Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3727:1982

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN3727:1982
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 10/08/1982
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3727:1982 về chất thải phóng xạ và bán phóng xạ, tẩy xạ, xon khí phóng xạ – Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7885-1:2008 (Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn của IAEA) về An toàn bức xạ – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự chữ cái trong tiếng anh từ A đến E .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3727:1982 về chất thải phóng xạ và bán phóng xạ, tẩy xạ, xon khí phóng xạ – Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3727 – 82

CHẤT THẢI PHÓNG XẠ VÀ BÁN PHÓNG XẠ, TẨY XẠ, XON KHÍ PHÓNG XẠ

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Radioactive wastes and radioactive contamination, deconiamination, zadioactive aercsols. Terms and defnitions

Thuật ngữ

Định nghĩa

(1)

(2)

1. Chất thải phóng xạ

Những chất phóng xạ sau khi sử dụng cũng như các sản phẩm, vật liệu, chất và đối tượng sinh học bị nhiễm chất phóng xạ vượt quá lượng quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành, không thể tiếp tục sử dụng được trong sản xuất và nghiên cứu thực nghiệm đã đề ra.

2. Xử lý chất thải phóng xạ

Quá trình làm sạch các chất thải phóng xạ, làm gọn thể tích của những chất thải này và quá trình chuyển chứng sang trạng thái thuận tiện để chôn cất.

3. Hóa rắn chất thải phóng xạ

Xử lý chất thải phóng xạ nhằm cố định chất phóng xạ ở thể rắn

4. Bitum hóa chất thải phóng xạ

Hóa rắn chất thải phóng xạ bằng cách trộn nó với bitum nóng chảy đồng thời khử nước của các chất thải phóng xạ và sau đó thu được những khối bitum

5. Gốm hóa chất thải phóng xạ

Hóa rắn chất thải phóng xạ bằng cách trộn nó với đất sét và những hóa học nào đó, rồi nung chất hỗn hợp này thành gốm.

6. Thủy tinh hóa chất thải phóng xạ

Hóa rắn chất thải phóng xạ bằng cách trộn nó với những chất trợ dung rồi xử lý nhiệt để chuyển hóa hỗn hợp đó thành những vật liệu cứng dạng thủy tinh.

7. Xi măng hóa chất thải phóng xạ

Hóa rắn chất thải phóng xạ bằng cách trộn nó với xi măng và làm cứng hỗn hợp đó lại.

8. Chôn chất thải phóng xạ

Đưa chất thải phóng xạ vào mộ ở dưới đất hoặc những vùng dành riêng dưới biển hoặc đại dương

9. Mộ chất thải phóng xạ

Công trình dùng để chôn thất thải phóng xạ

10. Kho chất thải phóng xạ

Công trình dùng để cắt giữ chất thải phóng xạ

11. Bãi chôn chất thải phóng xạ

Khu vực gồm toàn bộ các công trình và thiết bị để chuẩn bị và chôn chất thải phóng xạ

12. Bẩn phóng xạ

Chất phóng xạ có ở trên bề mặt các đối tượng khác nhau, vượt quá lượng quy định theo tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

13. Bẩn phóng xạ không bền

Bẩn phóng xạ có liên kết yếu với bề mặt vật thể có thể thải bỏ chúng không cần dùng các phương tiện tẩy xạ.

14. Bẩn phóng xạ bền

Bẩn phóng xạ liên kết bền vững với bề mặt vật thể, không thể thải bỏ chúng nếu không dùng các phương tiện đặc biệt hoặc bóc lớp bề mặt đó đi.

15. Mức bẩn phóng xạ

Đại lượng đặc trưng cho giá trị về lượng của bẩn phóng xạ.

16. Mức bẩn phóng xạ cho phép

Mức bẩn phóng xạ được quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

17. Nguồn bẩn phóng xạ

Sản phẩm hoặc chất, khi sử dụng chúng có thể làm rơi vãi chất phóng xạ lên bề mặt.

18. Nước nhiễm phóng xạ

Nước có chứa chất phóng xạ vượt quá lượng quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

19. Khí nhiễm phóng xạ

Khi có chứa chất phóng xạ vượt quá lượng được quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành

20. Lớp đọng phóng xạ

Chất rắn được hình thành và bám trên bề mặt tiếp giáp với môi trường phóng xạ của thiết bị và chứa chất phóng xạ vượt quá lượng đã được quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

21. Chất đọng phóng xạ

Chất rắn rơi xuống từ môi trường phóng xạ thể lỏng và khí, chứa chất phóng xạ vượt quá lượng được quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

22. Phòng ngừa bẩn phóng xạ lan rộng

Sử dụng các biện pháp về chế tạo công nghệ, tổ chức và các phương tiện nhằm giảm hoặc loại trừ khả năng bẩn phóng xạ lan rộng.

23. Khoanh vùng bẩn phóng xạ

Phòng ngừa bẩn phóng xạ lan rộng bằng cách giới hạn và cách ly khu vực bị bẩn phóng xạ.

24. Tẩy xạ

Khử bỏ hoặc làm giảm bẩn phóng xạ bằng cách sử dụng những phương tiện khác nhau.

25. Hiệu quả tẩy xạ

Toàn bộ chỉ tiêu về lượng và chất đặc trưng cho kết quả của quá trình tẩy xạ

26. Hệ số tẩy xạ

Đại lượng đặc trưng cho hiệu quả tẩy xạ được đo bằng tỷ số của mức bẩn phóng xạ trước và sau khi tẩy xạ.

27. Chu trình tẩy xạ

Toàn bộ thao tác không lặp lại được thực hiện một cách tuần tự nhằm làm giảm mức bẩn phóng xạ.

28. Dạng tẩy xạ

Đặc tính tẩy xạ theo trạng thái tổng thể của các chất thải phóng xạ được tạo thành

29. Tẩy xạ lỏng

Tẩy xạ bằng cách sử dụng chất lỏng để tạo thành chất thải phóng xạ lỏng

30. Tẩy xạ khô

Tẩy xạ bằng cách không sử dụng hoặc sử dụng chất lỏng ở một lượng mà không tạo thành chất thải phóng xạ lỏng.

31. Biện pháp tẩy xạ

Toàn bộ những cách tẩy xạ có sử dụng các quá trình vật lý hóa học hoặc lý học.

32. Tẩy xạ ngâm

Tẩy xạ lỏng bằng cách ngâm các vật thể vào trong dung tịch tẩy xạ

33. Tẩy xạ bằng một dung dịch

Tẩy xạ lỏng bằng cách xử lý bề mặt vật thể bởi một dung dịch tẩy xạ.

34. Tẩy xạ bằng hai dung dịch.

Tẩy xạ lỏng bằng cách xử lý bề mặt vật thể bởi hai dung dịch tẩy xạ có thành phần khác nhau.

35. Tẩy xạ bằng nhiều dung dịch

Tẩy xạ lỏng bằng cách xử lý bề mặt vật thể bởi một số dung dịch tẩy xạ có thành phần khác nhau

36. Tẩy xạ phun tia.

Tẩy xạ lỏng bằng cách phun tia dung dịch tẩy xạ để xử lý bề mặt vật thể.

37. Tẩy xạ bằng siêu âm

Tẩy xạ lỏng bằng cách xử lý bề mặt vật thể bởi dung dịch tẩy xạ trong trường siêu âm.

38. Tẩy xạ bằng điện hóa

Tẩy xạ lỏng bằng cách xử lý bề mặt kim loại trong chất điện phân nhờ nguồn điện ngoài

39. Tẩy xạ bằng bọt

Tẩy xạ lỏng bằng cách xử lý bề mặt vật thể bởi bọt dung dịch tẩy xạ.

40. Tẩy xạ cơ học

Tẩy xạ khô bằng cách tác động cơ học lên bề mặt vật khô.

41. Tẩy xạ bằng nhiệt

Tẩy xạ khô bề mặt kim loại bằng cách nung các vật thể trong môi trường khí

42. Tẩy xạ bằng hấp thụ

Tẩy xạ khô bằng cách phủ những vật liệu khô khác nhau có tính hấp thụ lên bề mặt cần tẩy.

43. Phương tiện tẩy xạ

Thiết bị kỹ thuật và các chất được sử dụng khi tẩy xạ

44. Dung dịch tẩy xạ

Phương tiện tẩy xạ ở dạng dung dịch chứa các chất phản ứng hóa học và những hỗn hợp của chúng.

45. Dung dịch tẩy xạ của dung dịch

Đại lượng đặc trưng cho khả năng giữ các chất phóng xạ của dung dịch tẩy xạ khi tiếp xúc với bề mặt có bẩn phóng xạ.

46. Hệ thống tẩy xạ

Toàn bộ thiết bị kỹ thuật, gồm những phương tiện để pha chế dung dịch tẩy xạ, chuyển chúng tới nơi sử dụng, tiến hành tẩy xạ, thu dọn và khử bỏ chất thải phóng xạ.

47. Khu vực tẩy xạ

Khu vực làm việc được trang bị các phương tiện tẩy xạ và dùng để tẩy xạ các thiết bị, phương tiện chuyên chở, dụng cụ sửa chữa, quần áo bảo hộ và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

48. Xon khí phóng xạ

Xon khí, mà trong thành phần của pha phân tán có chất phóng xạ.

49. Xon khí phóng xạ tự nhiên

Xon khí phóng xạ chỉ chứa đồng vị phóng xạ tự nhiên.

50. Xon khí phóng xạ nhân tạo

Xon khí phóng xạ có chứa đồng vị phóng xạ nhân tạo

51. Nồng độ xon khí phóng xạ

Đại lượng đặc trưng cho xon khí phóng xạ, được đo bằng độ phóng xạ của các đồng vị ở pha phân tán trong một đơn vị thể tích xon khí phóng xạ.

52. Tiềm năng xon khí phóng xạ

Tổng năng lượng được giải phóng trong một đơn vị thể tích xon khí phóng xạ khi các sản phẩm con của khí phóng xạ chứa trong xon khí này, phân rã hoàn toàn.

 

PHỤ LỤC

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI XON KHÍ

Thuật ngữ

Định nghĩa

(1)

(2)

1. Xon khí

Hệ phân tán với môi trường ở thể khí và pha phân tán lỏng hoặc rắn

2. Xon khí phân tán

Xon khí mà pha phân tán của nó được tạo thành khi nghiền nát các vật thể rắn và phân tán các chất lỏng.

3. Xon khí ngưng tụ

Xon khí mà pha phân tán của nó được tạo thành khí ngưng tụ hơi hoặc trong các phản ứng khí.

4. Bụi

Xon khí phân tán có pha phân tán rắn

5. Khói

Xon khi ngưng tụ có pha phân tán rắn

6. Sương mù

Xon khí phân tán và ngưng tụ có pha phân tán lỏng

7. Độ phân tán xon khí

Đặc tính về kích thước của các hạt xon khí (kích thước trung bình hoặc dải kích thước)

8. Xon khí đơn phân tán

Xon khí chứa các hạt có kích thước gần bằng nhau.

9. Xon khí đa phân tán

Xon khí chứa các hạt khác nhau đáng kể về kích thước.

10. Nồng độ xon khí theo khối lượng

Khối lượng của pha phân tán trong một đơn vị thể tích xon khí.

11. Nồng độ hạt xon khí

Số hạt xon khí trong một đơn vị thể tích của xon khí.

12. Hiệu suất bắt xon khí

Tỷ số giữa số lượng của pha phân tán (khối lượng của các hạt, độ phóng xạ) được giữ lại trong bộ thu nhận (bộ lọc, cơ quan hô hấp …) với số lượng của pha phân tán ở lối vào của nó.

13. Hệ số thoát xon khí

Tỷ số giữa số lượng của pha phân tán (khối lượng của các hạt, độ phóng xạ) thoát qua bộ thu nhận với số lượng của pha phân tán ở lối vào của nó.

14. Bán kính khí động của hạt xon khí

Bán kính của hạt hình cầu với mật độ bằng 1g/cm3 và có tốc độ lắng đọng như của chính hạt xon khí.

15. Máy phát xon khí

Thiết bị để tạo ra xon khi có các tính chất đã định (độ phân tán, diện tích, nồng độ đồng vị phóng xạ).

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *