Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2377:1987

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2377:1987
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/06/1987
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2377:1987 về tơ tằm dâu – Phương pháp xác định độ bao hợp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2377:1987

TƠ TẰM DÂU

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BAO HỢP

Raw silk

Method for determination of coherence

Cơ quan biên soạn: Liên hiệp các xí nghiệp Dâu tằm tơ Việt Nam. Bộ Nông nghiệp

Cơ quan đề nghị ban hành : Bộ nông nghiệp

Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn -Đo lường-Chất lượng . Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 287/QĐ ngày 9 tháng 6 năm 1987

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2377-78 quy định phương pháp xác định mức độ liên kết giữa các sợi tơ đơn với nhau và được đặc trưng bằng sự chống chịu của sợi tơ khi bị mài mòn.

Độ bao hợp được xác định bằng cách dùng mảnh kim loại có độ nhẵn quy định để cọ xát trên sợi tơ nguyên liệu, cho đến khi các sợi tơ đơn tách ra và tính số lần cọ xát đó.

1. Lấy mẫu

Chọn 10 ống tơ bất kỳ trong 25 ống tơ đã được đánh ống theo TCVN 2375-87.

2. Thiết bị kiểm tra

Máy đo độ bao hợp duplen.

3. Phương pháp xác định.

Độ bao hợp được tiến hành với tốc độ dao động của bản kim loại là 12 chu kỳ/ph. Trước khi xác định độ bao hợp, tiến hành kiểm tra tốc độ của mảnh kim loại. Sợi tơ được móc căng ở hai dãy móc. Mở máy cho băng kim loại chuyển động cọ xát lên sợi tơ. Cứ sau 10 chu trình chuyển động của băng kim loại thì dừng máy để kiểm tra tơ có xú lông hay bị tách ra không. Nếu có thêm 10 sợi tơ bị tách ra một đoạn 6mm trở lên thì công việc xác định độ bao hợp của ống sợi được kết thúc. Đọc kết quả ở bộ phận tự ghi. Kiểm tra như vậy cho đến hết 10 ống tơ.

4. Tính kết quả

Độ bao hợp (B) được tính theo công thức :

Trong đó :

C1 : Số lần ma sát làm tách sợi của một ống tơ đọc trên máy;

n : Số ống tơ thí nghiệm (n = 10)

Chú thích :

1. Khi phát hiện hiện thấy có từ 7 ¸ 8 sợi tơ tách ra, thì sau đó phải cho máy chạy một lượt 5 lần ma sát (qua lại) rồi kiểm tra một lần. Cứ tuần tự như thế cho đến khi có 10 sợi tơ bị tách.

2. Đối với những sợi tơ có các gai gút thì không xác định độ bao hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *