Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1611:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1611:1975
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 08/03/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1611:1975 về Các thử nghiệm ảnh hưởng của yếu tố khí hậu – Thử nghiệm nóng ẩm không đổi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-66:2007 (IEC 60068-2-66 : 1994) về Thử nghiệm môi trường – Phần 2-66: Các thử nghiệm – Thử nghiệm Cx: Nóng ẩm, không đổi (hơi nước chưa bão hoà có điều áp) .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1611:1975 về Các thử nghiệm ảnh hưởng của yếu tố khí hậu – Thử nghiệm nóng ẩm không đổi do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1611 – 75

CÁC THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU

THỬ NGHIỆM NÓNG ẨM KHÔNG ĐỔI

Tiêu chuẩn này quy định chế độ thử nghiệm nóng ẩm không đổi dùng để kiểm tra đánh giá các tính năng của sản phẩm kỹ thuật điện, điện tử do tác động của yếu tố khí hậu.

1. PHẦN CHUNG

Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm nhằm kiểm tra độ bền chịu ẩm của sản phẩm khi khai thác, vận chuyển và lưu kho; đồng thời kiểm tra chức năng và các tính năng của sản phẩm phụ thuộc độ ẩm trong môi trường có độ ẩm tương đối cao (tính bằng phần trăm) nhưng không xảy ra đọng sương.

Chú thích. Đặc điểm của môi trường thử nghiệm này là nhiệt độ và độ ẩm không biến đổi không có hiện tượng đọng sương trên mặt sản phẩm. Sự suy giảm tính năng của sản phẩm khi thử nghiệm là do ngấm ẩm của vật liệu. Yếu tố gia tốc là nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối cao.

2. ĐIỀU KIỆN THỬ NGHIỆM

2.1. Mức độ khắc nghiệt

2.1.1. Thử nghiệm nóng ẩm không đổi có nhiệt độ không đổi 40 ± 2oC và độ ẩm tương đối 95 ± 3%.

2.1.2. Thời gian thử nghiệm chọn trong dãy: 6, 12, 21, 56 ngày.

Chú thích. Lựa chọn thời gian thử nghiệm phụ thuộc vào tính chất thử nghiệm (kiểm tra trong quá trình sản xuất đã ổn định hay thử nghiệm sản phẩm mới), đối tượng thử nghiệm (linh kiện, chi tiết hay thiết bị hoàn chỉnh). Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt do người đặt hàng hoặc tiêu chuẩn sản phẩm đề ra, chọn thời gian thử nghiệm theo bảng 1.

Bảng 1

Đối tượng thử nghiệm

Thời gian thử nghiệm (số ngày)

Khi thử nghiệm kiểm tra trong quá trình sản xuất đã ổn định

Khi thử nghiệm sản phẩm mới, thay đổi kết cấu, sử dụng vật liệu mới

Linh kiện, chi tiết

21

56

Thiết bị hoàn chỉnh

6 hoặc 12

21

2.2. Ký hiệu thử nghiệm

Thử nghiệm nóng ẩm không đổi ký hiệu bằng chữ KĐ, tiếp theo là trị số ghi số ngày thử nghiệm và số hiệu tiêu chuẩn. Ví dụ thử nghiệm dài 21 ngày có ký hiệu

KĐ 21 TCVN 1611 – 75

2.3. Thiết bị thử nghiệm

2.3.1. Có thể sử dụng bất kỳ tủ hoặc buồng (sau đây chỉ gọi là buồng) thử nghiệm nào đảm bảo thỏa mãn các điều kiện ghi trên điểm 2.1.1 của tiêu chuẩn này.

Độ sai lệch cho phép của nhiệt độ ± 2oC bao gồm sai số của thiết bị đo và thiết bị điều chỉnh, sự phân bố không đều của nhiệt độ trong không gian thử nghiệm.

2.3.2. Nếu dùng cách phun nước để tạo độ ẩm trong buồng thử nghiệm thì phải dùng nước đã lọc khoáng có điện trở suất ít nhất 500 Wm. Không được để những giọt nước ngưng đọng trên thành, trần buồng rơi vào sản phẩm thử nghiệm.

2.3.3. Buồng thử nghiệm cần có đủ chỗ để đặt sản phẩm thử nghiệm ở vị trí bình thường, có điều kiện đưa các dây nối điện vào và thao tác các bộ phận điều khiển khi đo lường và thử nghiệm vận hành.

Thể tích không gian thử nghiệm của buồng ít nhất phải lớn gấp 10 lần thể tích của sản phẩm thử nghiệm.

3. TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM

3.1. Đo trước khi thử nghiệm

Trước khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn này cần kiểm tra bằng mắt và đo các tính năng điện, cơ… của sản phẩm thử nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc theo yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm đó. Những nhận xét bằng mắt và kết quả đo lường phải ghi vào biên bản thử nghiệm. Sau đó mới tiến hành thử nghiệm ở điều kiện nóng ẩm theo điều 3.2.1 đến 3.2.4 của tiêu chuẩn này.

3.2. Thử nghiệm nóng ẩm không đổi (KĐ)

3.2.1. Các sản phẩm thử nghiệm không được bao gói và để ở tình trạng cắt mạch hoặc vận hành. Khi có yêu cầu gì bổ sung cần ghi rõ trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật hướng dẫn chế tạo sản phẩm.

3.2.2. Sản phẩm thử nghiệm được chuyển từ môi trường bình thường sang môi trường thử nghiệm có các điều kiện ghi trên điều 2.1.1.

Để tránh hiện tượng đọng sương, trước khi đưa vào buồng thử nghiệm cần sấy nóng sản phẩm đến nhiệt độ 40 ± 2oC và thời gian chuẩn bị tính từ lúc lấy mẫu ở buồng sấy đưa vào buồng thử nghiệm không quá một giờ.

Chú thích. Nếu điều kiện kỹ thuật cho phép, có thể sấy nóng sản phẩm ngay trong buồng thử nghiệm khí hậu nhưng không được phun ẩm trong lúc nâng nhiệt độ.

3.2.3. Thời gian thử nghiệm theo mức độ khắc nghiệt ghi trên điều 2.1.2 của tiêu chuẩn này.

3.2.4. Trong quá trình thử nghiệm và trước khi kết thúc cần kiểm tra tính năng của sản phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật chế tạo sản phẩm đó. Sau khi kiểm tra các tính năng lần cuối trong môi trường thử nghiệm tiến hành quá trình hồi phục theo điều 3.3 của tiêu chuẩn này.

Khi đo các tính năng của sản phẩm trong quá trình thử nghiệm không lấy sản phẩm ra khỏi buồng thử nghiệm.

Chú thích:

1. Nếu vì lý do nào đó bắt buộc phải tiến hành đo lường ở ngoài buồng thử nghiệm thì thời gian đo không quá 15 phút hoặc phải dùng mẫu khác. Khi đo lường ngoài buồng thử nghiệm phải lưu ý loại bỏ các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng đo lường như quạt gió, nguồn nhiệt…

2. Trong trường hợp cần thiết được phép ngừng thử nghiệm không quá 2 ngày, sản phẩm vẫn để trong buồng thử nghiệm. Thời gian tổng cộng không kể hai ngày này.

3.3. Quá trình hồi phục

Sản phẩm thử nghiệm được lấy ra khỏi buồng thử nghiệm và đặt vào môi trường tiêu chuẩn để hồi phục trong thời gian từ 1 đến 2 giờ. Thời gian chuyển sản phẩm sang môi trường hồi phục không dài quá 5 phút. Có thể tiến hành hồi phục ngay trong buồng thử nghiệm bằng cách, trước hết giảm độ ẩm tương đối xuống 75 ± 5% trong thời gian 30 phút đồng thời giảm nhiệt độ đến 25 ± 2oC.

Các điều kiện hồi phục khác có thể ghi trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc điều kiện kỹ thuật chế tạo sản phẩm.

3.4. Đo sau khi thử nghiệm nóng ẩm không đổi

Sau khi hồi phục cần kiểm tra sản phẩm thử nghiệm bằng mắt và đo lường các tính năng điện, cơ… theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật đề ra đối với sản phẩm đó. Trước hết cần kiểm tra những tính năng chịu ảnh hưởng của độ ẩm nhiều nhất. Thời gian kiểm tra các tính năng không quá 30 phút và tiến hành ngay sau quá trình hồi phục.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1047:1971

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1047:1971
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/07/1971
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1047:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền kiềm do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1047:1988 (ST SEV 2100 : 1980) về thủy tinh – phương pháp xác định độ bền kiềm và phân cấp .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1047:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền kiềm do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1047– 71

THỦY TINH

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KIỀM

1. Độ bền kiềm là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng chịu tác dụng ăn mòn của kiềm và các dung dịch có phản ứng kiềm, thể hiện bằng mức tiêu hao khối lượng bề mặt của thủy tinh trong kiềm.

2. Nội dung của phương pháp

Xác định mức tiêu hao khối lượng bề mặt của thủy tinh trong dung dịch natri hidroxit – cacbonat sôi.

3. Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử

3.1. Thiết bị, dụng cụ

Nồi có nắp, bằng bạc (hay bằng thép bền kiềm), không rỉ (xem hình vẽ);

Ống làm lạnh kiểu xoắn ruột gà hay hình cầu;

Dây bằng bạc (hay bằng vật liệu bền kiềm) để treo mẫu;

Cân phân tích, đảm bảo cân chính xác đến ± 0,0001 g;

Tủ sấy;

Bình hút ẩm;

Ống đong chia độ, dung tích 1 000ml;

Pipet định mức, dung tích 5 ml;

Buret;

Bình hình nón, dung tích 100 ml;

Giá để đỡ nổi và ống làm lạnh;

Nguồn đốt (ví dụ: đèn xì…).

3.2. Thuốc thử

Natri hidroxit khan, tinh khiết để phân tích;

Axit sunfuric, tinh khiết để phân tích, dung dịch chuẩn 0,1 N;

Etanola, tinh khiết để phân tích;

Natri cacbonat khan, tinh khiết để phân tích;

Axit clohidric, tinh khiết để phân tích, dung dịch 5%;

Nước cất.

Hình 3

4. Cách xác định

4.1. Mẫu thử là tấm, que hoặc ống thủy tinh đường kính trong ít nhất 5mm. Tổng diện tích trong và ngoài của các mẫu thử khoảng 0,10 – 0,20 dm2, xác định chính xác đến ± 2%. Bề mặt mẫu phải sạch, không có vết nhám, vết ăn mòn hay vết rạn nứt, phải mài các góc cạnh sắc.

Các mẫu trước khi đem thử phải được khử ứng lực.

4.2. Rửa kỹ mẫu thử bằng nước ở nhiệt độ phòng, tuyệt đối không dùng hóa chất để tẩy vết bẩn; phải cọ bằng tay, bàn chải hoặc khăn lau, xong tráng bằng nước cất rồi bằng etanola. Sấy mẫu đã rửa sạch ở 1500C trong 45 phút, sau đó bỏ vào bình hút ẩm để nguội 45 phút, tiếp đó cân ngay (cân chính xác đến ± 0,0001g).

4.3. Cho vào nồi 16,4 g natri hidroxit khan và 21,6g natri cacbonat rồi hòa tan bằng 800 ml nước cất. Dùng pipet định mức lấy ra 5 ml dung dịch, cho vào bình nón rồi chuẩn độ bằng axit sunfuric, dung dịch chuẩn 0,10 N. Nồng độ của dung dịch kiềm phải nằm trong khoảng 1,00± 0,01 N.

4.4. Đun sôi dung dịch kiềm, điều nhiệt cho sôi đều mà dung dịch không trào ra ngoài nồi. Treo mẫu thử vào các móc ở nắp nồi, thả mẫu thử từ từ xuống dung dịch sao cho mẫu không bị chạm vào thành nồi và tất cả mọi phía của mẫu phải ngập trong dung dịch đang sôi.

4.5. Sau 3 giờ, lấy mẫu ra, nhúng mẫu vào dung dịch axit clohidric 5%. Sau đó tráng ký mẫu bằng nước cất rồi sấy 45 phút ở 1500C trong tủ sấy. Để nguội trong bình hút ẩm rồi cân lại như đã chỉ dẫn ở trên.

5. Tính toán kết quả

Độ bền kiềm (x) của thủy tinh tính bằng mg/dm2 theo công thức sau:

Trong đó:

m1 – khối lượng của mẫu lần cân thứ nhất, tính bằng mg;

m2 – khối lượng của mẫu lần cân thứ hai, tính bằng mg;

S – tổng diện tích bề mặt trong và ngoài của mẫu, tính bằng dm2.

Xác định hai lần rồi lấy trung bình cộng, hiệu số giữa từng kết quả và trung bình cộng so với trung bình cộng không được quá ± 5%, nếu vượt quá thì phải tiến hành xác định lại.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1045:1971

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1045:1971
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/07/1971
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1988 (ST SEV 3351 : 1981) về thủy tinh – phương pháp xác định độ bền xung nhiệt .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1045:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền xung nhiệt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1045 – 71

THỦY TINH

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN XUNG NHIỆT

1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền xung nhiệt của thủy tinh ở dạng vật liệu.

Độ bền xung nhiệt là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng của thủy tinh chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mà không bị nứt vỡ.

Độ bền xung nhiệt được thể hiện bằng hiệu số nhiệt độ lớn nhất khi thay đổi nhiệt độ nhanh mà mẫu chịu được không bị nứt vỡ.

2. Nội dung của phương pháp

Nung mẫu đến một nhiệt độ nhất định xong đem nhúng nước. Lặp lại thí nghiệm ở nhiệt độ khác cho đến lúc trên mẫu thử xuất hiện vết nứt đầu tiên và xác định hiệu số giữa nhiệt độ của mẫu thử trước lúc đem nhúng nước với nhiệt độ của nước.

3. Thiết bị, dụng cụ

Lò hình trụ thẳng đứng, có bộ phận điều nhiệt và có khả năng ổn định được nhiệt độ cần thiết với sai số không lớn hơn ±1%;

Cốc có thành cao, dung tích 1000 ml;

Nếu sử dụng lò quay thì phải dùng cốc có khung lưới lót bên trong để khi thả mẫu xuống nước, mẫu không bị va chạm mạnh vào thành cốc.

Nhiệt kế để đo nhiệt độ lò nung, đảm bảo đo chính xác đến ± 0,5 độ;

Nhiệt kế để đo nhiệt độ nước làm lạnh, đảm bảo đo chính xác đến ± 0,5 độ.

4. Mẫu thử

Cắt 22 mẫu thử từ 1 hay nhiều thanh thủy tinh cùng loại. Nung tròn các vết cắt. Mẫu thử có kích thước như trong hình vẽ.

Các mẫu trước khi đem thử phải được khử ứng lực.

Hình 2

5. Cách xác định

5.1. Xác định sơ bộ

Rót vào cốc khoảng 1000 ml nước ở nhiệt độ phòng, đo nhiệt độ của nước chính xác đến ± 0,5 độ.

Nung 2 mẫu trong lò đến nhiệt độ cao hơn 50 độ so với nhiệt độ của nước làm lạnh. Giữ mẫu ở nhiệt độ này 20 phút, sau đó thả mẫu xuống cốc nước. Khoảng cách từ đáy lò đến mặt thoáng của nước là 100 mm.

Bầu thủy ngân của nhiệt kế đo nhiệt độ lò nung phải ngang với chỗ đặt mẫu trong lò.

Giữ mẫu trong nước không ít hơn 30 giây, sau đó lấy mẫu ra, lau khô, quan sát để tìm vết nứt.

Lặp lại thí nghiệm lần thứ hai, nâng nhiệt độ trong lò lên cao hơn nhiệt độ của lần thí nghiệm trước 50 độ.

Làm lại thí nghiệm như vậy đến khi nào trên mẫu thử xuất hiện vết nứt đầu tiên. Mức độ nâng nhiệt ở các lần thí nghiệm lặp lại là 50 độ.

Độ bền nhiệt sơ bộ tính bằng hiệu số Dt0 giữa nhiệt độ lớn nhất t0 mà mẫu không bị nứt vỡ khi đem nhúng nước với nhiệt độ của nước làm lạnh t0’.

Nếu hai mẫu thử nứt ở hai nhiệt độ khác nhau thì độ bền nhiệt sơ bộ lấy theo giá trị nào thấp hơn.

5.2. Xác định chính

Xếp các mẫu thử vào lò. Nung mẫu lên tới nhiệt độ t1 thấp hơn độ bền nhiệt sơ bộ (Dt0) 50 độ. Trình tự tiến hành giống như khi xác định sơ bộ. Loại riêng những mẫu có vết nứt.

Lặp lại thí nghiệm với số mẫu còn nguyên vẹn, đến khi tất cả các mẫu đều xuất hiện vết nứt. Mức độ nâng nhiệt trong mỗi lần thí nghiệm lặp lại phải theo đúng bảng 1. Thời gian giữ mẫu ở nhiệt độ nung là 10 phút.

Làm thí nghiệm với 20 mẫu thử.

Bảng 1

Độ bền nhiệt sơ bộ, 0C

Mức độ nâng nhiệt, 0C

đến 200

10

quá 200 đến 400

20

quá 400 đến 600

30

quá 600 đến 800

40

quá 800 đến 1000

50

lớn hơn 1000

50

6. Tính toán kết quả

Ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu ghi ở bảng 2.

Bảng 2

Số thứ tự

Nhiệt độ lò t (0C­)

Nhiệt độ nước t’ (0C)

Hiệu số nhiết độ Dt = t – t’

Số mẫu bị nứt vỡ ở nhiệt độ t
n

n. Dt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ bền nhiệt (Dt) của thủy tinh tính bằng 0C theo công thức sau:

Trong đó:

t1, t2 … tm – nhiệt độ lò, tính bằng 0C;

t’1, t’2 … t’m – nhiệt độ nước lạnh, tính bằng 0C;

n1, n2 … nm – số mẫu bị nứt vỡ trong mỗi lần nâng nhiệt độ;

Dt1, Dt2 Dtm – độ bền xung nhiệt của mẫu, tính bằng 0C;

Dt1  = t1 – t’1, Dt2 = t2 – t’2, … Dtm = tm – t’m

n 1 + n2 + …..+ nm – tổng số mẫu đem thí nghiệm.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1046:1971

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1046:1971
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/07/1971
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1046:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền nước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1046:1988 (ST SEV 1569 : 1979) về thủy tinh – phương pháp xác định độ bền nước ở 98oC và phân cấp .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1046:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền nước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1046– 71

THỦY TINH

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NƯỚC

1. Độ bền nước là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng chịu được tác dụng ăn mòn của nước, thể hiện bằng lượng các chất kiềm tan ra từ bề mặt thủy tinh trong nước.

2. Nội dung của phương pháp

Xác định lượng các chất kiềm đã tan trong nước từ những hạt thủy tinh cỡ 0,30 – 0,50 mm bằng cách chuẩn độ.

3. Thiết bị, dụng cụ

Chầy, cối bằng thép tôi, đường kính trong của cối khoảng 50 mm;

Bộ sàng, gồm:

1 mặt sàng có kích thước lỗ sàng 0,50 mm, bằng thép không rỉ (hay bằng một loại vật liệu không rỉ);

1 mặt sàng có kích thước lỗ sàng 0,30 mm, bằng thép không rỉ (hay bằng một loại vật liệu không rỉ);

Nắp đậy, khung sàng, khay hứng bằng thép không rỉ, gỗ hoặc nhựa;

Nồi cách thủy, nhiệt độ 1000C, dung tích cần phù hợp với điều kiện thí nghiệm;

Tủ sấy;

Nhiệt kế 1200C đảm bảo đo chính xác đến ± 0,2 độ;

Cân phân tích, đảm bảo cân chính xác đến ± 0,0005 g;

Bình định mức cổ hẹp và mút mài, dung tích 50 ml, làm bằng thủy tinh có độ bền nước cấp 1 TCVN 1049 – 71;

Microburet, dung tích 2,5 ml;

Pipet định mức, dung tích 25 ml;

Bình nón cổ rộng, dung tích 100 ml;

Các bình định mức trước khi sử dụng lần đầu phải hấp hay nấu với nước cất 30 phút nhưng không được sấy nóng.

Trường hợp chưa có bình định mức làm bằng thủy tinh có độ bền nước cấp 1, có thể tạm thay thế bằng bình định mức làm bằng thủy tinh có độ bền nước cấp 2 TCVN 1049 – 71, nhưng trước khi sử dụng phải hấp hay nấu với nước cất trong 3 giờ nhưng không được sấy nóng.

3.2. Thuốc thử

Nước cất phải là nước mới cất và đã đuổi hết cacbon dioxit bằng cách đun sôi trong bình thủy tinh thạch anh.

Sau khi thêm metyla đỏ vào, nước cất phải có màu từ da cam đến đỏ, và không được có mầu tím đỏ. Ngoài ra, trong nước cất không được có các ion kim loại nặng (thử bằng thuốc thử hữu cơ đặc biệt, chẳng hạn dùng dithizon để tìm các ion Cu, Zn, Al và Sn).

Axit clohidric, tinh khiết hóa học, nồng độ 0,01N;

Metyla đỏ, dung dịch 100 mg trong 100 ml etanola 950;

Dung dịch đệm pH = 5,2. Cách chuẩn bị dung dịch đệm:

Hòa tan 21,015 g axit xitric tinh thể trong 1 lít nước cất hòa tan 28,4 g dinatri hidrophotphat khan (hoặc 36,5 g Na2HPO4. 2 H2O) trong 1 lít nước cất. Sau đó trộn 92,8 ml dung dịch đầu với 107,2 ml dung dịch thứ hai.

4. Cách xác định

4.1. Lấy ít nhất 50 g mẫu. Các mẫu phải được khử ứng lực trước khi đem thử. Rửa sạch các tạp chất trên bề mặt mẫu, lau khô bằng giấy lọc rồi rửa lại bằng etanola. Nghiền nhỏ mẫu (giã ít chày với từng mẻ nhỏ trong cối để ngăn ngừa khả năng kết dính giữa những mảnh vụn cực nhỏ), sau đó tãi các hạt thủy tinh vừa giã được lên mặt sàng 0,50 mm thành một lớp không dày quá 5mm. Sàng để loại riêng những hạt cỡ dưới 0,50 mm. Còn những hạt trên sang lại bỏ vào cối giã thêm, cứ thế tiếp tục cho tới khi khối lượng các hạt trên sàng chỉ còn độ 10g.

4.2. Lấy không ít hơn 25g hạt thủy tinh cỡ dưới 0,50 mm vừa thu được tãi trên mặt sàng 0,03 mm, sàng kỹ để loại bỏ bụi và những phần tử nhỏ. Lắc đến khi nào trên bề mặt tờ giấy đen đặt dưới sàng chỉ thấy những hạt thủy tinh mà không tạo thành một lớp bụi mỏng. Giữ lại phần hạt thủy tinh còn lại trên sàng 0,30 mm.

4.3. Dùng nam châm hút những hạt sắt vụn lẫn trong những hạt thủy tinh vừa thu được.

4.4. Để tách bụi một cách triệt để khỏi các mẫu hạt, đổ lượng hạt thủy tinh trên vào cốc thủy tinh dung tích 50 ml và rửa bằng etanola cho đến khi thu được một lớp etanola trong suốt trên bề mặt lớp hạt. Khi rửa bụi, dùng đũa thủy tinh đầu tròn khuấy, sau đó để yên 10 – 15 giây rồi rót rượu vào bình thu hồi.

4.5. Sấy khô những hạt đã rửa trong tủ sấy ở nhiệt độ 1000c đến khối lượng không đổi.

4.6. Cân 3 mẫu hạt thủy tinh đã sấy khô mỗi mẫu 2g, chính xác đến 0,0005g, sau đó cho 3 mẫu vào 3 bình định mức dung tích 50 ml. Trường hợp khối lượng thể tích của thủy tinh dưới 2,31 g/cm3, hoặc quá 2,7 g/cm3, để không có sự thay đổi lớn về diện tích tác động, phải điều chỉnh lượng mẫu cho tương ứng với 0,8 cm3 vật liệu thủy tinh.

Lượng mẫu = 0,8 x khối lượng thể tích của thủy tinh.

4.7. Rót nước cất vào 3 bình định mức (đã có hạt thủy tinh) tới ngang vạch mức. Lắc nhẹ dung dịch trong bình để các hạt thủy tinh tãi đều khắp đáy bình.

4.8. Xếp các bình không nút vào nồi cách thủy (1000C), mức nước trong nồi phải đến ngang cổ bình. Kẹp chắc cho các bình có thể đứng vững. Sau đó tiếp tục đun nước trong nồi cách thủy đến nhiệt độ sôi. Sau 5 phút đậy nút bình lại và giữ trong nước sôi 60 phút, tính từ lúc nước bắt đầu sôi lại lần thứ hai.

4.9. Lấy bình ra và làm lạnh dung dịch trong bình dưới vòi nước lạnh. Thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều. Dùng pipet để lấy 25ml dung dịch từ mỗi bình chuyển sang 3 bình nón để chuẩn độ.

4.10. Thêm vào mỗi bình 2 giọt metyla đỏ và chuẩn độ bằng dung dịch axit clohidric 0,01 N cho đến khi mầu của dung dịch thử đồng nhất với màu của 25ml dung dịch đệm pH = 5,2 đã có hai giọt metyla đỏ. Ghi lượng dung dịch axit clohidric 0,01 N đã tiêu tốn để chuẩn độ 25 ml dung dịch thử.

Chuẩn độ tất cả 3 mẫu thử:

Làm thí nghiệm với một mẫu trắng.

5. Tính toán kết quả

Độ bền nước (x) của thủy tinh tính theo natri oxit theo công thức sau:

a) tính bằng mg/g:

x = 0,31 (V – V0)

b) tính bằng mgdl/g:

x = 10 (V – V0)

trong đó:

V – lượng dung dịch axit clohidric 0,01 N tiêu tốn để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;

V0 – lượng dung dịch axit clohidric 0,01 N tiêu tốn để chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng ml

0,31 – hệ số để tính chuyển ml axit clohidric 0,01 N ra mg Natri oxit;

10 – hệ số để tính chuyển ml axit clohidric 0,01 N theo natri oxit tính bằng mgdl/g.

Tính trung bình cộng của các kết quả thử.

Hiệu số giữa kết quả riêng biệt và giá trị trung bình cộng so với trung bình cộng không được quá ± 10 % với thủy tinh bền nước cấp 1 và 2 TCVN 1049 -71 và quá ± 5% với thủy tinh bền nước cấp từ 3 – 5 TCVN 1049 – 71 nếu vượt quá thì phải xác định lại với số mẫu giống như cũ.

Chú thích: Trường hợp khối lượng hạt trong mỗi mẫu thử không phải là 2g thì kết quả (x) phải chia cho m/2 (m là khối lượng hạt trong mỗi mẫu thử).

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1048:1971

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1048:1971
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/07/1971
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1048:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền axít do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1048:1988 về thủy tinh – xác định độ bền axit và phân cấp .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1048:1971 về Thủy tinh – Phương pháp xác định độ bền axít do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1048– 71

THỦY TINH

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN AXIT

1. Độ bền axit là chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng chịu được tác dụng ăn mòn của axit và các dung dịch có phản ứng axit, thể hiện bằng mức tiêu hao khối lượng bề mặt của thủy tinh trong axit.

2. Nội dung

Xác định mức tiêu hao khối lượng bề mặt của thủy tinh trong axit clohidric sói.

3. Dụng cụ, thuốc thử

3.1. Dụng cụ

Cốc có thành cao, dung tích 1000ml, làm bằng thủy tinh bền axit cấp 1 TCVN 1049 – 71;

Bình cần cổ ngắn, miệng hẹp, dung tích 500ml, làm bằng thủy tinh bền axit cấp 1 TCVN 1049 – 71;

Dụng cụ thử gồm cốc thủy tinh có đặt bình cầu cổ ngắn ở trên, bình này đậy bằng nút cao su có 2 ống dẫn nước vào ra (bộ phận làm lạnh). Dụng cụ này trước khi sử dụng lần đầu phải đun 5 – 6 giờ với axit clohidric 20,4%.

Dây bằng platin (hay bằng vật liệu bền axit) để treo mẫu;

Cân phân tích, đảm bảo cân chính xác đến ± 0,0001 g;

Tủ sấy;

Bình hút ẩm;

Nguồn đốt (ví dụ: đèn xì….)

Chú thích: Trường hợp chưa có dụng cụ bằng thủy tinh bền axit cấp 1 TCVN 1049 – 71 có thể tạm thay thế bằng dụng cụ có độ bền axit cấp 2 TCVN 1049 – 71 nhưng trước khi sử dụng phải đun trong 6 giờ với axit clohidric 20,4%.

3.2. Thuốc thử

Axit clohidric, tinh khiết để phân tích, nồng độ 20,4% (khối lượng riêng ở 200C là 1,100g/ml ± 0,005 g/ml);

Etanola, tinh khiết để phân tích (hay tinh khiết);

Nước cất.

4. Cách xác định

4.1. Mẫu thử là tấm, que hoặc ống thủy tinh đường kính trong ít nhất là 5mm. Tổng diện tích trong và ngoài của các mẫu thử không được ít hơn 2,00 ± 0,20 dm2, xác định chính xác tới ± 2%. Bề mặt mẫu phải sạch, không có vết nhám, vết ăn mòn hay vết rạn nứt, phải mài các góc cạnh sắc.

Các mẫu trước khi đem thử phải được khử ứng lực.

4.2. Lấy một lượng mẫu thứ hai cũng bằng loại thủy tinh đó để làm mẫu đối chứng cho phép cân (mẫu này cũng được chuẩn bị như trên). Hiệu số tổng diện tích bề mặt trong và ngoài giữa mẫu thử và mẫu đối chứng không được quá 10 cm2, hiệu số khối lượng không được quá 1g.

4.3. Rửa kỹ mẫu thử và mẫu đối chứng bằng nước ở nhiệt độ phòng, tuyệt đối không dùng hóa chất để tẩy vết bẩn, phải cọ bằng tay, bàn chải hoặc khăn lau, xong tráng bằng nước cất rồi bằng etanola. Sấy mẫu đã rửa sạch ở 1500C trong 45 phút; sau đó bỏ vào bình hút ẩm, để nguội 45 phút, tiếp đó cân ngay (cân chính xác đến ± 0,0001g). Xác định hiệu số khối lượng giữa mẫu thử và mẫu đối chứng.

4.4. Đổ 500 – 600 ml axit clohidric 20,4 % vào cốc có bình làm lạnh ở trên, đun sôi. Buộc mẫu thử bằng dây platin, thả vào axit sao cho mọi phía của mẫu đều ngập trong axit sôi liên tục mà mẫu không chạm vào nhau và không va phải thành cốc.

4.5. Sau 6 giờ, lấy mẫu ra, tráng kỹ bằng nước cất. Mẫu đối chứng (không xử lý bằng axit) cũng được tráng như vậy.

4.6. Sấy các mẫu ở 1500C trong 45 phút, để nguội trong bình hút ẩm rồi cân lại, xác định hiệu số khối lượng giữa mẫu thử và mẫu đối chứng như đã chỉ dẫn.

5. Tính toán kết quả

Độ bền axit (x) của thủy tinh tính bằng mg/dm2 theo công thức sau:

Trong đó:

Dm1 – hiệu số khối lượng giữa mẫu thử và mẫu đối chứng khi cân lần thứ nhất, tính bằng mg;

Dm2 hiệu số khối lượng giữa mẫu thử và mẫu đối chứng khi cân lần thứ hai, tính bằng mg;

S – tổng diện tích bề mặt trong và ngoài của mẫu thử, tính bằng dm2.

Tiến hành xác định hai lần rồi lấy trung bình cộng. Nếu hiệu số giữa từng kết quả và trung bình cộng so với trung bình cộng vượt quá ± 10% thì phải tiến hành xác định lại.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1049:1971

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1049:1971
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/07/1971
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1049:1971 về Thủy tinh – Phân cấp về độ bền hóa học do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1049 – 71

THỦY TINH

PHÂN CẤP VỀ ĐỘ BỀN HÓA HỌC

1. Độ bền hóa học là những chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng của thủy tinh chịu được tác dụng ăn mòn của nước, axit, kiềm.

2. Khi cần phân cấp thủy tinh theo độ bền hóa học phải theo đúng tiêu chuẩn này.

3. Phương pháp xác định cấp thủy tinh theo độ bền hóa học phải theo đúng các tiêu chuẩn sau:

– đối với độ bền nước, theo TCVN 1046 – 71;

– đối với độ bền axit, theo TCVN 1048 – 71;

– đối với độ bền kiềm, theo TCVN 1047 – 71.

4. Phân cấp thủy tinh theo độ bền nước

Cấp

Lượng axit clohidric 0,01 N dùng để chuẩn độ, (ml/g)

Lượng kiềm đã tan vào dung dịch, tính theo Na2O

mgdl/g

mg/g

1

đến 0,10

đến 1,0

đến 0,031

2

trên 0,10 đến 0,20

trên 1,0 đến 2,0

trên 0,031 đến 0,062

3

trên 0,20 đến 0,85

trên 2,0 đến 8,5

trên 0,062 đến 0,263

4

trên 0,85 đến 2,00

trên 8,5 đến 20,0

trên 0,263 đến 0,62

5

trên 2,00

trên 20,0

trên 0,62

5. Phân cấp thủy tinh theo độ bền axit

Cấp

Tính chất của thủy tinh

Mức tiêu hao khối lượng bề mặt (mg/dm2)

1

không tan trong axit

0 đến 1,4

2

tan ít trong axit

trên 1,4 đến 3,0

3

tan vừa đến tan nhiều trong axit

trên 3,0

6. Phân cấp thủy tinh theo độ chịu kiềm

Cấp

Tính chất của thủy tinh

Mức tiêu hao khối lượng bề mặt (mg/dm2)

1

tan ít trong kiềm

0 đến 75

2

tan vừa trong kiềm

trên 75 đến 150

3

tan nhiều trong kiềm

trên 150

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1050:1971

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1050:1971
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 09/07/1971
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1050:1971 về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Côn mài có độ côn 1:10 – Kích thước phần mài do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1050 – 71

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH

CÔN MÀI CÓ ĐỘ CÔN 1 : 10 KÍCH THƯỚC PHẦN MÀI

1. Tiêu chuẩn này quy định kích thước phần mài của các côn mài (cổ mài, nút mài và các chi tiết nối lắp…) thông dụng, lắp lẫn được, có độ côn (1 ± 0,006): 10, dùng cho các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho khóa dẫn và các dụng cụ đòi hỏi có độ khít đặc biệt.

2. Kích thước phần mài của các côn mài phải theo đúng hình vẽ và bảng của tiêu chuẩn này.

Hình 4

mm

Đường kính lớn nhất d ± 0,1

Chiều cao h

Dãy 1

Dãy 2

Dãy 3

Kích thước danh nghĩa

Sai lệch cho phép

Kích thước danh nghĩa

Sai lệch cho phép

Kích thước danh nghĩa

Sai lệch cho phép

5

13

± 1

9

± 1

± 1

7,5

16

11

10

19

13

12,5

21

± 2

14

14,5

23

15

8

19

25

17

8

24

29

20

± 2

9

29

32

± 3

22

9

34,5

35

24

10

45

40

± 4

27

10

60

46

31

± 3

12

70

50

33

12

85

55

37

15

100

60

40

± 4

Chú thích:

1. Đối với đường kính lớn nhất d: các sai lệch dương (+) dùng cho cổ, các sai lệch âm (-) dùng cho nút.

2. Những kích thước in đậm là kích thước ưu tiên.

3. Dãy 1 dùng cho các chi tiết nối lắp;

Dãy 3 dùng cho các loại cốc cân.

Ví dụ ký hiệu côn mài thông dụng lắp lẫn được, có độ côn 1: 10, với đường kính lớn nhất d = 29 và chiều cao h = 32:

Côn mài 29/32 TCVN 1050 – 71

Quy ước biểu diễn côn mài: trên bản vẽ biểu diễn phần mài của côn mài bằng những nét gạch gạch vuông góc với trục côn, khoảng cách giữa các nét không lớn hơn 1,5mm.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN142:1964

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN142:1964
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 10/01/1964
  • Ngày hiệu lực: 22/02/2024
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: 22/02/2024
  • Số công báo: Hết hiệu lực
  • Tải văn bản:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 142:1964 về Số ưu tiên và dãy số ưu tiên do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 142:1988 (ST SEV 3961 : 83) về số ưu tiên và dãy số ưu tiên .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 142:1964 về Số ưu tiên và dãy số ưu tiên do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 142 – 64

SỐ ƯU TIÊN VÀ DÃY SỐ ƯU TIÊN

1. Tiêu chuẩn này qui định những số ưu tiên và dãy số ưu tiên dùng làm cơ sở cho việc lựa chọn các thông số và kích thước cũng như các chỉ số đặc trưng riêng biệt của các sản phẩm thuộc nhiều ngành sản xuất khác nhau.

2. Dãy số ưu tiên là những dãy cấp số nhân có chứa số 1, gồm những số hạng được quy tròn theo quy ước với công bội như sau:

 = 1,5849 » 1,6

 = 1,2589 » 1,25

 = 1,1220 » 1,12

 = 1,0593 » 1,06

 = 1,02938 »1,03

3. Số ưu tiên là những trị số nằm trong dãy số ưu tiên.

4. Những dãy số ưu tiên cơ bản có trị số quy định như trong bảng 1:

Bảng 1

DÃY CƠ BẢN

R40

Số thứ tự

N

Phần định trị của lôgarit

Trị số tính toán

Sai lệch giữa các trị số của dãy cơ bản và các trị số tính toán (tính bằng %)

R5

R10

R20

1

2

3

4

5

6

7

8

1,00

1,00

1,00

1,00

0

000

1,0000

0

1,06

1

025

1,0593

+0,07

1,12

1,12

2

050

1,1220

-0,18

1,18

3

075

1,1885

-0,71

1,25

1,25

1,25

4

100

1,2589

-0,71

1,32

5

125

1,3335

-1,01

1,40

1,40

6

150

1,4125

-0,88

1,50

7

175

1,4962

+0,25

1,60

1,60

1,60

1,60

8

200

1,5849

+0,95

1,70

9

225

1,6788

+1,26

1,80

1,80

10

250

1,7783

+1,22

1,90

11

275

1,8836

+0,87

2,00

2,00

2,00

12

300

1,9953

+0,24

2,12

13

325

2,1135

+0,31

2,24

2,24

14

350

2,2387

+0,06

2,36

15

375

2,3714

-0,48

2,50

2,50

2,50

2,50

16

400

2,5119

-0,47

2,65

17

425

2,6607

-0,40

2,80

2,80

18

450

2,8184

-0,65

3,00

19

475

2,9854

+0,49

3,15

3,15

3,15

20

500

3,1623

-0,39

3,35

21

525

3,3497

+0,01

3,55

3,55

22

550

3,5481

+0,05

3,75

23

575

3,7584

-0,22

4,00

4,00

4,00

4,00

24

600

3,9811

+0,47

4,25

25

625

4,2170

+0,78

4,50

4,50

26

650

4,4668

+0,74

4,75

27

675

4,7315

+0,39

5,00

5,00

5,00

28

700

5,0119

-0,24

5,30

29

725

5,3088

-0,17

5,60

5,60

30

750

5,6234

-0,42

6,00

31

775

5,9566

+0,73

6,30

6,30

6,30

6,30

32

800

6,3096

-0,15

6,70

33

825

6,6834

+0,25

7,10

7,10

34

850

7,0795

+0,29

7,50

35

875

7,4989

+0,01

8,00

8,00

8,00

36

900

7,9433

+0,71

8,50

37

925

8,4140

+1,02

9,00

9,00

38

950

8,9125

+0,98

9,50

39

975

9,4406

+0,63

Chú thích. Các trị số tính toán nêu trong bảng được tính với sai số nhỏ hơn 0,00005 so với các trị số lý thuyết.

5. Dãy phụ có trị số quy định như trong bảng 2:

Bảng 2

DÃY PHỤ R 80

1,00

1,80

3,15

5,60

1,03

1,85

3,25

5,80

1,06

1,90

3,35

6,00

1,09

1,95

3,45

6,15

1,12

2,00

3,55

6,30

1,15

2,06

3,65

6,55

1,18

2,12

3,75

6,70

1,22

2,18

3,87

6,90

1,25

2,24

4,00

7,10

1,28

2,30

4,12

7,30

1,32

2,36

4,25

7,50

1,36

2,43

4,37

7,75

1,40

2,50

4,50

8,00

1,45

2,58

4,62

8,25

1,50

2,65

4,75

8,50

1,55

2,72

4,87

8,75

1,60

2,80

5,00

9,00

1,65

2,90

5,15

9,25

1,70

3,00

5,30

9,50

1,75

3,07

5,45

9,75

6. Những số ưu tiên lớn hơn 10 được lập nên bằng cách nhân những số ưu tiên, trong bảng 1 và bảng 2 với 10; 100; 100.v.v.. Những số ưu tiên bé hơn 1 được lập nên bằng cách nhân những số ưu tiên trong bảng 1 và bảng 2 với 0,1; 0,01; 0,001.v.v..

Số thứ tự của các số ưu tiên trong trường hợp này sẽ là:

Bảng 3

Số ưu tiên lớn hơn 10,00

Số ưu tiên nhỏ hơn 1,00

Số

N

Số

N

10,00

10,60

11,20

100,0

106,0

112,0

1000

1060

1120

40

41

42

80

81

82

120

121

122

1,00

0,95

0,90

0,10

0,095

0,090

0,01

0,0095

0,0090

0

-1

-2

-40

-41

-42

-80

-81

-82

7. Ví dụ kí hiệu các dãy cơ bản và dãy phụ:

a) Ký hiệu các dãy không có giới hạn:

R5; R10; R20; R40; R80.

b) Ký hiệu các dãy có giới hạn:

R5 (…2,5…) – dãy cơ bản R5 không có giới hạn trên và giới hạn dưới, nhưng nhất thiết phải có con số 2,5.

R10 (2……) – dãy cơ bản R10 có giới hạn dưới là 2.

R20 (……80) – dãy cơ bản R20 có giới hạn trên là 80.

R40 (1,6….140) – dãy cơ bản R40 có giới hạn dưới là 1,6 và giới hạn trên là 140.

8. Ngoài những dãy số ưu tiên nêu trong bảng 1 và bảng 2 ra, cho phép được dùng những dãy dẫn xuất. Những dãy này được lập nên từ các dãy cơ bản và dãy phụ bằng cách chọn cách quãng 1, 2, 3 hoặc n số hạng trong dãy cơ bản và dãy phụ.

9. Ký hiệu các dãy dẫn xuất phải gồm có:

– Ký hiệu dãy cơ bản hoặc dãy phụ làm cơ sở cho dãy dẫn xuất đó.

– Đường gạch nghiêng phân cách.

– Con số thứ tự cách quãng mà dãy dẫn xuất dựa vào đó để tạo thành.

– Những trị số giới hạn (trong ngoặc đơn).

Ví dụ: ký hiệu các dãy dẫn xuất:

R5/2 (1…630) – dãy dẫn xuất lấy cách từng con số một của dãy cơ bản R5 với các trị số giới hạn là 1 và 630. Các trị số trong dãy này sẽ là: 1; 2,5; 6,3; 16; 40; 100; 250; 630.

R10/3 (10….) – dãy dẫn xuất lấy cách 2 con số một của dãy cơ bản R10 với giới hạn dưới là 10. Các trị số trong dãy này sẽ là: 10; 20; 40; 80; 160; 315; 630; 1250…

R20/4 (….40) – dãy dẫn xuất lấy cách 3 con số một của dãy cơ bản R20 với giới hạn trên là 40. Các trị số trong dãy này sẽ là:…1,6; 2,5; 4; 6,3; 10; 16; 25; 40.

R40/5 (…80…) – dãy dẫn xuất lấy cách 4 con số một của dãy cơ bản R40, không có giới hạn cả về hai chiều nhưng nhất thiết phải có số 80. Các trị số trong dãy này sẽ là:…45; 60; 80; 106; 140…

10. Trong những trường hợp có lý do đặc biệt, cho phép dùng các trị số quy tròn nêu trong bảng 4.

Bảng 4

Số ưu tiên

Số quy tròn

Số ưu tiên

Số quy tròn

1,06

1,12

1,18

1,25

1,32

1,6

2,12

2,24

2,36

2,65

1,05

1,1

1,15; 1,2

1,2

1,3

1,5

2,1

2,2; 2,25

2,35; 2,4

2,6

3,15

3,35

3,55

3,75

4,25

4,75

5,6

6,3

6,7

7,1

3,0; 3,2

3,4

3,5; 3,6

3,8

4,2

4,8

5,5

6,0

6,5

7,0

 

PHỤ LỤC

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SỐ ƯU TIÊN

Năm 1953 Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã thông qua kiến nghị về «Số ưu tiên và dãy số ưu tiên» (kiến nghị R3); tiếp theo đó, năm 1955 đã thông qua kiến nghị về «Hướng dẫn sử dụng số ưu tiên và dãy số ưu tiên» (kiến nghị R17). Những kiến nghị này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và lấy làm cơ sở cho việc lựa chọn các thông số và kích thước cũng như các chỉ số đặc trưng riêng biệt của các sản phẩm thuộc nhiều ngành sản xuất khác nhau trong nước mình.

TCVN 142-64 được xây dựng trên cơ sở các kiến nghị thống nhất R3 và R17 của ISO

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DÃY SỐ ƯU TIÊN

1. Các dãy số ưu tiên quy định trong TCVN 142-64 có những đặc tính sau:

a) đơn giản và dễ nhớ;

b) không bị giới hạn về cả hai chiều;

c) bao gồm tất cả những bội và ước thập phân của bất cứ con số nào trong dãy;

d) bảo đảm một hệ thống phân cấp hợp lý cho các thông số, kích thước và các chỉ số đặc trưng riêng biệt của các sản phẩm.

2. Tích hay thương của bất kỳ hai số hạng nào trong dãy số ưu tiên đều là một số hạng nằm trong dãy đó.

3. Lũy thừa nguyên dương hay âm của bất kỳ số hạng nào trong dãy số ưu tiên đều là một số hạng nằm trong dãy đó.

4. Lũy thừa phân số dương hay âm của bất kỳ một số hạng nào trong dãy số ưu tiên đều là một số hạng nằm trong dãy đó, nếu như tích số giữa số thứ tự của số hạng đó trong dãy và chỉ số phân số của lũy thừa là một số nguyên.

5. Sai lệch tương đối giữa các trị số tính toán và trị số quy tròn của các con số ưu tiên trong bảng 1 nằm trong giới hạn từ + 1,26% đến – 1,01%.

6. Khi dùng những công thức mà trong đó các số hạng là các số ưu tiên thì độ sai lệch tính toán của kết quả, nếu kết quả là một số ưu tiên, cũng nằm trong phạm vi từ + 1,26% đến – 1,01%.

7. Đối với dãy R10, nếu xem  »  (khi tính toán với độ chính xác là 0,001%) thì:

– lập phương của một số hạng bất kỳ nào trong dãy đều lớn gần gấp đôi lập phương của một số hạng đứng trước nó;

– bình phương của một số hạng bất kỳ nào trong dãy đều lớn hơn gần 1,6 lần bình phương của số hạng đứng trước nó;

8. Những số hạng của dãy R10 được tăng gấp đôi qua 3 số hạng một, những số hạng của dãy R20 tăng gấp đôi qua 6 số hạng một, những số hạng của dãy R40 tăng gấp đôi qua 12 số hạng một.

9. Các dãy số ưu tiên kể từ R10 trở đi đều có số 3,15 gần bằng . Do đó mà chu vi và diện tích hình tròn có đường kính là số ưu tiên thì cũng được biểu thị bằng số ưu tiên.

Điều này có thể áp dụng cho các tốc độ vòng, tốc độ cắt, cho các diện tích và thể tích của hình trụ và hình cầu.

10. Dãy số ưu tiên R40 bao gồm những số 3000, 1500, 750, 375 có một ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật điện, vì những số trên là số vòng quay trong một phút của các động cơ dị bộ làm việc không tải với dòng điện xoay chiều tần số 50 héc.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SỐ ƯU TIÊN VÀ CÁC DÃY SỐ ƯU TIÊN

11. Khi quy định các thông số, kích thước và các chỉ số đặc trưng khác, nên ưu tiên chọn dãy có trị số công bội cao theo thứ tự: R5, R10, R20, R40. Dãy R80 chỉ cho phép dùng trong trường hợp ngoại lệ.

12. Những dãy dẫn xuất chỉ được dùng đến khi những dãy cơ bản không thỏa mãn được yêu cầu.

13. Nếu trong một dãy mà từng khoảng lại đòi hỏi một bậc phân cấp khác nhau thì các số hạng có thể xếp thành 2 hoặc nhiều dãy có công bội khác nhau. Nếu sự chuyển tiếp từ dãy cơ bản này sang dãy cơ bản khác có sự phân cách chưa thỏa đáng với yêu cầu, thì có thể thêm vào giữa một dãy dẫn xuất với công bội nằm giữa hay thêm vào một trị số lấy ở một dãy cơ bản khác để cho quá trình chuyển tiếp giữa hai dãy cơ bản được tốt hơn.

Ví dụ:

a) dãy phối hợp do 2 dãy cơ bản họp lại:

b) thêm dãy dẫn xuất vào giữa 2 dãy cơ bản:

c) thêm trị số của dãy khác vào giữa 2 dãy cơ bản:

14. Trong trường hợp chỉ có những kích thước riêng biệt mà không đủ làm thành dãy kích thước thì cũng nên dùng số ưu tiên. Nên chọn theo trị số nằm trong các dãy cơ bản với thứ tự ưu tiên: R5, R10, R20, R40, rồi mới chọn đến dãy R80.

15. Trong những trường hợp không thể hoặc chưa thể dùng được số ưu tiên thì nên dùng các số quy tròn theo bảng 4 của điều 11 trong TCVN 142-64 hơn là dùng những số không ưu tiên.

Khi sử dụng các trị số quy tròn đó nên chọn những trị số làm cho sự phân cấp của toàn dãy được điều hòa nhất.

Đối với những dãy có khả năng sẽ được bổ sung thêm những trị số trung gian vào sau này thì không nên dùng các con số quy tròn.

III. VÍ DỤ VỀ TÍNH TOÁN VỚI CÁC SỐ ƯU TIÊN

16. Khi nhân hoặc chi hai số hạng n’ và n’’ của dãy số ưu tiên thì kết quả n của các phép nhân hay chia đó được tính bằng cách cộng hay trừ các số thứ tự Nn’ và Nn’’ rồi sau đó theo số thứ tự N mới mà tìm trị số n trong bảng 1.

Ví dụ:

a) 3,15 x 1,6

N3’15 + N1’6 = 20 + 8 → N = 28

Trong bảng 1, số thứ tự 28 tương ứng với trị số 5

b) 6,3 x 0,2

N6’3 + N0’2 = 32 + (-28) → N = 4

số thứ tự 4 tương ứng với trị số 1,25

c) 1 : 0,06

N1 – N0’06 = 0 – (-49) → N = 49

số thứ tự 49 tương ứng với trị số 17

17. Khi tính lũy thừa các số ưu tiên với số mũ nguyên dương hoặc âm thì kết quả được tính bằng cách nhân số thứ tự N’ của số ưu tiên đó với số mũ rồi sau đó theo số thứ tự N mới mà tìm trị số n trong bảng 1.

Lũy thừa phân số dương hoặc âm của số ưu tiên cũng tính như trên, nếu kết quả của phép nhân giữa số thứ tự của số ưu tiên với số mũ phân số là một số nguyên.

Thí dụ:

a) 3,152

2N3’15 = 2 x 20 → N = 40

Số thứ tự 40 tương ứng với trị số 10.

b)  = (3,15)1/5

N3,15 =  → N = 4

Số thứ tự 4 tương ứng với trị số 1,25.

c)  = (0,16)1/2

N0’16   → N = -16

Số thứ tự -16 tương ứng với trị số 0,4

d)  = 31/4

N3 =

Kết quả không phải là số ưu tiên vì tích số giữa số thứ tự và số mẫu không phải là một số nguyên

18. Phần định trị của lôgarit thập phân của các số ưu tiên nêu trong cột 6 của bảng 1 dùng để tính nhanh các công thức có chứa những con số ưu tiên. Kết quả của những phép tính số học với lôgarit của các con số ưu tiên thường lại cho một lôgarit của một số ưu tiên bất kỳ nào đó và dựa vào phần định trị mới tìm được đó mà tìm ra con số cần tính theo bảng 1.

Ví dụ:

a) Tính tốc độ vòng của bánh đai có đường kính 200mm và số vòng quay là 800 vòng trong một phút.

v =  

ở đây, ta có:

v là tốc độ vòng, tính bằng m/ph;

d là đường kính, tính bằng mm;

n là số vòng quay trong một phút.

lgv = lg + lgd + lgn – lg1000

d = 200mm              lg = 0,5

n = 800vg/ph           lgd = 2,3

                                lgn = 2,9

                                lg1000 = 3

lgv = 0,5 + 2,3 + 2,9 – 3 = 2,7

v = 500m/ph

b) Tính momen xoắn của máy có công suất 40km và số vòng quay là 315 vòng trong một phút.

M = 973,4  » 1000

ở đây, ta có:

M là mô men xoắn truyền động, tính bằng kgm;

N là công suất, tính bằng kw;

n là số vòng quay trong một phút.

lgM = lg1000 + lgN – lgn

N = 40kw                lg1000 = 3

n = 315vg/ph           lgN = 1,6

                                lgn = 2,5

lgM = 3 + 1,6 – 2,5 = 2,1

M = 125 kgm