Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1821:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1821:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1821:1976 về Gang thép – Phương pháp phân tích hóa học – Xác định hàm lượng cacbon tổng số do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1821:2009 về Thép và gang – Xác định hàm lượng cacbon tổng – Phương pháp phân tích hóa học .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1821:1976 về Gang thép – Phương pháp phân tích hóa học – Xác định hàm lượng cacbon tổng số do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1821 – 76

GANG THÉP

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁCBON TỔNG SỐ

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích để xác định hàm lượng cacbon :

Lớn hơn 0,1% – theo phương pháp thể tích khí ;

Nhỏ hơn 0,1% theo phương pháp thể tích khí dùng microburet.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Theo TCVN 1811 – 76.

2. PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH KHÍ

2.1. Nguyên tắc

Đốt mẫu trong dòng oxy ở nhiệt độ thích hợp. Hấp thụ khí cacbonic tạo thành bằng kali hydroxit. Từ hiệu số đo trước và sau khi hấp thụ cùng với nhiệt độ và áp suất của khí, tính ra hàm lượng cacbon trong mẫu.

2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất

2.2.1. Thiết bị và dụng cụ

Xác định hàm lượng cacbon tổng số bằng thiết bị như sơ đồ 1 :

1. Bình chứa oxy tinh khiết ;

2. Đồng hồ và van điều chỉnh oxy ;

3. Bình rửa bằng thủy tinh, dung tích 250 ml, chứa dung dịch kali hydroxyt ;

4. Lò điện, bảo đảm nhiệt độ đến 1400o C ;

5. Biến thế để điều chỉnh nhiệt độ lò ;

6. Pin nhiệt điện, được nối với đồng hồ điện để kiểm tra nhiệt độ lò ;

7. Ống sứ không tráng men, hai đầu nút kín bằng cao su mềm ;

8. Thuyền sứ không tráng men. Trước khi dùng thuyền phải nung ở nhiệt độ đốt mẫu ; bảo quản trong bình hút ẩm ;

9. Ồng thủy tinh chứa đầy bông thủy tinh để cản oxit sắt v.v… ;

10. Bình rửa bằng thủy tinh chứa dung dịch axit cromic trong axit sunfuric để hấp thụ khí lưu huỳnh dioxit sinh ra khí đốt mẫu ;

11. Ống làm lạnh ;

12. Khóa thủy tinh ba nhánh ;

13. Ống đo khí có thước chia đến 0,005 %, dung tích 450 – 500 ml ;

14. Nhiệt kế để đo nhiệt độ hỗn hợp khí, chia độ đến 0,5o C ;

15. Bình thăng bằng, dung tích 750 ml ;

16. Bình hấp thụ, đựng dung dịch kali hydroxyt, dung tích 750 ml ;

Cặp hoặc dây móc bằng hợp kim chịu nhiệt, dùng để đưa thuyền sứ ra vào lò ;

Áp kế để đo áp suất khí.

2.2.2. Hóa chất

Kali hydroxyt, dung dịch 400 g/l : hòa tan 400 g kali hydroxyt trong 1 lít nước ;

Dung dịch trong bình thăng bằng : 200 g natri clorua trong 1 lít nước, 1 ml axit sunfuric (d = 1,84) ; 2 ml metyla đỏ 1 g/l ;

Axit cromic, dung dịch : hòa tan 4 g crom oxit trong 12 ml nước. Thêm vào đó 60 ml axit sunfuric (d = 1,84) ;

Chất trợ dung : đồng điện phân ; thiếc ; hoặc sắt tinh khiết không chứa cacbon. Lượng chứa cacbon trong các chất trợ dung phải thấp hơn 0,1 % so với sai số cho phép đối với hàm lượng cacbon.

2.3. Cách tiến hành

2.3.1. Chuẩn bị thiết bị

Trước khi tiến hành đốt mẫu thí nghiệm, phải kiểm tra độ kín của thiết bị ; đo nhiệt độ lò để bảo đảm 1200 – 1390oC. Thông khí oxy 2 phút để loại bỏ các tạp chất hữu cơ. Đốt mẫu tiêu chuẩn để kiểm tra tổng hợp.

Trước khi đẩy thuyền mẫu vào lò, ống đo khí và nhánh trái của bình hấp thụ phải chứa đầy dung dịch tới phao. Các khóa, van của thiết bị ở vị trí đóng kín tuyệt đối.

2.3.2. Tiến hành phân tích

Tùy theo hàm lượng cacbon trong từng loại mẫu ; lấy lượng cân mẫu và chất trợ dung theo bảng 1 :

Bảng 1

Tên mẫu

Hàm lượng cacbon, %

Lượng cân mẫu, g

lượng cân chất trợ dung, g

Thép cacbon

Trên 0,1 đến 0,4

1,00

 

 

         »   0,4   »   1,0

1,00

1,0

 

         »   1,0  

0,50

1,0

Thép hợp kim thấp

Trên 0,1 đến 1,0

1,00

1,0

 

         »   1,0  

0,50

1,0

Thép hợp kim trung bình

Trên 0,1 đến 0,5

1,00

1,0

 

         »   0,5  

0,50

1,0

Thép hợp kim cao

 

 

 

(Cr, Ni, Mn)

      Trên 0,1

0,50

2,0

Gang

 

0,50

1,0

cho vào thuyền sứ. Dùng móc đẩy thuyền sứ vào giữa lò. Đậy nhanh ống sứ bằng nút cao su nối với bình chứa oxy. Sau 30 giây kể từ khi đẩy thuyền sứ vào lò, mở khóa 12 để thông ống sứ với ống đo khí 13. Điều chỉnh tốc độ dòng oxy qua ống sứ, sao cho mực dung dịch trong ống đo khí giảm chậm. Khi dung dịch cách điểm « O » của ống đo khí khoảng 2 cm, đóng van điều chỉnh dòng oxy.

Mở nút cao su đậy ống sứ, lấy thuyền sứ ra, để nguội. Nếu mẫu chưa cháy hết thì phải làm lại.

Sau 30 giây chuyển khóa 12 về vị trí ban đầu, cân bằng mực dung dịch trong ống đo khí với bình thăng bằng 15, ghi số đo dung dịch (V1). Quay khóa 12 để thông bình hấp thụ vào ống đo khí. Nâng bình thăng bằng lên cao hơn bình hấp thụ 16. Khi khí chuyển hết từ ống đo khí sang bình hấp thụ 16 thì hạ bình thăng bằng 15 xuống, lặp lại quá trình này ít nhất ba lần. Sau đó, chuyển hết khí ở bình hấp thụ 16 về ống đo khí 13 ; chuyển khóa 12 về vị trí đóng kín ban đầu. Cân bằng mực dung dịch trong ống đo khí với bình thăng bằng 15, ghi số đo dung dịch (V2) ; áp suất đo được trên áp kế và nhiệt độ trên nhiệt kế 14.

Đồng thời tiến hành phân tích mẫu trắng, qua tất cả các giai đoạn như đối với mẫu thí nghiệm.

3. PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH KHÍ DÙNG MICROBURET

3.1. Nguyên tắc

Theo phần 2.1.

3.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất.

3.2.1. Thiết bị, dụng cụ

Xác định hàm lượng cacbon tổng số bằng thiết bị như sơ đồ 2.

trong đó : các bộ phận 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11 ; 12 ; 14 ; 15 ; 16 tương tự như sơ đồ 1.

4. Lò điện gồm hai ống sứ, ba thanh silic cacbua ; bảo đảm nhiệt độ đến 1400oC ;

13. Ống đo khí, dung tích 450 – 500 ml, có thước chia từ 0 đến 0,25%, các độ chia cách nhau 0,001% ;

17. Bộ điều chỉnh nhiệt, để giữ nhiệt độ khí ổn định, nối liền với hệ thống dẫn nước đến ống làm lạnh, ống đo khí và trở về bộ điều chỉnh nhiệt ; gắn với nhiệt kế chia độ đến 0,1 oC và bơm hút ;

18. Bình rửa bằng thủy tinh, dung tích 250ml, chứa dung dịch kali hydroxyt và kali pemanganat ;

19. Khóa thủy tinh hai nhánh ;

20. Ống sứ để đốt các tạp chất hữu cơ trong dòng oxy khi đi qua ống đốt mẫu ;

Móc hoặc kẹp bằng dây niken ít cacbon, dùng để đưa thuyền sứ ra vào lò ;

Áp kế để đo áp suất khí.

3.2.2. Hóa chất

Kali hydroxyt, dung dịch 40% trong kali pemanganat, dung dịch 5% ;

Các hóa chất khác tương tự như phần 2.2.2 ;

Chất trợ dung : Đồng, thiếc điện phân hoặc sắt tinh khiết không chứa cacbon. Lượng chứa cacbon trong các chất trợ dung phải thấp hơn 0,05 % so với sai số cho phép đối với hàm lượng cacbon.

3.3. Cách tiến hành

3.3.1. Chuẩn bị thiết bị

Kiểm tra thiết bị như đã nêu ở phần 2.3.1.

Bật bộ điều chỉnh nhiệt 17 để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với nhiệt độ của dung dịch trong bình hấp thụ.

3.3.2. Tiến hành phân tích

Tùy theo hàm lượng cacbon trong mẫu, lấy lượng cân mẫu và chất trợ dung theo bảng 2.

Bảng 2

Tên mẫu

Lượng cân mẫu, g

Lượng cân chất trợ dung, g

Nhiệt độ đốt mẫu, oC

Thép cacbon

1,00

0,25

1200 – 1250

Thép hợp kim thấp

1,00

0,25

1200 – 1250

Thép hợp kim cao

0,50

0,5 g sắt tinh khiết và 0,5 g thiếc

1300 – 1350

cho vào thuyền sứ và tiếp tục như đã trình bày ở phần 2.3.2.

Đối với thép không rỉ. trộn phoi mẫu với sắt tinh khiết và phủ lên trên một lớp thiếc theo số lượng như bảng 2.

4. CÁCH TÍNH KẾT QUẢ

Hàm lượng cácbon tổng số (C), trong mẫu, tính bằng phần trăm (%), theo công thức :

C =  . 100

trong đó :

V1 = V2 – V1 – hiệu số chỉ trên thước đo sau và trước khi hấp thụ khí cacbonic của mẫu thí nghiệm;

Vo – hiệu số chỉ trên thước đo sau và trước khi hấp thụ khí cacbonic của mẫu trắng ;

G – lượng cân mẫu, tính bằng g ;

P – hệ số hiệu chỉnh áp suất và nhiệt độ, theo các bảng 1 và 2 phần phụ lục.

5. XỬ LÝ KẾT QUẢ

Chênh lệch giữa các kết quả xác định song song không được lớn hơn giá trị chênh lệch cho phép nêu ở bảng 3. Nếu lớn hơn phải xác định lại. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của ba kết quả xác định song song.

Bảng 3

Hàm lượng cacbon, %

Chênh lệch cho phép, % (tuyệt đối)

                Đến    0,05

0,002

Trên 0,05    »     0,10

0,003

    »  0,10    »     0,20  

0,015

    »  0,20    »     0,50

0,020

    »  0,50    »     1,00

0,030

            »  1,00    »     2,00

0,040

    »  2,00    »     3,00

0,060

    »  3,00    »     4,50

0,080

 

ĐÍNH CHÍNH

GANG THÉP

Trang

dòng, cột, ô

In sai

Sửa lại

5

dòng 4 dl

Axit sunfuric (d=1,84)

(bỏ đi)

8

dòng 17

Axit nitơric

Axit nitric

26

dòng 11

xiriconir

xiriconi

33

dòng 20 dl

bốc hơi.

bốc hơi).

47

dòng 2

dung dịch nhẩy trong

dung dịch chẩy trong

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1826:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1826:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1976 về Dây kim loại – Phương pháp thử bẻ gập nhiều do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1826 – 76

DÂY KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ BẺ GẬP NHIỀU

Wire – Bend test method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng chịu bẻ gập nhiều lần của dây kim loại có mặt cắt tròn và những mặt cắt phức tạp khác với đường kính từ 0,5 mm tới 8 mm. Đường kính của dây có mặt cắt phức tạp là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai thanh cặp giữ mẫu.

1. CHỈ DẪN CHUNG

Phép thử bẻ gập nhiều lần dây xác định khả năng biến dạng của các dây khi bẻ gập nhiều lần trong một mặt phẳng.

Một lần bẻ gập được tính là quá trình bẻ gập dây gập xuống mặt phẳng nằm ngang và lại bẻ gập dây trở về vị trí ban đầu (hình 1).

Hình 1

2. LẤY MẪU

2.1. Mẫu có thể được cắt từ vị trí bất kỳ trên dây đã được kiểm tra hình dạng bên ngoài.

2.2. Độ dài mẫu được quy định ở bảng sau:

mm

Đường kính mẫu d

Bán kính uốn R

Khoảng cách h

Đường kính lỗ tay gạt db

Chiều dài mẫu

0,5

1,25 ± 0,05

15

2

60

0,5 ÷ 0,7

1,75 ± 0,05

15

2

60

0,7 ÷ 1

2,5 ± 0,1

15

2

60

1 ÷ 1,5

3,75 ± 0,1

20

2

60

1,5 ÷ 2

5,0 ± 0,1

20

2 và 2,5

80

2 ÷ 3

7,5 ± 0,1

25

2,5 và 3,5

80

3 ÷ 4

10 ± 0,1

35

3,5 và 4,5

100

4 ÷ 6

15 ± 0,1

50

4,5 và 7,0

120

6 ÷ 8

20 ± 0,1

75

7 và 9

150

2.3. Trước lúc thử, mẫu phải thẳng. Mẫu có thể hơi cong trong mặt phẳng gập. Khi cần thiết có thể nắn thẳng mẫu bằng tay, bằng búa trên bàn kê gỗ, đồng, chất nhân tạo hoặc bằng máy nắn. Khi nắn mẫu không được làm sây sát mẫu và không được làm xoắn mẫu.

2.4. Khi không được phép nắn mẫu (vì điều kiện kỹ thuật nào đó) thì phép thử được tiến hành ở trạng thái ban đầu của mẫu.

3. THIẾT BỊ THỬ

Sơ đồ máy bẻ gập nhiều lần ở hình 2.

3.1. Mẫu được cặp chặt một đầu vào máy, đầu kia được cánh tay gạt gập đi gập lại xung quanh hai trục uốn ở hai bên. Trục uốn phải được làm từ vật liệu có độ chống bào mòn tốt và có độ cứng tối thiểu là 62 HRC. Độ chênh lệch giữa bán kính của hai trục uốn không được vượt quá 0,05 mm. Hai trục này được đặt song song ở cùng một độ cao, độ chênh lệch về độ cao không vượt quá 0,1 mm. Trục uốn có thể được thay đổi dễ dàng khi cần thiết.

Hình 2

1. Mẫu thử        2. Cánh tay gạt

3. Trục uốn        4. Thanh cặp mẫu          5. Cần gạt

3.2. Thanh cặp giữ mẫu cũng được làm từ vật liệu có độ chống bào mòn tốt và có độ cứng tối thiểu là 62 HRC. Các thanh cặp được đặt thấp hơn tâm của hai trục uốn là 1,5 mm khi bán kính trục uốn R là 2,5 mm và 3 mm khi bán kính trục uốn lớn hơn.

3.3. Mẫu được luồn qua lỗ ở cánh tay gạt và đệm lót rồi mới kẹp chặt lại. Khoảng cách từ bề mặt của trục uốn tới mép dưới của cánh tay gạt (h) lấy theo bảng trên.

3.4. Nếu phát hiện trên bề mặt trục uốn có khuyết tật và đường kính vượt quá dung sai cho phép thì không được tiến hành thử.

3.5. Máy thử bẻ gập nhiều lần dây có thể được lắp thêm bộ phận đếm số lần bẻ gập.

4. TIẾN HÀNH THỬ

4.1. Phép thử tiến hành ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 ± 100C.

4.2. Khi thử phải lấy bán kính trục uốn R, khoảng cách h, đường kính của lỗ tay gạt db theo tỷ lệ của đường kính mẫu (bảng trên).

Chú thích: Chọn những lỗ ở cánh tay gạt sao cho mẫu đưa vào được dễ dàng.

4.3. Phép thử bẻ gập nhiều lần dây phải tiến hành với tốc độ không quá 1 lần bẻ gập trong 1 giây để tránh ảnh hưởng của nhiệt sinh ra trong quá trình bẻ gập.

4.4. Muốn gập nhiều lần mẫu tại một chỗ, máy phải có thiết bị kéo chặt mẫu. Lực kéo này đối với dây thép không vượt quá 2 % và đối với những dây không có sắt không vượt quá 5 % lực phá hủy của chúng.

4.5. Khi ghi số lần bẻ gập không được tính lần bẻ gập cuối cùng lúc mẫu gẫy.

5. BIÊN BẢN THỬ

Khi báo cáo kết quả cần ghi rõ:

Ký hiệu mẫu;

Số lượng và phương pháp gia công mẫu;

Lực kéo trong khi thử;

Số lần gập Nb (giá trị trung bình và giá trị riêng lẻ). Nếu đến số lần bẻ gập Nb quy định mà mẫu chưa gẫy thì ghi: Nb mẫu chưa gẫy.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1827:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1827:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1993 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1827 – 76

DÂY KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ XOẮN

Wire – Torsion test method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng biến dạng của dây kim loại khi xoắn theo một hướng hoặc nhiều hướng và thử khuyết tật, tính không đồng đều của dây.

Dây thử có mặt cắt tròn, đường kính từ 0,3 đến 10 mm. Đối với những dây có các mặt cắt khác, đường kính dây là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai thanh cặp giữ mẫu.

1. CHỈ DẪN CHUNG

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn về dây có thể tiến hành những phương pháp thử sau đây:

a) Xoắn với hướng xoắn không thay đổi;

b) Xoắn với hướng xoắn thay đổi;

c) Xoắn với hai mẫu song song.

2. LẤY MẪU THỬ

2.1. Số lượng mẫu, phương pháp gia công mẫu được quy định trong các tiêu chuẩn của sản phẩm.

2.2. Chiều dài mẫu phụ thuộc vào độ lớn của đường kính và được qui định trong bảng 1.

Đối với những dây có mặt cắt khác, chiều dài mẫu tương ứng với chiều dài của các mẫu dây tròn có diện tích mặt cắt tương ứng.

Chú thích: cho phép dùng những mẫu có chiều dài khác theo qui định cụ thể trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

2.3. Mẫu trước khi thử phải thẳng. Có thể nắn thẳng bằng tay, bằng búa trên bàn kê gỗ, đồng, và bằng máy nắn. Khi nắn mẫu không được làm hư hại bề mặt của mẫu, phải đảm bảo hình dạng mặt cắt và tính chất của mẫu không thay đổi.

Bảng 1

mm

Đường kính dây (d)

Chiều dài mẫu

Lớn hơn hoặc bằng 0,3 đến 1

200 d

Lớn hơn hoặc bằng 1 đến 5

100 d

Lớn hơn hoặc bằng 5

50 d

3. THIẾT BỊ THỬ

3.1. Ngàm máy phải có độ cứng thích hợp (lớn hơn hay bằng 62 HRC). Trên ngàm máy có thể làm các rãnh, khía để đảm bảo mẫu được phá hủy ở ngoài ngàm máy.

3.2. Hai ngàm máy khi thử phải luôn luôn ở trên cùng một trục và không để mẫu bị uốn trong khi xoắn.

3.3. Một đầu ngàm máy có thể quay xung quanh trục dọc, nhưng không được xê dịch theo trục đó; còn đầu ngàm kia có thể xê dịch theo trục dọc.

3.4. Phải có bộ phận điều chỉnh tốc độ xoắn và có bộ phận ghi số lần xoắn.

4. TIẾN HÀNH THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4.1. Mẫu phải được lắp vào máy sao cho trục của mẫu trùng với trục của ngàm máy. Trong quá trình thử mẫu phải căng.

4.2. Mẫu phải được cặp chặt để khi xoắn không xê dịch được trong ngàm máy. Cần phải đặt một lực kéo làm căng mẫu ban đầu. Lực kéo này không được quá 2 % lực phá hủy mẫu đối với các mẫu dây thép và không quá 5% lực phá hủy đối với những mẫu không có sắt.

4.3. Ngàm máy quay với tốc độ tăng dần tới khi đạt được tốc độ xoắn qui định. Quá trình xoắn được kết thúc khi mẫu gẫy hoặc tới khi đạt được số vòng xoắn quy định.

4.4. Tốc độ xoắn được quy địh ở bảng 2.

Bảng 2

Đường kính dây d (mm)

Tốc độ xoắn (vg/s)

Lớn hơn hoặc bằng 0,3 đến 1

3

Lớn hơn hoặc bằng 1 đến 1,5

1,5

Lớn hơn hoặc bằng 1,5 đến 3

1

Lớn hơn hoặc bằng 3 đến 5

0,5

Lớn hơn hoặc bằng 5

0,25

4.5. Nếu mẫu gãy trong khoảng cách bằng 2 d kể từ đầu ngàm máy hoặc gãy trong ngàm máy khi số vòng quay vẫn chưa đủ yêu cầu thì coi như phép thử chưa đạt và phải tiến hành lại.

4.6. Khi thử xoắn theo nhiều hướng, mẫu cũng được lắp vào ngàm máy như trường hợp theo điều 4.1 và 4.2. Mẫu được xoắn một số vòng nhất định theo một hướng và sau đó lại xoắn ngược lại theo hướng khác:

a) với cùng số vòng quay như hướng trước;

b) tới lúc gẫy;

c) tới một số vòng nhất định và sau đó lại xoắn theo hướng cũ.

Số vòng xoắn theo mỗi hướng mà dây có thể chịu được phải được xác định trước đối với mỗi trường hợp.

5. BIÊN BẢN THỬ

Khi báo cáo kết quả cần ghi rõ:

Ký hiệu mẫu;

Số lượng và phương pháp gia công mẫu;

Đường kính mẫu;

Lực kéo làm căng mẫu;

Số lần xoắn hoàn toàn (Nt) với giá trị trung bình và giá trị riêng lẻ. Nếu cho trước số lần xoắn Nt, mà tới đó mẫu vẫn chưa gãy thì viết là Nt mẫu chưa gãy.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1828:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1828:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1828:1976 về Ống kim loại – Phương pháp thử mở rộng miệng ống do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1828 – 76

ỐNG KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ MỞ RỘNG MIỆNG ỐNG

Tubing – Expansion testing method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử mở rộng miệng ống kim loại có mặt cắt tròn. Riêng đối với ống thép đường kính ngoài nhỏ hơn 150 mm và độ dày thành ống nhỏ hơn 9 mm.

1. CHỈ DẪN CHUNG

Phép thử mở rộng miệng ống được tiến hành bằng cách đẩy côn ép vào miệng ống (côn hình nón cụt) cho đến khi đạt được một đường kính ngoài đã quy định mà không xuất hiện các vết rạn nứt ở vùng biến dạng.

2. LẤY MẪU

2.1. Số lượng mẫu, phương pháp gia công mẫu, tỉ lệ giữa độ dày thành ống và đường kính ngoài của mẫu, đường kính ngoài được qui định sau khi mở rộng, góc của đầu côn… được qui định trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

2.2. Mẫu phải được cắt từ đầu ống kim loại với chiều dài bằng hai lần đường kính ngoài của ống nếu góc nhọn của côn (β) bằng hoặc nhỏ hơn 300 và gấp 1,5 lần đường kính ngoài của ống nếu góc của đầu côn lớn hơn 300. Trong tất cả các trường hợp, chiều dài tối thiểu của mẫu phải là 50 mm.

2.3. Mẫu phải được cắt vuông góc với trục của ống và phải gia công mặt cắt, mép mẫu phải được mài tròn cạnh. Tránh không làm cho mẫu bị ảnh hưởng của gia công nhiệt.

2.4. Phép thử này có thể làm trực tiếp ngay trên ống.

3. THIẾT BỊ THỬ

3.1. Phép thử tiến hành trên máy vạn năng hoặc bằng các thiết bị nén có điều khiển tốc độ nén.

3.2. Những côn ép phải làm bằng thép, có độ cứng tối thiểu là 62 HRC. Mặt xung quanh của côn ép phải được mài nhẵn. Góc côn ép β bằng 30; 45; 60 hoặc 1200.

Có thể dùng côn ép với độ lệch hình nón theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 20.

4. TIẾN HÀNH THỬ VÀ TÍNH KẾT QUẢ

4.1. Phép thử tiến hành ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 ± 100C.

4.2. Côn ép phải được bôi mỡ trước lúc thử và được nén từ từ vào mẫu cho tới khi đạt được đường kính ngoài đã qui định.

4.3. Tốc độ nén côn ép vào mẫu không quá 50 mm/phút.

4.4. Mẫu thử coi là đạt yêu cầu nếu khi đạt đến giá trị đường kính ngoài đã qui định mà không xuất hiện các vết rạn nứt trong vùng biến dạng.

Nếu trước lúc đạt đến giá trị đường kính ngoài đã qui định mà xuất hiện các vết rạn nứt thì kết thúc phép thử và đo độ mở rộng.

4.5. Xác định độ mở rộng (tính bằng %) theo công thức sau:

X = . 100

Trong đó:

D – đường kính ngoài trước lúc mở rộng, mm;

D1 – đường kính ngoài sau khi mở rộng, mm.

5. BIÊN BẢN THỬ

Khi báo cáo kết quả thử cần ghi rõ:

Ký hiệu mẫu;

Số lượng và phương pháp gia công mẫu;

Kích thước mẫu;

Góc côn ép β;

Đường kính ngoài qui định;

Đường kính ngoài thực tế đạt được;

Đánh giá mẫu sau khi thử;

Kết quả tính toán.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1829:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1829:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1829:1976 về Ống kim loại – Phương pháp thử cuốn mép do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1829 – 76

ỐNG KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ CUỐN MÉP

Tubes – Bordering test method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử cuốn mép các loại ống kim loại có mặt cắt tròn. Riêng đối với ống thép đường kính ngoài không lớn hơn 150 mm và bề dầy thành ống không quá 9 mm.

1. CHỈ DẪN CHUNG

Thử cuốn mép ống bao gồm việc mở rộng miệng ống và tạo thành một mép cuốn có chiều rộng xác định, vuông góc với thành ống. Sau khi cuốn mép ống không được xuất hiện những vết rạn nứt ở vùng biến dạng.

2. LẤY MẪU

2.1. Chiều dài của mẫu phải lấy bằng 100 mm. Cho phép dùng những mẫu có chiều dài ngắn hơn nhưng sau khi cuốn mép, phần hình trụ còn lại phải lớn hơn bán kính vòng ngoài của ống.

2.2. Mẫu phải được cắt vuông góc với trục ống. Mép cắt phải được mài tròn cạnh, tránh không làm cho mẫu bị ảnh hưởng của gia công nhiệt.

3. THIẾT BỊ THỬ

3.1. Phép thử cuốn mép được tiến hành trên các máy vạn năng. Tốc độ của quá trình ấn đầu cuốn không được vượt quá 50 mm/phút.

3.2. Phép thử tiến hành bằng các đầu ép đã được đánh bóng nhẵn và có độ cứng tối thiểu không nhỏ hơn 62 HRC.

3.3. Cấu tạo của đầu cuốn gồm 3 phần (hình 2).

a) Phần hình trụ có đường kính nhỏ hơn đường kính trong của ống 1 mm.

b) Phần ép phẳng vuông góc với trục ép, có bề rộng lớn hơn mép cuốn yêu cầu.

c) Phần nối giữa hai phần trên (góc lượn) có bán kính góc lượn quy định trong các tiêu chuẩn về ống. Nếu không có qui định đó thì lấy bằng 2a (a là bề dày thành ống).

4. TIẾN HÀNH THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4.1. Phép thử tiến hành ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 ± 100C.

4.2. Thử cuốn mép ống tiến hành qua hai giai đoạn:

a) Mở rộng đầu ống bằng đầu mở rộng hình côn có góc ở đỉnh bằng 900 cho tới khi đạt được đường kính ngoài cần thiết (hình 1);

b) Phần mẫu đã mở rộng, được uốn cong nhờ đầu cuốn, tạo thành mép cuốn vuông góc với trục thành ống (hình 2).

4.3. Theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan, thử cuốn mép ống có thể tiến hành bằng việc mở rộng đầu ống nhờ một côn hình nón cụt có góc nhọn ở đỉnh 45 hoặc 600, sau đó cuốn mép đến 900 bằng sức ép cho tới khi đạt được đường kính ngoài yêu cầu.

4.4. Trong quá trình thử, không được làm xoay mẫu hoặc xoay các đầu mở rộng và đầu cuốn.

4.5. Mẫu thử coi như đạt yêu cầu, nếu sau khi cuốn mép trên mẫu không xuất hiện các vết xước, rạn nứt.

4.6. Độ cuốn mép X (tính bằng %) nếu có quy định trong các tiêu chuẩn về ống, được xác định theo công thức sau:

X = . 100

Trong đó:

D – đường kính ngoài của ống (tính bằng mm);

D1 – đường kính ngoài của mép cuốn yêu cầu (tính bằng mm).

5. BIÊN BẢN THỬ

Khi báo cáo kết quả thử cần ghi rõ:

Ký hiệu mẫu;

Phương pháp gia công mẫu;

Số lượng mẫu;

Kích thước mẫu;

Loại máy thử;

Đường kính ngoài của mép cuốn yêu cầu;

Đường kính ngoài của mép cuốn đạt được;

Đánh giá và tính toán kết quả sau khi thử.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1830:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1830:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1830:1976 về Ống kim loại – Phương pháp thử nén hẹp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1830:2008 (ISO 8492 : 1998) về Vật liệu kim loại – Ống – Thử nén bẹp .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1830:1976 về Ống kim loại – Phương pháp thử nén hẹp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1830 – 76

ỐNG KIM LOẠI – PHƯƠNG PHÁP THỬ NÉN BẸP

Tubing – Flattening testing method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử nén bẹp các ống kim loại có mặt cắt tròn.

1. CHỈ DẪN CHUNG

1.1. Phương pháp thử nén bẹp ống là quá trình nén vuông góc với bề mặt thành ống, đến khi đạt được một khoảng cách xác định giữa hai mặt nén (hình 1b).

1.2. Trong trường hợp nén bẹp hoàn toàn những khoảng trống được tạo thành ở hai bên của mẫu sau khi nén bẹp không lớn hơn 1/4 bề dày thành ống (hình 2).

2. LẤY MẪU

2.1. Chiều dài của mẫu phải bằng 1,5 lần đường kính trong của ống, nhưng không được nhỏ hơn 10 mm và không được lớn hơn 100 mm.

2.2. Các mẫu phải được cắt vuông góc với trục dọc của ống không được để mẫu bị ảnh hưởng của gia công cắt gọt.

2.3. Trước khi thử phải loại bỏ những mẫu có mặt cắt không tròn đều và bị khuyết tật.

3. THIẾT BỊ THỬ

3.1. Phép thử này được tiến hành trên các máy vạn năng với sự điều chỉnh tốc độ nén không vượt quá 25 mm/phút.

3.2. Những tấm nén phải có bề mặt nhẵn, có độ cứng tối thiểu là 62 HRC và phải rộng hơn mẫu sau khi bị nén bẹp. Những tấm nén phải có bề dày cần thiết để tránh bị uốn cong trong khi thử.

4. TIẾN HÀNH THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4.1. Phép thử này được tiến hành ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 ± 100C.

4.2. Khoảng cách giữa hai mặt nén (Z) phải được đo dưới tải trọng. Khoảng cách này được qui định trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

4.3. Khi thử những ống có mối hàn, vị trí của mối hàn phải nằm trong mặt phẳng tạo với hướng nén một góc 450. Những vị trí khác của mối hàn phải được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan.

4.4. Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi nén bẹp ống đến một khoảng cách xác định giữa hai mặt nén (Z) mà không xuất hiện các vết rạn nứt ở vùng biến dạng.

5. BIÊN BẢN THỬ

Khi báo cáo kết quả thử cần ghi rõ:

Ký hiệu mẫu;

Phương pháp gia công mẫu;

Số lượng mẫu;

Kích thước mẫu;

Loại máy thử;

Khoảng cách yêu cầu giữa hai mặt nén;

Khoảng cách đạt được sau khi thử;

Đánh giá kết quả sau khi thử.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1834:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1834:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1834:1976 về Công tắc do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1834:1994 về Công tắc .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1834:1976 về Công tắc do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1834 – 76

CÔNG TẮC

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại công tắc có điện áp làm việc cao nhất không quá 250 V xoay chiều, dòng điện định mức không quá 10A.

1. PHÂN LOẠI VÀ THÔNG SỐ CƠ BẢN

1.1. Công tắc được phân loại theo các kiểu sau:

a) Phân loại theo cách thao tác:

– kiểu núm bật

– kiểu dây kéo

– kiểu nút ấn

– kiểu núm xoay

– kiểu bập bênh.

b) Phân loại theo cách lắp đặt;

– kiểu lắp nổi

– kiểu lắp chìm

– kiểu lắp treo

– kiểu lắp phụ.

c) Phân loại theo cách tiếp xúc:

– kiểu 1 ngả

– kiểu 2 ngả

Chú thích. Kiểu lắp phụ là kiểu công tắc lắp kèm theo sản phẩm khác như đui đèn, ổ cắm, bàn là, bếp điện v.v…

1.2. Các thông số cơ bản của công tắc phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Điện áp làm việc cao nhất (V)

250

Dòng điện định mức (A)

1; 2,5; 4; 6; 10

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Công tắc phải phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này và các tài liệu kỹ thuật khác đã được phê chuẩn.

2.2. Công tắc phải làm việc được ở các điều kiện sau:

a) Độ cao so với mặt biển không quá 1 000 m.

b) Nhiệt độ môi trường xung quanh không quá + 40oC.

c) Độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh không quá 98% (ở nhiệt độ 25oC).

d) Không có các chất khí cháy nổ, ăn mòn kim loại hoặc phá hoại chất cách điện; không có bụi dẫn điện.

e) Có phương tiện che mưa.

2.3. Cách điện của công tắc phải chịu được thử điện áp xoay chiều 2000 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.4. Công tắc phải chịu được thử khí hậu nhân tạo theo TCVN 1612 – 75, thời gian thử là 21 chu kỳ. Sau khi thử tính năng cách điện của công tắc phải đạt các yêu cầu sau:

a) Điện trở cách điện không nhỏ hơn 2 MW.

b) Chịu được thử điện áp 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.5. Cho công tắc làm việc với 125% dòng điện định mức, độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không được quá 30oC.

2.6. Công tắc cần chịu được thử thao tác theo yêu cầu của bảng 2.

Bảng 2

Thứ tự thử

Dòng điện định mức (A)

Điện áp thử (V)

Dòng điện thử (A)

Hệ số công suất

Số lần thao tác

1

1 ÷ 10

250

125% I đm

0,8

100

2

1 ÷ 4

220

I đm

0,8

10 000

6 và 10

15 000

Chú thích:

1. Iđm là dòng điện định mức của công tắc.

2. Một lần thao tác là một lần đóng rồi ngắt điện.

Sau khi thao tác, công tắc phải đạt các yêu cầu sau:

a) Các chi tiết không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của công tắc. Ví dụ: các chi tiết lắp xiết bị long ra, mất tính đàn hồi, cách điện bị vỡ, rạn nứt v.v…

b) Chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

c) Cho làm việc với dòng điện định mức mà độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không quá 40oC.

2.7. Công tắc phải có độ bền tốt. Vỏ cách điện của công tắc phải chịu thử va đập 5 lần vẫn không bị rạn nứt mà mắt nhìn thấy được.

Chiều cao va đập là 250 mm với kiểu công tắc treo và 150 mm với các kiểu khác.

Búa thử làm bằng gỗ cứng có khối lượng 0,15 kg, búa hình bán cầu có bán kính 10mm. Cân búa bằng thép ống dày 0,5 mm, đường kính ngoài là 9 mm, chiều dài tác dụng của cán búa là 1m.

Độ cao thử va đập là khoảng cách của hình chiếu đứng từ điểm tiếp xúc trên mặt bút tới điểm bị va đập trên mẫu thử (xem hình 3).

2.8. Dây kéo của công tắc kiểu dây kéo phải làm bằng vật liệu cách điện có chiều dài không ngắn hơn 1,5m. Dây kéo và cơ cấu kéo phải chịu được thử kéo trong một phút với lực kéo là 100 N mà không bị hư hỏng.

2.9. Công tắc phải chịu được thử nóng 100oC liên tục trong 4 giờ mà không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của công tắc như mất tính đàn hồi, cách điện bị nứt vỡ, phồng rộp v.v…

2.10. Các chi tiết của công tắc bằng kim loại đen phải có một lớp bảo vệ đó phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Lớp bảo vệ không được có hiện tượng bong tróc, rỗ rộp hoặc cục bộ có chỗ không có lớp bảo vệ.

b) Sau 48 giờ thử sương muối, trên mặt lớp bảo vệ không được xuất hiện vết gỉ nâu và tổng diện tích lớp gỉ trắng không được quá 3%.

Các điều kiện thử sương muối:

– Thành phần nước muối:

Natri clorua

27 g/l

Magie clorua

6 g/l

Canxi clorau

1 g/l

Kali clorua

1 g/l

– Độ pH

6,5 – 7,2

– Nhiệt độ thử

35 ± 2oC

– Độ ẩm tương đối

90% trở lên

– Chu kỳ phun sương: cứ cách 45 phút lại phun liền trong 15 phút lại phun liền trong 15 phút. Theo chu kỳ đó phun đủ thời gian quy định ở trên.

– Mật độ hạt sương: 5 x 105 ÷ 10 x 106 hạt/cm3

– Đường kính hạt sương: 1 ÷ 5mm chiếm 85% trở lên.

2.11. Các chi tiết của công tắc làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng đem ngâm trong dung dịch 10g nitrat thủy ngân và 10ml axit nitric (tỷ trọng 1,42), sau 30 phút các chi tiết vẫn không bị rạn nứt.

2.12. Công tắc kiểu treo phải có cơ cấu kẹp chặt để tránh cho dây khỏi bị kéo đứt. Cho thử chịu kéo 100 lần với lực kéo 25N, thời gian của mỗi lần kéo là một phút. Sau khi thử số sợi bị đứt không được quá 1/3 tổng số sợi có trong dây dẫn, độ xê dịch của dây dẫn không quá 2 mm.

2.13. Cơ cấu đóng ngắt của công tắc phải nhạy, động tác đóng ngắt tiếp xúc do cơ cấu trung gian hoàn thành trong thời gian tức thời.

2.14. Cọc nối dây của công tắc kiểu treo phải nối được 1 dây dẫn có mặt cắt theo quy định trong bảng 3; còn các kiểu công tắc khác phải nối được 1 và 2 dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 4.

Bảng 3

Dòng điện định mức (A)

1 ÷ 4

6 ÷ 10

Mặt cắt dây dẫn (mm2)

0,5 ÷ 1

1 ÷ 2,5

Bảng 4

Dòng điện định mức (A)

1

2,5 ÷ 10

Mặt cắt dây dẫn (mm2)

0,5 ÷ 1

1 ÷ 2,5

2.15. Khoảng trống giữa đế và nắp của công tắc phải có đủ chỗ để dễ dàng nối dây dẫn đã qui định trong điều 2.14 với cọc nối dây.

2.16. Trừ công tắc kiểu dây kéo ra, các kiểu công tắc khác nhất thiết phải dùng dụng cụ mới tháo nắp ra được.

2.17. Ngoài các loại công tắc kiểu dây kéo, kiểu treo và kiểu 2 ngả ra, bên ngoài các công tắc kiểu khác phải ghi ký hiệu đóng ngắt mạch điện phù hợp với qui định trong bảng 5.

Bảng 5

Phương pháp ghi ký hiệu

Trạng thái đóng mạch

Trạng thái ngắt mạch

Dùng màu

đỏ

trắng

xanh

đen

Chú thích:

1. Công tắc ở trạng thái đóng mạch chỉ cho phép nhìn thấy ký hiệu đóng mạch.

2. Cho phép công tắc chỉ ghi một ký hiệu nhưng nhất thiết phải là ký hiệu đóng mạch.

3. Dùng ký hiệu đỏ xanh hoặc trắng đen thì phải dễ dàng phân biệt được màu trên sản phẩm.

2.18. Các chi tiết bằng chất cách điện phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Bề mặt của các chi tiết bằng nhựa không được rỗ, rạn nứt, phồng rộp; mặt phải nhẵn bóng không có cạnh sắc.

b) Các chi tiết bằng sứ cách điện phải phù hợp những qui định về sứ cách điện.

2.19. Sau khi bỏ lớp cách điện ở núm thao tác của công tắc kiểu treo đi thì tay người vẫn không tiếp xúc tới chi tiết mang điện.

2.20. Phần ren lắp ghép của công tắc phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Với các chi tiết bằng nhựa có lỗ thường xuyên vặn ra vặn vào thì phải dùng đai ốc kim loại cấy vào trong nhựa, nếu không dùng đai ốc cấy vào chi tiết thì số vòng ren có ích không ít hơn 5 vòng.

b) Phần ren lắp ghép giữa kim loại với nhau có số vòng ren có ích không ít hơn 2 vòng.

c) Phần ren lắp ghép giữa nhựa cách điện với nhau có số vòng ren có ích không ít hơn 2,5 vòng.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Kiểm tra các kích thước vật liệu và mặt ngoài của công tắc (điều 1.2; 2.16; 2.20; và 4.1) có thể quan sát bằng mắt, kết hợp với các dụng cụ đo kiểm cần thiết khác.

3.2. Thử chịu điện áp (điều 2.3)

Thử trong điều kiện làm việc bình thường. Tiến hành thử chịu điện áp giữa các cực với nhau, giữa các bộ phận mang điện được nối lại với vỏ. Vỏ cách điện và núm của công tắc được bọc một lớp giấy kim loại và nối với một cực điện để thử.

Dung lượng của máy biến áp thử không nhỏ hơn 0,5 KVA.

3.3. Thử khí hậu nhân tạo (điều 2.4)

Để công tắc vào tủ (hoặc buồng) với các điều kiện phù hợp với qui định trong điều 2.4. Nếu nhiệt độ công tắc chênh lệch nhiều so với nhiệt độ của tủ thì phải để công tắc ở môi trường có nhiệt độ như nhiệt độ của tủ ít nhất là 4 giờ.

Sau 21 chu kỳ thử thì kiểm tra cách điện của công tắc bằng cách thực hiện ngay trong tủ theo thứ tự sau:

a) Đo điện trở cách điện bằng mêgôm kế 500 V

b) Thử chịu điện áp.

3.4. Thử độ tăng nhiệt (điều 2.5)

Thử trong buồng thử không có ảnh hưởng của luồng gió, tia nắng và các bức xạ nhiệt khác. Sơ đồ thử mắc theo hình 1. Dây dẫn nối mạch điện dùng loại dây có mặt cắt lớn nhất theo qui định trong điều 2.14.

Điều chỉnh dòng điện đến trị số qui định đi qua công tắc. Nhiệt độ tăng đạt tới trị số ổn định khi mà nhiệt độ thay đổi chỉ tới 1oC trong vòng 30 phút. Lấy nhiệt độ cao nhất đã ổn định trừ đi nhiệt độ trong phòng, được độ tăng nhiệt.

Cố gắng gắn nhiệt kế nhiệt ngẫu vào gần chỗ tiếp xúc của công tắc nhưng không được làm trở ngại tới sự làm việc bình thường của công tắc.

Hình 1

TY. Biến áp tự ngẫu

A. Ampe kế xoay chiều

R. Biến trở

M. Mẫu thử

3.5. Thử thao tác (điều 2.6)

Thử trên thiết bị chuyên dùng theo sơ đồ hình 2. Kẹp chặt công tắc trên giá thử, nối phụ tải theo qui định trong bảng 2.

Đóng và ngắt mạch điện theo chu kỳ dưới đây:

a) Với công tắc kiểu dây kéo và kiểu nút ấn 15 lần/ph

b) Với các loại công tắc khác 30 lần/ ph

Đối với công tắc xoay theo qui định trong bảng 2 mục 2, khi thử trước tiên xoay núm công tắc về một bên nửa số lần qui định, sau đó xoay ngược lại nốt nửa số lần qui định.

Đối với công tắc 2 ngả thì chỉ cần đóng ngắt về một ngả. sau khi thử sẽ đo độ tăng nhiệt ở cặp tiếp xúc đó đã nối với dòng điện.

Sau khi thử dùng vải lau sạch bụi bẩn rồi kiểm tra bằng mắt. Sau đó thử chịu điện áp theo điều 3.2 và đo độ tăng nhiệt theo điều 3.4.

Hình 2

 TY. Biến áp tự ngẫu

V. Vôn kế xoay chiều

A. Ampe kế

j. Cos j kế

L. Cuộn điện kháng biến đổi

R. Biến trở

MD. Máy đếm số lần

M. Mẫu thử

3.6. Thử độ bền cơ học (điều 2.7)

Thử trên thiết bị chuyên dùng như hình 3. Lắp thiết bị thử lên tường kẹp chặt mẫu thử lên tấm để sao cho điểm chịu lực trùng với đỉnh búa (khi búa thẳng đứng) và khi búa tiếp xúc với mẫu thử thì mặt phẳng tiếp xúc phải vuông góc với đường trục của búa (đường xy trên hình 3).

Hình 3

1. Chốt định vị; 2. Cán búa; 3. Đầu búa; 4. Mẫu thử;
5. Tấm đế (chế tạo bằng tấm bakêlit dày 8mm, diện tích 175 x 175 (mm);
6. Giá đỡ; h. Độ cao va đập

3.7. Kiểm tra cơ cấu kéo dây (điều 2.8)

Lắp công tắc lên mặt tấm đế đặt thẳng đứng, treo vật nặng 100N vào đầu dây kéo. Sau một phút lấy mẫu thử ra rồi dùng tay kéo vài lần, kiểm tra xem cơ cấu kéo có còn nhạy và có hư hỏng gì không.

3.8. Thử chịu nóng (điều 2.9)

Cho công tắc vào tủ, trong khoảng thời gian 30 ÷ 60 phút đốt nóng cho nhiệt độ trong tủ đạt tới trị số qui định. Giữ nhiệt độ đó liên tục 4 giờ, trong thời gian này giữ cho nhiệt độ sai lệch không quá ± 5oC. Sau đó mở tủ để cho mẫu thử nguội tự nhiên tới nhiệt độ trong phòng. Lấy mẫu ra và kiểm tra bằng mắt.

3.9. Thử sương muối lớp bảo vệ các chi tiết bằng kim loại đen (điều 2.10)

Rửa sạch dầu mỡ bám trên các chi tiết rồi để vào tủ (buồng) thử có các điều kiện như qui định trong điều 2.10b. Trong suốt thời gian thử 48 giờ sương muối không được ngưng đọng thành thành giọt trên mặt vật thử, sau đó lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước rồi kiểm tra vết gỉ.

3.10. Thử chống rạn nứt (điều 2.11)

Pha chế dung dịch thứ tự như sau: đem 10 ml axit nitric (tỉ trọng 1,42) pha với 30 ml nước cất; lại lấy 11.4g nitrat thủy ngân ngậm 2 phân tử nước (HgNO3.2H2O) hoặc 10,7 g nitrat thủy ngân ngậm 1 phân tử nước (HgNO3.H2O) hòa tan vào dung dịch trên. Sau khi hòa tan hết, pha thêm nước cất cho đủ 1000 ml.

Lượng dung dịch để thử lấy theo bề mặt của vật thử với tỉ lệ 1 ml/1 cm2.

Sau khi rửa sạch dầu mỡ và lau khô rồi đem mẫu thử ngâm vào dung dịch kể trên, sau 30 phút lấy ra rửa sạch bằng nước rồi lau khô và kiểm tra bề mặt mẫu thử bằng mắt.

Chú thích. Nitrat thủy ngân rất độc, nên trong khi pha chế và thử phải đeo khẩu trang và găng tay.

3.11. Thử cái kẹp chặt dây dẫn (điều 2.12)

Lần lượt nối dây dẫn có mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất theo qui định trong điều 2.11. Bắt chặt vít vào một đầu dây, còn đầu dây tự do đem treo vật nặng có khối lượng 2,5kg. Lắp mẫu thử lên thanh ngang của thiết bị chuyên dùng như hình 4 cho bánh xe lệch tâm quay với tốc độ 1 vòng/s. Khi bánh xe lệch tâm quay xuống thấp, vật nặng rơi trên mặt đỡ và lực kéo không tác dụng lên mẫu thử; khi bánh xe lệch tâm quay lên cao, tay đòn nâng mẫu thử lên và vật nặng cũng bị nâng lên khỏi mặt đỡ làm cho lực kéo tác dụng lên mẫu thử.

Sau 100 lần thử kéo thì lấy mẫu thử ra đo độ xê dịch của dây dẫn và đếm số sợi dây bị đứt.

Trước thi thử vạch sẵn một vạch dấu trên dây dẫn về phía gần sát chỗ ra dây của công tắc, đo khoảng cách từ chỗ vạch dấu đến chỗ ra dây của công tắc trước và sau khi thử. Độ xê dịch của dây dẫn là hiệu số của hai lần đo kể trên.

Hình 4

1. Bánh lệch tâm

2. Tay quay

3. Mẫu thử

4. Vật nặng

5. Dây dẫn điện

3.12. Thử cơ cấu thao tác (điều 2.13)

Đóng ngắt công tắc một số lần, cơ cấu tiếp xúc động của công tắc không được dừng lại ở bất kỳ điểm trung gian nào và cơ cấu đóng ngắt không được có hiện tượng bị kẹt.

3.13. Kiểm tra khả năng nối dây (điều 2.14)

Lần lượt nối 1 dây dẫn có mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất theo quy định của bảng 3 hoặc nối 2 dây dẫn có mặt cắt lớn nhất và 1 dây dẫn có mặt cắt nhỏ nhất theo quy định của bảng 4 tới cọc nối dây. Nếu dây dẫn có mặt cắt nhỏ hơn 1 mm2 thì dùng dây mềm, mặt cắt lớn hơn 1 mm2 thì dùng dây cứng.

Khi thử thì xiết chặt rồi nới lỏng 5 lần vít bắt dây, sau mỗi lần xiết chặt lại kiểm tra xem dây dẫn có bị lỏng tuột ra khỏi cọc không.

3.14. Kiểm tra khoảng không gian nối dây (điều 2.15)

Theo hướng dẫn của phương pháp thử điều 3.13 nối dây dẫn tới cọc nối dây của công tắc, đậy nắp công tắc lại rồi kiểm tra xem có bị cộm, chật dây không? Dây dẫn nối tới công tắc có mặt cắt lớn nhất là 1 mm2 thì dùng dây nhựa mềm, mặt cắt lớn nhất là 2,5 mm2 thì dùng dây súp cao su.

3.15. Kiểm tra núm công tắc kiểu treo (điều 2.19)

Bỏ đi lớp cách điện của núm thao tác của công tắc kiểu treo rồi thử theo hình 6, dùng que thử như hình 5 cho vào phần chia ra đó nếu đèn tín hiệu không sáng, được coi là đạt yêu cầu.

Hình 5

Hình 6

Đ. Đèn tín hiệu

C. Núm công tắc sau khi đã bóc lớp cách điện bên ngoài

M. Mẫu thử

Q. Que thử

3.16. Các công tắc phải kiểm tra phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn này mới được xuất xưởng. Khi xuất xưởng công tắc phải có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất của sản phẩm.

3.17. Thử xuất xưởng

a) Trong mỗi loạt sản phẩm để giao hàng lấy ra 0,2% nhưng không được ít hơn 20 cái để thử.

b) Nội dung thử xuất xưởng bao gồm các điều 1.2, 2.3, 2.13, 2.17 và 2.18 của tiêu chuẩn này.

c) Tất cả các mẫu lấy ra để thử đều phải đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Nếu có một mẫu không đạt bất kỳ điều nào thì phải lấy lại với số lượng gấp đôi trong loạt sản phẩm đó và thử lại điều chưa đạt. Nếu toàn bộ mẫu thử trong đợt lấy mới này đều đạt yêu cầu, thì loạt sản phẩm đó được coi là đạt tiêu chuẩn; nhưng nếu lại có một mẫu không đạt thì loạt sản phẩm đó coi là không đạt tiêu chuẩn.

Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì phải sửa lại, nếu sửa không được thì bỏ.

d) Các mẫu thử nếu đạt tiêu chuẩn thì được coi là thành phẩm để xuất xưởng.

3.18. Thử điển hình

a) Thử điển hình được tiến hành khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Sản phẩm mới chế tạo thử.

– Khi thiết kế, công nghệ hoặc nguyên liệu có sự thay đổi lớn.

– Khi sản xuất lại những sản phẩm không thường xuyên sản xuất.

– Với các sản phẩm sản xuất thường xuyên hoặc hàng loạt lớn thì định kỳ thử ít nhất nửa năm một lần.

b) Nội dung thử điển hình bao gồm tất cả các điều quy định trong tiêu chuẩn này.

c) Mẫu thử điển hình chia làm 5 nhóm: từ nhóm 1 đến nhóm 4 thử trên sản phẩm; nhóm 5 thử trên chi tiết. Số lượng cần thử ít nhất là 5 cái.

Cách thử theo thứ tự sau đây:

– Nhóm 1 thử các điều: 2.8, 2.5, 2.12, 2.7 và 2.19.

– Nhóm 2 thử các điều: 2.18, 2.17, 2.3 và 2.4.

– Nhóm 3 thử các điều: 2.13, 2.14, 2.15 và 2.6.

– Nhóm 4 thử các điều: 2.16, 2.20 và 2.9.

– Nhóm 5 thử điều 2.10.

d) Những mẫu thử sau khi thử điển hình không được coi là thương phẩm để giao hàng.

3.19. Nếu trong khi thử điển hình có một mẫu không đạt một điều bất kỳ nào thì phải thử lại điều đó với số lượng gấp đôi. Nếu lại có một mẫu không đạt thì loạt sản phẩm đó coi là không đạt tiêu chuẩn.

3.20. Khi giao hàng, thủ tục nghiệm thu căn cứ theo các quy định về thử xuất xưởng, với số lượng 0,1% lấy ra từ số sản phẩm sẽ giao nhưng không được ít hơn 20 cái.

Nếu khách hàng có nghi vấn về chất lượng của sản phẩm thì có quyền yêu cầu kiểm tra lại một phần hoặc toàn bộ các quy định trong thử điển hình với số lượng nhiều nhất không quá 30 cái, nhưng không được ít hơn 5 cái. Trong khi thử nếu có một mẫu thử không phù hợp yêu cầu của bất kỳ điều nào trong tiêu chuẩn này thì xử lý theo quy định ở điều 3.17 c.

4. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

4.1. Trên mỗi sản phẩm phải ghi đầy đủ và rõ ràng các đề mục sau:

a) Tên nhà máy sản xuất hoặc ký hiệu thương phẩm

b) Dòng điện làm việc định mức (A)

c) Điện áp làm việc lớn nhất (V)

d) Loại nguồn điện (~) hoặc (=)

4.2. Công tắc xếp trong các ô của hộp bìa cứng, trong hộp có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất, mặt ngoài hộp có ghi nhãn theo quy định trong điều 4.1 và tên gọi, qui cách của sản phẩm.

4.3. Hộp đựng công tắc lại được đóng vào hòm gỗ, hòm gỗ phải đạt các yêu cầu sau:

a) Quanh hòm lót giấy chống ẩm

b) Khối lượng thô của hòm không quá 40kg

c) Trong mỗi hòm phải có phiếu bao gói trong đó ghi đầy đủ các mục như tên sản phẩm, quy cách, số lượng, ngày bao gói và tên người bao gói v.v…

d) Nếu khách hàng đồng ý, có thể thay thế hòm gỗ bằng hòm bìa cứng chống ẩm hoặc bằng vật liệu khác nhưng phải đảm bảo trong quá trình vận chuyển không làm hư hỏng sản phẩm.

4.4. Bên ngoài hòm dùng sơn hoặc mực không phai ghi rõ các mục sau:

a) Tên sản phẩm, quy cách và số lượng

b) Tên nhà máy sản xuất

c) Tên người hoặc đơn vị và địa chỉ nơi nhận hàng

d) Khối lượng thô của hòm (kg)

e) Kích thước ngoài của hòm dài x rộng x cao (cm)

g) Các ký hiệu cần chú ý như dễ vỡ, tránh nước, chiều quay lên v.v…

h) Ngày đóng hòm.

4.5. Trong quá trình vận chuyển tránh va đập, rơi vỡ hoặc để mưa ướt.

4.6. Công tắc được bảo quản trong kho thoáng, khô ráo không có bụi bẩn và các chất ăn mòn.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1835:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1835:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1835:1976 về Đui đèn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1835 – 76

ĐUI ĐÈN

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đui đèn điện thường dùng (sau gọi tắt là đui đèn), để đưa nguồn điện tới các bóng đèn thắp sáng bằng dây tóc thông thường.

1. PHÂN LOẠI

1.1. Đui đèn được phân loại theo các kiểu sau:

a) Phân loại theo cách lắp với bóng đèn:

– kiểu xoáy ốc (vặn)

– kiểu ngạnh.

b) Phân loại theo cách lắp đặt:

– kiểu treo

– kiểu mặt bích

– kiểu nối ống.

c) Phân loại theo dạng bảo vệ:

– kiểu thông thường

– kiểu chống mưa.

d) Phân loại theo nguyên liệu dùng làm vỏ:

– loại có vỏ cách điện

– loại có vỏ kim loại.

e) Phân loại theo mức độ an toàn:

– kiểu an toàn

– kiểu nửa an toàn

g) Phân loại theo dạng có lắp công tắc hay không:

– kiểu có công tắc

– kiểu thông thường (không có công tắc).

Chú thích. Kiểu chống mưa không được lắp công tắc đi kèm.

1.2. Các thông số cơ bản của đui đèn phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Kiểu

Ký hiệu

Điện áp làm việc cao nhất (V)

Dòng điện làm việc lớn nhất (A)

Công suất lớn nhất của bóng đèn cần lắp (W)

Đui xoáy

E10

50

2,5

25

E14

250

60

E27

4

300

E40

10

1 000

20

2 000

Đui ngạnh

1B9

50

2,5

25

1B15

250

2,5*

40

1B15A

2B15

2B15A

2B22

4

300

* Nếu cần, cho phép chế tạo kiểu đui đèn có dòng điện làm việc lớn nhất là 4A.

Chú thích:

1. Chữ E là đui xoáy, số sau chữ E chỉ đường kính ngoài ren xoáy ốc của đui đèn đã quy tròn.

2. Chữ B là đui ngạnh, số đứng trước chữ B chỉ số cọc lò xo tiếp xúc của đui đèn, số sau chữ B chỉ đường kính trong của cổ đui ngạnh, chữ cuối – A là loại đui ngạch mà rãnh ở hai bên có chiều cao so le nhau.

3. Tích số của điện áp làm việc cao nhất với dòng điện làm việc lớn nhất ghi trên bảng 1 không đặc trưng cho công suất lớn nhất mà đui đèn có thể chịu đựng được. Ba thông số ghi trong bảng là ba chỉ tiêu độc lập để giới hạn phạm vi sử dụng của đui đèn.

1.3. Kích thước ren của đui xoáy phải phù hợp với quy định trong bảng 2 theo hình 1.

Hình 1

bảng 2

Ký hiệu

t

r

D

D1

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Lớn nhất

E10

1,814

0,531

9,61

9,78

8,59

8,76

E14

2,822

0,822

13,97

14,16

12,37

12,56

E27

3,629

1,025

26,55

26,85

24,36

24,66

E40

6,350

1,850

39,60

40,05

36,00

36,45

1.4. Sau khi lắp bóng đèn tương ứng vào đui xoáy, khoảng cách tương đối giữa phần ren và tấm tiếp xúc phải phù hợp với quy định ghi trong bảng 3 và hình 2

Hình 2

1. Vị trí là tiếp xúc của đui xoáy sau khi lắp bóng đèn.

Bảng 3

Ký hiệu

X

Y

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

E10

7,5

9,3

E14

12

15

5

E27

17

21

7

E40

27

32

12

1.5. Kích thước cơ bản của đui ngạnh phải phù hợp với quy định trong bảng 4 và hình 3.

mm                                                                         Bảng 4

Ký hiệu kích thước

1 B9

1 B15

1 B15A

2 B15

2 B15A

2 B22

A

Nhỏ nhất

2,2

2,7

2,7

2,7

2,7

2,7

Lớn nhất

2,4

3,2

3,2

3,2

3,2

3,2

B

Nhỏ nhất

0,7

0,8

0,8

0,8

0,8

0,9

Lớn nhất

0,9

1,0

1,0

1,0

1,0

1,2

C

Nhỏ nhất

9,35

15,3

15,3

15,3

15,3

22,2

Lớn nhất

9,45

15,5

15,5

15,5

15,5

22,5

D

Lớn nhất

3,5

5,0

7,0

5,0

7,0

5,0

E

Lớn nhất

4,0

4,9

4,9

4,9

4,9

4,9

F

Nhỏ nhất

7,6

9,0

9,0

9,0

9,0

10,0

G

Nhỏ nhất

7,9

7,9

10,5

Lớn nhất

9,7

9,7

13,2

H

Khoảng

0,95

I

Nhỏ nhất

2,7

2,7

2,7

2,7

2,7

3,5

Lớn nhất

5,0

5,0

5,0

3,0

3,0

4,0

J

Nhỏ nhất

0,45

0,45

0,45

0,45

0,45

0,45

K

Nhỏ nhất

1,3

1,3

1,3

1,3

1,5

L

Lớn nhất

21

21

21

21

28

M

Nhỏ nhất

3,4

3,4

Lớn nhất

3,6

3,6

a

Khoảng

37o

29o

29o

29o

29o

23o

b

Nhỏ nhất

82o30’

82o30’

82o30’

Lớn nhất

97o30’

97o30’

97o30’

 

Hình 3a. Đui đèn cổ kim loại có hai cọc tiếp xúc

Hình 3b. Đui đèn cổ kim loại có một cọc tiếp xúc

Hình 3c. Đui đèn cổ nhựa

Hình 3d. Đui đèn có hai rãnh so le

Chú thích. V – điểm định vị của ngạnh bóng đèn

F – kích thước cực hạn của cọc tiếp xúc khi bị nén.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Đui đèn phải phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này và các tài liệu kỹ thuật khác đã được phê chuẩn.

2.2. Đui đèn phải làm việc được ở các điều kiện sau:

a) Độ cao so với mặt biển không quá 1 000 m.

b) Nhiệt độ của môi trường xung quanh không quá + 40oC.

c) Độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh không quá 98% (ở nhiệt độ 25oC)

d) Không có chất khí cháy, nổ, ăn mòn kim loại hoặc phá hoại chất cách điện; không có bụi dẫn điện.

e) Có phương tiện che mưa.

Chú thích. Điều (c) không áp dụng cho đui đèn kiểu chống mưa.

2.3. Cách điện của đui đèn phải chịu được thử điện áp xoay chiều 2000 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.4. Đui đèn kiểu chống mưa phải thử mưa nhân tạo với lượng mưa mỗi phút 3 mm, xiên góc 15o so với đường thẳng đứng. Sau 30 phút thử, nước mưa không được lọt vào trong và phải chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.5. Đui đèn phải chịu được thử khí hậu nhân tạo theo TCVN 1612 – 75, thời gian thử là 21 chu kỳ. Sau khi thử tính năng cách điện của đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Điện trở cách điện không nhỏ hơn 2 MW.

b) chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.6. Cấu tạo của đui vặn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Đui xoáy E14 và E27 kiểu an toàn đem lắp với bóng đèn tương ứng, từ khi bắt đầu vặn bóng vào tới khi vặn xong, tay không tiếp xúc tới bộ phận mang điện của bóng đèn và đui xoáy.

b) Đui xoáy E11 và E27 kiểu nửa an toàn, sau khi vặn xong bóng đèn tương ứng vào rồi thì tay không tiếp xúc tới bộ phận mang điện của bóng đèn và đui xoáy.

c) Đui xoáy E40 sau khi vặn xong bóng đèn tương ứng vào rồi thì tay không tiếp xúc tới bộ phận mang điện của bóng đèn và đui xoáy.

2.7. Với kiểu đui đèn có công tắc, sau khi cách điện của núm công tắc bị bong ra, tay vẫn không tiếp xúc tới chi tiết mang điện của đui đèn.

2.8. Khi cọc lò xo tiếp xúc của đui ngạnh bị nén tới vị trí làm việc bình thường thì tổng lực đẩy của chúng phải phù hợp với quy định trong bảng 5.

Bảng 5

Ký hiệu

Tổng lực đẩy (N)

2 B15

10 ¸ 20

2 B22

15 ¸ 25

2.9. Cho đui đèn làm việc với 125% dòng điện làm việc lớn nhất, độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không được quá 30oC

2.10. Đui đèn phải chịu được thử thao tác 500 lần với phụ tải thuần điện trở theo quy định trong bảng 6. Với loại đui đèn có công tắc thì công tắc còn phải thử “bật tắt” được 10 000 lần phụ tải thuần điện trở theo quy định trong bảng 6.

Bảng 6

Ký hiệu

Điện áp thử
(V)

Dòng điện thử
(A)

E 14, 2 B15

250

2,5*

E 27, 2 B22

250

4

E 40

không có phụ tải

* Chú thích. Với đui đèn 2 B15 nếu chế tạo với dòng điện 4A thì dòng điện thử là 4 A.

Sau khi thử, đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Các chi tiết của đui đèn không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của đui đèn, ví dụ: các chi tiết lắp xiết bị long ra, lò xo không đàn hồi, cách điện bị vỡ v.v…

b) Chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

c) Cho làm việc với dòng điện làm việc lớn nhất mà độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không quá 40 oC.

2.11. Đui đèn phải có độ bền cơ học, cụ thể là:

a) Vỏ cách điện của đui đèn phải chịu được thử va đập 5 lần với độ cao 100mm vẫn không bị rạn nứt mà mắt nhìn thấy được.

Búa thử làm bằng gỗ cứng có khối lượng 0,15 kg, búa hình bán cầu có bán kính 10 mm. Cán búa bằng thép ống dày 0,5 mm, đường kính ngoài là 9 mm, chiều dài tác dụng của cán búa là 1m.

Độ cao thử va đập là khoảng cách của hình chiếu đứng từ điểm tiếp xúc trên mặt búa tới điểm bị va đập trên mẫu thử (xem hình 10).

b) Đui vặn phải chịu được thử mômen xoắn theo quy định ở bảng 7 trong 1 phút mà không bị nứt vỡ, các chi tiết lắp xiết không bị lỏng, và không có các hiện tượng hư hỏng khác làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của đui đèn.

Bảng 7

Ký hiệu

Mômen xoắn (N.cm)

E 14

100

E 27

180

E 40

300

2.12. Đui đèn phải chịu được thử nóng với nhiệt độ như bảng 8 trong thời gian 16 giờ mà không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của đui đèn như lò xo không đàn hồi, cách điện bị nứt vỡ phồng rộp hoặc chảy ra v.v…

Bảng 8

Ký hiệu

Nhiệt độ thử (oC)

E 14, 2 B15

130

E 27, 2 B22

180

E 40

220

Với các chi tiết bịt kín và dây dẫn ra của đui đèn kiểu chống mưa thì nhiệt độ thử là 100oC thời gian là 16 giờ. Sau khi thử các chi tiết đó không được rạn nứt.

Sau khi thử chịu nóng, kích thước lắp ghép của đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Với đui ngạnh dùng dưỡng kiểm, hình 13 phần phụ lục, đút lọt vào đui đèn.

b) Với đai xoáy dùng dưỡng kiểm, hình 12 phần phụ lục, vặn được vào đui xoáy.

2.13. Vỏ đui đèn kiểu chống mưa phải chịu được thử lạnh đột ngột giảm 90oC mà không bị biến dạng, nứt vỡ.

2.14 Các chi tiết của đui đèn bằng kim loại đen phải có một lớp bảo vệ chống gỉ, lớp bảo vệ đó phải phù hợp với các yêu cầu sau:

a) Lớp bảo vệ không được có hiện tượng bong tróc, rỗ rộp hoặc cục bộ có chỗ không có lớp bảo vệ.

b) Sau 48 giờ thử sương muối, trên mặt lớp bảo vệ không được xuất hiện vết gỉ nâu và tổng diện tích lớp gỉ trắng không được quá 3%.

Các điều kiện thử sương muối:

– Thành phần nước muối:

Natri clorua 27 g/l

Magie clorua 6 g/l

Canxi clorua 1 g/l

Kali clorua 1g/l

Độ pH 6,5 ¸ 7,2

– Nhiệt độ thử 35 ± 20C

– Độ ẩm tương đối 90% trở lên

– Chu kỳ phun sương: cứ cách 45 phút lại phun liền trong 15 phút. Theo chu kỳ đó phun đủ thời gian quy định ở trên.

– Mật độ hạt sương: 5 x 105 ¸ 10 x 106 hạt/cm3.

– Đường kính hạt sương 1 ¸ 5 mm chiếm 85% trở lên.

2.15 Các chi tiết của đui đèn làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng đem ngâm trong dung dịch 10 g nitrat thủy ngân và 10 ml axit nitric (tỉ trọng 1,42); sau 30 phút các chi tiết vẫn không bị rạn nứt.

2.16 Bề mặt các chi tiết cách điện của đui đèn phải đạt yêu cầu sau:

a) Bề mặt các chi tiết bằng nhựa phải láng bóng không được phồng rộp, rỗ, rạn nứt, sắc cạnh.

b) Các chi tiết bằng sứ phải phù hợp các quy định về sứ cách điện.

2.17 Cọc nối dây của đui đèn kiểu mặt bích phải nối được 1 và 2 dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 9. Các loại đui đèn khác thì có thể nối được 1 dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 9.

2.18 Nối dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 9 tới cọc nối dây của đui đèn rồi cho thử kéo 100 lần, mỗi lần chịu lực kéo là  25 N trong một giây. Sau khi thử số sợi bị kéo đứt không được quá 1/3 tổng số sợi có trong dây dẫn, độ xê dịch của dây dẫn không được lớn hơn 2mm.

Bảng 9

Ký hiệu

Mặt cắt của một dây dẫn (mm2)

E14, 2B15

0,5 ¸ 1

E27, 2B22

0,5 ¸ 2,5

E40

1 ¸ 4

2.19 Nếu trên đui đèn kiểu chống mưa có lắp sẵn dây dẫn cố định không tháo ra được thì dây đó phải là loại dây dùng ngoài trời có nhiều sợi mềm và có mặt cắt theo đúng quy định trong bảng 9. Chiều dài dây dẫn không được ngắn hơn 150 mm.

2.20 Phần ren của đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Phần ren nối ghép giữa kim loại với nhau phải có số vòng nối hữu ích không ít hơn 2 vòng.

b) Phần ren nối ghép giữa nhựa cách điện với nhau phải có số vòng hữu ích không ít hơn 2,5 vòng.

2.21 Đui xoáy kiểu E27 nếu có bộ phận để lắp chụp đèn thì đường kính ngoài phần ren trên vỏ đui xoáy không được lớn hơn 33,7 mm và có bước ren bằng 1,25 mm.

2.22. Đui đèn kiểu có công tắc, ngoài tiêu chuẩn này ra, phần công tắc còn phải phù hợp tiêu chuẩn TCVN 1834-76 về “công tắc”.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1 Kiểm tra kích thước lắp ghép của đui đèn với bóng đèn (điều 1.3, 1.4, 1.5), dùng các dưỡng kiểm ở phần phụ lục.

a) Với đui xoáy dùng dưỡng kiểm như hình 12 và kích thước theo bảng 12 và 13 phần phụ lục. Khi kiểm, đầu dưỡng có ren phải vặn trơn nhẹ vào đui đèn, còn đầu kia do sức nặng của bản thân dưỡng trơn sẽ không lọt vào được.

b) Với đui ngạnh dùng dưỡng kiểm như hình 13 và kích thước theo bảng 14 phần phụ lục. Khi kiểm, đầu dưỡng có ngạnh phải lọt vào đui đèn một cách nhẹ nhàng, còn đầu kia do sức nặng của bản thân dưỡng trơn sẽ không lọt vào được.

3.2. Kiểm tra các kích thước, vật liệu và mặt ngoài của đui đèn (2.14a, 2.16, 2.19, 2.20, 2.21 và 4.1) có thể quan sát bằng mắt, kết hợp với các dụng cụ đo kiểm cần thiết khác.

3.3. Thử chịu điện áp (điều 2.3)

Thử trong điều kiện làm việc bình thường. Tiến hành thử chịu điện áp giữa các cọc tiếp xúc với nhau và giữa các cọc đã nối liền lại với vỏ. Vỏ cách điện của đui đèn được bọc bằng một lớp giấy kim loại và nối với một cực điện để thử.

Với kiểu đui đèn có công tắc thì phải thử ở vị trí công tắc “tắt và bật”. Núm công tắc phải bọc giấy kim loại và nối liền với giấy kim loại đã bọc ngoài vỏ đui đèn.

Dung lượng của máy biến áp thử không nhỏ hơn 0,5 KVA.

3.4. Thử chống mưa (điều 2.4)

Thử trong thiết bị chuyên dùng có vòi phun mưa nhân tạo. Khi thử phải điều chỉnh lượng mưa theo quy định của tiêu chuẩn này. Lượng mưa đo bằng “cốc đo mưa” hoặc cốc đựng khác để vào vị trí thử sau một thời gian rồi lấy ra tính theo công thức:

Lượng mưa =  (mm/ph)

trong đó:

P – khối lượng nước mưa đo được (g)

S – mặt cắt miệng cốc đo (cm3)

t – thời gian đo (ph)

Lắp bóng vào đui đèn rồi treo vào thiết bị thử, phun đều, liên tục mưa nhân tạo xiên góc 45o so với trục treo đèn. Sau 30 phút lấy mẫu ra tháo bóng ra khỏi đui đèn rồi kiểm tra theo thứ tự sau:

a) Thử chịu điện áp theo điều 3.3.

b) Kiểm tra bằng mắt xem nước có lọt vào chỗ cọc nối dây và các bộ phận gần đó không. Việc kiểm tra phải làm xong trong vòng 20 phút kể từ lúc ngừng mưa nhân tạo.

3.5. Thử khí hậu nhân tạo (điều 2.5)

Treo đui đèn vào tủ (buồng) với các điều kiện phù hợp với quy định trong điều 2.5. Nếu nhiệt độ đui đèn chênh lệch nhiều so với nhiệt độ của tủ (buồng) thì phải để đui đèn ở môi trường có nhiệt độ như nhiệt độ của tủ (buồng) ít nhất là 4 giờ.

Sau 21 chu kỳ thử thì thử tính năng cách điện bằng cách thực hiện ngay trong tủ theo thứ tự sau:

a) Đo điện trở cách điện bằng mêgôm kế 500 V.

b) Thử chịu điện áp như điều 2.5b.

3.6. Thử chống điện giật (điều 2.6)

Lắp bóng đèn tương ứng vào đui đèn như quy định trong điều 2.6. Dùng que thử như hình 4 và lắp sơ đồ theo hình 5. Điện áp thử không quá 40 V.

Với đui đèn kiểu an toàn E14 và E27 để que thử tiếp xúc tới phần ren của bóng đèn, trong suốt quá trình vặn bóng đèn vào đui mà đèn tín hiệu không sáng thì coi là thử đạt yêu cầu.

Với đui đèn xoáy E 40 và kiểu nửa an toàn E14 và E27 thì sau khi lắp bóng đèn vào rồi, cố để que thử tiếp xúc tới phần ren của đui và bóng đèn mà đèn tín hiệu không sáng là đạt yêu cầu.

Hình 4

1. Làm bằng chất cách điện.   2 và 3. Bằng kim loại

Hình 5

Đ. Đèn tín hiệu

B. Đèn thử

M. Mẫu thử

Q. Que thử

3.7 Kiểm tra núm công tắc (điều 2.7)

Bỏ đi phần cách điện của núm công tắc chìa ra ngoài đui đèn, rồi thử theo hình 6, cho que thử vào phần chìa ra đó nếu tín hiệu không sáng được coi là đạt yêu cầu.

 

Hình 6

Đ. Đèn tín hiệu

C. Núm công tắc sau khi đã bóc lớp cách điện ngoài

M. Mẫu thử

Q. Que thử

 

3.8. Đo lực đàn hồi của cọc lò xo (điều 2.8)

Đo bằng lực kế như hình 7 và theo các trị số quy định trong bảng 10.

Giữ đui đèn cố định rồi lắp hẳn lực kế vào đui đèn. Đẩy từ từ cán của lực kế cho tới khi hai ngạnh của lực kế vừa rời khỏi điểm định vị của rãnh hãm trên đui đèn, thì đọc số chỉ trên lực kế. Chú ý khi đẩy cán lực kế luôn giữ cho đường trục của lực kế trùng với đường trục của đui đèn.

Đo 5 lần và lấy số chỉ giống nhau trong 3 lần đo trở lên làm trị số đo, hoặc lấy trị số trung bình của 5 lần đo làm trị số đo

Hình 7

mm                                                                   Bảng 10

Ký hiệu

D

d

h

2 B15

F 15 ± 0,2

F 12

7 ± 0,1

2 B22

F 21,75 ± 0,3

F 18

7,5 ± 0,1

3.9. Thử độ tăng nhiệt độ (điều 2.9)

Thử trong buồng thử không có ảnh hưởng của luồng gió, tia nắng và các bức xạ nhiệt khác. Sơ đồ thử mắc theo hình 8. Dây dẫn nối mạch điện dùng loại dây có mặt cắt lớn nhất theo quy định trong bảng 9.

Điều chỉnh dòng điện đến trị số quy định đi qua đui đèn. Nhiệt độ tăng đạt tới trị số ổn định khi mà nhiệt độ thay đổi chỉ có 1oC trong vòng 30 phút. Lấy nhiệt độ cao nhất đã ổn định trừ đi nhiệt độ trong phòng được độ tăng nhiệt.

Cố gắng gắn nhiệt kế nhiệt ngẫu vào gần chỗ tiếp xúc của đui đèn nhưng không được làm ảnh hưởng tới sự tiếp xúc giữa đui đèn với bóng đèn.

Hình 8

TY. Biến áp tự ngẫu

A. Ampe kế xoay chiều

R. Biến trở

M. Mẫu thử

B. Bóng đèn

 

3.10. Thử thao tác (điều 2.10)

Thử trên thiết bị chuyên dùng mắc theo sơ đồ hình 9. Kẹp chặt đui đèn trên giá, dùng bóng đèn tương ứng làm phụ tải theo quy định ở bảng 6. Đóng và cắt mạch điện thử bằng cách lắp và tháo bóng đèn khoảng 15 lần trong một phút.

Với đui ngạnh, cho ngạnh của bóng đèn lọt vào rãnh hình chữ L của đui đèn, quay một góc cho ngạnh nằm vào vị trí làm việc bình thường, sau đó quay ngược trở lại lùi bóng đèn ra.

Với đui xoáy thì vặn vào vặn ra bóng đèn với tốc độ quay 60 vòng/phút, khi vặn bóng đèn vào thì vặn với mômen xoắn như quy định trong bảng 11.

Bảng 11

Ký hiệu

Mômen, N.cm

E 14

80

E 27

120

E 40

250

Sau khi thử lau sạch bụi và các vết bẩn trên đui đèn rồi kiểm tra bằng mắt các chỗ xem có hư hỏng không.

Tiếp đó thử chịu điện áp theo điều 3.3 và thử độ tăng nhiệt theo điều 3.9.

Hình 9

TY. Biến áp tự ngẫu

V. Von kế xoay chiều

A. Ampe kế xoay chiều

R. Biến trở

M. Mẫu thử          B. Bóng đèn

BĐ. Bộ đếm

3.11. Thử độ bền cơ học (điều 2.11)

a) Thử độ bền cơ học của vỏ đui đèn (điều 2.11a) theo sơ đồ ở hình 10.

Lắp thiết bị thử lên tường, kẹp chặt mẫu thử lên tấm đế sao cho điểm chịu lực trùng với đỉnh búa (khi búa thẳng đứng) và khi búa tiếp xúc với mẫu thử thì mặt phẳng tiếp xúc phải vuông góc với đường trục của búa.

Điều chỉnh chiều cao va đập theo quy định rồi dùng chốt hãm lại, khi rút chốt thì búa sẽ rơi tự do và đập vào mẫu thử.

Các điểm chịu lực ở 5 điểm như sau:

– Với đui ngạnh: 3 điểm trên vỏ cách điện ở chỗ mỏng nhất, 2 điểm ở hai bên cổ đui đèn chỗ đường vuông góc với trục nối giữa hai rãnh chữ L.

– Với đui xoáy: phân bố ở các chỗ mỏng nhất trên vỏ đui đèn.

b) Thử độ bền cơ học của phần ren đui xoáy (điều 2.11b) bằng thiết bị chuyên dùng. Theo quy định về mômen xoắn trong bảng 7, vặn bóng đèn tương ứng vào hết rồi giữ lại chừng 1 phút, lại vặn ngược trở ra rồi kiểm tra bằng mắt.

Hình 10

1. Chốt định vị

2. Cán búa;

3. Búa;

4. Mẫu thử;

5. Tấm đế (bakêlit dày 8 mm diện tích 175 x 175 mm),

6. Giá đỡ

h. Chiều cao va đập

3.12. Thử chịu nóng (điều 2.12)

Cho đui đèn vào tủ, trong khoảng thời gian 30 – 60 phút, đốt nóng cho nhiệt độ trong tủ tăng đạt trị số quy định trong bảng 8 giữa nhiệt độ liên tục 16 giờ. Trong thời gian giữ nhiệt, độ sai lệch của nhiệt độ trong tủ không được quá ± 5oC. Sau thời gian quy định thì mở tủ để cho mẫu thử nguội tự nhiên tới nhiệt độ trong phòng. Lấy mẫu ra và kiểm tra bằng mắt.

Với đui đèn kiểu chống mưa thì đem phần dây dẫn ra của đui đèn quấn lên một trục kim loại có đường kính F 20, sau khi thử xem lớp dây dẫn có bị nứt rạn không.

Cuối cùng dùng dưỡng kiểm như điều 3.1 để kiểm tra kích thước lắp ghép của đui đèn.

3.13. Thử lạnh đột ngột (điều 2.13)

Cho đui đèn kiểu chống mưa vào tủ sấy rồi tăng nhiệt độ của tủ sấy cho tới khi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của nước làm lạnh 90oC. Sau 2 giờ lấy đui đèn ra và lập tức ngâm vào nước làm lạnh, sau 3 phút thì kiểm tra bằng mắt.

Lượng nước dùng làm lạnh phải đủ để cho sự thay đổi về nhiệt độ trước và sau khi thử chênh lệch không quá 2oC.

3.14. Thử sương muối lớp bảo vệ các chi tiết bằng kim loại đen (điều 2.14)

Rửa sạch dầu mỡ bám trên các chi tiết rồi để vào tủ (buồng) thử có các điều kiện như quy định trong điều 2.14. Trong suốt thời gian thử (48 giờ) sương muối không được ngưng đọng thành giọt trên mặt vật thử, sau đó lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước rồi kiểm tra vết gỉ.

3.15. Thử chống rạn nứt (điều 2.15)

Pha chế dung dịch thử như sau: đem 10 ml axit nitric (tỷ trọng 1,42) pha với 30 ml nước cất, lại lấy 11,4 g nitrat thủy ngân ngậm 2 phân tử nước (HgNO3.2H2O) hoặc 10,7 g nitrat thủy ngân ngậm 1 phân tử nước (HgNO3.H2O) hòa tan vào dung dịch trên. Sau khi hòa tan hết, pha thêm nước cất cho đủ 1000 ml.

Lượng dung dịch để thử lấy theo bề mặt của vật thử với tỷ lệ 1 ml/1 cm2.

Sau khi rửa sạch dầu mỡ và lau khô rồi đem mẫu thử ngâm vào dung dịch kể trên, sau 30 phút lấy ra rửa sạch bằng nước rồi lau khô và kiểm tra bề mặt mẫu thử bằng mắt.

Chú thích. Nitrat thủy ngân rất độc nên trong khi pha chế và thử phải đeo khẩu trang và găng tay.

3.16. Kiểm tra khả năng nối dây (2.17)

Lần lượt nối một đoạn dây (với đui đèn kiểu mặt bích thì nối 2 dây) có mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất theo quy định trong bảng 9 tới cọc nối dây. Nếu dây có mặt cắt nhỏ hơn 1 mm2 thì dùng dây mềm, mặt cắt lớn hơn 1 mm2 thì dùng dây cứng. Khi thử thì xiết chặt rồi nới lỏng 5 lần vít giữ dây, sau mỗi lần xiết chặt thì lại kiểm tra xem dây dẫn có bị bong tuột ra khỏi cọc không.

3.17. Kiểm tra sức chịu kéo của đui đèn treo (điều 2.18)

Nối đui đèn với dây dẫn nhiều ruột mềm theo quy định trong bảng 9. Bắt chặt vít vào một đầu dây, còn đầu dây tự do đem treo vật nặng có khối lượng bằng 2,5 kg. Lắp mẫu thử lên thanh ngang của thiết bị thử chuyên dùng như hình 11, cho bánh xe lệch tâm quay với tốc độ 1 vòng/s. Khi bánh xe lệch tâm quay xuống thấp, vật nặng rơi trên mặt đỡ và lực kéo không tác dụng lên mẫu thử; khi bánh xe lệch tâm quay lên cao, tay đòn nâng mẫu thử lên và vật nặng cũng bị nâng lên khỏi mặt đỡ làm cho lực kéo tác dụng lên mẫu thử.

Sau 100 lần thử kéo thì lấy mẫu thử ra đo độ xê dịch của dây dẫn và đếm số sợi dây bị đứt.

Trước khi thử vạch sẵn một vạch dấu trên dây dẫn về phía gần sát chỗ ra dây của đui đèn, đo khoảng cách từ chỗ vạch dấu đến chỗ ra dây của đui đèn hai lần trước và sau khi thử. Độ xê dịch của dây dẫn là hiệu số của hai lần đo kể trên.

Hình 11

1. Bánh lệch tâm

2. Tay quay

3. Mẫu thử

4. Vật nặng

3.18. Các đui đèn phải kiểm tra phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn này mới được xuất xưởng, khi xuất xưởng đui đèn phải có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất của sản phẩm.

3.19. Thử xuất xưởng

a) Trong mỗi loạt sản phẩm để giao hàng lấy ra 0,2% nhưng không được ít hơn 20 cái để thử.

b) Nội dung thử xuất xưởng bao gồm các điều 2.3, 2.8, 2.15 và 2.19 trong tiêu chuẩn này.

c) Tất cả các mẫu lấy ra để thử đều phải phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nếu có một mẫu không đạt bất kỳ điều nào thì phải lấy lại với số lượng gấp đôi trong loạt sản phẩm đó và thử lại điều chưa đạt. Nếu toàn bộ mẫu thử trong đợt lấy mới này đều đạt yêu cầu thì loạt sản phẩm đó được coi là đạt tiêu chuẩn, nhưng nếu lại có một mẫu không đạt thì loạt sản phẩm đó coi là không đạt tiêu chuẩn.

Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì phải sửa lại, nếu sửa không được thì bỏ.

d) Bản thân các mẫu thử nếu đạt tiêu chuẩn thì cũng được coi là thành phẩm xuất xưởng.

3.20. Thử điển hình

a) Thử điển hình được tiến hành khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Sản phẩm mới chế tạo thử.

– Khi thiết kế công nghệ hoặc nguyên liệu có sự thay đổi lớn.

– Khi sản xuất lại những sản phẩm không thường xuyên sản xuất.

– Với các sản phẩm sản xuất thường xuyên hoặc hàng loạt lớn thì định kỳ thử ít nhất nửa năm một lần.

b) Nội dung thử điển hình bao gồm tất cả các điều quy định trong tiêu chuẩn này.

c) Mẫu thử điển hình chia làm 6 nhóm: từ nhóm 1 đến 4 thử trên sản phẩm; nhóm 5 và 6 thử trên chi tiết. Số lượng cần thử ít nhất là 5 cái.

Cách thử theo thứ tự sau:

– Nhóm 1 thử các điều: 2.8, 2.9, 2.18, 2.11, 2.7.

– Nhóm 2 thử các điều: 2.20, 2.3, 2.4, 2.5, 2.22 và 2.13.

– Nhóm 3 thử các điều: 1.3, 1.4, 1.5, 2.17, 2.21, 2.6 và 2.10.

– Nhóm 4 thử các điều: 2.16 và 2.12.

– Nhóm 5 thử điều 2.14.

– Nhóm 6 thử điều 2.15.

d) Những mẫu thử sau khi thử điển hình không được coi là thương phẩm để giao hàng.

3.21. Nếu trong khi thử điển hình có một mẫu không đạt một điều bất kỳ nào thì phải thử lại điều đó với số lượng gấp đôi. Nếu lại có một mẫu không đạt thì loạt sản phẩm đó coi là không đạt tiêu chuẩn.

3.22. Khi giao hàng, thủ tục nghiệm thu căn cứ theo các quy định về thử xuất xưởng với số lượng 0,1% lấy ra từ số sản phẩm sẽ giao nhưng không được ít hơn 20 cái.

Nếu khách hàng có nghi vấn về chất lượng của sản phẩm thì có quyền yêu cầu kiểm tra lại một phần hoặc toàn bộ các quy định trong thử điển hình với số lượng nhiều nhất không quá 30 cái, nhưng không được ít hơn 5 cái. Trong khi thử nếu có một mẫu thử không phù hợp yêu cầu của bất kỳ điều nào trong tiêu chuẩn này thì xử lý theo quy định ở điều 3.19 c.

4. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

4.1. Trên mỗi sản phẩm phải ghi đầy đủ và rõ ràng các đề mục sau:

a) Tên nhà máy sản xuất hoặc ký hiệu thương phẩm

b) Dòng điện làm việc lớn nhất (A)

c) Điện áp làm việc lớn nhất (V)

4.2. Đui đèn xếp trong các ô của hộp bìa cứng, trong hộp có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất; mặt ngoài hộp có ghi nhãn theo quy định trong điều 4.1 và tên gọi, quy cách của sản phẩm.

4.3. Hộp đựng đui đèn lại được đóng vào hòm gỗ, hòm gỗ phải đạt các yêu cầu sau:

a) Quanh hòm lót giấy chống ẩm

b) Khối lượng thô của hòm không quá 40 kg.

c) Trong mỗi hòm phải có phiếu bao gói trong đó ghi đầy đủ các mục như tên sản phẩm, quy cách, số lượng, ngày bao gói và tên người bao gói v.v…

d) Nếu khách hàng đồng ý, có thể thay hòm gỗ bằng hòm bìa cứng chống ẩm hoặc bằng vật liệu khác nhưng phải đảm bảo trong quá trình vận chuyển không làm hư hỏng sản phẩm.

4.4. Bên ngoài hòm dùng sơn hoặc mực không phai ghi rõ các mục sau:

a) Tên sản phẩm, quy cách và số lượng

b) Tên nhà máy sản xuất

c) Tên người hoặc đơn vị và địa chỉ nơi nhận hàng

d) Khối lượng thô của hòm (kg)

e) Kích thước ngoài của hòm: dài x rộng x cao (cm)

g) Các ký hiệu cần chú ý như dễ vỡ, tránh nước, chiều quay lên v.v…

h) Ngày đóng hòm

4.5. Trong quá trình vận chuyển tránh va đập, rơi vỡ hoặc để mưa ướt.

4.6. Đui đèn được bảo quản trong kho thoáng, khô ráo, không có bụi bẩn và các chất ăn mòn.

 

PHỤ LỤC

Hình 12

mm                                                                  Bảng 12

Ký hiệu

Dưỡng có ren

Kích thước danh nghĩa và dung sai chế tạo

Độ mòn cho phép

D và D1

D

D1

t

r

L1

E 10

9,61+0,03

8,59+0,03

1,814 ± 0,015

0,531

10

– 0,02

E 14

13,97+0,04

12,37+0,04

2,822 ± 0,015

0,822

14

– 0,02

E 27

26,55+0,06

24,36+0,06

3,629 ± 0,02

1,025

18

– 0,03

E 40

39,60+0,09

36,00+0,09

6,359 ± 0,02

1,850

28

– 0,04

mm                                                                  Bảng 13

Ký hiệu

Dưỡng trơn

Kích thước danh nghĩa và dung sai chế tạo

D2

L2

L

E 10

8,76 ± 0,008

9

79

E 14

12,56 ± 0,009

10

94

E 27

24,66 ± 0,010

16

130

E 40

36,45 ± 0,012

20

156

Hình 13

Bảng 14

Ký hiệu kích thước

1 B9

1 B15

2 B15

1 B 15 A

2 B 15 A

2 B 22

A

F 7

F 14

F 14

F 18

B

11+0,3

18,3+0,4

18,3+0,4

27,6+0,5

C

F 9,35-0,01

F 15,3-0,01

F 15,3-0,01

F 22,2-0,01

D

6,7-0,05

8-0,05

8-0,05

8,8-0,05

E

4,4+0,1

6+0,1

8+0,1

6,2+0,1

F

F 10,5+0,5

F 16,5+0,5

F 16,5+0,5

F 23,5+0,5

G

F 9,5

F 12

F 12

F 16

H

F 5,5

F 10

F 10

F 12

I

F 9,45+0,01

F 15,5+0,01

F 15,5+0,01

F 22,5+0,01

J

7,5+1

9,5+1

9,5+1

11,5+1

K

0

0

3,4-0,01

0

L

F 0,18+0,04

F 2,5+0,04

F 2,5+0,04

F 2,5+0,04

Độ mòn cho phép

C

I

– 0,02

– 0,02

– 0,03

– 0,02

– 0,03

– 0,02

– 0,03

– 0,02

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1:1976 về Khuôn khổ và mẫu trình bày tiêu chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1:1987 về Khuôn khổ và mẫu trình bày tiêu chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1:1976 về Khuôn khổ và mẫu trình bày tiêu chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1 – 76

KHUÔN KHỔ VÀ MẪU TRÌNH BÀY – TIÊU CHUẨN

Sizes and forming of standards

TCVN 1-76 được ban hành để thay thế TCVN 1-67

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn cơ sở in riêng hoặc in chung thành tập.

2. Khổ giấy in tiêu chuẩn được quy định như sau:

Khổ nhỏ: 148 x 210 mm

Khổ lớn: 210 x 297 mm

Sai số cho phép ± 2mm

Chú thích:

1. Khổ lớn dùng cho những tiêu chuẩn có bản vẽ, bảng chữ, bảng số lớn cần trình bày rõ;

2.  Đối với những trang tiêu chuẩn cần thiết, khi dùng các khổ quy định như trên vẫn chưa đủ, cho phép nới rộng thêm khổ giấy theo bội của ½ về phía mở đọc.

3. Đối với những tiêu chuẩn in rônêo hoặc đánh máy, cho phép khuôn khổ và kích thước không theo đúng các quy định trong tiêu chuẩn này.

3. Kích thước của khung kẻ và hình thức trình bày các trang tiêu chuẩn phải theo đúng mẫu sau:

Hình 1. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn nhà nước chính thức áp dụng.

Hình 2. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn ngành chính thức áp dụng.

Hình 3. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn địa phương chính thức áp dụng.

Hình 4. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn cơ sở.

Đối với những tiêu chuẩn tạm thời áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng thì ở trang đầu của những tiêu chuẩn đó, dòng chữ «có hiệu lực từ…» được thay thế bằng dòng chữ «có hiệu lực từ … đến …» hay «khuyến khích áp dụng».           

Hình 5. Dùng cho trang bên trái của tất cả các trang tiêu chuẩn các cấp.

Hình 6. Dùng cho các trang bên phải của tất cả các trang tiêu chuẩn các cấp.

Phần nội dung tiêu chuẩn phải được in như sau:

Đối với trang bên trái, cách mép trái của trang giấy 8mm, cách mép phải của trang giấy 20mm, cách mép dưới của trang giấy 15mm;

Đối với trang bên phải, cách mép trái của trang giấy 20mm, cách mép phải của trang giấy 8mm, cách mép dưới của trang giấy 15mm;

4. Các tiêu chuẩn in riêng hoặc in chung thành tập cần có bìa. Đối với tiêu chuẩn và tập tiêu chuẩn có số lượng từ 5 tờ trở xuống, tờ bìa có thể làm bằng giấy in tiêu chuẩn. Hình thức trình bày trên mặt bìa phải theo đúng mẫu sau:

Hình 7. Dùng cho tiêu chuẩn nhà nước.

Hình 8. Dùng cho tiêu chuẩn ngành.

Hình 9. Dùng cho tiêu chuẩn địa phương.

Hình 10. Dùng cho tiêu chuẩn cơ sở.

5. Số trang của từng tiêu chuẩn được ghi ở mép ngoài phía trên của từng trang như sau:

Đối với trang bên trái: trang, số thứ tự của trang, gạch chéo, tổng số trang của tiêu chuẩn, sau đó ghi ký hiệu, số hiệu của tiêu chuẩn.

Đối với trang bên phải: ký hiệu, số hiệu của tiêu chuẩn, trang, số thứ tự của trang, gạch chéo, tổng số trang của tiêu chuẩn đó.

6. Nếu các tiêu chuẩn được in thành tập thì số trang của tập được ghi từ đầu đến cuối ở mép ngoài, phía dưới từng trang.

7. Danh sách các cơ quan biên soạn, cơ quan phối hợp biên soạn, cơ quan đề nghị ban hành, cơ quan trình duyệt, cơ quan xét duyệt và ban hành cũng như số quyết định ban hành tiêu chuẩn được in trên trang 2 của tờ bìa theo phụ lục của TCVN 1-76. Đối với những tiêu chuẩn có in lót bằng giấy in tiêu chuẩn, nội dung nêu trên phải được in ở trang 2 của bìa lót.

Chú thích: trong trường hợp đặc biệt, cho phép ghi những nội dung trên ở phần đầu của tiêu chuẩn.

8. Trong trường hợp tiêu chuẩn và tập tiêu chuẩn có mục lục, thì mục lục phải được in cuối tiêu chuẩn, trên trang tiếp sau phần nội dung của tiêu chuẩn.

Hình 1. Mẫu trình bày trang đầu của tiêu chuẩn nhà nước. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 3. Mẫu trình bày trang đầu của tiêu chuẩn địa phương. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 4. Mẫu trình bày tiêu chuẩn cơ sở. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 5. Trang bên trái của tiêu chuẩn. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 6. Trang bên phải của tiêu chuẩn. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn

Hình 7. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn nhà nước.

Hình 8. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn ngành.

Hình 9. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn địa phương.

Hình 10. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn cơ sở.

 

PHỤ LỤC

Mẫu danh sách các cơ quan có liên quan đến vấn đề biên soạn và xét duyệt tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn địa phương.

Cơ quan biên soạn________________________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan phối hợp biên soạn _______________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan đề nghị ban hành__________________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan trình duyệt_______________________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan xét duyệt và ban hành______________________

                                                                (Tên cơ quan)

Quyết định ban hành số______________ ngày_________

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1841:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1841:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1841:1976 về Bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da và bạt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1841-76

BAO TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BẰNG DA, GIẢ DA VÀ BẠT

Job safety gloves

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bao tay vải bạt, da nối bạt, bạt ghép da và giả da dùng để bảo vệ tay công nhân, tránh chấn thương cơ học, nóng bỏng và dây bẩn.

1. HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

1.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng cho các ngành khác nhau, bao tay được sản xuất làm 10 loại ký hiệu là A, B, C, D, E, G, H, I, K, L.

1.1.1. Dùng cho ngành hàn cắt kim loại và các ngành nghề tương tự.

Loại A: Bao tay da năm ngón, nối bạt đến khuỷu tay

Phần bàn tay hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 1).

Loại B: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay

Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 2).

1.1.2. Dùng cho ngành nấu gang thép, rèn búa máy và các ngành nghề tương tự.

Loại C: Bao tay da năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay

Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 3).

Loại D: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay

Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ngón cái may vuông góc với mặt bàn tay.

Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 4).

Loại E: Bao tay bạt hai ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (hình 5).

1.1.3. Dùng cho ngành xây dựng, vận chuyển và các ngành nghề tương tự.

Loại G: Bao tay bạt năm ngón dùng một mặt

Mặt trước bao tay may hai lớp vải có chần quả trám, mặt sau bao tay may một lớp vải. Ngón cái may vuông góc với mặt bản tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 6).

Loại H: Bao tay bạt năm ngón, dùng hai mặt.

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép trên một mặt may lộn đè, mặt còn lại may lộn hai đường chỉ (Hình 7).

Loại I: Bao tay bạt hai ngón ghép giả da.

Mặt trước bao tay đệm bằng giả da. Ngón cái may hoàn toàn bằng giả da. Các đường ghép may lộn. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm giả da ở phía trước (Hình 8).

Loại K: Bao tay bạt hai ngón.

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (Hình 9).

1.1.4. Bao tay dùng cho ngành bốc xếp gạch chịu lửa và các ngành nghề tương tự.

Loại L: Bao tay bạt hai ngón ghép da

Mặt trước bao tay đệm bằng da, có chần quả trám. Ngón cái may hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm da ở phía trước. Các đường ghép may lộn (Hình 8).

Chú thích: Trong trường hợp đặc biệt nếu có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép may bao tay có dây buộc.

1.2. Mỗi loại bao tay được sản xuất 2 số theo cỡ số IV của TCVN 1267 – 72 ¸ 1268 – 72 và TCVN 1680 – 75 ¸ 1681 – 75. Sau khi sản xuất xong, kích thước thành phẩm của bao tay phải theo số đo chỉ dẫn ở bảng 1.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu về vật liệu.

2.1.1. Vật liệu may bao tay phải đảm bảo tính chất cơ lý như quy định dưới đây:

Vải bạt phải có độ dày từ 0,50 đến 0,80 mm. Độ bền kéo đứt theo chiều dọc lớn hơn 170 kG, chiều ngang lớn hơn 130 kG. Độ bền mài mòn lớn hơn 1300 vòng (trên máy mài mòn UT – 3 của Liên xô hoặc máy tương đương). Độ bền xé rách lớn hơn 10kG.

Vải lót: Phải có độ dày từ 0,09 đến 0,12 mm. Độ bền kéo đứt theo chiều dọc lớn hơn 54kG, chiều ngang lớn hơn 50kG. Độ bền mài mòn lớn hơn 1200 vòng (trên máy UT – 3 của Liên xô hoặc máy tương đương).

Da: Phải có độ dày từ 0,9 đến 1,2mm. Độ bền kéo đứt lớn hơn 45kG. Độ bền xé rách lớn hơn 2,5kG.

2.1.2. Vật liệu may bao tay phải đảm bảo tính chất vệ sinh như quy định dưới đây:

Vải phải có độ hút ẩm lớn hơn 55%. Độ xuyên khi phải lớn hơn 70 l/m2.s.

Da phải có độ xuyên khí lớn hơn 4 l/m2.s.

2.1.3. Vật liệu may bao tay phải có tính chất bảo vệ như quy định dưới đây:

Vải phải có độ chịu nước lớn hơn 200mm cột nước. Thời gian bắt lửa lớn hơn 30s. Thời gian cháy hết 100mm phải lớn hơn 23s.

Da phải có thời gian bắt lửa lớn hơn 52s.

2.1.4. Chỉ dùng để may bao tay phải có độ bền kéo đứt lớn hơn 1200 G.

2.1.5. Có thể sử dụng những vật liệu nêu ra trong bảng phụ lục 1 để may bao tay.

Ghi chú: Khi đặt hàng cần có sự ký kết giữa bên mua và bên sản xuất về phẩm cấp của bao tay.

2.2. Yêu cầu chính về cắt và may.

2.2.1. Tất cả các chi tiết đều phải cắt theo hướng sợi ngang trừ kẽ ngón phải cắt theo hướng sợi dọc của vải.

2.2.2. Đường may cách đường cắt:

đối với da 2 – 2,5 mm;

đối với vải 6 – 7 mm.

2.2.3. Chân kẽ ngón út thấp hơn chân kẽ ngón trỏ và ngón nhẫn 10mm.

2.2.4. Đường chần quả trám phải thẳng và cách nhau 22 ± 2mm.

2.2.5. Các đường may đầu ngón phải lượn tròn đều. Đối với bao tay bạt, đường ghép ngón cái phải mang hai đường chỉ cách nhau 1mm. Riêng phần kẽ ngón may ba đường dài 40mm. Đối với bao tay da đường ghép ngón cái may hai đường chỉ cách nhau 1 – 2mm.

2.2.6. Các đường may phải thẳng, đều, không sổ chỉ, bỏ mũi. Số mũi chỉ trên 10cm có từ 45 – 50.

2.2.7. Các đường may lộn đè cách mép 1mm. Các đường may bóp cách mép 2mm.

2.2.8. Đầu và cuối các đường may phải lại mũi ba lần 1cm.

Ghi chú: Tùy theo yêu cầu của bên đặt hàng có thể may thêm đệm đầu ngón tay và chọn màu sắc cho phù hợp.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Ghi nhãn.

3.1.1. Mỗi chiếc bao tay đều có đóng nhãn vào phía trong, sát đường viền cửa tay ở phía trước bao tay. Nội dung nhãn ghi:

ký hiệu loại bao tay;

cỡ số;

ký hiệu cơ sở sản xuất.

3.2. Bao gói.

Úp hai chiếc bao tay thành một đôi, xếp 10 đôi thành một bó và đóng 20 – 25 bó thành một kiện.

Mỗi kiện có phiếu đóng gói ghi:

ký hiệu loại bao tay;

cỡ số;

số lượng;

ngày đóng gói;

người đóng gói;

tên cơ sở sản xuất.

Ngoài kiện có nhãn ghi:

ký hiệu loại bao tay;

cỡ số;

số lượng;

số hiệu tiêu chuẩn này,

khối lượng tịnh;

khối lượng cả bì.

3.3. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phải được che đậy, tránh mưa nắng.

3.4. Bảo quản.

Bao tay phải được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát để cách mặt đất ít nhất 30cm và cách tường ít nhất 20cm.

 


mm

Bảng 1

Số T.T

Tên những chỗ đo

Số

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Hình 9

Sai số cho phép

1

Chiều dài bao tay đo chính giữa

1

410

410

300

300

410

240

240

280

260

± 5

2

430

430

320

320

430

260

260

300

280

± 5

2

Chiều dài từ đầu ngón giữa đến đường nối ống tay

1

220

220

190

190

190

180

±3

2

230

230

200

200

200

190

±3

3

Chiều dài từ đầu ngón trỏ đến kẽ ngón cái

1

110

110

110

110

110

110

110

100

100

±4

2

115

115

115

115

115

115

115

105

105

±4

4

Chiều dài từ đầu ngón cái đến chân ngón cái

1

122

117

122

117

117

117

117

117

117

±3

2

125

120

125

120

120

120

120

120

120

±3

5

Chiều dài từ đầu ngón cái đến kẽ ngón cái

1

78

73

78

73

73

73

73

73

73

±2

2

80

75

80

75

75

75

75

75

75

±2

6

Chiều dài ngón trỏ

1

80

80

80

80

80

80

±2

2

83

83

80

83

83

83

±2

7

Chiều dài ngón giữa

1

90

90

90

90

90

90

±2

2

93

93

93

93

93

93

±2

8

Chiều dài ngón nhẫn

1

80

80

80

80

80

80

±2

2

83

83

83

83

83

83

±2

9

Chiều dài ngón út

1

62

62

62

62

62

62

±2

2

65

65

65

65

65

65

±2

10

Chiều rộng cửa ống tay

1

175

175

150

150

175

120

120

140

115

±3

2

180

180

156

156

180

125

125

145

120

±3

11

Chiều rộng chỗ nối ống tay

1

120

115

120

115

115

120

±3

2

125

120

125

120

120

125

±3

12

Chiều rộng bàn tay đo sát kẽ ngón tay

1

130

130

130

130

120

130

130

120

120

±3

2

135

135

135

135

125

135

135

125

125

±3

13

Chiều rộng ngón cái đo chỗ lớn nhất

1

62

52

62

52

57

52

52

57

52

±2

2

65

55

65

55

60

55

55

60

55

±2

14

Chiều rộng ngón trỏ

1

43

43

43

43

43

43

±1

2

45

45

45

45

45

45

±1

15

Chiều rộng ngón giữa

1

45

45

45

45

45

45

±1

2

47

47

47

47

47

47

±1

16

Chiều rộng ngón nhẫn

1

45

45

45

45

45

45

±1

2

47

47

47

47

47

47

±1

17

Chiều rộng ngón út

1

38

38

38

38

38

38

±1

2

40

40

40

40

40

40

±1

18

Chiều rộng và chiều dài miếng đệm

1

45

35

±2

2

50

40

±2

19

Đầu kẽ ngón cái cách đường sống

1

23

13

23

13

13

23

±1

2

25

15

25

15

15

25

±1

20

Chân ngón cái cách đường sống

1

18

43

18

43

43

18

±1

2

20

45

20

45

45

20

 

±1

21

Chiều dài từ kẽ ngón cái đến chân ngón cái

1

80

80

80

80

80

±2

2

85

85

85

85

85

±2

 

PHỤ LỤC

Số TT

Tên vật liệu

Khối lượng 1m2 (g)

Độ dày (mm)

Độ bền kéo đứt (KG)

Độ dãn dài (%)

Độ bền mài mòn (vòng)

Độ co sau khi giặt (%)

Độ bền xé rách (KG)

Độ hút nước (%)

Độ xuyên khí 1/m2 s

Độ chịu nước, cột nước

Thời gian bắt lửa (S)

Thời gian cháy (hết 10mm (S)

Dọc

ngang

Dọc

ngang

1

Vải bạt mộc

405

0,56

189,2

131,4

49,4

19,6

1391

6,71

10,8

56,3

70

210

31

23,5

2

Vải bạt cỏ úa

392

0,60

166,7

94,7

43,6

19,3

1310

2,30

10,6

104,2

109

150

12

29

3

Vải diềm bâu

150

0,09

54,6

59,2

15

19,7

1287

3,4

3

52,7

479

50

1

2

4

Da

1

78,8

42,5

9,8

20

2,5-3

26,3

4

52

Không cháy

 

ĐÍNH CHÍNH

BAO TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trang

In sai

Sửa lại

Trang 3 dòng 11 dl

độ hút ẩm

độ hút nước