Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3623:1981

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN3623:1981
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 10/07/1981
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3623:1981 về Khí cụ điện chuyển mạch điện áp tới 1000 V – Yêu cầu kỹ thuật chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3623-81

KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN MẠCH ĐIỆN ÁP ĐẾN 1000V

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Cơ quan biên soạn:

Viện thiết kế máy công nghiệp

Bộ Cơ khí và Luyện kim

Cơ quan đề nghị ban hành:

Bộ Cơ khí và Luyện kim

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 155/TDC ngày 10 tháng 7 năm 1981

 

KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN MẠCH ĐIỆN ÁP ĐẾN 1000V

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Switchting devices for voltages up to 1000V

General requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V loại thông dụng và kể các khí cụ đặt trong các thiết bị hợp bộ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các khí cụ trên thiết bị vận tải dưới hầm lò, đường thủy và đường không, các khí cụ chịu nổ, đo lường vô tuyến v.v…

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Khí cụ cần được chế tạo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt và theo bản vẽ đã được duyệt.

1.2. Khí cụ được dùng để làm việc trong các điều kiện sau:

a) Chiều cao so với mặt biển – không quá 1000 m.

b) Nhiệt độ không khí xung quanh – không quá +40oC.

c) Nơi đặt khí cụ – trong nhà, ngoài trời.

d) Độ ẩm tương đối của không khí xung quanh không lớn hơn 98% ở nhiệt độ + 25oC.

đ) Môi trường xung quanh khí cụ phải phù hợp với các dạng của cấp bảo vệ vỏ bao theo TCVN 1988-77 và không được chứa khí, chất lỏng và bụi tập trung phá hoại sự làm việc của khí cụ.

e) Chịu tác dụng của rung và lắc

Yêu cầu về độ bền rung và lắc cũng như về phương pháp thử cần cho trong tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.

g) Vị trí làm việc của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt. Khi cho phép đặt khí cụ theo vị trí nghiêng thì giá trị của độ nghiêng so với trục thẳng đứng được ưu tiên chọn theo dãy sau: 15; 30; 45; 60 và 90o

Độ nghiêng cho phép khỏi vị trí làm việc không được lớn hơn 5oC theo tất cả các phía.

1.3. Khí cụ dùng để đặt trong thiết bị hợp bộ cần phải bảo đảm làm việc ở nhiệt độ không khí xung quanh đến 55oC. Nhà máy chế tạo phải chỉ dẫn các thông số làm việc danh định (điện áp làm việc danh định dòng điện làm việc danh định) và các đặc tính của khí cụ ở các nhiệt độ 40; 45; 50; 55oC trong tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.

1.4. Khí cụ kiểu hở, có thể đặt trong vỏ do người tiêu thụ làm. Yêu cầu đối với vỏ điều kiện đặt khí cụ, các đặc tính kỹ thuật cần được thỏa thuận giữa người tiêu thụ và nhà máy chế tạo.

1.5. Các số liệu danh định.

1.5.1.a. Điện áp danh định. Điện áp được phân ra theo các loại: điện áp làm việc danh định, điện áp danh định và điện áp danh định theo cách điện.

Điện áp danh định và điện áp làm việc danh định của khí cụ cần được chọn theo TCVN 181-65.

Điện áp danh định và (hoặc) điện áp làm việc danh định của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.

Ưu tiên chọn các giá trị của điện áp danh định như sau:

* đối với mạch chính: dòng điện một chiều 24; 110; 220; 440V; dòng điện xoay chiều tần số 50Hz-36; 220; 380 và 660V.

* Đối với mạch điều khiển mạch tín hiệu và mạch phụ của khí cụ: dòng điện một chiều – không vượt quá 220V; dòng điện xoay chiều tần số 50Hz – không vượt quá 380V.

1.5.1.b. Khí cụ cần cho phép làm việc khi điện áp: trên các cực của mạch chính và mạch phụ – trong giới hạn từ giá trị thấp được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt đến 1,1 điện áp làm việc danh định ở từng mạch tương ứng của khí cụ; trên các cực của mạch điều khiển – từ 0,85 đến 1,1 điện áp làm việc danh định của mạch điều khiển.

1.5.2. Tần số danh định.

Tần số danh định của lưới điện xoay chiều mà các khí cụ được đấu vào 50 Hz.

1.5.3. Dòng điện danh định của khí cụ và các bộ phận của nó được chọn theo TCVN 182-65.

1.5.4. Chế độ làm việc danh định.

a) Khí cụ phải làm việc được ở một hoặc một vài chế độ trong các chế độ sau: liên tục, liên tục đứt quãng (không quá 8 giờ) ngắn hạn lặp lại, ngắn hạn.

Chế độ làm việc cho phép phải được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt.

b) Đối với chế độ ngắn hạn, thời gian của chu kỳ làm việc nên ưu tiên chọn như sau:

5; 10; 15; 30 giây và 10; 30; 60; và 90 phút.

c) Đối với chế độ ngắn hạn lặp lại, thời gian đóng điện tương đối TL% nên ưu tiên chọn như sau: 15; 25; 40 và 60%.

1.6. Tần số đóng. Tần số đóng (lần) cho phép lớn nhất trong một giờ cần chọn theo các trị số sau: 1*; 3*; 6*; 12*; 30*; 60; 12000*; 150*; 300*; 600*; 1200*; 1800; 2400; 3600*; 6000;

Nên ưu tiên chọn trị số có dấu (*)

1.7. Cách điện.

1.7.1. Cách điện của khí cụ cần được tính ở điện áp danh định theo cách điện không nhỏ hơn điện áp danh định của mạng điện tương ứng của khí cụ.

Điện áp danh định theo cách điện có thể khác nhau đối với các mạch khác nhau của khí cụ.

1.7.2. Cách điện của khí cụ khô sạch và chưa qua vận hành ở trạng thái nguội nhiệt độ, độ ẩm của không khí ở nhà làm việc của nhà máy chế tạo, cần phải chịu được điện áp thử xoay chiều tần số 50Hz trong một phút theo chỉ dẫn ở bảng 1.

Bảng 1

Điện áp danh định theo cách điện

Điện áp thử (giá trị hiệu dụng)

Đến 24

500

cao hơn 24 đến 60

1000

cao hơn 60 đến 300

2000

cao hơn 300 đến 660

2500

Cách điện của khí cụ cần chịu được các trị số cho trong bảng 1 ở trạng thái nóng nếu điều này được nói trong tiêu chuẩn của khí cụ.

Đối với mạch phụ của khí cụ và mạch chính của khí cụ dùng để làm việc trong mạch điều khiển và bảo vệ có điện áp danh định theo cách điện lớn hơn 60V, cho phép lấy điện áp thử bằng 2U + 1000V nhưng giá trị nhỏ nhất bằng 1500V.

Trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật nên cho giá trị điện áp thử để kiểm tra cách điện sau khi kiểm tra khả năng chuyên mạch.

Yêu cầu của bảng 1 không áp dụng cho các mạch của khí cụ có dụng cụ điện tử và tụ điện cũng như các sản phẩm hợp bộ khác, chúng được quy định điện áp thử nhỏ hơn theo các tiêu chuẩn tương ứng. Trong trường hợp này, giá trị điện áp thử của mạch được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của các khí cụ đó.

Đối với các khí cụ có khoảng mở nhỏ, (ví dụ máy cắt nhỏ) cho phép giảm điện áp thử giữa các tiếp điểm (một đôi tiếp điểm) khi chúng hở mạch. Trong trường hợp này, giá trị điện áp thử được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của khí cụ này.

1.7.3. Mạch điện của khí cụ được tính ở điện áp danh định theo cách điện khác nhau thì cần phải duy trì giữa các mạch này điện áp thử tương ứng với mạch có điện danh định theo cách điện lớn nhất.

1.7.4. Điện trở cách điện của khí cụ khô và sạch chưa qua vận hành phải cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt và phù hợp với một trong các cấp cho trong bảng 2.

Bảng 2

Trạng thái của khí cụ

Điện trở cách điện, M, không nhỏ hơn

Cấp điện trở cách điện

1

2

3

1. Trạng thái nguội với nhiệt độ ẩm của không khí ở chỗ chế tạo

10

20

50

2. Trạng thái nóng ở điều kiện cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của loại sản phẩm để kiểm tra nhiệt độ phát nóng cho phép

3

6

10

3. Sau khi đặt trong buồng ẩm có độ ẩm tương đối 98% ở nhiệt độ +25oC trong 24h

0,5

1,0

1,0

Giá trị điện trở cách điện cho trong bảng 2 cần phải bảo đảm ở:

a) giữa tất cả các phần dẫn dòng nối với nhau và các bộ phận khi vận hành bình thường có thể chạm vào (ví dụ vỏ, tay quay)

b) giữa các phần độc lập về điện và phần kim loại nối đất của khí cụ.

Yêu cầu của điểm b không áp dụng cho mạch của khí cụ có dụng cụ điện tử và tụ điện. Đối với mạch này, điện trở cách điện có thể nhỏ hơn chỉ dẫn ở bảng 2.

Giá trị điện trở cách điện giữa các phần dẫn dòng không có liên hệ điện với nhau, giữa các cuộn dây khác nhau của cùng một bối dây cũng như giữa các tiếp điểm hở mạch trong quá trình làm việc phải được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt khi cần thiết.

Trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng, nên cho điện trở cách điện của khí cụ đã qua thử độ chịu mòn chuyên mạch.

1.8. Nhiệt độ phát nóng cho phép.

Nhiệt độ phát nóng ở các bộ phận của khí cụ cần phù hợp với tiêu chuẩn quy định.

Theo điều kiện phát nóng, khí cụ cần được tính để nối với dây dẫn ngoài có mặt cắt không nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất cho phép theo mức phát nóng của dây dẫn, dây cáp và thanh cái, mặt cắt này được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt, loại và kiểu khí cụ.

Trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt của khí cụ nên cho nhiệt độ phát nóng ở các bộ phận của khí cụ (và các thông số khác đặc trưng sự phát nóng ở các bộ phận của khí cụ) đã qua thử độ chịu mòn chuyên mạch và (hoặc) khả năng chuyển mạch.

1.9. Trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt, các thông số hoặc đặc tính tác động cần đưa về nhiệt độ môi trường +40oC nếu các thông số hoặc đặc tính này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi đó phải cho quan hệ giữa các thông số tác động và nhiệt độ môi trường xung quanh.

1.10. Khả năng chuyển mạch của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm. Thời gian có hồ quang của khí cụ ở tất cả các chế độ làm việc không được vượt quá 0,3 giây nếu trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm không quy định khác.

1.11. Độ chịu mòn.

1.11.1. Số chu kỳ xác định độ chịu mòn cơ của khí cụ phải được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt. Số chu kỳ nên chọn theo các giá trị của dãy sau:

0,63.103; 0,8.103; 1,00.103; 1,25.103; 1,6.103; 2,00.103; 2,5.103; 3,00.103*; 4.103; 5.103; 6,3.103 ; 8.103; 10,0.103; 12,5.103; 16,0.103; 20,0.103*; 25,0.103; 30,0.103; 40.103; 50,0.103; 63,0.103; 80,0.103; 0,100.106*; 0,125.106; 0,160.106; 0,200.106; 0,25.106; 0,3.106*; 0,400.106; 0,630.106; 0,800.106; 1,0.106; 1,25.106; 1,6.106; 2.106; 2,5.106; 3.106 (lần)

Ưu tiên dùng các giá trị có dấu, *

1.11.2. Số chu kỳ xác định độ chịu mòn chuyển mạch của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm.

1.12. Các số liệu kỹ thuật, các giá trị thông số của khí cụ được chọn hoặc quy định theo phần 1 cũng như các số liệu kỹ thuật, các thông số của khí cụ không nói trong tiêu chuẩn này cần được  cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện của sản phẩm riêng.

1.13. Trong tiêu chuẩn hoặc trong điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng hoặc của nhóm khí cụ phải cho ký hiệu quy ước của dạng sản phẩm riêng hoặc nhóm khí cụ đã cho.

1.14. Cần có mẫu kiểm tra của khí cụ được duyệt theo thủ tục quy định. Dạng bên ngoài của khí cụ và chất lượng gia công cuối cùng phải phù hợp với mẫu này.

1.15. Yêu cầu về sử dụng.

1.15.1. Nhà máy chế tạo phải cho trong tài liệu sử dụng giá trị dòng điện làm việc danh định ở chế độ làm việc tương ứng.

1.15.2. Sơ đồ điện cần phải thực hiện như thế nào để có thể xem xét, kiểm tra và thay thế khí cụ và các chi tiết của chúng.

1.15.3. Ký hiệu sơ đồ ghi trên các bộ phận và chi tiết của khí cụ không bị dây dẫn và dây cáp che khuất.

1.15.4. Các yêu cầu phụ đối với dạng riêng biệt của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của các dạng khí cụ này.

2. YÊU CẦU VỀ KẾT CẤU

2.1. Khí cụ không được đòi hỏi các thao tác tháo, lắp và điều chỉnh trong quá trình lắp ở chỗ sử dụng.

Trong điều kiện kỹ thuật đặc biệt cần phải dự kiến khả năng kẹp chì của vỏ.

Phải đảm bảo khả năng tháo nắp và buồng dập hồ quang ở các khí cụ không có kẹp chì và lấy khí cụ ra khỏi vỏ để đấu với dây dẫn ngoài.

Trong trường hợp đặc biệt, phải bảo đảm khả năng tháo và lắp dỡ từng phần các khí cụ không có kẹp chì vì cần phải tháo dỡ nối dây dẫn ngoài hoặc bảo vệ khí cụ khi vận chuyển và không yêu cầu việc điều chỉnh tiếp theo. Dạng cho phép tháo dỡ khí cụ cần được nói trong tài liệu vận hành.

2.2. Vỏ của khí cụ cần phải có lỗ để đưa dây dẫn vào – cách đưa dây dẫn vào cần phải cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.

2.3. Yêu cầu về nối ren

2.3.1. Kết cấu và bố trí mối nối ren ở bên trong khí cụ cần được thực hiện như thế nào để khi sửa chữa không phải dùng dụng cụ tháo lắp đặc biệt nếu dụng cụ này không được giao kèm theo khí cụ.

2.3.2. Tất cả các mối nối ren tháo được cần đề phòng tự long ra.

2.3.3. Các vít kẹp chặt thường hay bị tháo ra khi vận hành phải sao cho không bị rơi mất.

2.3.4. Số kích thước của ren hệ mét đã tiêu chuẩn hóa được dùng trong một khí cụ hoặc loại khí cụ phải ít nhất. Chỉ cho phép các dạng ren khác nhau trong trường hợp kỹ thuật đặc biệt.

2.4. Bề mặt của các chi tiết có thể bị gỉ cần phải có lớp bảo vệ chống gỉ như mạ, phủ sơn, màn; làm trơ (đối với kim loại màu) Bề mặt mạch tự tạo nên các khe hở không khí có thể không có lớp bảo vệ chống gỉ, trường hợp này, các bề mặt của nó được bảo vê chống gỉ bằng lớp mỡ bảo quản khi giao hàng hoặc khi ngừng làm việc lâu.

Bề mặt của các chi tiết bị mài mòn do ma sát và được bôi mỡ khi vận hành thì có thể không cần lớp bảo vệ chống gỉ khác.

2.5. Các phần làm việc cọ sát yêu cầu bôi trơn một cách hệ thống để làm việc chắc chắn và phải có thiết bị hoặc lỗ bảo đảm cho mỡ không cần theo khí cụ hoặc các bộ phận của nó.

2.6. Các chi tiết và bộ phận của khí cụ dùng làm bộ phận dự trữ được giao kèm với khí cụ (như tiếp điểm, lò so, dây nối mềm cuộn dây nhiều vòng, điện trở, buồng dập hồ quang) phải có tính đổi lẫn và kết cấu đảm bảo thay thế nhanh chóng mà không cần dụng cụ đặc biệt.

2.7. Yêu cầu về sơ đồ điện của khí cụ

2.7.1. Ở các khí cụ có các tiếp điểm đóng mạch và tiếp điểm cắt mạch việc cắt các tiếp điểm cắt mạch phải sớm hơn việc đóng các tiếp điểm đóng mạch, nghĩa là các tiếp điểm không được ở vị trí cùng đóng mạch trong thời gian thay đổi vị trí nếu trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của các dạng sản phẩm riêng biệt không quy định khác.

2.7.2. Tất cả các tiếp điểm chuyển mạch được coi là độc lập về điện nghĩa là phải được tính toán để chuyển mạch đồng thời ở trong chế độ làm việc mà khí cụ được định dùng và để đấu với tiếp điểm ở bên cạnh của các pha hoặc các cực khác nhau nếu trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng biệt không chỉ dẫn đặc biệt.

Nếu không phải tất cả các tiếp điểm chuyển mạch độc lập về điện thì điều này cần được nói trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của sản phẩm. Các sơ đồ chế độ làm việc, điện áp, khả năng chuyển mạch mà tiếp điểm có thể làm việc cần được cho trong các tài liệu này.

2.8. Yêu cầu về mối nối tiếp xúc.

2.8.1. Các mối nối tháo được phải và không tháo được phải thực hiện sao cho nó không làm giảm lực ép tiếp xúc quá mức trong quá trình vận hành.

Lực ép tiếp xúc không được truyền qua vật liệu cách điện. Yêu cầu này không áp dụng cho sứ, Stêaxit và vật liệu tương tự khác (căn cứ theo tính ổn định của các kích thước trong quá trình vận hành).

2.8.2. Dạng đầu vít và bulông để đấu vào dây dẫn bên ngoài và để kẹp khí cụ cần được chọn theo chỉ dẫn của bảng 3.

Các vít và bulông này phải là các chi tiết tiêu chuẩn nếu chúng được giao hàng cùng với khí cụ:

Bảng 3

Kích thước ren của vít và bulông

Dạng đầu vít và bulông

M3 và nhỏ hơn M4; M5; M6

M6; M8; M10; M12; M16; M20

M8, M10, M12, M16, M20

Trụ có rãnh

Sáu mặt, không rãnh

Trụ 6 cạnh chìm

Cho phép dùng vít và bu lông M4; M5; M6; M8; đều sáu cạnh có sẻ rãnh.

Cho phép lấy các kích thước của chỏm cầu của vít trụ theo TCVN 53-63.

2.8.3. Các chi tiết kẹp dây dẫn điện cần có dạng thế nào để không phá hoại dây dẫn.

2.8.4. Các cực ra của khí cụ phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng và cho phép đấu cả với dây dẫn đồng hoặc dây dẫn nhôm hoặc chỉ cho phép đấu nối với dây dẫn nhôm trong trường hợp không cho phép dùng dây nhôm ở điều kiện vận hành cũng như khi tiết diện của dây dẫn nhỏ hơn 2,5mm.

2.8.5. Các cực ra phải sao cho có thể với tới được khi lắp dây dẫn vào khí cụ đã được lắp đặt để vận hành.

2.8.6. Các cực ra phải có kèm các chi tiết kẹp chặt nếu trong đơn đặt hàng không nói khác.

2.8.7. Mặt cắt của dây dẫn và cáp phải đấu được vào các cực và kích thước ren nhỏ nhất nên dùng được cho trong bảng 4.

Bảng 4

Dòng điện danh định A không lớn hơn

Mặt cắt danh định của dây dẫn và dây cáp ở ngoài, mm2

Kích thước ren mm không nhỏ hơn

Nhỏ nhất

không lớn hơn

Lớn nhất

không nhỏ hơn

2,5

0,5

1,0

M2,5

4

0,5

1,0

M3

6

0,75

2,5

M3

10

1,0

2,5

M4

16

1,5

4,0

M4

25

2,5

6,0

M5 (M4*)

40

4

16

M5

63

6

25

M5

100

10

50

M6

160

25

90

M8

250

70

150

M10

400

120

2.185 hay 3.120

M12

630

150

2.240 hay 3.185** hay 4.120 **

M16

* Cho phép dùng trong điều kiện kỹ thuật đặc biệt, ** dùng ít nhất là hai vít.

Số lượng dây dẫn đấu vào một cực cần được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của các dạng sản phẩm.

Để nâng cao độ chắc chắn của mối nối tiếp xúc, nên tăng số vít và giảm tương ứng kích thước ren của mối nối vít.

Đối với khí cụ dùng để làm việc ở dòng điện lớn hơn 630A mặt cắt của dây dẫn ngoài được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của dạng sản phẩm riêng.

Các khí cụ dùng để đấu qua máy biến dòng và biến điện áp cần có kích thước ren của mối nối vít không nhỏ hơn M4.

2.8.8. Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là đối với một số khí cụ lắp ráp quan trọng cần quy định lực xiết của mối nối vít (mômen xiết trên chìa vặn) ở trên bản vẽ chế tạo.

2.9. Các nắp mở và cửa của vỏ, cũng như các phần tháo được của vỏ như vỏ nắp, khi không có yêu cầu đặc biệt thì cần được chế tạo như thế nào để chúng có thể được mở lấy ra, đóng lại và lắp vào không cần dụng cụ đặc biệt.

2.10. Các khí cụ có chứa đầy dầu cần phải có cái chỉ mức dầu

3. TÍNH TRỌN BỘ CỦA KHÍ CỤ

3.1. Tính trọn bộ của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng loại khí cụ.

3.2. Nhà máy chế tạo cần phải dự kiến sản xuất các chi tiết lắp ghép thay thế và dự trữ theo các danh điểm được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng loại khí cụ.

4. QUY TẮC NGHIỆM THU

4.1. Để kiểm tra sự phù hợp của khí cụ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của dạng khí cụ riêng, nhà máy chế tạo tiến hành kiểm tra sau:

a – Giao nhận

b – điển hình

c – định kỳ

4.2. Số lượng khí cụ thử giao nhận, thử điển hình, thử định kỳ trình tự của chúng cũng như các phương pháp thử phụ được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ.

4.3. Thử giao nhận tiến hành trên mỗi một khí cụ đã được chế tạo xong.

4.3.1. Khi sản xuất theo loạt lớn hoặc sản xuất loạt một phần của khí cụ lấy từ các lô được phép thử theo chương trình rút ngắn. Khi đó số lượng của khí cụ dạng thử, nguyên tắc loại bỏ nếu lô bị loại theo kết quả kiểm tra một phần của lô được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ xuất phát từ các điều kiện với các điều kiện đó việc thử nghiệm này có thể coi là thỏa mãn.

4.3.2. Thử giao nhận bao gồm:

a – xem xét bên ngoài

b – kiểm tra độ bền điện của cách điện

c – kiểm tra sự hoạt động đúng của khí cụ và tính đúng đắn các thông số tác động của nó

d – thử khác như kiểm tra các thông số của hệ thống tiếp xúc (lực ép, khoảng đóng, khoảng mở của tiếp điểm) điện trở của cuộn dây và của các cái điện trở, dòng điện qua cuộn dây v.v…

4.3.3. Thử giao nhận cần tiến hành ở nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí ở trong nhà sản xuất tại nhà máy chế tạo.

4.3.4. Khí cụ không qua được thử giao nhận thì không được xuất xưởng.

4.3.5. Thử điển hình theo toàn bộ chương trình (điều 4.2) cần tiến hành đối với các khí cụ được chế tạo trên thiết bị công nghiệp sau khi đã nắm vững được công nghệ sản xuất nó, khi kiểm tra thử điển hình với toàn bộ chương trình hay với chương trình rút ngắn được tiến hành đối với những khí cụ có thay đổi về kết cấu, vật liệu hoặc công nghệ sản xuất nếu những thay đổi này có ảnh hưởng đặc tính và thông số của khí cụ.

Những thông số và đặc tính nào của khí cụ có thể bị biến đổi vì sự thay đổi kết cấu, vật liệu, hoặc công nghệ sản xuất sẽ phải được kiểm tra khi tiến hành thử điển hình với chương trình được rút ngắn.

4.5. Thử định kỳ phải được tiến hành theo định kỳ trong khoảng thời gian sản xuất loạt của khí cụ với thời hạn được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ.

Nên chọn chu kỳ thử nghiệm này như sau: 1; 1,5; 2; 3; và 4 năm và chỉ dẫn trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ.

4.6. Các khí cụ đem thử định kỳ và thử điển hình đều phải là khí cụ đã qua thử giao nhận và được chấp nhận.

4.7. Số lượng khí cụ đem thử định kỳ và thử điển hình cần được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật. Chọn kiểu khí cụ và trình tự thử phải đảm bảo kiểm tra các thông số và đặc tính của tất cả chủng loại khí cụ đã được chế tạo.

4.8. Nếu kết quả thử định kỳ hoặc thử điển hình không thỏa mãn dù là chỉ có một chỉ tiêu thì phải thử lại chỉ tiêu này với số lượng khí cụ gấp đôi nếu trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật không nói các điều kiện khác.

Nếu khi thử lại lần thứ hai khuyết tật vẫn xuất hiện dù rằng ở trên một khí cụ, kết quả thử cũng coi như là không đạt yêu cầu.

4.9. Để kiểm tra chất lượng khí cụ trước khi chế tạo hàng loạt nên tiến hành thử vận hành.

Chương trình và phương pháp thử vận hành do xí nghiệp thiết kế chế tạo soạn thảo với sự thỏa thuận của người tiêu thụ chính và của xí nghiệp sẽ tiến hành thử vận hành.

4.10. Sau khi tiến hành chế tạo khí cụ, nhà máy chế tạo phải nghiên cứu có hệ thống công tác của chúng trong điều kiện vận hành.

4.11. Nên phân tích các trường hợp không đạt yêu cầu của kết quả thử nghiệm chỉ dẫn ở điều 4.1 và áp dụng các biện pháp tương ứng.

5. PHƯƠNG PHÁP THỬ

5.1. Phương pháp tiến hành thử khí cụ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải phù hợp với tiêu chuẩn thử khí cụ hạ áp và các yêu cầu, điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ.

5.2. Để kiểm tra chất lượng khí cụ ở chỗ nhà tiêu thụ, việc bao gói và ghi nhãn theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ, cần theo quy tắc chọn mẫu và phương pháp thử theo các tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ riêng.

6. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

6.1. Ghi nhãn khí cụ

6.1.1. Ghi nhãn khí cụ cần được thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng.

Nội dung của các số liệu ghi nhãn và cách ghi chúng được quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ. Nội dung của các số liệu ghi nhãn được qui định có tính đến các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

6.1.2. Tại chỗ để thấy ở phần ngoài của vỏ khí cụ, còn khi không có vỏ thì tại bộ phận không lấy ra được của khí cụ phải ghi như sau:

a – dấu hiệu hàng hóa của nhà máy chế tạo;

b – ký hiệu loại khí cụ

c – các thông số danh định của khí cụ (điện áp dòng điện, tần số) tương ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ

d – cấp bảo vệ theo TCVN 1988 – 77 (nếu nó khác cấp IPOO)

đ – khối lượng của khí cụ – kg  (nếu lớn hơn 10 kg)

e – ngày chế tạo hoặc số của nhà máy

g – ký hiệu tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của loạt khí cụ đã cho

Đối với các khí cụ không thể ghi toàn bộ nội dung trên vào máy thì số liệu ghi nhãn có thể được giới hạn lại nhưng khí đó phải có dấu hiệu hàng hóa và ngày chế tạo.

Yêu cầu của điều 6.1 không nhất thiết áp dụng cho các khí cụ lắp bên trong hợp bộ.

6.2. Ghi nhãn cuộn dây khí cụ

Trên các cuộn dây nhiều vòng của khí cụ cần phải ghi rõ rằng:

a – ký hiệu loại khí cụ hoặc cuộn dây trên bản vẽ chế tạo

b – điện áp danh định tính theo vôn đối với cuộn dây điện áp và dòng điện tính theo ampe đối với cuộn dây dòng điện.

c – loại dòng điện và tần số (Hz) nếu yêu cầu

d – mã hiệu của dây dẫn

đ – đường kính dây dẫn (của phần kim loại).

e – số vòng

g – điện trở ở 20oC đối với cuộn dây dòng điện một chiều

Đối với cuộn dây không thể ghi toàn bộ số liệu trên nó thì có thể ghi số liệu hạn chế theo điều a. Trong trường hợp này, các số liệu không ghi cần cho trong tài liệu vận hành của khí cụ này

6.3. Ghi sơ đồ điện

6.3.1. Trên khí cụ hoặc bên trong vỏ cần ghi sơ đồ điện của nó phù hợp với tiêu chuẩn quy định và bố trí sao cho sử dụng thuận tiện.

Trong trường hợp không thể ghi trên khí cụ hoặc ở bên trong vỏ thì cho phép ghi sơ đồ điện này trên giấy hoặc vật liệu khác và dán nó vào khí cụ. Sơ đồ điện này có thể không đặt riêng biệt mà cho vào tài liệu vận hành để ở trong mỗi một loại khí cụ.

Đối với khí cụ có sơ đồ đơn giản thì không nhất thiết phải theo yêu cầu này.

6.3.2. Các cực để đấu với dây dẫn ở bên ngoài cần phải có ký hiệu rõ ràng như đã được ghi trên sơ đồ điện. Ở các khí cụ có sơ đồ đơn giản, có thể không ký hiệu mối nối của cực.

6.4. Khi cần thiết phải ghi dòng chữ hoặc ký hiệu thao tác hoặc phòng ngừa trên khí cụ (Ví dụ: tiến, lùi, khởi động, dừng)

6.5. Bao gói, vận chuyển.

Bao gói khí cụ phải bảo vệ chúng khỏi bị hư hại khi vận chuyển, bảo quản và phù hợp với các yêu cầu cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng khí cụ.

Theo thỏa thuận giữa người tiêu thụ và nhà máy chế tạo, cho phép vận chuyển khí cụ không cần bao gói nếu điều kiện bảo vệ khí cụ khỏi bị hư hại phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo.

6.6. Bảo quản

Bảo quản khí cụ ở trong nhà thoáng gió, khô ráo, ở nơi đó không được có hơi axit và các hơi khác làm hại vật liệu của khí cụ điện và vật liệu bao gói.

7. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH

7.1. Kết cấu của khí cụ phải phù hợp với yêu cầu của quy tắc vận hành, lắp đặt và an toàn vận hành các thiết bị điện.

7.2. Ở các phần không nhắc ra được của vỏ khí cụ bằng kim loại làm việc ở điện áp danh định cao hơn 36 vôn, vỏ này không có liên quan về điện với phần mang điện, cần phải có cực để nối đất.

7.3. Khi có vỏ kim loại, cực để nối đất phải bố trí ớ phía trong và phía ngoài của vỏ. Trường hợp đặc biệt, cho phép dùng một cực chung để nối đất hoặc nối dây trung bình để ở phía trong hoặc phía ngoài vỏ.

Trong các khí cụ có kích thước nhỏ không có khả năng bố trí đặt hai cực nối đất hoặc nối dây trung tính cho phép dùng một cực ở bên trong hoặc ở bên ngoài vỏ. Yêu cầu này phải được nói trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng loại sản phẩm.

7.4. Các cực tiếp xúc dùng để nối dây trung tính phải phù hợp với yêu cầu về mối nối tiếp xúc của các đầu ra.

7.5. Các cực tiếp xúc dùng để nối đất phải có ký hiệu nối đất.

Đối với các khí cụ nhỏ, cho phép ghi cho nối đất trên bản vẽ.

7.6. Các bộ phận nhắc ra được của vỏ khí cụ như nắp, v.v… ở vị trí làm việc phải có tiếp xúc điện chắc chắn với phần vỏ kim loại đã được nối đất không nhắc ra được.

7.7. Các đế bằng kim loại của khí cụ có thể lấy ra được dùng để đặt vào trong các thiết bị hợp bộ không có liên hệ về điện với các phần mang điện thì phải có kết cấu để có thể liên hệ về điện với các phần nối đất của thiết bị hợp bộ.

Việc nối qua các con lăn hoặc bánh xe được phép coi như là liên hệ về điện với điều kiện con lăn bánh xe trục của chúng có chỗ lắp ghép có lớp phủ kim loại chống gỉ.

7.8. Kết cấu vỏ của khí cụ phải thực hiện sao cho khi mở nắp cửa, vỏ chắn vẫn có thể lại gần được khi theo dõi vận hành và không gây nguy hiểm.

7.9. Tay quay, vô lăng và bàn đạp bằng kim loại phải được cách điện tốt với các bộ phận có điện áp của khí cụ. Lớp sơn men không được coi là lớp cách điện.

7.10. Khi tay quay, vô lăng và bàn đạp bố trí ở gần các bộ phận của khí cụ có điện áp thì phải có kết cấu thế nào để khi thao tác không vô ý chạm vào các phần này.

7.11. Lực tác động vào tay quay, vô lăng, nút ấn bàn đạp cần thiết để cho khí cụ làm việc phải được cho trong tiêu chuẩn của từng dạng khí cụ.

7.12. Khi cần thiết khí cụ phải có hãm liên động về cơ hoặc điện, khóa này liên quan đến vị trí của cơ cấu điều khiển làm khí cụ cắt mạch điện để đề phòng khi lại gần khí cụ vào lúc mở cửa và tháo lắp.

7.13. Nhiệt độ phát nóng giới hạn cho phép ở các bộ phận của khí cụ mà khi vận hành có thể chạm tới (tay quay, vỏ) không được vượt quá mức quy định.

7.14. Mức ồn gây nên do các khí cụ khi làm việc không được hiện hành.

7.15. Kết cấu của khí cụ phải bảo đảm an toàn cho công nhân khai thác có tia lửa, phụt khí và hồ quang điện lúc khí cụ làm việc bình thường.

8. BẢO HÀNH

8.1. Nhà máy chế tạo phải bảo đảm khí cụ điện chuyên mạch phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn của từng dạng sản phẩm nếu khách hàng tuân theo đúng quy tắc về vận chuyển, bảo quản và vận hành khí cụ.

 

THUẬT NGỮ DÙNG TRONG TIÊU CHUẨN

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Dòng điện danh điện của khí cụ

Dòng điện được xác định bởi điều kiện phát nóng của khí cụ ở chế độ danh định chính và ở kiểu kết cấu cơ bản

Chú thích. Đôi khi dòng điện danh định của khí cụ được quy định khác tùy theo khí cụ có hoặc không có vỏ bao.

2. Dòng điện làm việc danh định của khí cụ

Là dòng điện xác định việc ứng dụng khí cụ trong các điều kiện đã cho như là: chế độ làm việc, điện áp làm việc danh định khả năng chuyển mạch, độ chịu mòn chuyển mạch, vỏ bao, v.v…

3. Điện áp làm việc danh định của mạch điện của khí cụ

Điện áp làm việc danh định

Điện áp danh định của lưới mà khí cụ có thể làm việc trong các điều kiện đã cho: như là dòng điện làm việc danh định, chế độ làm việc, khả năng chuyển mạch, độ chịu mòn chuyển mạch, vỏ bao, v.v…

Chú thích: Đối với khí cụ ba pha đó là điện áp dây danh định của mạng

4. Điện áp danh định của mạch ở khí cụ

Điện áp làm việc lớn nhất mà khí cụ được dùng để làm việc với điện áp đó.

5. Điện áp danh định theo cách điện

Điện áp theo đó chọn điện áp thử cách điện, khoảng cách giữa các phần có thể khác nhau, khe hở điện của khí cụ.

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3571:1981

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN3571:1981
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 02/05/1981
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3571:1981 về nguyên liệu dệt – Xơ bông, xơ hoá học, xơ len – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3571 – 81

NGUYÊN LIỆU DỆT

XƠ BÔNG, XƠ HÓA HỌC VÀ XƠ LEN

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

Cơ quan biên soạn:

Viện công nghiệp dệt sợi

Bộ công nghiệp nhẹ

Cơ quan đề nghị ban hành:

Bộ công nghiệp nhẹ

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 80/QĐ ngày 2 tháng 5 năm 1981

 

NGUYÊN LIỆU DỆT

XƠ BÔNG, XƠ HÓA HỌC VÀ XƠ LEN

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

Textiles

Cotton, chemical and woollen fibres

Method, of sampling

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định các chỉ tiêu chất lượng của xơ bông, xơ hóa học, xơ len ở dạng chưa hoặc đã bị nén chặt trong các đơn vị bao gói.

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Lô hàng là những sản phẩm có cùng tên gọi, cùng số hiệu, sản xuất theo cùng một phương pháp và trong thời gian nhất định, đóng trong cùng một loại bao bì, giao nhận cùng một lúc và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

1.2. Đơn vị bao gói (ĐVBG) là đơn vị của bao bì trong lô hàng.

Ví dụ: Kiện, bao …

1.3. Mẫu ban đầu là phần nhỏ nhất có thể lấy ra từ mỗi ĐVBG, ở đây là mẫu gồm các nắm xơ được lấy ra từ một nơi của ĐVBG cho một mục đích thí nghiệm.

1.4. Mẫu của ĐVBG gồm các mẫu ban đầu lấy ra từ một ĐVBG.

1.5. Mẫu thí nghiệm là tập hợp của các mẫu của ĐVBG được lấy để xác định chất lượng của lô xơ dệt.

1.6. Mẫu tập hợp gồm các mẫu của ĐVBG mà xơ có cùng màu sắc. Trường hợp các mẫu của ĐVBG có màu sắc khác nhau thì thành lập các mẫu tập hợp, và đấy cũng là các mẫu thí nghiệm của một lô xơ.

1.7. Mẫu trung bình là một phần của mẫu thí nghiệm được lấy ra sau khi mẫu thí nghiệm đã trộn đều.

1.8. Mẫu nhỏ được lấy từ mẫu trung bình để chuẩn bị mẫu thử các chỉ tiêu chất lượng của xơ.

1.9. Mẫu thử là mẫu dùng để thử một chỉ tiêu chất lượng nào đó.

1.10. Mẫu thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu chất lượng của xơ gồm có:

– Mẫu nhóm một để xác định các chỉ tiêu cơ lý như: độ nhỏ, độ bền, độ chín, chiều dài, lượng khuyết tật và tạp chất của xơ.

– Mẫu nhóm hai dùng để xác định độ ẩm của xơ.

1.11. Mẫu phụ được lấy từ mẫu trung bình hoặc mẫu nhỏ để xác định lại một chỉ tiêu chất lượng của xơ mà lần xác định đầu tiên chưa đạt độ chính xác quy định.

2. LẤY MẪU NHÓM MỘT

2.1. Lấy mẫu ở dạng chưa bị nén chặt trong các đơn vị bao gói trong quá trình hình thành lô xơ dệt.

Có thể lấy bằng tay hoặc bằng phương pháp cơ học từ các thùng chứa. Cứ sau khoảng 10 đơn vị bao gói lấy một mẫu ban đầu tương đương mẫu của đơn vị bao gói.

Mẫu của đơn vị bao gói không ít hơn 100 g.

Mẫu thí nghiệm không ít hơn 1 kg.

2.2. Lấy mẫu ở dạng đã bị nén chặt trong các đơn vị bao gói (bao, kiện).

2.2.1. Trước khi lấy mẫu phải loại bỏ các đơn vị bao gói bị hỏng, ướt và không tính vào tổng số đơn vị bao gói trong lô xơ dệt.

2.2.2. Khi xác định các đơn vị bao gói cần thiết để lấy mẫu phải áp dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên, nghĩa là chọn các kiện xơ ở các vị trí khác nhau phân đều ở nơi xếp lô xơ dệt.

2.2.3. Mẫu ban đầu từ các đơn vị bao gói được lấy bằng tay.

Tháo từ hai đến ba đai sắt ở giữa kiện xơ, cắt lần vải bọc giữa hai đai sợi, móc bỏ lớp bông ngoài dày 5 cm, sau đó lấy ra từng nắm xơ có độ dày trên 10cm (theo chiều sâu từ ngoài vào trong) rộng và dài khoảng 20 – 20 cm.

2.2.4. Số đơn vị bao gói được chọn ra để lấy mẫu phụ thuộc vào tổng số đơn vị bao gói trong xơ dệt theo quy định bảng 1.

Bảng 1

Số ĐVBG trong lô xơ dệt

Số ĐVBG chọn để lấy mẫu

Từ 1 – 5

Từ 6 – 50

Trên 50

Toàn bộ

5

10% số ĐVBG của lô (làm tròn đến số chẵn chục)

Mẫu ban đầu có khối lượng phụ thuộc vào loại xơ và tổng số đơn vị bao gói được chọn ra để lấy mẫu theo quy định ở bảng 2.

Bảng 2

Loại xơ

Khối lượng mẫu ban đầu phụ thuộc vào số ĐVBG được chọn để lấy mẫu (g)

5 và trên 5

4

3

2

1

Xơ hóa học

Xơ bông

Len giặt

Len chưa giặt

100

100

150

300

130

130

190

380

170

170

250

500

250

250

380

780

500

500

750

1300

Chú thích: Nếu số ĐVBG được chọn để lấy mẫu chỉ có từ 1 – 5 thì mẫu của ĐVBG là tập hợp của các mẫu ban đầu lấy từ hai phía của ĐVBG. Mẫu của ĐVBG gộp lại thành mẫu thí nghiệm, có khối lượng không ít hơn 1 kg. Nếu khối lượng quá ít cho phép được lấy thêm xơ từ các ĐVBG đã lấy sao cho mẫu thí nghiệm không ít hơn 1 kg. Mẫu được gói cẩn thận và kèm theo mẫu phải có nhãn ghi ký hiệu và số ĐVBG của lô xơ đã được chọn ra để lấy mẫu, nơi lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, người lấy mẫu.

2.2.5. Khi lấy mẫu của ĐVBG phải thận trọng để không làm thay đổi lượng tạp chất của xơ, sau đó phải dùng giấy gói mẫu lại và ghi rõ số hiệu ĐVBG đã được lấy mẫu. Sau khi đã lấy đủ mẫu ban đầu, đưa lớp bông ngoài đã bỏ ra khi lấy mẫu vào trong ĐVBG và khâu lớp vải ngoài cùng lại.

3. LẤY MẪU NHÓM HAI

3.1. Cùng một lúc lấy mẫu nhóm một trên cùng đơn vị bao gói tiến hành lấy mẫu nhóm hai. Cách tiến hành lấy mẫu nhóm hai phù hợp với mục 2.1 và 2.2 của tiêu chuẩn này. Khối lượng mẫu nhóm hai không ít hơn 200 g.

Độ ẩm của xơ thay đổi rất nhanh theo môi trường xung quanh do đó khi lấy mẫu nhóm hai xong phải cho ngay vào bình có nắp đậy kín hoặc cho vào túi nhựa polyetylen rồi buộc chặt lại. Kèm theo mẫu phải có nhãn ghi như chỉ dẫn ở mục 2.2.5. Nếu có điều kiện thì cân ngay mẫu với độ chính xác đến 0,1 g tại nơi lấy mẫu.

3.2. Khi có sự không thống nhất về đánh giá độ ẩm của xơ thì đơn vị bao gói xơ được mở tung ra toàn bộ và lấy hai mẫu nhóm hai.

Mẫu thứ nhất lấy ở độ sâu từ 2 – 5 cm thể hiện độ ẩm trung bình 30 % khối lượng của đơn vị bao gói và mẫu thứ hai ở độ sâu khoảng 20cm thể hiện độ ẩm trung bình của 70% khối lượng của đơn vị bao gói.

4. CHUẨN BỊ MẪU THÍ NGHIỆM

4.1. Các mẫu của đơn vị bao gói trong mẫu thí nghiệm được dàn ra thành những lớp mỏng chồng xếp lên nhau trên một tấm lót phẳng và nhẵn có kích thước 100 x 100cm (h.1). Khi dùng tay dàn phải chú ý để xơ không bị đứt, làm thay đổi đến chất lượng của xơ.

Hình 1

4.2. Mẫu trung bình từ mẫu thí nghiệm phải lấy sao cho gồm tất cả các lớp xơ, có nghĩa là phải lấy theo suốt chiều cao vuông góc với các lớp xơ (h.1).

5. CHUẨN BỊ MẪU XƠ BÔNG

5.1. Chuẩn bị mẫu để xác định lượng tạp chất.

Mẫu thí nghiệm đã được xác định theo mục 4 đem chia thành hai phần bằng nhau và cân với độ chính xác đến 0,1g. Những tạp chất còn đọng lại trên tấm lót được cân với độ chính xác tới 0,01g và đem chia đôi cho mỗi phần một nửa.

Một phần được sử dụng để xác định lượng tạp chất, phần còn lại để xác định các chỉ tiêu cơ lý.

5.2. Chuẩn bị mẫu để xác định các chỉ tiêu cơ lý.

5.2.1. Chuẩn bị mẫu bằng tay.

Mẫu trung bình dùng để xác định các chỉ tiêu cơ lý dàn đều trên tấm lót có kích thước 100 x 100 cm rồi chia chéo thành 4 phần (h.2)

Hình 2

Từ mỗi phần ở hai vị trí khác nhau lấy hai nhúm xơ, mỗi nhúm có khối lượng khoảng 0,5g. Khối lượng của mẫu đã lấy ra khoảng 4 – 5g được chia thành 4 phần đều nhau, mỗi phần có khối lượng khoảng 1g.

Để chuẩn bị cho việc làm cúi thử cần xác định chiều dài chủ thể của xơ bông bằng phương pháp rút tay. Giá trị này dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa tâm hai cặp truc của máy làm cúi thử.

Mỗi phần nhỏ này được làm tơi ra và nhặt hết bông kết và tạp chất. Sau đó chuẩn bị thành con cúi có chiều dài khoảng 250 mm và rộng 30 mm. Trong khi chuẩn bị phải chú ý để xơ không bị đứt.

5.2.2. Chuẩn bị mẫu trên máy làm cúi thử

Trước khi đưa mẫu lên máy làm cúi thử phải căn cứ vào chiều dài chủ thể của xơ đã được xác định bằng tay theo mục 5.2.1, để điều chỉnh khoảng cách giữa tâm hai cặp trục theo chỉ dẫn ở bảng

Bảng 3

Độ dài chủ thể của xơ bông (mm)

Khoảng cách giữa tâm hai cặp trục (mm)

Tới 25/26

Từ 26/27 đến 31/32

Lớn hơn 32/33

Chiều dài chủ thể xơ bông + 3

»              »                  »      + 4

»              »                  »      + 5

2. NL Dệt

Lần lượt cho mỗi con cúi đã được chuẩn bị bằng tay theo mục 5.2.1 qua máy không ít hơn 3 lần, nếu bông là cấp ưu, cấp 1, cấp 2 và cấp 3 và không ít hơn 5 lần nếu bông là cấp 4 – 6.

Sau đó chia từng con cúi thành hai phần bằng nhau theo chiều ngang (xem phụ lục 2). 4 nửa của 4 con cúi đem chập lại thành hai con cúi mới và cho qua máy làm cúi từ 3 đến 5 lần, các nửa khác bỏ đi. Hai con cúi mới nhận được sau khi đã cho qua máy làm cúi thử lại chia làm đôi theo chiều ngang, bỏ đi hai nửa, hai nửa còn lại đem chập thành một con cúi mới rồi lại cho qua máy làm cúi thử từ 3 đến 5 lần. Cuối cùng ta nhận được con cúi có khối lượng khoảng 1g. Đó là mẫu nhỏ. Các mẫu thử xác định các chỉ tiêu cơ lý được lấy ra từ mẫu nhỏ này. Khi lấy mẫu thử phải lấy theo chiều dọc của con cúi.

6. CHUẨN BỊ MẪU LEN

6.1. Để xác định lượng mỡ, xơ kết, tạp chất của lông cừu đã giặt và chưa giặt từ mẫu thí nghiệm đã được chuẩn bị theo mục 4 của tiêu chuẩn này, lấy ra mẫu trung bình có khối lượng khoảng 100g.

6.2. Chuẩn bị mẫu đê xác định các chỉ tiêu cơ lý đối với lông cừu đã giặt.

Sau khi đã lấy một lượng mẫu theo quy định ở mục 6,1, phần còn lại được chia thành 4 phần bằng nhau (h.3). Mỗi phần này lần lượt được dàn mỏng ra trên mặt tấm lót phẳng và nhẵn có kích thước 100 x 100 cm, lớp nọ chồng xếp song song lên lớp kia theo hình 4.

Quá trình này được lặp lại hai lần, sau đó từ 20 chỗ khác nhau của các lớp xơ đã được dàn đều theo hình 4 lấy các nhúm xơ sao cho mỗi nhúm có khối lượng khoảng 2g. Các nhúm xơ này được xếp bằng tay và dàn thành lớp mỏng rồi xếp theo thứ tự; đầu tiên thành 4 lớp cạnh nhau, sau đó xếp lớp nọ nối tiếp lớp kia thành 4 hàng mỗi hàng gồm 5 lớp theo hình 5.

Cuối cùng ta được một lớp xơ trải kín tấm lót. Đem gập lớp xơ này lại làm đôi (h.6) rồi lại lấy hai tay dàn đều ra kín tấm lót, sau đó gập màng xơ này lại theo phương thẳng góc với lần gập trước rồi lại dàn đều ra cho kín tấm lót.

Mẫu nhận được theo cách làm trên là mẫu nhỏ. Từ mẫu này ta lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu cơ lý.

6.3. Chuẩn bị mẫu thử để xác định chỉ tiêu cơ lý của len chưa giặt.

Mẫu đã được chuẩn bị theo mục 6.2 tới phần lấy các nhúm xơ ở các vị trí khác nhau, khối lượng của mẫu được lấy khoảng 4g. Khối lượng này đem khử mỡ và tạp chất theo công thức giặt len sau đây:

– 10g xà phòng trung tính 2,5g xút trong 1 lít nước cất

– Nhiệt độ nấu 500C ± 50C.

– Tỷ lệ giữa khối lượng len và nước là 1 : 50

– Thời gian xử lý 3 phút.

Sau khi giặt trong dung dịch xà phòng và xút, dùng đũa thủy tinh ép nhẹ, sau đó giặt lại bằng nước thường có nhiệt độ 500C, tiếp đến bằng nước cất để nguội. Mẫu đã giặt được ép giữa hai lớp giấy lọc, sau đó đem sấy khô trong tủ sấy có nhiệt độ 45 – 50 0C.

Cho phép lượng mỡ còn lại trong len sau khi đã giặt vào khoảng 1 %. Chú ý không để len tạo thành tấm bị ép chặt lại. Sau khi sấy khô mẫu được xé và dàn thành tấm mỏng và đều chồng xếp song song lên nhau, sau đó tiếp tục chia thành 4 phần và lai dàn rồi xếp lên nhau thành 4 lớp mỏng. Quá trình này được lặp lại hai lần.

Cuối cùng ta được mẫu nhỏ, từ mẫu này ta lấy mẫu để thử các chỉ tiêu cơ lý.

7. CHUẨN BỊ MẪU XƠ HÓA HỌC

7.1. Từ mẫu thí nghiệm được chuẩn bị theo mục 4, trên các vị trí khác nhau lấy mẫu đại diện tất cả các lớp xơ để xác định độ chun của xơ có khối lượng chung khoảng 100g.

7.2. Mẫu để xác định lượng tạp chất, tính kháng điện độ dính bết, độ bóng.

Từ mẫu thí nghiệm được chuẩn bị theo mục 4 (h.1), sau khi đã lấy mẫu theo mục 7.1 lấy ra 3/4 mẫu theo chiều cao gồm tất cả các lớp xơ để xác định các chỉ tiêu chất lượng của mục này.

7.3. Chuẩn bị mẫu để xác định độ dài, bộ bền, độ cao …

Khối lượng xơ còn lại sau khi lấy mẫu theo mục 7.1 và 7.2 ở 10 chỗ khác nhau lấy các nhúm xơ gồm tất cả các lớp và khối lượng mỗi nhúm khoảng 4g.

Mỗi nhúm xơ này được xé bằng tay thành những lớp mỏng. Hai lớp đầu xếp cạnh nhau, các lớp sau xếp liên tiếp theo thứ tự thành hai hàng dọc, mỗi hàng có 5 lớp, sau đó gập đôi màng xơ này lại lấy tay dàn kín tấm lót. Quá trình gập lại và dàn mỏng ra này được lặp lại hai lần. Chú ý không làm đứt xơ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Cuối cùng ta được mẫu nhỏ để xác định các chỉ tiêu cơ lý của xơ.

 

PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ LẤY MẪU XƠ

 

PHỤ LỤC II

SƠ ĐỒ CHUẨN BỊ MẪU XƠ BÔNG

Tiêu chuẩn ngành 22TCN13:1979

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 22TCN13:1979
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 10/05/1979
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 13:1979 về quy trình kỹ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót cát do Bộ Giao thông vận tải ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn ngành 22TCN 346:2006 về quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát do Bộ Giao thông vận tải ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 22TCN 13:1979 về quy trình kỹ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót cát do Bộ Giao thông vận tải ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 13:1979

QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP RÓT CÁT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo quyết định số 1048/QĐ-KT4 ngày 10-5-1979)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phương pháp rót cát chủ yếu dùng để kiểm tra độ chặt của mặt đường và nền đường làm bằng đất sỏi ong, đất dăm sạn và đất gia cố các loại (Vì những vật liệu này có cỡ hạt lớn, cứng không thể dùng dao để lấy mẫu).

1.2. Các dụng cụ cần thiết:

Phễu rót cát có dạng hình nón với kích thước như hình 1. Góc nghiêng giữa đường sinh với đáy (a) phải lớn hơn góc nghỉ của cát.

– Ống đo có dung tích từ 500cm3 đến 1000cm3 với khấc đo 5-10cm3.

– Cân đĩa có thể cân được 2-5 Kg với độ nhậy 1-2g.

– Rây cỡ 1mm và 0,5mm dùng để chuẩn bị cát tiêu chuẩn.

Hình 1. Hình dạng phễu rót cát

1.3. Vật liệu khác

– Cát tiêu chuẩn được chọn từ cát thô đều hạt có cỡ từ 0,5 – 1mm, sạch và khô.

– Tấm ny lông để đựng đất.

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

2.1. Chuẩn bị cát tiêu chuẩn

– Rang hoặc sấy cát rồi cho qua rây có cỡ 0,5 và 1,0mm để nhận được cát có đường kính hạt 0,5 – 1,00mm với khối lượng cần khoảng 2500 – 3000cm3. Cát tiêu chuẩn bị tại phòng thí nghiệm nhưng phải sạch và phải qua rây tiêu chuẩn đã nêu.

– Để kiểm tra chất lượng cát, lấy khoảng 500-1000cm3 rồi đổ từ từ vào trong ống đo độ vài lần: Nếu mức cát trong ống đo không thay đổi qua nhiều lần thử là cát đạt yêu cầu.

2.2. Các bước tiến hành.

– Dùng cuốc xẻng san phẳng một khoảng nhỏ tại vị trí cần kiểm tra. Đào một hố tròn với đường kính nhỏ hơn đường kính miệng lớn của phễu và với chiều sâu bằng bề dày lớp đất cần kiểm tra. Đem cân tất cả lượng đất đào ở hố lên ta có khối lượng Qw. Chỉ nên cân một lần, vì nếu cân nhiều lần dễ dẫn đến sai số.

– Cân xong lấy đất để xác định độ ẩm. Số lượng đất cần khoảng 100 – 150g, trong đó chứa đủ các cỡ hạt theo tỷ lệ của chúng.

– Sau khi đã sửa sang thành hố cho nhẵn (nhớ rằng phần đất do sửa sang hố thí nghiệm cũng thuộc về lượng QW) đặt phễu lên miệng hố. Miệng phễu phải áp sát kín với mặt đất để cát không chảy ra ngoài.

– Bằng ống đo, rót cát đá chuẩn bị trước vào hố qua miệng phễu, không rót thẳng vào giữa lỗ phễu mà rót lên thành phễu (hình -2). Rót cát từ từ, tránh va chạm mạnh lên phễu. Khi cát đầy tới cổ phễu thì dừng lại và ghi lấy số cát còn thừa.

Hình 2. Rót cát vào hố đào qua phễu

2.3. Kết quả thí nghiệm.

Khối lượng thể tích tự nhiên (dung trọng ướt) được tính toán theo công thức:

trong đó:

Qw: Khối lượng đất lấy từ hố đào

Vw: Thể tích hố đào (cm3)

Vw = V – V0 – Vg (cm3)

Trong đó:

V: Thể tích cát chuẩn bị trước

V0: Thể tích phễu

Vg: Thể tích cát còn thừa

Khối lượng thể tích khô được tính theo công thức:

 =

Trong đó:

W: Độ ẩm của đất (tính theo số thập phân)

Ghi chú:

– Đất đào ở hố không được làm vương vãi ra ngoài

– Tại mỗi vị trí phải làm từ 2 đến 3 hố thí nghiệm và dùng trị số kết quả trung bình cộng.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN16:1979

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 22TCN16:1979
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 10/05/1979
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Giao thông
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 16:1979 về quy trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3 mét do Bộ Giao thông vận tải ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 về Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 22TCN 16:1979 về quy trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3 mét do Bộ Giao thông vận tải ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 16:1979

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐO ĐỘ BẰNG PHẲNG MẶT ĐƯỜNG BẰNG THƯỚC DÀI 3 MÉT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo quyết định số 1051/QĐ-KT4, ngày 10-05-1979)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Độ bằng phẳng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của mặt đường (hay móng đường). Mỗi loại đường cần phải đạt được một mức độ bằng phẳng quy định để đảm bảo được tốc độ xe chạy cho phép và an toàn tuyệt đối trong giao thông.

1.2. Quy trình kỹ thuật này quy định phương pháp dùng thước dài 3 mét để đo độ bằng phẳng bình học của mặt đường nhằm khống chế và đánh giá độ bằng phẳng của các lớp cấu tạo mặt đường (lớp mỏng, lớp mặt) trong quá trình thi công và nghiệm thu các lớp này.

Hình 1: Sơ đồ của thước dài 3 mét

1.3. Thước dài 3 mét được dùng làm đường thẳng chuẩn xác định độ bằng phẳng của mặt đường. Thước dài 3 m phải đảm bảo thẳng, nhẹ và đủ cứng. Độ võng ở giữa thước, đo trọng lượng bản thân gây ra không được lớn hơn 0,5mm.

Về vật liệu nên chế tạo bằng thước hợp kim nhôm hay có thể dùng loại gỗ tốt (chắc, khô, không cong, không vênh).

1.4. Nệm có chiều cao thay đổi theo 5 nấc: 3 mm, 5 mm, 7 mm, 10 mm, 15 mm (xem hình 1) được dùng để đo nhanh khe hở giữa cạnh dưới của thước dài 3 m với mặt đường.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐO

2.1. Trên bề mặt các lớp cấu tạo mặt đường (móng hay mặt đường) tại trắc ngang cần kiểm tra, đặt thước dài 3m song song với trục đường ở 3 vị trí: giữa tim đường, ở bên phải và bên trái tim đường và cách mép đường 1m để đo độ bằng phẳng. Dọc theo thước, cứ cách mỗi khoảng 50 cm kể từ đầu thước, đo khe hở giữa cạnh dưới của thước với mặt đường bằng cách đẩy nhẹ nhàng nêm vào khe hở để đọc trị số khe hở tương ứng. Các khe hở này được lấy tròn theo các trị số 3 mm, 5 mm, 7 mm, 10 mm, 15 mm.

Ghi các kết quả đo được ở mỗi vị trí vào sổ ghi (theo mẫu biểu như ở phụ lục)

2.2. Với mỗi ki-lô-mét đường so sánh các tổng số khe đã đo với tiêu chuẩn đã quy định ở bảng sau để đánh giá chất lượng về độ bằng phẳng hình học của lớp cấu tạo mặt đường (lớp móng hay lớp mặt) được kiểm tra.

Bảng tiêu chuẩn quy định về chất lượng độ bằng phẳng của mặt đường (theo phương pháp dùng thước dài 3 m).

MỨC ĐỘ BẰNG PHẲNG ĐẠT ĐƯỢC

Rất tốt

Tốt

Đạt yêu cầu

Lớp mặt và móng đá dăm cấp phối

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 10 mm

70% khe hở* đo được không quá 10 mm, phần còn lại không quá 15 mm

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 15 mm

Lớp móng và mặt dùng nhựa đường (trộn trên đường hay trong thiết bị)

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 7 mm

70% số khe hở không vượt quá 7 mm, phần còn lại không quá 10 mm

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 10 mm

Lớp móng và mặt đường đá dăm (sỏi) đen

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 5 mm

70% số khe hở không vượt quá 5 mm, phần còn lại không quá 7 mm

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 7 mm

Mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng

70% số khe hở giữa mặt đường và thước không quá 3 mm, phần còn lại không quá 5 mm

50% số khe hở không vượt quá 3 mm, phần còn lại không quá 5 mm

Tất cả khe hở giữa mặt đường và thước không vượt quá 5 mm

Chú thích: (*) Cho phép có 5% số khe hở vượt quá trị số quy định, nhưng khe hở lớn nhất không được vượt quá 2 lần trị số quy định

 

PHỤ LỤC

Mẫu ghi kết quả đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3 mét

– Tên đoạn đường

– Loại mặt (móng) đường

– Ngày thí nghiệm

– Người thí nghiệm

– Kết quả thí nghiệm

TÊN TRẮC NGANG

Số khe hở giữa mặt đường và thước dài 3 mét vượt quá các trị số

Ghi chú

3 mm

5 mm

7 mm

 10 mm

15 mm

Phải

Km Q + 300 tim đường

 

Trái

– Nhận xét, kết luận

 

 

 

2

4

 

3

 

3

1

 

2

 

 

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2503:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2503:1978
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2503:1978 về Vít cấy có đường kính ren lớn hơn 48 mm


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2503 – 78

VÍT CẤY CÓ ĐƯỜNG KÍNH REN

LỚN HƠN 48 mm

Studs for threaded hole parts with thread diameter from 52 to 160 mm

(normal precision)

1. Tiêu chuẩn này dùng cho vít cấy thông dụng, cấp chính xác thường.

2. Vít cấy được chia làm hai loại theo chiều dài đoạn ren cấy: l1 = 1 d; l1 = 1,25 d.

3. Kích thước cơ bản của vít cấy phải theo chỉ dẫn trên hình vẽ và trong bảng 1 và 2 của tiêu chuẩn này.

Chú thích:

1. Vít cấy kiểu B có chiều dài đoạn ren cấy l1 = d và l1 = 1,25 d được chế tạo theo sự thỏa thuận của hai bên.

2. d2 = đường kính trung bình của ren.

3. Để tránh nhầm lẫn khi lắp ghép nên chế tạo đầu mút vát côn cho phần ren cấy: đầu mút chỏm cầu cho phần ren lắp với đai ốc.

mm                                                  Bảng 1

Đường kính danh nghĩa của ren d

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Bước ren P

Bước lớn

5,5

6,0

 

Bước nhỏ

4

 

Đường kính thân vít cấy d1

Kích thước danh nghĩa

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Sai lệch giới hạn

– 0,40

– 0,46

– 0,53

Chiều dài đoạn ren cấy l1

l1 = d

Kích thước danh nghĩa

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Sai lệch giới hạn

+ 3,0

+ 3,5

+ 4,0

l1 = 1,25 d

Kích thước danh nghĩa

70

80

90

100

112

125

137

156

175

200

Sai lệch giới hạn

+3,0

+ 3,5

+ 4,0

+ 4,6

mm                                                          Bảng 2

l

Đường kính danh nghĩa của ren d

Kích thước danh nghĩa

Sai lệch giới hạn

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Chiều dài Io, không kể đoạn ren cạn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

110

± 1,1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

120

100

130

± 1,2

110

110

140

118

120

120

150

118

120

120

160

124

130

130

130

170

124

140

140

140

180

124

140

150

150

150

190

± 1,4

124

140

156

164

164

200

124

140

156

172

172

172

220

124

140

156

172

192

192

192

240

124

140

156

172

192

212

212

260

124

140

156

172

192

212

232

232

280

± 1,6

124

140

156

172

192

212

232

250

250

300

124

140

156

172

192

212

232

262

270

320

 

140

156

172

192

212

232

262

292

292

340

140

156

172

192

212

232

262

292

310

360

140

156

172

192

212

232

262

292

332

380

± 1,8

140

156

172

192

212

232

262

292

332

400

 

156

172

192

212

232

262

292

332

420

156

172

192

212

232

262

292

332

450

 

172

192

212

232

262

292

332

480

 

 

212

232

262

292

332

500

212

232

262

292

332

Sai lệch giới hạn của Io

đối với ren bước lớn

± 11

± 12

Đối với ren bước nhỏ

+ 8

+ 12 (đối với bước ren 6 mm)

+  8 (đối với bước ren 4 mm)

Ví dụ ký hiệu quy ước của vít cấy có đường kính ren d = 72 mm, chiều dài l = 300 mm;

– Kiểu A, chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1 d, ren bước nhỏ P = 6 mm, miền dung sai 8 g, làm bằng vật liệu ở nhóm 04, có lớp mạ phủ nhóm 02, chiều dày lớp mạ 9 mm:

Vít cấy A1 – M72 x 6 x 300.04.029 TCVN 2503 -78

– Kiểu B, chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1,25d, ren bước lớn P = 6 mm miền dung sai 8g, làm bằng thép mác 25X1MΦ, không mạ phủ:

Vít cấy B1, 25 – M72 x 300.25X1MΦ TCVN 2503 -78.

– Kiểu A, chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1,25 d, phần ren cấy là ren bước nhỏ P = 4 mm, phần ren cho đai ốc là ren bước lớn P = 6 mm làm bằng vật liệu nhóm 04, có lớp mạ nhóm 05:

Vít cấy A1, 25 – M72  x 300.04.05 TCVN 2503 – 78

Tương tự cho vít cấy có miền dung sai của đoạn ren cấy là 6g, miền dung sai cho đoạn lắp vào đai ốc 8g phải ký hiệu:

Vít cấy A1, 25 – M72  x 300.04.05 TCVN 2503 -78

4. Trong trường hợp đặc biệt, theo sự thỏa thuận của hai bên, cho phép lấy chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1,6 d (xem trong phụ lục).

5. Ren hệ mét theo TCVN 2248 – 77. Dung sai ren theo TCVN 1917 – 76 miền dung sai cơ bản 8g; miền dung sai 6g, 6e, 6d theo chỉ dẫn của người tiêu dùng.

6. Theo sự thỏa thuận của hai bên góc vát ở một hoặc hai đầu vít cấy có thể chế tạo nhỏ hơn 450. Nếu ren chế tạo bằng phương pháp cấn, cho phép chế tạo vít cấy không có mép vát hay mặt chỏm cầu trên hai đầu mút.

7. Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra, bao gói và ghi nhãn theo các tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt.

8. Quy tắc nghiệm thu theo TCVN 2194 – 77.

9. Bảng tra khối lượng vít cấy xem phụ lục 2 của tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC 1

Chiều dài đoạn ren cấy l1 theo điều 4 của tiêu chuẩn này.

Đường kính danh nghĩa của ren d

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1,6 d

Kích thước danh nghĩa

90

102

115

128

144

160

176

200

224

256

Sai lệch giới hạn

+ 3,5

+ 4,0

+ 4,6

 

PHỤ LỤC 2

Bảng tra khối lượng vít cấy kiểu A.

Chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1d.

l

mm

Đường kính danh nghĩa của ren d, mm

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Khối lượng 100 chiếc vít cấy bằng thép, kg »

110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

120

306

 

 

 

 

 

 

 

 

 

130

322

438

 

 

 

 

 

 

 

 

140

340

461

613

 

 

 

 

 

 

 

150

358

486

645

 

 

 

 

 

 

 

160

376

508

673

869

 

 

 

 

 

 

170

394

531

702

904

 

 

 

 

 

 

180

413

556

730

940

1250

 

 

 

 

 

190

433

582

760

974

1290

 

 

 

 

 

200

452

607

792

1010

1340

1720

 

 

 

 

220

491

657

856

1090

1430

1840

2300

 

 

 

240

530

708

920

1170

1530

1950

2440

 

 

 

260

568

758

984

1250

1630

2070

2580

3500

 

 

280

607

809

1050

1330

1730

2190

2720

3680

4810

 

300

645

859

1110

1410

1830

2320

2880

3860

5040

 

320

 

910

1180

1480

1930

2440

3030

4060

5270

7230

340

 

960

1240

1560

2030

2560

3180

4240

5510

7530

360

 

1010

1300

1640

2130

2680

3330

4440

5750

7830

380

 

1060

1300

1720

2230

2810

3480

4640

5990

8150

400

 

 

1420

1800

2330

2940

3630

4830

6240

8460

420

 

 

1480

1880

2430

3060

3780

5020

6480

8780

450

 

 

 

2000

2580

3240

4000

5340

6840

9250

480

 

 

 

2120

2730

3420

4290

5600

7200

9700

500

 

 

 

 

 

3540

4380

5790

7440

10000

Chiều dài đoạn ren cấy l1 = 1,25d

l

mm

Đường kính danh nghĩa của ren d, mm

56

64

72

80

90

100

110

125

140

160

Khối lượng 100 chiếc vít cấy bằng thép, kg

110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

120

330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

130

348

473

 

 

 

 

 

 

 

 

140

364

496

660

 

 

 

 

 

 

 

150

382

521

697

 

 

 

 

 

 

 

160

400

543

725

941

 

 

 

 

 

 

170

418

565

754

976

 

 

 

 

 

 

180

437

591

782

1010

1350

 

 

 

 

 

190

467

617

812

1050

1390

 

 

 

 

 

200

476

642

844

1080

1440

1860

 

 

 

 

220

515

682

908

1160

1530

1980

2490

 

 

 

240

554

743

972

1240

1630

2090

2630

 

 

 

260

582

793

1040

1320

1730

2210

2770

3780

 

 

280

631

884

1110

1400

1830

2330

2910

3960

5210

 

300

669

894

1160

1480

1930

2460

3070

4140

5440

 

320

 

945

1230

1550

2030

2580

3220

4340

5670

7830

340

 

995

1290

1630

2130

2700

3370

4520

5910

8130

360

 

1045

1350

1710

2230

2820

3520

4720

1650

8430

380

 

1095

1410

1790

2330

2950

3670

4920

6390

8730

400

 

 

1470

1870

2430

3080

3820

5110

6640

9060

420

 

 

1530

1950

2530

3200

3970

5300

6880

9380

450

 

 

 

2070

2680

3380

4190

5590

7240

9850

480

 

 

 

2190

2830

3560

4480

5880

7600

10300

500

 

 

 

 

 

3680

4570

6070

7840

10600

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2549:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2549:1978
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2549:1978 về Nồi hơi và nồi chưng nước – Ký hiệu tượng trưng cho các cơ cấu điều khiển do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2549-78

NỒI HƠI VÀ NỒI CHƯNG NƯỚC

KÝ HIỆU TƯỢNG TRƯNG CHO CÁC CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN

Cơ quan biên soạn và trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Quyết định ban hành số 510 KHKT/QĐ ngày 4 tháng 12 năm 1978

 

NỒI HƠI VÀ NỒI CHƯNG NƯỚC

KÝ HIỆU TƯỢNG TRƯNG CHO CÁC CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nồi hơi, nồi chưng nước đặt cố định và qui định các ký hiệu tượng trưng bố trí trên bảng, bàn điều khiển nhằm làm rõ chức năng thực hiện của các cơ cấu điều khiển của nồi hơi và nồi chưng nước.

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Ký hiệu tượng trưng có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với nhau.

1.2. Bố trí ký hiệu tượng trưng phải đảm bảo thực hiện chính xác và tin cậy các thao tác khi điều khiển công việc của nồi hơi, nồi chưng nước.

1.3. Trong ký hiệu tượng trưng có thể kèm theo các chữ cái hoặc số nếu sử dụng các hệ thống điều khiển (điều khiển chọn lọc hay điều khiển khác), ký hiệu tượng trưng không rõ ràng và ký hiệu cùng nghĩa.

2. KÝ HIỆU CƠ BẢN

Số TT

Ký hiệu

Tên gọi của ký hiệu

2.1

Hơi nước

2.2

Nước

2.3

Không khí

2.4

Nhiên liệu rắn

2.5

Nhiên liệu khí

2.6

Nhiên liệu lỏng

2.7

Khí có khói

2.8

Áp suất

2.9

Nhiệt độ

2.10

Mức nước

2.11

Thời gian

2.12

Đốt nóng

2.13

Làm nguội

2.14

Lượng (tiêu thụ)

3.1

Đóng mạch

3.2

Ngắt mạch

3.3

Ngắt sự cố

3.4

Mở

3.5

Đóng

3.6

Khóa chuyền (đóng đường)

3.7

Thông đường

3.8

Thao tác tự động

3.9

Thao tác bằng tay

3.10

Điều chỉnh

3.11

Cấp nước

3.12

Tháo nước

3.13

Khử khí

3.14

Thổi thông gió

3.15

Thổi sạch

4. LIÊN HỢP CÁC KÝ HIỆU (Ví dụ)

Số t.t

Ký hiệu

Tên gọi ký hiệu

4.1

Áp suất hơi nước

4.2

Áp suất nước

4.3

Áp suất không khí

4.4

Điều chỉnh nhiệt độ

4.5

Điều chỉnh lượng

4.6

Điều chỉnh mức nước

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2547:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2547:1978
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Điện - điện tử
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2547:1978 Bảng điện chiếu sáng dùng cho nhà ở – Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2547-78

BẢNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG DÙNG CHO NHÀ Ở

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Lighting system fuse-boards for dwelling houses

Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bảng điện chiếu sáng (sau gọi tắt là bảng) đặt trong các nhà ở được dùng để phân phối, tính điện năng, đồng thời để bảo vệ quá tải, dòng điện ngắn mạch trong mạng điện ba pha xoay chiều điện áp 380 V có trung hòa nối đất trực tiếp.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Bảng phải chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và theo các bản vẽ đã được duyệt.

1.2. Bảng phải được chế tạo theo các loại sau:

a) Loại bảo vệ dùng ở các tầng nhà (cầu thang) – có khí cụ điện bảo vệ;

b) Loại có công tơ điện dùng ở các tầng nhà (cầu thang) – có khí cụ phân phối điện năng, bảo vệ và công tơ điện;

c) Loại phối hợp dùng ở các tầng nhà (cầu thang) – có khí cụ phân phối điện năng, bảo vệ, công tơ điện;

d) Loại dùng trong phồng ở – có khí cụ phân phối điện năng (cho loại bảng đặt trong hốc tường), bảo vệ và công tơ điện.

1.3. Bảng phải chế tạo dùng để lắp trong hốc tường hay trên tường.

1.4. Nếu có khí cụ bảo vệ trên bảng thì phải dùng công tắc tự động hay cầu chảy ống, nhưng nếu có khí cụ phân phối điện năng thì phải có cơ cấu cho phép đổi mạch khi có tải.

1.5. Sơ đồ nối dây của bảng phải theo chỉ dẫn trên hình 1 – 23.

1.6. Kết cấu của bảng dùng ở tầng nhà để lắp trong hốc tường phải đảm bảo khả năng đặt các đường dây dẫn chính trước cũng như sau khi đặt bảng.

1.7. Một trong hai phía bảng dùng ở tầng nhà phải có chỗ để dây chính đi qua.

Trên bảng có công tơ điện dùng ở tầng nhà và loại phối hợp phải có chỗ lắp cầu dao 3 pha tự động loại 100 A để ngắt dây dẫn chính.

1.8. Nếu hộp của bảng có cánh cửa thì phải thêm cơ cấu chống hiện tượng tự mở.

Cánh cửa hộp của bảng phải mở được dễ dàng ở góc không nhỏ hơn 100°.

Cánh cửa hộp của bảng loại có công tơ điện dùng ở tầng nhà và loại bảng phối hợp phải có khóa trong bằng chìa khóa riêng.

1.9. Lỗ để nhìn số chỉ công tơ điện phải được bảo vệ bằng chất dẻo chế tạo từ vật liệu trong suốt, không vỡ.

Dưới lỗ để nhìn ấy phải ghi số phòng ở.

1.10. Kết cấu bảng phải đảm bảo cho việc thay thế dễ dàng các khí cụ lắp trên bảng mà không phải tháo bảng ra.

1.11. Khí cụ điện đặt trên bảng phải có chỗ nối dây phía trước và có khả năng nối được dây nhôm.

1.12. Bảng phải có đầu kẹp dây cho phép nối dây dẫn của bảng với dây dẫn chính mà không phải cắt dây ra.

Đầu kẹp dây phải nối được dây nhôm của dây dẫn chính có mặt cắt sau:

Từ 4 đến 50 mm2 – cho bảng dùng ở tầng nhà;

Từ 2,5 đến 16 mm2 – cho bảng của phòng ở.

1.13. Dòng điện danh định dây chảy của cầu chảy hoặc của bộ nhả tự động phải có các trị số sau:

16 A –  đối với nhóm chiếu sáng trên bảng của phòng và bảng có công tơ điện của tầng;

20 A – đối với nhóm chiếu sáng trên bảng bảo vệ của tầng;

25 A – đối với nhóm cung cấp cho bếp điện ở bảng của phòng và bảng có công tơ điện của tầng.

1.14. Đầu kẹp dây trung hòa phải nối bằng dây dẫn (nối điện) với vỏ kim loại bảng dùng ở tầng nhà, nhưng phải cách điện với vỏ kim loại bảng của phòng ở.

Đầu kẹp dây trung hòa phải đủ chi tiết lắp siết để nối được lõi nhôm của dây dẫn chính.

A. Sơ đồ bảng bảo vệ của tầng nhà lắp trên tường hay ở hốc tường.

2. Bảng

B. Sơ đồ bảng có công tơ điện cho tầng nhà đặt trong hốc tường

Cho ba căn hộ

cho 6 nhóm

Hình 9

cho 9 nhóm (cho các hộ có bếp điện)

Hình 10

Cho 4 căn hộ

C. Sơ đồ bảng dùng cho phòng ở lắp trên tường.

D. Sơ đồ bảng dùng cho phòng ở được đặt trong hốc tường

1.15. Các chi tiết bằng kim loại của bảng dùng cho tầng nhà mà không có điện áp thì phải nối đất; phải có bulông đường kính không nhỏ hơn 6 mm để nối dây đất. Bulông để nối đất phải có ký hiệu nối đất hoặc dùng sơn đỏ để thay ký hiệu đó. Bulông phải có đủ chi tiết lắp siết để nối dây dẫn chính bằng nhôm.

1.16. Thiết bị (hình 15, 18) đặt ở dây trung hòa của bảng dùng cho phòng ở (khi đặt thiết bị tự động dùng cho các pha) phải có tay cầm bằng vật liệu cách điện cho phép thao tác chuyển mạch mà không phải dùng các dụng cụ đặc biệt.

1.17. Các phần trên bảng có điện áp phải được bảo vệ cho người khi vô tình chạm phải.

1.18. Cạnh các khí cụ điện bảo vệ và công tơ điện ở trên bảng dùng cho tầng nhà phải có chỗ để ghi số phòng.

1.19. Trên bảng có có công tơ điện, khoảng cách giữa các trụ bắt vít của bảng phải có kích thước sau:

Theo chiều ngang – từ 50 đến 100 mm ;

Theo chiều đứng – từ 100 đến 150 mm.

1.20. Các chi tiết lắp siết phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật tương ứng.

1.21. Chỗ nối tiếp xúc có thể dùng bulông, vít, chốt dẹt, thanh nối ép lại hoặc có thể hàn điện, hàn thiếc để nối với dây dẫn ngoài.

Kết cấu của đầu tiếp xúc phải đảm bảo nối dễ dàng trong khi lắp ráp và trong vận hành. Chỗ nối phải đảm bảo làm việc bình thường khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua và không bị gỉ dưới tác động của môi trường ngoài.

1.22. Lớp sơn phủ bề mặt kim loại và chi tiết của bảng phải đều và nhẵn. Bề mặt ngoài bảng phải sơn một lớp sơn mỏng màu sáng.

1.23. Tất cả các chi tiết bằng kim loại đen dùng để nối ở đầu tiếp xúc phải mạ kẽm, chiều dày lớp mạ không nhỏ hơn 15 µm.

1.24. Mối hàn tiếp xúc của các chi tiết kim loại không bị nổi cục, phồng rộp, không bị sót.

1.25. Các chi tiết của bảng không có cạnh sắc, bavia.

1.26. Những chỗ dây dẫn đi qua chi tiết kim loại của bảng phải tránh khả năng xảy ra sự cố đối với cách điện dây dẫn.

1.27. Khoảng cách rò điện không nhỏ hơn 15 mm, độ hở điện không nhỏ hơn 10 mm.

Khoảng cách rò điện và độ hở điện đối với thiết bị đặt trên bảng phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật quy định cho thiết bị này.

1.28. Chất cách điện của các chi tiết có điện phải chịu được điện áp thử 2000 V dòng điện xoay chiều, tần số 50 Hz trong thời gian một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

1.29. Độ tăng nhiệt của các phần mang điện của bảng (trừ phần mang điện của thiết bị) không được quá 30° C ở nhiệt độ môi trường là 25° C và khi cho dòng điện 125% Idd đi qua.

Chú thích:

1. Độ tăng nhiệt phần mang điện của thiết bị đã được tính toán phù hợp với thiết bị ấy;

2. Idd – dòng điện danh định.

1.30. Bảng phải có đủ thiết bị, đã được nối điện đầy đủ bên trong, đủ chi tiết lắp siết để lắp vào hốc tường.

Bảng có khóa trong phải có 2 chìa khóa kèm theo.

Bảng có cầu chảy phải có ốc vặn tiếp xúc và dây chảy làm việc ở dòng điện danh định đã chỉ dẫn ở mục 1.13.

Cho phép đặt hàng với bên sản xuất loại bảng không có công tơ điện nhưng phải có chi tiết để lắp và phải có đầu dây thừa chìa ra đủ để nối với công tơ điện.

1.31. Bảng đã hoàn chỉnh phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của bên sản xuất xác nhận.

1.32. Thời gian bảo hành của bảng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng cho bên tiêu thụ.

Trong thời gian này, nếu bên tiêu thụ thực hiện đúng nguyên tắc vận chuyển, bảo quản, lắp ráp và vận hành mà vẫn phát hiện những điểm không phù hợp với tiêu chuẩn này thì bên sản xuất có trách nhiệm thay thế hoặc sửa chữa không mất tiền.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Bảng phải tiến hành thử kiểm tra và thử điển hình theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

2.2. Thử kiểm tra phải tiến hành đối với từng chiếc, do bên sản xuất tiến hành. Kiểm tra bên ngoài bằng mắt và theo các mục: 1.1; 1.5; 1.8; 1.9; 1.12 – 1.116; 1.20 – 1.26; 1.28 và 1.30.

2.3. Thử điển hình phải tiến hành cho từng loại bảng và do bên sản xuất tiến hành. Trước khi bắt đầu cho ra bảng mới hay khi có thay đổi kết cấu, vật liệu và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng và đặc tính của bảng thì phải tiến hành thử điển hình theo định kỳ không ít hơn một lần trong ba năm.

Thử tất cả các mục của tiêu chuẩn này.

2.4. Khi thử điển hình thì phải lấy không ít hơn 2 chiếc trong sản xuất hàng loạt mà đã qua thử kiểm tra và đã được bộ phận kiểm tra kỹ thuật bên sản xuất chấp nhận.

2.5. Nếu sau khi thử điển hình mà có một chỉ tiêu không đạt yêu cầu thì phải thử lại chỉ tiêu ấy với số lượng gấp đôi.

Nếu sau đợt thử lần thứ hai mà lại có một bảng không đạt chỉ tiêu ấy thì phải thôi đợt sản xuất ấy, nhưng nếu là sản xuất hàng loạt thì phải ngừng ngay cho đến khi khắc phục được khuyết tật ấy.

2.6. Khi kháng hàng yêu cầu kiểm tra lại chất lượng sản phẩm thì phải áp dụng các nguyên tắc chọn mẫu và phương pháp thử đã nêu trong tiêu chuẩn này.

2.7. Khi kiểm tra lớp mạ thì chọn 1% số lượng của lô hàng đưa ra, nhưng không ít hơn 3 chiếc của cùng một loại. Dùng cân để kiểm tra chiều dày trung bình lớp mạ của chi tiết: cân trước và sau khi mạ, trước khi cân phải để chi tiết trong bình hút ẩm hoặc bộ sấy trong thời gian khoảng 45 phút. Tùy theo khối lượng và kích thước của chi tiết mà dùng cân có độ chính xác đến 0,0001 g hay đến 0,01 g.

Chiều dày trung bình lớp mạ (htb) được tính theo công thức :

trong đó:

g1 – khối lượng chi tiết trước khi mạ, g;

g2 – khối lượng chi tiết sau khi mạ, g;

s – diện tích bề mặt chi tiết, cm2.

g – tỷ trọng kim loại dùng để mạ.

2.8. Kiểm tra mối hàn và lớp sơn bằng cách xem xét bên ngoài

2.9. Thử bền điện (mục 1.28)

Dùng biến áp có công suất 0,5 kVA. Khi thử bảng phải tháo công tơ điện ra và thử ở trạng thái không làm việc. Thời gian thử là 60 ± 5 giây.

Chú thích. Khi thử nghiệm thu thì cho phép thời gian một giây.

Thử ở các chỗ:

– giữa những phần mang điện cạnh nhau của khí cụ điện;

– giữa các phần mang điện nhưng trong thời gian làm việc không nối điện với nhau;

– giữa những phần có điện và những phần mà người dễ chạm phải (ví dụ: vỏ bao, tay cầm);

– giữa các phần mang điện với phần kim loại của khí cụ điện đã được nối đất.

Chú thích. Khi thử các chi tiết có cách điện (ví dụ: tay cầm) thì dùng giấy kim loại bọc kín các chi tiết ấy rồi nối giấy kim loại đó với một cực của nguồn điện.

Kết quả được coi là đạt nếu không có hiện tượng phóng điện qua cách điện hoặc phóng điện bề mặt.

2.10. Thử độ tăng nhiệt (mục 1.29). Đặt nhiệt kế tăng đạt tới trị số ổn định khi mà nhiệt độ thay đổi chỉ tới 1°C trong vòng 30 phút. Lấy nhiệt độ cao nhất đã ổn định trừ đi nhiệt độ trong phòng, được độ tăng nhiệt.

Chú thích. Chỉ thử cho các loại bảng lắp trong các hốc tường, khi thử thì phải đóng cửa.

3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Mặt trong của bảng phải có gắn nhãn, trên đó ghi:

a) Tên cơ sở sản xuất hoặc ký hiệu hàng hóa;

b) Loại bảng;

c) Sơ đồ bảng có chỉ dẫn số liệu danh định của khí cụ;

d) Thời gian sản xuất;

e) Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn.

3.2. Bảng đã hoàn chỉnh khi gửi cho bên tiêu thụ phải bao gói cẩn thận tránh hư hỏng khi vận chuyển.

3.3. Mỗi lô hàng phải kèm theo bảng hướng dẫn bảo quản, lắp ráp và vận hành.

 

ĐÍNH CHÍNH

BẢNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG TCVN 2546 – 78 ÷ TCVN 2547-78

Trang

Dòng

In sai

Sửa lại là

1

3

2547-78

2546-78

1

8

bảng điện sáng

bảng điện chiếu sáng

2

9dl

công tơ trên

công tơ điện

5

 

hình 9 và hình 10 xếp sai vị trí

hai hình đổi chỗ cho nhau

13

3

2546-78

2547-78

14

4dl

Sơ đồ 2

Sơ đồ 3

 

3dl

Sơ đồ 3

Sơ đồ 2

 

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2383:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2383:1978
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 01/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Hết hiệu lực

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1978 về Lạc quả và lạc hạt – Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1993 về Lạc quả và lạc hạt – Phân hạng chất lượng .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1978 về Lạc quả và lạc hạt – Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2383 – 78

LẠC QUẢ VÀ LẠC HẠT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Groundnuts and peanuts – Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại lạc quả và lạc hạt đã chế biến khô.

1. KHÁI NIỆM

1.1 Tạp chất

1.1.1 Tạp chất vô cơ: đất bụi, cát sỏi, vụn than, mảnh vụn kim loại và các tạp chất vô cơ khác.

1.1.2 Tạp chất hữu cơ: rễ, cành, lá cây, cỏ dại, mảnh vỏ, mảnh hạt; sâu mọt sống và xác sâu mọt; những hạt lạc không thể sử dụng để ăn được bao gồm hạt thối, cháy, mốc hoàn toàn; hạt cây trồng khác và hạt cỏ dại; ..v.v..

1.2 Hạt không hoàn toàn:

1.2.1 Hạt chưa chín và phát triển chưa đầy đủ: Hạt non, hạt teo, hạt lép, hạt nhăn vỏ lụa có khối lượng bình quân dưới 3/5 khối lượng bình quân của hạt hoàn toàn không nhăn trong mẫu thử.

1.2.2 Hạt bị các khuyết tật khác.

1.2.2.1 Hạt bị sâu mọt; hạt có nhân bị biến màu hoặc biến chất; hạt bị trương, hạt nảy mầm; hạt có vỏ lụa bị rám đen trên 1/4 bề mặt; hạt bị mốc nhưng vẫn có thể sử dụng để ăn được.

1.2.2.2 Hạt bị dập, nứt, hạt có vỏ lụa bị tróc trên 1/4 bề mặt; hạt bị sứt mẻ không quá 1/5 thể tích hạt.

1.3 Hạt hoàn toàn: Hạt không thuộc phạm vi của điều 1.2.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA LẠC QUẢ

2.1 Lạc quả phải khô, hạt lạc khi xát dễ tróc vỏ lụa.

2.2 Lạc quả phải sạch, không bị sâu, mọt, mối, dập nát quá qui định phân loại.

2.3 Không được phép lẫn các hạt lạ khác đặc biệt là hạt ve, hạt trẩu.

2.4 Màu sắc và mùi bình thường, đặc trưng cho loại lạc quả đã chế biến khô.

2.5 Độ ẩm tính theo khối lượng, không quá 9 %.

2.6 Lạc quả được phân thành 3 loại, qui định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ hạt so với quả, tính theo % khối lượng, không dưới….

75

70

65

2. Hạt không hoàn toàn, tính theo % khối lượng hạt, không quá

6

8

11

3. Tạp chất, tính theo % khối lượng, không quá….

1

2

2,5

Mức các chỉ tiêu phân loại của lạc quả qui định trong bảng 1 khuyến khích áp dụng đối với các tỉnh phía Nam.

3. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA LẠC HẠT

3.1 Lạc hạt phải khô, khi xát dễ tróc vỏ lụa.

3.2 Lạc hạt phải sạch, không bị sâu, mọt, mốc, dập nát quá qui định phân loại.

3.3 Không được phép lẫn các hạt lạ khác đặc biệt là hạt ve, hạt trẩu.

3.4 Màu sắc, mùi vị bình thường, đặc trưng cho lạc hạt đã chế biến khô.

3.5 Độ ẩm, tính theo khối lượng, không quá 7 %.

3.6 Lạc hạt được phân thành 3 loại, qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Hạt hoàn toàn, không dưới….

96

90

84

2. Hạt không hoàn toàn:

 

 

 

a. Hạt bị tróc vỏ lụa,  không quá….

2

5

9

b. Hạt không hoàn toàn khác, không quá…..

1,7

4,5

6

3. Tạp chất, không quá

0,3

0,5

1

4. PHƯƠNG PHÁP THỬ

Lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu chất lượng lạc quả và lạc hạt theo TCVN 2384 – 78.

5. BAO GÓI, GHI NHÃN, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

5.1 Bao gói

Lạc quả, lạc hạt phải được đựng trong bao bền, sạch, khô, lành, không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm đựng trong bao. Bao lạc phải được đóng gói chặt, không lỏng.

Miệng bao xếp bằng nhau, mép gấp 2 lần, được khâu kín bằng dây bền chắc, khô sạch, các mũi khâu chéo chữ X cách đều nhau từ 3 đến 5 cm kể từ tâm chữ X, tai bao cuộn chặt 3 vòng dây và lại mũi chắc chắn.

Khối lượng tịnh theo yêu cầu thỏa thuận của hai bên mua bán.

5.2 Ghi nhãn

Ký, mã hiệu được ghi ở giữa mặt ngoài bao. Ký, mã hiệu phải rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không nhòe, không phai.

Nội dung ghi nhãn:

– Tên hàng;

– Cấp chất lượng;

– Tên địa phương sản xuất;

– Khối lượng tịnh;

– Số, ký hiệu tiêu chuẩn.

Tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên mua bán, được phép đưa vào một số nội dung khác.

5.3 Bảo quản

Kho bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Không được bảo quản lạc trong cùng một kho với các hàng hóa khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng lạc. Các bao lạc được chất xếp cách mặt đất ít nhất là 20 cm, cách tường ít nhất 50 cm. Các bao lạc được xếp thành từng đống vuông vắn, thẳng hàng, gối xen kẽ nhau và khít chặt, đầu bao quay vào phía trong. Không được chồng cao quá 8 lớp bao đối với lạc quả và 5 lớp bao đối với lạc hạt. Trường hợp bảo quản lạc đổ rời phải đảm bảo những yêu cầu đặc biệt tốt về kho tàng, về chống ẩm, về thông hơi lô hàng. Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra kho tàng và hàng hóa.

5.4 Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển lạc phải sạch sẽ, khô ráo, có mui che mưa nắng; không nên vận chuyển lạc khi trời mưa to; không được vận chuyển lạc chung với các hàng hóa khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của lạc.

Chất xếp, bốc dỡ lạc phải nhẹ nhàng, không được quăng, vứt bao từ trên cao xuống, không được dẫm đạp lên bao lạc.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2735:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2735:1978
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 01/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2735:1978 về Thép chống ăn mòn và bền nóng – Mác, yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2735 – 78

THÉP CHỐNG ĂN MÒN VÀ BỀN NÓNG – MÁC, YÊU CẦU KỸ THUẬT

Corrosion and heat resisiting wronght steel bars – Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép thanh và tấm cán nóng, rèn có đường kính hay chiều dày đến 200 mm  từ thép chống ăn mòn và bền nóng.

Về thành phần hóa học, tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thép thỏi, phôi cán hình và cán tấm, bán thành phẩm tấm dày, tấm mỏng, ống, thép băng và dây.

Chú thích:

1. Thép chống ăn mòn là loại thép hợp kim có độ bền chống ăn mòn điện hóa (Trong khí quyển, đất, kiềm, axít, muối, nước biển ….)

2. Thép bền nóng là loại thép hợp kim có độ bền nhiệt hóa cao, có tính bền chống sự phá hoại hóa học trên bề mặt trong môi trường khi ở nhiệt độ cao hơn 580oC, làm việc trong điều kiện không tải hoặc có tải nhỏ.

1. MÁC THÉP

1.1. Thép chống ăn mòn và bền nóng ký hiệu theo TCVN 1658-75 – TCVN 1660-75 «Kim loại và hợp kim – Tên gọi và ký hiệu».

Ký hiệu thép chống ăn mòn và bền nóng gồm các chữ cái viết tắt tên các nguyên tố hợp kim hóa, những con số đứng sau nó chỉ hàm lượng trung bình của chúng tính theo phần trăm. Con số đứng đầu ký hiệu chỉ hàm lượng cácbon trong thép tính theo phần vạn.

Thép chống ăn mòn và bền nóng gồm 23 mác: 40Cr9Si2, 40Cr10Si2Mo, 08Cr13, 12Cr13, 20Cr13, 30Cr13, 40Cr13, 12Cr13, 08Cr17Ti, 90Cr18, 15Cr25Ti, 14Cr17Ni2, 22Cr13Ni4Mn, 12Cr17Mn9NNi4, 08Cr18Ni11, 12Cr18Ni9, 08Cr18Ni10Ti, 10Cr17Ni13Mo2Ti, 20Cr20Ni14Si2, 20Cr25Ni20Si2, 20Cr23Ni18.

1.2. Thành phần hóa học của thép và chia nhóm thép phải phù hợp với các chỉ tiêu quy định ở bảng 1.


Bảng 1

%

Số TT

Mác thép

C

Si

Mn

Cr

Ni

Ti

Mo

Nb

S

P

Các nguyên tố khác

Nhóm

Không lớn hơn

Chống ăn mòn

Bền nóng

1

40Cr9Si2

0,35÷0,45

2,00÷3,00 

≤ 0,70

8,0 ÷10,0

0,025

0,030

+

2

40Cr10Si2Mo

0,35÷0,45

1,90÷2,60

≤ 0,70

9,0÷10,5

0,70÷0,90

0,025

0,030

+

3

08Cr13

≤ 0,08

≤ 0,60

≤ 0,60

11,0÷13,0

0,025

0,030

+

4

12Cr13

0,09÷0,15 

≤ 0,60

≤ 0,60

12,0÷14,0

0,025

0,030

++

+

5

20Cr13

0,16÷0,24 

≤ 0,60

≤ 0,60

12,0÷14,0

0,025

0,030

+

6

30Cr13

0,25÷0,34 

≤ 0,60

≤ 0,60

12,0÷14,0

0,025

0,030

+

7

40Cr13

0,35÷0,44 

≤ 0,60

≤ 0,60

12,0÷14,0

0,025

0,030

+

8

12Cr17

≤ 0,12

≤ 0,80

≤ 0,70

16,0÷18,0

0,025

0,035

++

+

9

08Cr17Ti

≤ 0,08

≤ 0,80

≤ 0,70

16,0÷18,0

5.C*÷0,80

0,025

0,035

+

++

10

90Cr18

0,90÷1,00 

≤ 0,80

≤ 0,70

17,0÷19,0

0,025

0,030

+

11

15Cr25Ti

≤ 0,15

≤ 1,00

≤ 0,80

24,0÷27,0

5.C*÷0,80

0,025

0,035

+

++

12

14Cr17Ni2

0,11÷0,17 

≤ 0,80

≤ 0,80

16,0÷18,0

1,50÷2,50

0,025

0,030

+

13

22Cr13Ni4Mn

0,15÷0,30 

≤ 0,80

8,0÷10,0

12,0÷14,0

3,70÷4,70

0,025

0,050

+

14

12Cr17Mn9NNi4

≤ 0,12

≤ 0,80

8,0÷10,5

16,0÷18,0

3,50÷4,50

0,020

0,035

N=0,15÷0,25

+

15

08Cr18Ni11

≤ 0,08

≤ 0,80

1,00÷2,0

17,0÷19,0

9,0÷11,0

0,025

0,035

++

+

16

12Cr18Ni9

≤ 0,12

≤ 0,80

≤ 2,0

17,0÷19,0

8,0÷10,0

0,025

0,035

++

+

17

08Cr18Ni10Ti

≤ 0,08

≤ 0,80

1,00÷2,00

17,0÷19,0

9,0÷11,0

5.C*÷0,80

0,025

0,035

++

+

18

12Cr18Ni9Ti

≤0,12

≤ 0,80

≤ 2,0

17,0÷19,0

8,0÷11,0

(C*-0,02)5÷0,70

0,025

0,035

++

+

19

08Cr18Ni12Ti

≤ 0,08

≤ 0,80

1,00÷2,00

17,0÷19,0

11,0÷13,0

8.C*÷1,20

0,020

0,035

+

20

10Cr17Ni13Mo2Ti

≤ 0,10

≤ 0,80

1,00÷2,00

16,0÷18,0

12,0÷14,0

0,30÷0,60

1,80÷2,50

0,025

0,035

+

21

20Cr20Ni14Si2

≤ 0,20

2,00÷3,00 

≤ 1,50

19,0÷22,0

12,0÷15,0

0,025

0,035

+

22

20Cr25Ni20Si2

≤ 0,20

2,00÷3,00 

≤ 1,50

24,0÷27,0

18,0÷21,0

0,025

0,035

+

23

20Cr23Ni18

≤ 0,20

≤ 1,00

≤ 2,00

22,0÷25,0

17,0÷20,0

0,025

0,035

+

 


Chú thích:

1. Sai lệch về thành phần S và P quy định trong bảng 1 không được vượt quá 0,005 %.

2. C* – Chỉ hàm lượng cácbon có trong thép.

3. Dấu «+» là phân biệt thép được sử dụng theo công dung đã ghi trên cột trong bảng. Dấu « + +» là nhấn mạnh được sử dụng ở nhóm nào là chính hoặc tốt hơn.

4. Trong thép không hợp kim với titan, được phép có lượng dư công nghệ đến 0,2% với thép không có niken, đến 0,5% với thép có niken. Theo nhu cầu sử dụng của người đặt hàng, có thể thỏa thuận về việc không có nguyên tố titan trong thép.

5. Trong thép không hợp kim niken, cho phép hàm lượng niken dư đến 0,6 %.

6. Hàm lượng đồng dư không được vượt quá 0,3 %.

7. Theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan, cho phép có sai lệch về thành phần hóa học của từng nguyên tố nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu khác đã quy định ở trên.

8. Riêng thép 12Cr18Ni9 và 12Cr18Ni9Ni cho phép hàm lượng vanadi và môlipden dư không vượt quá 0,2 %.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Hình dạng, kích thước và sai lệch cho phép về kích thước thanh phải phù hợp với những quy định trong các tiêu chuẩn về kích thước. Nếu chưa có tiêu chuẩn thì các chỉ tiêu trên theo sự thỏa thuận của các bên.

2.2. Phù hợp với điều kiện sử dụng của người đặt hàng, thanh được cung cấp ở trạng thái cán nóng, rèn đã nhiệt luyện. Trạng thái cung cấp được quy định trong đơn đặt hàng.

2.3. Trong đơn đặt hàng cần ghi rõ thép được dùng để gia công gì (gia công cơ khí nóng và nguội, chồn nóng và dập nguội).

2.4. Trên bề mặt thép hình dùng để gia công cơ khí nóng hoặc dập nguội, không được có vết nứt, vết rạn, gấp nếp. Cho phép có những vết xước, lõm, rỗ nhỏ riêng biệt nhưng không được vượt quá nửa sai lệch cho phép về chiều dày thanh. Cho phép độ sâu vết rạn nhỏ không lớn hơn một phần tư sai lệch kích thước cho phép.

2.5. Trên bề mặt thép dùng để gia công cơ khí nguội (tiện bào), cho phép có những khuyết tật cục bộ, nhưng độ sâu về làm sạch không được vượt quá:

– 3/4 sai lệch cho phép về kích thước – với loại đường kính hoặc chiều dày đến 80 mm.

– 4% đường kính hoặc chiều dày – với loại đường kính hoặc chiều dày từ 81 đến 150 mm;

– 5% Đường kính hoặc chiều dày – với loại đường kính hoặc chiều dày lớn hơn 150 mm.

2.6. Khuyết tật bề mặt cần phải được làm sạch bằng cắt gọt hoặc tẩy rửa, chiều sâu vết làm sạch không được vượt quá:

– Sai lệch cho phép về kích thước – đối với thanh có đường kính hoặc chiều dày đến 40 mm.

– 5% kích thước thực tế – đối với thanh có đường kính hoặc chiều dày từ 41 đến 140 mm.

– 8% kích thước thực tế – đối với thanh có đường kính hoặc chiều dày từ 141 đến 200mm.

2.7. Thép dùng để gia công chồn nóng, phải được thử chồn. Trên mẫu chồn không được có vết rạn nứt, tạo ra trên bề mặt hoặc bọt khí dưới lớp vỏ. Yêu cầu về tính chất của loại thép này theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan

2.8. Cho phép đầu mút thanh có thể bị dập khi cắt trên máy dập hoặc máy búa nhưng phải làm sạch những rìa thừa trên đầu mút đó.

2.9. Tổ chức thô đại của thép trên mẫu ngang đã tẩy rửa không cho phép có vết lõm, co ngót, bọt khí, nứt tóc và lẫn xỉ nhìn thấy bằng mắt thường, không được dùng dụng cụ phóng đại

2.10. Độ cứng của thép cung cấp trong trạng thái ủ, phải phù hợp với những chỉ tiêu quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Mác thép

Độ cứng

Đường kính vết lõm

mm

MB

08Cr13

4,5 ÷ 5,5

116 ÷ 179

12Cr13

4,4 ÷ 5,4

121 ÷ 187

20Cr13

4,3 ÷ 5,3

126 ÷ 197

30Cr13

4,2 ÷ 5,2

131 ÷ 207

40Cr13

4,0 ÷ 5,0

143 ÷ 229

12Cr17

4,3 ÷ 5,3

126 ÷ 197

90Cr18

≥ 3,8

≤ 255

14Cr17Ni2

≥ 3,6

≤ 286

2.11. Tính chất cơ học của thép, xác định trên mẫu đã qua nhiệt luyện (hay trên mẫu được chế tạo từ phôi đã nhiệt luyện) phải phù hợp với các chỉ tiêu quy định trong bảng 3.

2.12. Thép thanh được cung cấp khi đã thỏa mãn các chỉ tiêu đã thỏa thuận giữa các bên về:

a) Khoảng sai lệch giới hạn về thành phần hóa học.

b) Việc xác định tính chống ăn mòn giữa các tinh thể.

c) Độ sạch bề mặt.

d) Tổ chức thô đại.

e) Tổ chức tế vi.

g) Việc xác định các tính chất cơ học và lý học khác.

Chú thích

Phương pháp thử để xác định các chỉ tiêu (trong điều 2.13. b, c, d, e, g) do các bên thỏa thuận.

3. QUY TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ.

3.1. Thanh cung cấp theo lô, mỗi lô gồm những thanh cùng mẻ nấu, cùng kích thước và cùng một chế độ nhiệt luyện.

3.2. Số lượng mẫu và mẫu thử lấy từ lô phải thỏa mãn quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành hay theo sự thỏa thuận của các bên.

3.3. Phương pháp thử, ghi nhãn, đóng gói và hồ sơ giao nhận phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng hay theo sự thỏa thuận của các bên.


Bảng 3

Mác thép

Chế độ nhiệt luyện của mẫu hay phôi

Tính chất cơ học

 

Tôi

Ram

Chú thích

Độ bền kéo Kg lực/mm2

Giới hạn chảy Kg lực/mm2

Độ dãn dài tương đối %

Độ thắt tương đối %

Độ dai va đập Kg lực/mm2

 

Nhiệt độ oC

Làm nguội trong

Nhiệt độ oC

Làm nguội trong

Nhiệt độ oC

Làm nguội trong

Không nhỏ hơn

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

40Cr9Si2

850

870

Không khí

Có thể không nhiệt luyện

75

50

15

35

 

40Cr10Si2Mo

1010 ÷ 1050

Không khí, dầu

720 ÷ 780

dầu

95

75

10

35

2

 

08Cr13

1000 ÷ 1050

dầu

700 ÷ 800

dầu

60

42

20

60

10

 

12Cr13

1000 ÷ 1050

Không khí, dầu

700 ÷ 790

Không khí, dầu, nước

60

42

20

60

9

 

20Cr13

1000 ÷ 1050

Không khí, dầu

660 ÷ 770

Không khí, dầu, nước

66

45

16

55

8

 

30Cr13

950 ÷ 1020

dầu

220 ÷ 300

Không khí, dầu

Độ cứng HRC 48

 

40Cr13

1000 ÷ 1050

dầu

200 ÷ 300

Không khí, dầu

Độ cứng HRC 50

 

12Cr17

760 ÷ 780

Không khí, nước

40

25

20

50

 

08Cr17Ti

760 ÷ 780

Không khí

Theo sự thỏa thuận

 

90Cr18

1000 ÷ 1050

dầu

200 ÷ 300

Không khí, dầu

Độ cứng HRC 55

 

15Cr25Ti

730

770

Không khí, nước

Có thể không nhiệt luyện

45

30

20

45

 

14Cr17Ni2

975 ÷ 1040

Dầu

275 ÷ 350

Không khí

110

85

10

30

5

 

22Cr13Ni4Mn

1070 ÷ 1130

Không khí

65

25

35

55

 

12Cr17Mn9NNi4

1050 ÷ 1100

Không khí, dầu, nước

70

35

40

55

 

08Cr18Ni11

1050 ÷ 1100

Không khí, dầu, nước

48

20

40

55

 

12Cr18Ni9

1050 ÷1100

Không khí, dầu, nước

50

20

45

55

 

08Cr18Ni10Ti

1050 ÷1100

Không khí, dầu, nước

50

20

40

55

 

12Cr18Ni9Ti

1050 ÷1100

Không khí, dầu, nước

55

20

40

55

 

08Cr18Ni12Ti

1050 ÷1100

Không khí, dầu, nước

50

18

40

55

 

10Cr17Ni13Mo2Ti

1050 ÷1100

Không khí, dầu, nước

52

22

40

55

 

20Cr20Ni14Si2

1000 ÷1150

Không khí, nước

60

30

35

55

 

20Cr25Ni20Si2

1100 ÷1150

Không khí, dầu, nước

60

30

35

50

 

20Cr23Ni18

1100 ÷1150

Không khí, dầu, nước

50

20

35

50

 

 


Chú thích:

1. Các trị số ở bảng 3 áp dụng cho các loại thép hình có đường kính hoặc chiều dày đến 60 mm. Đối với thép hình có đường kính hoặc chiều dày từ 61 đến 100 mm, cho phép hạ thấp độ dãn dài tương đối xuống 1%, độ thắt tương đối xuống 5% giá trị tuyệt đối và độ dai va đập xuống 0,5 Kg lực, m/cm2 đối với thép có độ dai va đập nhỏ hơn 8 Kg lực, m/cm2 và 1 Kg lực, m/cm2 đối với thép có độ dai va đập bằng hoặc lớn hơn 8 Kg lực, m/cm2 . Tính chất cơ học của thép hình có đường kính hoặc chiều dày lớn hơn 100 mm được xác định trên phôi có đường kính hoặc chiều dày 90 ÷ 100 mm.

2. Tính chất cơ học của thanh từ thép 12Cr17 có kích thước lớn 60 mm, phải tiến hành xác định trên mẫu được chuẩn bị từ phôi cán có tiết diện 50 – 60 mm

3. Để xác định tính chất cơ học thép phải qua nhiệt luyện, đối với thép mác 80Cr13, 12Cr13, 20Cr13, 12Cr17, 90Cr18, 14Cr17Ni2 trên những phôi có đường kính hoặc chiều dày 25 mm hay những thanh mẫu có tiết diện không lớn hơn 25 mm và đối với các thép còn lại trên những mẫu đã được mài nhẵn.

 

PHỤ LỤC 1

(để tham khảo)

Bảng hướng dẫn sử dụng các mác thép chống ăn mòn và bền nóng

Mác thép

Công dụng

Nhiệt độ làm việc oC

Chú thích

1

2

3

4

40Cr9Si2

Van xả động cơ ôtô, máy kéo, bộ ghi lò, ống thu hồi nhiệt, bộ trao đổi nhiệt

≤ 850

Bền vững trong môi trường chứa lưu huỳnh

40Cr10Si2Mo

Như thép 40Cr9Si2

≤ 850

– nt –

08Cr13

Làm các chi tiết có tính dẻo cao, chịu tải trọng va đập, van máy ép thủy lực, đồ dùng gia đình, các chi tiết chịu tác dụng của môi trường ăn mòn yếu (nước mưa, dung dịch muối của axit hữu cơ ở nhiệt độ thường ≤ 30oC)

– 25 ÷ 600

Đạt độ bền chống ăn mòn cực đại sau khi đã nhiệt luyện (tôi, ram) và đánh bóng

12Cr13

Như thép 08Cr13 và làm các chi tiết của tuốc bin, ống, chi tiết của nồi hơi.

700

– nt –

20Cr13

Như thép 08Cr13 và 12Cr13

700

– nt –

30Cr13

Làm dao cắt, dụng cụ đo lường và dụng cụ mổ xẻ, lò xo, kim của bộ chế hòa khí, dụng cụ gia đình, làm việc trong môi trường ăn mòn yếu (dung dịch lỏng của muối axít HNO3 và một vài axit hữu cơ nồng độ không cao), môi trường thực phẩm, thép bền vững tương đối trong điều kiện tác dụng của nước ngọt và khí quyển

20 ÷ 200

Được sử dụng sau khi tôi và ram thấp, mài nhẵn và đánh bóng có độ cứng khá cao, sử dụng tốt

40Cr13

Như thép 30Cr13

20 ÷ 200

– nt-

12Cr17

Làm các thiết bị trong nhà máy sản xuất HNO3 (thép hấp thụ, thiết bị trao đổi nhiệt của khí nitơ nóng, HNO3 nóng, thùng chứa, ống dẫn…), đồ dùng gia đình, thiết bị của các nhà máy chế biến thực phẩm, không nên dùng cho các kết cấu hàn.

20 ÷ 300

 

08Cr17Ti

Có thể dùng để chế tạo các kết cấu hàn không chịu tác dụng tải trọng va đập ở nhiệt độ không thấp hơn 20oC. Mục đích sử dụng giống như thép 12Cr17. sử dụng trong các môi trường xâm thực trung bình, HNO3, các axit hữu cơ (trừ các axit latic, foocmic, axetic, oxalic).

20 ÷ 300

Có khả năng chống ăn mòn giữa các tinh thể cao.

90Cr18

Làm vòng bi có độ cứng cao, thiết bị ngành dầu, làm dao cắt gọt chất lượng cao, xi-lanh, ống lót và các chi tiết chịu mài mòn trong môi trường xâm thực bình thường (các axit hữu cơ, thực phẩm….)

20 ÷ 200

Sử dụng sau khi tôi và ram thấp

15Cr25Ti

Có thể dùng trong các kết cấu hàn không chịu tải trọng va đập ở nhiệt độ không thấp hơn 20oC, làm việc trong môi trường ăn mòn mạnh hơn so với môi trường làm việc của thép 08Cr17Ti. Làm các thiết bị chứa hypoclorit natri, hơi axit HNO3, H3PO4 nồng độ khác nhau, làm ống của thiết bị trao đổi nhiệt, làm việc trong môi trường xâm thực như thép 30Cr13 và 90Cr12.

20 ÷ 300

Có khả năng chống ăn mòn giữa các tinh thể trung bình.

14Cr17Ni2

Dùng như thép có độ bền cao để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng lớn bị mài mòn và va đập trong môi trường xâm thực như thép 30Cr13

– 25 ÷ 550

Có độ cứng bề mặt cao.

22Cr13Ni4Mn

Thay thế cho thép cán nguội mác 12Cr18Ni9 đối với các kết cấu bền và nhẹ được nối bằng cách hàn điện. Làm việc trong môi trường xâm thực trung bình, axit HNO3 các axit hữu cơ, đa số các dung dịch muối của axit hữu cơ và vô cơ ở những nhiệt độ và nồng độ khác nhau

20 ÷ 300

Chống ăn mòn khí quyển tốt, các mối hàn có khuynh hướng bị ăn mòn giữa các tinh thể.

12Cr17Mn9NNi4

Làm các chi tiết làm việc trong điều kiện khí quyển, dùng thay thép 12Cr18Ni9 và 08Cr18Ni10Ti. Làm việc trong các môi trường xâm thực như thép 22Cr13Ni4Mn.

 

Các kết cấu hàn có khuynh hướng bị ăn mòn giữa các tinh thể.

08Cr18Ni11

Để chế tạo các chi tiết hàn làm việc trong môi trường xâm thực mạnh

– 200 ÷ 550

Có độ bền chống ăn mòn giữa các tinh thể tốt.

12Cr18Ni9

Thường sử dụng ở dạng tấm và bằng cán nguội, có độ bền cao để chế tạo các chi tiết và thiết bị được hàn bằng phương pháp hàn điểm. Làm việc trong môi trường xâm thực như thép 22Cr13Ni4Mn.

– 200 ÷ – 300

Các mối hàn có khuynh hướng bị ăn mòn giữa các tinh thể.

08Cr18Ni10Ti

Để chế tạo các chi tiết hàn làm việc trong môi trường xâm thực mạnh, làm các loại ống, chi tiết sườn lò, bộ phận trao đổi nhiệt, thân lò nung, ống chưng, đầu nối và cổ góp của hệ thống khí thải

800 ÷ 850

Có độ bền chống ăn mòn giữa các tinh thể bình thường

12Cr18Ni9Ti

Như thép 08Cr18Ni10Ti, chế tạo các thiết bị hàn trong các ngành công nghiệp.

 

 

08Cr18Ni12Ti

Như thép 08Cr18Ni10Ti

800 ÷ 850

Không chứa pha a. Khá bền vững trong môi trường chứa lưu huỳnh.

10Cr17Ni13Mo2Ti

Dùng làm các chi tiết và thiết bị làm việc trong môi trường axit H3PO4 (đến 32%) có chứa hợp chất fluoric, axit boric với hỗn hợp lưu huỳnh (đến 1%) axit fluoric đến 10%, nhiệt độ không quá 40oC, axit foocmic, axit lactic, axit axetic, oxalic và các môi trường xâm thực mạnh.

– 60 ÷ 350

Không bị ăn mòn giữa các tinh thể

20Cr20Ni14Si2

Băng tải của lò, hộp để xê-men tit hóa, các loại ống dẫn hơi than.

1000 ÷ 1050

Bền vững trong môi trường khí than

20Cr25Ni20Si2

Móc treo và điểm tựa trong nồi hơi, các loại ống của thiết bị điện phân và hỏa phân.

1150 ÷ 1200

Trong khoảng nhiệt độ 600 ÷ 800oC có xu hướng dòn do tạo pha

20Cr23Ni18

Các loại ống và chi tiết, thiết bị để chuyển hóa mêtan, nhiệt phân và các chi tiết dạng tấm

1000 ÷ 1050

 

Chú thích: Nhiệt độ sử dụng, đặc tính và môi trường sử dụng, khả năng hàn, tác dụng của mối hàn đến tính năng sử dụng trong bảng có tính chất giới thiệu tham khảo.

 

PHỤ LỤC 2

Bảng so sánh các các mép chống ăn mòn và bền nóng tương đương của các nước

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2344:1978

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN2344:1978
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 01/12/1978
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2344:1978 về Vật đúc bằng thép – Sai lệch giới hạn về kích thước và khối lượng – Lượng dư cho gia công cơ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2344-78

VẬT ĐÚC BẰNG THÉP

SAI LỆCH CHO PHÉP VỀ KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG, LƯỢNG DƯ CHO GIA CÔNG CƠ

1. Tiêu chuẩn này quy định 3 cấp chính xác chế tạo vật bằng thép, 3 cấp lượng dư cho gia công tương ứng với 3 cấp chính xác đó, và sai lệch cho phép về khối lượng.

2. Cấp chính xác cho trong bản vẽ đúc (hoặc bản vẽ chi tiết nguyên công đúc) tùy theo yêu cầu của chi tiết, cho phép dùng chính xác khác nhau đối với những kích thước khác nhau của vật đúc.

3. Sai lệch cho phép về kích thước vật đúc.

Sai lệch cho phép về kích thước vật đúc có thay đổi hay không thay đổi trong gia công cơ được quy định trong các bảng 1, 2, 3 còn sai lệch cho phép về chiều dày của thành và gân không công – theo bảng 4.

Chú thích. Cho phép quy định sai lệch cho phép về kích thước và lượng của những vật đúc chế tạo lần đầu tiên và đơn chiếc … sự thỏa thuận của hai bên.

Sai lệch cho phép về kích thước của vật đúc cấp chính xác I

mm                                                  Bảng 1

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Kích thước danh nghĩa

Đến 50

Trên 50 đến 120

Trên 120 đến 260

Trên 260 đến 500

Trên 500 đến 800

Trên 800 đến 1250

Trên 1250 đến 2000

Trên 2000 đến 3150

Trên 3150 đến 5000

Đến 120

Trên 120 »   260

»    260  »   500

»   500  »  1250

»  1250  »  3150

»   3150 »  5000

± 0,2

± 0,3

± 0,4

± 0,6

± 0,8

± 1,0

± 0,3

± 0,4

± 0,6

± 0,8

± 1,0

± 1,2

± 0,6

± 0,8

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 1,0

± 1,2

± 1,4

± 1,8

± 1,4

± 1,6

± 2,0

± 1,6

± 2,0

± 2,5

± 2,5

± 3,0

± 3,0

± 4,0

± 5,0

Sai lệch cho phép về kích thước của vật đúc cấp chính xác II

mm                                                                  Bảng 2

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Kích thước danh nghĩa

Đến 50

Trên 50 đến 120

Trên 120 đến 260

Trên 260 đến 500

Trên 500 đến 800

Trên 800 đến 1250

Trên 1250 đến 2000

Trên 2000 đến 3150

Trên 3150 đến 5000

Trên 5000 đến 6000

Đến 260

Trên 260  »   500

»   500  »  1250

»  1250  »  3150

»  3150  »  6300

± 0,5

± 0,8

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 0,8

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 1,8

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 2,0

± 2,2

± 1,5

± 2,0

± 2,5

± 3,0

± 2,5

± 3,0

± 4,0

± 3,0

± 4,0

± 5,0

± 5,0

± 6,0

± 6,0

± 7,0

± 9,0

± 12

Sai lệch cho phép về kích thước của vật đúc cấp chính xác III

mm                                                                  Bảng 3

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Kích thước danh nghĩa

Đến 50

Trên 50 đến 120

Trên 120 đến 260

Trên 260 đến 500

Trên 500 đến 800

Trên 800 đến 1250

Trên 1250 đến 2000

Trên 2000 đến 3150

Trên 3150 đến 5000

Trên 5000 đến 6300

Trên 6300  đến 10000

Đến 500

Trên 500  »  1250

»  1250  »  3150

»  3150  »  6300

»  6300  »  10000

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 1,8

± 2,0

± 1,5

± 1,8

± 2,0

± 2,2

± 2,5

± 2,0

± 2,2

± 2,5

± 3,0

± 3,5

± 2,5

± 3,0

± 3,5

± 4,0

± 4,5

± 4,0

± 5,0

± 5,5

± 6,0

± 5,0

± 6,0

± 6,5

± 7,5

± 7,0

± 8,0

± 9,0

± 9,0

± 10

± 11

± 12

± 14

± 15

± 17

± 20

Sai lệch cho phép về chiều dày của thành và gân không gia công

mm                                                                  Bảng 4

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Chiều dày của thành và gân không gia công

Cấp chính xác

I

II

III

Sai lệch cho phép

Đến 500

Đến 6

Trên 6  đến  10

»   10   »    18

»    18   »    30

»    30   »    50

»    50   »    80

»    80   »   120

± 0,3

± 0,5

± 0,8

± 1,0

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 0,8

± 0,8

± 1,0

± 1,0

± 1,5

± 2,0

± 2,5

± 1,0

± 1,0

± 1,5

± 1,5

± 2,0

± 2,5

± 3,0

Trên 500 đến 1250

Đến 10

Trên 10  đến  18

»    18   »    30

»    30   »    50

»    50   »    80

»    80   »   120

± 0,8

± 1,0

± 1,0

± 1,2

± 1,5

± 2,0

± 1,0

± 1,5

± 1,5

± 2,0

± 2,5

± 3,0

± 1,5

± 2,0

± 2,0

± 2,5

± 3,0

± 3,6

Trên 1250 đến 2500

Đến 10

Trên 10  đến  18

»    18   »    30

»    30   »    50

»    50   »    80

»    80   »   120

± 1,0

± 1,0

± 1,5

± 1,5

± 2,0

± 2,5

± 1,5

± 2,0

± 2,0

± 2,5

± 3,0

± 3,5

± 1,5

± 2,0

± 2,5

± 3,0

± 3,5

± 4,0

Trên 2500 đến 4000

Đến 18

trên    18   đến    30

»    30   »    50

»    50   »    80

»    80   »   120

± 1,5

± 1,5

± 2,0

± 2,0

± 2,5

± 2,0

± 2,5

± 3,0

± 3,5

± 4,0

± 2,5

± 3,0

± 3,5

± 4,0

± 4,5

Trên 4000

Đến 18

trên 18 đến 30

»    30   »    50

»    50   »    80

»    80   »   120

± 2,0

± 2,5

± 3,5

± 4,0

± 4,5

± 2,5

± 3,0

± 4,0

± 5,0

± 6,0

Chú thích:

1) Khi tăng hay giảm cục bộ chiều dày của thành và gân không gia công của vật đúc, cần ghi rõ trong yêu cầu kỹ thuật.

2) Theo yêu cầu của bên tiêu thụ, cho phép tăng sai lệch dưới tương ứng với sự giảm sai lệch trên.

4. Lượng dư cho gia công cơ của vật đúc.

4.1. Lượng dư cho gia công cơ của vật đúc là lớp kim loại được lấy đi trong quá trình gia công cơ.

4.2. Lượng dư cho gia công cơ của vật đúc được quy định tương ứng với cấp chính xác chế tạo vật đúc:

a) Đối với vật đúc chính xác cấp I, theo bảng 5;

b) Đối với vật đúc chính xác cấp II, theo bảng 6;

c) Đối với vật đúc chính xác cấp III, theo bảng 7.

Theo sự thỏa thuận của hai bên, cho phép giảm lượng dư công cơ cho trong bảng đến mức nhỏ nhất cần thiết.

4.3. Kích thước danh nghĩa để xác định lượng dư gia công có khoảng cách lớn nhất giữa các mặt gia công đối diện hay khoảng cách từ bề mặt chuẩn hoặc đường trục (chỉ dẫn trong bản vẽ vật … hay chi tiết) đến bề mặt gia công.

4.4. Lượng dư để bù cho sự cong vênh; để làm bằng những chỗ lồi lõm cục bộ, cũng như những phần thừa để tạo nên sự đông … có hướng của kim loại do cơ sở sản xuất quy định.

4.5. Lượng dư cho gia công cơ của lỗ đúc được lấy theo bảng 5, 6 và 7 (phía trên hay phía dưới không phụ thuộc vào vị trí của…)

Lượng dư cho gia công cơ của vật đúc cấp chính xác I

mm                                                                            Bảng 5

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Vị trí bề mặt khi đúc

Kích thước danh nghĩa

Đến 120

Trên 120 Đến 260

Trên 260 Đến 500

Trên 500 Đến 800

Trên 800 Đến 1250

Trên 1250 Đến 2000

Trên 2000 Đến 3150

Trên 3150 Đến 5000

Đến 120

 

Trên 120  » 260

 

»   260 »  500

 

»   500 »  800

 

»  800 »  1250

 

» 1250 »  2000

 

» 2000 »  3150

 

» 3150 »  5000

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

5,5

3

4

3

5

3

5

4

7

5

8

6

9

7

10

8

5

3,5

5

4

6

4,5

7

5

8

6

10

7

10

8

6

4

7

5

8

6

9

6

10

7

11

8

7

5

8

6

9

7

10

8

12

8

9

6

9

7

11

8

12

9

10

7

12

8

13

9

12

9

13

10

13

12

Lượng dư cho gia công cơ của vật đúc cấp chính xác II

mm                                                                            Bảng 6

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Vị trí bề mặt khi đúc

Kích thước danh nghĩa

Đến 120

Trên 120 Đến 260

Trên 260 Đến 500

Trên 500 Đến 800

Trên 800 Đến 1250

Trên 1250 Đến 2000

Trên 2000 Đến 3150

Trên 3150 Đến 5000

Trên 5000 Đến 6300

Đến 120

 

Trên 120  » 260

 

»   260 »  500

 

»   500 »  800

 

»  800 »  1250

 

» 1250 »  2000

 

» 2000 »  3150

 

» 3150 »  5000

 

» 5000 »  6300

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

4

4

5

4

6

5

7

5

8

6

9

7

10

7

10

8

12

9

6

4

7

5

8

6

9

7

10

7

11

8

11

8

13

9

7

6

9

6

10

7

10

8

11

8

12

9

13

10

10

7

10

8

11

8

12

9

13

9

14

10

11

8

12

9

13

10

13

10

14

11

13

9

13

10

13

10

14

11

14

11

14

11

15

12

16

13

16

14

20

16

Lượng dư cho gia công cơ của vật đúc cấp chính xác III

mm                                                                            Bảng 7

Kích thước choán chỗ lớn nhất của vật đúc

Vị trí bề mặt khi đúc

Kích thước danh nghĩa

Đến 120

Trên 120 Đến 260

Trên 260 Đến 500

Trên 500 Đến 800

Trên 800 Đến 1250

Trên 1250 Đến 2000

Trên 2000 Đến 3150

Trên 3150 Đến 5000

Trên 5000 Đến 6300

Trên 6300 Đến 10000

Đến 120

 

Trên 120  » 260

 

»   260 »  500

 

»   500 »  800

 

»  800 »  1250

 

» 1250 »  2000

 

» 2000 »  3150

 

» 3150 »  5000

 

» 5000 »  6300

 

» 6300 »10000

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

trên

dưới, bên

5

4

5

4

6

5

7

5

9

6

10

7

10

8

12

9

6

5

8

6

8

6

10

7

11

8

11

9

13

10

14

10

9

6

10

7

11

8

12

9

13

10

14

11

15

11

16

12

11

7

12

8

13

9

14

10

15

11

16

12

18

13

13

9

14

10

15

11

16

12

18

13

20

14

16

11

16

12

17

13

20

14

22

15

17

13

18

14

21

15

23

16

20

16

23

17

25

18

25

20

28

22

5. Sai lệch cho phép về khối lượng, vật đúc

5.1. Khối lượng danh nghĩa của vật đúc bao gồm khối lượng của chi tiết, của lượng dư cho gia công cơ và lượng dư liên quan đến công nghệ sản xuất. Khối lượng danh nghĩa được cho trong bản vẽ đúc hay trong đơn đặt hàng.

5.2. Sai lệch trên cho phép về khối lượng vật đúc được quy định trong bảng 8.

Bảng 8

Khối lượng danh nghĩa của vật đúc, kg

Cấp chính xác

I

II

III

Sai lệch cho phép về khối lượng %

Đến 80

Trên 80  »  500

  »   500

5

4

3

7

6

5

8

7

6

Sai lệch dưới về khối lượng được giới hạn bằng sai lệch về kích thước.