luật
của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Xác nhận của Bộ
Công Thương

PHỤ LỤC V[25]

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU CÁC CHẤT HCFC
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường)

PHỤ LỤC V[26]

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HFC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……..

………., ngày …
tháng … năm 20…

BÁO CÁO

Tình hình xuất khẩu,
nhập khẩu các chất HFC

Kính gửi: Bộ Công
Thương

Căn cứ Thông tư số …/2020/TT-BCT ngày … tháng
… năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (tên thương nhân)… báo cáo tình
hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC trong quý …/20… hoặc năm
20… của thương nhân như sau:

Tên chất

Mã HS

Giấy phép do Bộ
Công Thương cấp (số … ngày … tháng … năm …)

Số hiệu tờ khai hải
quan

Khối lượng (kg)

Trị giá (USD)

Khối lượng xuất khẩu,
nhập khẩu lũy kế tới thời điểm báo cáo (kg)

Trị giá xuất khẩu,
nhập khẩu lũy kế tới thời điểm báo cáo (USD)

Khối lượng xuất khẩu,
nhập khẩu dự kiến (kg)

(Tên thương nhân) … cam đoan những kê khai trên
đây là chính xác, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người đại diện theo
pháp luật
của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC VI

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP TẠM NHẬP – TÁI XUẤT CÁC CHẤT HCFC
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng
12 năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …….
V/v đề nghị cấp phép tạm nhập – tái xuất các chất HCFC (Phụ lục I)

………., ngày …
tháng … năm 20….

Kính gửi: Bộ Công
Thương

Tên thương nhân:
………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ liên hệ:
………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………..Fax:
…………………………..E-mail: …………………………….

Căn cứ Thông tư liên tịch số
…/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày … tháng … năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập
– tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, (tên thương nhân)… đề nghị cấp
phép tạm nhập – tái xuất các chất HCFC như sau:

Tên chất:
………………………………………………………………………………………………

Khối lượng (kg)
………………………………………………………………………………………

Thương nhân nước ngoài bán hàng:
……………………………………………………….

Hợp đồng mua hàng số:…………. ngày … tháng … năm

Cửa khẩu nhập hàng:
…………………………………………………………………………….

Thương nhân nước ngoài mua hàng:
……………………………………………………….

Hợp đồng bán hàng số:…………… ngày … tháng … năm

Cửa khẩu xuất hàng: ………………………………………………………………………………

(Tên thương nhân) … cam đoan những nội dung kê
khai trên đây là đúng sự thật và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp
luật hiện hành.

Người đại diện
theo pháp luật
của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC VII[27]

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HCFC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2018 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày
30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …….

………., ngày …
tháng … năm 20…

BÁO CÁO

Tình hình nhập khẩu
các chất HCFC

Kính gửi: Bộ Công
Thương

Căn cứ Thông tư số …/2018/TT-BCT ngày … tháng
… năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT
ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập –
tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, (tên thương nhân) … báo cáo
tình hình thực hiện nhập khẩu các chất HCFC trong quý …/20… hoặc năm 20…
của thương nhân như sau:

Tên chất

Mã HS

Giấy phép do Bộ
Công Thương cấp (số … ngày … tháng … năm …)

Số hiệu tờ khai hải
quan

Khối lượng (kg)

Trị giá (USD)

Khối lượng nhập khẩu
lũy kế tới thời điểm báo cáo (kg)

Trị giá nhập khẩu
lũy kế tới thời điểm báo cáo (USD)

Khối lượng nhập khẩu
dự kiến (kg)

(Tên thương nhân) … cam đoan những kê khai trên
đây là chính xác, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người đại diện
theo pháp luật
của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)



[1] Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ
một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc
phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường có căn cứ
ban hành như sau:

“Căn cứ Luật thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng
04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng
4 năm 2017 của Chỉnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư sửa
đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên
ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

Thông tư số 51/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương;

Thực hiện Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng
ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và
các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt Thông tư số 47). ”

Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số
quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành hoặc liên tịch ban hành có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng
01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà
nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng
Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.”

Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương;

Thực hiện Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng
ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và
các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMTngày 30
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 47).”

[2] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản
2 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý
nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư
số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm
tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018;

Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của
Thông tư số 51/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch
số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định
của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể
từ ngày 04 tháng 02 năm 2019.

[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản
3 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý
nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[5] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều
2 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên
tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định
của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[6] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản
4 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý
nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[7] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản
3 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ
tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10
năm 2018.

[8] Đoạn này được bãi bỏ theo quy định tại khoản
4 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ
tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10
năm 2018.

[9] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại Điều
2 của Thông tư số 51/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên
tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định
của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể
từ ngày 04 tháng 02 năm 2019.

[10] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản
5 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý
nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[11] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản
5 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ
tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10
năm 2018.

[12] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản
6 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ
tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10
năm 2018.

[13] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản
7 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ
tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản
lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10
năm 2018.

[14] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản
6 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý
nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[15] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều
3 của Thông tư số 51/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên
tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu,
xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định
của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể
từ ngày 04 tháng 02 năm 2019.

[16] Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư
số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm
tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngay 01 tháng 10 năm 2018;

Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 20 của
Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông
tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể
từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.

[17] Khoản này được bổ sung theo quy định tại
khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

[18] Điều 5 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa
đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên
ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 quy định như sau:

“Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 10 năm 2018.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi
trường để xem xét, giải quyết./.”

Điều 5 của Thông tư số 51/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng
12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2019 quy định như
sau:

“Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
04 tháng 02 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
phát sinh vướng mắc, các thương nhân, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan phản
ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét và hướng dẫn.”

Điều 37 của Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ
sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng
02 năm 2020 quy định như sau:

“Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
05 tháng 02 năm 2020.

2. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 33/2016/TT-BCT
ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.

b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

c) Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT
ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 27/2013/TT-BCTngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt
động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

d) Điều 29 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31
tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ
tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực

3. Các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực
Công Thương hiện hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định
tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP .

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết./.”

Điều 3 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng
12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020 quy định như
sau:

“Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 5 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
phát sinh vướng mắc, các thương nhân, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan phản
ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét và hướng dẫn./.”

[19] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại
khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

[20] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại
khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

[21] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại
khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thươrng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

[22] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại
Điều 2 của Thông tư số 51/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có hiệu
lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2019.

[23] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định
về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 10 năm 2018.

[24] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại
khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[25] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định
về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 10 năm 2018.

[26] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại
khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

[27] Phụ lục này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông
tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến
kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018;

Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại Điều 20
của Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông
tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể
từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *