Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1835:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1835:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1835:1976 về Đui đèn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1835 – 76

ĐUI ĐÈN

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đui đèn điện thường dùng (sau gọi tắt là đui đèn), để đưa nguồn điện tới các bóng đèn thắp sáng bằng dây tóc thông thường.

1. PHÂN LOẠI

1.1. Đui đèn được phân loại theo các kiểu sau:

a) Phân loại theo cách lắp với bóng đèn:

– kiểu xoáy ốc (vặn)

– kiểu ngạnh.

b) Phân loại theo cách lắp đặt:

– kiểu treo

– kiểu mặt bích

– kiểu nối ống.

c) Phân loại theo dạng bảo vệ:

– kiểu thông thường

– kiểu chống mưa.

d) Phân loại theo nguyên liệu dùng làm vỏ:

– loại có vỏ cách điện

– loại có vỏ kim loại.

e) Phân loại theo mức độ an toàn:

– kiểu an toàn

– kiểu nửa an toàn

g) Phân loại theo dạng có lắp công tắc hay không:

– kiểu có công tắc

– kiểu thông thường (không có công tắc).

Chú thích. Kiểu chống mưa không được lắp công tắc đi kèm.

1.2. Các thông số cơ bản của đui đèn phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Kiểu

Ký hiệu

Điện áp làm việc cao nhất (V)

Dòng điện làm việc lớn nhất (A)

Công suất lớn nhất của bóng đèn cần lắp (W)

Đui xoáy

E10

50

2,5

25

E14

250

60

E27

4

300

E40

10

1 000

20

2 000

Đui ngạnh

1B9

50

2,5

25

1B15

250

2,5*

40

1B15A

2B15

2B15A

2B22

4

300

* Nếu cần, cho phép chế tạo kiểu đui đèn có dòng điện làm việc lớn nhất là 4A.

Chú thích:

1. Chữ E là đui xoáy, số sau chữ E chỉ đường kính ngoài ren xoáy ốc của đui đèn đã quy tròn.

2. Chữ B là đui ngạnh, số đứng trước chữ B chỉ số cọc lò xo tiếp xúc của đui đèn, số sau chữ B chỉ đường kính trong của cổ đui ngạnh, chữ cuối – A là loại đui ngạch mà rãnh ở hai bên có chiều cao so le nhau.

3. Tích số của điện áp làm việc cao nhất với dòng điện làm việc lớn nhất ghi trên bảng 1 không đặc trưng cho công suất lớn nhất mà đui đèn có thể chịu đựng được. Ba thông số ghi trong bảng là ba chỉ tiêu độc lập để giới hạn phạm vi sử dụng của đui đèn.

1.3. Kích thước ren của đui xoáy phải phù hợp với quy định trong bảng 2 theo hình 1.

Hình 1

bảng 2

Ký hiệu

t

r

D

D1

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Lớn nhất

E10

1,814

0,531

9,61

9,78

8,59

8,76

E14

2,822

0,822

13,97

14,16

12,37

12,56

E27

3,629

1,025

26,55

26,85

24,36

24,66

E40

6,350

1,850

39,60

40,05

36,00

36,45

1.4. Sau khi lắp bóng đèn tương ứng vào đui xoáy, khoảng cách tương đối giữa phần ren và tấm tiếp xúc phải phù hợp với quy định ghi trong bảng 3 và hình 2

Hình 2

1. Vị trí là tiếp xúc của đui xoáy sau khi lắp bóng đèn.

Bảng 3

Ký hiệu

X

Y

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

E10

7,5

9,3

E14

12

15

5

E27

17

21

7

E40

27

32

12

1.5. Kích thước cơ bản của đui ngạnh phải phù hợp với quy định trong bảng 4 và hình 3.

mm                                                                         Bảng 4

Ký hiệu kích thước

1 B9

1 B15

1 B15A

2 B15

2 B15A

2 B22

A

Nhỏ nhất

2,2

2,7

2,7

2,7

2,7

2,7

Lớn nhất

2,4

3,2

3,2

3,2

3,2

3,2

B

Nhỏ nhất

0,7

0,8

0,8

0,8

0,8

0,9

Lớn nhất

0,9

1,0

1,0

1,0

1,0

1,2

C

Nhỏ nhất

9,35

15,3

15,3

15,3

15,3

22,2

Lớn nhất

9,45

15,5

15,5

15,5

15,5

22,5

D

Lớn nhất

3,5

5,0

7,0

5,0

7,0

5,0

E

Lớn nhất

4,0

4,9

4,9

4,9

4,9

4,9

F

Nhỏ nhất

7,6

9,0

9,0

9,0

9,0

10,0

G

Nhỏ nhất

7,9

7,9

10,5

Lớn nhất

9,7

9,7

13,2

H

Khoảng

0,95

I

Nhỏ nhất

2,7

2,7

2,7

2,7

2,7

3,5

Lớn nhất

5,0

5,0

5,0

3,0

3,0

4,0

J

Nhỏ nhất

0,45

0,45

0,45

0,45

0,45

0,45

K

Nhỏ nhất

1,3

1,3

1,3

1,3

1,5

L

Lớn nhất

21

21

21

21

28

M

Nhỏ nhất

3,4

3,4

Lớn nhất

3,6

3,6

a

Khoảng

37o

29o

29o

29o

29o

23o

b

Nhỏ nhất

82o30’

82o30’

82o30’

Lớn nhất

97o30’

97o30’

97o30’

 

Hình 3a. Đui đèn cổ kim loại có hai cọc tiếp xúc

Hình 3b. Đui đèn cổ kim loại có một cọc tiếp xúc

Hình 3c. Đui đèn cổ nhựa

Hình 3d. Đui đèn có hai rãnh so le

Chú thích. V – điểm định vị của ngạnh bóng đèn

F – kích thước cực hạn của cọc tiếp xúc khi bị nén.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Đui đèn phải phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này và các tài liệu kỹ thuật khác đã được phê chuẩn.

2.2. Đui đèn phải làm việc được ở các điều kiện sau:

a) Độ cao so với mặt biển không quá 1 000 m.

b) Nhiệt độ của môi trường xung quanh không quá + 40oC.

c) Độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh không quá 98% (ở nhiệt độ 25oC)

d) Không có chất khí cháy, nổ, ăn mòn kim loại hoặc phá hoại chất cách điện; không có bụi dẫn điện.

e) Có phương tiện che mưa.

Chú thích. Điều (c) không áp dụng cho đui đèn kiểu chống mưa.

2.3. Cách điện của đui đèn phải chịu được thử điện áp xoay chiều 2000 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.4. Đui đèn kiểu chống mưa phải thử mưa nhân tạo với lượng mưa mỗi phút 3 mm, xiên góc 15o so với đường thẳng đứng. Sau 30 phút thử, nước mưa không được lọt vào trong và phải chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.5. Đui đèn phải chịu được thử khí hậu nhân tạo theo TCVN 1612 – 75, thời gian thử là 21 chu kỳ. Sau khi thử tính năng cách điện của đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Điện trở cách điện không nhỏ hơn 2 MW.

b) chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.6. Cấu tạo của đui vặn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Đui xoáy E14 và E27 kiểu an toàn đem lắp với bóng đèn tương ứng, từ khi bắt đầu vặn bóng vào tới khi vặn xong, tay không tiếp xúc tới bộ phận mang điện của bóng đèn và đui xoáy.

b) Đui xoáy E11 và E27 kiểu nửa an toàn, sau khi vặn xong bóng đèn tương ứng vào rồi thì tay không tiếp xúc tới bộ phận mang điện của bóng đèn và đui xoáy.

c) Đui xoáy E40 sau khi vặn xong bóng đèn tương ứng vào rồi thì tay không tiếp xúc tới bộ phận mang điện của bóng đèn và đui xoáy.

2.7. Với kiểu đui đèn có công tắc, sau khi cách điện của núm công tắc bị bong ra, tay vẫn không tiếp xúc tới chi tiết mang điện của đui đèn.

2.8. Khi cọc lò xo tiếp xúc của đui ngạnh bị nén tới vị trí làm việc bình thường thì tổng lực đẩy của chúng phải phù hợp với quy định trong bảng 5.

Bảng 5

Ký hiệu

Tổng lực đẩy (N)

2 B15

10 ¸ 20

2 B22

15 ¸ 25

2.9. Cho đui đèn làm việc với 125% dòng điện làm việc lớn nhất, độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không được quá 30oC

2.10. Đui đèn phải chịu được thử thao tác 500 lần với phụ tải thuần điện trở theo quy định trong bảng 6. Với loại đui đèn có công tắc thì công tắc còn phải thử “bật tắt” được 10 000 lần phụ tải thuần điện trở theo quy định trong bảng 6.

Bảng 6

Ký hiệu

Điện áp thử
(V)

Dòng điện thử
(A)

E 14, 2 B15

250

2,5*

E 27, 2 B22

250

4

E 40

không có phụ tải

* Chú thích. Với đui đèn 2 B15 nếu chế tạo với dòng điện 4A thì dòng điện thử là 4 A.

Sau khi thử, đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Các chi tiết của đui đèn không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của đui đèn, ví dụ: các chi tiết lắp xiết bị long ra, lò xo không đàn hồi, cách điện bị vỡ v.v…

b) Chịu được thử điện áp xoay chiều 1 500 V tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

c) Cho làm việc với dòng điện làm việc lớn nhất mà độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không quá 40 oC.

2.11. Đui đèn phải có độ bền cơ học, cụ thể là:

a) Vỏ cách điện của đui đèn phải chịu được thử va đập 5 lần với độ cao 100mm vẫn không bị rạn nứt mà mắt nhìn thấy được.

Búa thử làm bằng gỗ cứng có khối lượng 0,15 kg, búa hình bán cầu có bán kính 10 mm. Cán búa bằng thép ống dày 0,5 mm, đường kính ngoài là 9 mm, chiều dài tác dụng của cán búa là 1m.

Độ cao thử va đập là khoảng cách của hình chiếu đứng từ điểm tiếp xúc trên mặt búa tới điểm bị va đập trên mẫu thử (xem hình 10).

b) Đui vặn phải chịu được thử mômen xoắn theo quy định ở bảng 7 trong 1 phút mà không bị nứt vỡ, các chi tiết lắp xiết không bị lỏng, và không có các hiện tượng hư hỏng khác làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của đui đèn.

Bảng 7

Ký hiệu

Mômen xoắn (N.cm)

E 14

100

E 27

180

E 40

300

2.12. Đui đèn phải chịu được thử nóng với nhiệt độ như bảng 8 trong thời gian 16 giờ mà không bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của đui đèn như lò xo không đàn hồi, cách điện bị nứt vỡ phồng rộp hoặc chảy ra v.v…

Bảng 8

Ký hiệu

Nhiệt độ thử (oC)

E 14, 2 B15

130

E 27, 2 B22

180

E 40

220

Với các chi tiết bịt kín và dây dẫn ra của đui đèn kiểu chống mưa thì nhiệt độ thử là 100oC thời gian là 16 giờ. Sau khi thử các chi tiết đó không được rạn nứt.

Sau khi thử chịu nóng, kích thước lắp ghép của đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Với đui ngạnh dùng dưỡng kiểm, hình 13 phần phụ lục, đút lọt vào đui đèn.

b) Với đai xoáy dùng dưỡng kiểm, hình 12 phần phụ lục, vặn được vào đui xoáy.

2.13. Vỏ đui đèn kiểu chống mưa phải chịu được thử lạnh đột ngột giảm 90oC mà không bị biến dạng, nứt vỡ.

2.14 Các chi tiết của đui đèn bằng kim loại đen phải có một lớp bảo vệ chống gỉ, lớp bảo vệ đó phải phù hợp với các yêu cầu sau:

a) Lớp bảo vệ không được có hiện tượng bong tróc, rỗ rộp hoặc cục bộ có chỗ không có lớp bảo vệ.

b) Sau 48 giờ thử sương muối, trên mặt lớp bảo vệ không được xuất hiện vết gỉ nâu và tổng diện tích lớp gỉ trắng không được quá 3%.

Các điều kiện thử sương muối:

– Thành phần nước muối:

Natri clorua 27 g/l

Magie clorua 6 g/l

Canxi clorua 1 g/l

Kali clorua 1g/l

Độ pH 6,5 ¸ 7,2

– Nhiệt độ thử 35 ± 20C

– Độ ẩm tương đối 90% trở lên

– Chu kỳ phun sương: cứ cách 45 phút lại phun liền trong 15 phút. Theo chu kỳ đó phun đủ thời gian quy định ở trên.

– Mật độ hạt sương: 5 x 105 ¸ 10 x 106 hạt/cm3.

– Đường kính hạt sương 1 ¸ 5 mm chiếm 85% trở lên.

2.15 Các chi tiết của đui đèn làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng đem ngâm trong dung dịch 10 g nitrat thủy ngân và 10 ml axit nitric (tỉ trọng 1,42); sau 30 phút các chi tiết vẫn không bị rạn nứt.

2.16 Bề mặt các chi tiết cách điện của đui đèn phải đạt yêu cầu sau:

a) Bề mặt các chi tiết bằng nhựa phải láng bóng không được phồng rộp, rỗ, rạn nứt, sắc cạnh.

b) Các chi tiết bằng sứ phải phù hợp các quy định về sứ cách điện.

2.17 Cọc nối dây của đui đèn kiểu mặt bích phải nối được 1 và 2 dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 9. Các loại đui đèn khác thì có thể nối được 1 dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 9.

2.18 Nối dây dẫn có mặt cắt như quy định trong bảng 9 tới cọc nối dây của đui đèn rồi cho thử kéo 100 lần, mỗi lần chịu lực kéo là  25 N trong một giây. Sau khi thử số sợi bị kéo đứt không được quá 1/3 tổng số sợi có trong dây dẫn, độ xê dịch của dây dẫn không được lớn hơn 2mm.

Bảng 9

Ký hiệu

Mặt cắt của một dây dẫn (mm2)

E14, 2B15

0,5 ¸ 1

E27, 2B22

0,5 ¸ 2,5

E40

1 ¸ 4

2.19 Nếu trên đui đèn kiểu chống mưa có lắp sẵn dây dẫn cố định không tháo ra được thì dây đó phải là loại dây dùng ngoài trời có nhiều sợi mềm và có mặt cắt theo đúng quy định trong bảng 9. Chiều dài dây dẫn không được ngắn hơn 150 mm.

2.20 Phần ren của đui đèn phải đạt các yêu cầu sau:

a) Phần ren nối ghép giữa kim loại với nhau phải có số vòng nối hữu ích không ít hơn 2 vòng.

b) Phần ren nối ghép giữa nhựa cách điện với nhau phải có số vòng hữu ích không ít hơn 2,5 vòng.

2.21 Đui xoáy kiểu E27 nếu có bộ phận để lắp chụp đèn thì đường kính ngoài phần ren trên vỏ đui xoáy không được lớn hơn 33,7 mm và có bước ren bằng 1,25 mm.

2.22. Đui đèn kiểu có công tắc, ngoài tiêu chuẩn này ra, phần công tắc còn phải phù hợp tiêu chuẩn TCVN 1834-76 về “công tắc”.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1 Kiểm tra kích thước lắp ghép của đui đèn với bóng đèn (điều 1.3, 1.4, 1.5), dùng các dưỡng kiểm ở phần phụ lục.

a) Với đui xoáy dùng dưỡng kiểm như hình 12 và kích thước theo bảng 12 và 13 phần phụ lục. Khi kiểm, đầu dưỡng có ren phải vặn trơn nhẹ vào đui đèn, còn đầu kia do sức nặng của bản thân dưỡng trơn sẽ không lọt vào được.

b) Với đui ngạnh dùng dưỡng kiểm như hình 13 và kích thước theo bảng 14 phần phụ lục. Khi kiểm, đầu dưỡng có ngạnh phải lọt vào đui đèn một cách nhẹ nhàng, còn đầu kia do sức nặng của bản thân dưỡng trơn sẽ không lọt vào được.

3.2. Kiểm tra các kích thước, vật liệu và mặt ngoài của đui đèn (2.14a, 2.16, 2.19, 2.20, 2.21 và 4.1) có thể quan sát bằng mắt, kết hợp với các dụng cụ đo kiểm cần thiết khác.

3.3. Thử chịu điện áp (điều 2.3)

Thử trong điều kiện làm việc bình thường. Tiến hành thử chịu điện áp giữa các cọc tiếp xúc với nhau và giữa các cọc đã nối liền lại với vỏ. Vỏ cách điện của đui đèn được bọc bằng một lớp giấy kim loại và nối với một cực điện để thử.

Với kiểu đui đèn có công tắc thì phải thử ở vị trí công tắc “tắt và bật”. Núm công tắc phải bọc giấy kim loại và nối liền với giấy kim loại đã bọc ngoài vỏ đui đèn.

Dung lượng của máy biến áp thử không nhỏ hơn 0,5 KVA.

3.4. Thử chống mưa (điều 2.4)

Thử trong thiết bị chuyên dùng có vòi phun mưa nhân tạo. Khi thử phải điều chỉnh lượng mưa theo quy định của tiêu chuẩn này. Lượng mưa đo bằng “cốc đo mưa” hoặc cốc đựng khác để vào vị trí thử sau một thời gian rồi lấy ra tính theo công thức:

Lượng mưa =  (mm/ph)

trong đó:

P – khối lượng nước mưa đo được (g)

S – mặt cắt miệng cốc đo (cm3)

t – thời gian đo (ph)

Lắp bóng vào đui đèn rồi treo vào thiết bị thử, phun đều, liên tục mưa nhân tạo xiên góc 45o so với trục treo đèn. Sau 30 phút lấy mẫu ra tháo bóng ra khỏi đui đèn rồi kiểm tra theo thứ tự sau:

a) Thử chịu điện áp theo điều 3.3.

b) Kiểm tra bằng mắt xem nước có lọt vào chỗ cọc nối dây và các bộ phận gần đó không. Việc kiểm tra phải làm xong trong vòng 20 phút kể từ lúc ngừng mưa nhân tạo.

3.5. Thử khí hậu nhân tạo (điều 2.5)

Treo đui đèn vào tủ (buồng) với các điều kiện phù hợp với quy định trong điều 2.5. Nếu nhiệt độ đui đèn chênh lệch nhiều so với nhiệt độ của tủ (buồng) thì phải để đui đèn ở môi trường có nhiệt độ như nhiệt độ của tủ (buồng) ít nhất là 4 giờ.

Sau 21 chu kỳ thử thì thử tính năng cách điện bằng cách thực hiện ngay trong tủ theo thứ tự sau:

a) Đo điện trở cách điện bằng mêgôm kế 500 V.

b) Thử chịu điện áp như điều 2.5b.

3.6. Thử chống điện giật (điều 2.6)

Lắp bóng đèn tương ứng vào đui đèn như quy định trong điều 2.6. Dùng que thử như hình 4 và lắp sơ đồ theo hình 5. Điện áp thử không quá 40 V.

Với đui đèn kiểu an toàn E14 và E27 để que thử tiếp xúc tới phần ren của bóng đèn, trong suốt quá trình vặn bóng đèn vào đui mà đèn tín hiệu không sáng thì coi là thử đạt yêu cầu.

Với đui đèn xoáy E 40 và kiểu nửa an toàn E14 và E27 thì sau khi lắp bóng đèn vào rồi, cố để que thử tiếp xúc tới phần ren của đui và bóng đèn mà đèn tín hiệu không sáng là đạt yêu cầu.

Hình 4

1. Làm bằng chất cách điện.   2 và 3. Bằng kim loại

Hình 5

Đ. Đèn tín hiệu

B. Đèn thử

M. Mẫu thử

Q. Que thử

3.7 Kiểm tra núm công tắc (điều 2.7)

Bỏ đi phần cách điện của núm công tắc chìa ra ngoài đui đèn, rồi thử theo hình 6, cho que thử vào phần chìa ra đó nếu tín hiệu không sáng được coi là đạt yêu cầu.

 

Hình 6

Đ. Đèn tín hiệu

C. Núm công tắc sau khi đã bóc lớp cách điện ngoài

M. Mẫu thử

Q. Que thử

 

3.8. Đo lực đàn hồi của cọc lò xo (điều 2.8)

Đo bằng lực kế như hình 7 và theo các trị số quy định trong bảng 10.

Giữ đui đèn cố định rồi lắp hẳn lực kế vào đui đèn. Đẩy từ từ cán của lực kế cho tới khi hai ngạnh của lực kế vừa rời khỏi điểm định vị của rãnh hãm trên đui đèn, thì đọc số chỉ trên lực kế. Chú ý khi đẩy cán lực kế luôn giữ cho đường trục của lực kế trùng với đường trục của đui đèn.

Đo 5 lần và lấy số chỉ giống nhau trong 3 lần đo trở lên làm trị số đo, hoặc lấy trị số trung bình của 5 lần đo làm trị số đo

Hình 7

mm                                                                   Bảng 10

Ký hiệu

D

d

h

2 B15

F 15 ± 0,2

F 12

7 ± 0,1

2 B22

F 21,75 ± 0,3

F 18

7,5 ± 0,1

3.9. Thử độ tăng nhiệt độ (điều 2.9)

Thử trong buồng thử không có ảnh hưởng của luồng gió, tia nắng và các bức xạ nhiệt khác. Sơ đồ thử mắc theo hình 8. Dây dẫn nối mạch điện dùng loại dây có mặt cắt lớn nhất theo quy định trong bảng 9.

Điều chỉnh dòng điện đến trị số quy định đi qua đui đèn. Nhiệt độ tăng đạt tới trị số ổn định khi mà nhiệt độ thay đổi chỉ có 1oC trong vòng 30 phút. Lấy nhiệt độ cao nhất đã ổn định trừ đi nhiệt độ trong phòng được độ tăng nhiệt.

Cố gắng gắn nhiệt kế nhiệt ngẫu vào gần chỗ tiếp xúc của đui đèn nhưng không được làm ảnh hưởng tới sự tiếp xúc giữa đui đèn với bóng đèn.

Hình 8

TY. Biến áp tự ngẫu

A. Ampe kế xoay chiều

R. Biến trở

M. Mẫu thử

B. Bóng đèn

 

3.10. Thử thao tác (điều 2.10)

Thử trên thiết bị chuyên dùng mắc theo sơ đồ hình 9. Kẹp chặt đui đèn trên giá, dùng bóng đèn tương ứng làm phụ tải theo quy định ở bảng 6. Đóng và cắt mạch điện thử bằng cách lắp và tháo bóng đèn khoảng 15 lần trong một phút.

Với đui ngạnh, cho ngạnh của bóng đèn lọt vào rãnh hình chữ L của đui đèn, quay một góc cho ngạnh nằm vào vị trí làm việc bình thường, sau đó quay ngược trở lại lùi bóng đèn ra.

Với đui xoáy thì vặn vào vặn ra bóng đèn với tốc độ quay 60 vòng/phút, khi vặn bóng đèn vào thì vặn với mômen xoắn như quy định trong bảng 11.

Bảng 11

Ký hiệu

Mômen, N.cm

E 14

80

E 27

120

E 40

250

Sau khi thử lau sạch bụi và các vết bẩn trên đui đèn rồi kiểm tra bằng mắt các chỗ xem có hư hỏng không.

Tiếp đó thử chịu điện áp theo điều 3.3 và thử độ tăng nhiệt theo điều 3.9.

Hình 9

TY. Biến áp tự ngẫu

V. Von kế xoay chiều

A. Ampe kế xoay chiều

R. Biến trở

M. Mẫu thử          B. Bóng đèn

BĐ. Bộ đếm

3.11. Thử độ bền cơ học (điều 2.11)

a) Thử độ bền cơ học của vỏ đui đèn (điều 2.11a) theo sơ đồ ở hình 10.

Lắp thiết bị thử lên tường, kẹp chặt mẫu thử lên tấm đế sao cho điểm chịu lực trùng với đỉnh búa (khi búa thẳng đứng) và khi búa tiếp xúc với mẫu thử thì mặt phẳng tiếp xúc phải vuông góc với đường trục của búa.

Điều chỉnh chiều cao va đập theo quy định rồi dùng chốt hãm lại, khi rút chốt thì búa sẽ rơi tự do và đập vào mẫu thử.

Các điểm chịu lực ở 5 điểm như sau:

– Với đui ngạnh: 3 điểm trên vỏ cách điện ở chỗ mỏng nhất, 2 điểm ở hai bên cổ đui đèn chỗ đường vuông góc với trục nối giữa hai rãnh chữ L.

– Với đui xoáy: phân bố ở các chỗ mỏng nhất trên vỏ đui đèn.

b) Thử độ bền cơ học của phần ren đui xoáy (điều 2.11b) bằng thiết bị chuyên dùng. Theo quy định về mômen xoắn trong bảng 7, vặn bóng đèn tương ứng vào hết rồi giữ lại chừng 1 phút, lại vặn ngược trở ra rồi kiểm tra bằng mắt.

Hình 10

1. Chốt định vị

2. Cán búa;

3. Búa;

4. Mẫu thử;

5. Tấm đế (bakêlit dày 8 mm diện tích 175 x 175 mm),

6. Giá đỡ

h. Chiều cao va đập

3.12. Thử chịu nóng (điều 2.12)

Cho đui đèn vào tủ, trong khoảng thời gian 30 – 60 phút, đốt nóng cho nhiệt độ trong tủ tăng đạt trị số quy định trong bảng 8 giữa nhiệt độ liên tục 16 giờ. Trong thời gian giữ nhiệt, độ sai lệch của nhiệt độ trong tủ không được quá ± 5oC. Sau thời gian quy định thì mở tủ để cho mẫu thử nguội tự nhiên tới nhiệt độ trong phòng. Lấy mẫu ra và kiểm tra bằng mắt.

Với đui đèn kiểu chống mưa thì đem phần dây dẫn ra của đui đèn quấn lên một trục kim loại có đường kính F 20, sau khi thử xem lớp dây dẫn có bị nứt rạn không.

Cuối cùng dùng dưỡng kiểm như điều 3.1 để kiểm tra kích thước lắp ghép của đui đèn.

3.13. Thử lạnh đột ngột (điều 2.13)

Cho đui đèn kiểu chống mưa vào tủ sấy rồi tăng nhiệt độ của tủ sấy cho tới khi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của nước làm lạnh 90oC. Sau 2 giờ lấy đui đèn ra và lập tức ngâm vào nước làm lạnh, sau 3 phút thì kiểm tra bằng mắt.

Lượng nước dùng làm lạnh phải đủ để cho sự thay đổi về nhiệt độ trước và sau khi thử chênh lệch không quá 2oC.

3.14. Thử sương muối lớp bảo vệ các chi tiết bằng kim loại đen (điều 2.14)

Rửa sạch dầu mỡ bám trên các chi tiết rồi để vào tủ (buồng) thử có các điều kiện như quy định trong điều 2.14. Trong suốt thời gian thử (48 giờ) sương muối không được ngưng đọng thành giọt trên mặt vật thử, sau đó lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước rồi kiểm tra vết gỉ.

3.15. Thử chống rạn nứt (điều 2.15)

Pha chế dung dịch thử như sau: đem 10 ml axit nitric (tỷ trọng 1,42) pha với 30 ml nước cất, lại lấy 11,4 g nitrat thủy ngân ngậm 2 phân tử nước (HgNO3.2H2O) hoặc 10,7 g nitrat thủy ngân ngậm 1 phân tử nước (HgNO3.H2O) hòa tan vào dung dịch trên. Sau khi hòa tan hết, pha thêm nước cất cho đủ 1000 ml.

Lượng dung dịch để thử lấy theo bề mặt của vật thử với tỷ lệ 1 ml/1 cm2.

Sau khi rửa sạch dầu mỡ và lau khô rồi đem mẫu thử ngâm vào dung dịch kể trên, sau 30 phút lấy ra rửa sạch bằng nước rồi lau khô và kiểm tra bề mặt mẫu thử bằng mắt.

Chú thích. Nitrat thủy ngân rất độc nên trong khi pha chế và thử phải đeo khẩu trang và găng tay.

3.16. Kiểm tra khả năng nối dây (2.17)

Lần lượt nối một đoạn dây (với đui đèn kiểu mặt bích thì nối 2 dây) có mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất theo quy định trong bảng 9 tới cọc nối dây. Nếu dây có mặt cắt nhỏ hơn 1 mm2 thì dùng dây mềm, mặt cắt lớn hơn 1 mm2 thì dùng dây cứng. Khi thử thì xiết chặt rồi nới lỏng 5 lần vít giữ dây, sau mỗi lần xiết chặt thì lại kiểm tra xem dây dẫn có bị bong tuột ra khỏi cọc không.

3.17. Kiểm tra sức chịu kéo của đui đèn treo (điều 2.18)

Nối đui đèn với dây dẫn nhiều ruột mềm theo quy định trong bảng 9. Bắt chặt vít vào một đầu dây, còn đầu dây tự do đem treo vật nặng có khối lượng bằng 2,5 kg. Lắp mẫu thử lên thanh ngang của thiết bị thử chuyên dùng như hình 11, cho bánh xe lệch tâm quay với tốc độ 1 vòng/s. Khi bánh xe lệch tâm quay xuống thấp, vật nặng rơi trên mặt đỡ và lực kéo không tác dụng lên mẫu thử; khi bánh xe lệch tâm quay lên cao, tay đòn nâng mẫu thử lên và vật nặng cũng bị nâng lên khỏi mặt đỡ làm cho lực kéo tác dụng lên mẫu thử.

Sau 100 lần thử kéo thì lấy mẫu thử ra đo độ xê dịch của dây dẫn và đếm số sợi dây bị đứt.

Trước khi thử vạch sẵn một vạch dấu trên dây dẫn về phía gần sát chỗ ra dây của đui đèn, đo khoảng cách từ chỗ vạch dấu đến chỗ ra dây của đui đèn hai lần trước và sau khi thử. Độ xê dịch của dây dẫn là hiệu số của hai lần đo kể trên.

Hình 11

1. Bánh lệch tâm

2. Tay quay

3. Mẫu thử

4. Vật nặng

3.18. Các đui đèn phải kiểm tra phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn này mới được xuất xưởng, khi xuất xưởng đui đèn phải có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất của sản phẩm.

3.19. Thử xuất xưởng

a) Trong mỗi loạt sản phẩm để giao hàng lấy ra 0,2% nhưng không được ít hơn 20 cái để thử.

b) Nội dung thử xuất xưởng bao gồm các điều 2.3, 2.8, 2.15 và 2.19 trong tiêu chuẩn này.

c) Tất cả các mẫu lấy ra để thử đều phải phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nếu có một mẫu không đạt bất kỳ điều nào thì phải lấy lại với số lượng gấp đôi trong loạt sản phẩm đó và thử lại điều chưa đạt. Nếu toàn bộ mẫu thử trong đợt lấy mới này đều đạt yêu cầu thì loạt sản phẩm đó được coi là đạt tiêu chuẩn, nhưng nếu lại có một mẫu không đạt thì loạt sản phẩm đó coi là không đạt tiêu chuẩn.

Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì phải sửa lại, nếu sửa không được thì bỏ.

d) Bản thân các mẫu thử nếu đạt tiêu chuẩn thì cũng được coi là thành phẩm xuất xưởng.

3.20. Thử điển hình

a) Thử điển hình được tiến hành khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Sản phẩm mới chế tạo thử.

– Khi thiết kế công nghệ hoặc nguyên liệu có sự thay đổi lớn.

– Khi sản xuất lại những sản phẩm không thường xuyên sản xuất.

– Với các sản phẩm sản xuất thường xuyên hoặc hàng loạt lớn thì định kỳ thử ít nhất nửa năm một lần.

b) Nội dung thử điển hình bao gồm tất cả các điều quy định trong tiêu chuẩn này.

c) Mẫu thử điển hình chia làm 6 nhóm: từ nhóm 1 đến 4 thử trên sản phẩm; nhóm 5 và 6 thử trên chi tiết. Số lượng cần thử ít nhất là 5 cái.

Cách thử theo thứ tự sau:

– Nhóm 1 thử các điều: 2.8, 2.9, 2.18, 2.11, 2.7.

– Nhóm 2 thử các điều: 2.20, 2.3, 2.4, 2.5, 2.22 và 2.13.

– Nhóm 3 thử các điều: 1.3, 1.4, 1.5, 2.17, 2.21, 2.6 và 2.10.

– Nhóm 4 thử các điều: 2.16 và 2.12.

– Nhóm 5 thử điều 2.14.

– Nhóm 6 thử điều 2.15.

d) Những mẫu thử sau khi thử điển hình không được coi là thương phẩm để giao hàng.

3.21. Nếu trong khi thử điển hình có một mẫu không đạt một điều bất kỳ nào thì phải thử lại điều đó với số lượng gấp đôi. Nếu lại có một mẫu không đạt thì loạt sản phẩm đó coi là không đạt tiêu chuẩn.

3.22. Khi giao hàng, thủ tục nghiệm thu căn cứ theo các quy định về thử xuất xưởng với số lượng 0,1% lấy ra từ số sản phẩm sẽ giao nhưng không được ít hơn 20 cái.

Nếu khách hàng có nghi vấn về chất lượng của sản phẩm thì có quyền yêu cầu kiểm tra lại một phần hoặc toàn bộ các quy định trong thử điển hình với số lượng nhiều nhất không quá 30 cái, nhưng không được ít hơn 5 cái. Trong khi thử nếu có một mẫu thử không phù hợp yêu cầu của bất kỳ điều nào trong tiêu chuẩn này thì xử lý theo quy định ở điều 3.19 c.

4. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

4.1. Trên mỗi sản phẩm phải ghi đầy đủ và rõ ràng các đề mục sau:

a) Tên nhà máy sản xuất hoặc ký hiệu thương phẩm

b) Dòng điện làm việc lớn nhất (A)

c) Điện áp làm việc lớn nhất (V)

4.2. Đui đèn xếp trong các ô của hộp bìa cứng, trong hộp có kèm theo phiếu chứng nhận phẩm chất; mặt ngoài hộp có ghi nhãn theo quy định trong điều 4.1 và tên gọi, quy cách của sản phẩm.

4.3. Hộp đựng đui đèn lại được đóng vào hòm gỗ, hòm gỗ phải đạt các yêu cầu sau:

a) Quanh hòm lót giấy chống ẩm

b) Khối lượng thô của hòm không quá 40 kg.

c) Trong mỗi hòm phải có phiếu bao gói trong đó ghi đầy đủ các mục như tên sản phẩm, quy cách, số lượng, ngày bao gói và tên người bao gói v.v…

d) Nếu khách hàng đồng ý, có thể thay hòm gỗ bằng hòm bìa cứng chống ẩm hoặc bằng vật liệu khác nhưng phải đảm bảo trong quá trình vận chuyển không làm hư hỏng sản phẩm.

4.4. Bên ngoài hòm dùng sơn hoặc mực không phai ghi rõ các mục sau:

a) Tên sản phẩm, quy cách và số lượng

b) Tên nhà máy sản xuất

c) Tên người hoặc đơn vị và địa chỉ nơi nhận hàng

d) Khối lượng thô của hòm (kg)

e) Kích thước ngoài của hòm: dài x rộng x cao (cm)

g) Các ký hiệu cần chú ý như dễ vỡ, tránh nước, chiều quay lên v.v…

h) Ngày đóng hòm

4.5. Trong quá trình vận chuyển tránh va đập, rơi vỡ hoặc để mưa ướt.

4.6. Đui đèn được bảo quản trong kho thoáng, khô ráo, không có bụi bẩn và các chất ăn mòn.

 

PHỤ LỤC

Hình 12

mm                                                                  Bảng 12

Ký hiệu

Dưỡng có ren

Kích thước danh nghĩa và dung sai chế tạo

Độ mòn cho phép

D và D1

D

D1

t

r

L1

E 10

9,61+0,03

8,59+0,03

1,814 ± 0,015

0,531

10

– 0,02

E 14

13,97+0,04

12,37+0,04

2,822 ± 0,015

0,822

14

– 0,02

E 27

26,55+0,06

24,36+0,06

3,629 ± 0,02

1,025

18

– 0,03

E 40

39,60+0,09

36,00+0,09

6,359 ± 0,02

1,850

28

– 0,04

mm                                                                  Bảng 13

Ký hiệu

Dưỡng trơn

Kích thước danh nghĩa và dung sai chế tạo

D2

L2

L

E 10

8,76 ± 0,008

9

79

E 14

12,56 ± 0,009

10

94

E 27

24,66 ± 0,010

16

130

E 40

36,45 ± 0,012

20

156

Hình 13

Bảng 14

Ký hiệu kích thước

1 B9

1 B15

2 B15

1 B 15 A

2 B 15 A

2 B 22

A

F 7

F 14

F 14

F 18

B

11+0,3

18,3+0,4

18,3+0,4

27,6+0,5

C

F 9,35-0,01

F 15,3-0,01

F 15,3-0,01

F 22,2-0,01

D

6,7-0,05

8-0,05

8-0,05

8,8-0,05

E

4,4+0,1

6+0,1

8+0,1

6,2+0,1

F

F 10,5+0,5

F 16,5+0,5

F 16,5+0,5

F 23,5+0,5

G

F 9,5

F 12

F 12

F 16

H

F 5,5

F 10

F 10

F 12

I

F 9,45+0,01

F 15,5+0,01

F 15,5+0,01

F 22,5+0,01

J

7,5+1

9,5+1

9,5+1

11,5+1

K

0

0

3,4-0,01

0

L

F 0,18+0,04

F 2,5+0,04

F 2,5+0,04

F 2,5+0,04

Độ mòn cho phép

C

I

– 0,02

– 0,02

– 0,03

– 0,02

– 0,03

– 0,02

– 0,03

– 0,02

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1:1976 về Khuôn khổ và mẫu trình bày tiêu chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1:1987 về Khuôn khổ và mẫu trình bày tiêu chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1:1976 về Khuôn khổ và mẫu trình bày tiêu chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1 – 76

KHUÔN KHỔ VÀ MẪU TRÌNH BÀY – TIÊU CHUẨN

Sizes and forming of standards

TCVN 1-76 được ban hành để thay thế TCVN 1-67

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn cơ sở in riêng hoặc in chung thành tập.

2. Khổ giấy in tiêu chuẩn được quy định như sau:

Khổ nhỏ: 148 x 210 mm

Khổ lớn: 210 x 297 mm

Sai số cho phép ± 2mm

Chú thích:

1. Khổ lớn dùng cho những tiêu chuẩn có bản vẽ, bảng chữ, bảng số lớn cần trình bày rõ;

2.  Đối với những trang tiêu chuẩn cần thiết, khi dùng các khổ quy định như trên vẫn chưa đủ, cho phép nới rộng thêm khổ giấy theo bội của ½ về phía mở đọc.

3. Đối với những tiêu chuẩn in rônêo hoặc đánh máy, cho phép khuôn khổ và kích thước không theo đúng các quy định trong tiêu chuẩn này.

3. Kích thước của khung kẻ và hình thức trình bày các trang tiêu chuẩn phải theo đúng mẫu sau:

Hình 1. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn nhà nước chính thức áp dụng.

Hình 2. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn ngành chính thức áp dụng.

Hình 3. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn địa phương chính thức áp dụng.

Hình 4. Dùng cho trang đầu của những tiêu chuẩn cơ sở.

Đối với những tiêu chuẩn tạm thời áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng thì ở trang đầu của những tiêu chuẩn đó, dòng chữ «có hiệu lực từ…» được thay thế bằng dòng chữ «có hiệu lực từ … đến …» hay «khuyến khích áp dụng».           

Hình 5. Dùng cho trang bên trái của tất cả các trang tiêu chuẩn các cấp.

Hình 6. Dùng cho các trang bên phải của tất cả các trang tiêu chuẩn các cấp.

Phần nội dung tiêu chuẩn phải được in như sau:

Đối với trang bên trái, cách mép trái của trang giấy 8mm, cách mép phải của trang giấy 20mm, cách mép dưới của trang giấy 15mm;

Đối với trang bên phải, cách mép trái của trang giấy 20mm, cách mép phải của trang giấy 8mm, cách mép dưới của trang giấy 15mm;

4. Các tiêu chuẩn in riêng hoặc in chung thành tập cần có bìa. Đối với tiêu chuẩn và tập tiêu chuẩn có số lượng từ 5 tờ trở xuống, tờ bìa có thể làm bằng giấy in tiêu chuẩn. Hình thức trình bày trên mặt bìa phải theo đúng mẫu sau:

Hình 7. Dùng cho tiêu chuẩn nhà nước.

Hình 8. Dùng cho tiêu chuẩn ngành.

Hình 9. Dùng cho tiêu chuẩn địa phương.

Hình 10. Dùng cho tiêu chuẩn cơ sở.

5. Số trang của từng tiêu chuẩn được ghi ở mép ngoài phía trên của từng trang như sau:

Đối với trang bên trái: trang, số thứ tự của trang, gạch chéo, tổng số trang của tiêu chuẩn, sau đó ghi ký hiệu, số hiệu của tiêu chuẩn.

Đối với trang bên phải: ký hiệu, số hiệu của tiêu chuẩn, trang, số thứ tự của trang, gạch chéo, tổng số trang của tiêu chuẩn đó.

6. Nếu các tiêu chuẩn được in thành tập thì số trang của tập được ghi từ đầu đến cuối ở mép ngoài, phía dưới từng trang.

7. Danh sách các cơ quan biên soạn, cơ quan phối hợp biên soạn, cơ quan đề nghị ban hành, cơ quan trình duyệt, cơ quan xét duyệt và ban hành cũng như số quyết định ban hành tiêu chuẩn được in trên trang 2 của tờ bìa theo phụ lục của TCVN 1-76. Đối với những tiêu chuẩn có in lót bằng giấy in tiêu chuẩn, nội dung nêu trên phải được in ở trang 2 của bìa lót.

Chú thích: trong trường hợp đặc biệt, cho phép ghi những nội dung trên ở phần đầu của tiêu chuẩn.

8. Trong trường hợp tiêu chuẩn và tập tiêu chuẩn có mục lục, thì mục lục phải được in cuối tiêu chuẩn, trên trang tiếp sau phần nội dung của tiêu chuẩn.

Hình 1. Mẫu trình bày trang đầu của tiêu chuẩn nhà nước. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 3. Mẫu trình bày trang đầu của tiêu chuẩn địa phương. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 4. Mẫu trình bày tiêu chuẩn cơ sở. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 5. Trang bên trái của tiêu chuẩn. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn.

Hình 6. Trang bên phải của tiêu chuẩn. Kích thước dùng cho khổ lớn ghi trong ngoặc đơn

Hình 7. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn nhà nước.

Hình 8. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn ngành.

Hình 9. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn địa phương.

Hình 10. Mẫu trình bày mặt bìa của tiêu chuẩn cơ sở.

 

PHỤ LỤC

Mẫu danh sách các cơ quan có liên quan đến vấn đề biên soạn và xét duyệt tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn địa phương.

Cơ quan biên soạn________________________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan phối hợp biên soạn _______________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan đề nghị ban hành__________________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan trình duyệt_______________________________

                                                                (Tên cơ quan)

Cơ quan xét duyệt và ban hành______________________

                                                                (Tên cơ quan)

Quyết định ban hành số______________ ngày_________

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1841:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1841:1976
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1841:1976 về Bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da và bạt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1841-76

BAO TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BẰNG DA, GIẢ DA VÀ BẠT

Job safety gloves

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bao tay vải bạt, da nối bạt, bạt ghép da và giả da dùng để bảo vệ tay công nhân, tránh chấn thương cơ học, nóng bỏng và dây bẩn.

1. HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

1.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng cho các ngành khác nhau, bao tay được sản xuất làm 10 loại ký hiệu là A, B, C, D, E, G, H, I, K, L.

1.1.1. Dùng cho ngành hàn cắt kim loại và các ngành nghề tương tự.

Loại A: Bao tay da năm ngón, nối bạt đến khuỷu tay

Phần bàn tay hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 1).

Loại B: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay

Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 2).

1.1.2. Dùng cho ngành nấu gang thép, rèn búa máy và các ngành nghề tương tự.

Loại C: Bao tay da năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay

Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 3).

Loại D: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay

Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ngón cái may vuông góc với mặt bàn tay.

Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 4).

Loại E: Bao tay bạt hai ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (hình 5).

1.1.3. Dùng cho ngành xây dựng, vận chuyển và các ngành nghề tương tự.

Loại G: Bao tay bạt năm ngón dùng một mặt

Mặt trước bao tay may hai lớp vải có chần quả trám, mặt sau bao tay may một lớp vải. Ngón cái may vuông góc với mặt bản tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 6).

Loại H: Bao tay bạt năm ngón, dùng hai mặt.

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép trên một mặt may lộn đè, mặt còn lại may lộn hai đường chỉ (Hình 7).

Loại I: Bao tay bạt hai ngón ghép giả da.

Mặt trước bao tay đệm bằng giả da. Ngón cái may hoàn toàn bằng giả da. Các đường ghép may lộn. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm giả da ở phía trước (Hình 8).

Loại K: Bao tay bạt hai ngón.

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (Hình 9).

1.1.4. Bao tay dùng cho ngành bốc xếp gạch chịu lửa và các ngành nghề tương tự.

Loại L: Bao tay bạt hai ngón ghép da

Mặt trước bao tay đệm bằng da, có chần quả trám. Ngón cái may hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm da ở phía trước. Các đường ghép may lộn (Hình 8).

Chú thích: Trong trường hợp đặc biệt nếu có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép may bao tay có dây buộc.

1.2. Mỗi loại bao tay được sản xuất 2 số theo cỡ số IV của TCVN 1267 – 72 ¸ 1268 – 72 và TCVN 1680 – 75 ¸ 1681 – 75. Sau khi sản xuất xong, kích thước thành phẩm của bao tay phải theo số đo chỉ dẫn ở bảng 1.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu về vật liệu.

2.1.1. Vật liệu may bao tay phải đảm bảo tính chất cơ lý như quy định dưới đây:

Vải bạt phải có độ dày từ 0,50 đến 0,80 mm. Độ bền kéo đứt theo chiều dọc lớn hơn 170 kG, chiều ngang lớn hơn 130 kG. Độ bền mài mòn lớn hơn 1300 vòng (trên máy mài mòn UT – 3 của Liên xô hoặc máy tương đương). Độ bền xé rách lớn hơn 10kG.

Vải lót: Phải có độ dày từ 0,09 đến 0,12 mm. Độ bền kéo đứt theo chiều dọc lớn hơn 54kG, chiều ngang lớn hơn 50kG. Độ bền mài mòn lớn hơn 1200 vòng (trên máy UT – 3 của Liên xô hoặc máy tương đương).

Da: Phải có độ dày từ 0,9 đến 1,2mm. Độ bền kéo đứt lớn hơn 45kG. Độ bền xé rách lớn hơn 2,5kG.

2.1.2. Vật liệu may bao tay phải đảm bảo tính chất vệ sinh như quy định dưới đây:

Vải phải có độ hút ẩm lớn hơn 55%. Độ xuyên khi phải lớn hơn 70 l/m2.s.

Da phải có độ xuyên khí lớn hơn 4 l/m2.s.

2.1.3. Vật liệu may bao tay phải có tính chất bảo vệ như quy định dưới đây:

Vải phải có độ chịu nước lớn hơn 200mm cột nước. Thời gian bắt lửa lớn hơn 30s. Thời gian cháy hết 100mm phải lớn hơn 23s.

Da phải có thời gian bắt lửa lớn hơn 52s.

2.1.4. Chỉ dùng để may bao tay phải có độ bền kéo đứt lớn hơn 1200 G.

2.1.5. Có thể sử dụng những vật liệu nêu ra trong bảng phụ lục 1 để may bao tay.

Ghi chú: Khi đặt hàng cần có sự ký kết giữa bên mua và bên sản xuất về phẩm cấp của bao tay.

2.2. Yêu cầu chính về cắt và may.

2.2.1. Tất cả các chi tiết đều phải cắt theo hướng sợi ngang trừ kẽ ngón phải cắt theo hướng sợi dọc của vải.

2.2.2. Đường may cách đường cắt:

đối với da 2 – 2,5 mm;

đối với vải 6 – 7 mm.

2.2.3. Chân kẽ ngón út thấp hơn chân kẽ ngón trỏ và ngón nhẫn 10mm.

2.2.4. Đường chần quả trám phải thẳng và cách nhau 22 ± 2mm.

2.2.5. Các đường may đầu ngón phải lượn tròn đều. Đối với bao tay bạt, đường ghép ngón cái phải mang hai đường chỉ cách nhau 1mm. Riêng phần kẽ ngón may ba đường dài 40mm. Đối với bao tay da đường ghép ngón cái may hai đường chỉ cách nhau 1 – 2mm.

2.2.6. Các đường may phải thẳng, đều, không sổ chỉ, bỏ mũi. Số mũi chỉ trên 10cm có từ 45 – 50.

2.2.7. Các đường may lộn đè cách mép 1mm. Các đường may bóp cách mép 2mm.

2.2.8. Đầu và cuối các đường may phải lại mũi ba lần 1cm.

Ghi chú: Tùy theo yêu cầu của bên đặt hàng có thể may thêm đệm đầu ngón tay và chọn màu sắc cho phù hợp.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Ghi nhãn.

3.1.1. Mỗi chiếc bao tay đều có đóng nhãn vào phía trong, sát đường viền cửa tay ở phía trước bao tay. Nội dung nhãn ghi:

ký hiệu loại bao tay;

cỡ số;

ký hiệu cơ sở sản xuất.

3.2. Bao gói.

Úp hai chiếc bao tay thành một đôi, xếp 10 đôi thành một bó và đóng 20 – 25 bó thành một kiện.

Mỗi kiện có phiếu đóng gói ghi:

ký hiệu loại bao tay;

cỡ số;

số lượng;

ngày đóng gói;

người đóng gói;

tên cơ sở sản xuất.

Ngoài kiện có nhãn ghi:

ký hiệu loại bao tay;

cỡ số;

số lượng;

số hiệu tiêu chuẩn này,

khối lượng tịnh;

khối lượng cả bì.

3.3. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phải được che đậy, tránh mưa nắng.

3.4. Bảo quản.

Bao tay phải được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát để cách mặt đất ít nhất 30cm và cách tường ít nhất 20cm.

 


mm

Bảng 1

Số T.T

Tên những chỗ đo

Số

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Hình 9

Sai số cho phép

1

Chiều dài bao tay đo chính giữa

1

410

410

300

300

410

240

240

280

260

± 5

2

430

430

320

320

430

260

260

300

280

± 5

2

Chiều dài từ đầu ngón giữa đến đường nối ống tay

1

220

220

190

190

190

180

±3

2

230

230

200

200

200

190

±3

3

Chiều dài từ đầu ngón trỏ đến kẽ ngón cái

1

110

110

110

110

110

110

110

100

100

±4

2

115

115

115

115

115

115

115

105

105

±4

4

Chiều dài từ đầu ngón cái đến chân ngón cái

1

122

117

122

117

117

117

117

117

117

±3

2

125

120

125

120

120

120

120

120

120

±3

5

Chiều dài từ đầu ngón cái đến kẽ ngón cái

1

78

73

78

73

73

73

73

73

73

±2

2

80

75

80

75

75

75

75

75

75

±2

6

Chiều dài ngón trỏ

1

80

80

80

80

80

80

±2

2

83

83

80

83

83

83

±2

7

Chiều dài ngón giữa

1

90

90

90

90

90

90

±2

2

93

93

93

93

93

93

±2

8

Chiều dài ngón nhẫn

1

80

80

80

80

80

80

±2

2

83

83

83

83

83

83

±2

9

Chiều dài ngón út

1

62

62

62

62

62

62

±2

2

65

65

65

65

65

65

±2

10

Chiều rộng cửa ống tay

1

175

175

150

150

175

120

120

140

115

±3

2

180

180

156

156

180

125

125

145

120

±3

11

Chiều rộng chỗ nối ống tay

1

120

115

120

115

115

120

±3

2

125

120

125

120

120

125

±3

12

Chiều rộng bàn tay đo sát kẽ ngón tay

1

130

130

130

130

120

130

130

120

120

±3

2

135

135

135

135

125

135

135

125

125

±3

13

Chiều rộng ngón cái đo chỗ lớn nhất

1

62

52

62

52

57

52

52

57

52

±2

2

65

55

65

55

60

55

55

60

55

±2

14

Chiều rộng ngón trỏ

1

43

43

43

43

43

43

±1

2

45

45

45

45

45

45

±1

15

Chiều rộng ngón giữa

1

45

45

45

45

45

45

±1

2

47

47

47

47

47

47

±1

16

Chiều rộng ngón nhẫn

1

45

45

45

45

45

45

±1

2

47

47

47

47

47

47

±1

17

Chiều rộng ngón út

1

38

38

38

38

38

38

±1

2

40

40

40

40

40

40

±1

18

Chiều rộng và chiều dài miếng đệm

1

45

35

±2

2

50

40

±2

19

Đầu kẽ ngón cái cách đường sống

1

23

13

23

13

13

23

±1

2

25

15

25

15

15

25

±1

20

Chân ngón cái cách đường sống

1

18

43

18

43

43

18

±1

2

20

45

20

45

45

20

 

±1

21

Chiều dài từ kẽ ngón cái đến chân ngón cái

1

80

80

80

80

80

±2

2

85

85

85

85

85

±2

 

PHỤ LỤC

Số TT

Tên vật liệu

Khối lượng 1m2 (g)

Độ dày (mm)

Độ bền kéo đứt (KG)

Độ dãn dài (%)

Độ bền mài mòn (vòng)

Độ co sau khi giặt (%)

Độ bền xé rách (KG)

Độ hút nước (%)

Độ xuyên khí 1/m2 s

Độ chịu nước, cột nước

Thời gian bắt lửa (S)

Thời gian cháy (hết 10mm (S)

Dọc

ngang

Dọc

ngang

1

Vải bạt mộc

405

0,56

189,2

131,4

49,4

19,6

1391

6,71

10,8

56,3

70

210

31

23,5

2

Vải bạt cỏ úa

392

0,60

166,7

94,7

43,6

19,3

1310

2,30

10,6

104,2

109

150

12

29

3

Vải diềm bâu

150

0,09

54,6

59,2

15

19,7

1287

3,4

3

52,7

479

50

1

2

4

Da

1

78,8

42,5

9,8

20

2,5-3

26,3

4

52

Không cháy

 

ĐÍNH CHÍNH

BAO TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trang

In sai

Sửa lại

Trang 3 dòng 11 dl

độ hút ẩm

độ hút nước

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1842:1976

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1842:1976
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1842:1976 Kỹ thuật nhiệt đới – Thuật ngữ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1842 – 76

KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI

THUẬT NGỮ

Tropical engineering

Terms and definitions

Tiêu chuẩn này bao gồm những thuật ngữ dùng trong kỹ thuật nhiệt đới. Nội dung của tiêu chuẩn có các phần sau:

1. Phần chung

2. Môi trường và khí hậu

3. Vật liệu và công nghệ bảo vệ

4. Suy giảm

5. Thử nghiệm

Tên gọi

Định nghĩa

Tên gọi tương ứng bằng tiếng nước ngoài A (Anh)

1

2

3

1. PHẦN CHUNG

1.1. Môi trường

Tổng hợp các yếu tố lý, hóa, sinh và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tính năng hoặc chức năng của sản phẩm kỹ thuật.

A. Environment

1.2. Môi trường học

Ngành khoa học nghiên cứu tác động giữa môi trường với các đối tượng tồn tại trong môi trường và biện pháp bảo vệ các đối tượng

A. Environmental science

1.3. Kỹ thuật môi trường

Một nội dung của môi trường học, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với sản phẩm kỹ thuật và các biện pháp bảo vệ sản phẩm

A. Environmental engineering

1.4. Kỹ thuật nhiệt đới

Một nội dung của kỹ thuật môi trường, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nhiệt đới đối với sản phẩm kỹ thuật và các biện pháp bảo vệ sản phẩm

A. Tropical engineering

1.5. Nhiệt đới hóa

Làm cho sản phẩm kỹ thuật vốn thích hợp ở vùng có khí hậu không phải nhiệt đới sử dụng thích hợp ở vùng có khí hậu nhiệt đới

A. Tropicalisation

2. MÔI TRƯỜNG VÀ KHÍ HẬU

2.1. Môi trường tự nhiên (Điều kiện tự nhiên)

Môi trường, trong đó yếu tố tác động là các yếu tố tự nhiên

A. Natural environment

2.2. Môi trường nhân tạo

Môi trường, trong đó yếu tố tác động là do con người tạo ra.

A. Artificial environment

2.3. Môi trường mô phỏng

Môi trường nhân tạo, trong đó yếu tố tác động được tạo ra gần giống với môi trường tự nhiên nào đó

A. Simulated environment

2.4. Môi trường ăn mòn

Môi trường có chứa các chất gây ăn mòn vật liệu.

A. Corrosive environment

2.5. Khí hậu kỹ thuật

Một nội dung của khí hậu ứng dụng, nghiên cứu khí hậu theo yêu cầu của việc chế tạo, sử dụng, bảo quản sản phẩm kỹ thuật.

A. Technological climatology

2.6. Khí hậu nhiệt đới ẩm (TH)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi tác động đồng thời của độ ẩm tương đối cao và nhiệt độ cao.

Chú thích: Một số nước quy ước vùng nhiệt đới ẩm là vùng có tác động đồng thời của nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 200C và độ ẩm tương đối bằng hoặc cao hơn 80% mỗi ngày ít nhất 12 giờ, xảy ra mỗi năm từ 2 đến 12 tháng. Mưa rào mạnh (khoảng 100 mm trong 10 phút), ảnh hưởng của sinh vật, bức xạ mặt trời, đôi khi có cát, bụi

A. Humid tropical climate

2.7. Khí hậu nhiệt đới khô (TA)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp, bức xạ mặt trời mạnh.

Chú thích. Một số nước quy ước vùng nhiệt đới khô là vùng nhiệt độ có thể đạt 550C trong khi độ ẩm tương đối rất thấp, bức xạ mặt trời mạnh. Dao động nhiệt độ trong ngày lớn, có cát bụi. Có thể tồn tại các yếu tố sinh vật nhưng không mạnh như vùng nhiệt đới ẩm.

A. Arid tropical climate. Dry tropical climate

2.8. Khí hậu ôn đới (N)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi nhiệt độ ôn hòa, mùa đông lạnh, mùa hè không quá nóng.

Chú thích. Một số nước quy ước vùng ôn đới là vùng rất ít khi nhiệt độ mùa đông dưới âm 300C và mùa hè quá dương 350C, hầu như không bao giờ đồng thời xẩy ra độ ẩm tương đối 80% với nhiệt độ  200C.

A. Temperate climate

2.9. Khí hậu hàn đới (F)

Khí hậu được đặc trưng chủ yếu bởi nhiệt độ rất thấp vào mùa đông

Chú thích: Một số nước quy ước vùng hàn đới là vùng vào mùa đông nhiệt độ xuống dưới âm 400C. So với vùng ôn đới nhiệt độ mùa hè ở vùng hàn đới không khác nhiều.

A. Cold climate

2.10. Khí hậu chuẩn

Khí hậu có nhiệt độ, độ ẩm và áp suất được quy định dùng làm chuẩn.

A. Standard atmosphere

2.11. Vi khí hậu kỹ thuật

Khí hậu trong một không gian có điều kiện khí hậu khác với điều kiện khí hậu của không gian lớn hơn bao quanh nó.

A. Technical micro-climat

3. VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ BẢO VỆ

3.1. Hấp thụ (khí, chất lỏng)

Hiện tượng chung xảy ra khi vật liệu (rắn hoặc lỏng) tiếp xúc với khí hoặc chất lỏng, không cần phân biệt là hiện tượng liên kết giữa các phân tử khí (chất lỏng) trên bề mặt hay hiện tượng xâm nhập chất khí (chất lỏng) vào trong vật liệu.

A. Sorption

3.2. Hấp phụ (khí, hơi)

Hiện tượng liên kết giữa các phân tử khí (hơi) với bề mặt vật liệu do các lực tương tác giữa các phân tử khí (hơi) với bề mặt vật liệu.

A. Adsorption

3.3. Hấp thụ (khí, hơi)

Hiện tượng xâm nhập của chất khí (hơi) vào trong vật liệu

A. Absorption

3.4. Ngấm ẩm (nước)

Hiện tượng hấp thụ hơi nước (nước) khi vật liệu tiếp xúc với hơi nước (nước)

A. Hygroscopicity

3.5. Độ ngấm ẩm (nước)

Đại lượng biểu thị khả năng ngấm ẩm (nước) của vật liệu được xác định bằng công thức:

W1 =

Trong đó:

G1 – Khối lượng vật liệu sau khi ngấm ẩm (nước)

G0 – Khối lượng vật liệu khô

A. Hygroscopie capa-city

3.6. Hàm lượng ẩm

Lượng ẩm chứa trong một đơn vị khối lượng vật liệu khô, tính bằng phần trăm

A. Moisture content

3.7. Thấu ẩm (khí)

Khả năng hơi ẩm (khí) xuyên qua vật liệu khi có sự chênh lệch áp lực giữa hai mặt.

A. Moisture permea – bility (gas -)

3.8. Hệ số thấu ẩm P (thấu khí), (suất thấu ẩm, suất thấu khí)

Hệ số đặc trưng cho quá trình hơi nước (khí) xuyên qua vật liệu và xác định bằng lượng hơi nước (khí) (tính bằng gam) qua một tấm vật liệu dày 1 cm có diện tích 1 cm2 trong một đơn vị thời gian (giờ) khi chênh lệch áp suất là 1 mmHg và có thứ nguyên g/cm.mmHg.giờ.

A. Moisture permeability coefficient

3.9. Hệ số khuếch tán D (hơi nước, khí)

Hệ số đặc trưng cho tốc độ của quá trình khuếch tán và xác định bằng lượng hơi nước (khí) đi qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian khi gradient nồng độ bằng đơn vị

A. Diffusion coefficient

3.10. Hệ số hòa tan h (hơi nước, khí)

Hệ số đặc trưng cho quá trình hòa tan ẩm (khí) trong vật liệu và xác định bằng lượng hơi nước (khí) (gam) hòa tan trong một cm3 vật liệu khi chênh lệch áp lực hơi nước (khí) là 1 mmHg. Thứ nguyên g/cm3.mmHg

A. Solubility coefficient

3.11. Góc ướt a

Góc giữa mặt vật rắn và tiếp tuyến với mặt chất lỏng kẻ từ điểm tiếp xúc giữa mặt vật rắn và chất lỏng theo hình vẽ 1.

A. Wetting angle

3.12. Vật liệu ưa nước

Vật liệu có góc ướt nhỏ hơn 900 (a <>0)

A. Hydrophile materia

3.13. Vật liệu ghét nước

Vật liệu có góc ướt lớn hơn 900 (a > 900)

A. Hydrophobe material

3.14. Chất hút ẩm

Chất có đặc tính hấp thu ẩm mạnh, được dùng để giảm ẩm của môi trường hoặc của chất khác

A. Absorber

3.15. Chất điều ẩm

Chất dùng để tạo độ ẩm, tương đối nhất định trong một không gian nhất định, thường là dung dịch nước bão hòa hỗn hợp muối.

 

3.16. Chất ức chế

Chất có tác dụng làm chậm hoặc ngừng tốc độ phát triển của tác nhân gây suy giảm.

A. Inhibitor

3.17. Chất chống mốc

Chất dùng để diệt nấm mốc (chất diệt mốc) hoặc ức chế sự phát triển của nấm mốc (chất ức chế mốc)

A. Fungicid

3.18. Tẩm

Lấp đầy khe, lỗ, mao quản và không gian kết cấu của sản phẩm kỹ thuật bằng các vật liệu thích hợp

A. Impregnation

3.19. Phủ

Tạo một lớp che trên mặt sản phẩm bằng vật liệu thích hợp nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của sản phẩm (phủ chống ẩm, phủ chống mốc, phủ chống hồ quang v.v…..)

A. Coating, deposition

3.20. Làm kín

Các biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của khí (hơi) vào bên trong sản phẩm

A. Sealing

3.21. Bọc kín (bọc)

Bao kín sản phẩm bằng kim loại hoặc bằng một lớp vật liệu ít hút ẩm.

A. Encapsulation

3.22. Đúc kín (đúc)

Bọc kín sản phẩm bằng chất dẻo theo khuôn nhất định

A. Casting, moulding, molding

3.23. Bảo quản

Dùng các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa, hạn chế sự suy giảm của sản phẩm kỹ thuật do tác động của các yếu tố môi trường trong thời gian sản phẩm không được sử dụng (lưu kho, vận chuyển và không vận hành).

A. Conservation

3.24. Điều hòa khí hậu

Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm của không khí trong một không gian nhất định.

A. Air-conditioning

4. SUY GIẢM

4.1. Sự suy giảm

Sự biến đổi tính năng dẫn tới giảm giá trị sử dụng của sản phẩm

A. Degradation

4.2. Biến đổi thuận nghịch

Những biến đổi tính năng của sản phẩm do tác động của yếu tố môi trường, sau khi loại bỏ yếu tố môi trường ấy thì tính năng lại được phôi phục

A. Resersible variation

4.3. Biến đổi không thuận nghịch

Những biến đổi tính năng của sản phẩm do tác động của yếu tố môi trường, khi đã loại bỏ yếu tố môi trường ấy tính năng của sản phẩm không khôi phục lại được

A. Irreversible variation

4.4. Già hóa (nhiệt, ẩm, bức xạ v.v..) (hóa già)

Suy giảm không thuận nghịch các tính năng chủ yếu của sản phẩm theo thời gian trong những điều kiện (nhiệt, ẩm, bức xạ v.v…) nhất định.

A. Aging, ageing

4.5. Ăn mòn

Hao mòn (hoặc hư hại) vật liệu do tác động của các yếu tố hóa, lý, sinh v.v… của môi trường.

A. Corrosion

4.6. Ăn mòn kim loại

Kim loại bị hư hại do tác động tương hỗ về hóa hoặc điện hóa giữa kim loại với môi trường

A. Corrosion of metals

4.7. Ăn mòn trong khí quyển (ăn mòn khí quyển)

Ăn mòn trong môi trường khí quyển

A. Atmospheric corrosion

4.8. Ăn mòn do vi sinh vật (ăn mòn vi sinh vật)

Ăn mòn do tác động của vi sinh vật

A. Microbial corrosion

5. THỬ NGHIỆM

5.1. Thử nghiệm tác động của môi trường (thử nghiệm môi trường)

Thử nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường (có các yếu tố xác định) đến chất lượng sản phẩm.

A. Environment test environmental testing

5.2. Thử nghiệm tác động của khí hậu (Thử nghiệm khí hậu)

Thử nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến chất lượng sản phẩm

A. Climatic test

5.3. Thử nghiệm trong điều kiện tự nhiên (Thử nghiệm tự nhiên)

Thử nghiệm tiến hành trong điều kiện tự nhiên (khí quyển, biển, đất v.v….)

A. Field test

5.4. Thử nghiệm trong điều kiện nhân tạo (Thử nghiệm nhân tạo)

Thử nghiệm tiến hành trong điều kiện nhân tạo

A. Artificial test

5.5. Thử nghiệm trong điều kiện khí hậu mô phỏng (Thử nghiệm khí hậu mô phỏng)

Thử nghiệm nhân tạo, trong đó các yếu tố khí hậu gây nên những suy giảm gần giống với thực tế.

A. Simulated climatictest

5.6. Thử nghiệm trong điều kiện khí hậu gia tốc (Thử nghiệm khí hậu gia tốc)

Thử nghiệm mô phỏng, trong đó tăng cường tác động của một hoặc nhiều yếu tố để quá trình suy giảm diễn ra nhanh hơn so với thực tế.

A. Accelerated climatic test

5.7. Thử nghiệm trong điều kiện vận hành (khai thác) (Thử nghiệm vận hành)

Thử nghiệm để kiểm tra chức năng của sản phẩm trong điều kiện vận hành (khai thác)

A. Operating test, service test

5.8. Thử nghiệm theo chế độ chu kỳ (Thử nghiệm chu kỳ)

Thử nghiệm, trong đó yếu tố môi trường hoặc cường độ yếu tố môi trường biến đổi tuần hoàn trong khoảng thời gian quy định

A. Cyclic test

5.9. Thử nghiệm phức hợp

Thử nghiệm, trong đó có nhiều yếu tố (khí hậu, điện, cơ) tác động hoặc đồng thời hoặc lần lượt lên sản phẩm.

A. Combined test

5.10. Thử nghiệm tác động của nóng ẩm (Thử nghiệm nóng ẩm)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có nhiệt độ cao và độ ẩm cao.

A. Damp heat test

5.11. Thử nghiệm tác động của nóng khô (Thử nghiệm nóng khô)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có nhiệt độ cao và lượng hơi nước ít.

A. Dry heat test

5.12. Thử nghiệm tác động của rung (Thử nghiệm rung)

Thử nghiệm, trong đó sản phẩm chịu tác động của rung cơ học.

A. Vibration test

5.13. Thử nghiệm tác động của biến đổi nhiệt độ (Thử nghiệm biến đổi nhiệt độ)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có nhiệt độ biến đổi với tốc độ nhất định trong phạm vi cho trước

A. Variable temperature test

5.14. Thử nghiệm tác động của mù muối (Thử nghiệm mù muối)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có yếu tố phá hủy là mù muối tạo từ dung dịch Clorua natri hoặc có thêm một số thành phần khác.

A. Salt spray test

5.15. Thử nghiệm tác động của bức xạ (Thử nghiệm bức xạ)

Thử nghiệm trong môi trường có yếu tố phá hủy là bức xạ

A. Radiation test

5.16. Thử nghiệm tác động của khí công nghiệp (Thử nghiệm khí công nghiệp)

Thử nghiệm trong môi trường có yếu tố phá hủy là khí hoặc hơi sản sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp (như SO­2, H2S v.v….)

A. Industrial gas test

5.17. Thử nghiệm tác động của cát bụi (Thử nghiệm cát bụi)

Thử nghiệm trong môi trường không khí có yếu tố phá hủy là cát, bụi

A. Dust and sand test

5.18. Thử nghiệm tác động của nấm mốc (Thử nghiệm nấm mốc)

Thử nghiệm trong môi trường có yếu tố phá hủy là nấm mốc

A. Mould growth test

5.19. Thử nghiệm độ kín

Thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng xâm nhập của chất lỏng, khí hoặc bụi… vào trong sản phẩm

A. Sealing test

5.20. Thử nghiệm độ tin cậy

Thử nghiệm nhằm xác định các chỉ tiêu của độ tin cậy của sản phẩm làm việc trong thời gian và điều kiện quy định (điều kiện môi trường và các điều kiện khác)

A. Reliability test

5.21. Thử nghiệm tuổi thọ

Thử nghiệm nhằm xác định tuổi thọ của sản phẩm trong điều kiện nhất định

A. Life, longevity test

 

PHỤ LỤC I

Hình vẽ 1

a) Góc ướt a lớn hơn 900

b) Góc ướt a nhỏ hơn 900

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1678:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1678:1975
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 11/11/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1678:1975 về Giầy vải xuất khẩu – Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1678:1986 về Giày vải xuất khẩu – Phương pháp thử .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1678:1975 về Giầy vải xuất khẩu – Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1678 – 75

GIẦY VẢI XUẤT KHẨU

PHƯƠNG PHÁP THỬ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giầy vải đế cao su xuất khẩu và không áp dụng cho giầy vải đế cao su dùng cho môi trường đặc biệt như: axit, kiềm, dầu, nhiệt, điện và những trường hợp đặc biệt khác.

1. LẤY MẪU

1.1. Chất lượng giầy được xác định theo từng lô hàng trên cơ sở kết quả kiểm tra mẫu trung bình lấy ở lô hàng đó.

1.2. Lô hàng là số lượng giầy vải đồng nhất thuộc cùng một loại, cùng sản xuất một đợt, ở cùng một nhà máy, có cùng một ký nhãn hiệu, có cùng một giấy chứng nhận chất lượng và giao nhận cùng một lúc, nhưng không được quá 15 000 đôi.

1.3. Lấy mẫu ở 4% số hòm đựng, nhưng số hòm lấy mẫu không được ít hon số cỡ giầy có trong lô hàng đó.

1.4. Tại mỗi hòm được chỉ định lấy mẫu, tiến hành lấy mẫu ở ba lớp: trên, dưới và giữa. Mỗi lớp lấy không ít hơn ba đôi.

1.5. Xếp giầy lấy được theo từng cỡ số, nhận định sơ bộ về tỷ lệ giầy tốt và xấu, lập biên bản trong trường hợp cần đổi tỷ lệ giày xấu.

1.6. Mỗi cỡ số lấy hai đôi giầy bất kỳ để xác định các chỉ tiêu chất lượng. Một đôi dùng để phân tích ngay, đôi còn lại gói vào giấy, cho vào hộp để lúc cần đem ra phân tích trọng tài. Trên mỗi mẫu đều có nhãn ghi:

tên gọi và cỡ số của giầy;

nơi sản xuất;

ngày tháng lấy mẫu;

người lấy mẫu.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý

2.1. xác định chiều dày đế

Dùng thước đo chia độ đến 0,1 mm để đo độ dày của đế cao su.

2.2. Xác định lực kéo đứt

2.2.1. Chuẩn bị mẫu

Mẫu thử, kích thước mẫu và mặt cắt của lưỡi dao cắt phải theo đúng quy định trong TCVN 1593-74 (kiểu A).

Cắt mẫu theo chiều dọc của giầy.

Mài nhẵn hết vân hoa mặt giầy và lấy mẫu có độ dày trong khoảng 1,7 – 2,3 mm.

Xác định lại kích thước của phần làm việc.

2.2.2. Tiến hành thử

Xác định lực kéo đứt và độ giãn dài theo TCVN 1592-74 và TCVN 1593-74.

2.3. Xác định lượng mài mòn

2.3.1. Chuẩn bị mẫu

Cắt mẫu cao su ở đế giầy có chiều dài từ 150 – 200 mm; chiều rộng mẫu 25mm.

Mài nhẵn hết vân hoa mặt giầy và lấy mẫu có độ dày trong khoảng 2,5 – 3 mm.

Dán mẫu quanh một bánh xe cao su có đường kính 62mm, rộng 10 mm và để 8 – 12 h trước khi đưa lên máy mài mòn.

2.3.2. Tiến hành thử

Xác định lượng mài mòn theo TCVN 1592-74 và TCVN 1594-74.

2.4. Xác định sức dính

2.4.1. Chuẩn bị mẫu

Đối với giầy cao cổ, cắt mẫu theo chiều dọc của giầy.

Đối với giầy thấp cổ, cắt mẫu ở phần mũi giầy.

Mẫu có chiều dài 150 – 200 mm, chiều rộng 5 mm hoặc 10 mm.

Mẫu phải tách hai đầu mối ghép từ 30 đến 50 mm để kẹp vào máy.

2.4.2. Tiến hành thử

Xác định sức dính theo TCVN 1592 – 74 và TCVN 1596-74

Phương pháp xác định các chỉ tiêu ngoại quan

2.5. Xác định đường nhựa sơn và đường lăn hoa

Nhận xét về sự đồng đều của đường nhựa sơn và đường lăn hoa.

2.6. Xác định tạp chất trên viền ngoài, viền mũi, pho mũi và đế của một đôi giầy

Nhận xét về tạp chất lẫn trong phần cao su như: cát, sạn, bọt khí và đồng thời xác định đường kính, vị trí của tạp chất đó.

2.7. Xác định màu sắc mặt vải trên một đôi giầy

Đặt hai chiếc giầy cần thử ngang hàng với nhau, nhận xét sự chênh lệch về màu sắc.

2.8. Xác định mặt vải trên một đôi giầy về vết bẩn, tính lỗi sợi, bật sợi và vết rách

Nhìn kỹ và nhận xét mặt vải về những khuyết tật như: vết bẩn, tính lỗi sợi, bật sợi và lỗi rách.

Trường hợp giầy có vết bẩn phải xác định tổng diện tích bị bẩn.

Trường hợp giầy bị lỗi sợi, bật sợi, phải xác định tổng diện tích bị lỗi sợi, bật sợi.

Trường hợp giầy bị rách, phải xác định chiều dài vết rách.

2.9. Xác định vải lót bên trong của một đôi giầy

Nhận xét những khuyết tật của vải lót như: bị ố, bị bong, bị hăn và xác định tổng diện tích của chúng.

2.10. Xác định đường may trên một đôi giầy

Nhận xét những khuyết tật trên đường may như: đường may bị đứt, chỉ nhảy mũi đã được khâu lại chưa.

2.11. Xác định lưỡi gà và khuy buộc giầy trên một đôi giầy

Nhận xét tỷ lệ giữa lưỡi gà và phần khuy phía trong, khoảng cách giữa các khuy buộc giầy.

2.12. Khi kết quả thu được không đạt mức đã nêu dù chỉ một chỉ tiêu, cũng phải tiến hành thử lại với lượng mẫu gấp đôi lấy ở lô hàng đó. Kết quả xác định lần thứ hai là kết quả cuối cùng.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1679:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1679:1975
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 11/11/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1679:1975 về Giầy vải xuất khẩu – Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2009 về Giày vải .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1679:1975 về Giầy vải xuất khẩu – Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1679 – 75

GIẦY VẢI XUẤT KHẨU

BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giầy vải đế cao su xuất khẩu và không áp dụng cho giầy vải đế cao su dùng cho môi trường đặc biệt như: axit, kiềm, dầu, nhiệt, điện và những trường hợp đặc biệt khác.

1. BAO GÓI

1.1. Mỗi đôi giầy được đặt trong một hộp giấy các-tông, xếp các hộp các-tông vào hòm. Khối lượng thô của hòm không quá 50kg. Bên trong hòm có lót giấy chống ẩm.

1.2. Mỗi hòm phải có 2 hoặc 4 đai sắt kẹp chặt và có dấu niêm phong.

2. GHI NHÃN

2.1. Ghi nhãn trên giầy

Trên mỗi chiếc giầy đều phải có ghi cỡ số. Mắt cá của giầy cao cổ có ghi chữ và dấu hiệu của nhà máy sản xuất.

2.2. Trong mỗi hòm giầy phải có phiếu đóng gói ghi:

tên hoặc ký hiệu sản phẩm;

màu sắc;

cỡ số;

số lượng giầy;

người đóng gói ký tên.

2.3. Ghi nhãn ngoài hòm:

tên hoặc ký hiệu sản phẩm;

nơi sản xuất;

cỡ số;

loại;

khối lượng thô;

thời gian sản xuất;

số hiệu của tiêu chuẩn này.

3. VẬN CHUYỂN

Phương tiện vận chuyển phải bảo đảm tránh được mưa, nắng và không vận chuyển chung với các chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của giầy.

4. BẢO QUẢN

4.1. Kho để giầy phải khô ráo, sạch sẽ, không được để chung với các hóa chất như axít, kiềm, dầu v.v…

4.2. Các hòm các-tông đựng giầy không được chồng lên nhau quá ba lớp.

4.3. Tất các hòm giấy đều được xếp cách mặt đất 50 cm; cách tường 30 cm và có phương tiện che đậy, tránh được mưa, nắng, ẩm, ướt làm ảnh hưởng đến chất lượng của giầy.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1680:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1680:1975
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 11/11/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1680:1975 về Quần áo nam – Phương pháp đo cơ thể do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1680 – 75

QUẦN ÁO NAM

PHƯƠNG PHÁP ĐO CƠ THỂ

1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo cơ thể nam giới, phục vụ cho việc thiết kế các loại quần áo may sẵn của nam giới.

2. Đo cơ thể nam giới phải tiến hành theo quy định trong bảng và theo chỉ dẫn trên các hình vẽ.

Số thứ tự

Kích thước đo

Cách đo

Hình vẽ

1

Chiều cao cơ thể

Đo bằng thước đo chiều cao từ gót chân đến đỉnh đầu (không kể giầy và mũ), người đứng với tư thế 4 điểm chạm vào tường 2 chân sát vào nhau, đầu ngay ngắn, mắt hướng về phía trước sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng ngang.

1

2

Chiều cao từ đốt sống cổ thứ 7 đến hết gót chân

Đo bằng thước đo chiều cao từ gót chân đến đốt sống cổ thứ 7 (không kể giầy) tư thế đứng như trên (số 1)

1

3

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng bụng qua rốn

Đo bằng thước dây đặt từ bờ trên đốt sống cổ thứ 7 dọc theo cột sống đến đường vòng quanh bụng quá rốn.

2

4

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường ngang nách

Đo bằng thước dây, đặt từ bờ trên đốt sống cổ thứ 7, dọc cột sống đến đường thẳng ngang nách.

4

5

Chiều dài cung mỏm vai

Đo bằng thước dây, đặt từ điểm trước ngực sát mép trên thước vuông góp kẹp ở nách vòng qua mỏm vai đến điểm sát mép trên thước vuông góc kẹp nách phía sau lưng.

4

6

Chiều rộng lưng ngang nách

Đo bằng thước dây, đặt từ đầu khe nách bên này đến đầu khe nách bên kia phía sau lưng.

2

7

Chiều rộng vai

Đo bằng thước dây, đặt từ mỏm cùng xương vai bên này đến mỏm cùng xương vai bên kia về phía sau lưng.

2

8

Đoạn xuôi vai

Đo bằng thước kẹp (hoặc thước dây) từ bờ trên đốt sống cổ thứ 7 đến mép trên đường đo chiều rộng vai

2

9

Chiều dài cánh tay

Đo bằng thước dây đặt từ mỏm cùng xương vai đến hết mỏm trên lồi cầu ngoài, khi tay gập lại.

1

10

Chiều dài cánh tay và cẳng tay

Đo bằng thước dây, đặt từ mỏm cùng xương vai đến chỏm xương trụ (mắt cá tay) khi tay buông xuống bình thường, bàn tay úp vào đùi.

3

11

Chiều dài thân

Đo bằng thước đo chiều cao tính từ đốt sống cổ thứ 7 đến sát mặt ghế ngồi (người ngồi thẳng thắn).

4

12

Chiều cao chậu hông

Đo bằng thước vuông từ điểm trên cùng của mép ngoài mào chậu đến sát mặt ghế ngồi.

4

13

Vòng đầu

Đo bằng thước dây quấn vòng quanh đầu qua u trán giữa và chỗ dô nhất về phía sau đầu.

1

4

Vòng cổ

Đo bằng thước dây vòng quanh chân cổ (nền cổ) qua phía trên đốt sống cổ thứ 7 và bờ trên đầu trong xương đòn.

1

15

Chiều dài từ đầu trong vai đến vòng bụng về phía lưng

Đo bằng thước dây từ đầu vai ngang đốt sống cổ thứ 7, theo đường song song cột sống đến đường vòng quanh bụng qua rốn.

2

16

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường vòng quanh bụng qua rốn về phía ngực

Đo bằng thước dây, từ đốt sống cổ thứ 7 vòng tới đầu vai trong, kéo tiếp thước thẳng về phía ngực tới đường vòng quanh bụng qua rốn.

3

17

Chiều rộng ngực ngang nách

Đo bằng thước dây, đặt từ đầu khe nách bên này đến đầu khe nách bên kia về phía trước ngực.

3

18

Vòng ngực ngang vú (chỗ ngực nở nhất)

Đo bằng thước dây, quấn vòng quanh ngực qua hai mỏm vú (thước đặt trong mặt phẳng ngang).

1

19

Vòng bụng qua rốn

Đo bằng thước dây, quấn vòng quanh bụng qua rốn.

1

20

Vòng mông

Đo bằng thước dây, quấn vòng quanh mông chỗ to nhất của mông (qua hai mấu chuyển ở mông)

1

21

Vòng nghiêng đùi

Đo bằng thước dây, quấn quanh bẹn phía trước và nếp lằn mông phía sau.

3

22

Chiều dài đùi

Đo bằng thước dây đặt từ điểm trên cùng của mép ngoài mào chậu đến một điểm ở mặt ngoài tương ứng với chính giữa xương bánh chè.

2

23

Chiều dài chi dưới

Đo bằng thước dây đặt từ điểm trên cùng của mép ngoài mào chậu dọc mặt ngoài chi dưới tới đất.

2

24

Vòng gối (1)

Đo bằng thước dây, vòng qua đầu xương bánh chè (tư thế người đứng).

1

25

Vòng gối (2)

Đo bằng thước dây, vòng qua đầu xương bánh chè (tư thế người ngồi trên ghế, đùi thẳng góc với cẳng chân).

4

26

Vòng cánh tay

Đo bằng thước dây, vòng quanh chỗ to nhất của bắp tay khi tay để bình thường.

2

27

Vòng cổ tay

Đo bằng thước dây, quấn vòng quanh cổ tay chỗ nhỏ nhất (trên mắt cá tay).

2

28

Chiều dài bàn tay

Đo bằng thước dây, đầu từ nếp lằn trước cổ tay đến hết ngón giữa.

5

29

Khoảng cách từ cổ tay đến đường dóng ngang kẽ ngón cái

Đo bằng thước dây từ nếp lằn trước cổ tay đến đường dóng ngang (thẳng góc với trục bàn tay) từ kẽ giữa ngón tay cái và ngón trỏ

5

30

Chiều rộng bàn tay

Đo bằng thước kẹp chỗ rộng nhất của bàn tay (từ điểm ngoài đầu xương đốt bàn tay ngón cái tới điểm ngoài xương đốt bàn tay ngón út).

6

31

Chiều rộng 4 ngón tay

Đo bằng thước kẹp chiều rộng bàn tay từ mép ngoài đốt bàn tay, của ngón trỏ theo đường vuông góc với trục bàn tay đến điểm ngoài cùng của bàn tay.

5

32

Chiều dài ngón tay cái

Đo bằng thước dây từ đầu xương đốt bàn ngón cái dọc theo mặt mu ngón cái đến hết ngón cái.

6

33

Chiều dài ngón trỏ

Đo bằng thước dây từ đầu xương đốt bàn của ngón trỏ dọc theo mặt mu đến hết ngón trỏ.

6

34

Chiều dài ngón giữa

Đo bằng thước dây, đặt từ đầu xương đốt bàn ngón giữa dọc theo mặt mu đến hết ngón giữa.

6

35

Chiều dài ngón nhẫn

Đo bằng thước dây đặt từ đầu xương đốt bàn ngón nhẫn dọc theo mặt mu đến hết ngón nhẫn

6

36

Chiều dài ngón út

Đo bằng thước dây, đặt từ đầu xương đốt bàn ngón út dọc theo mặt mu đến hết ngón út.

6

37

Vòng bắp chân

Đo bằng thước dây, quấn quanh chỗ to nhất ở bắp chân.

4

38

Vòng cổ chân

Đo bằng thước dây quấn quanh cổ chân trên 2 mắt cá chân chỗ nhỏ nhất

4

39

Vòng gót chân

Đo bằng thước dây quấn chéo quanh nếp lằn trước cổ chân và chỗ sau cùng của gót chân.

4

40

Vòng bàn chân (1)

Đo bằng thước dây quấn vòng quanh qua đầu sau của xương đốt bàn chân 5.

4

41

Vòng bàn chân (2)

Đo bằng thước dây quấn qua hai đốt xương bàn ngón cái, ngón út.

4

42

Chiều dài bàn chân

Đo bằng thước kẹp từ ngón chân dài nhất tới điểm sau cùng của gót chân.

4

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1681:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1681:1975
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 11/11/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1681:1975 về Quần áo nam – Cỡ số do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1681 – 75

QUẦN ÁO NAM

CỠ SỐ

Quần áo nam các loại phải sản xuất theo cỡ số quy định trong bảng.

Ký hiệu cỡ số

Chiều cao

Vòng ngực

I

148

(145 – 150)

82 (80 – 85)

78 (76 – 81)

74 (72 – 77)

II

154

(151- 156)

84 (82 – 87)

80 (78 – 83)

76 (74 – 79)

III

160

(157 – 162)

86 (84 – 89)

82 (80 – 85)

78 (76 – 81)

IV

166

(163 – 168)

88 (86 – 91)

84 (82 – 87)

80 (78 – 83)

V

172

(169 – 175)

90 (88 – 93)

86 (84 – 89)

82 (80 – 85)

 


PHỤ LỤC

BẢNG SỐ LIỆU CÁC KÍCH THƯỚC ĐO TRÊN CƠ THỂ NAM

Số TT

Kích thước đo

IA

IB

IC

IIA

IIB

IIC

IIIA

IIIB

IIIC

IVA

IVB

IVC

VA

VB

VC

1

Chiều cao cơ thể

148

148

148

154

154

154

160

160

160

166

166

166

172

172

172

2

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến hết gót chân

126

126

126

131

131

131

136

136

136

141

141

141

146

146

146

3

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng bụng qua rốn

41

41

41

42

42

42

43

43

43

44

44

44

45

45

45

4

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường ngang nách

17

17

17

17

17

17

18

18

18

18

18

18

19

19

19

5

Chiều dài cung mỏm vai

29

29

29

30

30

30

30

30

30

31

31

31

32

32

32

6

Chiều rộng lưng ngang nách

33

33

33

34

34

34

35

35

35

36

36

36

37

37

37

7

Chiều rộng vai

39

39

39

40

40

40

41

41

41

42

42

42

43

43

43

8

Đoạn xuôi vai

7,2

7,2

7,2

7,4

7,4

7,4

7,6

7,6

7,6

7,8

7,8

7,8

8

8

8

9

Chiều dài cánh tay

27

27

27

28

28

28

29

29

29

30

30

30

31

31

31

10

Chiều dài cánh tay và cẳng tay

49

49

49

51

51

51

52

52

52

54

54

54

56

56

56

11

Chiều dài thân

57

57

57

59

59

59

61

61

61

63

63

63

65

65

65

12

Chiều cao chậu hông

19

19

19

20

20

20

20

20

20

21

21

21

21

21

21

13

Vòng đầu

53,5

54

54

54

54,5

55

55

55

55,5

55,5

55,5

56

56

56

56

4

Vòng cổ

35

34

33

36

35

34

37

36

35

38

37

36

38

37

36

15

Chiều dài từ đầu trong vai đến vòng bụng về phía lưng

42

42

42

43

43

43

44

44

44

46

46

46

47

47

47

16

Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến đường vòng quanh bụng qua rốn về phía ngực

49

49

49

51

51

51

52

52

52

53

53

53

55

55

55

17

Chiều rộng ngực ngang nách

32

31

30

33

32

31

34

33

32

35

34

33

37

35

34

18

Vòng ngực ngang vú (chỗ ngực nở nhất)

75

78

80

77

80

84

79

82

86

82

84

88

83

86

90

19

Vòng bụng qua rốn

71

67

63

72

68

64

73

69

65

74

70

66

75

71

67

20

Vòng mông

81

78

77

83

80

79

85

82

81

86

84

82

89

86

84

21

Vòng nghiêng đùi

49

49,5

50

50

51

52

51

52

53

52

53

54

53

54

55

22

Chiều dài đùi

46

46

46

48

48

48

50

50

50

52

52

52

54

54

54

23

Chiều dài chi dưới

87

87

87

90

90

90

93

93

93

97

97

97

100

100

100

24

Vòng gối (1)

30

30,5

31

31

31,5

32

32

32,5

33

33

33,5

34

34

34,5

35

25

Vòng gối (2)

32

32

32

32

32,5

33

33

33,5

34

34

34

35

35

35

35

26

Vòng cánh tay

23

23,8

24,6

23,5

24

25

24

25

25

24,8

25

26

25

26

27

27

Vòng cổ tay

14,2

14,7

15,3

14,7

15

15,4

15,2

15,5

16

15,4

15,8

16

15,7

16

16,5

28

Chiều dài bàn tay

17

17

17

17,5

17,5

17,5

18

18

18

18,5

18,5

18,5

19

19

19

29

Khoảng cách từ cổ tay đến đường dóng ngang kẽ ngón cái

5,9

5,9

5,9

6

6

6

6,1

6,1

6,1

6,2

6,2

6,2

6,4

6,4

6,4

30

Chiều rộng bàn tay

9,5

9,7

9,8

9,8

9,8

10

10

10

10

10,2

10,2

10,2

10,4

10,4

10,4

31

Chiều rộng 4 ngón tay

7,8

7,8

7,8

7,9

7,9

7,9

8,1

8,1

8,1

8,2

8,2

8,2

8,4

8,4

8,4

32

Chiều dài ngón tay cái

6

6

6

6,3

6,3

6,3

6,4

6,4

6,4

6,6

6,6

6,6

6,8

6,8

6,8

33

Chiều dài ngón trỏ

9

9

9

9,2

9,2

9,2

9,4

9,4

9,4

9,7

9,7

9,7

9,9

9,9

9,9

34

Chiều dài ngón giữa

10

10

10

10,3

10,3

10,3

10,5

10,5

10,5

11

11

11

11

11

11,5

35

Chiều dài ngón nhẫn

9

9

9

9,7

9,7

9,7

10

10

10

10,3

10,3

10,3

10,5

10,8

10,8

36

Chiều dài ngón út

7

7

7

7,7

7,7

7,7

7,9

7,9

7,9

8

8

8

8,5

8,5

8,5

37

Vòng bắp chân

30

30

31

31

31

32

32

32

32

33

33

33

33

34

34

38

Vòng cổ chân

18,5

18,5

19

19

19

19

19

19,5

20

20

20

20

20

20,5

21

39

Vòng gót chân

29

29

29

30

30

30

31

31

31

32

32

32

33

33

33

40

Vòng bàn chân (1)

22

23

23

23

23,5

23,5

23,5

24

24

24

24,5

24,5

24,5

25

25

41

Vòng bàn chân (2)

23

23

24

24

24

24

24

24

24

24

25

25

25

25

25

42

Chiều dài bàn chân

22,5

22,5

22,5

23

23

23

24

24

24

24,5

24,5

24,5

25

25

25

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1620:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1620:1975
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 11/04/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1620:1975 về Nhà máy điện và trạm điện trên sơ đồ cung cấp điện – Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7922:2008 về Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1620:1975 về Nhà máy điện và trạm điện trên sơ đồ cung cấp điện – Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1620 : 1975

NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM ĐIỆN TRÊN SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN – KÝ HIỆU BẰNG HÌNH VẼ TRÊN SƠ ĐỒ ĐIỆN

1. Tiêu chuẩn này quy định trong ký hiệu bằng hình vẽ của nhà máy điện và trạm điện được thiết kế hoặc đang hoạt động trên sơ đồ cung cấp điện của các bản đồ khu vực.

2. Trường hợp không cần cụ thể hóa loại nhà máy điện và trạm điện hoặc việc thực hiện kết cấu của chúng sẽ sử dụng ký hiệu tổng quát.

3. Đối với các nhà máy điện hoặc trạm điện không có trong tiêu chuẩn này, có thể sử dụng ký hiệu tổng quát hoặc ký hiệu chung trên cơ sở ký hiệu tổng quát với những điều giải thích tương ứng trong phạm vi sơ đồ.

4. Khi sơ đồ không yêu cầu phân biệt nhà máy điện hoặc trạm điện đang sử dụng hoặc thiết kế cho phép sử dụng ký hiệu thiết kế của trạm điện.

5. Kích thước của các ký hiệu bằng hình vẽ phải bảo đảm tính rõ ràng của sơ đồ, cạnh hình vuông (hoặc đường kính vòng tròn) khi đó không được nhỏ hơn 8mm.

Kích thước các ký hiệu tổng quát (điểm 1 và 2 của bảng 1) cho phép giảm nhỏ tới 4mm, còn ký hiệu các nhà máy điện và trạm điện đang hoạt động phải kẻ sọc đen.

6. Ký hiệu tổng quát của các nhà máy điện và trạm điện như trong bảng 1.

Bảng 1

Tên gọi

Ký hiệu công trình hoặc thiết bị

Thiết kế

Đang hoạt động

1

2

3

1. Nhà máy điện

Ký hiệu chung

2. Trạm điện

Ký hiệu chung

3. Nhà máy thủy điện

Ký hiệu chung

4. Nhà máy thủy tích điện

5. Nhà máy thủy điện trên sông

6. Nhà máy điện bơm tích

7. Nhà máy nhiệt điện. Ký hiệu chung:

 

 

a) Không cung cấp nhiệt năng cho hộ tiêu thụ

b) Cung cấp nhiệt năng cho hộ tiêu thụ

Chú thích: Tất cả các ký hiệu của nhà máy điện cung cấp nhiệt năng cho hộ tiêu thụ ở cạnh bên, đều phải có vết đen đậm

 

 

8. Nhà máy điện nguyên tử

9. Nhà máy điện tua bin hơi dùng nhiên liệu rắn

10. Nhà máy điện tua bin hơi dùng nhiên liệu lỏng hoặc khí

11. Nhà máy điện tua bin khí dùng chu trình hơi-khí

12. Nhà máy điện dùng động cơ đốt trong

13. Nhà máy điện địa nhiệt

14. Trạm chỉnh lưu (trạm nắn điện)

7. Ký hiệu nhà máy điện có ghi rõ việc thực hiện kết cấu như trong bảng 2

Bảng 2

Tên gọi

Ký hiệu công trình hoặc thiết bị

Thiết kế

Đang hoạt động

1. Thiết bị ngoài trời

2. Thiết bị trong nhà

               

3. Thiết bị ngầm

4. Thiết bị nửa ngầm

5. Thiết bị lưu động

8. Ký hiệu trạm điện có chỉ rõ việc thực hiện kết cấu như trong bảng 3

Bảng 3

Tên gọi

Ký hiệu công trình hoặc thiết bị

Thiết kế

Đang hoạt động

1. Thiết bị ngoài trời

2. Thiết bị trong nhà

3. Thiết bị ngầm

4. Thiết bị nửa ngầm

5. Thiết bị lưu động

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1604:1975

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1604:1975
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 08/03/1975
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1604:1975 về Giấy than do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1604 – 75

GIẤY THAN

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho giấy than một mặt dùng để đánh máy hoặc viết tay.

1. KÝ HIỆU VÀ KÍCH THƯỚC

Cần phải sản xuất giấy than một mặt theo các ký hiệu có kích thước nêu trong bảng 1.

mm                                                                   Bảng 1

Ký hiệu

Kích thước

Sai lệch cho phép

Loại 1

Loại 2

GT – 01A

210 x 297

± 2

± 3

GT – 01B

297 x 420

GT – 01C

420 x 594

± 3

Chú thích. Khi có yêu cầu của khách hàng, cho phép sản xuất giấy than có kích thước 210 x 280 mm.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Giấy cốt dùng để sản xuất giấy than cần phải phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản nêu trong bảng 2.

Chú thích. Những yêu cầu khác về nguyên liệu, trong khi chưa có tiêu chuẩn nhà nước, do bộ chủ quản quy định.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mức

Sai lệch cho phép

Khối lượng diện tích, g/m2

Chiều dày, mm

Độ dài kéo đứt bình quân, m

Thành phần nước, %

17

0,025

5 000

7

± 1

± 0,005

± 5

 ± 1

2.2. Mực màu phủ trên bề mặt giấy than phải là mực bột màu.

2.3. Những chỉ tiêu kỹ thuật của giấy than phải phù hợp với các mức nêu trong bảng 3.

Bảng 3

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Loại 1

Loại 2

Số bản in được cùng một lúc, không nhỏ hơn

8

6

Theo điều 3.2

Số lần sử dụng lại được, không nhỏ hơn

8

6

Theo điều 3.3

2.4. Những khuyết tật của giấy than không được vượt quá quy định trong bảng 4.

2.5. Chữ in bằng giấy than phải sạch sẽ, dễ đọc và bám chắc trên giấy đánh máy.

2.6. Sau mỗi lần đánh máy, các tờ giấy than không được dính vào các tờ giấy đánh máy.

2.7. Giấy than chỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật này trong 12 tháng.

Bảng 4

Tên khuyết tật

Giấy có ký hiệu

Khuyết tật cho phép trong 1 tờ

Loại 1

Loại 2

1. Số lỗ châm kim đường kính đến 0,5 mm, không được quá

GT – 01A

GT – 01B

GT – 01C

5

8

15

10

15

30

2. Số hạt mực đóng cục đường kính đến 2 mm, không được quá

GT – 01A

GT – 01B

GT – 01C

10

20

30

20

40

80

3. Số vệt mực với chiều rộng đến 0,5 mm chạy dài suốt tờ giấy, không được quá

GT – 01A

GT – 01B

GT – 01C

2

3

5

3

5

7

4. Không quá 1 vệt mực chạy dài trên tờ giấy, cách biên đến 3 cm, có chiều rộng lớn nhất, mm

Cả 3 cỡ loại

1

1,5

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Khi cần kiểm tra chất lượng giấy than theo những yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này, cần phải sử dụng qui tắc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo những quy định riêng và phương pháp thử nêu ra dưới đây.

Chú thích. Trong khi chưa có tiêu chuẩn nhà nước về phương pháp lấy mẫu, việc lấy mẫu cho phép tiến hành theo sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan.

3.2. Để xác định số bản in được cùng một lúc, dùng máy chữ thường và lực trung bình của người đánh máy chữ thành thạo để đánh. Cách tiến hành:

– Lấy 8 tờ giấy đánh máy trắng có khối lượng diện tích từ 25 – 28 g/m2, có kích thước phù hợp với mẫu giấy than đã chuẩn bị;

– Lót giữa chúng những tờ giấy than mẫu;

– Lắp vào máy chữ;

– Đánh máy tất cả các mẫu chữ, chữ số và dấu có sẵn trên máy chữ.

Giấy than đạt tiêu chuẩn này khi trên bản in cuối cùng, tất cả các chữ, chữ số và dấu phải rõ ràng và đầy đủ (trừ những khuyết tật do máy chữ gây nên).

3.3. Để xác định số lần sử dụng lại được cũng dùng máy chữ và lực đánh máy như ở điều 3.2. Cách tiến hành:

– Dán mặt không phủ mực của mẫu giấy than có kích thước 210 x 100 mm lên tờ giấy viết số 1 có khối lượng diện tích khoảng 60 g/m2 (dán ở 2 bên lề hoặc 4 góc);

– Áp mặt phủ màu của giấy than vào một tờ giấy đánh máy trắng có khối lượng diện tích từ 25 – 28g/m2;

– Lắp vào máy chữ;

– Dùng hai cái kẹp kẹp chặt tờ giấy viết nói trên vào băng trượt của máy chữ để tờ giấy viết và tờ giấy than mẫu ở vị trí cố định thích hợp trong khi tờ giấy đánh máy vẫn chuyển dịch theo chiều lăn của trục máy.

– Đánh máy 8 dòng có độ dài đồng nhất nhưng không ngắn hơn 120 mm với các mẫu chữ c, e, o, g nối tiếp nhau theo trật tự cố định

Thử ít nhất là 3 mẫu.

Giấy than đạt tiêu chuẩn này khi trên dòng thứ 8 của mỗi mẫu vẫn hiện rõ ràng và đầy đủ các chữ đã in được (trừ những khuyết tật do máy chữ gây nên).

3.4. Để xác định độ đồng đều của lớp màu phủ trên mặt giấy than cũng dùng máy chữ và lực đánh máy như ở điều 3.2. Cách tiến hành:

– Dùng 2 tờ giấy viết số 1 có khối lượng diện tích khoảng 60 g/m2 và kích thước phù hợp với tờ mẫu giấy than.

– Đặt giữa chúng một tờ giấy than mẫu có kích thước 210 x 100 mm.

– Lắp chúng vào máy chữ.

– Đánh máy 7 – 10 dòng với 1 mẫu chữ nào đó.

Thử từ 3 đến 5 lần.

Những chữ in được phải có cường độ màu sắc đồng đều.

3.5. Để xác định những khuyết tật trong bảng 4 thì dùng mắt thường với ánh sáng đèn huỳnh quang có công suất 40W hoặc ánh sáng tự nhiên để kiểm tra và ghi nhận số lượng những khuyết tật của chúng như sau: soi ngược chiều với ánh sáng khi khoảng cách từ đèn phát sáng đến mẫu thử là 900 – 1 000 mm (nếu với ánh sáng tự nhiên thì vừa tầm quan sát rõ).

3.6. Để xác định độ bám vững của chữ in trên tờ giấy đánh máy ở điều 2.4, lấy tờ giấy viết đã thử ở điều 3.4 đặt lên tấm kính cỡ 5 x 200 x 400 mm. Đặt lên trên chúng một tờ giấy đánh máy có kích thước 50 x 200 mm. Trên cùng đặt một dụng cụ có tải trọng 3 g, có đường kính 20 mm, mặt dưới và góc đã mài nhẵn với độ nhẵn Ñ7 trở lên.

Dùng tay kéo tờ giấy đánh máy cho trượt lên mặt tờ giấy có mẫu in một lượt. Quan sát mặt tờ giấy đánh máy ở vị trí mang tải trọng. Cho phép vết mực dây ra không đáng kể.

4. BAO GÓI, GHI NHÃN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN

4.1. Giấy than phải bao gói bằng hộp cactông. Hộp phải bảo quản được giấy than không bị nhăn, bị gấp nếp khi vận chuyển và bảo quản.

4.2. Xếp 1 hoặc 5 tập (mỗi tập 100 tờ) giấy than vào 1 hộp. Số lượng tờ trong mỗi tập không được sai lệch quá ± 2 tờ.

4.3. Mỗi tập giấy than phải được phủ 1 tờ giấy cốt có kích thước tương ứng, trên mặt phủ màu và bao bằng 1 tờ giấy bao gói hoặc đựng trong một túi giấy có tráng chất chống ẩm.

4.4. Số lượng hộp đóng trong một hòm phải theo đúng quy định trong bảng 5.

Bảng 5

Ký hiệu

Hộp 100 tờ

Hộp 500 tờ

Hòm gỗ

Hòm cactông

Hòm gỗ

Hòm cactông

GT – 01A

GT – 01B

GT – 01C

100

50

25

50

25

20

10

5

10

5

4.5. Trên mỗi hộp giấy than phải ghi nhãn. Trên nhãn ghi:

– tên hoặc dấu hiệu của cơ sở sản xuất;

– địa chỉ của cơ sở sản xuất;

– ký hiệu của giấy than;

– kích thước tờ;

– số lượng tờ;

– số hiệu của tiêu chuẩn này.

Trong mỗi hộp phải có phiếu bảo hành và ghi rõ ngày tháng sản xuất.

4.6. Trên mỗi hòm giấy than phải ghi nhãn. Trên nhãn ghi:

– ký hiệu của giấy than;

– số lượng tờ trong 1 hộp và số lượng hộp trong 1 hòm;

– địa chỉ cơ sở sản xuất;

– ký hiệu bảo quản.

4.7. Phải bảo quản giấy than trong nhà kho thoáng, mát và khô ráo.

Giấy than phải được để cách tường ít nhất là 300 mm và cách nền kho ít nhất là 400 mm.

4.8. Khi chuyên chở giấy than bằng các phương tiện vận tải phải để các hộp giấy than trong hòm gỗ hoặc cactông, phải xếp các hòm giấy than trong toa kín hoặc khoang kín hay phải có che chắn tránh mưa nắng.

4.9. Khi xếp dỡ giấy than, không được ném, vứt để tránh làm hư hỏng bao bì và giấy than. Đối với hòm cactông, không được chồng cao quá 5 lớp.