Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8586:2010

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8586:2010
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Giao thông
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8586:2010 về Phương tiện giao thông đường bộ – Đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8586:2010

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC CỦA XE CƠ GIỚI SỬ DỤNG NGUỒN SÁNG PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles – Motor vehicle headlamps equipped with gas-discharge light sources – Requirements and test methods in type approval

Lời nói đầu

TCVN 8586:2010 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 98 Revision 2:2009, Sửa đổi 1:2010 và Đính chính kỹ thuật 1:2010.

TCVN 8586:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC CỦA XE CƠ GIỚI SỬ DỤNG NGUỒN SÁNG PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles – Motor vehicle headlamps equipped with gas-discharge light sources – Requirements and test methods in type approval

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu đối với các đèn chiếu sáng phía trước (sau đây gọi tắt là đèn) và hệ thống chiếu sáng phân phối, sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí, được sử dụng trên xe cơ giới loại M, N và L3.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6973 Phương tiện giao thông đường bộ – Đèn sợi đốt trong các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của phương tiện cơ giới và moóc – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;

TCVN 6978 Phương tiện giao thông đường bộ – Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;

TCVN 8587 Phương tiện giao thông đường bộ – Nguồn sáng phóng điện trong khí sử dụng trong đèn phóng điện trong khí đã được phê duyệt kiểu – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;

IS0105, Textiles (Vật liệu dệt);

IEC 60061, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety (Đầu đèn, đui đèn cùng với dụng cụ đo để kiểm tra tính lắp lẫn và an toàn);

ECE 48, Uniform provisions concerning the approval of vehicles with regard to the installation lighting and light-signalling devices (Các quy định thống nhất liên quan đến phê duyệt xe cơ giới lắp đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6978 và các thuật ngữ định nghĩa sau

3.1. Kính đèn (Lens)

Chi tiết phía ngoài cùng của (cụm) đèn, có chức năng truyền ánh sáng qua bề mặt chiếu sáng.

3.2. Lớp phủ (Coating)

Một hoặc nhiều chất dùng để phủ một hoặc nhiều lớp lên mặt ngoài kính đèn.

3.3. Chấn lưu (Ballast)

Nguồn cấp điện riêng cho nguồn sáng phóng điện trong khí. Chấn lưu có thể nằm một phần hoặc nằm hoàn toàn bên trong hay bên ngoài đèn.

3.4. Cặp đối xứng (Matched pair)

Bộ đèn có cùng chức năng nằm ở bên phải và bên trái của xe.

3.5. Các kiểu đèn khác nhau (Headlamps of different types)

Các đèn khác nhau về những đặc điểm cơ bản sau:

3.5.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại;

3.5.2. Đặc điểm của hệ thống quang học;

3.5.3. Có hoặc không có những bộ phận có khả năng thay đổi hiệu ứng quang học do khúc xạ, phản xạ, hấp thụ và/hoặc biến dạng trong quá trình hoạt động;

3.5.4. Khả năng thích hợp đối với hệ thống giao thông bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai;

3.5.5. Loại chùm sáng được phát ra (chùm sáng gần, chùm sáng xa hoặc cả hai chùm sáng);

3.5.6. Vật liệu làm kính đèn và lớp phủ (nếu có);

3.5.7. Tuy nhiên, một đèn dùng để lắp vào bên trái của xe và một đèn tương ứng dùng để lắp vào bên phải của xe thì được coi là cùng kiểu.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử cho phê duyệt kiểu

4.1. Đơn đăng ký phê duyệt kiểu do chủ sở hữu tên hoặc nhãn hiệu thương mại, hoặc đại diện hợp pháp của chủ sở hữu đó nộp. Trong đó phải quy định:

4.1.1. Đèn phát ra chùm sáng gần hoặc chùm sáng xa hoặc cả hai chùm sáng.

4.1.2. Đèn có cho chùm sáng gần hay không, nó được thiết kế cho cả hai hệ thống giao thông bên phải và bên trái hay chỉ một trong hai hệ thống giao thông trên.

4.1.3. Nếu đèn được trang bị gương phản xạ có thể điều chỉnh được, vị trí lắp danh định của đèn liên quan đến mặt phẳng ngang và mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.

4.1.4. Góc nâng và hạ theo phương thẳng đứng lớn nhất so với vị trí danh định mà thiết bị có thể đạt được.

4.1.5. Nguồn sáng nào mạnh hơn khi sử dụng các nguồn sáng kết hợp với nhau.

4.1.6. Hệ thống chiếu sáng phân phối được sử dụng và hệ thống này phát ra kiểu chùm sáng nào.

4.1.7. Loại nguồn sáng được liệt kê trong TCVN 6973 và TCVN 8587.

Đối với hệ thống chiếu sáng phân phối sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí không thay thế được mà không được phê duyệt theo TCVN 8587, mã số phụ tùng của nguồn sáng đó do nhà sản xuất nguồn sáng quy định.

4.2. Mỗi đơn đăng ký phê duyệt kiểu phải được nộp kèm theo:

4.2.1. Ba bản vẽ, thể hiện đủ chi tiết cho phép nhận dạng kiểu đèn (xem 5.2 dưới đây). Các bản vẽ phải chỉ ra được vị trí dự kiến của số phê duyệt và các ký hiệu bổ sung liên quan đến dấu phê duyệt, trong trường hợp các môđun đèn LED là vị trí dự kiến cho mã nhận dạng của các môđun, và phải thể hiện được đèn trong mặt cắt đứng và hình chiếu đứng, với các chi tiết quang học chính, bao gồm cả các đường rãnh, nếu có.

4.2.2. Một bản tóm tắt đặc tính kỹ thuật bao gồm nhãn hiệu và kiểu chấn lưu khi đăng ký, và vị trí rất xa theo 6.2.2.6 dưới đây trong trường hợp đèn được sử dụng để tạo ra chùm sáng chếch. Với các môđun đèn LED, thì phải có:

(a) một bản tóm tắt đặc tính kỹ thuật của môđun đèn LED;

(b) một bản vẽ với các kích thước và các giá trị điện và quang học cơ bản và quang thông mục tiêu.

Ngoài ra, đối với hệ thống chiếu sáng phân phối, phải có một bản tóm tắt đặc tính kỹ thuật bao gồm danh mục các bộ phận dẫn ánh sáng và các bộ phận quang học liên quan và thông tin mô tả đầy đủ về thiết bị phát sáng để cho phép nhận dạng được. Thông tin này phải bao gồm mã số phụ tùng được quy định bởi nhà sản xuất thiết bị phát sáng, một bản vẽ với kích thước và các giá trị điện và quang học cơ bản và một báo cáo thử nghiệm chính thức liên quan đến 6.1.8.

4.2.3. Mẫu được quy định như sau:

4.2.3.1. Để phê duyệt đèn, cần có hai mẫu của mỗi kiểu đèn, một mẫu dùng để lắp đặt phía bên trái của xe và một mẫu dùng để lắp bên phải của xe với nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn và một chấn lưu của mỗi kiểu đèn được sử dụng.

Để phê duyệt hệ thống chiếu sáng phân phối sử dụng một nguồn sáng phóng điện trong khí không thay thế được mà không được phê duyệt theo TCVN 8587, cần hai mẫu của hệ thống, bao gồm nguồn phát sáng và một chấn lưu cho mỗi kiểu được sử dụng.

4.2.4. Đối với phép thử vật liệu chất dẻo làm kính đèn:

4.2.4.1. Mười bốn kính đèn

4.2.4.1.1. Mười mẫu kính đèn trên có thể được thay thế bằng 10 mẫu vật liệu làm kính đèn, có kích thước nhỏ nhất là 60 mm x 80 mm, có mặt ngoài phẳng hoặc lồi và vùng phẳng (bán kính cong không nhỏ hơn 300 mm) ở giữa đủ lớn có kích thước nhỏ nhất là 15 mm x 15 mm.

4.2.4.1.2. Mỗi kính đèn hoặc mẫu vật liệu như vậy phải được sản xuất theo cùng phương pháp được sử dụng trong sản xuất hàng loạt.

4.2.4.2. Gương phản xạ mà kính đèn lắp vào phải tuân theo chì dẫn của nhà sản xuất.

4.2.5. Để thử khả năng chịu bức xạ cực tím UV của các bộ phận truyền ánh sáng được làm bằng chất dẻo đối với bức xạ cực tím UV của nguồn sáng phóng điện trong khí trong đèn.

4.2.5.1. Một mẫu của mỗi loại vật liệu tương ứng được sử dụng trong đèn hoặc một mẫu đèn. Mỗi mẫu vật liệu phải có hình dạng và được xử lý bề mặt, nếu có, giống với vật liệu sử dụng cho đèn được phê duyệt.

4.2.5.2. Không cần thử khả năng chịu bức xạ cực tím UV của các vật liệu bên trong đối với bức xạ của nguồn sáng nếu:

4.2.5.2.1. Sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí kiểu bức xạ cực tím UV thấp như quy định trong TCVN 8587, hoặc:

4.2.5.2.2. Có bộ phận che chắn bức xạ cực tím UV cho các bộ phận đèn liên quan, ví dụ như dùng kính lọc.

4.3. Đối với hệ thống chiếu sáng phân phối, 10 mẫu vật liệu và bộ phận phủ/chắn để bảo vệ, nếu có, dùng để làm bộ phận dẫn ánh sáng hoặc các bộ phận quang học khác của hệ thống chiếu sáng phân phối.

4.4. Vật liệu làm kính đèn và, đối với hệ thống chiếu sáng phân phối, vật liệu làm các bộ phận quang học của hệ thống, và bộ phận phủ/chắn nếu có, phải được cung cấp cùng với báo cáo thử nghiệm các đặc tính của các vật liệu và lớp phủ này nếu chúng được thử nghiệm.

5. Ghi nhãn

5.1. Đèn hoặc hệ thống chiếu sáng phân phối nộp xin phê duyệt kiểu phải có tên hoặc nhãn hiệu thương mại rõ ràng và không tẩy xóa được.

5.2. Trên kính đèn và trên thân đèn1 phải bao gồm các khoảng trống đủ để dán nhãn phê duyệt và các ký hiệu bổ sung khác; các khoảng trống này phải được chỉ ra trên bản vẽ theo 4.2.4.

5.3. Đèn được thiết kế nhằm thỏa mãn các yêu cầu của cả hệ thống giao thông bên phải và bên trái phải có nhãn chỉ ra hai vị trí lắp đặt của bộ phận quang học trên xe hoặc vị trí của nguồn sáng phóng điện trong khí trên gương phản xạ; các nhãn này phải bao gồm các chữ cái “R/D” cho vị trí đối với hệ thống giao thông bên phải và các chữ cái “L/G” cho vị trí đối với hệ thống giao thông bên trái.

5.4. Tất cả các đèn có thể được ghi tâm chuẩn ở trên bề mặt chiếu sáng tương ứng như trong Phụ lục F.

5.5. Trong trường hợp nguồn phát sáng của hệ thống chiếu sáng phân phối sử dụng một nguồn sáng phóng điện trong khí không thay thế được mà không được phê duyệt theo TCVN 8587, nguồn phát sáng phải có tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất và mã số phụ tùng theo 4.2.2.

5.6. Trong trường hợp đèn có (các) môđun đèn LED, đèn phải được ghi điện áp danh định, công suất danh định và mã nhận dạng đặc trưng môđun nguồn sáng.

5.7. Với các môđun đèn LED được nộp cùng với việc xin phê duyệt kiểu đèn phải:

5.7.1. Có tên hoặc nhãn hiệu thương mại rõ ràng và không tẩy xoá được;

5.7.2. Có mã nhận dạng đặc trưng của môđun. Nhãn này phải rõ ràng và không tẩy xoá được.

Mã nhận dạng đặc trưng này phải bao gồm đầu tiên là các chữ cái “MD” đối với “MÔĐUN” theo sau là dấu phê duyệt kiểu và các ký hiệu hoặc ký tự thêm vào nếu trong trường hợp một vài môđun nguồn sáng không đồng nhất được sử dụng. Mã nhận dạng đặc trưng này phải được chỉ ra trong các bản vẽ nêu tại 4.2.1. Dấu phê duyệt không bắt buộc phải giống với dấu trên đèn sử dụng môđun nhưng cả hai dấu phải cùng từ một người đăng ký phê duyệt kiểu.

5.8. Nếu một cơ cấu điều khiển nguồn sáng kiểu điện tử không phải là một phần của môđun đèn LED được sử dụng để vận hành một (các) môđun đèn LED, thì cơ cấu này phải được ghi nhãn với mã nhận dạng đặc trưng, điện áp và công suất danh định.

6. Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn

6.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

6.1.1. Mỗi mẫu đèn phải phù hợp với các đặc tính quy định trong 6.2.

6.1.2. Đèn phải tạo ra và duy trì đặc tính quang học đã được quy định và đảm bảo làm việc tốt trong điều kiện làm việc bình thường, cũng như trong điều kiện chịu rung động.

6.1.2.1. Đèn phải được lắp một cơ cấu cho phép điều chỉnh đèn trên xe để phù hợp với các quy định về đèn đó. Đối với đèn mà gương phản xạ và kính khuyếch tán không thể tách rời thì không cần thiết phải lắp cơ cấu điều chỉnh này, miễn là có thể điều chỉnh đèn bằng các biện pháp khác.

Trong trường hợp một đèn phát ra chùm sáng gần chính và một đèn phát ra chùm sáng xa, mỗi đèn được trang bị một nguồn sáng riêng, được lắp thành một đèn kết hợp, cơ cấu điều chỉnh phải cho phép điều chỉnh riêng rẽ từng hệ thống quang học. Quy định như trên cũng được áp dụng đối với đèn phát ra chùm sáng chống sương mù phía trước và chùm sáng xa, và đối với đèn phát ra chùm sáng gần chính và chùm sáng chống sương mù phía trước, và đối với đèn phát ra cả ba chùm sáng trên.

6.1.2.2. Tuy nhiên, không áp dụng các quy định này đối với các cụm đèn có gương phản xạ không thể chia tách được. Đối với cụm đèn loại này, phải áp dụng theo 6.2.3.

6.1.3. Đèn được thiết kế thỏa mãn các yêu cầu cả hai hệ thống giao thông bên phải và bên trái có thể phải sửa lại cho hợp với các bên khác nhau của đường bằng cách chỉnh đặt ban đầu phù hợp khi lắp vào xe hoặc bằng cách chỉnh đặt có lựa chọn bởi người sử dụng. Sự chỉnh đặt ban đầu hoặc lựa chọn có thể gồm có, ví dụ như: lắp bộ phận quang học ở góc đã cho lên xe hoặc các nguồn sáng ở vị trí góc đã cho liên quan tới thiết bị quang học. Trong mọi trường hợp, chỉ có hai cách chỉnh đặt khác nhau rõ ràng: một cho hệ thống giao thông bên phải và một cho hệ thống giao thông bên trái. Thiết kế phải ngăn ngừa sự thay đổi vô ý từ vị trí chỉnh đặt này đến vị trí chỉnh đặt kia hay chỉnh đặt ở vị trí trung gian. Khi có hai vị trí lắp đặt khác nhau cho nguồn sáng, cơ cấu để lắp nguồn sáng vào gương phản xạ phải được thiết kế sao cho, ở mỗi vị trí lắp đặt, nguồn sáng phải được giữ đúng vị trí với độ chính xác yêu cầu đối với đèn được thiết kế cho giao thông chỉ ở một bên của đường. Sự phù hợp với quy định của mục này phải được kiểm tra bằng cách quan sát và nếu cần phải lắp thử.

6.1.4. Cấu hình độ rọi đối với các điều kiện giao thông khác nhau

6.1.4.1. Trong trường hợp đèn được thiết kế chỉ đáp ứng các yêu cầu của hệ thống giao thông bên phải hoặc bên trái, các biện pháp thích hợp phải được thực hiện để tránh sự bất tiện của người tham gia giao thông ở một nước mà hệ thống giao thông ngược với hệ thống giao thông đã áp dụng thiết kế cho đèn. Các biện pháp này có thể là2:

(a) che một phần của kính đèn bên ngoài;

(b) điều chỉnh chùm sáng xuống dưới. Cho phép điều chỉnh theo phương ngang;

(c) bất kỳ biện pháp nào để loại bỏ hoặc giảm các phần không đối xứng của chùm sáng.

6.1.4.2. Với việc áp dụng các phương pháp đó, phải đáp ứng các yêu cầu sau liên quan đến độ rọi: với việc điều chỉnh không thay đổi so với thiết kế ban đầu:

6.1.4.2.1. Đèn chiếu gần được thiết kế đối với hệ thống giao thông bên phải và được điều chỉnh thích ứng với hệ thống giao thông bên trái:

Tại 0,86D-1,72L             ít nhất 5 Ix

Tại 0,57U-3,43R             không lớn hơn 1,4 Ix

6.1.4.2.2. Đèn chiếu gần được thiết kế đối với hệ thống giao thông bên trái và được điều chỉnh thích ứng với hệ thống giao thông bên phải:

Tại 0,86D-1,72R             ít nhất 5 Ix

Tại 0,57U-3,43L             không lớn hơn 1,4 Ix

6.1.5. Đèn được thiết kế để tạo ra một chùm sáng xa và chùm sáng gần tùy chọn hoặc một chùm sáng gần và/hoặc một chùm sáng xa được thiết kế tạo ra một chùm sáng chếch thì bất kỳ cơ cấu cơ khí, cơ-điện hay loại cơ cấu khác được dùng làm công tắc chuyển từ chùm sáng này sang chùm sáng kia đều phải được thiết kế sao cho:

6.1.5.1. Các cơ cấu này phải đủ vững chắc để chịu được 50000 lần bật tắt trong điều kiện sử dụng bình thường. Để kiểm tra xác nhận việc tuân theo các yêu cầu này, cơ quan có trách nhiệm thử phê duyệt có thể:

(a) yêu cầu người đăng ký phê duyệt kiểu cung cấp các thiết bị cần thiết để thực hiện phép thử;

(b) bỏ qua phép thử nếu đèn được nộp bởi người đăng ký phê duyệt kiểu kèm theo một báo cáo thử nghiệm, được cấp bởi một cơ sở dịch vụ kỹ thuật chịu trách nhiệm thử nghiệm phê duyệt đối với đèn có cùng kết cấu (cụm) xác nhận đáp ứng yêu cầu này.

6.1.5.2. Trong trường hợp không phù hợp, độ rọi trên đường thẳng H-H không được vượt quá các giá trị độ rọi của đèn chiếu gần theo 6.2.2.6; ngoài ra đèn được thiết kế có chùm sáng gần và/hoặc chùm sáng xa tạo ra chùm sáng chếch, thì độ rọi nhỏ nhất tại điểm 25 V (trên đường V-V, D 75 cm) phải tối thiểu là 5 Ix.

Khi thực hiện các phép thử để xác nhận sự đáp ứng các yêu cầu này, cơ quan có trách nhiệm thử phê duyệt có thể tham khảo các hướng dẫn của người đăng ký phê duyệt kiểu.

6.1.5.3. Chùm sáng chiếu gần chính hoặc chùm sáng chiếu xa phải luôn luôn đạt được mà không có bất kỳ khả năng dừng cơ học nào giữa hai vị trí.

6.1.5.4. Người sử dụng không thể thay đổi được hình dạng hoặc vị trí của các bộ phận chuyển động bằng các dụng cụ thông thường.

6.1.6. Các kiểm tra bổ sung phải được thực hiện theo các các quy định trong Phụ lục D để đảm bảo khi sử dụng không có sự thay đổi quá mức đặc tính quang học.

6.1.7. Bộ phận truyền sáng làm bằng chất dẻo phải được kiểm tra theo các quy định của Phụ lục E.

6.1.8. Khả năng thay thế của các nguồn sáng

6.1.8.1. Nguồn sáng phóng điện trong khí được sử dụng trong đèn phóng điện trong khí hoặc hệ thống chiếu sáng phân phối phải thay thế được và được phê duyệt theo TCVN 8587. Các nguồn sáng phóng điện trong khí không được phê duyệt theo TCVN 8587 chỉ có thể được sử dụng khi chúng là bộ phận không thay thế được của nguồn phát sáng. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống chiếu sáng phân phối, nguồn phát sáng có thể thay thế được mà không sử dụng dụng cụ chuyên dùng và cũng trong trường hợp khi nguồn sáng được sử dụng trong nó không được phê duyệt.

6.1.8.2. Trong trường hợp một hoặc nhiều nguồn sáng sợi đốt (bổ sung) được sử dụng trong đèn phóng điện trong khí, các nguồn sáng sợi đốt này phải được phê duyệt theo TCVN 6973, với điều kiện là không hạn chế việc sử dụng theo TCVN 6973.

6.1.8.3. Thiết kế của đèn phải sao cho đèn sợi đốt, nếu có, chỉ được lắp cố định vào một vị trí đúng duy nhất.

6.1.8.4. Trong trường hợp nguồn sáng phóng điện trong khí có thể thay thế được và trong trường hợp các nguồn sáng sợi đốt bổ sung, đui đèn phải tuân theo đặc tính kích thước đưa ra trong bản dữ liệu theo IEC 60061, liên quan đến loại nguồn sáng được sử dụng. Các nguồn sáng này phải lắp đặt dễ dàng vào đèn.

6.1.9. Nguồn sáng phóng điện trong khí không thay thế được không được phê duyệt theo TCVN 8587 được sử dụng trong hệ thống chiếu sáng phân phối phải tuân theo các yêu cầu bổ sung sau (tương ứng với các yêu cầu quy định trong TCVN 8587 đối với phê duyệt nguồn sáng phóng điện trong khí):

6.1.9.1. Khởi động, làm việc và khởi động nóng như quy định trong 6.5 của TCVN 8587;

6.1.9.2. Màu sắc như quy định trong 6.8 của TCVN 8587. Màu phải là màu trắng;

6.1.9.3. Bức xạ tử ngoại UV như quy định trong 6.9 của TCVN 8587, nếu nó được nêu trong đơn đăng ký phê duyệt kiểu (4.2.2).

6.1.10. Hệ thống đèn và chấn lưu không được tạo ra các nhiễu bức xạ hoặc nhiễu loạn dòng điện gây sai lệch chức năng của hệ thống điện/ điện tử của xe3.

6.1.11. Nếu cần thiết cho quy trình thử nghiệm, phòng thử nghiệm có thể yêu cầu nhà sản xuất các mẫu thử bổ sung, giá thử hoặc nguồn cấp điện chuyên dùng.

6.1.12. Quy trình thử phải được thực hiện theo các đặc tính chỉnh đặt của nhà sản xuất.

6.1.13. Đèn (nếu trang bị môđun đèn LED) và bản thân cácmôđun đèn LED phải tuân theo các yêu cầu có liên quan trong Phụ lục K của tiêu chuẩn này. Sự tuân theo các yêu cầu phải được kiểm tra.

6.2. Độ rọi

6.2.1. Quy định chung

6.2.1.1. Đèn hoặc hệ thống chiếu sáng phân phối phải được sản xuất sao cho với nguồn sáng phóng điện trong khí thích hợp chúng cho độ rọi thích hợp mà không gây ra loá mắt khi chiếu gần và đủ sáng khi chiếu xa.

6.2.1.2. Độ rọi do đèn gây ra phải được xác định bằng một màn phẳng thẳng đứng được đặt cách đèn 25 m về phía trước, vuông góc với các trục của nó như trong Phụ lục C của tiêu chuẩn này. Màn đo phải đủ rộng để cho phép kiểm tra và điều chỉnh ranh giới của chùm sáng gần tại ít nhất 5° ở mỗi bên của đường V-V.

6.2.1.3. Đèn hoặc hệ thống chiếu sáng phân phối phải thỏa mãn các quy định về quang học trong 6.2 với một nguồn sáng đã được già hóa ít nhất là 15 chu trình theo Điều D.4, Phụ lục D của TCVN 8587.

Khi nguồn sáng phóng điện trong khí được phê duyệt theo TCVN 8587, nó phải là một nguồn sáng chuẩn (mẫu) và quang thông của nó có thể khác với quang thông mục tiêu được xác định trong TCVN 8587. Trong trường hợp này độ rọi phải được hiệu chỉnh.

Việc hiệu chỉnh nêu trên không áp dụng cho hệ thống chiếu sáng phân phối sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí không thay thế được, hoặc đèn có chấn lưu tích hợp toàn phần hoặc một phần.

Khi nguồn sáng phóng điện trong khí không được phê duyệt theo TCVN 8587, nó phải là một nguồn sáng sản phẩm không thay thế được.

6.2.1.4. Các kích thước xác định vị trí hồ quang bên trong của nguồn sáng phóng điện trong khí được nêu trong bản dữ liệu tương ứng của TCVN 8587.

6.2.1.5. Việc đo đặc tính quang học phải được thực hiện theo 6.2.2.6 hoặc 6.2.3 của tiêu chuẩn này. Điều này cũng có hiệu lực đối với vùng ranh giới giữa 3°R và 3°L (phương pháp đo màu của đường ranh giới phải được chú ý).

6.2.1.6. Màu của chùm sáng phát ra bởi đèn sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí phải là màu trắng.

6.2.1.7. 4 s sau khi bật sáng đối với đèn làm việc chưa quá 30 min:

6.2.1.7.1. Đối với đèn chỉ có chùm sáng xa, đèn phải đạt được độ rọi nhỏ nhất là 60 Ix tại điểm HV;

6.2.1.7.2. Đối với đèn chỉ có chùm sáng gần hoặc đèn có chùm sáng gần và chùm sáng xa tùy chọn như mô tả ở 6.1.4 của tiêu chuẩn này đèn phải đạt được độ rọi nhỏ nhất là 10 Ix tại điểm 50V;

6.2.1.7.3. Trong bất kỳ trường hợp nào, nguồn điện cung cấp phải đủ để đảm bảo cho sự tăng theo quy định của xung dòng điện cao.

6.2.2. Các quy định đối với đèn chiếu gần

6.2.2.1. Sự phân bố cường độ sáng của đèn chiếu gần phải kết hợp với đường ranh giới (xem Hình 1), cho phép đèn được điều chỉnh chính xác đối với các phép đo quang học và đối với việc chỉnh hướng đèn trên xe.

Đường ranh giới phải bao gồm:

(a) Đối với đèn cho hệ thống giao thông bên phải:

(i) Một “phần nằm ngang” thẳng hướng về bên trái

(ii) phần “khuỷu uốn-vai” hướng lên trên về bên phải.

(b) Đối với đèn cho hệ thống giao thông bên trái:

(i) Một “phần nằm ngang” thẳng hướng về bên phải

(ii) Phần “khuỷu uốn-vai” hướng lên trên về bên trái.

Trong mỗi trường hợp phần “khuỷu uốn-vai” phải có cạnh sắc nét.

6.2.2.2. Đèn phải được định hướng trực quan bằng đường ranh giới (xem Hình 1) như sau:

6.2.2.2.1. Đối với điều chỉnh theo phương thẳng đứng: phần nằm ngang của đường ranh giới hướng lên từ dưới đường B và điều chỉnh cho tới vị trí danh định 1 % (25 cm) dưới đường H-H:

CHÚ THÍCH: Các tỷ lệ là khác nhau đối với đường thẳng đứng và đường nằm ngang

Hình 1

6.2.2.2.2. Đối với điều chỉnh ngang: phần “khuỷu uốn-vai” của đường ranh giới phải được dịch chuyển:

Đối với hệ thống giao thông bên phải: từ phải sang trái và phải có vị trí theo phương ngang sau khi dịch chuyển sao cho:

(a) Phía trên đường 0,2° D, đoạn “vai” không được vượt quá đường A về bên trái.

(b) Trên hoặc phía dưới đường 0,2° D, đoạn “vai” cắt ngang đường A.

(c) Chỗ uốn của phần “khuỷu uốn” được giữ nguyên như ban đầu trên đường V-V.

Hoặc

Đối với hệ thống giao thông bên trái: từ trái sang phải và và phải có vị trí theo phương ngang sau khi dịch chuyển sao cho:

(a) Phía trên đường 0,2° D, đoạn “vai” không được vượt quá đường A về bên phải.

(b) Trên hoặc phía dưới đường 0,2° D, đoạn “vai” cắt ngang đường A.

(c) Chỗ uốn của phần “khuỷu uốn” được giữ nguyên như ban đầu trên đường V-V.

6.2.2.2.3. Trường hợp đèn đã được chỉnh hướng mà không thỏa mãn các quy định trong 6.2.2.5, 6.2.2.6 và 6.2.3, có thể thay đổi sự chỉnh thẳng, với điều kiện là trục của chùm sáng không dịch chuyển:

Theo phương ngang tính từ đường A lớn hơn:

(a) 0,5° về bên trái hoặc 0,75° về bên phải đối với hệ thống giao thông bên phải hoặc.

(b) 0,5° về bên phải hoặc 0,75° về bên trái cho hệ thống giao thông bên trái

Theo phương thẳng đứng thì không được lớn hơn 0,25° phía trên hoặc dưới đường B.

6.2.2.2.4. Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh theo phương thẳng đứng không thể thực hiện lặp lại nhiều lần đến vị trí yêu cầu trong phạm vi dung sai được quy định trong 6.2.2.2.3 ở trên, thì phương pháp đo trong I.2 và I.3, Phụ lục I phải được áp dụng để kiểm tra sự phù hợp với chất lượng yêu cầu tối thiểu của đường ranh giới và thực hiện điều chỉnh theo phương thẳng đứng và phương ngang của chùm sáng.

6.2.2.3. Khi chỉnh hướng như vậy, nếu sự phê duyệt đèn duy nhất đối với chùm sáng gần, thì đèn chỉ cần tuân theo các yêu cầu trong 6.2.2.4 và 6.2.2.5 dưới đây. Nếu đèn cung cấp cả hai chùm sáng gần và chùm sáng xa, thì đèn phải tuân theo các yêu cầu trong 6.2.2.4 đến 6.2.2.6. Các giá trị quy định cho vùng II trong 6.2.2.5 không áp dụng cho màn đo 2 trong Phụ lục C.

6.2.2.4. Chỉ cho phép có một nguồn sáng phóng điện trong khí đối với mỗi đèn chiếu gần. Cho phép có tối đa hai nguồn sáng bổ sung như sau:

6.2.2.4.1. Một nguồn sáng bổ sung theo TCVN 6973 hoặc một hoặc nhiều môđun đèn LED bổ sung có thể được sử dụng bên trong đèn chiếu gần để góp phần tạo ra chùm sáng chếch (bend lighting).

6.2.2.4.2. Một nguồn sáng bổ sung theo TCVN 6973 và/hoặc một hoặc các nguồn sáng bổ sung được sử dụng bên trong đèn chiếu gần, có thể được sử dụng với mục đích phát ra bức xạ hồng ngoại. Chúng phải được kích hoạt cùng lúc với nguồn sáng phóng điện trong khí. Trong trường hợp khi nguồn sáng phóng điện trong khí bị lỗi, các nguồn sáng bổ sung này và/hoặc các môđun đèn LED phải tự động tắt.

Điện áp thử nghiệm khi đo các nguồn sáng bổ sung này và/hoặc các môđun đèn LED phải như trong 6.2.2.4.4.

6.2.2.4.3. Trong trường hợp khi các nguồn sáng hoặc các môđun đèn LED bổ sung này bị lỗi, đèn vẫn phải tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của chùm sáng gần.

6.2.2.4.4. Điện áp trên các điện cực của chấn lưu là:

13,5 V ± 0,1 V đối với hệ thống 12 V

hoặc điện áp xác định khác (xem Phụ lục G).

6.2.2.5. Sau hơn 10 min từ khi bật sáng, độ rọi trên màn đo 1 hoặc 2 (hoặc hình ảnh phản chiếu trên đường VV đối với hệ thống giao thông bên trái) phải tuân theo các quy định trong Bảng 1 sau.

6.2.2.6. Các yêu cầu trong 6.2.2.5 nêu trên cũng phải áp dụng với đèn được thiết kế để cung cấp chùm sáng chếch và/hoặc bao gồm nguồn sáng bổ sung hoặc môđun đèn LED theo 6.2.2.4.2. Trong trường hợp đèn được thiết kế để cung cấp chùm sáng chếch, sự chỉnh thẳng của nó có thể thay đổi sao cho trục của chùm sáng không được lệch theo phương thẳng đứng quá 0,2°.

6.2.2.6.1. Nếu chùm sáng chếch đạt được bởi:

6.2.2.6.1.1. Quay đèn chiếu gần hoặc di chuyển ngang chỗ uốn của khuỷu uốn của đường ranh giới, các phép đo phải được thực hiện sau khi cụm đèn hoàn chỉnh đã được định hướng ngang, tức là bằng một máy đo góc.

6.2.2.6.1.2. Di chuyển một hoặc vài bộ phận quang học của đèn mà không di chuyển ngang chỗ uốn của đường khuỷu uốn của đường ranh giới; các phép đo phải được thực hiện khi những bộ phận đó ở vị trí hoạt động cao nhất.

6.2.2.6.1.3. Bằng một nguồn sáng bổ sung khác của đèn hoặc một hoặc các môđun đèn LED mà không di chuyển ngang chỗ uốn của đường khuỷu uốn của đường ranh giới, các phép đo được thực hiện khi nguồn sáng này hoặc các môđun đèn LED đã kích hoạt.

6.2.3. Các quy định đối với đèn chiếu xa

6.2.3.1. Trong trường hợp đèn được thiết kế để cung cấp một chùm sáng xa và một chùm sáng gần, các phép đo độ rọi của đèn chiếu xa trên màn hình phải được thực hiện với cùng sự chỉnh thẳng của đèn như đối với các phép đo ở 6.2.2.5 ở trên; trong trường hợp đèn chỉ cho chùm sáng xa, nó phải điều chỉnh được để vùng có độ rọi lớn nhất có tâm là giao điểm của đường HH và VV; đèn như vậy chỉ cần tuân theo các quy định trong 6.2.3. Điện áp thử phải theo 6.2.2.4.4.

Bảng 1 – Giá trị độ rọi quy định

Các điểm hoặc các vùng

Ký hiệu

Độ rọi
(lux)

Khoảng cách theo phương ngang (cm)

Khoảng cách theo phương thẳng đứng (cm)

 

ở trong và trên đường H/H2, hoặc trong và trên đường H/H3/H4

1 max

 

 

1

HV

1 max

0

0

2

B 50 L

0,5 max

L 150

U 25

3

75 R

20 min

R 50

D 25

4

50 L

20 max

L 150

D 37,5

5

25 L1

30 max

L 150

D 75

6

50 V

12 min

0

D 37,5

7

50 R

20 min

R 75

D 37,5

8

25 L2

4 min

L 396

D 75

9

25 R1

4 min

R 396

D 75

10

25 L3

2 min

L 670

D 75

11

25 R2

2 min

R 670

D 75

12

15 L

1 min

L 910

D 125

13

15 R

1 min

R 910

D 125

14

 

(*)

L 350

U 175

15

 

(*)

0

U 175

16

 

(*)

R 350

U 175

17

 

(*)

L 175

U 87,5

18

 

(*)

0

U 87,5

19

 

(*)

R 175

U 87,5

20

 

0,1 min

L 350

0

21

 

0,2 min

L 175

0

A đến B

Vùng I

6 min

L 225 đến R 225

D 37,5

C đến D

Vùng II

6 max

R 140 đến R 396

U 45

E đến F

Vùng III và dưới vùng III

20 max

L 417 đến R 375

D 187,5

 

Emax R

70 max

Bên phải của đường VV

Trên D 75

 

Emax L

50 max

Bên trái của đường VV

 

L: chỉ vùng ở phía trái đường VV

R: chỉ vùng ở phía phải đường VV

U chỉ vùng ở phía trên đường HH

D chỉ vùng ở dưới đường HH

(*) Giá trị độ rọi ở các điểm từ 14 đến 19 phải là: 14, 15,16 ³ 0,3 Ix và 17, 18,19 ³ 0,6 Ix.

6.2.3.2. Nếu có thể sử dụng các nguồn sáng khác cho đèn chiếu xa, các nguồn sáng này phải được liệt kê trong TCVN 6973 hoặc TCVN 8587. Các quy định sau đây cần phải tuân theo:

6.2.3.3. Độ rọi trên màn đo của chùm sáng xa phải đáp ứng các yêu cầu sau:

6.2.3.3.1. Giao điểm HV của đường HH và VV phải nằm trong vùng có độ rọi đồng đều bằng 80 % độ rọi lớn nhất. Độ rọi lớn nhất này được ký hiệu là Emax, nó phải nằm trong khoảng từ 70 Ix đến 345 Ix.

6.2.3.3.2. Giá trị chuẩn được tính theo công thức:

Giá trị chuẩn = 0,146 Emax

Giá trị này phải được làm tròn xuống thành 17,5 – 20 – 25 – 27,5 – 30 – 37,5 – 40.

6.2.3.3.3. Từ điểm HV, dóng ngang sang phải và trái đến khoảng cách 1,125 m độ rọi không được nhỏ hơn 40 Ix và đến 2,25 m không nhỏ hơn 10 Ix.

6.2.4. Giá trị độ rọi trên màn đo được đề cập ở 6.2.2.5 đến 6.2.3.2.3 ở trên phải được đo bằng quang kế (photo-receptor) có diện tích hữu ích nằm trong hình vuông có cạnh bằng 65 mm.

6.2.5. Các quy định liên quan đến gương phản xạ có thể di chuyển được

6.2.5.1. Đối với đèn được lắp theo tất cả các vị trí được mô tả trong 4.1.4, đèn phải tuân theo các yêu cầu về quang học trong 6.2.2 hoặc 6.2.3 hoặc cả hai.

6.2.5.2. Các phép thử bổ sung được thực hiện sau khi gương phản xạ được đặt nghiêng theo phương thẳng đứng hướng lên đến một góc theo 4.1.4 hoặc 2° (lấy giá trị nào nhỏ hơn) bằng cơ cấu chỉnh hướng đèn. Sau đó đèn được chỉnh lại xuống (đo bằng máy đo góc), và đặc tính quang học phải đáp ứng các điểm sau:

Chùm sáng gần chính: HV và 75R (tương ứng với 75L)

Chùm sáng xa: Emax, HV theo % của Emax.

Nếu các thiết bị chỉnh hướng không cho phép dịch chuyển liên tục (vô cấp), thì chọn vị trí gần nhất với 2°.

6.2.5.3. Gương phản xạ được đặt trở lại vị trí danh nghĩa theo quy định ở 6.2.2.2 và máy đo góc được đặt lại vị trí ban đầu. Gương phản xạ được nghiêng theo phương thẳng đứng xuống dưới một góc như được nêu ở 4.1.4 hoặc 2° (lấy giá trị nhỏ hơn) bằng thiết bị chỉnh hướng đèn. Sau đó đèn được chỉnh lại quay lên để kiểm tra các điểm như trong 6.2.5.2.

7. Đánh giá sự bất tiện và/hoặc sự mất khả năng hoạt động

Sự bất tiện và/hoặc sự mất khả năng hoạt động gây ra bởi chùm sáng gần của đèn cần được đánh giá.

8. Sửa đổi kiểu đèn và mở rộng phê duyệt kiểu

8.1. Mọi sửa đổi về kiểu đèn bao gồm cả chấn lưu phải được thông báo cho cơ quan phê duyệt kiểu đèn. Cơ quan này khi đó có thể:

8.1.1. Xem xét rằng các sửa đổi đó không chắc chắn gây ra ảnh hưởng xấu đáng kể và trong bất cứ trường hợp nào đèn vẫn phải đáp ứng các yêu cầu; hoặc

8.1.2. Yêu cầu thêm một báo cáo thử nghiệm từ phòng thử nghiệm có trách nhiệm thực hiện các phép thử.

8.2. Ví dụ mẫu thông báo và bố trí dấu phê duyệt kiểu của các nước tham gia hiệp định 1958, ECE, Liên hiệp quốc được trình bày trong Phụ lục A và Phụ lục B.

9. Sự phù hợp của sản xuất

9.1. Đèn được phê duyệt theo tiêu chuẩn này phải được sản xuất phù hợp với kiểu được phê duyệt bằng cách đáp ứng các yêu cầu quy định trong 6.2.

9.2. Để kiểm tra việc tuân theo các yêu cầu trong 9.1 phải kiểm soát sản xuất một cách thích hợp.

9.3. sở được cấp phê duyệt cần:

9.3.1. Phân tích các kết quả của mỗi kiểu thử nghiệm để kiểm tra và đảm bảo sự ổn định của các đặc tính của sản phẩm được thừa nhận đối với sự thay đổi của sản phẩm công nghiệp.

9.3.2. Tối thiểu phải thực hiện các thử nghiệm được quy định trong Phụ lục H của tiêu chuẩn này cho mỗi kiểu đèn.

9.3.3. Đảm bảo rằng nếu có bất kỳ mẫu được lấy nào có dấu hiệu không phù hợp với kiểu sản phẩm cần thử thì phải đổi mẫu khác và thực hiện các phép thử khác. Phải thực hiện tất cả các bước cần thiết để đánh giá lại sự phù hợp của sản xuất tương ứng.

9.4. Người kiểm tra có thể lấy mẫu ngẫu nhiên để thử ở phòng thử nghiệm của nhà sản xuất, số mẫu tối thiểu có thể được xác định theo kết quả tự kiểm tra của nhà sản xuất.

9.5. Khi mức chất lượng không đạt yêu cầu hoặc nếu cần kiểm tra giá trị pháp lý của các thử nghiệm được thực hiện theo 9.4 ở trên, phải chọn mẫu để gửi đến phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thử phê duyệt kiểu, theo các tiêu chí quy định trong Phụ lục I.

9.6. Cơ quan phê duyệt kiểu có thể thực hiện bất kỳ phép thử nào được quy định trong tiêu chuẩn này. Các phép thử này phải được thực hiện với các mẫu được chọn ngẫu nhiên, phù hợp với các tiêu chí trong Phụ lục I.

9.7. Đèn có khuyết tật không được chấp nhận.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

(VÍ DỤ THAM KHẢO VỀ THÔNG BÁO PHÊ DUYỆT KIỂU CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH 1958, ECE, LIÊN HIỆP QUỐC. CHỮ E TRONG VÒNG TRÒN TƯỢNG TRƯNG CHO PHÊ DUYỆT KIỂU CỦA CÁC NƯỚC NÀY)

(Định dạng lớn nhất là khổ A4 (210 x 297 mm)

THÔNG BÁO

Công bố bởi: Cơ quan có thẩm quyền:

……………………….

……………………….

……………………….

Về:2      Cấp phê duyệt

Cấp phê duyệt m rộng

Không cấp phê duyệt

Thu hồi phê duyệt

Chấm dứt sản xuất

của đèn chiếu sáng phía trước hoặc hệ thống chiếu sáng phân phối theo ECE 98

 

Số phê duyệt: ………………..                       Số phê duyệt mở rộng:……………………………..

1. Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của đèn …………………………………………………………………

2. Tên của nhà sản xuất kiểu thiết bị hoặc hệ thống ………………………………………………………

3. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất …………………………………………………………………………….

4. Tên và địa chỉ của người đại diện của nhà sản xuất (nếu có) ……………………………………….

5. Đệ trình phê duyệt kiểu về ……………………………………………………………………………………

6. Phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm phê duyệt …………………………….

7. Ngày báo cáo thử nghiệm ……………………………………………………………………………………

8. Số báo cáo thử nghiệm ………………………………………………………………………………………

9. Mô tả ngắn gọn:…………………………………………………………………………………………………

9.1. Kiểu đèn được đệ trình cho phê duyệt3 ………………………………………………………………..

9.2. Nguồn sáng của chùm sáng gần có thể/không thể2 chiếu sáng đồng thời với nguồn sáng của chùm sáng xa và/hoặc đèn tổ hợp khác.

9.3. Điện áp danh định của thiết bị: ……………………………………………………………………………

9.4. Loại nguồn sáng 4: …………………………………………………………………………………………..

9.5. Tên thương mại và mã nhận dạng đặc tính của chấn lưu tách riêng hoặc bộ phận của chấn lưu         

9.6. Việc điều chỉnh đường ranh giới được xác định tại 10 m / 25 m 2

Việc xác định độ sắc nét nhỏ nhất của đường ranh giới được thực hiện tại 10 m / 25 m 2

9.7. Số và mã nhận dạng đặc trưng của môđun đèn LED: ……………………………………………..

9.8. Hệ thống chiếu sáng phân phối với một nguồn sáng phóng điện trong khí thông thường: Có/Không 2

9.9. Ghi chú (nếu có): …………………………………………………………………………………………….

9.10. Đo theo 5.4 của ECE 98: ……………………………………………………….

10. Vị trí của nhãn phê duyệt: ………………………………………….

11. Lý do m rộng phê duyệt: ………………………………………….

12. Cấp phê duyệt/không cấp phê duyệt/cấp phê duyệt mở rộng/thu hồi phê duyệt2 ……………

13. Nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………………

14. Ngày cấp: ………………………………………………………………………………………………………

15. Ký tên: …………………………………………………………………………………………………………..

16. Danh sách các tài liệu gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phê duyệt được bổ sung vào thông báo này và có thể nhận được theo yêu cầu.

CHÚ THÍCH:

1 Mã số phân biệt quốc gia cấp phê duyệt/không cấp phê duyệt/cấp phê duyệt mở rộng/thu hồi phê duyệt.

2 Gạch phần không áp dụng.

3 Chỉ dẫn các ký hiệu phù hợp được chọn theo danh mục dưới đây:

4 Trường hợp hệ thống chiếu sáng phân phối sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí không thay thế được không được phê duyệt theo ECE 99 phải ch ra mã số phụ tùng quy định bởi nhà sản xuất nguồn phát sáng.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

(VÍ DỤ THAM KHẢO VỀ BỐ TRÍ DẤU PHÊ DUYỆT KIỂU CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH 1958, ECE, LIÊN HIỆP QUỐC)

Bố trí dấu phê duyệt

a = 8 mm (nhỏ nhất)

Hình B.1

Đèn mang dấu phê duyệt như ở hình trên là đèn được phê duyệt ở Hà Lan (E4), theo số phê duyệt 2439, theo các quy định của ECE 98 phiên bản gốc (00). Đèn chiếu xa được thiết kế chỉ cho hệ thống giao thông bên phải.

Số 30 chỉ ra cường độ sáng lớn nhất của đèn chiếu xa nằm giữa 86250 cd và 101250 cd.

CHÚ THÍCH: Số phê duyệt và các ký hiệu thêm phải được đặt gần vòng tròn và ở phía trên hoặc phía dưới, bên trái hoặc bên phải của chữ E. Các chữ số của số phê duyệt phải nằm cùng phía đối với chữ E và quay về cùng hướng.

Tránh sử dụng các chữ số la mã để tránh nhầm lẫn với các ký hiệu khác.

Hình B.2

Hình B.3a

Đèn mang dấu phê duyệt như trên là đèn tuân theo các quy định của ECE 98 đối với cả đèn chiếu gần và đèn chiếu xa và được thiết kế cho:

hệ thống giao thông bên trái

cả hai hệ thống giao thông bằng cách điều chỉnh như yêu cầu lắp đặt của bộ phận quang học hoặc của nguồn sáng trên xe

Hình B.3b

Hình B.4

Hình B.5

Đèn mang nhãn phê duyệt như trên là đèn được phê duyệt theo ECE 98 phiên bản gốc với nguồn sáng phóng điện trong khí cho đèn chiếu gần và được lắp kinh đèn bằng chất dẻo và được thiết kế:

Cho cả hai hệ thống giao thông

Chỉ cho hệ thống giao thông bên phải

Hình B.6

Đèn mang nhãn phê duyệt như trên là đèn được phê duyệt theo ECE 98 phiên bản gốc với bóng đèn phóng điện trong khí cho đèn chiếu gần và nó được kết hợp hoặc tổ hợp với đèn sương mù phía trước.

Hình B.7a

Hình B.7b

Đèn mang nhãn hiệu như trên (Hình B.7a, B.7b) là đèn tuân theo các quy định của ECE 98:

Với nguồn sáng phóng điện trong khí chỉ cho chùm sáng gần và được thiết kế ch cho hệ thống giao thông bên trái

Sắp xếp giống như hình 6, nhưng đèn sương mù phía trước không được chiếu sáng đồng thời với đèn chiếu xa

 

Hình B.8

Hình B.9

Đặc tính kỹ thuật của đèn chiếu gn tuân theo các quy định của ECE 98 và được lắp liền kính bằng chất dẻo.

Và được tổ hợp hoặc ghép nhóm hoặc tổ hợp với đèn chiếu xa halogen R8.

Đền chiếu gần không được chiếu sáng đồng thời với đèn chiếu xa halogen. Đèn chiếu gần được thiết kế chỉ cho hệ thống giao thông bên phải

Được thiết kế cho cả hai hệ thống giao thông.

Đèn chiếu xa không được chiếu sáng đồng thời với đèn ngược chiều khác là đèn tổ hợp.

Hình B.10

Dấu phê duyệt như trên xác định một hệ thống chiếu sáng phân phối sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí và đáp ứng yêu cầu của ECE 98 cho cả hai chùm sáng gần và chùm sáng xa và đối với cả hai hệ thống giao thông.

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C

Kiểu D

Hình B.11 – Dấu đơn giản hóa cho các đèn dạng nhóm, kết hợp, tổ hợp được lắp phía trước xe

CHÚ THÍCH 1: Đường thẳng đứng và nằm ngang tổng quát có độ sắc nét và sắp xếp tổng thể của đèn tín hiệu. Chúng không phải là một phần của dấu phê duyệt.

CHÚ THÍCH 2 : Bốn ví dụ ở trên phù hợp với thiết bị chiếu sáng mang dấu phê duyệt liên quan đến:

Đèn vị trí phía trước được phê duyệt theo ECE 7 đối với đèn lắp đặt bên trái.

Đèn chiếu sáng phía trước có chùm chiếu gần loại phóng điện trong khí được thiết kế cho hệ thống giao thông bên phải và bên trái và một đèn chiếu xa loại phóng điện trong khí có cường độ sáng lớn nhất nằm trong khoảng giữa 86250 và 101250 candela (như chỉ dẫn bởi số 30), được phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn này phiên bản gốc và được lắp kính đèn bằng chất dẻo.

Đèn sương mù trước được phê duyệt theo ECE 19 được lắp kính đèn bằng chất dẻo.

Đèn chỉ thị hướng phía trước loại 1a được phê duyệt theo ECE 6.

Ví dụ 1:

Hình B.12 – Đèn được t hợp hoặc ghép nhóm với đèn chiếu sáng phía trước

Ví dụ trên phù hợp với dấu của kính đèn được sử dụng trong các kiểu đèn khác nhau có tên là:

Hoặc: đèn có chùm sáng gần được thiết kế cho cả hai hệ thống giao thông và một đèn chiếu xa với cường độ sáng nằm giữa 52500 Cd và 67500 Cd (được chỉ ra bởi số 20) được phê duyệt ở Hà Lan (E4) phù hợp với các quy định của ECE 8, và đèn vị trí phía trước được phê duyệt theo ECE 7.

Hoặc: đèn chiếu sáng phía trước có đèn chiếu gần loại phóng điện trong khí và một đèn chiếu xa có cường độ sáng lớn nhất nằm trong khoảng giữa 86250 Cd và 101250 Cd (được chỉ ra bởi số 30) được thiết kế cho cả hai hệ thống giao thông và được phê duyệt ở Hà Lan theo ECE 98 phiên bản gốc, mà có thể tổ hợp với cùng một đèn vị trí phía trước như trên.

Hoặc: thậm chí khi đèn chiếu sáng phía trước đề cập ở trên được phê duyệt như là một đèn riêng.

Thân chính của đèn chỉ phải mang một giá trị của số phê duyệt, ví dụ:

Hoặc

Ví dụ 2:

Hình B.12 (kết thúc)

Ví dụ trên phù hợp với nhãn của các kính đèn bằng chất dẻo được sử dụng trong lắp ráp hai đèn được phê duyệt ở Hà Lan (E4) theo số phê duyệt 851151, gồm có:

Một đèn gồm một đèn chiếu sáng gần halogen được thiết kế cho cả hai hệ thống giao thông và một đèn chiếu xa halogen với cường độ sáng lớn nhất nằm trong khoảng x và y Cd, tuân theo các quy định của ECE 8 và

Một đèn gồm một đèn chiếu gần loại phóng điện trong khí có cường độ sáng lớn nhất nằm giữa w và z candela, tuân theo các quy định của ECE 98 phiên bản gốc, cường độ sáng lớn nhất của chùm sáng xa nằm trong khoảng 86250 Cd và 101250 Cd và được thể hiện bởi số 30.

 

Môđun đèn LED

Hình B.13

Môđun đèn LED mang mã nhận dạng môđun nguồn sáng như trên được phê duyệt cùng với một đèn được phê duyệt ở Ý (E3) theo số phê duyệt 17325

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

MÀN ĐO

Kích thước tính bằng centimét

Hình C.1 – Màn đo 1

Các kích thước được đo trên một màn đo thẳng đứng và phẳng cách 25 m. Đường HH và VV là giao điểm của mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang đi qua trục chính của đèn chiếu gần được đệ trình. Màn hình được mô tả trên đây là cho đèn chiếu gần của hệ thống giao thông bên phải. Màn hình cho đèn chiếu gần của hệ thống giao thông bên trái là đối xứng qua đường VV. Góc HVH2 – HH – 15°.

Kích thước tính bằng centimét

Hình C.2 – Màn đo 2

Các kích thước được đo trên một màn đo thẳng đứng và phẳng cách 25 m. Đường HH và VV là giao tuyến của mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang đi qua trục chính của đèn chiếu gần được đệ trình. Màn hình được mô tả trên đây là cho đèn chiếu gần của hệ thống giao thông bên phải. Màn hình cho đèn chiếu gần của hệ thống giao thông bên trái là đối xứng qua đường VV. Góc HVH2 – HH – 15°.

Hình C.3 – Các điểm đo để xác định giá trị độ rọi

 

PHỤ LỤC D

(Quy định)

THỬ NGHIỆM VỀ ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐẶC TÍNH QUANG HỌC CỦA ĐÈN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Thử trên đèn hoàn chỉnh

Mỗi giá trị quang học được đo theo các quy định của tiêu chuẩn này, ở điểm có Emax đối với đèn chiếu xa và ở điểm HV, 50R và B50L đối với đèn chiếu gần (hoặc HV, 50L, B50R đối với đèn được thiết kế cho hệ thống giao thông bên trái) mỗi mẫu đèn hoàn chỉnh phải được kiểm tra độ ổn định đặc tính quang học trong quá trình hoạt động. “Đèn hoàn chỉnh” được hiểu là đèn được lắp đầy đủ bao gồm cả chấn lưu và các phần cạnh viền của thân đèn và các đèn mà có thể gây ra ảnh hưởng đến sự tiêu hao nhiệt của đèn đó.

D.1. Thử độ ổn định đặc tính quang học

Các phép thử phải được thực hiện ở không khí khô và tĩnh trong môi trường có nhiệt độ 23°C ± 5°C, đèn hoàn chỉnh được lắp trên giá đúng như khi lắp đặt trên xe.

D.1.1. Đèn sạch

Đèn phải được hoạt động trong 12 h như mô tả ở D.1.1.1 và được kiểm tra như quy định ở D.1.1.2.

D.1.1.1. Quy trình thử

Đèn phải được hoạt động trong khoảng thời gian theo quy định, sao cho:

D.1.1.1.1. (a) Trong trường hợp khi đèn chỉ có một chức năng chiếu sáng (chiếu gần hoặc chiếu xa) được phê duyệt, nguồn sáng tương ứng được bật sáng trong thời gian quy định4.

(b) Trong trường hợp đèn chiếu gần tổ hợp và đèn chiếu xa hoặc trường hợp đèn sương mù trước tổ hợp và đèn chiếu xa.

Nếu người đăng ký phê duyệt kiểu khai báo rằng đèn sử dụng với một nguồn sáng đơn 5 trong một thời gian, thì phép thử phải được thực hiện phù hợp với điều kiện này 4, sự hoạt động của mỗi chức năng của đèn phải luân phiên nhau trong nửa thời gian quy định ở D.1.1.

Trong tất cả các trường hợp khác,4,5 đèn phải được thử theo chu trình sau đến hết thời gian quy định:

15 min đèn chiếu gần sáng

5 min tất cả các chức năng sáng

Trong trường hợp một chùm sáng gần và một chùm sáng xa được cung cấp bởi cùng nguồn sáng phóng điện trong khí, chu kỳ phải là:

15 min đèn chiếu gần sáng

5 min tất cả các đèn chiếu xa cùng sáng

(c) Trong trường hợp các chức năng chiếu sáng dạng nhóm, tất cả các chức năng riêng phải được bật sáng đồng thời trong thời gian quy định cho các chức năng riêng (a), đối với đèn tổ hợp cũng như vậy (b), theo các quy định của nhà sản xuất.

(d) Trong trường hợp đèn chiếu gần được thiết kế để cho chùm sáng chếch với sự bổ sung của một nguồn sáng, nguồn sáng này phải được bật trong 1 min và tắt trong 9 min chỉ trong khi kích hoạt đèn chiếu gần (xem Phụ lục D.1).

D.1.1.1.2. Điện áp thử

Điện áp thử đối với chấn lưu và môđun đèn LED là 13,5 V ± 0,1 V đối với hệ thống điện 12 V, hoặc điện áp khác được xác định khi đăng ký phê duyệt. Nếu đó là đèn sợi đốt tổ hợp, điện áp để tạo ra quang thông chuẩn phải được sử dụng.

D.1.1.2. Kết quả thử

D.1.1.2.1. Kiểm tra bằng mắt

Đèn phải ổn định với nhiệt độ môi trường, kính đèn và kính đèn bên ngoài, nếu có, phải được lau sạch bằng vải bông mềm, sạch. Sau đó được kiểm tra bằng cách quan sát: kính đèn hoặc kính đèn bên ngoài không bị méo, biến dạng, nứt hoặc thay đổi màu sắc một cách rõ ràng, nếu có, phải được ghi lại.

D.1.1.2.2. Thử đặc tính quang học

Để phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này, các giá trị quang học phải được kiểm tra ở các điểm sau:

Chùm sáng gần:

50R – B 50L – HV cho đèn được thiết kế cho hệ thống giao thông bên phải

50L – B 50R – HV cho đèn được thiết kế cho hệ thống giao thông bên trái

Chùm sáng xa: Điểm Emax

Các điểm đích khác có thể được thực hiện để cho phép xác định bất kỳ biến dạng nào gây ra do nhiệt (sự thay đổi vị trí của đường ranh giới được nêu trong D.2 của phụ lục này).

Giá trị sai lệch cho phép giữa giá trị đặc tính quang học và giá trị đo thực tế là 10 %, bao gồm sai số về quy trình đo quang học.

D.1.2. Đèn bẩn

Sau khi thử theo quy định ở D.1.1 ở trên, đèn phải được hoạt động trong 1 h như mô tả ở D.1.1.1, sau đó chuẩn bị như mô tả ở D. 1.2.1 và kiểm tra như mô tả ở D.1.1.2.

D.1.2.1. Chuẩn bị đèn

D.1.2.1.1. Hỗn hợp thử

D.1.2.1.1.1. Đối với đèn có kính ngoài bằng thủy tinh:

Hỗn hợp gồm nước và tác nhân gây ô nhiễm áp dụng cho đèn có tỷ lệ:

9 phần khối lượng cát silic với độ hạt từ 0 mm đến 100 mm,

1 phần khối lượng bụi cacbon (gỗ sồi) với độ hạt từ 0 mm đến 100 mm,

0,2 phần khối lượng NaCMC 6, và

Một lượng nước cất thích hợp, với độ dẫn điện riêng £ 1 mS/m.

Hỗn hợp không được để quá 14 ngày.

D.1.2.1.1.2. Đối với đèn có kính ngoài bằng chất dẻo.

Hỗn hợp gồm nước và tác nhân gây ô nhiễm áp dụng cho đèn có tỷ lệ:

9 phần khối lượng cát silic với độ hạt từ 0 mm đến 100 mm,

1 phần khối lượng bụi cacbon (gỗ sồi) với độ hạt từ 0 mm đến 100 mm,

0,2 phần khối lượng NaCMC, và

13 phần khối lượng nước cất thích hợp, với mức dẫn £ 1 mS/m.

2 ± 1 phần khối lượng chất hoạt tính bề mặt7.

Hỗn hợp không được để quá 14 ngày.

D.1.2.1.2. Bôi hỗn hợp thử lên đèn

Hỗn hợp thử phải được bôi đều lên toàn bộ bề mặt phát sáng của đèn, sau đó để khô. Quy trình này phải được thực hiện cho đến khi giá trị của độ rọi giảm xuống còn từ 15 % đến 20 % giá trị đo được cho từng điểm sau đây theo các điều kiện được mô tả trong phụ lục này.

Điểm có Emax ở đèn chiếu gần/chiếu xa và đèn chỉ có chùm sáng xa,

50 R và 50 V 8 đối với đèn chiếu gần, được thiết kế cho hệ thống giao thông bên phải,

50 L và 50 V 8 đối với đèn chiếu gần, được thiết kế cho hệ thống giao thông bên trái.

D.1.2.1.3. Thiết bị đo

Thiết bị đo phải tương đương với thiết bị dùng trong quá trình thử cho phê duyệt đèn. Nguồn sáng phóng điện trong khí do bên xin phê duyệt kiểu cung cấp phải được sử dụng để kiểm tra đặc tính quang học.

D.2. Kiểm tra sự thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng của đường ranh giới do tác dụng của nhiệt

Phép thử này gồm việc xác định rằng sự di chuyển thẳng đứng của đường ranh giới dưới tác dụng của nhiệt không vượt quá giá trị được quy định cho hoạt động của đèn chiếu gần.

Đèn được thử theo D.1, phải thử tiếp theo D.2.1, không được tháo ra hoặc điều chỉnh lại vị trí của nó so với đồ gá thử.

Nếu đèn có gương phản xạ điều chỉnh được, thì chỉ có vị trí gần nhất với góc mở trung bình theo phương thẳng đứng được chọn cho phép thử này.

D.2.1. Thử đối với đèn chiếu gần

Phép thử phải được thực hiện ở môi trường không khí khô tĩnh có nhiệt độ môi trường là 23 °C ± 5 °C.

Sử dụng một nguồn sáng phóng điện trong khí được sản xuất hàng loạt đã được già hóa ít nhất 13 h, đèn phải hoạt động ở chế độ chiếu gần mà không được tháo ra hoặc điều chỉnh lại khỏi vị trí lắp đặt trước đó (Đối với phép thử này, điện áp phải được điều chỉnh theo quy định trong D.1.1.1.2). Vị trí của đường ranh giới ở phần nằm ngang (giữa đường VV và đường thẳng đứng qua điểm B 50 L cho hệ thống giao thông bên phải và B 50 R cho hệ thống giao thông bên trái) phải được kiểm tra tương ứng trong 3 min (r3) và 60 min (r60) sau khi hoạt động.

Việc đo sự thay đổi vị trí của đường ranh giới theo mô tả ở trên phải được thực hiện bằng phương pháp nào đó để có được độ chính xác chấp nhận được và các kết quả có thể lặp lại.

D.2.2. Kết quả thử

D.2.2.1. Kết quả được biểu diễn bằng miliradian (mrad) phải được coi là chấp nhận được đối với đèn chiếu gần khi giá trị tuyệt đối DrI  = |r3 – r60| ghi lại được ở đèn không lớn hơn 1,0 mrad (DrI £ 1,0 mrad)

D.2.2.2. Tuy nhiên, nếu giá trị này lớn hơn 1,0 mrad nhưng không lớn hơn 1,5 mrad (1,0 mrad <>DrI £ 1,5 mrad), một đèn thứ hai phải được thử như mô tả trong D.2.1 sau khi chịu ba chu trình thử liên tục như mô tả dưới đây, để ổn định vị trí các chi tiết cơ khí của đèn trên bệ thử tương ứng việc lắp đặt đúng như trên xe:

Hoạt động của đèn chiếu gần trong 1 h, (điện áp được điều chỉnh như quy định trong D.1.1.1.2),

Khoảng thời gian nghỉ là 1 h.

Kiểu đèn có thể được chấp nhận nếu giá trị trung bình của giá trị tuyệt đối DrI đo được ở mẫu đầu tiên và DrII đo được ở mẫu thứ hai không lớn hơn 1,0 mrad

 

PHỤ LỤC D.1

(Quy định)

TỔNG QUAN VỀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA SỰ ỔN ĐỊNH CỦA ĐẶC TÍNH QUANG HỌC

Các chữ viết tắt

P:

đèn chiếu gần

D:

đèn chiếu xa (D1 + D2 có nghĩa là hai đèn chiếu xa)

F:

đèn sương mù trước

chu trình 15 min tắt và 5 min sáng

chu trình 9 min tắt và 1 min sáng

chu trình 15 min sáng và 5 min tắt

Tất cả các đèn chiếu sáng phía trước cùng nhóm và đèn sương mù trước dưới đây cùng với các ký hiệu nhãn bổ sung được đưa ra như các ví dụ và không phải là toàn bộ.

1. P hoặc D hoặc F (DC hoặc DR hoặc B)


P, D hoặc F

Nguồn sáng hoặc môđun đèn LED bổ sung của chùm sáng chếch

2. P+F (DC B) hoặc P+D (DCR)

 

Nguồn sáng hoặc môđun đèn LED bổ sung của chùm sáng chếch

D hoặc F

P

3. P+F (DC B/) hoặc DC/B hoặc P+D (DC/R)

 

D hoặc F

P

Nguồn sáng hoặc môđun đèn LED bổ sung của chùm sáng chếch

4. P+D (DCR) với cùng một nguồn sáng

 

Nguồn sáng hoặc môđun đèn LED bổ sung của chùm sáng chếch

D

F

 

PHỤ LỤC E

(Quy định)

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI ĐÈN CÓ KÍNH LÀM BẰNG CHẤT DẺO – THỬ KÍNH ĐÈN HOẶC MẪU VẬT LIỆU VÀ ĐÈN HOÀN CHỈNH

E.1. Quy định chung

E.1.1. Các mẫu thử được cấp theo 4.2.5 và 4.3 của tiêu chuẩn này phải thỏa mãn các quy định được chỉ ra ở E.2.1 tới E.2.5 dưới đây.

E.1.2. Hai mẫu đèn hoàn chỉnh được cấp theo 4.2.4 của tiêu chuẩn này và có kính đèn bằng chất dẻo phải thỏa mãn các quy định được chỉ ra ở E.2.6 dưới đây về vật liệu làm kính đèn.

E.1.3. Các mẫu kính đèn bằng vật liệu chất dẻo hoặc mẫu của vật liệu, được lắp với gương phản xạ (nếu có), phải chịu các phép thử phê duyệt theo trình tự thời gian được quy định trong Bảng E.1.1 của Phụ lục E.1.

E.1.4. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất đèn có thể chứng minh được sản phẩm có thể đạt được các thử nghiệm được quy định ở E.2.1 và E.2.5 dưới đây, hoặc các thử nghiệm tương đương theo tiêu chuẩn khác, các phép thử này không cần lặp lại; chỉ thực hiện các phép thử được quy định trong Bảng E.1.2 của Phụ lục E.1.

E.1.5. Nếu đèn được thiết kế chỉ cho hệ thống giao thông bên phải hoặc hệ thống giao thông bên trái, các thử nghiệm theo phụ lục này có thể thực hiện được trên một mẫu duy nhất, được chọn ra từ các mẫu đăng ký.

E.2. Các phép thử

E.2.1. Khả năng chịu nhiệt độ thay đổi

E.2.1.1. Các phép thử

Ba mẫu mới (kính đèn) phải được kiểm tra theo năm chu trình nhiệt độ và độ ẩm (RH: độ ẩm tương đối) thay đổi với chu trình sau:

(a) 3 h ở 40 °C ± 2 °C và độ ẩm tương đối từ 85 % đến 95 %;

(b) 1 h ở 23 °C ± 5 °C và độ ẩm tương đối từ 60 % đến 75 %;

(c) 15 h ở -30 °C ± 2°C;

(d) 1 h ở 23 °C ± 5 °C và độ ẩm tương đối từ 60 % đến 75 %;

(e) 3 h ở 80 °C ± 2 °C;

(f) 1 h ở 23 °C ± 5 °C và độ ẩm tương đối từ 60 % đến 75 %;

Trước phép thử này, các mẫu được giữ ở 23 °C ± 5 °C và độ ẩm tương đối 60 % đến 75 % trong ít nhất 4 h.

CHÚ THÍCH: Khoảng thời gian một giờ tại 23 °C ± 5 °C phải bao gồm các khoảng thời gian chuyển tiếp cần thiết từ nhiệt độ này đến nhiệt độ khác để tránh ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

E.2.1.2. Đo đặc tính quang học

E.2.1.2.1. Phương pháp

Các phép đo đặc tính quang học phải thực hiện trên mẫu trước và sau khi thử.

Các phép đo này phải thực hiện với một đèn chuẩn (mẫu) tại những điểm sau:

B 50L và 50 R cho chùm sáng gần của đèn chiếu gần hoặc đèn chiếu gần/xa (B 50 R và 50 L trong trường hợp đèn cho hệ thống giao thông bên trái).

Emax đối với chùm sáng xa của đèn chiếu xa hoặc của đèn chiếu gần/xa.

E.2.1.2.2. Kết quả

Sự sai lệch giữa các giá trị quang học đo được trên từng mẫu trước và sau khi thử không được lớn hơn 10 % bao gồm các sai số của phương pháp đo.

E.2.2. Khả năng chịu ảnh hưởng của các tác nhân khí quyển và hóa học

E.2.2.1. Khả năng chịu ảnh hưởng của tác nhân khí quyển

Ba mẫu mới (kính đèn hoặc mẫu vật liệu) phải được phơi dưới bức xạ từ một nguồn có phân bố năng lượng quang phổ giống như sự phân bố năng lượng quang phổ của một vật đen tại nhiệt độ từ 5500 K đến 6000 K. Đặt bộ lọc thích hợp giữa nguồn và mẫu để giảm thiểu bức xạ có các bước sóng nhỏ hơn 295 nm và lớn hơn 2500 nm. Các mẫu phải được phơi sáng ở 1200 W/m2 ± 200 W/m2 trong một khoảng thời gian sao cho năng lượng ánh sáng mà chúng nhận được bằng 4500 MJ/m2 ± 200 MJ/m2. Trong vùng kín, nhiệt độ đo được trên tấm bảng đen được đặt trên một bề mặt cùng với mẫu là 50°C ± 5°C. Để đảm bảo phơi sáng đều, các mẫu phải quay xung quanh nguồn bức xạ tại tốc độ từ 1 r/min đến 5 r/min.

Các mẫu phải được phun nước cất có độ dẫn điện riêng nhỏ hơn 1 mS/m tại nhiệt độ 23 °C ± 5 °C theo các chu kỳ sau:

Phun nước: 5 min

Làm khô: 25 min

E.2.2.2. Khả năng chịu ảnh hưởng của tác nhân hóa học

Sau phép thử như quy định trong E.2.2.1 và phép đo như quy định trong E.2.2.3.1 được thực hiện, bề mặt bên ngoài của ba mẫu đã nêu phải được xử lý như quy định trong E.2.2.2.2 với hỗn hợp nêu trong E.2.2.2.1.

E.2.2.2.1. Hỗn hợp thử

Hỗn hợp thử bao gồm 61,5 % n-heptan, 12,5 % toluen, 7,5 % etyltetraclorua, 12,5 % tricloretylen và 6 % xylen (% thể tích).

E.2.2.2.2. Sử dụng hỗn hợp thử

Ngâm một miếng vải bông (như trong ISO 105) trong vòng 10 s đến khi ngấm hỗn hợp được pha theo quy định trong E.2.2.2.1 và sau đó áp miếng vải lên mặt ngoài của mẫu với áp lực 50 N/cm2 trong vòng 10 min tương ứng với một lực bằng 100 N tác dụng lên bề mặt mẫu thử có kích thước 14 mm x 14 mm.

Trong khoảng thời gian 10 s này, miếng vải mềm phải được ngâm lại lần nữa trong hỗn hợp thử sao cho thành phần của chất lỏng được sử dụng phải đồng nhất với hỗn hợp thử quy định.

Trong quá trình sử dụng, có thể được phép thay đổi áp lực tác động lên các mẫu thử để ngăn ngừa sự nứt vỡ.

E.2.2.2.3. Làm sạch

Sau khi kết thúc việc sử dụng hỗn hợp thử, các mẫu phải được làm khô ở môi trường bên ngoài, sau đó được lau sạch theo quy định trong E.2.3 (khả năng chịu ảnh hưởng của chất tẩy) tại nhiệt độ 23 °C ± 5 °C.

Sau cùng các mẫu phải được rửa cẩn thận bằng nước cất chứa không quá 0,2 % tạp chất ở nhiệt độ 23 °C ± 5 °C và được lau khô bằng vải mềm.

E.2.2.3. Kết quả

E.2.2.3.1. Sau khi thử khả năng chịu sự tác động của tác nhân khí quyển, mặt ngoài của mẫu không được nứt, vỡ, xước, bong tróc hoặc biến dạng, và giá trị độ truyền sáng thay đổi trung bình:

Dt = (T2 – T3)/T2, được đo trên ba mẫu theo quy trình nêu trong Phụ lục E.2 không được vượt quá 0,020 (Dtm £ 0,020).

E.2.2.3.2. Sau khi thử khả năng chống lại các tác nhân hóa học, các mẫu thử không được có bất kỳ dấu vết hóa học nào đáng kể gây ra độ thay đổi về khuyếch tán thông lượng ánh sáng, giá trị thay đổi trung bình là:

Dd = (T5 – T4)/T2, được đo trên ba mẫu theo quy trình nêu trong Phụ lục E.2 không được vượt quá 0,020 (Ddm £ 0,020).

E.2.2.4. Độ bền với bức xạ của nguồn sáng

Phép thử sau phải được thực hiện:

Các mẫu phẳng của mỗi bộ phận truyền sáng bằng chất dẻo của đèn được phơi sáng dưới ánh sáng của nguồn sáng phóng điện trong khí. Các thông số như góc và khoảng cách của các mẫu này phải giống với ở trong đèn. Các mẫu này phải có màu và bề mặt được xử lý giống nhau (nếu có), như là các phần của đèn.

Sau 1500 h phơi sáng liên tục, đặc tính so màu của ánh sáng truyền qua phải phù hợp với nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn, và bề mặt của các mẫu không bị nứt, xước, bong tróc hoặc biến dạng.

E.2.3. Khả năng chịu ảnh hưởng của chất tẩy và hydro-cácbon

E.2.3.1. Khả năng chịu ảnh hưởng của chất tẩy

Mặt ngoài của ba mẫu (kính đèn hoặc mẫu vật liệu) phải được làm nóng đến 50 °C ± 5 °C và sau đó được ngâm vào trong một hỗn hợp trong vòng 5 min ở nhiệt độ 23°C ± 5°C, hỗn hợp này có 99 phần là nước cất chứa không quá 0,02 % tạp chất và một phần alkylaryl sulphonat.

Kết thúc thử nghiệm, các mẫu phải được làm khô tại nhiệt độ 50°C ± 5°C. Bề mặt của các mẫu phải được lau sạch bằng vải ẩm.

E.2.3.2. Khả năng chịu ảnh hưởng của hydro-cacbon

Mặt ngoài của ba mẫu thử này phải được lau nhẹ trong một phút bằng vải bông đã được ngâm trong một hỗn hợp có chứa 70 % n-heptane và 30 % toluene (% thể tích), và sau đó phải được để khô ở ngoài trời.

E.2.3.3. Kết quả

Sau khi hai phép thử trên thực hiện tốt, giá trị trung bình của độ biến đổi về truyền sáng

Dt = (T2 – T3)/T2, được đo trên ba mẫu thử theo phương pháp nêu trong Phụ lục E.2 không được vượt quá 0,010 (Dtm £ 0,010).

E.2.4. Khả năng chịu ảnh hưởng của hư hỏng cơ học

E.2.4.1. Phương pháp gây hư hỏng cơ học

Bề mặt ngoài của ba mẫu mới (kính đèn) phải chịu phép thử khả chịu ảnh hưởng của hư hỏng cơ học như nhau bằng phương pháp nêu trong Phụ lục E.3.

E.2.4.2. Kết quả

Sau thử nghiệm này, những thay đổi:

về độ truyền sáng : Dt = (T2 – T3)/T2

về độ khuyếch tán : Dd = (T5 – T4)/T2

phải được đo theo quy trình nêu trong Phụ lục E.2 trong vùng đo quy định trong E.2.2.4. Giá trị trung bình của ba mẫu thử phải là

Dtm £ 0,100;

Ddm £ 0,050.

E.2.5. Thử độ bám dính lớp phủ, nếu có

E.2.5.1. Chuẩn bị mẫu thử

Một bề mặt kích thước 20 mm x 20 mm trong vùng của lớp phủ kính đèn được cắt bằng một lưỡi dao cạo hoặc một cái kim tạo thành một mạng lưới hình vuông cạnh xấp xỉ 2 mm x 2 mm, lực đặt lên lưỡi dao cạo hoặc cái kim phải đủ lớn để ít nhất là cắt được lớp phủ.

E.2.5.2. Mô tả thử nghiệm

Sử dụng một băng dính với độ bám dính là 2 N/cm chiều rộng ± 20 % được đo trong điều kiện chuẩn quy định trong Phụ lục E.4. Băng dính này rộng ít nhất là 25 mm phải được ép ít nhất trong 5 min lên bề mặt được chuẩn bị như mô tả trong E.2.5.1.

Sau đó đầu băng dính phải được đặt lực sao cho lực dính trên bề mặt được coi là cân bằng với lực vuông góc với bề mặt đó, ở giai đoạn này đoạn băng phải được kéo với vận tốc không đổi là 1,5 m/s ± 0,2 m/s.

E.2.5.3. Kết quả

Không được có sự bong tróc nào nhìn thấy được trong vùng cắt lưới ô vông. Chấp nhận có các vết bong tróc tại giao điểm giữa các ô vuông hoặc tại các mép cắt nếu diện tích bị bong tróc không lớn hơn 15 % diện tích được cắt lưới ô vuông.

E.2.6. Thử nghiệm đèn hoàn chỉnh lắp kính đèn bằng chất dẻo

E.2.6.1. Khả năng chịu hư hỏng cơ học của bề mặt kính đèn

E.2.6.1.1. Thử nghiệm

Kính đèn mẫu số 1 phải được thử theo quy định trong E.2.4.1.

E.2.6.1.2. Kết quả

Sau khi thử, kết quả phép đo đặc tính quang học được thực hiện trên đèn theo tiêu chuẩn này không được lớn hơn 30 % giá trị lớn nhất được quy định tại điểm B 50 L và HV và không lớn hơn 10 % giá trị nhỏ nhất được quy định tại điểm 75 R (trong trường hợp đèn cho hệ thống giao thông bên trái, điểm được xét đến là B 50 R, HV và 75 L).

E.2.6.2. Thử độ bám dính lớp phủ, nếu có

Kính đèn mẫu số 2 phải được thử theo quy định trong E.2.5.

 

PHỤ LỤC E.1

(Quy định)

TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM PHÊ DUYỆT

1. Thử nghiệm trên các vật liệu chất dẻo (các kính đèn hoặc các mẫu vật liệu được cung cấp theo 4.2.4)

Bảng E.1.1

Mẫu

Phép thử

Kính đèn hoặc mẫu vật liệu

Kính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1.1 Đặc tính quang học giới hạn (E.2.1.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

1.1.1 Thay đổi nhiệt độ (E.2.1.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

1.2 Đặc tính quang học giới hạn (E.2.1.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

1.2.1 Đo độ truyền sáng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

1.2.2 Đo độ khuếch tán

x

x

x

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

1.3 Tác nhân khí quyển (E.2.2.1)

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1 Đo độ truyền sáng

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4 Tác nhân hóa học

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1 Đo độ khuếch tán

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5 Chất tẩy (E.2.3.1)

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6 Hydro cacbon (E.2.3.2)

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6.1 Đo sự truyền sáng

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

1.7 Hư hỏng (E.2.4.1)

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

1.7.1 Đo độ truyền sáng

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

1.7.2 Đo độ khuếch tán

 

 

 

 

 

 

x

x

x

 

 

 

 

 

1.8 Độ bám dính (E.2.5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

1.9 Độ bền với bức xạ của nguồn sáng (E.2.2.4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

2. Thử nghiệm trên các đèn hoàn chỉnh (được cung cấp theo quy định trong 4.2.3)

Bảng E.1.2

Phép thử

Đèn hoàn chỉnh

Mẫu số

1

2

2.1 Hư hỏng (E.2.6.1.1)

x

 

2.2 Đặc tính quang học (E.2.6.1.2)

x

 

2.3 Độ bám dính (E.2.6.2).

 

x

 

PHỤ LỤC E.2

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ KHUYẾCH TÁN VÀ ĐỘ TRUYỀN SÁNG

1. Thiết bị (xem Hình E.2.1)

Chùm ánh sáng của ống chuẩn trực K có 1/2 góc phân kỳ là b/2 = 17,4 x 10-4 rd được giới hạn bởi một màn chắn DT có một lỗ đường kính 6 mm đối diện với vị trí đặt mẫu.

Một thấu kính hội tụ không màu L2, sửa lại những sai lệch cầu, nối màn chắn DT với bộ phận thu ánh sáng R; thấu kính L2 phải có đường kính phù hợp sao cho nó không chắn ánh sáng được khuếch tán từ mẫu hình côn có nửa góc đỉnh là b/2 =14°.

Một màn chắn hình khuyên DD có góc a/2 =1° và amax/2=12° được đặt tại mặt phẳng ảnh tại tiêu cự của thấu kính L2.

Phần chính giữa màn chắn phải không trong suốt để loại bỏ ánh sáng chiếu trực tiếp từ nguồn sáng. Có thể chuyển dịch phần giữa màn chắn chùm sáng sao cho nó trở về đúng vị trí ban đầu.

Khoảng cách L2 DT và tiêu cự F2 của thấu kính L2 phải được chọn sao cho ảnh của DT bao phủ hoàn toàn bộ thu ánh sáng R.

Khi quang thông ban đầu đạt tới 1000 đơn vị thì độ chính xác tuyệt đối của mỗi lần đo phải chính xác hơn 1 đơn vị (sai số nhỏ hơn 1 đơn vị).

CHÚ THÍCH: Nên sử dụng thấu kính L2 có tiêu cự khoảng 80 mm.

2. Các phép đo

Các giá trị sau phải được lấy

Kết quả đo

Với mẫu

Với phần tâm của DD

Đại lượng được hiển thị

T1

Không

không

Quang thông tới trong lần đọc đầu tiên

T2

có (trước khi thử)

không

Quang thông được truyền bằng vật liệu mới ở nhiệt độ 24 °C

T3

có (sau khi thử)

không

Quang thông được truyền bằng vật liệu đã được thử ở nhiệt độ 24 °C

T4

có (trước khi thử)

Quang thông bị khuyếch tán bởi vật liệu mới

T5

có (sau khi thử)

Quang thông bị khuyếch tán bởi vật liệu đã được thử.

Hình E.2.1 – Sơ đồ đo

 

PHỤ LỤC E.3

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP THỬ BẰNG PHUN

1. Thiết bị thử

1.1. Súng phun

Súng phun dùng trong trường hợp này phải được lắp một vòi phun đường kính 1,3 mm với tốc độ phun chất lỏng là 0,24 L/min ± 0,02 L/min với áp suất phun là 6,0 bar + 0,5 bar.

Trong điều kiện hoạt động này, mẫu hình quạt phun đạt được phải có đường kính bề mặt chịu sự phun cát phá hủy là 170 mm ± 50 mm, với khoảng cách từ miệng vòi phun là 380 mm ± 10 mm.

1.2. Hỗn hợp thử

Thành phần hỗn hợp thử gồm có:

Cát silic có độ cứng là 7 Mohr, cỡ hạt từ 0 mm đến 0,2 mm và có sự phân bố chuẩn, với hệ số góc từ 1,8 đến 2;

Nước cứng có độ cứng không lớn hơn 205 g/m3 dùng cho một hỗn hợp 25 g cát với 1 L nước.

2. Thử nghiệm

Phải thực hiện ít nhất một lần phun cát như quy định ở trên lên mặt ngoài của kính đèn. Tia phun ra gần như phải vuông góc với bề mặt được thử.

Sự hư hỏng phải được kiểm tra bằng một hay nhiều mẫu kính được đặt như mẫu chuẩn ở gần kính đèn được kiểm tra. Hỗn hợp thử phải được phun cho tới khi sự biến đổi về sự khuếch tán ánh sáng trên mẫu hoặc các mẫu được đo theo phương pháp quy định trong Phụ lục E.2 như sau:

= 0,0250 ± 0,025.

Có thể dùng một số mẫu để kiểm tra sự hư hỏng giống nhau của toàn bộ bề mặt được thử.

 

PHỤ LỤC E.4

(Quy định)

THỬ ĐỘ BÁM DÍNH CỦA BĂNG DÍNH

1. Mục đích

Phương pháp này cho phép xác định lực bám dính vuông góc của băng dính trên một tấm kính trong điều kiện tiêu chuẩn.

2. Nguyên lý

Đo lực cần thiết để bóc một miếng băng dính dán chặt trên một tấm kính với góc bóc là 90°.

3. Điều kiện không khí

Điều kiện không khí xung quanh phải có nhiệt độ 23 °C ± 5 °C và độ ẩm tương đối là 65 % ± 15 %.

4. Mẫu thử

Trước khi thử, cuộn băng dính mẫu phải được để trong môi trường không khí quy định trong vòng 24 h (xem Điều 3 ở trên).

Năm mẫu thử có chiều dài mỗi mẫu là 400 mm được cắt ra từ năm cuộn băng dính. Các mẫu thử được lấy ra từ các cuộn băng dính sau khi đã bỏ đi ba vòng đầu tiên.

5. Quy trình thử

Thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện môi trường xung quanh theo quy định trong Điều 3 của phụ lục này.

Lấy 5 mẫu thử từ việc bóc miếng băng dính duỗi thẳng ra với tốc độ bóc khoảng 300 mm/s, sau đó dán chúng trong vòng 15 s theo cách sau:

Dán miếng băng dính lên tấm kính đồng thời dùng ngón tay miết nhẹ theo chiều dài của miếng băng dính, không phải vuốt mạnh, sao cho không có khoảng trống chứa không khí nằm giữa miếng băng dính và tấm kính.

Để tấm kính dán băng dính này ở điều kiện không khí xác định trong vòng 10 min.

Bóc gỡ đi khoảng 25 mm miếng băng dính đang dán trên tấm kính theo mặt phẳng vuông góc với bề mặt của miếng băng dính mẫu. Cố định tấm kính và bóc phần đầu tự do lên một góc 90°. Tác dụng lực sao đường chia tách giữa cho băng dính và tấm kính vuông góc với lực này và vuông góc với tấm kính.

Bóc băng dính với tốc độ 300 mm/s ± 30 mm/s và ghi lại lực bóc yêu cầu.

6. Kết quả

Năm giá trị thu được phải được sắp xếp theo thứ tự và giá trị trung bình được lấy làm kết quả của phép đo. Giá trị này phải được biểu thị bằng N/cm chiều rộng của băng dính.

 

PHỤ LỤC F

(Quy định)

TÂM CHUẨN

a = 2 mm (nhỏ nhất)

Hình F.1

Dấu tùy chọn của tâm chuẩn được đặt ở trên kính đèn ở giao điểm của kính đèn với trục chuẩn của đèn chiếu gần, và cũng như vậy trên kính với trục chuẩn của đèn chiếu xa khi nó không được ghép nhóm hoặc kết hợp hoặc tổ hợp với đèn chiếu gần.

Hình vẽ trên thể hiện dấu của tâm chuẩn được chiếu lên mặt phẳng thực tiếp xúc với kính đèn tại tâm của vòng tròn. Các đường tạo thành ký hiệu này có thể là nét liền hoặc đứt.

 

PHỤ LỤC G

(Quy định)

KÝ HIỆU ĐIỆN ÁP

Ký hiệu này phải được ghi trên thân chính của mỗi đèn chỉ gồm nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu, và ghi trên phần bên ngoài của chấn lưu.

Chấn lưu được thiết kế cho hệ thống điện áp ** Vôn.

 

Ký hiệu này phải được ghi trên thân chính của mỗi đèn có ít nhất một nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu.

Chấn lưu được thiết kế cho hệ thống điện áp ** Vôn.

Không đèn sợi đốt và/hoặc môđun đèn LED của đèn chiếu sáng phía trước được thiết kế cho hệ thống điện áp 24 V

 

PHỤ LỤC H

(Quy định)

YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỐI VỚI QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ PHÙ HỢP CỦA SẢN XUẤT

H.1. Quy định chung

H.1.1. Các yêu cầu về sự phù hợp phải được xem là thỏa mãn về mặt cơ khí và hình học theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, nếu các sai lệch không lớn hơn sai lệch không tránh khỏi trong sản xuất.

H.1.2. Về mặt đặc tính quang học, không phải tranh cãi sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt khi kiểm tra đặc tính quang học của bất kỳ đèn nào được chọn ngẫu nhiên và được đo ở 13,5 V ± 0,1 V hoặc theo các chỉ định khác và:

Hoặc: được trang bị nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn có thể tháo ra được theo 6.2.1.3, quang thông của nguồn sáng phóng điện trong khí có thể khác với quang thông chuẩn được quy định trong TCVN 8587. Vì vậy, trong trường hợp này, độ rọi phải được hiệu chỉnh.

Hoặc: được trang bị nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu trong sản xuất hàng loạt. Quang thông của nguồn sáng này có thể lệch so với quang thông danh định do sai lệch của nguồn sáng và chấn lưu như quy định trong TCVN 8587. Vì vậy, độ rọi đo được có thể được hiệu chỉnh 20 % theo hướng có lợi.

H.1.2.1. Không có giá trị độ rọi nào khi đo và hiệu chỉnh theo H.1.2 ở trên được lệch quá 20 % so với các giá trị được quy định trong tiêu chuẩn này. Đối với các giá trị B 50 L (hoặc R) và nằm trên và phía trên đường H/H2 (hoặc H/H3/H4), sai lệch bất lợi lớn nhất có thể tương ứng như sau:

B 50 L (hoặc R)9:           0,20 Ix tương đương 20 %

0,30 Ix tương đương 30 %

nằm trên và phía trên đường H/H2 (hoặc H/H3/H4):         0,30 Ix tương đương 20 %

0,45 Ix tương đương 30 %

H.1.2.2. Hoặc nếu

H.1.2.2.1. Đối với đèn chiếu gần, các giá trị được quy định trong tiêu chuẩn này được đáp ứng tại HV (với dung sai + 0,2 Ix) và liên quan đến việc chỉnh hướng này tại ít nhất một điểm của mỗi vùng trong vòng tròn bán kính 15 cm quanh điểm B 50 L (hoặc R)9 (với dung sai + 0,1 Ix), 75 R (hoặc L), 50V, 25 R1, 25 L2, và trong toàn bộ vùng I trên màn đo (ở 25 m).

H.1.2.2.2. Đối với đèn chiếu xa, nếu HV nằm trong đường có độ rọi đồng đều bằng 0,75 Emax thì dung sai là + 20 % đối với giá trị lớn nhất và – 20 % đối với giá trị nhỏ nhất đối với giá trị quang học quan sát được ở bất kỳ điểm đo nào quy định trong 6.2.3 của tiêu chuẩn này.

H.1.2.3. Nếu các kết quả của phép thử được mô tả trên đây không đáp ứng các yêu cầu, thì sự chỉnh thẳng của đèn có thể bị thay đổi, sao cho trục của chùm sáng không di chuyển được quá 0,5° sang phải hoặc trái và 0,2° lên trên hoặc xuống dưới.

H.1.2.4. Nếu các kết quả thử theo quy định ở trên không đáp ứng các yêu cầu, các phép thử trên đèn phải được lặp lại với nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn khác hoặc nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu khác, áp dụng theo H.1.2.

H.1.3. Để kiểm tra sự thay đổi vị trí theo hướng thẳng đứng của đường ranh giới dưới sự tác động của nhiệt, phải áp dụng các quy trình sau:

Một trong các mẫu đèn phải được thử theo quy trình được mô tả trong D.2.1 của Phụ lục D sau khi chịu ba chu kỳ liên tiếp như mô tả trong D.2.2.2 của Phụ lục D.

Đèn phải được chấp nhận nếu Dr (như xác định trong D.2.1 và D.2.2 của Phụ lục D) không vượt quá 1,5 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 1,5 mrad nhưng không vượt quá 2,0 mrad, thì mẫu thứ hai phải được thử, sau đó giá trị trung bình của các giá trị tuyệt đối được ghi lại ở cả hai mẫu không được vượt quá 1,5 mrad.

H.1.4. Tọa độ màu phải phù hợp

H.1.5. Tuy nhiên nếu sự điều chỉnh theo phương thẳng đứng không thể thực hiện được liên tục tới vị trí yêu cầu trong phạm vi dung sai như được mô tả trong 6.2.2.2.3, một mẫu phải được thử nghiệm theo quy trình được mô tả trong J.2 và J.3 của Phụ lục J.

H.2. Các yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm tra sự phù hợp của nhà sản xuất

Nhà sản xuất hoặc cơ sở được cấp phê duyệt kiểu phải thực hiện ít nhất các phép thử sau đối với mỗi kiểu với khoảng thời gian phù hợp. Các phép thử phải được thực hiện phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này.

Nếu bất kỳ mẫu nào thể hiện không phù hợp với kiểu thử được đề cập, phải lấy và thử thêm các mẫu khác. Nhà sản xuất phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự phù hợp của sản xuất liên quan.

H.2.1. Nội dung kiểm tra

Kiểm tra sự phù hợp trong tiêu chuẩn này bao gồm đặc tính quang học và kiểm tra sự thay đổi theo phương thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt độ.

H.2.2. Các phương pháp được sử dụng để thử

H.2.2.1. Các phép thử được thực hiện nói chung phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn này.

H.2.2.2. Trong tất cả các phép thử được thực hiện bởi nhà sản xuất, các phương pháp tương đương có thể được sử dụng với sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thử phê duyệt kiểu. Nhà sản xuất có thể đáp ứng cho phê duyệt mà các phương pháp được áp dụng tương đương với những quy định trong tiêu chuẩn này.

H.2.2.3. Việc áp dụng H.2.2.1 và H.2.2.2 đòi hỏi phải có sự hiệu chuẩn thường xuyên các thiết bị thử và sự tương quan của các thiết bị này với các phép đo được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

H.2.2.4. Trong tất cả các trường hợp, các phương pháp chuẩn phải là các phương pháp trong tiêu chuẩn này, cụ thể là với mục đích kiểm tra quản lý và lấy mẫu.

H.2.3. Nội dung lấy mẫu

Các mẫu đèn phải được chọn ngẫu nhiên từ một lô sản phẩm giống nhau. Một lô sản phẩm giống nhau là một tập hợp các đèn thuộc cùng một kiểu, được xác định theo phương pháp sản xuất của nhà sản xuất.

Nói chung, sự đánh giá phải bao gồm sản xuất loạt của mỗi nhà máy riêng. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể ghép nhóm các hồ sơ liên quan đến cùng kiểu đèn từ các nhà máy khác nhau với điều kiện là các nhà máy này hoạt động theo cùng một hệ thống chất lượng và quản lý chất lượng.

H.2.4. Các đặc tính quang học được đo và ghi

Các đèn mẫu phải được đo đặc tính quang học ở các điểm được quy định trong tiêu chuẩn này, các giá trị đọc được là giới hạn tại các điểm Emax, HV10, HC, HR11 trong trường hợp đèn chiếu xa và các điểm B 50 L (hoặc R)9, HV, 50V, 75 R (hoặc L) và 25 L2 (hoặc R2) trong trường hợp đèn chiếu gần (xem hình trong Phụ lục C).

H.2.5. Tiêu chí chi phối sự chấp nhận

Nhà sản xuất có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu thống kê các kết quả thử nghiệm và xác định tiêu chí chi phối sự chấp nhận các sản phẩm để đáp ứng các đặc tính đặt ra đối với kiểm tra việc xác nhận sự phù hợp của sản phẩm theo 9.1.

Tiêu chí chủ yếu để chấp nhận phải đạt được mức độ tin cậy là 95 %, xác suất đạt nhỏ nhất tại một điểm kiểm tra theo Phụ lục I (lấy mẫu lần đầu) là 0,95.

 

PHỤ LỤC I

(Quy định)

YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỐI VỚI VIỆC LẤY MẪU BỞI NGƯỜI KIỂM TRA

I.1. Yêu cầu chung

I.1.1. Các yêu cầu về sự phù hợp phải được xem là tha mãn về mặt cơ khí và hình học theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, nếu các sai lệch không lớn hơn sai lệch không tránh khỏi trong sản xuất.

I.1.2. Về mặt đặc tính quang học, không phải tranh cãi sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt khi thử đặc tính quang học của bất kỳ đèn nào được chọn ngẫu nhiên và được đo ở 13,5 V ± 0,1 V hoặc ở điện áp quy định khác, và:

Hoặc: được trang bị nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn có thể tháo ra được theo 6.2.1.3. Quang thông của nguồn sáng phóng điện trong khí có thể khác với quang thông chuẩn được quy định trong TCVN 8587. Trong trường hợp này, độ rọi phải được hiệu chỉnh cho phù hợp.

hoặc: được trang bị nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu trong sản xuất hàng loạt. Quang thông của nguồn sáng này có thể lệch so với quang thông danh định do sai lệch của nguồn sáng và chấn lưu như quy định trong TCVN 8587. Vì vậy, độ rọi đo được có thể được hiệu chỉnh 20 % theo hướng có lợi.

I.1.2.1. Không có giá trị độ rọi nào khi đo được lệch không có lợi quá 20 % so với các giá trị được quy định trong tiêu chuẩn này.

Trong vùng ánh sáng chói sai lệch lớn nhất có thể lần lượt như sau:

B 50 L (hoặc R)9:                                                     0,20 Ix tương đương 20 %

                                                                              0,30 Ix tương đương 30 %

nằm trên và phía trên đường H/H2 (hoặc H/H3/H4):   0,30 Ix tương đương 20 %

                                                                              0,45 Ix tương đương 30 %

I.1.2.2. Hoặc nếu

I.1.2.2.1. Đối với đèn chiếu gần, các giá trị được quy định trong tiêu chuẩn này được đáp ứng tại HV (với dung sai + 0,2 Ix) và liên quan đến việc chỉnh hướng này tại ít nhất một điểm của mỗi vùng trong vòng tròn bán kính 15 cm quanh điểm B 50 L (hoặc R)9 (với dung sai + 0,1 Ix), 75 R (hoặc L), 50V, 25R1, 25L2, và trong toàn bộ vùng I trên màn đo.

I.1.2.2.2. Đối với đèn chiếu xa, nếu HV nằm trong vùng có độ rọi đồng đều bằng 0,75 Emax thì dung sai là + 20 % đối với giá trị lớn nhất và – 20 % đối với giá trị nhỏ nhất đối với giá trị quang học quan sát được ở bất kỳ điểm đo nào quy định trong 6.2.3.

I.1.2.3. Nếu các kết quả của phép thử được mô tả trên đây không đáp ứng các yêu cầu, thì sự chỉnh thẳng của đèn có thể được thay đổi, miễn là trục của chùm sáng không được dịch chuyển quá 0,5° sang phải hoặc trái và 0,2° lên trên hoặc xuống dưới.

I.1.2.4. Nếu các kết quả thử theo quy định ở trên không đáp ứng các yêu cầu, các phép thử với đèn phải được lặp lại bằng cách sử dụng nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn khác hoặc nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu khác, áp dụng theo 1.1.2.

I.1.3. Để kiểm tra sự thay đổi vị trí theo hướng thẳng đứng của đường ranh giới dưới sự tác động của nhiệt, các quy trình sau phải được áp dụng:

Một trong các mẫu đèn phải được thử theo quy trình được mô tả trong D.2.1 của Phụ lục D sau khi chịu ba chu kỳ liên tiếp như mô tả trong D.2.2.2 của Phụ lục D.

Đèn phải được chấp nhận nếu Dr (như xác định trong D.2.1 và D.2.2 của Phụ lục D) không vượt quá 1,5 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 1,5 mrad nhưng không vượt quá 2,0 mrad, thì mẫu thứ hai phải được thử, sau đó giá trị trung bình của các giá trị tuyệt đối được ghi lại ở cả hai mẫu không vượt quá 1,5 mrad.

I.1.4. Tọa độ màu phải phù hợp

I.1.5. Tuy nhiên nếu sự điều chỉnh theo phương dọc không thể thực hiện được liên tục tới vị trí yêu cầu trong phạm vi dung sai như được mô tả trong 7.2.2.2.3, một mẫu phải được thử nghiệm theo quy trình được mô tả trong J.2 và J.3 của Phụ lục J.

I.2. Lấy mẫu lần đầu

Trong lần lấy mẫu đầu tiên bốn đèn được chọn ngẫu nhiên. Hai đèn đầu tiên được đánh dấu là A và hai đèn còn lại được đánh dấu là B.

I.2.1. Sự phù hợp được chấp nhận

I.2.1.1. Theo quy trình lấy mẫu được mô tả trên Hình 1.1 của phụ lục này, sự phù hợp của những đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu sai số của các giá trị đo được của các đèn theo hướng không có lợi là:

I.2.1.1.1. Mu A

A1:     Một đèn 0 %

          Một đèn không lớn hơn   20 %

A2:     Cả hai đèn lớn hơn          0 %

          Nhưng không lớn hơn     20 %

Chuyển sang mẫu B

I.2.1.1.2. Mẫu B

B1:       Cả hai đèn        0 %

I.2.1.2. Hoặc nếu điều kiện của I.1.2.2 cho mẫu A được thỏa mãn.

I.2.2. Sự phù hợp không được chấp nhận

I.2.2.1. Theo quy trình lấy mẫu trong Hình I.1 của phụ lục này, sự phù hợp của các đèn sản xuất hàng loạt không được chấp nhận và nhà sản xuất phải làm cho việc sản xuất của mình đáp ứng các yêu cầu nếu sai lệch của các giá trị đo được của đèn là:

I.2.2.1.1. Mẫu A

A3:     Một đèn không lớn hơn   20 %

          Một đèn lớn hơn             20 %

          Nhưng không lớn hơn     30 %

I.2.2.1.2. Mẫu B

B2:       Trong trường hợp A2

Một đèn lớn hơn 0 %

Nhưng không lớn hơn 20 %

Một đèn không lớn hơn 20 %

B3:       Trong trường hợp A2

Một đèn 0 %

Một đèn lớn hơn 20 %

Nhưng không lớn hơn 30 %

I.2.2.2. Hoặc nếu những điều kiện trong I.1.2.2, đối với mẫu A không được thỏa mãn.

I.2.3. Thu hồi phê duyệt

Sự phù hợp không được chấp nhận nếu theo qui trình thử trên Hình 1.1 sai lệch của các giá trị đo của các đèn là:

I.2.3.1. Mẫu A

A4:     Một đèn không lớn hơn   20 %

          Một đèn lớn hơn             30 %

A5:     Cả hai đèn lớn hơn          20 %

I.2.3.2. Mẫu B

B4:     Trong trường hợp A2

          Một đèn lớn hơn 0 %

          Nhưng không lớn hơn     20 %

          Một đèn lớn hơn             20 %

B5:     Trong trường hợp A2

          Cả hai đèn lớn hơn          20%

B6:     Trong trường hợp A2

          Một đèn                          0%

          Một đèn lớn hơn             30%

I.2.3.3. Hoặc nếu các điều kiện trong I.1.2.2, đối với mẫu A và B không được tha mãn.

I.3. Lặp lại việc lấy mẫu

Trong các trường hợp A3, B2, B3 việc lấy mẫu được lặp lại. Mẫu thứ ba C của hai đèn và mẫu thứ tư D của hai đèn được chọn từ kho sản xuất, việc lấy mẫu phải được thực hiện trong vòng hai tháng kể từ khi thông báo.

I.3.1. Sự phù hợp được chấp nhận

I.3.1.1. Theo quy trình lấy mẫu được mô tả trên Hình 1.1 của phụ lục này, sự phù hợp của đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu sai lệch của các giá trị đo được của các đèn là:

I.3.1.1.1. Mẫu C

C1:     Một đèn                          0%

          Một đèn không lớn hơn   20 %

C2:     Cả hai đèn lớn hơn          0 %

          Nhưng không lớn hơn     20 %

          Thử tiếp mẫu D

I.3.1.1.2. Mẫu D

D1:     Trong trường hợp C2

          Chai đèn 0 %

Hoặc nếu các điều kiện tại 1.1.2.2 đối với mẫu C được thỏa mãn.

I.3.2. Sự phù hợp không được chấp nhận

I.3.2.1. Theo quy trình lấy mẫu trong Hình 1.1 của phụ lục này, sự phù hợp của các đèn sản xuất hàng loạt không được chấp nhận và nhà sản xuất phải làm cho việc sản xuất của mình đáp ứng các yêu cầu nếu sai lệch của các giá trị đo được của đèn là:

I.3.2.1.1. Mẫu D

D2: Trong trường hợp C2

Một đèn lớn hơn             0 %

Nhưng không lớn hơn     20 %

Một đèn không lớn hơn   20 %

I.3.2.1.2. Hoặc nếu các điều kiện trong I.1.2.2 đối với mẫu C không được thỏa mãn.

I.3.3. Thu hồi phê duyệt

Sự phù hợp không được chấp nhận nếu theo qui trình thử trên Hình I.1 của phụ lục này, sai lệch của các giá trị đo của các đèn là:

I.3.3.1. Mẫu C

C3:     Một đèn không lớn hơn   20 %

          Một đèn lớn hơn           20 %

C4:     Cả hai đèn lớn hơn        20 %

I.3.3.2. Mu D

D3:     Trong trường hợp C2

          Một đèn lớn hơn hoặc bằng         0 %

          Một đèn lớn hơn                         20 %

I.3.3.3. Hoặc nếu các điều kiện trong I.1.2.2 đối với mẫu C và D không được thỏa mãn.

I.4. Sự thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng của đường ranh giới

Để kiểm tra sự thay đổi vị trí đường ranh giới theo phương thẳng đứng dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, quy trình sau phải được áp dụng:

Một trong các đèn của mẫu A sau quy trình lấy mẫu như trên Hình I.1 của phụ lục này phải được thử theo quy trình mô tả trong D.2.1 của Phụ lục D sau khi thực hiện ba chu kỳ liên tiếp như mô tả trong D.2.2.2, Phụ lục D.

Đèn được coi là chấp nhận được nếu Dr không lớn hơn 1,5 mrad.

Nếu giá trị này quá 1,5 mrad nhưng không lớn hơn 2 mrad, đèn thứ hai của mẫu A phải được thử, sau đó giá trị trung bình của giá trị tuyệt đối ghi cho cả hai mẫu phải không được lớn hơn 1,5 mrad.

Tuy nhiên, nếu giá trị 1,5 mrad đối với mẫu A không phù hợp, hai đèn của mẫu B phải được đưa vào thử với cùng quy trình thử và giá trị Dr cho mỗi đèn không được lớn hơn 1,5 mrad.

Hình I.1- Quy trình lấy mẫu

 

PHỤ LỤC J

(Quy định)

KIỂM TRA BẰNG THIẾT BỊ ĐƯỜNG RANH GIỚI ĐỐI VỚI ĐÈN CHIẾU GẦN

J.1. Quy định chung

Đối với trường hợp áp dụng 6.2.2.2.4 của tiêu chuẩn này, chất lượng của đường ranh giới được kiểm tra theo các yêu cầu đặt ra trong J.2 dưới đây và điều chỉnh theo phương thẳng đứng, ngang bằng thiết bị được thực hiện theo các yêu cầu chỉnh đặt trong J.3.

Trước khi thực hiện phép đo chất lượng của đường ranh giới và quá trình định hướng bằng thiết bị. Yêu cầu định hướng trước bằng quan sát theo 6.2.2.2.1 và 6.2.2.2.2.

J.2. Đo chất lượng của đường ranh giới

Để xác định độ sắc nét tối thiểu, các phép đo phải được thực hiện bằng cách quét theo phương thẳng đứng qua một phần nằm ngang của đường ranh giới bằng các góc có bước nhảy 0,05° tại các khoảng cách đo khác nhau12:

(a) 10 m với đầu dò có đường kính xấp xỉ 10 mm hoặc

(b) 25 m với đầu dò có đường kính xấp xỉ 30 mm

Để xác định độ sắc nét lớn nhất, các phép đo được thực hiện bằng cách quét theo phương thẳng đứng qua một phần của đường ranh giới với bước nhảy 0,05° tại khoảng cách đo 25 m với đầu dò có đường kính xấp xỉ 30 mm.

Chất lượng của đường ranh giới xem như được chấp nhận nếu các yêu cầu của J.2.1 đến J.2.3 được tuân theo với ít nhất một bộ các phép đo.

J.2.1. Không nhìn thấy nhiều hơn một đường ranh giới.

J.2.2. Độ sắc nét của đường ranh giới

Hệ số sắc nét G được xác định bằng việc quét theo phương thẳng đứng qua phần nằm ngang của đường ranh giới tại một góc 2,5° so với đường V-V, khi đó:

G = (log Eb – log E(b + 0,1°)) trong đó b là vị trí thẳng đứng theo góc.

Giá trị của G không được bé hơn 0,13 (độ sắc nét tối thiểu) và không lớn hơn 0,4 (độ sắc nét tối đa).

J.2.3. Độ tuyến tính

Phần của đường ranh giới nằm ngang dùng để điều chỉnh theo phương thẳng đứng phải nằm ngang và giữa các góc 1,5° và 3,5° so với đường V-V (xem Hình J.1).

Các điểm uốn của độ dốc đường ranh giới trên các đường thẳng đứng cách đường V-V lần lượt các góc 1,5°, 2,5°, 3,5° được đo bởi công thức sau:

d2 (log E) / db2 = 0

Khoảng cách theo phương thẳng đứng lớn nhất giữa các điểm uốn được xác định không vượt quá 0,2°

J.3. Điều chỉnh theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang

Nếu đường ranh giới phù hợp yêu cầu chất lượng của J.2, sự điều chỉnh chùm sáng có thể được thực hiện bằng thiết bị.

CHÚ THÍCH: Các tỉ lệ là khác nhau đối với các đường thẳng đứng và đường nằm ngang.

Hình J.1 – Đo chất lượng đường ranh giới

J.3.1. Điều chỉnh theo phương thẳng đứng

Di chuyển đi lên từ bên dưới đường thẳng B (xem Hình J.2), thực hiện quét theo phương thẳng đứng qua phần nằm ngang của đường ranh giới tại góc 2,5° so với đường V-V . Điểm uốn (tại đó d2 (log E/dv2 = 0) được xác định và điều chỉnh vị trí của nó về đường B lệch phía dưới đường H-H 1%.

J.3.2. Điều chỉnh theo phương ngang

Người yêu cầu thử sẽ chỉ định một trong các phương pháp định hướng phương ngang sau:

a) Phương pháp “đường thẳng 0,2 D” (xem Hình J.2).

Một đường thẳng nằm ngang tại 0,2° D được quét từ vị trí lệch trái 5° đến lệch phải 5° sau khi đèn đã được điều chỉnh theo phương thẳng đứng. Độ dốc (gradient) lớn nhất “G” được xác định bằng công thức: G = (log Eb – log E(b + 0,1°))  trong đó b là vị trí theo phương ngang tính bằng độ, G không được nhỏ hơn 0,08.

Điểm uốn tìm thấy trên đường 0,2° D phải được đặt trên đường A.

CHÚ THÍCH: Các t lệ là khác nhau đối với các đường thẳng đứng và đường nằm ngang.

Hình J.2 – Điều chỉnh theo phương thẳng đứng và phương ngang bằng thiết bị – phương pháp quét theo phương ngang

b) Phương pháp “3 đường” (xem Hình J.3)

Ba đường thẳng đứng tại 1°R, 2°R, 3°R phải được quét từ vị trí 2° D đến 2° U, sau khi đèn đã được điều chỉnh theo phương thẳng đứng. Độ dốc (gradient) lớn nhất tương ứng “G” được xác định bằng công thức:

G = (log Eb – log E(b + 0,1°))

Trong đó b là vị trí theo phương thẳng đứng tính bằng độ,

Giá trị G không được nhỏ hơn 0,08. Các điểm uốn tìm thấy trên 3 đường thẳng trên được sử dụng để định ra một đường thẳng. Giao điểm của đường thẳng này với đường B được tìm thấy trong quá trình định hướng dọc phải được đặt lên trên đường V.

CHÚ THÍCH: Các tỉ lệ là khác nhau đối với các đường thẳng đứng và đường nằm ngang.

Hình J.3 – Điều chỉnh theo phương thẳng đứng và phương ngang bằng thiết bị – phương pháp quét 3 đường theo phương ngang

 

PHỤ LỤC K

(Quy định)

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC MÔĐUN ĐÈN LED VÀ CÁC ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC CÓ MÔĐUN ĐÈN LED

K.1. Yêu cầu chung

K.1.1. Mỗi mẫu môđun đèn LED được nộp phải phù hợp với các đặc tính kỹ thuật liên quan của tiêu chuẩn này khi thử nghiệm cùng với cơ cấu điều khiển nguồn sáng điện tử kèm theo, nếu có.

K.1.2. Các môđun đèn LED phải được thiết kế như vậy và phải duy trì tình trạng làm việc tốt trong điều kiện sử dụng bình thường. Hơn nữa nó không được biểu hiện các lỗi trong thiết kế hoặc sản xuất.

K.1.3. Các môđun đèn LED phải có khả năng chống can thiệp.

K.1.4. Các môđun đèn LED được thiết kế có thể tháo rời phải:

K.1.4.1. Khi môđun đèn LED được tháo và thay thế bởi một môđun khác được cung cấp bởi người đăng ký phê duyệt kiểu và có cùng mã nhận dạng môđun nguồn sáng, thì đặc tính quang học của đèn phải được thỏa mãn.

K.1.4.2. Môđun đèn LED với mã nhận dạng môđun nguồn sáng khác nhau trong cùng một khoang đèn, không được lắp lẫn cho nhau.

K.1.5. Thiết bị kiểm soát nguồn sáng điện tử có thể là một phần của môđun đèn LED.

K.2. Yêu cầu về chế tạo

K.2.1. Các LED trên môđun đèn LED phải được lắp với các bộ phận định vị thích hợp.

K.2.2. Các bộ phận định vị phải bền và cố định chắc chắn vào các LED và môđun đèn LED.

K.3. Điều kiện thử

K.3.1. Áp dụng

K.3.1.1. Tất cả các mẫu thử phải được thử nghiệm theo K.4 dưới đây;

K.3.1.2. Loại nguồn sáng trong một môđun đèn LED phải là các điôt phát quang (LED) như định nghĩa trong ECE 48, đặc biệt là về yếu tố bức xạ nhìn thấy được. Các loại nguồn sáng khác không được chấp nhận.

K.3.2. Điều kiện vận hành

K.3.2.1. Điều kiện vận hành của các môđun đèn LED

Tất cả các mẫu thử phải được thử nghiệm theo các điều kiện được quy định trong 6.2.2.4.4. Nếu không có quy định khác được nêu trong phụ lục này, phải thử nghiệm các môđun đèn LED bên trong đèn theo sự đệ trình của nhà sản xuất.

K.3.2.2. Nhiệt độ môi trường xung quanh

Để đo các đặc tính điện và đặc tính quang học, phải cho đèn hoạt động trong môi trường không khí khô và tĩnh có nhiệt độ là 23 °C ± 5 °C.

K.3.3. Sự già hóa

Tùy theo yêu cầu cầu người đăng ký phê duyệt kiểu, môđun đèn LED phải hoạt động trong 15 h và làm lạnh xuống dưới nhiệt độ môi trường xung quanh trước khi bắt đầu các thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này.

K.4. Yêu cầu cụ thể và các phép thử

K.4.1. Bức xạ cực tím UV

Bức xạ cực tím UV của một môđun đèn LED phải thỏa mãn yêu cầu sau:

Trong đó:

S(l) (thứ nguyên: 1) là hàm định lượng quang phổ:

km = 683 Im/W là giá trị tối đa hiệu quả chiếu sáng của bức xạ;

(Định nghĩa các ký hiệu khác xem trong J.4.1.1, Phụ lục J của TCVN 8588).

Giá trị l này có thể được tính bằng đơn vị ước của nanomét. Bức xạ cực tím UV phải được định lượng quang phổ theo các giá trị cho trong bảng UV dưới đây:

Bảng K.1 – Định lượng quang phổ bức xạ cực tím UV

l

S(l)

 

l

S(l)

 

l

S(l)

250

0,430

 

305

0,060

 

355

0,00016

255

0,520

 

310

0,015

 

360

0,00013

260

0,650

 

315

0,003

 

365

0,00011

265

0,810

 

320

0,001

 

370

0,00009

270

1,000

 

325

0,00050

 

375

0,000077

275

0,960

 

330

0,00041

 

380

0,000064

280

0,880

 

335

0,00034

 

385

0,000530

285

0,770

 

340

0,00028

 

390

0,000044

290

0,640

 

345

0,00024

 

395

0,000036

295

0,540

 

350

0,00020

 

400

0,000030

300

0,300

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH: Bảng UV: Các giá tr theo hướng dẫn IRPA/INIRC về giới hạn tiếp xúc đối với bức xạ cực tím. Các bước sóng (nanomet) này được chọn điển hình, các giá trị khác được nội suy.


1 Nếu kính đèn không thể tháo rời khỏi thân đèn thì ch cần duy nht một nhãn.

2 Hướng dẫn lắp đặt đèn phù hợp với các biện pháp này được cho trong TCVN 6978.

3 Tuân theo các yêu cầu về khả năng tương thích điện từ liên quan tới từng kiểu xe.

4 Khi đèn được thử được ghép nhóm và/hoặc tổ hợp với đèn tín hiệu, đèn tín hiệu phải được bật sáng trong quá trình thử. Trong trường hợp đèn báo rẽ, nó phải được bật sáng nhấp nháy với tỉ lệ thời gian bật/tắt xấp xỉ bằng 1/1.

5 Nên có hai hoặc nhiều hơn nguồn sáng được bật sáng đồng thời khi sử dụng tạo nhấp nháy cho đèn, điều này không được xem như là việc sử dụng bình thường của các nguồn sáng một cách đồng thời.

6 Muối Natri carboxymethyl cellulose.

7 Sai số về lượng là do sự cần thiết để đạt được độ bẩn trải trên toàn bộ kính đèn.

8 Điểm 50 V được đặt tại 375 mm dưới HV trên đường thẳng đứng VV trên một màn đo cách 25 m.

9 Ký hiệu trong ngoặc chỉ đèn được dùng cho hệ thống giao thông bên trái.

10 Khi chùm sáng xa được tổ hợp với chùm sáng gần, điểm đo HV trong trường hợp chùm sáng xa phải giống như trong trường hợp của chùm sáng gần.

11 HL và HR: các điểm trên “hh” cách điểm HV về bên trái và bên phải lần lượt là 1125 m.

12 Khoảng cách đo tại đó phép thử được thực hiện sẽ được ghi trong Thông báo phê duyệt kiểu như nêu ở Phụ lục A.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *