Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10759-8:2016

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10759-8:2016
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10759-8:2016 (ISO 11665-8:2012) về Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường – Không khí: radon-222 – Phần 8: Phương pháp luận về khảo sát sơ bộ và khảo sát bổ sung trong các tòa nhà


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10759-8:2016

ISO 11665-8:2012

ĐO HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG MÔI TRƯỜNG – KHÔNG KHÍ: RADON-222 – PHẦN 8: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KHẢO SÁT SƠ BỘ VÀ KHẢO SÁT BỔ SUNG TRONG CÁC TÒA NHÀ

Measurement of radioactivity in the environment – Air: radon-222Part 8: Methodologies for initial and additional investigations in buildings

Lời nói đầu

TCVN 10759-8:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11665-8:2012

TCVN 10759-8:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85/SC 2 Bảo vệ bức xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học vá Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10759 (ISO 11665), Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường – Không khí: radon-222 gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 10759-1:2016 (ISO 11665-1:2012), Phần 1: Nguồn gốc, các sản phẩm phân rã sống ngắn và các phương pháp đo.

– TCVN 10759-2:2016 (ISO 11665-2:2012), Phần 2: Phương pháp đo tích hợp để xác định nồng độ năng lượng alpha tiềm tàng trung bình của sản phẩm phân rã sống ngắn.

– TCVN 10759-3:2016 (ISO 11665-3:2012), Phn 3: Phương pháp đo điểm để xác định nồng độ năng lượng alpha tiềm tàng của sản phẩm phân rã sống ngắn.

– TCVN 10759-4:2016 (ISO 11665-4:2012), Phần 4: Phương pháp đo tích hợp để xác định nồng độ hoạt độ trung bình với việc lấy mẫu thụ động và phân tích trễ.

– TCVN 10759-5:2016 (ISO 11665-5:2012), Phần 5: Phương pháp đo liên tục để xác định nồng độ hoạt độ.

– TCVN 10759-6:2016 (ISO 11665-6:2012), Phần 6: Phương pháp đo điểm để xác định nồng độ hoạt độ.

– TCVN 10759-7:2016 (ISO 11665-7:2012), Phần 7: Phương pháp tích lũy để ước lượng tốc độ xả bề mặt.

– TCVN 10759-8:2016 (ISO 11665-8:2012), Phần 8: Phương pháp luận về khảo sát sơ bộ và khảo sát bổ sung trong các tòa nhà.

Bộ tiêu chuẩn ISO 11665 còn có các tiêu chuẩn sau:

– ISO 11665-9, Part 9: Method for determining exhalation rate of dense building materials.

Lời giới thiệu

Đồng vị radon 222, 220 và 219 là các khí phóng xạ được tạo ra do sự phân rã đồng v radi 226, 224 và 223, là các sản phẩm phân rã của urani-238, thori-232 và urani-235, và đều được m thấy trong lớp vỏ trái đất (xem Phụ lục A). Các nguyên tố thể rắn, cũng có tính phóng xạ, và được tiếp theo là nguyên tố chì bền là được tạo ra bởi sự phân rã radon[1].

Radon ngày nay được xem là nguồn phơi nhiễm chính của con người với bức xạ tự nhiên. Báo cáo của UNSCEAR (2006)[2] cho rằng, tại mức độ trên toàn thế giới, radon đại diện cho 52% mức phơi nhiễm trung bình với bức xạ tự nhiên. Tác động bức xạ của đồng vị 222 (48%) là đáng kể hơn so với đồng vị 220 (4%), trong khi đồng vị 219 được xem là không đáng kể.

Trung tâm nghiên cứu Ung thư quốc tế (ICRC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận radon như là một chất gây ung thư phổi cho con người từ năm 1997.

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ radon đề cập đến đồng vị 222 của nó.

Nồng độ hoạt độ radon có thể thay đổi một đến nhiều bậc về độ ln tùy theo thời gian và không gian. Phơi nhiễm với radon và các sản phẩm phân rã của nó thay đổi nhiều từ địa điểm này đến địa điểm khác, vì nó phụ thuộc trước tiên vào lượng radon phát xạ do đất và vật liệu xây dựng trong từng địa điểm, thứ hai phụ thuộc vào mức độ nhiễm xạ và điều kiện thời tiết tại các địa điểm nơi các cá nhân bị phơi nhiễm[3].

Nồng độ hoạt độ radon trong các tòa nhà thường cao hơn so với không khí ngoài trời do tc độ thoáng khí thấp hơn. Sự thông gió càng giảm thì sự tích lũy radon trong các tòa nhà càng tăng. Lớp dưới đất thường là nguồn radon chính trong tòa nhà. Vật liệu xây dựng, không khí ngoài trời, nước vòi và thậm chí là các khí thành phố có thể cũng làm tăng nồng độ hoạt độ radon.

Radon đi vào tòa nhà chủ yếu qua một cơ chế di chuyển, được gọi là “hiệu ứng ống khói” là do chênh lệch nhiệt độ không khí giữa bên trong và bên ngoài của tòa nhà, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí trong tòa nhà và không khí chứa trong đất dưới đất. Nồng độ hoạt độ radon phụ thuộc vào kiến trúc, thiết bị (ống khói, hệ thống thông gió cơ học,…) và các thông số môi trường của tòa nhà (nhiệt độ, áp suất,…) và phụ thuộc vào kiểu sống của cư dân sống trong đó.

Nồng độ hoạt độ radon thay đổi trong các tòa nhà từ vài chục becquerel trên mét khối đến vài nghìn becquerel trên mét khối[4]. Nng độ hoạt độ có thể cao đến vài nghìn becquerel trên mét khối trong không gian kín.

Việc đánh giá nồng độ hoạt độ của radon trong không khí trong tòa nhà được dựa trên quy trình từng bước với hai giai đoạn đo: khảo sát sơ bộ, để đánh giá giá trị trung bình hàng năm của nồng độ hoạt độ radon trong tòa nhà và khi cần, khảo sát bổ sung.

Khi có quyết định nồng độ hoạt độ radon trong tòa nhà cần phải giảm, các kỹ thuật giảm nhẹ sẽ được áp dụng phù hợp với từng trường hợp[5],[6],[7]. Tác động của việc làm giảm nhẹ sẽ được đánh giá bằng phép đo radon mới trong tòa nhà.

CHÚ THÍCH Nguồn gốc radon-222 và các sản phẩm phân rã sống ngắn của nó trong môi trường không khí và các phương pháp đo khác được mô t khái quát tại TCVN 10759-1 (ISO 11665-1) cùng vi các phương pháp đo.

 

ĐO HOẠT Đ PHÓNG XẠ TRONG MÔI TRƯỜNG – KHÔNG KHÍ: RADON-222 – PHẦN 8: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KHẢO SÁT SƠ BỘ VÀ KHẢO SÁT BỔ SUNG TRONG CÁC TÒA NHÀ

Measurement of radioactivity in the environment – Air: radon-222Part 8: Methodologies for initial and additional investigations in buildings

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đ xác định nồng độ hoạt độ của radon trong tất cả các loại tòa nhà. Tòa nhà có thể là các nhà riêng hộ gia đình, các tòa nhà công cộng, các tòa nhà công nghiệp, các tòa nhà ngầm dưới mặt đất, v.v…

Tiêu chuẩn này đưa ra các phép đo được sử dụng để đánh giá nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon trong các tòa nhà trong quá trình của giai đoạn khảo sát sơ bộ. Tiêu chuẩn cũng đề cập đến những cuộc khảo sát cần thiết để phân định ra các nguồn phát sinh, các đường xâm nhập và phương thức di chuyển của radon trong tòa nhà (khảo sát bổ sung).

Cuối cùng, tiêu chuẩn này nêu ra những yêu cầu có thể áp dụng cho thử nghiệm các kỹ thuật giảm thiểu phóng xạ được ứng dụng, giám sát tính hiệu quả của chúng và thử nghiệm tính bền vững của sự đáp ứng của tòa nhà với radon.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến chn đoán kỹ thuật của tòa nhà hoặc công việc giảm thiểu phóng xạ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 10759-1 (ISO 11665-1), Đo bức xạ trong môi trường – Không khí: radon-222 – Phần 1: Nguồn gốc, các sản phẩm phân rã có đời sống ngắn và các phương pháp đo

TCVN 10759-4 (ISO 11665-4), Đo bức xạ trong môi trường – Không khí: radon-222 – Phn 4: Phương pháp đo tích hợp để xác định nồng độ hoạt độ trung bình với việc lấy mẫu thụ động và phân tích trì hoãn

ISO 6707-1, Building and civil engineering – Vocabulary – Part 1: General terms (Tòa nhà và các công trình dân dụng – Thuật ngữ – Phần 1: Các thuật ngữ chung).

3  Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ nêu tại TCVN 10759-1 (ISO 11665-1) và ISO 6707-1 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1.1

Khảo sát bổ sung (additional investigation)

Giai đoạn công việc kể cả việc đo đạc khi xác định các nguồn radon, đường xâm nhập và lối di chuyển của các nguồn trong tòa nhà.

3.1.2

Tòa nhà (building)

Mọi thứ được xây dựng lên hoặc là kết quả của các hoạt động xây dựng, thường là được bao quanh từng phần hoặc toàn bộ và được thiết kế để đứng lâu dài một chỗ, mục đích chính của nó là tạo ra chỗ che chở cho người và các vật trong đó.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, một tòa nhà được coi là dưới mặt đất nếu từng phần hoặc toàn bộ mái của nó ở dưới mt đất (xem Hình B.1).

CHÚ THÍCH 2: Các tầng ngầm của một tòa nhà là các tầng có trần của nó hoàn toàn dưới mc nền (xem Hình B.2).

3.1.3

Lập bản đồ tòa nhà (building mapping)

Sự thể hiện theo không gian các kết quả đo chỉ ra sự phân bố của số liệu nồng độ hoạt độ radon trong các phần không gian khác nhau của tòa nhà nhằm để phân định nơi có nồng độ hoạt độ radon cao nhất.

CHÚ THÍCH: Các phép đo được tiến hành để lập bản đồ tòa nhà là đại diện cho các điều kiện hiện thời tại thời điểm lấy mẫu và do vậy không thể được dùng để thiết lập nồng độ hoạt độ trung bình năm.

3.1.4

Vùng đồng nhất (homogeneous zone)

Vùng có một hoặc nhiều thể tích không gian tiếp giáp nhau bên trong tòa nhà có cùng các đặc tính hoàn toàn tương đương hoặc rất giống nhau (kiểu loại các tường, các sàn, tng hầm, nền móng, tầng nhà, cấp nước, cách thức sử dụng nước, thông gió, các khe h, nhiệt độ, v.v…) cùng với nồng độ hoạt độ đồng nhất của radon.

CHÚ THÍCH 1: Vùng đồng nhất được xác định ra dựa trên các tiêu chí sau đây:

– Cùng loại tiếp giáp giữa đất – tòa nhà;

– Cùng các điều kiện thông gió (không có hệ thống thông gió, thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức, v.v…).

– Cùng mức nhiệt độ.

CHÚ THÍCH 2: Trường hợp ở đó nước có thể là một nguồn radon tiềm n, thì áp dụng các tiêu chí bổ sung sau:

– Cùng kiểu cp nước (trực tiếp, gián tiếp, liên tục, tái tuần hoàn);

– Cùng cách thức sử dụng nước (giặt- rửa, tắm, y học trị liệu).

3.1.5

Khảo sát sơ bộ (initial investigation)

Giai đoạn đu tiên của các hoạt động xác định nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon trong một tòa nhà, gồm cả các phép đo.

3.1.6

Kỹ thuật giảm thiểu (mitigation technique)

Những phương tiện kỹ thuật được ứng dụng trong một tòa nhà đang tồn tại nhằm để giảm bớt nồng độ hoạt độ của radon.

3.1.7

Thể tích chiếm dụng (occupied volume)

Thể tích thường xuyên được sử dụng với thời gian cư trú của con người trong đó, được dùng để làm rõ mối quan tâm về nguy cơ phơi nhiễm radon.

DỤ: Phòng khách, nhà xưởng, văn phòng, phòng học, v.v….

3.1.8

Đường xâm nhập của radon (radon entry routes)

Đường và hướng (không khí hoặc nước) để cho radon xuyên vào tòa nhà.

CHÚ THÍCH: Radon không đi vào cùng đồng đều qua các kết cấu bao che của tòa nhà. Các đường xâm nhập thích hợp nht là các vết nứt rạn trong giao diện của đất – tòa nhà, hệ thống đường ống, v.v…

3.1.9

Nguồn radon (Radon source)

Nguồn gốc của radon có mặt trong tòa nhà.

CHÚ THÍCH: Nguồn gốc chính của radon trong tòa nhà thường là lớp đất nằm ở dưới. Trong một số trường hợp các vật liệu xây dựng, không khí ngoài nhà, nước (nước chảy vào, nước cp, nước nóng, v.v…) ngay cả cấp khí đốt của thành phố là các nguồn bổ sung đều có thể làm tăng nồng độ hoạt độ radon.

3.1.10

Đường di chuyển của radon (Radson transfer pathway)

Lối đi và véctơ (không khí, nước) để cho radon di chuyển từ một thể tích không gian trong tòa nhà đến thể tích không gian khác.

CHÚ THÍCH: Đường di chuyển của radon thường là gồm tuyến đường ng, cầu thang, v.v….

3.1.11

Giao điện đất – tòa nhà (soil – building interface)

Bề mặt tiếp giáp giữa đất và tòa nhà.

CHÚ THÍCH: Giao diện đất – tòa nhà được hình thành có thể do, ví dụ:

– Nền nhà là đất nện;

– Nền đất;

– Tấm hoặc nền trên một hốc tưng, tng hầm hoặc hầm dưới mặt đất;

– Tường nửa chìm nửa nổi trên mặt đất tiếp xúc với nền đất;

– V.v…

3.1.12

Chẩn đoán kỹ thuật của tòa nhà (Technical building diagnostic)

Công việc khảo sát được tiến hành để xác định ra nguyên nhân sự có mặt của radon được phát hiện thấy trong tòa nhà trong quá trình khảo sát sơ bộ, đưa ra số liệu và thông tin cần để lựa chọn các kỹ thuật giảm thiểu thích hợp có tính lâu dài.

3.1.13

Giá tr quan tâm (value of interest)

Giá trị được ấn định trước về nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon, từ giá trị đó phải thực hiện các hoạt động để giảm nồng độ hoạt độ radon trung bình năm trong tòa nhà [8].

CHÚ THÍCH: Giá trị quan tâm cũng được đề cập đến như là giá trị chuẩn được n định bằng các quy định do cơ quan thm quyền của quốc gia ban hành, hoặc là đưc tha thuận trong hợp đồng của các bên liên quan.

3.1.14

Th tích (Volume)

Không gian khép kín trong một tòa nhà

VÍ DỤ: Phòng, hành lang, phòng ngăn riêng, xưởng cơ khí, phòng học, hốc tường, hầm dưới mặt đất, v.v…

3.2  Ký hiệu

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu trong TCVN 10759-1 (ISO 11665-1) và các ký hiệu sau:

 Nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon, tính bằng becquerels trên mét khối;

 Giá tr quan tâm của nồng độ hoạt độ radon, tính bằng becquerels trên mét khối;

4  Tổ chức các giai đoạn đo

Đánh giá nồng độ hoạt độ radon của không khí trong một tòa nhà dựa trên quy trình từng bước một với các giai đoạn khác nhau:

– Sự có mặt của radon trong một tòa nhà cần phải được chứng minh thông qua một cuộc khảo sát sơ bộ theo các yêu cầu được mô tả trong Điều 5. Mục đích của giai đoạn này là đ thu được số liệu đo dùng nó để đánh giá nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon mà sẽ được so sánh với giá trị quan tâm.

– Nếu cuộc khảo sát sơ bộ chứng minh rằng nồng độ hoạt độ của radon là thấp hơn bất kỳ giá trị quan tâm nào, thì tính bền vững về đáp ứng với radon của tòa nhà được giám sát theo các yêu cầu nêu ra trong Điều 9. Nếu các thay đổi trong tòa nhà có thể làm thay đi tính bn vững của đáp ứng với radon của nó, thì khảo sát sơ bộ cần phải được thực hiện lần nữa theo các yêu cầu nêu trong Điều 5.

– Nếu cuộc khảo sát sơ bộ chứng minh rng nồng độ hoạt độ của radon là cao hơn mọi giá trị quan tâm thì cần phải tiến hành khảo sát để xác định ra nguyên nhân về sự có mặt của radon ở mức đó trong tòa nhà (chẩn đoán kỹ thuật của tòa nhà, v.v) Tùy theo loại tòa nhà liên quan, đặc biệt là đối với loại tòa nhà có cấu trúc phức tạp thì có thể thực hiện khảo sát bổ sung để trợ giúp cho việc xác định ra các nguồn của radon (đất, vật liệu xây dựng và nước) cùng với đường thâm nhập và đường di chuyển của nó trong tòa nhà. Những cuộc kho sát bổ sung này cần phải được tiến hành theo các yêu cầu được lập ra ở Điều 6.

– Nếu các kỹ thuật giảm thiu được ứng dụng (các hành động đơn giản như nâng công suất cho hệ thống thông gió, các công việc khác trong tòa nhà, v.v…) thì cần thực hiện phép đo ngay sau việc áp dụng giảm thiểu bằng sử dụng các phép đo radon ngắn hạn mà không đại diện cho giá trị trung bình năm (Điều 7). Tính hiệu quả và tính bền vững của các kỹ thuật giảm thiểu này cần phải được giám sát phù hợp với các yêu cầu nêu ra trong Điều 8 và Điều 9.

CHÚ THÍCH: Một ví dụ về sự tổ chức các giai đoạn khác nhau được cho trong Phụ lục A.

5  Khảo sát sơ bộ

5.1  Mục tiêu

Mục đích của cuộc khảo sát sơ bộ là để xác định một tòa nhà hoặc một phần của tòa nhà có giá trnồng độ hoạt độ trung bình năm của radon cao trên các giá trị quan tâm hay không.

5.2  Phương pháp luận được áp dụng trong quá trình khảo sát sơ bộ

Khảo sát sơ bộ cần phải được thực hiện theo tuần tự thời gian mô tả dưới đây:

– Lựa chọn các thiết bị đo;

– Định vị các vị trí đo trong tòa nhà:

– Lắp đặt và tháo dỡ các thiết bị đo;

– Xử lý các thiết bị đo;

– Phân tích số liệu của kết quả đo thu được cho từng vùng đồng nhất;

– Viết dự thảo báo cáo khảo sát sơ bộ.

5.3  Lựa chọn các thiết bị dụng cụ đo

Phương pháp đo được sử dụng để đánh giá nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon cần phải là phương pháp đo tích hp dài hạn được mô tả trong TCVN 10759-4 (ISO 11665-4).

Một số loại thiết bị dụng cụ đo tuân th theo các yêu cầu của TCVN 10759-6 (ISO 11665-6) có thể được dùng trong quá trình khảo sát sơ bộ. Tuy nhiên, để tạo thuận tiện cho phân tích số liệu và diễn giải các kết quả đo, cn phải sử dụng cùng loại dụng cụ thiết bị đo cho từng tòa nhà.

Đối với vùng không khí đặc thù có yếu tố cân bằng có thể thay đổi (không khí nhiễm bụi, độ ẩm cao, thông gió mạnh, v.v…) thì cần phải sử dụng thiết bị đo thụ động trong các vị trí đo mà được gọi là “có cấu hình khép kín”.

5.4  Định vị các vị trí đo trong tòa nhà

5.4.1  Khái quát

Việc lắp đặt các thiết bị đo tuân theo một nghi thức ba giai đoạn đ xác định ra:

– Các vùng đồng nhất trong tòa nhà đang được khảo sát;

– S lượng các thiết bị đo trên một vùng đồng nhất cần có đ thực hiện các phép đo đại diện;

– Định vị các vị trí đo trong các vùng đồng nhất.

5.4.2  Xác đnh và lựa chọn vùng đồng nhất

Các vùng đồng nhất được xác định từ tầng thấp nhất đến các tầng phía trên để lựa chọn theo cách tăng một dần bề mặt toàn vẹn của vùng đồng nhất được chiếm dụng mà ít nhất là bằng diện tích tầng nền của tòa nhà. Cách tiếp cận này được kỳ vọng để lựa chọn ra các vùng đồng nhất với nồng độ hoạt độ của radon cao nhất.

Cách tiếp cận này được thực hiện theo hai bước:

– Xác định các vùng đồng nhất dựa trên:

+ Các tiêu chí chính sau:

• cùng loại giao diện đất – tòa nhà;

• cùng điều kiện thông gió (không có hệ thống thông gió, thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức, v.v…),

• cùng mức nhiệt độ;

+ Các tiêu chí bổ sung sau đây khi mà nước có thể là một nguồn tiềm tàng của radon:

• cùng cách thức cấp nưc (trực tiếp, gián tiếp, liên tục, tái chế);

• cùng cách thức sử dụng nước (để giặt rửa, tắm, y học tr liệu);

– Việc lựa chọn các vùng đồng nhất cần phải bao gồm ít nhất một phòng có thể tích không gian bị chiếm dụng.

Trong các trưng hợp cụ thể, khi các nguồn đặc thù ngoài nguồn đất (nước và/hoặc các vật liệu xây dựng) đã được phân định ra, cách tiếp cận này được thực hiện cho từng tầng nhà cần quan tâm.

Đối với những tầng bị vùi lấp ngầm của tòa nhà, cách tiếp cận này được thực hiện cho từng tầng nằm dưới mặt đất, và tng vùng đồng nhất được chiếm dụng được lựa chọn.

Đối với những tòa nhà dưới mặt đất, cách tiếp cận này được thực hiện cho từng tầng của tòa nhà.

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp của các tòa nhà rộng hoặc có cấu trúc phức tạp, việc xác định các vùng đồng nhất cn có một cuộc khảo sát tại chỗ.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp của các nhà riêng hộ gia đình, việc xác định các vùng đồng nhất thường là đơn giản mỗi một tầng cấu thành nên một vùng đồng nhất

5.4.3  Số lượng các thiết bị đo được lắp đặt

Ít nhất một thiết bị đo phải được lắp đặt trong từng vùng đồng nhất được lựa chọn, tối thiểu là hai thiết bị đo cho từng tòa nhà.

Trong trường hợp vùng đồng nhất rộng, cứ mỗi 200 m2 phải lắp đặt một thiết bị đo.

5.4.4  Lắp đặt các thiết bị đo

Các thiết bị đo cần được lắp cho không gian chiếm dụng của tòa nhà cho từng vùng đồng nhất được chọn. Những diện tích không đại diện cho điều kiện phơi nhiễm thì cần phải bỏ qua, đặc biệt là các lối ra vào, hầm dưới mặt đất, nhà để xe, lối đi và gác lửng.

Việc sử dụng của phòng ốc của tòa nhà sẽ áp đặt điều kiện cho sự lựa chọn địa điểm. Các điều kiện sử dụng và sự chiếm dụng bình thường của các phòng ốc phải không bị thay đổi trong quá trình đo.

Thiết bị đo cần phải được đặt trên một bề mặt trống giữa 1 m và 2 m phía trên nền, dưới các điều kiện sau đây:

– Vị trí chọn phi chọn một không gian thoáng tương thích với thể tích phát hiện của thiết bị đo để đảm bảo phép đo đại diện cho không khí của vùng đng nht, nếu các tường được làm từ các vật liệu xây dựng với nồng độ thori cao thì phải dành lại một khoảng không ít nhất là 20 cm xung quanh cảm biến để tránh ảnh hưng bốc hơi của thori từ tường [9].

– Dụng cụ đo cần phải đặt cách xa:

+ Nguồn nhiệt (lò sưởi, ống khói, thiết bị điện, máy thu truyền hình, ánh nắng mặt trời trực tiếp, v.v…);

+ Đầu ra cấp nước (có nguy cơ tóe nước ra) hoặc nguồn – điểm tích trữ nước;

+ Nguồn có dầu mỡ bắn ra.

– Vị trí chọn phải sao cho điều kiện lắp đặt không bị thay đổi trong quá trình đo vì bất cứ lý do nào (do sách vở rơi xuống, do các kỹ sư làm việc, do tò mò) và vì thế cần khuyến cáo những người chiếm dụng không gian trong đó đ phòng ngừa làm hư hại điều kiện tiếp xúc đo của thiết bị đo. Thiết bị đo cần được định vị chắc chn trong quá trình đo.

5.5  Lắp đặt và tháo các thiết bị đo

Để thu được giá trị trung bình năm của nồng độ hoạt độ radon trong một tòa nhà và để không đánh giá thấp giá trị trung bình của nồng độ hoạt độ radon:

Ít nhất một nửa khoảng thời gian đo phải là trong mùa đông hoặc trong mùa cần sưởi m;

– Các thiết bị đo cần phải vận hành trong ít nhất là hai tháng. Các phép đo cần phải được thực hiện trong một khoảng thời gian khi mà số ngày liên tục không bị chiếm dụng trong khoảng thời gian đó không vượt quá 20% của khoảng thời gian được lấy. Các phòng ốc của tòa nhà không được chiếm dụng trong một quãng thời gian dài thì được loại ra vì radon có thể tích tụ do thiếu sự lưu thông không khí.

Thiết bị đo cần phải được đặt ở chế độ “đo (measure)” khi được lắp đặt (xem khuyến nghị từ nhà chế tạo thiết bị đo) và đặt ở chế độ “ngừng (stop)” khi được tháo ra.

Thời gian (ngày tháng và giờ) của giai đoạn lắp đặt và tháo thiết bị đo cần phải được ghi lại.

Trong mọi hoàn cảnh, điu kiện đo cần phải đưc lập thành tài liệu một cách chính xác trong báo cáo do (xem Phụ lục B).

CHÚ THÍCH 1: Điu quan trọng đối với những người trong các nơi đặt thiết bị đo vẫn tiến hành cuộc sống bình thường hàng ngày trong quá trình đo;

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp không sử dụng tòa nhà liên quan đến mùa thì phép đo phải được điu chỉnh theo quãng thời gian ở.

5.6  Xử lý thiết bị đo

Tham khảo theo các khuyến nghị trong TCVN 10759-4 (ISO 11665-4) và khuyến ngh của nhà chế tạo về xử lý thiết bị đo. Giá trị trung bình của nồng độ hoạt độ radon được tính theo becquerell trên mét khối (Bq.m3) và đi kèm với độ không ổn định mở rộng ở của thiết bị cùng với hệ số m rộng, k, bằng 2.

Trình bày giá trị trung bình của nồng độ hoạt độ radon phải chỉ rõ quãng thời gian lấy mẫu và thời điểm của năm mà phép đo được thực hiện. Nó cũng phải được kèm thông tin v lối sống của những người trong tòa nhà, các tầng thực hiện đo (tầng hầm, tầng trệt, các tầng trên) hoặc các đặc tính thông gió (thông gió bình thường của tòa nhà được giữ ổn định).

Kết quả có thể được thể hiện theo mẫu tương tự nêu trong Phụ lục C.

5.7  Phân tích số liệu

Kết quả đo được phân tích cho từng vùng đồng nhất đã được chọn trong tòa nhà.

Phân tích s liệu cần phải lưu ý đến các tiêu chí sau:

– Các đại lượng ảnh hưởng được mô tả trong TCVN 10759-4 (ISO 11665-4).

– Những thay đổi trong tòa nhà dẫn đến thay đổi các tiêu chí được dùng để xác định ra vùng đồng nhất trong quá trình đo/lấy mẫu (công việc, thông gió, v.v…);

– Thay đổi sự chiếm dụng trong các phòng ốc trong quá trình đo (tháo dỡ, thay đổi sử dụng, đ trống, v,v…);

– Quãng thời gian lấy mẫu.

Khi kết quả đo thu được trong phạm vi cùng một vùng đồng nhất cho thấy chênh lệch thấp hơn độ không đảm bảo đo thì giá trị trung bình của nồng độ hoạt độ radon được tính toán. Giá trị trung bình này, được tính theo becquerel trên mét khối (Bq.m-3) không kèm theo độ không đảm bảo, được quy cho vùng đồng nhất (xem Phụ lục D). Giá trị này được so sánh với giá trị quan tâm.

Khi phân bố kết quả do thu được trong cùng vùng đồng nhất là cao hơn độ không đảm bảo, phân tích lý do căn nguyên của dải phân bố phải được đề cập:

– Nếu lý do là do thiết bị đo, khi đó các phép đo tích hợp phải được lặp lại dưới các điều kiện nêu trong 5.4.

– Nếu lý do là do các yếu tố phương pháp thì các phép đo tích hợp phải được lặp lại trong điều kiện nêu trong 5.4 hoặc giá trị cao nhất ghi được bỏ qua đô không đảm bảo đo của nó sẽ được lựa chọn và quy cho vùng đồng nhất (xem Phụ lục D). Giá trị này được so sánh với giá trị quan tâm.

CHÚ THÍCH: Đối với một vùng đồng nhất đã cho, nếu tập hợp của các phép đo bao gồm cả các kết quả thấp dưới ngưng phát hiện, thì lúc đó giá trị quy cho vùng đồng nhất được xác đnh dựa trên duy nhất các kết quả có ý nghĩa.

5.8  Báo cáo khảo sát sơ bộ

Báo cáo khảo sát sơ bộ đảm bảo tính có thể truy tìm lại được của các phép đo và kiểm tra tính phù hợp của chúng.

Báo cáo khảo sát sơ bộ cần phải có các thông tin sau:

a) Viện dẫn đến tiêu chuẩn này, nếu thích hợp, viện dẫn văn bản quy định quản lý tình hình;

b) Ngày tháng của báo cáo;

c) Thời gian lấy mẫu: thời gian bắt đầu và kết thúc (ngày tháng và giờ);

d) Các vị trí lấy mẫu;

e) Phương pháp đo (được tích hợp);

f) Nhận dạng của loại cảm biến;

g) Báo cáo thử nghiệm theo TCVN 10759-4 (ISO 11665-4); báo cáo thử nghiệm cần phải đính kèm với báo cáo của khảo sát sơ bộ;

h) Phân tích các kết quả đo;

i) Kết luận với phân tích kết quả có thể so sánh được quy cho vùng đồng nhất đã chọn so với giá trị quan tâm đã được ấn đnh trước.

Có thể cung cấp bổ sung thêm thông tin, ví dụ như các thông tin sau:

– Người yêu cầu các cuộc khảo sát sơ bộ;

– Dẫn chiếu các tác giả của báo cáo;

– Dẫn chiếu những người chịu trách nhiệm về khảo sát sơ bộ;

– Mã tham chiếu của báo cáo được viết trên từng trang của báo cáo, với đánh số trang nêu đặc trưng tổng s trang có trong báo cáo; khi một bản mới của báo cáo khảo sát sơ bộ cần được ban hành, bản mới phải được cho mã tham chiếu mới hoặc chỉ số văn bản mới và phải đưa vào lời nói đầu nhắc đến bản báo cáo gốc mà bản báo cáo mới thay thế;

– Mô tả về phương pháp luận được áp dụng;

– Xác minh cho việc xác định và lựa chọn các vùng đng nhất;

– Xác minh cho số lượng các thiết bị đo được lắp đặt;

– Bản vẽ sơ đồ về tòa nhà, đánh dấu vị trí và tham chiếu các thiết bị đo được lắp đặt;

– Mô tả điều kiện đo.

6  Khảo sát bổ sung

6.1  Khái quát

Cuộc khảo sát bổ sung ch được tiến hành trong tòa nhà mà trong đó cuộc khảo sát sơ bộ đã được thực hiện theo quy trình mô tả trong Điều 5. Khảo sát b sung có thể được tiến hành suốt cả năm.

Các cuộc khảo sát bổ sung sẽ trợ giúp trong việc chẩn đoán kỹ thuật.

Khảo sát b sung được sử dụng để xác định ra:

– Các nguồn của radon;

– Các đường thâm nhập của radon vào trong tòa nhà;

– Lối di chuyển của radon trong tòa nhà.

Các cuộc khảo sát bổ sung yêu cầu thông tin như:

– Các kết quả của khảo sát sơ bộ hoặc các khảo sát trước đó và các kết luận của các báo cáo kèm theo;

– Các đặc tính của bản thân tòa nhà và địa điểm nơi tòa nhà được xây dựng;

– Lối sống của người chiếm dụng trong đó;

– Nếu cần thiết, cả thông tin được thu thập trong quá trình chn đoán kỹ thuật.

Các cuộc khảo sát bổ sung cần áp dụng một số phương pháp đo ở bên trong, và nếu cần, c bên ngoài tòa nhà.

6.2  Phương pháp luận áp dụng cho khảo sát bổ sung

6.2.1  Khái quát

Trước tiên, cần thị sát đa điểm. Sau khi đã hoàn thành việc th sát địa điểm, cuộc khảo sát bổ sung được bắt đầu theo các bước như dưới đây;

– Lập bản đồ tòa nhà;

– Xác định các nguồn của radon và đường thâm nhập;

– Xác định ra đường di chuyển của radon;

– Dự thảo báo cáo của khảo sát bổ sung.

Một số của các bước này có thể được thực hiện đng thời.

6.2.2  Lập bản đồ tòa nhà

Bản đồ này đưa ra một hình ảnh tức thi của nồng độ hoạt độ radon trong tòa nhà tại thời đim đã cho.

Lập bản đồ tòa nhà được dựa trên các kết qu của phép đo nồng độ hoạt độ radon thực hiện khắp toàn bộ th tích không gian của tòa nhà (kể cả các hầm ở dưới mặt đất, các phòng ngăn riêng, v.v…) hoặc trong các phần của tòa nhà, trên cơ sở các kết quả kho sát sơ bộ cũng như các đặc tính của tòa nhà.

Phương pháp đo điểm [xem TCVN 10759-6 (ISO 11665-6)] hoặc phương pháp đo liên tục [xem TCVN 10759-5 (ISO 11665-5)] được khuyến cáo sử dụng. Các phép đo được bắt đầu tiến hành ít giờ sau khi các cửa sổ và cửa ra vào được đóng lại. Do tính rt thay đổi của nồng độ hoạt độ radon theo thời gian, các phép đo này cần phải được thực hiện đồng thời hoặc trong khoảng thi gian ngắn (qua một vài giờ) trong tất cả các thể tích của tòa nhà.

Kết quả các phép đo làm cho phân định ra được những thể tích tòa nhà có nồng độ hoạt độ radon cao nhất. Kết quả này được sử dụng để phân định ra các phần của tòa nhà sẽ được ưu tiên cho các hoạt động được lập mục tiêu chính xác vào các nguồn radon, đúng đường xâm nhập và lối di chuyển của radon.

6.2.3  Xác đnh ra nguồn radon và đường xâm nhập

6.2.3.1  Khái quát

Dựa vào thông tin tập hợp được trong 6.1, một số nguồn và đường xâm nhập tiềm ẩn của radon có thể được chặn lại. Chúng có thể được nhận ra bằng triển khai một hoặc một số các kỹ thuật đo nêu ra dưới đây. Sự lựa chọn các kỹ thuật đo và số phép đo được lập kế hoạch sẽ tùy thuộc vào tình huống gặp phải.

6.2.3.2  Phép đo phóng xạ

Các phép đo phóng xạ khác có thể được thực hiện để b sung nồng độ hoạt độ radon, như phép đo sut liều. Phép đo này được tính theo sut liều tương đương (μSv.h1) hoặc số đếm photon [số đếm trên giây (c.s1)], có thể định lượng bức xạ gamma trong môi trường xung quanh và/hoặc bức xạ gamma tiếp xúc với đất và/hoặc vật liệu xây dựng.

Những phép đo này được dùng để nhận biết các vùng có suất liều cao hơn hoặc số đếm photon đặc trưng cho sự có mặt đáng kể của các nhân phóng xạ phát gamma, đặc biệt là radi-226 và các sản phẩm phân rã của nó.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kể so với bức xạ nền, có thể cần phải ly mẫu để tiến hành phép đo chính xác hơn cho phân tích phòng thí nghiệm tinh vi hơn để xác định và định lượng sự có mặt của các nhân phóng xạ.

6.2.3.3  Phép đo trong không khí của đất, trong các vết nứt và trong tuyến đường ống

Phương pháp được dùng thường xuyên nhất để đo nồng độ hoạt độ radon trong không khí của đất, trong các vết nứt thấy rõ hoặc trong tuyến đường ống là phương pháp đo điểm (xem TCVN 10759-6 (ISO 11665-6)). Các phương tiện đo liên tục cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhất định (xem TCVN 10759-5 (ISO 11665-5)).

Các kỹ thuật khác nhau được dùng để thu thập mẫu tại các nguồn radon và trước khi nó thoát ra không khí xung quanh. Hệ thống lấy mẫu đặc biệt thường xuyên được yêu cầu (bơm hút có lắp cái lọc, ống mao quản, đầu lấy mẫu, v.v…) vì thông thường không tiếp cận được vào đim đo một cách trực tiếp.

6.2.3.4  Đánh giá tc độ bốc hơi bề mặt của radon

Tốc độ bốc hơi bề mặt cho phép định lượng radon phát ra từ một bề mặt đã biết trên một đơn vị thời gian. Bề mặt nghiên cứu có thể là: mặt đất ngoài nhà, giao diện đất – tòa nhà (sàn nền đất nện, tấm sàn, tường chìm trong đất, v.v…), vật liệu xây dựng, v.v… Các phép đo được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của TCVN 10759-7 (ISO 11665-7).

6.2.3.5  Đo trong nước

Nước cấp cho tòa nhà được khảo sát hoặc được dùng cho các mục đích khác nhau trong tòa nhà có thể đo được nồng độ hoạt độ radon bằng sử dụng phương pháp đo phù hợp (xem ISO 13164).

6.2.3.6  Đo ngoài nhà

Đôi khi không khí ngoài nhà chứng tỏ là một nguồn radon đáng kể. Để đo nồng độ hoạt độ radon ngoài nhà, nên sử dụng thiết bị đo vận hành liên tục trong vài giờ (ít nhất là 4 h), (xem ISO 13164).

6.2.4  Xác định ra lối di chuyn

6.2.4.1  Khái quát

Một vài lối di chuyển tiềm ẩn của radon có thể được tính đến. Chúng có thể được xác định ra bằng triển khai một vài kỹ thuật đo như nêu ra dưi đây. Sự lựa chn các kỹ thuật đo và số phép đo được lập kế hoạch tùy thuộc vào tình huống gặp phải.

6.2.4.2  Đo liên tục

Đo liên tục radon (xem TCVN 10759-5 (ISO 11665-5)) cho biết về sự thay đi theo thời gian của nồng độ hoạt độ radon trong vùng thể tích không gian được nghiên cứu tương ứng với các thông số như cách thức chiếm dụng, sưởi ấm, thông gió, v.v… Áp dụng các phép đo liên tục trong các vùng thể tích không gian kế cận tạo thuận lợi cho việc xác định ra các lối di chuyển của radon giữa các vùng thể tích này. Những phép đo này được tiến hành qua một chu kỳ ngày – đêm, nói chung là trọn một ngày và một đêm của sự chiếm dụng.

CHÚ THÍCH 1: Xác đnh nồng độ hoạt độ radon trong quá trình chiếm dụng thực tế hàng ngày của một thể tích của tòa nhà là cực kỳ hữu ích. Nó có thể đưa ra yếu tố quyết định tuyên bố mức độ khẩn cp để triển khai hành động khắc phục cải tạo.

CHÚ THÍCH 2: Xác định sự ảnh hưởng của hệ thống thông gió đến nồng độ hoạt độ radon trong thể tích tòa nhà là cực kỳ là hữu ích. Các phép đo này tạo khả thi cho phép thử hệ thống thông gió (dừng hoạt động, khởi động, lập chế độ vận hành). Trong thực tế, phép thử đơn giản nhất hiện có là đo khi cửa ra vào và/hoặc cửa sổ được mở ra so với đo khi cửa ra vào và/hoặc ca sổ được đóng lại.

6.2.4.3  Đo điểm

Đo radon theo điểm (xem TCVN 10759-6 (ISO 11665-6)) làm cho xác định chính xác lối di chuyn của radon giữa hai khối không gian khép kín trong phạm vi tòa nhà. Phép đo này được thực hiện tại giao diện giữa hai khối không gian khép kín (ranh giới tường, sàn nhà), trong tuyến đường ống, ống thông hơi, cầu thang, v.v… Đồng thời với thực hiện phép đo này, cần phải thực hiện đo nồng độ hoạt độ radon trong nhà trong các vùng thể tích không gian được quan tâm

6.2.4.4  Đo sản phẩm phân rã sng ngắn của radon

Đo nồng độ năng lượng alpha tiềm tàng của các sản phẩm phân rã sống ngắn của radon cho phép xác định được các sản phẩm yếu tố cân bằng giữa radon và các sản phẩm phân rã có thời gian tồn tại ngắn của nó (xem TCVN 10759-3 (ISO 11665-3). Giá trị của yếu tố cân bằng là một chỉ thị của điều kiện thông gió của thể tích nhà được quan tâm.

6.3  Báo cáo khảo sát bổ sung

Báo cáo khảo sát bổ sung đảm bảo tính có thể truy nguyên lại được của các phép đo và kiểm tra tính phù hợp của chúng. Báo cáo khảo sát bổ sung cần phải có các thông tin sau:

a) Viện dẫn đến tiêu chuẩn này, nếu thích hợp, viện dẫn văn bản quy định của quốc gia về qun lý tình hình;

b) Bối cảnh yêu cu tiến hành kho sát bổ sung;

c) Ngày tháng của báo cáo về khảo sát bổ sung;

d) Thời gian lấy mẫu: thời gian bắt đầu và kết thúc (ngày tháng và giờ);

e) Các địa điểm lấy mẫu;

f) Trình bày phương pháp luận được áp dụng và biện minh các phép đo được thực hiện tại thời gian khảo sát bổ sung;

g) Trình bày những phương pháp đo được thực hiện;

h) Kết quả lập bản đồ radon của tòa nhà và diễn giải của chúng;

i) Kết quả và diễn giải các phép đo đã thực hiện đ nhận biết nguồn và đường thâm nhập của radon;

j) Kết quả và diễn gii các phép đo đã thực hiện để nhận biết lối di chuyn của radon;

k) Kết luận với một tóm tắt về sự diễn giải kết quả đo và sự nhận biết các nguồn, đường thâm nhập và lối di chuyển của radon;

Có th cung cấp bổ sung thêm thông tin, ví dụ như các thông tin sau:

– Người yêu cầu các cuộc khảo sát bổ sung;

– Đề cập đến các tác giả của báo cáo;

– Đề cập đến những người chịu trách nhiệm về khảo sát bổ sung;

– Mã tham chiếu của báo cáo được viết trên từng trang của báo cáo, với đánh số trang nêu đặc trưng tổng số trang có trong báo cáo; Khi một bản mới của báo cáo khảo sát bổ sung cần được ban hành, bản mới phải được cho mã tham chiếu mới hoặc chỉ số văn bản mới và phải đưa vào lời nói đầu nhắc đến bản báo cáo gốc mà bản báo cáo mới thay thế;

– Tổng hợp thông tin đã thu thập trước (thông tin liên quan đến chẩn đoán kỹ thuật, kết quả của cuộc khảo sát sơ bộ hoặc các khảo sát trước đó, thông tin liên quan đến tòa nhà);

– Sơ đồ v tòa nhà, đánh dấu địa đim các điểm đo);

– Mô t về các điều kiện đo (điều kiện lấy mẫu, điều kiện môi trường).

7  Thử nghiệm ngay sau khi các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu được áp dụng

Thử nghiệm ngay sau khi các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu được áp dụng có thể được thực hiện bằng sử dụng các phép đo ngn hạn. Giai đoạn này được tiến hành trong các phần của tòa nhà, nơi có các kỹ thuật giảm thiểu được áp dụng cũng như trong các thể tích liền kề, sử dụng phương pháp đo liên tục nồng độ hoạt độ radon (xem TCVN 10759-5 (ISO 11665-5).

Các kết quả đo radon liên tục có thể được dùng để đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng mọi kỹ thuật giảm thiểu chủ động (thông gió cưỡng bức của tòa nhà hoặc tầng hầm, gim nén chủ động dưới các tấm sàn). Kết quả của các phép đo liên tc này là không đại diện cho nồng độ hoạt độ trung bình năm của radon.

CHÚ THÍCH: Những phép đo này có thể được thực hiện vào bất cứ thi gian nào trong quá trình và sau khi áp dụng các giải pháp giảm thiểu.

8  Kiểm soát tính hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật được áp dụng

Tính hiệu quả cần phải được đánh giá theo như quy trình của giai đoạn khảo sát sơ bộ với sự xác định mới các vùng đồng nhất. Các phép đo phải được thực hiện dưới các điều kiện như mô tả trong 5.4. Khảo sát sơ bộ mới này cần được tiến hành khắp toàn bộ tòa nhà chứ không phải trong các thể tích và/hoặc các vùng nơi mà nồng độ hoạt độ của radon đã là cao nhất.

CHÚ THÍCH 1: Mọi sự thay đổi cho tòa nhà là đều có khả năng gây ra tác động đến sự di chuyển radon của nó và điều đó khơi mào làm tăng nồng độ hoạt độ radon trong các phần không bị tác động trước đây của cu trúc.

CHÚ THÍCH 2: Khi kỹ thuật giảm thiểu được áp dụng, cần thiết phải quan trắc sự vận hành chuẩn xác của nó theo thi gian.

9  Kiểm soát tính bền vững

Tính bền vững tác động tới radon của tòa nhà cần được đánh giá thường xuyên. Việc kiểm soát tính bền vững được thực hiện bằng cách đo nồng độ hoạt độ radon khắp tòa nhà theo những điều kiện khảo sát sơ bộ mô tả trong Điều 5.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Tổ chức các giai đoạn đo radon trong một tòa nhà

Thực hiện các phép đo dài hạn theo các điều kiện mô tả trong Điều 5

Thực hiện các phép đo theo các điều kiện mô tả trong Điều 6

Thực hiện các phép đo ngắn hạn theo các điều kiện mô tả trong Điều 7

Hành động không có tính hệ thống

Hành động có tính hệ thống

Hình A.1 – Tổ chức các giai đoạn đo radon trong một tòa nhà

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về tòa nhà dưới mặt đất và các tầng bị vùi lấp

Hình B.1 – Sơ đồ về các tòa nhà dưới mặt đất

Hình B.2 – Sơ đồ v một tòa nhà có một tầng bị vùi lấp dưới mặt đất

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Báo cáo khảo sát sơ bộ

ĐI VỚI MI TÒA NHÀ

Thông tin về ch sở hữu

……………………………………………………

Thông tin về người yêu cầu khảo sát

……………………………………………………

 

Thông tin v bên liên đi (tham gia)

Phòng thử nghiệm hay công ty

…………………………….

Tên người điều hành đo

…………………………….

Kỹ năng của người điều hành đo

…………………………….

Người chu trách nhiệm về cuộc khảo sát sơ bộ

Họ tên        /       Ngày tháng

Chữ ký

 

Nhận dạng tòa nhà và địa điểm

Tên của công trình

…………………………………

Loại công trình

nhà riêng, trường học …….

Khu đô thị

…………………………………

Địa ch

…………………………………

Địa điểm

…………………………………

Mã bưu cục

…………………………………

Mô t về tòa nhà

Số tầng

…………………………………

Diện tích mặt bằng

…………………………………

Vật liệu xây dựng

…………………………………

 

Xác định đặc tính của vùng

Xác định (trên bản vẽ) các vùng đồng nhất, số lượng và vị trí của vùng

…………………………………

…………………………………

ĐI VỚl TỪNG VÙNG ĐNG NHT ĐƯỢC CHỌN

Xác định đặc trưng của vùng đồng nhất

Diện tích bề mặt gần đúng

……………………………………….

Số lượng các phòng trong vùng đồng nhất

……………………………………….

V trí

……………………………………….

Số các thiết bị đo được lắp đặt

……………………………………….

Dạng thông gió

……………………………………….

Tình trạng chiếm dụng

……………………………………….

 

Những quan sát do bên liên đới thực hiện

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRONG TỪNG VÙNG ĐỒNG NHT, ĐỐI VỚI MI THIẾT B ĐO ĐƯỢC LP ĐẶT

Nhận biết dạng thiết bị đo

Dạng thiết bị

………………………………………..

Số seri

………………………………………..

Thời gian khác (ghi rõ)

………………………………………..

 

Điều kiện tiếp xúc của thiết bị đo

Ngày tháng

Bắt đầu đo

Ngày/tháng/năm

Giờ

Kết thúc đo

Ngày/tháng/năm

Giờ

Quãng thời gian

…………………………………………..

Vị trí bên trong tòa nhà

Vị trí lấy mẫu

Tầng

…………………………………………..

Vị trí phòng

…………………………………………..

Độ cao đặt thiết bị đo

 …….(độ cao tối ưu: 1,5 m) ……..

Khoảng cách so với tường

……..(khoảng cách tối ưu: 0,25 m)….

BÁO CÁO THỬ CA PHÒNG TH NGHIỆM

Thi gian tiếp xúc đo

………………………………………………………………………

Số các ngày phòng không bị chiếm dụng trong thời gian tiếp xúc đo

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Nồng độ hoạt độ

………. Bq.m-3

Độ không đảm bảo m rộng (k = 2)  

……………………Bq.m-3

TRONG TỪNG VÙNG ĐNG NHT

Nồng độ hoạt độ của vùng đồng nhất

 

………………………………………………………………..Bq.m-3

Ý kiến nhận xét

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Ví dụ về phân tích kết quả đo của cuộc khảo sát sơ bộ

a) Kết quả của các phép đo tích hợp nồng độ hoạt độ radon được thực hiện trong các vùng đồng nhất được lựa chọn của một tòa nhà ngầm dưới đất

b) Kết quả của các giá trị được quy cho từng vùng đồng nhất đã chọn như là một phần của kết quả khảo sát sơ bộ được thực hiện trong tòa nhà có hai tầng bị vùi lấp dưới mặt đất

Hình D.1 – Ví dụ về phân tích (b) kết quả đo radon (a) của cuộc khảo sát sơ bộ được thực hiện trong tòa nhà ngầm dưới mặt đất

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nuclear Data Base issued from the Decay Data Evaluation Project. Available at: www.nucleide.org/DDEP_WG/DDEPdata.htm

[2] UNSCEAR. 2006 Report: Effects of ionizing radiation(Vol. 1, report to the General Assembly and two scientific annexes). United Nations Publication, New York, 2008

[3] Robé M.C.; Métivier H. Le radon de I’environnement à I’homme, Collection Livre IPSN. EDP Sciences, 1999

[4] Institute for Protection and Nuclear Safety General Directorate for Health. National measurement campaign for domestic exposure to radon Measurement report and mapping at 1 January 2000

[5] CollignanB. Le radon dans les bâtiments existants: Guide pour la remédiation des constructions existantes et la prévention des constructions neuves, guide technique CSTB, July 2008

[6] Building Research Establishment. Guide to Radon Remedial Measures in Existing Dwellings: Dwellings with Cellars and Basements. BRE, Watford, 1998

[7] UnitedStatesEnvironmentalProtectionAgency. Radon Reduction Techniques for Existing Detached Houses: Technical Guidance (Third Edition) for Active Soil Depressurization. UPEPA Publication 625-R-93-011, Washington D.C., 1993

[8] World Health Organization. WHO Handbook on indoor radon. A public health perspective. WHO, Geneva, 2009

[9] Tokonami S. Why is 220Rn (Thoron) measurement important? Radiat. Prot. Dosimetry. 2010, 141 (4) pp.335-339

[10] ISO 921, Nuclear energy Vocabulary

[11] ISO 11665-2, Measurement of radioactivity in the environment Air: radon-222 Part 2: Integrated measurement method for determining average potential alpha energy concentration of its short-lived decay products

[12] ISO 11665-3, Measurement of radioactivity in the environment Air radon-222 Part 3: Spot measurement method of the potential alpha energy concentration of its short-lived decay products

[13] ISO 11665-5, Measurement of radioactivity in the environment Air: radon-222 Part 5: Continuous measurement mettiod of the activity concentration

[14] ISO 11665-6, Measurement of radioactivity in the environment Air: radon-222 Part 6: Spot measurement method of the activity concentration

[15] ISO 11665-7, Measurement of radioactivity in the environment Air: radon-222 Part 7: Accumulation method for estimating surface exhalation rate

[16] ISO 13164-1, Water quality Measurement of the activity concentration of radon-222 Part 1: General principles

[17] ISO 13164-2, Water quality Measurement of the activity concentration of radon-222 Part 2: Gamma spectrometry method

[18] ISO 13164-3, Water quality Measurement of the activity concentration of radon-222 Part 3: Emanometric method

[19] ISO 13164-4, Water quality Measurement of the activity concentration of radon-222 Part 4: Test method using liquid scintillation counting

[20] IEC 61577-1, Radiation protection instrumentation Radon and radon decay product measuring Instruments Part 1: General principles

[21] IEC 61577-2, Radiation protection instrumentation Radon and radon decay product measuring instruments Part 2: Specific requirements for radon measuring instruments

[22] IEC 61577-3, Radiation protection instrumentation Radon and radon decay product measuring instruments Part 3: Specific requirements for radon decay product measuring instruments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *