Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4089:1985

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN4089:1985
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 11/11/1985
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4089:1985 về trạm thú y huyện – tiêu chuẩn thiết kế


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4089:1985

TRẠM THÚ Y HUYỆN –  TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

District veterinary station – Design standard

Tiêu chuẩn này dùng để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng mới và thiết kế cải tạo trạm thú y cấp huyện trong phạm vi toàn quốc.

1. Quy định chung

1.1 Trạm thú y huyện là cơ quan trực thuộc trạm thú y tỉnh. Trạm thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, thi hành pháp chế thú y và quản lý cung ứng vật tư thuốc thú y trong phạm vi toàn huyện.

1.2 Cấp công trình  trạm thú y huyện theo tiêu chuẩn “phân cấp nhà và công trình. Nguyên tắc cơ bản” TCVN 2748 – 78 hiện hành.

Các công trình của trạm xây dựng theo công trình cấp IV.

2.  Yêu cầu về khu đất và bố trí tổng mặt bằng

2.1 Khu đất xây dựng trạm thú y huyện cần bảo đảm các yêu cầu sau:

– Thuận tiện cho công tác chỉ đạo mạng lưới thú y toàn huyện;

– Nằm trong qui hoạch xây dựng của huyện;

– Cao ráo, thoáng mát, không bị ngập lụt.

2.2. Vị trí đặt trạm thú y huyện phải bảo đảm các khoảng cách cách ly tối thiểu qui định trong bảng1.

Bảng 1

Đơn vị: m

Đối tượng cách ly

Khoảng cách cách ly

– Thị trấn, huyện lỵ

200

– Đường giao thông chính

200

– Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt

500

– Trại chăn nuôi tập trung

1.000

2.3. Diện tích chiếm đất xây dựng toàn trạm thú y huyện lấy như sau:

Đối với đồng bằng từ 400 đến 600 m2. Hệ số k từ 0,35 đến 0,50;

Đối với trung du và miền núi từ 600-800m2. Hệ số  k từ 0,25-0,40.

2.4. Mặt bằng trạm thú y huyện phải được bố trí ưu tiên hướng gió chính cho các phòng hành chính và kỹ thuật. Các phòng phục vụ bố trí ở cuối hướng gió chính để khỏi ảnh hưởng đến yêu cầu vệ sinh trong trạm.

2.5. Tuỳ theo điều kiện khí hậu từng nơi mà chọn hướng các công trình sao cho các công trình sử dụng được thoáng mát về mùa hè, tránh gió lạnh về mùa đông, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào công trình.

2.6. Trong trạm cần trồng cây xanh để lấy bóng mát. Cây trồng để lấy bóng mát phải cách công trình ít nhất là 8 m.

2.7. Trạm thú y huyện cần có hàng rào bảo vệ. Chiều cao hàng rào từ 1,7-1,8m.

3. Nội dung công trình và yêu cầu về giải pháp thiết kế

3.1. Nội dung và chỉ tiêu diện tích sử dụng công trình qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Đơn vị: m

Tên phòng

Diện tích sử dụng

Phòng lãnh đạo trạm

12 đến 16

Phòng trực, bảo vệ

8 đến 12

Phòng làm việc của nhân viên (kiêm phòng tập huấn)

16 đến 24

Phòng pha chế, xét  nghiệm

16 đến 24

Phòng bán thuốc và kho chứa thuốc

16 đến 24

Phòng tiêu độc

8 đến 12

Nhà vệ sinh và tắm

6 đến 8

Các công trình phụ:

 

– Bể chứa nước mưa

 

– Giếng khơi

 

3.2. Tuỳ theo địa hình và diện tích của khu đất xây dựng mà chọn giải pháp thiết kế, hình khối thiết kế kiến trúc cho phù hợp.

3.3. Khi thiết kế các công trình của trạm cần áp dụng các thông số kích thước cơ bản qui định trong bảng 3.

Bảng 3

Đơn vị: m

Loại công trình

Bước cột (B)

Nhịp nhà (L)

Chiều cao thông thuỷ (H)

Khối lượng làm việc hành chính kỹ thuật (không kể các phòng phục vụ và công trình phụ)

3 đến 3,3

4,5 đến 7,5

3 đến 3,3

3.4. Vật liệu để xây dựng các công trình cần tận dụng vật liệu địa phương, hạn chế sử dụng sắt thép.

3.5. Các phòng làm việc hành chính, kỹ thuật cần có trần. Riêng phòng pha chế và xét  nghiệm ngoài cửa sổ đóng mở cần có cửa lưới thép cố định, cỡ mắt lưới 1mm.

3.6. Nền công trình cần cao hơn mặt đất san  nền ít  nhất là 0,3m. Mặt nền cần lát gạch hoặc đổ bê tông gạch vỡ có láng vữa xi măng. Riêng mặt nền phòng xét  nghiệm cần sử dụng vật liệu chống a xít.

3.7. Đường giao thông trong trạm bằng bê tông hoặc cấp phối đá. Mặt đường giao thông chính rộng từ 1,5 đến 3,0, mặt đường giao thông phụ rộng từ 1 đến 1,5m.

4. Yêu cầu chiếu sáng, thiết bị điện, nước

4.1. Các công trình của trạm thú y huyện cần tận dụng ánh sáng tự nhiên. Khi thiết kế chiếu sáng cho các công trình của trạm phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo.

4.2. Trạm thú y huyện cần sử dụng điện với công suất 6 (kw) để phục vụ cho các thiết bị điện, điện yếu và thắp sáng.

4.3. Trạm cần trang bị một bộ điện thoại.

4.4. Cần thiết kế hệ thống chống sét cho các công trình của trạm.

4.5. Trạm thú y huyện phải có hệ thống cấp nước hoặc bằng đường ống hoặc bằng nguồn nước giếng khơi. Lượng nước sử dụng cho toàn trạm cần từ 2 đến 3 m ngày.

4.6. Cần xây một bể chứa nước mưa với dung tích từ 1,5 đến 2 m3 để phục vụ cho công tác chuyên môn của trạm.

4.7. Nền sân của các công trình cần tạo độ nghiêng ra các phần đất xung quanh từ 0,01 đến 0,02 để thoát nước mưa.

4.8. Phòng xét nghiệm và phòng tiêu độc có nước nhiễm bẩn cần xử lý nước thải trước khi dẫn vào hệ thống thoát nước. Nước thải trong trạm không được thoát ra các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và phục vụ chăn nuôi.

4.9. Thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho các công trình áp dụng tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình: TCVN 2622 – 78.

Cần xây bể chứa nước dự trữ cứu hoả với dung tích từ 3 – 4 m3.

 

PHỤ LỤC

NHỮNG TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CƠ BẢN PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Loại thiết bị

Số lượng (cái)

Kính hiển vi soi vi trùng

1

Tủ lạnh

1

Nồi nước cất 5 đến 10 lít

1

Nồi hấp ướt 10 đến 20 lít

1

Bộ thuốc nhuộm Gem sa

1

Bộ pha chế dịch tễ

1

Cân treo 50 kg

1

Cân thiên bình: 1mg x 200g

1

Chú thích:  Nếu trạm có giếng khơi hoặc gần ao, hồ thì không cần bể chứa nước cứu hoả.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *