Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 253:1996

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN253:1996
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 26/02/2024
  • Ngày hiệu lực: 26/02/2024
  • Lĩnh vực: Công nghệ- Thực phẩm
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: 26/02/2024
  • Tải văn bản:

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 253:1996 về đồ hộp rau quả – Bao bì thủy tinh – Lọ thủy tinh miệng rộng nắp xoáy và nắp – Yêu cầu kỹ thuật – Phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành


10 TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 253:1996

ĐỒ HỘP RAU QUẢ

BAO BÌ THỦY TINH

LỌ THỦY TINH MIỆNG RỘNG NẮP XOÁY VÀ NẮP 1

YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các loại lọ thủy tinh miệng rộng, nắp xoáy (TWIST-OFF) có dung tích tới 1000ml và nắp dùng cho một số sản phẩm đồ hộp rau quả.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Yêu cầu kỹ thuật của lọ thủy tinh:

Lọ thủy tinh miệng rộng, nắp xoáy phải được sản xuất từ loại thủy tinh không màu, theo quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y. Lọ phải đạt được những yêu cầu sau:

1.1.1. Hình dáng, màu sắc, cấu tạo:

Hình dáng phải cân xứng và đứng vững trên mặt phẳng nằm ngang. Có màu xanh nhạt hoặc xám nhạt. Có cấu tạo như hình vẽ dưới đây:

 

1.1.2. Kích thước cơ bản, chiều cao, đường kính (trong, ngoài) đường kính miệng, độ dày, khối lượng lọ và dung tích lọ phải phù hợp với từng cỡ tương ứng.

1.1.3. Miệng lọ phải tròn đều, bằng phẳng, nhẵn, phần cổ có 4 hoặc 6 ren ngoài để xoáy nắp.

1.1.4. Thân lọ phải có độ dày tương đối đồng đều. Vai lọ phải lượn tròn, không được tạo góc. Mặt ngoài và mặt trong của thân lọ phải nhẵn. Cho phép 1 – 3 bọt có O = 2 – 3mm hoặc 1 bọt có O = 3 – 5mm trong một lọ.

1.1.5. Đáy lọ phải lõm hoặc hơi lõm, có độ dày tương đối đồng đều. Mặt ngoài của đáy lọ phải ghi dấu hiệu của cơ sở sản xuất, dung tích, số khuôn.

1.1.6. Gờ nối khuôn trên cổ, thân, đáy phải tròn, gọn, thành một đường liên tục.

1.1.7. Độ bền chênh lệch nhiệt độ (không dưới 430C) phải đạt 100%.

1.1.8. Độ bền với áp suất bên trong không dưới 5at.

1.1.9. Phải đạt tiêu chuẩn về độ bền dưới nước là 100%.

1.1.10.Các khuyết tật không cho phép:

+ Không được có sạn thủy tinh, các vật rắn, bột tro tập trung, các vết bẩn không cọ rửa được bằng phương pháp thông thường.

+ Không được có bọt rỗng, bọt phồng, hình tròn hoặc ôvan, có O > 5mm.

+ Không được có các vết rạn nứt, sứt miệng, sứt ren, các vết nhăn rỗ, sần sùi hoặc gờ nối khuôn sắc cạnh.

1.2. Yêu cầu kỹ thuật của nắp

Nắp lọ được sản xuất từ sắt lá tráng thiếc hoặc tráng Crôm, theo quy trình đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y.

1.2.1. Hình dáng, kích thước, cấu tạo phải phù hợp với quy cách của từng loại cỡ lọ, có 4 hoặc 6 vấu.

1.2.2. Phía ngoài nắp phải sơn véc ni hoặc các loại sơn chịu nhiệt khác, có thể sơn một màu hoặc nhiều màu nhưng phải đồng đều, không bị biến màu hoặc bong tróc dưới tác dụng của nhiệt độ cao, của muối, axit, và va chạm cơ học.

1.2.3. Các khuyết tật không cho phép:

+ Mặt ngoài của nắp phun sơn không đều, có nhiều chỗ xước lộ sắt.

+ Bị hoen ố, rỉ hoặc bám dính các chất bẩn khác không thể cọ rửa bằng phương pháp thông thường.

+ Bị bóp méo hoặc có kích thước không phù hợp với cỡ lọ.

+ Doăng bị đứt hoặc phun không đều làm ảnh hưởng đến độ kín của lọ đã đựng sản phẩm.

1.3. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản lọ

1.3.1. Lọ sản xuất ra phải được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch và được che mưa nắng.

1.3.2. Lọ có cùng dung tích, cùng kiểu dáng, được bao gói vào cùng một loại bao bì, với số lượng bằng nhau. Trong mỗi đơn vị bao gói phải có phiếu ghi số lượng, ngày đóng gói, người đóng gói.

1.3.3. Mỗi lô lọ phải có phiếu chứng nhận chất lượng của cơ sở sản xuất.

1.4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản nắp

1.4.1. Nắp sản xuất ra phải đảm bảo sạch sẽ, bảo quản ở nơi khô ráo và được che mưa nắng.

1.4.2. Nắp có cùng kích thước, cùng chủng loại được bao gói vào cùng loại bao bì, với số lượng bằng nhau.

1.4.3. Nắp được xếp thành từng cuộn, bên ngoài bọc giấy chắc chắn để không bị bung hoặc va đập trong quá trình vận chuyển. Các cuộn nắp được xếp trong túi PE, đóng vào hòm Caton có đai nẹp. Số lượng nắp trong mỗi cuộn, mỗi hòm được quy định giữa người mua và người bán.

1.4.4. Mỗi lô nắp phải có giấy chứng nhận chất lượng của cơ sở sản xuất.

2. Phương pháp thử:

2.1. Lấy mẫu theo TCVN 5513-1002

2.2. Đo kích thước cơ bản bằng compa và thước kẹp. Dùng cân để cân khối lượng của lọ.

2.3. Đánh giá màu sắc được tiến hành theo mẫu chuẩn đã được thỏa thuận giữa người sản xuất và người mua.

2.4. Xác định đường kính của bọt hình ôvan theo công thức D = 0,5 (chiều dài + chiều rộng)mm.

2.5. Xác định dung tích: Cân khối lượng của lọ rỗng rồi đổ nước vào lọ đúng đến mức quy định. Sau đó cân lại và trừ khối lượng lọ rỗng.

2.6. Xác định độ bền chênh lệch nhiệt độ.

2.6.1. Dụng cụ: Nồi cách thủy có thể điều chỉnh được nhiệt độ từ 00C đến 1000C + 10C.

– Giỏ sắt đựng mẫu

– Đồng hồ định giờ

– Kẹp càng cua.

2.6.2. Cách tiến hành: Việc thử độ bền nhiệt phải được tiến hành trong phòng có nhiệt độ không dưới 150C. Cho nước vào hai nồi cách thủy T1 và T2. Điều chỉnh nhiệt độ sao cho sự chênh lệch độ T10C – T20C + 430C.

Đặt giỏ đựng mẫu vào nồi cách thủy T1 sao cho nước tràn đầy vào các lọ và giữ trong khoảng 15 phút + 10 giây, sau đó chuyển giỏ mẫu thử sang nồi cách thủy T2.

Chú ý: Những giỏ mẫu sao cho nước ở nồi cách thủy T2 không tràn vào các lọ mẫu. Giữ không quá hai phút lấy ra kiểm tra bằng mắt thường và bằng kính “lúp”. Nếu không có bất kỳ vết rạn nứt hoặc hư hỏng nào là đạt yêu cầu.

2.7. Xác định độ bền với áp suất bên trong theo TCVN 1071-71.

2.8. Xác định độ bền nước theo TCVN 1070-71 và TCVN 1046-71.

 


Ban hành theo quyết định số 193 ngày 13 tháng 2 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *