Quyết định 790/QĐ-UBND-HC

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 790/QĐ-UBND-HC
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
  • Ngày ban hành: 29/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 790/QĐ-UBND-HC 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tài nguyên Đồng Tháp


ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 790/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày
29 tháng 07 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ
trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài
nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

1. Lĩnh vực đất đai: 04 thủ tục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh
các đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ;
– TT/TU ;
– TT/HĐND Tỉnh;
Các PCT/UBND Tỉnh;
– Cổng TTĐT Tỉnh;
– Lưu: VT, KSTTHC.(BT)

CHỦ TỊCH

Phạm Thiện Nghĩa

THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm
theo Quyết định số 790/QĐ-UBND-HC ngày 29 tháng 07 năm 2023 của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH

STT

Tên thủ tục
hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường
bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Đất đai

Sở Tài nguyên và
Môi trường

2

Thu thập số liệu biến động đất đai để thực hiện
thống kê đất đai

Đất đai

Sở Tài nguyên và
Môi trường

3

Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư cấp Tỉnh

Đất đai

Sở Tài nguyên và
Môi trường

4

Xác định giá đất cụ thể của tổ
chức khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức
sử dụng đất

Đất đai

Sở Tài nguyên và
Môi trường

Sở Tài chính

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Lĩnh vực đất đất đai

1. Thủ tục cung cấp thông
tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

1.1. Trình tự thực hiện:

Tiếp nhận hồ sơ: Văn thư Văn phòng Đăng ký đất đai,
địa chỉ: số 32, QL30, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

1.2. Cách thức thực hiện: Văn phòng Đăng ký
đất đai tiếp nhận giao các Phòng trực thuộc cung cấp theo yêu cầu.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Công văn
yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi Trường

1.4. Thời hạn giải quyết: Theo yêu cầu của Sở
Tài nguyên và Môi Trường

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Tài nguyên và Môi trường

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Văn phòng Đăng ký đất đai

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Số
lượng giấy chứng nhận đã cấp trong quý báo cáo và số lượng cấp giấy chứng nhận
chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Không

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số
117/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và
sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;

– Thông tư số
27/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định chi
tiết một số điều của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của
Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị
trường bất động sản.

– Quyết định 17/2018/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm
2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp Ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin, dữ
liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

2. Thủ tục thu thập số liệu
biến động đất đai để thực hiện thống kê đất đai.

2.1. Trình tự thực hiện:

* Tiếp nhận hồ sơ: Văn thư Văn phòng Đăng ký đất
đai, địa chỉ: số 32, QL30, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.2. Cách thức thực hiện: Văn phòng Đăng ký
đất đai tiếp nhận giao các Phòng trực thuộc cung cấp theo yêu cầu.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Công văn
yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi Trường

2.4. Thời hạn giải quyết: Theo yêu cầu của Sở
Tài nguyên và Môi Trường

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Tài nguyên và Môi trường

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Văn phòng Đăng ký đất đai

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: số
liệu biến động đất đai trong kỳ thống kê tại cấp xã, huyện, tỉnh

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Không

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 1696/QĐ-UBND-HC ngày 03 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp
Ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân
cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý nhà nước
lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

3. Tên thủ tục: Thẩm định
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp Tỉnh.

3.1 Trình tự thực hiện:

3.1.1. Tiếp nhận hồ sơ: Văn thư Sở Tài nguyên và
Môi trường

3.1.2. Giải quyết hồ sơ, trong đó:

* Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định: (Dưới 50 hộ: 15 ngày làm việc; Từ 50 hộ đến 100 hộ: 25 ngày làm việc;
Trên 100 hộ: 35 ngày làm việc).

– Phòng Quản lý đất đai thẩm định, thông qua Hội đồng
thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp Tỉnh.

– Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cấp Tỉnh xem xét.

– Đơn vị lập phương án hoàn chỉnh lại theo ý kiến của
Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp Tỉnh (nếu có).

– Phòng Quản lý đất đai trình Lãnh đạo Sở.

– Lãnh đạo Sở xem xét, ký phát hành Tờ trình.

– Văn thư Sở đóng dấu và phát hành Tờ trình Uỷ ban
nhân dân Tỉnh.

* Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt: 03 ngày.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.3.1. Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị thẩm định Phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư của cấp có thẩm quyền;

– Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện nơi thực hiện dự án;

– Hồ sơ giải phóng mặt bằng có thể hiện diện tích
thu hồi, thông báo thu hồi đất, hồ sơ điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, bản
đồ trích đo, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bảng tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất
thu hồi;

– Biên bản họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư cấp huyện nơi thực hiện dự án;

– Văn bản, giấy tờ khác có liên quan đến đất và tài
sản gắn liền với đất, các khoản hỗ trợ làm căn cứ tính toán, xác định giá trị bồi
thường, hỗ trợ.

3.3.2. Số lượng: 02 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết:

– Đối với dự án dưới 50 hộ: 18 ngày
làm việc (không kể thời gian đơn vị lập phương án hoàn chỉnh hồ sơ sau khi họp
Hội đồng thẩm định, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp Tỉnh).

– Đối với dự án từ 50 hộ đến 100 hộ:
28 ngày làm việc (không kể thời gian đơn vị lập phương án hoàn chỉnh hồ sơ sau
khi họp Hội đồng thẩm định, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp Tỉnh).

– Đối với dự án trên 100 hộ: 38 ngày
làm việc (không kể thời gian đơn vị lập phương án hoàn chỉnh hồ sơ sau khi họp
Hội đồng thẩm định, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp Tỉnh).

Trường hợp Ủy ban nhân dân Tỉnh ủy quyền cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì thời
điểm Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được văn bản ủy quyền thực hiện ban hành
Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng hộ gia đình, cá nhân
không quá 03 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
tổ chức phát triển quỹ đất.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân Tỉnh.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.

3.8. Phí, lệ phí (nếu có):

Mức thu cho công tác thẩm định phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư được tính bằng 10,0% trên chi phí thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:

Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định thu hồi
đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng
một ngày
đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013 và ủy quyền cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày đối với trường hợp theo quy định
tại khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai 2013.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất;

– Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

4. Tên thủ tục: Xác định
giá đất cụ thể của tổ chức khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông
qua đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất,
chuyển hình thức sử dụng đất (Không áp dụng đối với trường hợp xác định giá
đất cụ thể trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao)
.

4.1 Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời
gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)

4.1.1. Tiếp nhận hồ sơ: Phòng Quản lý đất đai thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường.

4.1.2. Giải quyết hồ sơ, trong đó:

* Trường hợp áp dụng
phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất: 14 ngày.

Sở Tài nguyên và Môi trường
lập văn bản gửi Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh để lấy ý kiến về phương pháp xác
định giá đất: 03 ngày.

Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh
có văn bản thống nhất về phương pháp xác định giá đất của Sở Tài nguyên và Môi
trường: 03 ngày.

– Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định:
03 ngày.

– Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt: 05 ngày.

* Trường hợp áp dụng phương
pháp so sánh trực tiếp, thu thập, chiết trừ, thặng dư: 34 ngày
(không tính thời gian thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất (nếu có))

Sở Tài nguyên và Môi trường
lập văn bản gửi Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh để lấy ý kiến về phương pháp xác
định giá đất: 03 ngày.

– Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh có văn bản thống nhất
về phương pháp xác định giá đất của Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày.

– Sở Tài nguyên và Môi trường lập
phương án giá đất gửi Hội đồng thẩm định giá đất do Sở Tài chính làm thường trực
Hội đồng để thẩm định kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Cục Thuế tỉnh
và Sở Tài chính: 10 ngày.

Trường hợp thuê đơn vị
tư vấn xác định giá đất thì
kể từ ngày nhận được kết quả Chứng thư thẩm
định giá đất hoàn chỉnh của đơn vị tư vấn, Sở Tài nguyên và Môi trường lập
phương án giá đất cụ thể gửi về Hội đồng thẩm định giá đất do Sở Tài chính làm
Thường trực Hội đồng: 10 ngày.

– Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định
giá đất tỉnh để tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định cho Sở Tài nguyên và
Môi trường: 10 ngày.

– Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện phương án
giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày

– Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt: 05 ngày.

4.2. Cách thức thực hiện: Phòng Quản lý đất đai
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung tiếp theo về việc giao đất,
cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

4.3.1. Thành phần hồ sơ:

Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.

4.3.2. Số lượng: 03 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết:

– Trường hợp áp dụng phương pháp hệ số
điều chỉnh giá đất là 14 ngày làm việc.

– Trường hợp áp dụng phương pháp so
sánh trực tiếp, thu thập, chiết trừ, thặng dư là 34 ngày làm việc (không
tính thời gian thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất (nếu có)).

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất không
thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng
đất, chuyển hình thức sử dụng đất.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Cục Thuế
tỉnh; Ủy ban nhân dân Tỉnh;

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt đơn giá đất làm cơ sở tính tiền
giao đất, cho thuê đất.

4.8. Phí, lệ phí: Không quy định.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:

– Theo Bảng giá đất được ban hành: Trường hợp giá
trị khu đất dưới 20 tỷ thì áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh
giá đất; T
rường hợp giá trị khu đất trên 20 tỷ thì áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp, thu thập, chiết trừ, thặng dư.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai;

– Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định
giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định
giá đất;

– Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày
22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ
xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.

Kế hoạch 2432/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 2432/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
  • Ngày ban hành: 28/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng - Đô thị
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2432/KH-UBND 2023 tăng cường bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới Kon Tum


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH KON TUM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2432/KH-UBND

Kon Tum, ngày 28
tháng 7 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường
bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số
07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các
Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Kế hoạch tổ chức thực
hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường,
an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 4362/KH-UBND
ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn
thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ
thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH
VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích: Thực hiện
hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của “Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường,
an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022, phát huy vai trò của các bên có liên quan,
huy động các nguồn lực xã hội hoàn thành đầy đủ và đúng tiến độ các nhiệm vụ đề
ra.

2. Yêu cầu

a) Xác định nhiệm vụ trọng tâm,
phân công thực hiện, lộ trình phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả
thi, tăng cường sự phối hợp, hạn chế chồng chéo trong quá trình thực hiện
Chương trình.

b) Phát huy vai trò và trách
nhiệm của các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, chủ thể sản xuất,
kinh doanh, cộng đồng dân cư ở thôn, làng và chính quyền địa phương cấp huyện,
xã; huy động tối đa nguồn lực để thực hiện Chương trình; phát huy vai trò kiểm
tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị – xã hội.

c) Ngoài các nhiệm vụ trọng tâm
được đề cập tại Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm quản
lý nhà nước đối với các lĩnh vực, địa bàn quản lý các sở, ban, ngành, các huyện,
thành phố chủ động triển khai thực hiện Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng
8 năm 2022 theo quy định.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Thực
hiện hiệu quả nội dung vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông
thôn an toàn và bền vững; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp,
an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm
2025

– Tối thiểu 50% dân số nông
thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu
60 lít/người/ngày; trên 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công
trình cấp nước tập trung; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình
cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập
trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng
thiên tai, hạn hán.

– Ít nhất 30% số hộ nông thôn
triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh
hoạt được thu gom và xử lý; triển khai 1 – 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt
quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp.

– Ít nhất 15% số hộ nông thôn
có nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu
quả; 50% số đơn vị cấp huyện có triển khai mô hình thu gom và xử lý nước thải
sinh hoạt phi tập trung theo cụm hoặc theo khu vực phù hợp, hiệu quả.

– Ít nhất 80% chất thải chăn
nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành
các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

– Có 95% bao gói thuốc bảo vệ
thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.

– Có 100% chất thải rắn và 50%
nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống (nếu có) được thu gom và xử
lý theo quy định.

– Ít nhất 35% số huyện có đề án
cải tạo chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng và có mô hình xây dựng
hoặc cải tạo cảnh quan ao hồ.

– Có 100% cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; từ 60% số xã trở
lên có tổ cộng đồng tự quản về an toàn thực phẩm.

– Ít nhất 70% hộ gia đình nông
thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản
lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

II. NỘI
DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên
truyền, tập huấn, nâng cao năng lực Chương trình

a) Tổ chức các lớp tập huấn
chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức,
nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường.

b) Xây dựng và nhân rộng một số
mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình.

2. Phân
loại, thu gom, trung chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải

a) Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật,
trang thiết bị, chế phẩm sinh học…) xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn
quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải tại nguồn quy mô hộ
gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải (phân bón hữu cơ, nhựa tái chế…)
sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín.

b) Hỗ trợ hình thành mạng lưới
thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với
hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước
khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy
mô thôn, xã.

c) Xây dựng một số mô hình thu
gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công
nghệ phù hợp tạo hiệu ứng lan tỏa.

3. Cấp nước
sạch, trữ nước sạch tại các vùng khó khăn về nguồn nước

a) Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp
nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt quy mô hộ
gia đình.

b) Hỗ trợ xây dựng thí điểm một
số mô hình trữ nước sạch hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia
đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung.

c) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp,
mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn hiện có.

4. Kinh tế
tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp

a) Thực hiện việc xử lý chất thải
và phụ phẩm trong nông nghiệp.

b) Xây dựng mô hình xử lý chất
thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị.

c) Mô hình cung cấp, trao đổi
chất thải chăn nuôi để hình thành thị trường trao đổi chất thải hoặc chuyển
giao cho đơn vị sản xuất các loại phân hữu cơ.

d) Xây dựng mô hình quản lý chất
thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

5. Cải tạo
cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững

a) Xây dựng mô hình cải tạo cảnh
quan và khôi phục chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng khi bị ô nhiễm.

b) Xây dựng mô hình cảnh quan
nông thôn xanh, sạch đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường
hoa, cây xanh bóng mát.

c) Xây dựng mô hình cải tạo môi
trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn.

6. Vệ
sinh an toàn thực phẩm ở nông thôn

a) Xây dựng mô hình cộng đồng tự
quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ
sở sản xuất, chế biến.

b) Xây dựng mô hình sản xuất
nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy cập nguồn gốc…

c) Xây dựng mô hình chợ vệ sinh
an toàn thực phẩm.

d) Tổ chức tập huấn, nâng cao
năng lực giám sát của cộng đồng về an toàn thực phẩm; phát triển các tổ cộng đồng
tự quản về an toàn thực phẩm; tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức và
năng lực về tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm cho chủ thể sản
xuất.

7. Tổ chức
nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm

a) Nhân rộng các mô hình tuyên
truyền bảo vệ môi trường cấp cơ sở.

b) Nhân rộng các mô hình về cấp
nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục
tiêu đề ra của Chương trình môi trường.

c) Lồng ghép các nội dung của
Chương trình môi trường trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành, các tổ chức
chính trị – xã hội và địa phương.

8. Kiểm
tra, giám sát, đánh giá và tổng kết Chương trình

a) Tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình.

b) Tổ chức tổng kết, đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

(Một số nội dung nhiệm vụ trọng
tâm cụ thể tại Phụ lục kèm theo)

III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện được
trích từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương
phân bổ trực tiếp hàng năm cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới.

2. Nguồn vốn lồng ghép từ các
chương trình, dự án khác đang thực hiện trên địa bàn.

3. Khuyến khích huy động các
nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân, cộng đồng
dân cư… có liên quan và tham gia trực tiếp các nội dung của Chương trình theo
nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh

a) Tổng hợp nhu cầu và đề xuất
kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan của các cơ quan, đơn vị
trong Kế hoạch vốn ngân sách giai đoạn 2021 – 2025 và hằng năm của Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 gửi Sở Tài
chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban ngành, đơn vị địa phương có liên quan thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. Thường
xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

c) Theo dõi, giám sát, tổng hợp
và định kỳ báo cáo Ban chỉ đạo; Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm
vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan; tham mưu tổ chức tổng kết việc thực hiện
Chương trình môi trường.

d) Triển khai kế hoạch bồi dưỡng
tập huấn, nâng cao năng lực về công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp
nước sạch nông thôn cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân lồng ghép với
Chương trình tập huấn Chương trình xây dựng nông thôn mới.

đ) Tham mưu triển khai Chương
trình, Kế hoạch theo giai đoạn, hàng năm; Định kỳ hằng quý (trước ngày 30 tháng
cuối quý), hằng năm (trước ngày 15 tháng 12) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch theo quy định.

2. Sở Tài
nguyên và Môi trường

a) Nghiên cứu xây dựng, bổ
sung, hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện nông
thôn.

b) Hướng dẫn tổ chức, các nhân
có nhu cầu vay vốn tiếp cận nguồn vốn Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để thực hiện
xây dựng các mô hình trong tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ về bảo vệ
môi trường trong khuôn khổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

c) Đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn; xử phạt nghiêm
minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn ngân sách
Trung ương và địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan vào Kế
hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh hằng
năm.

4. Sở Tài
chính
: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và các đơn vị, địa
phương có liên quan tham mưu trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp thực
hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
và các văn bản quy định hiện hành; phù hợp với nguồn ngân sách Trung ương bổ
sung có mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm
và nguồn ngân sách địa phương theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách nhà
nước hiện hành để triển khai thực hiện theo quy định.

5. Các sở,
ban ngành khác có liên quan

a) Các sở, ban ngành thuộc tỉnh
căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định
tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đề xuất kinh phí cần hỗ trợ
thực hiện mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội
cấp tỉnh

a) Tăng cường thông tin, tuyên
truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ
môi trường ở nông thôn.

b) Phối hợp với chính quyền cơ
sở tham gia xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống, mô hình về bảo vệ môi
trường; chỉ đạo cấp cơ sở đứng ra đảm nhận quản lý, vận hành các mô hình thí điểm
đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

c) Tham gia giám sát, phản biện
và đánh giá sự hài lòng của người hưởng thụ các mô hình đã triển khai thực hiện.

d) Tiếp tục duy trì và phát triển
mạng lưới tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở.

7. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố

a) Tổ chức triển khai thực hiện
các nội dung của Chương trình môi trường trên địa bàn quản lý.

b) Xây dựng và rà soát, hoàn
thiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch có liên quan về các nội dung nhiệm vụ bảo
vệ môi trường nông thôn; phê duyệt và triển khai thực hiện các mô hình thuộc
Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 theo thẩm quyền.

c) Chỉ đạo tổ chức triển khai
các mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng thuộc thẩm quyền phê duyệt; bố trí kinh
phí đối ứng và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện các mô hình theo quy định.

d) Huy động sự tham gia của
doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn
thể, chính trị – xã hội trong việc thực hiện các nội dung của Chương trình.

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nội dung của Chương trình và các mô hình thí điểm, mô
hình nhân rộng tại địa phương; định kỳ hằng năm báo cáo về Ban chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn).

8. Chế độ
thông tin, báo cáo:
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, các sở, ban
ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan báo cáo kết
quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo
theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp
nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2021-2025. Đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm
bảo hiệu quả, trường hợp có vướng mắc khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (b/c);
– Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
– Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
– Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (p/h);
– Thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh (đ/b)
– Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh (t/h);
– UBND các huyện, thành phố (t/h);
– UBND các xã, trên địa bàn tỉnh (t/h);
– VP UBND tỉnh: CVP,các PCVP;
– Lưu: VT, NNTN.NLTA.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


Nguyễn Hữu Tháp

PHỤ LỤC:

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 2432/KH-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Kon Tum)

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Tuyên truyền, tập huấn,
nâng cao năng lực thực hiện Chương trình 925

1

Tổ chức các lớp tập huấn
chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức,
nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng điều phối Chương trình mục
tiêu quốc gia nông thôn mới; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

2

Xây dựng và nhân rộng một số
mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình
môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

II

Phân loại, thu gom, trung
chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải

1

Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật,
trang thiết bị, chế phẩm sinh học…) xây dựng mô hình phân loại rác thải tại
nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải tại nguồn quy
mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải (phân bón hữu cơ, nhựa
tái chế…) sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín.

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

Sở Tài Nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2023-2025

2

Hỗ trợ hình thành mạng lưới
thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn
với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp
trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ
quan)
quy mô thôn, xã.

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường;
các tổ chức chính trị – xã hội

2023-2025

3

Xây dựng một số mô hình thu
gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công
nghệ phù hợp tạo hiệu ứng lan tỏa.

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài Nguyên và Môi trường

2023-2025

III

Cấp nước sạch, trữ nước sạch
tại các vùng khó khăn về nguồn nước

1

Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp
nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt quy mô hộ
gia đình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

2

Hỗ trợ xây dựng thí điểm một số
mô hình trữ nước sạch hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia
đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung.

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2023-2025

3

Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp,
mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn hiện có.

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; UBND các huyện, thành phố

2022-2025

IV

Kinh tế tuần hoàn trong xử
lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp

1

Xây dựng mô hình xử lý chất
thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá
trị;

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

2

Xây dựng mô hình cung cấp, trao
đổi chất thải chăn nuôi để hình thành thị trường trao đổi chất thải hoặc chuyển
giao cho đơn vị sản xuất các loại phân hữu cơ;

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

3

Xây dựng mô hình quản lý chất
thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

V

Cải tạo cảnh quan nông
thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững

1

Xây dựng mô hình cải tạo cảnh
quan và khôi phục chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng khi bị ô
nhiễm

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

2023-2025

2

Xây dựng mô hình cảnh quan
nông thôn xanh, sạch đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường
hoa, cây xanh bóng mát.

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức chính trị – xã hội

2023-2025

3

Xây dựng mô hình cải tạo môi
trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

2023-2025

VI

Vệ sinh an toàn thực phẩm ở
nông thôn

1

Xây dựng mô hình cộng đồng tự
quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các
cơ sở sản xuất, chế biến.

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2023-2025

2

Xây dựng mô hình sản xuất
nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy cập nguồn gốc…

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; UBND các huyện, thành phố

2023-2025

3

Xây dựng mô hình chợ vệ sinh
an toàn thực phẩm

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tổ chức đoàn thể, chính trị
– xã hội

2023-2025

VII

Tổ chức nhân rộng các mô
hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm

1

Nhân rộng các mô hình tuyên
truyền bảo vệ môi trường cấp cơ sở

UBND các huyện, thành phố;
các tổ chức chính trị – xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

2023-2025

2

Nhân rộng các mô hình về cấp
nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu
đề ra của Chương trình môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; UBND các huyện, thành phố

2023-2025

3

Lồng ghép các nội dung của
Chương trình môi trường trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành, các tổ chức
chính trị – xã hội và địa phương

Các sở, ban ngành; UBND các
huyện, thành phố; các tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội

2023-2025

VIII

Kiểm tra, giám sát, đánh
giá và tổng kết thực hiện Chương trình 925

1

Tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới tỉnh)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường

Hằng năm

2

Tổ chức tổng kết, đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới tỉnh)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường;
UBND các huyện, thành phố

2025

Quyết định 1788/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1788/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
  • Ngày ban hành: 28/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1788/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Sở Tài nguyên Vĩnh Long


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH LONG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1788/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày
28 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY
TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;

Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số
107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;

Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số
2031/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc đính chính một phần Quyết định số 438/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2023
của Bộ trưởng công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi,
bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3335/TTr-STNMT ngày 25 tháng 7 năm
2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 04 (Bốn) thủ
tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm
vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tại Quyết định số 750/QĐ-UBND , Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2023 (Chi tiết tại Phụ lục
I kèm theo)
.

Điều 2.
Phê duyệt sửa đổi 02 (Hai) quy trình nội bộ giải
quyết thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này được Chủ tịch Ủy ban
nhân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2023 (Chi tiết tại Phụ lục II
kèm theo).

Điều 3.
Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung sau:

– Công khai đầy đủ danh mục, nội
dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Cơ sở dữ liệu quốc
gia về thủ tục hành chính và Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

– Căn cứ cách thức thực hiện của
từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ
tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Danh mục
thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu
chính công ích; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

– Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
lập danh sách đăng ký tài khoản công chức, viên chức được phân công thực hiện
các bước xử lý công việc quy định tại quy trình này, gửi Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh để thiết lập cấu hình điện tử trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày
làm việc
, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

– Giao Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh cập nhật quy trình điện tử lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của
tỉnh trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định
này có hiệu lực thi hành.

– Tổ chức thực hiện đúng nội
dung các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.

Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– CT, các PCT. UBND tỉnh;
– LĐVP. UBND tỉnh;
– TTPVHCC; TTTH-CB;
– Phòng KT-NV;
– Lưu: VT, 1.12.16.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Quyên Thanh

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN
LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Long)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TT

Mã TTHC

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí

Căn cứ pháp lý

Phê duyệt quy trình nội bộ

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC [1]

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1.

1.011516.000.0 0.00.H61

Đăng ký khai thác sử dụng nước
mặt, nước biển (cấp tỉnh)

10 ngày làm việc, kể từ khi
nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến
qua Cổng Dịch vụ công tỉnh Vĩnh Long (http://dichvucong.vinhlong. gov.vn) hoặc
gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, Đường Hoàng Thái
Hiếu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

– Cơ quan có thẩm quyền: Sở
Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan thực hiện: Sở Tài
nguyên và Môi trường.

Không quy định

– Luật Tài nguyên nước năm
2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài
nguyên nước.

Chi tiết tại Phụ lục II
kèm theo

2.

1.011517.000.0 0.00.H61

Đăng ký khai thác nước dưới đất
(cấp tỉnh)

15 ngày làm việc, kể từ khi
nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến
qua Cổng Dịch vụ công tỉnh Vĩnh Long (http://dichvucong.vinhlong. gov.vn) hoặc
gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, Đường Hoàng Thái
Hiếu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

– Cơ quan có thẩm quyền: Sở
Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan thực hiện: Sở Tài
nguyên và Môi trường.

Không quy định

– Luật Tài nguyên nước năm
2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài
nguyên nước.

Chi tiết tại Phụ lục II kèm
theo

3.

1.001740.000.0 0.00.H61

Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh; dự
án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên dòng chính lưu vực sông liên tỉnh
thuộc trường hợp phải xin phép; công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không
phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước liên tỉnh với lưu lượng khai
thác từ 10 m3/giây trở lên

– Đối với các dự án không có
chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh: 40 ngày làm việc.

– Đối với các dự án có chuyển
nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính
thuộc lưu vực sông liên tỉnh: 67 ngày làm việc.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành
chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, Đường Hoàng Thái Hiếu, Phường 1,
thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

Kinh phí tổ chức lấy ý kiến
do chủ dự án chi trả theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số
02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ

– Luật Tài nguyên nước năm 2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tài nguyên nước.

Quyết định số 750/QĐ- UBND
ngày 06/4/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

4.

1.001645.000.0 0.00.H61

Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân
cấp huyện đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh; dự
án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên sông suối nội tỉnh thuộc trường hợp
phải xin phép; công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa,
đập dâng) sử dụng nguồn nước nội tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10 m3/giây
trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng
khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất
thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng
không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên

– Đối với các dự án không có
chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh: 30 ngày làm việc.

– Đối với các dự án có chuyển
nước từ nguồn nước nội tỉnh. 40 ngày làm việc.

Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến
qua Cổng dịch vụ công tỉnh Vĩnh Long (http://dichvucong.vinhlong. gov.vn) hoặc
gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến Bộ phận
Một cửa cấp huyện.

Kinh phí tổ chức lấy ý kiến
do chủ dự án chi trả.

– Luật Tài nguyên nước năm
2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tài nguyên nước.

Quyết định số 751/QĐ- UBND
ngày 06/4/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

PHẦN II:

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

A. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1.
Đăng ký khai thác sử dụng nước mặt, nước biển (cấp tỉnh) (Mã TTHC:
1.011516.000.00.00.H61)

a) Trình tự thực hiện:

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp
xã thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử
dụng nước mặt thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát 01 tờ
khai theo Mẫu 37 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02
năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước cho tổ chức, cá nhân để kê khai.

Trường hợp chưa có công trình
khai thác, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến
hành xây dựng công trình.

b) Cách thức thực hiện:
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (dịch vụ công trực
tuyến toàn trình).

c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
01 bộ hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký công trình khai
thác nước mặt: Mẫu 37 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày
01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước.

d) Thời hạn giải quyết:
10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Trong thời hạn không quá 10 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên
và Môi trường (Cơ quan xác nhận đăng ký)
có trách nhiệm kiểm tra nội dung
thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tài
nguyên và Môi trường.

– Cơ quan thực hiện: Sở Tài
nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:

Kết quả của thủ tục Đăng ký
khai thác sử dụng nước mặt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương theo Mẫu 37 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 02/2023/NĐ-CP .

h) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:

– Luật Tài nguyên nước 2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày
01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước.

Ghi chú: Phần in nghiêng là
nội dung được sửa đổi, bổ sung.

Mẫu
37

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỜ
KHAI

ĐĂNG
KÝ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

Kính
gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố (nơi xây dựng công trình)

1. Thông tin về tổ chức/cá
nhân đăng ký:

1.1. Tên tổ chức/cá nhân:
……………………………………………………..(1)

1.2. Địa chỉ liên hệ:
……………………………………………………..

1.3. Số điện thoại, địa chỉ
email liên hệ (nếu có): ……………………………………….

2. Thông tin về công trình
khai thác:

2.1. Trường hợp có một (01)
công trình khai thác, sử dụng nước mặt

a. Vị trí công trình:
……………………………………………………………………………..
(2)

b. Nguồn nước khai thác:
……………………………………………………………………
(3)

c. Mục đích khai thác, sử dụng:
…………………………………………………………… (4)

d. Lưu lượng khai thác:
……………………………………………………………………….
(5)

đ. Phương thức khai thác, sử dụng
nước: ………………………………………………. (6)

e. Chế độ khai thác, sử dụng nước:
………………………………………………………. (7)

2.2. Trường hợp có từ hai (02)
công trình khai thác trở lên: Kê khai đầy đủ theo mẫu phụ lục đi kèm tờ khai
đăng ký này.

3. Cam kết của tổ chức, cá
nhân đăng ký:

– (Tên tổ chức/cá nhân đăng
ký)
cam đoan các nội dung, thông tin trong Tờ khai này là đúng sự thật và
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– (Tên tổ chức/cá nhân đăng
ký)
cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều
43 của Luật Tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh/thành phố (nơi xây dựng công trình) xem xét, xác nhận việc
đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt cho (tổ chức/cá nhân đăng ký)./.

…….., ngày….. tháng ….. năm……..
Tổ chức/cá nhân đăng ký
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)

(1) Đối với tổ chức ghi đầy đủ tên
theo Quyết định thành lập, Giấy đăng ký kinh doanh/đối với cá nhân ghi đầy đủ họ
tên theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

(2) Ghi rõ tên địa danh (thôn/ấp;
xã/phường; quận/huyện; tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình khai thác, sử dụng
nước mặt; tọa độ X, Y các hạng mục chính công trình (theo hệ tọa độ VN2000,
kinh tuyến trục, múi chiếu 3°) đo bằng GPS cầm tay hoặc đo bằng thiết bị tương
đương).

(3) Ghi tên sông/suối/kênh/rạch/hồ/ao/đầm/phá;
nêu rõ sông/suối là phụ lưu, phân lưu, thuộc hệ thống sông…

(4) Nêu rõ mục đích khai thác,
sử dụng nước; trường hợp công trình sử dụng nước đa mục tiêu thì ghi rõ nhiệm vụ
cấp nước trực tiếp cho từng mục đích sử dụng (cấp nước tưới, sinh hoạt, công
nghiệp, phát điện, nuôi trồng thủy sản….)
và mục đích tạo nguồn (nếu
có)
.

(5) Ghi rõ lượng nước khai thác
và lượng nước để tạo nguồn (nếu có).

(6) Ghi rõ loại hình công trình
(hồ chứa/đập dâng/cống/trạm bơm nước,…), mô tả các hạng mục công
trình, dung tích hồ chứa, công suất trạm bơm, cách thức lấy nước, dẫn nước,
chuyển nước, trữ nước,…

(7) Ghi rõ chế độ điều tiết (đối
với hồ chứa)
, số giờ lấy nước trung bình trong ngày, số ngày lấy nước trung
bình theo tháng/mùa vụ/năm.

Phụ lục

Tên công trình

Đơn vị quản lý

Loại hình công trình khai thác (hồ chứa,
cống, trạm bơm, kênh dẫn,..)

Vị trí

Nguồn nước khai thác (Ghi rõ sông/suối
khai thác, thuộc hệ thống sông nào

Mục đích khai thác, sử dụng/tạo nguồn cấp
nước

Lưu lượng khai thác, sử dụng (m3/s)

Hồ chứa

Trạm bơm

Cống

Ghi chú

X

Y

Xã, huyện, tỉnh

Dung tích toàn bộ (triệu m3)

Dung tích hữu ích (triệu m3)

Công suất thiết kế (m3/h)

Công suất thực tế (m3/h)

Lưu lượng thiết kế (m3/s)

Kích thước (m)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

2.
Đăng ký khai thác nước dưới đất (cấp tỉnh) (Mã TTHC: 1.011517.000.00.00.H61)

a) Trình tự, thủ tục đăng ký
đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Nghị định
02/2023/NĐ-CP
(Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản
để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo
khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản).

Tổ chức, cá nhân sử dụng nước
dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ
thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào
moong khai thác khoáng sản kê khai 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu 36 tại Phụ lục
kèm theo Nghị định số 02/2023/NĐ-CP .

b) Cách thức thực hiện:
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (dịch vụ công trực
tuyến toàn trình).

c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
01 bộ hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký công trình khai
thác nước dưới đất: Mẫu 36 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP .

d) Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường
(Cơ quan xác nhận đăng ký)
có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác
nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tài
nguyên và Môi trường.

– Cơ quan thực hiện: Sở Tài
nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Kết quả Thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất theo Mẫu 36 Phụ
lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP .

h) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:

– Luật Tài nguyên nước 2012;

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Ghi chú: Phần in nghiêng là
nội dung được sửa đổi, bổ sung.

Mẫu
36

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỜ
KHAI

ĐĂNG
KÝ CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

(đối
với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để
tuyển quặng, bơm hút nước để tháo khô mỏ)

A – PHẦN DÀNH CHO TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

1. Thông tin về tổ chức/cá
nhân đăng ký:

1.1. Tên tổ chức/cá nhân:
………………………………………………………………………..

(Đối với tổ chức ghi đầy đủ
tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đối với
cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số định
danh cá nhân).

1.2. Địa chỉ liên hệ:
………………………………………………………………

1.3. Số điện thoại liên hệ:
………………………………………………………………

2. Thông tin về công trình:

2.1. Vị trí, tên công trình/dự
án: ………………………………………………………………

(Ghi rõ thôn/ấp; xã/phường;
quận/huyện; tỉnh/thành phố nơi đặt công trình khai thác nước dưới đất)

2.2. Giấy phép khai thác khoáng
sản đã được cấp (nếu có): …………………………..

2.3. Kích thước moong khai
thác: ………………………………………………………………;

2.4. Lượng nước để bơm hút tháo
khô mỏ: …………………………. (m3/ngày đêm);

2.4. Chế độ
………………………………………………………………

2.5. Thời gian đăng ký:
………………………………………………………………

Cam kết của tổ chức/cá nhân
đăng ký công trình khai thác nước dưới đất (về tính chính xác, trung thực,
thông tin số liệu trong tờ khai đăng ký; về trách nhiệm bảo vệ về tài nguyên
môi trường).

…………, ngày….. tháng….. năm …………
Tổ chức/cá nhân đăng ký
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)

B – PHẦN XÁC NHẬN CỦA CƠ
QUAN QUẢN LÝ

(Xác
nhận, ký, đóng dấu)

___________________________

Cơ quan đăng ký khai thác nước
dưới đất xác nhận các nội dung sau:

1. Tính xác thực về tư cách
pháp nhân của tổ chức/cá nhân xin đăng ký.

2. Vị trí, tên công trình/dự
án.

3. Quy định trường hợp không
còn sử dụng công trình khai thác nước dưới đất thì thông báo và trả Tờ khai cho
cơ quan quản lý hoặc thông báo trực tiếp; thực hiện việc trám, lấp giếng theo
quy định khi không còn sử dụng công trình khai thác nước dưới đất; thông báo
ngay cho cơ quan quản lý khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra trong quá trình khai
thác nước dưới đất tại công trình đăng ký.

3.
Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ
nguồn nước liên tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên dòng chính
lưu vực sông liên tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công trình khai thác, sử
dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước liên tỉnh với
lưu lượng khai thác từ 10 m3/giây trở lên
(Mã TTHC:
1.001740.000.00.00.H61)

a) Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Nộp hồ sơ

– Chủ đầu tư dự án gửi văn bản
lấy ý kiến kèm theo hồ sơ (theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 01/02/2023) đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long
(địa chỉ: Số 12C, Đường Hoàng Thái Hiếu, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long).

– Công chức, viên chức tiếp nhận
hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của
hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo
quy định, công chức, viên chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giao
cho cá nhân, tổ chức.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ,
công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ gửi cho cá nhân, tổ chức để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ (đảm bảo việc hướng dẫn
và bổ sung thực hiện không quá một lần).

* Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Kể từ ngày nhận được văn bản lấy
ý của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, xem xét
tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu
chưa hợp lệ, chưa đầy đủ.

* Bước 3: Thực hiện lấy ý kiến
và ra văn bản trả lời

Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp,
gửi văn bản xin ý kiến hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ra văn bản trả lời.

* Bước 4: Trả kết quả: Sở
Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản trả lời cho Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư nhận Văn bản góp ý,
tổng hợp ý kiến theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu, cụ thể:

– Khi đến nhận kết quả giải quyết
thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết
quả.

+ Công chức, viên chức trả kết
quả phải kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người
nhận.

+ Người nhận kết quả phải kiểm
tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc
không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết trước
thời hạn trả kết quả: Công chức, viên chức liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết
quả.

– Thời gian nhận hồ sơ và trả kết
quả: Từ 07 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu
hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thực thực hiện:
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
Không quy định số lượng hồ sơ.

– Thuyết minh và thiết kế cơ sở
dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình
cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;

– Kế hoạch triển khai xây dựng
công trình;

– Tiến độ xây dựng công trình;

– Dự kiến tác động của việc
khai thác, sử dụng nước và vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường và
các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác có khả năng bị ảnh hưởng trong quá
trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;

– Các biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác có khả
năng bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công
trình không vận hành;

– Các thông tin quy định tại
khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/02/2023;

– Các số liệu, tài liệu khác
liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

– Quy mô, phương án chuyển nước
(đối với dự án có chuyển nước).

d) Thời hạn giải quyết:

* Đối với các dự án không có
chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh:

Trong thời hạn 40 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc,
cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh gửi cho chủ đầu tư.

* Đối với các dự án cy chuyển
nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc
lưu vực sông liên tỉnh:

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm gửi các tài liệu liên quan đến các đơn vị liên quan xin ý kiến.

– Trong thời hạn 60 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Tổ chức lưu vực sông (nếu
có) có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với sở, ban, ngành
liên quan thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan cho ý kiến về công trình
dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi cho chủ đầu tư.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Chủ đầu tư.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Văn bản trả lời xin ý kiến.

h) Phí: Kinh phí tổ chức
lấy ý kiến do chủ dự án chi trả theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số
02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:

– Luật Tài nguyên nước năm
2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước.

Ghi chú: Phần in nghiêng là
nội dung được sửa đổi, bổ sung.

B. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

4.
Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ
nguồn nước nội tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên sông suối nội
tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công trình khai thác, sử dụng nước mặt
(không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước nội tỉnh với lưu lượng
khai thác từ 10 m3/giây trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước
dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ,
hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có
khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày
đêm trở lên
(Mã TTHC: 1.001645.000.00.00.H61)

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Nộp hồ sơ:

Chủ đầu tư dự án gửi văn bản lấy
ý kiến kèm theo hồ sơ (theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 01/02/2023) đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi
trường cấp huyện.

– Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Phòng Tài nguyên và Môi trường
cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tiếp
nhận hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu chưa hợp lệ, chưa đầy đủ.

– Bước 3: Thực hiện lấy ý kiến
và ra văn bản trả lời:

Phòng Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp,
gửi văn bản xin ý kiến hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến
trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt ra văn bản trả lời.

– Bước 4. Trả kết quả:

Phòng Tài nguyên và Môi trường
cấp huyện gửi văn bản trả lời cho Chủ dự án.

b) Cách thực thực hiện:
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến (dịch vụ công trực
tuyến toàn trình).

c) Thành phần, hồ sơ:

– Thuyết minh và thiết kế cơ sở
dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình
cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;

– Kế hoạch triển khai xây dựng
công trình;

– Tiến độ xây dựng công trình;

– Dự kiến tác động của việc
khai thác, sử dụng nước và vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường và
các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác có khả năng bị ảnh hưởng trong quá
trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;

– Các biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác có khả
năng bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công
trình không vận hành;

– Các thông tin quy định tại khoản
1 điều 3 của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/02/2023;

– Các số liệu, tài liệu khác
liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

– Quy mô, phương án chuyển nước
(đối với dự án có chuyển nước).

d) Thời hạn giải quyết:

* Đối với các dự án không cy
chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Phòng Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc,
cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện gửi cho chủ đầu tư.

* Đối với các dự án cy chuyển
nước từ nguồn nước nội tỉnh:

– Trong thời hạn 40 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên
quan cho ý kiến về quy mô, phương án chuyển nước đề xuất hoặc đối thoại trực tiếp
với chủ đầu tư tổng hợp ý kiến và gửi cho chủ đầu tư.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Chủ đầu tư.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Văn bản trả lời xin ý kiến.

h) Kinh phí: Kinh phí tổ
chức lấy ý kiến do chủ dự án chi trả.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:

– Luật Tài nguyên nước năm
2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước.

Ghi chú: Phần in nghiêng là
nội dung được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC II

QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 28/7/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Long)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Đăng
ký khai thác sử dụng nước mặt, nước biển (cấp tỉnh) (Mã TTHC:
1.011516.000.00.00.H61)

Thứ tự công việc

Nội dung công việc

Trách nhiệm xử lý công việc

Thời gian (ngày làm việc)

Bước 1

Công chức tiếp nhận và trả kết
quả tiếp nhận hồ sơ, quét (scan), chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường

Trung tâm Phục vụ hành chính công

0,5

Bước 2

Chuyên viên Phòng Tài nguyên
khoáng sản – Tài nguyên nước – Khí tượng thủy văn xử lý

Sở Tài nguyên và Môi trường

05

Bước 3

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên
khoáng sản – Tài nguyên nước – Khí tượng thủy văn tiếp nhận hồ sơ đã xử lý,
kiểm tra và trình Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận

02

Bước 4

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường kiểm tra lại hồ sơ, ký xác nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử và chuyển
kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công

02

Bước 5

Trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho cá nhân, tổ chức

Trung tâm Phục vụ hành chính công

0,5

Tổng thời gian giải quyết TTHC

10 ngày

2. Đăng
ký khai thác nước dưới đất (cấp tỉnh) (Mã TTHC: 1.011517.000.00.00.H61)

Thứ tự công việc

Nội dung công việc

Trách nhiệm xử lý công việc

Thời gian (ngày làm việc)

Bước 1

Công chức tiếp nhận và trả kết
quả tiếp nhận hồ sơ, quét (scan), chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường

Trung tâm Phục vụ hành chính công

01

Bước 2

Chuyên viên Phòng Tài nguyên
khoáng sản – Tài nguyên nước – Khí tượng thủy văn xử lý

Sở Tài nguyên và Môi trường

08

Bước 3

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên
khoáng sản – Tài nguyên nước – Khí tượng thủy văn tiếp nhận hồ sơ đã xử lý,
kiểm tra và trình Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận

02

Bước 4

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường kiểm tra lại hồ sơ, ký xác nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử và chuyển
kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công

03

Bước 5

Trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho cá nhân, tổ chức

Trung tâm Phục vụ hành chính công

01

Tổng thời gian giải quyết TTHC

15 ngày



[1] Phần in
nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung

Quyết định 2241/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 2241/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Văn Đệ
  • Ngày ban hành: 27/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 2241/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính bổ sung khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên Nghệ An


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2241/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 27
tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng
10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về
kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 4917/TTr-STNMT.NBĐ&BĐKH ngày 20 tháng 7 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh
mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 25/8/2020 của UBND
tỉnh Nghệ An về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên
quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Cục Kiểm soát TTHC – VPCP;
– Chủ tịch UBND tỉnh;
– Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Các Phó CVP UBND tỉnh;
– Cổng TTĐT tỉnh;
– Trung tâm PV HCC tỉnh;
– Viễn thông Nghệ An;
– Lưu: VT, KSTT (Nam).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Đệ

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2241/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Nghệ An)

STT

Tên thủ tục
hành chính

Thời gian giải
quyết

Cách thức và
địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí
(nếu có)

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

1

Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí
tượng thủy văn

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 02 ngày làm việc.

– Thời hạn tiến hành thẩm định, thẩm tra, khảo
sát, đánh giá, kết luận Cấp phép: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp
lệ.

– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16, đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;

– Nộp qua dịch vụ công trực tuyến một phần trên
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.nghean.gov.vn

Không

– Luật khí tượng thủy văn 2015.

– Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

– Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày
15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy
văn.

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

2

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, giấy phép hoạt động dự
báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 02 ngày làm việc.

– Thời hạn tiến hành thẩm định, thẩm tra, khảo
sát, đánh giá, kết luận Cấp phép: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp
lệ.

– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16, đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;

– Nộp qua dịch vụ công trực tuyến một phần trên
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.nghean.gov.vn

Không

– Luật khí tượng thủy văn 2015.

– Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

– Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày
15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy
văn.

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

3

Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí
tượng thủy văn

Thời hạn tiến hành thẩm định, thẩm tra, khảo sát,
đánh giá, kết luận Cấp phép: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16, đường
Trường Thi, Thành phố Vinh;

– Nộp qua dịch vụ công trực tuyến một phần trên
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.nghean.gov.vn

Không

– Luật khí tượng thủy văn 2015.

– Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

– Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày
15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy
văn.

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Quyết định 2240/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 2240/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Văn Đệ
  • Ngày ban hành: 27/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 2240/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính lĩnh vực bản đồ Sở Tài nguyên Nghệ An


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2240/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 27 tháng
7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐ-CP
ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày
05/4/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung
và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày
31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1237/QĐ-BTNMT ngày
12/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi
chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Mỏi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 4857/TTr-STNMT ngày 18/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh
mục 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1924/QĐ-UBND ngày 05/7/2022 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực
đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Nghệ An.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ TNMT;
– Cục Kiểm soát TTHC – VPCP;
– Chủ tịch UBND tỉnh;
– Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Đ/c Đệ);
– Phó CVP UBND tỉnh (Đ/c Thiền);
– Cổng Thông tin điện tử;
– Lưu: VT, KSTT (V).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Đệ

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2240/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

TT

Mã số TTHC

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Cách thức, địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí (nếu có)

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

1

1.000049

Cấp/gia hạn/cấp
lại/cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II

– Trường hợp cấp
chứng chỉ hành nghề hạng II:

+ Trường hợp cá
nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ sau khi có kết quả sát hạch: 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị.

+ Trường hợp cá
nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ nhưng chưa có kết quả
sát hạch thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ tại thời điểm tổ chức sát
hạch do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ thông
báo: 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả sát hạch;

– Trường hợp gia
hạn/cấp lại/ cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính
công tỉnh Nghệ An, số 16, đường Trường Thi, Thành phố Vinh;

– Nộp thông qua
dịch vụ công trực tuyến (một phần) trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong. nghean.gov.vn

Không

– Luật Đo đạc và
bản đồ ngày 14/06/2018;

– Nghị định số
27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là Nghị định số 27/2019/NĐ-CP);

– Nghị định số
136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là Nghị định số
136/2021/NĐ-CP);

– Nghị định số
22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường (sau đây gọi chung là Nghị định số 22/2023/NĐ-CP).

Sửa đổi

2

1.011671

Cung cấp thông tin,
dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ

Ngay trong ngày làm
việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp

– Nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính
công tỉnh Nghệ An, số 16, đường Trường Thi, Thành phố Vinh;

– Nộp qua dịch vụ
công trực tuyến (mức độ toàn trinh) trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh
tại địa chỉ: http://dichvucong. nghean.gov.vn

Số TT

Loại thông tin, dữ liệu

ĐVT

Mức thu (đồng)

Ghi chú

– Luật Đo đạc và
bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14/06/2018;

– Nghị định số
27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là Nghị định số 27/2019/NĐ-CP);

– Nghị định số 136/2021/NĐ-CP
ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là Nghị định số 136/2021/NĐ-CP);

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
(sau đây gọi chung là Nghị định số 22/2023/NĐ-CP);

– Thông tư số
33/2019/TT-BTC ngày 10/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 34/2017/TT-BTC ngày 21/4/2017 quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và
bản đồ và Thông tư số 196/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo
đạc và bản đồ.

Tên TTHC cũ nhưng
mã TTHC mới

I

Bản đồ địa hình
quốc gia in trên giấy

1

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn

tờ

120.000

2

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:25.000

tờ

130.000

3

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:50.000

tờ

140.000

4

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:100.000 và nhỏ hơn

tờ

170.000

II

Bản đồ số dạng
Vector

1

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:2.000

mảnh

400.000

Nếu chọn lọc nội
dung theo lớp dữ liệu thành phần thì mức thu phí như sau:

a) Nhóm lớp dữ
liệu: địa hình; dân cư; giao thông; thủy văn: thu bằng 1/6 mức thu theo mảnh nhân
với hệ số 1,2;

b) Nhóm lớp dữ
liệu: địa giới hành chính, biên giới quốc gia; thực vật: thu bằng 1/6 mức thu
theo mảnh

2

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:5.000

mảnh

440.000

3

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:10.000

mảnh

670.000

4

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:25.000

mảnh

760.000

5

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:50.000

mảnh

950.000

6

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:100.000

mảnh

2.000.000

7

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:250.000

mảnh

3.500.000

8

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:500.000

mảnh

5.000.000

9

Bản đồ địa hình
quốc gia tỷ lệ 1:1.000.000

mảnh

8.000.000

10

Bản đồ hành chính
Việt Nam

bộ

4.000.000

11

Bản đồ hành chính
tỉnh

bộ

2.000.000

12

Bản đồ hành chính
cấp huyện

bộ

1.000.000

III

Bản đồ số dạng
Raster

Mức thu bằng 50%
bản đồ số dạng vector cùng tỷ lệ

IV

Dữ liệu ảnh hàng
không

1

Dữ liệu ảnh hàng
không kỹ thuật số

file

250.000

2

Dữ liệu ảnh hàng
không quét từ tờ phim độ phân giải 16 μm

file

250.000

3

Dữ liệu ảnh hàng
không quét từ tờ phim độ phân giải 20 μm

file

200.000

4

Dữ liệu ảnh hàng
không quét từ tờ phim độ phân giải 22 μm

file

150.000

5

Bình đồ ảnh số tỷ
lệ 1:2.000

mảnh

60.000

6

Bình đồ ảnh số tỷ
lệ 1:5.000

mảnh

60.000

7

Bình đồ ảnh số tỷ
lệ 1:10.000

mảnh

70.000

8

Bình đồ ảnh số tỷ
lệ 1:25.000

mảnh

70.000

9

Bình đồ ảnh số tỷ
lệ 1:50.000

mảnh

70.000

V

Số liệu của mạng
lưới tọa độ quốc gia

1

Cấp 0

điểm

340.000

2

Hạng I

điểm

250.000

3

Hạng II

điểm

220.000

4

Hạng III

điểm

200.000

Áp dụng cho cả các
điểm địa chính cơ sở

VI

Số liệu của mạng
lưới độ cao quốc gia

1

Hạng I

điểm

160.000

2

Hạng II

điểm

150.000

3

Hạng III

điểm

120.000

VII

Số liệu của mạng
lưới trọng lực quốc gia

1

Điểm cơ sở

điểm

200.000

2

Hạng I

điểm

160.000

3

Hạng II

điểm

140.000

VIII

Ghi chú điểm tọa
độ quốc gia, độ cao quốc gia, trọng lực quốc gia

tờ

20.000

IX

Cơ sở dữ liệu
nền địa lý quốc gia

1

Cơ sở dữ liệu nền
địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000

mảnh

400.000

1. Nếu chọn lọc nội
dung theo dữ liệu thành phần thì mức thu phí như sau:

a) Các dữ liệu: địa
hình; dân cư; giao thông; thủy văn: thu bằng 1/6 mức thu theo mảnh nhân với
hệ số 1,2;

b) Các dữ liệu: địa
giới hành chính, biên giới quốc gia; lớp phủ bề mặt: thu bằng 1/6 mức thu
theo mảnh.

2. Nếu bản đồ số được
kết xuất từ cơ sở dữ liệu và đã thu phí sử dụng cơ sở dữ liệu thì không thu
phí sử dụng bản đồ.

2

Cơ sở dữ liệu nền
địa lý quốc gia tỷ lệ 1:5.000

mảnh

500.000

3

Cơ sở dữ liệu nền
địa lý quốc gia tỷ lệ 1:10.000

mảnh

850.000

4

Cơ sở dữ liệu nền
địa lý quốc gia tỷ lệ 1:25.000; 1:50.000; 1:100.000

mảnh

1.500.000

5

Cơ sở dữ liệu nền
địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000; 1:500.000; 1:1.000.000

mảnh

8.000.000

6

Mô hình số độ cao
độ chính xác cao xây dựng bằng công nghệ quét lidar đóng gói theo mảnh tỉ lệ
1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000

mảnh

200.000

7

Mô hình số độ cao
độ chính xác tương ứng với khoảng cao đều 0.5 mét đến 5 mét đóng gói theo mảnh
tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000

mảnh

80.000

8

Mô hình số độ cao
độ chính xác tương ứng với khoảng cao đều 5 mét đến 10 mét đóng gói theo mảnh
tỷ lệ 1/10.000

mảnh

170.000

9

Mô hình số độ cao
độ chính xác tương ứng với khoảng cao đều 5 mét đến 10 mét:

– Đóng gói theo
mảnh tỷ lệ 1:50.000

– Đóng gói theo
mảnh tỷ lệ 1:25.000

mảnh

mảnh

2.550.000

640.000

10

Mô hình số độ cao
độ chính xác tương ứng với khoảng cao đều 20 mét đóng gói theo mảnh tỷ lệ
1/50.000

mảnh

300.000

– Miễn phí đối với
trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị khai thác, sử
dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc tài sản công để phục vụ:

+ Mục đích quốc
phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp;

+ Phòng, chống
thiên tai trong tình trạng khẩn cấp.

Tình trạng khẩn cấp
quy định tại khoản này được xác định theo quy định của Luật quốc phòng và
pháp luật về phòng, chống thiên tai.

– Mức thu phí bằng
60% mức phí tương ứng tại Biểu mức phí trên đối với trường hợp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo
đạc và bản đồ thuộc tài sản công cho mục đích quốc phòng, an ninh, trừ trường
hợp được miễn phí nêu ở trên.

Quyết định 1346/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1346/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Ngô Hạnh Phúc
  • Ngày ban hành: 27/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1346/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước Sở Tài nguyên Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1346/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 27 tháng
7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH (TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH) TRONG LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG; ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỈNH YÊN BÁI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền phương ngày 19/6/2015;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày
31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về
kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT ngày
21/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đính chính một phần
Quyết định số 438/QĐ-BTNMT ngày 01/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ
sung trong vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 335/TTr-STNMT ngày 25/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh
mục thủ tục hành chính được đính chính (tên thủ tục hành chính) trong lĩnh vực
Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy
ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Cục Kiểm soát TTHC (VP Chính phủ);
– Chủ tịch UBND tỉnh;
– Phó CT UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc;
– Phó Chánh VPUBND tỉnh (NC);
– Trung tâm Phục vụ hành chính công;
– Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
– Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Ngô Hạnh Phúc

PHỤ LỤC

DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH (TÊN TTHC) TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 của Chủ tịch
ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

TT

Tên thủ tục hành
chính được đính chính

Tên thủ tục
hành chính đính chính

Thời hạn giải
quyết

Địa điểm thực
hiện

Phí, lệ phí
(nếu có)

Căn cứ pháp lý

1

Trả lại giấy phép tài nguyên nước do tỉnh cấp

Trả lại giấy phép tài nguyên nước

10 ngày làm việc

Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công
tỉnh Yên Bái, tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái – Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, qua một trong các
hình thức sau:

– Trực tiếp;

– Dịch vụ bưu chính công ích.

Không

– Luật tài nguyên nước 2012;

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

2

Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các
dự án có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập
trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh (TTHC cấp tỉnh)

Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các
dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ
chứa, đập dâng trên sông suối liên tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công
trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn
nước liên tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10m3/giây trở lên

– Đối với các dự án không có chuyển nước từ nguồn
nước liên tỉnh: 40 ngày làm việc

– Đối với các dự án có chuyển nước từ nguồn nước
liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông
liên tỉnh: 60 ngày làm việc

Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công
tỉnh Yên Bái, tổ 14, đường Điện Biên, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái – Tầng 1, Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, qua một trong các
hình thức sau:

– Trực tiếp;

– Dịch vụ bưu chính công ích.

Kinh phí tổ chức
lấy ý kiến do chủ dự án chi trả

– Luật Tài nguyên nước năm 2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

– Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường;

– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10
năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

PHỤ LỤC

DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ĐÍNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 của Chủ tịch ban
nhân dân tỉnh Yên Bái)

Số hồ TTHC

Tên thủ tục hành
chính được đính chính

Tên thủ tục
hành chính đính chính

Thời gian giải
quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí
(nếu có)

Căn cứ pháp lý

1.001645

Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện đối
với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh

Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các
dự án đầu tư có chuyên nước từ nguồn nước nội tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ
chứa, đập dâng trên sông, suối nội tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công
trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng
nguồn nước nội tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10m3/giây trở lên;
công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan,
giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc
sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không
lớn hơn 1.000m) có lưu lượng từ 12.000m3/ngày đêm trở lên”

– Đối với các dự án không có chuyển nước từ nguồn
nước nội tỉnh: Ba mươi (30) ngày làm việc

– Đối với các dự án có chuyển nước từ nguồn nước
nội tỉnh: Bốn mươi (40) ngày làm việc.

Nộp hồ sơ tại Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp
huyện, qua một trong các hình thức sau:

– Trực tiếp;

– Dịch vụ bưu chính công ích.

Kinh phí tổ chức
lấy ý kiến do chủ dự án chi trả

– Luật Tài nguyên nước năm 2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Quyết định 1159/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1159/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Dương Xuân Huyên
  • Ngày ban hành: 27/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1159/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính lĩnh vực Khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên Lạng Sơn


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1159/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 27
tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP
ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng
dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về
hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số
1237/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ
tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi
chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số
1239/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại các Tờ trình số 341/TTr-STNMT và 347/TTr-STNMT
ngày 13 tháng 7 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.
Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy
trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong lĩnh vực lĩnh vực Khí tượng thủy văn, Đo đạc và bản đồ thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể:

1. Danh mục thủ tục hành được sửa
đổi, bổ sung: 05 thủ tục hành chính;

2. Quy trình nội bộ theo cơ chế
một cửa: 02 thủ tục hành chính;

3. Quy trình nội bộ theo cơ chế
một cửa liên thông: 03 thủ tục hành chính.

(Có
Danh mục và Quy trình nội bộ chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
trên cơ sở danh mục và quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này xây dựng,
cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào Hệ thống thông tin
giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các Danh mục thủ tục hành chính
và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính sau hết hiệu lực thi hành kể
từ ngày Quyết định này có hiệu lực:

1. Danh mục thủ tục hành chính
có số thứ tự 04, 05, 06 Mục II Phần I Phụ lục I kèm theo Quyết định số
2409/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn công bố Danh mục
thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ và phê
duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn.

2. Danh mục thủ tục hành chính
có số thứ tự 01, 02 Mục C Phần I Phụ lục I; Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục
hành chính tại các số thứ tự 01, 02 mục A Phần I Phụ lục II và số thứ tự 09,
10, 11 Mục II Phần I Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 408/QĐ-UBND
ngày 11/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn công bố Danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ và phê duyệt quy
trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông lĩnh vực Môi trường, Đo đạc và Bản đồ, Đăng ký biện pháp bảo đảm,
Khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn.

Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin
và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
– Thường trực HĐND tỉnh;
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– Sở Nội vụ;
– C, PCVP UBND tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh;
– Các phòng CM, TTTT, TTPVHCC;
– Lưu: VT. TTPVHCC(VLV).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Dương Xuân Huyên

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG
LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN (05 TTHC)
(Kèm theo Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng
Sơn)

STT

Mã số TTHC

Tên TTHC

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Cách thức thực hiện

Căn cứ pháp lý

Theo quy định

Sau cắt giảm

I

Lĩnh vực khí tượng thủy
văn (03 TTHC)

1

1.000987. 000.00. 00.H37

Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

17 ngày làm việc

12 ngày làm việc (Quyết định số 1063/QĐ- UBND ngày 31/5/2021)

– Cơ quan tiếp nhận và trả
kết quả
: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: phố Dã Tượng,
phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

– Cơ quan thực hiện: Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Số 5, đường Lý Thái Tổ, phường
Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn.

– Tiếp nhận và trả kết quả trực
tiếp;

– Tiếp nhận và trả kết quả
qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Tiếp nhận hồ sơ trực tuyến
tại địa chỉ http://dichvucong. langson.gov.vn

– Luật Khí tượng thủy văn
2015.

– Nghị định số 38/2016/NĐ-CP
ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng
thủy văn.

– Nghị định số 48/2020/NĐ-CP
ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.

Nghị định số
22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường.[1]

2

1.000970. 000.00. 00.H37

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng
thủy văn

3

1.000943. 000.00. 00.H37

Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

05 ngày làm việc

3,5 ngày làm việc (Quyết định số 1063/QĐ- UBND ngày 31/5/2021)

II

Lĩnh vực đo đạc và bản đồ (02 TTHC)

4

1.000049. 000.00. 00.H37

Cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi
chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II

– Cấp chứng chỉ: 10 ngày làm việc.

-Gia hạn/ cấp lại/ cấp đổi chứng chỉ: 03 ngày làm việc.

Cấp chứng chỉ: 07 ngày làm việc.
(Quyết định số 1063/QĐ- UBND ngày 31/5/2021)

– Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Địa chỉ: phố Dã Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

– Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Số 5, đường
Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn.

– Tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp;

– Tiếp nhận và dịch vụ bưu chính công ích;

– Tiếp nhận và trả kết quả qua hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong. langson.gov.vn

– Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018;

– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của luật đo đạc và bản đồ;

– Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định số 27/2019/NĐ-CP ;

– Nghị định số 22/2023 ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
tài nguyên và môi trường.

5

1.011671. 000.00. 00.H37

Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ

Ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu
cung cấp.

– Cơ quan tiếp nhận và trả
kết quả
: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: phố Dã Tượng,
phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

– Cơ quan thực hiện: Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Số 5, đường Lý Thái Tổ, phường
Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn.

– Tiếp nhận và trả kết quả trực
tiếp;

– Tiếp nhận và trả kết quả
qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Tiếp nhận hồ sơ trực tuyến
tại địa chỉ http:

//dichvucong. langson.gov.vn

– Luật Đo đạc và bản đồ năm
2018;

– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP
ngày 13/3/2019 của Chính phủ;

– Nghị định số
136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ;

– Nghị định số 22/2023 ngày
12/5/2023 của Chính phủ;

-Thông tư số 33/2019/TT-BTC
ngày 10/6/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 34/2017/TT-BTC ngày 21/4/2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và Thông tư
số 196/2016/TT- BTC ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng
Sơn)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI
BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA (02 TTHC)

STT

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

1

Cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi
chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.

Sở Tài nguyên và Môi trường

2

Cung cấp thông tin, dữ liệu,
sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Phần II

QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

– Công chức Một cửa: CCMC

– Trung tâm Phục vụ hành chính
công: TTPVHCC

– Tài nguyên và Môi trường:
TN&MT

– Quản lý đất đai: QLĐĐ

– Văn phòng Đăng ký đất đai:
VPĐKĐĐ

1. Cấp,
gia hạn, cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II

1.1. Cấp chứng chỉ hành nghề
đo đạc và bản đồ hạng II

a) Trường hợp đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ đã có kết quả sát hạch

Thời hạn giải quyết TTHC: 07
ngày làm việc (Thời gian theo quy định: 10 ngày làm việc, thời gian đã cắt
giảm 03 ngày làm việc).

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả Nhập hồ sơ điện tử.

Chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên
môn

CCMC tại TTPVHCC

1/2 ngày

B2

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng QLĐĐ

1/2 ngày

B3

Thẩm định hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng
yêu cầu: thông báo cho cá nhân trong thời hạn không quá 03 ngày, nêu rõ lý
do.

– Trường hợp hồ sơ cần giải
trình và bổ sung thêm: thông báo cho cá nhân không quá 03 ngày kể từ ngày viết
phiếu biên nhận.

– Trường hợp, hồ sơ đáp ứng
yêu cầu: Dự thảo văn bản cấp chứng chỉ, trình lãnh đạo phòng.

Chuyên viên Phòng QLĐĐ

03 ngày

B4

Xem xét văn bản trình của
chuyên viên và trình Lãnh đạo Sở TNMT

Lãnh đạo Phòng QLĐĐ

01 ngày

B5

Xem xét, quyết định ký duyệt,
chuyển kết quả qua Văn thư Sở TNMT

Lãnh đạo Sở TN&MT

1,5 ngày

B6

Đóng dấu, phát hành văn bản,
chuyển kết quả giải quyết cho CCMC

Văn thư Sở

1/2 ngày

B7

Trả kết quả giải quyết Thống
kê, theo dõi

CCMC tại TTPVHCC

Không tính thời gian

Tổng thời gian thực hiện

07 ngày

b) Trường hợp đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ nhưng chưa có kết quả sát hạch

Thời hạn giải quyết TTHC: 07
ngày làm việc kể từ thời điểm có kết quả sát hạch

(Thời gian theo quy định: 10
ngày làm việc, thời gian đã cắt giảm 03 ngày làm việc).

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

I

Tổ chức sát hạch (không
tính vào thời gian giải quyết TTHC)

B1

– Tiếp nhận hồ sơ tại thời điểm
tổ chức sát hạch và thông báo cho công dân thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề
là 07 ngày làm việc kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.

– Ghi giấy biên nhận, chuyển
hồ sơ cho Phòng chuyên môn

CCMC tại TTPVHCC

1/2 ngày

Theo điều 2 Khoản 19 Nghị định 136/2021/NĐ- CP quy định: Trường hợp
cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ nhưng chưa có kết
quả sát hạch
thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng
chỉ tại thời điểm
tổ chức sát hạch
do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành
nghề đo đạc và bản đồ thông
báo. Trong trường hợp này, thời
hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề
theo quy định tại khoản 1 Điều
này được
tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.

B2

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng QLĐĐ

1/2 ngày

B3

Thẩm định hồ sơ:

– Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu:
thông báo cho cá nhân trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ khi tiếp nhận,
nêu rõ lý do.

– Hồ sơ cần giải trình và bổ
sung thêm, thông báo cho cá nhân không quá 03 ngày kể từ khi tiếp nhận.

– Hồ sơ đáp ứng yêu cầu: Tham
mưu tổ chức sát hạch, thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc
và bản đồ

Chuyên viên Phòng QLĐĐ

05 ngày

B4

Trình đăng tải trên cổng
thông tin điện tử của Sở TN&MT về kết quả xét hồ sơ, địa điểm tổ chức,
danh sách và mã số dự sát hạch của từng cá nhân

Hội đồng xét cấp chứng chỉ

Trước thời gian tổ chức sát hạch 10 ngày

B5

Tổ chức sát hạch theo quy định
tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP

Hội đồng xét cấp chứng chỉ

01 ngày

B6

Tổng hợp, trình đăng tải kết
quả sát hạch trên cổng thông tin điện tử của Sở TN&MT

Hội đồng xét cấp chứng chỉ

10 ngày kể từ ngày kết thúc sát hạch

B7

Phê duyệt, ban hành kết quả
sát hạch

Sở TN&MT

Không quy định

II

Giải quyết hồ sơ (07
ngày làm việc kể từ ngày có kết quả sát hạch)

B8

Dự thảo văn bản cấp chứng chỉ,
trình lãnh đạo phòng chuyên môn

Chuyên viên Phòng QLĐĐ

03 ngày

B9

Xem xét văn bản trình của
chuyên viên và trình Lãnh đạo Sở

Lãnh đạo Phòng QLĐĐ

1,5 ngày

B10

Xem xét, ký duyệt văn bản

Lãnh đạo Sở TN&MT

02 ngày

B11

Đóng dấu, phát hành văn bản,
chuyển kết quả giải quyết cho CCMC

Văn thư Sở

1/2 ngày

B12

Trả kết quả giải quyết TTHC;
Thống kê, theo dõi.

CCMC tại TTPVHCC

Không tính thời gian

Tổng thời gian giải quyết
TTHC

07 ngày

1.2. Gia hạn, cấp lại, cấp đổi
chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II

Tổng thời gian thực hiện TTHC:
03 ngày làm việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả nhập hồ sơ điện tử.

Chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên
môn

CCMC tại TTPVHCC

1/4 ngày

B2

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng QLĐĐ

1/4 ngày

B3

Thẩm định hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng
yêu cầu, thông báo cho cá nhân, nêu rõ lý do.

– Trường hợp hồ sơ cần giải
trình và bổ sung thêm, thông báo cho cá nhân không quá 01 ngày kể từ ngày viết
phiếu biên nhận.

– Trường hợp, hồ sơ đáp ứng
yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo, trình ký gia hạn/cấp lại/cấp đổi chứng chỉ

Chuyên viên Phòng QLĐĐ

1,5 ngày

B4

Xem xét trình Giám đốc Sở ký
gia hạn/cấp lại/cấp đổi chứng chỉ

Lãnh đạo phòng QLĐĐ

1/4 ngày

B5

Xem xét, quyết định ký duyệt
văn bản

Lãnh đạo Sở TN&MT

1/2 ngày

B6

Đóng dấu, phát hành văn bản,
chuyển kết quả giải quyết cho CCMC

Văn thư Sở

1/4 ngày

B7

Trả kết quả giải quyết TTHC;

Thống kê, theo dõi.

CCMC tại TTPVHCC

Không tính thời gian

Tổng thời gian thực hiện

03 ngày

2. Cung cấp
thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ

Tổng thời gian thực hiện TTHC:
ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp.

TT

Trình tự

(Trường hợp ngay trong ngày làm việc)

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả Nhập hồ sơ điện tử.

Chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên
môn

CCMC tại TTPVHCC

01 giờ

B2

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo VPĐKĐĐ

01 giờ

B3

Kiểm tra thông tin trên Phiếu
yêu cầu cung cấp thông tin:

– Trường hợp từ chối cung cấp
thông tin, dữ liệu, sản phẩm: trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân lý do không cung cấp.

– Trường hợp thông tin, dữ liệu,
sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước: báo cáo lãnh đạo
đơn vị để xem xét tham mưu thực hiện.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện
cung cấp: sao, lưu thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ dưới dạng bản
sao hoặc xuất bản sản phẩm (thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ dưới
dạng bản sao phải được xác nhận nguồn gốc).

Trình ký Bản xác nhận nguồn gốc
của bản sao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ

Viên chức VPĐKĐĐ

04 giờ

B4

Xem xét ký duyệt văn bản cung
cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ

Giám đốc VPĐKĐĐ

01 giờ

B5

Đóng dấu, chuyển kết quả xử
lý cho Công chức một cửa của Sở tại TTPVHCC

Văn thư

01 giờ

B6

Trả kết quả giải quyết;

Thống kê, theo dõi.

CCMC tại TTPVHCC

Không tính thời gian

Tổng thời gian thực hiện

08 giờ

PHỤ LỤC III

DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 27 /7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh
Lạng Sơn)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI
BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG (03 TTHC)

STT

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

1

Cấp giấy phép hoạt động dự
báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

– Sở Tài nguyên và Môi trường

– UBND tỉnh

2

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy
phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

3

Cấp lại giấy phép hoạt động dự
báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

Phần II

QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

– Trung tâm Phục vụ hành chính
công: TTPVHCC

– Công chức một cửa: CCMC

– Nhân viên bưu điện: NVBĐ

– Tài nguyên và Môi trường:
TN&MT

– Hành chính – Tổng hợp: HC-TH

– Bảo vệ môi trường: BVMT

1. Nhóm
02 TTHC

1.1.
Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

1.2.
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
văn.

Tổng thời gian thực hiện TTHC:
12 ngày làm việc (Thời gian thực hiện theo quy định: 17 ngày làm việc,
thời gian đã cắt giảm: 05 ngày làm việc).

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, nhập hồ sơ điện tử; chuyển hồ sơ cho Chi cục
BVMT

CCMC tại TTPVHC

1/4 ngày

B2

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Chi cục BVMT

1/2 ngày

B3

Thẩm định hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng
yêu cầu, thông báo cho cá nhân trong 02 ngày làm việc, nêu rõ lý do.

– Trường hợp hồ sơ cần giải
trình và bổ sung thêm, thông báo cho cá nhân trong 02 ngày làm việc.

– Trường hợp, hồ sơ đáp ứng
yêu cầu, thực hiện các bước tiếp theo

Chuyên viên Phòng HC- TH

5,5 ngày

B4

Xem xét xử lý văn bản của Chuyên
viên, trình Lãnh đạo Chi cục BVMT

Lãnh đạo Phòng HC- TH

1/2 ngày

B5

Xem xét văn bản xử lý của
Phòng HC-TH, trình Lãnh đạo Sở

Lãnh đạo Chi cục BVMT

01 ngày

B6

Xem xét, duyệt ký văn bản,
trình UBND tỉnh

Lãnh đạo Sở TN&MT

01 ngày

B7

Đóng dấu, phát hành văn bản của
UBND tỉnh

Văn thư Sở TN&MT

1/4 ngày

B8

Xem xét, phê duyệt hồ sơ/văn
bản; chuyển kết quả về TTPVHCC

Chủ tịch UBND tỉnh

03 ngày

B9

Trả kết quả giải quyết; thống
kê, theo dõi

CCMC tại TTPVHCC

Không tính thời gian

Tổng thời gian thực hiện

12 ngày

2. Cấp lại
giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

Tổng thời gian thực hiện TTHC:
3,5 ngày làm việc (Thời gian thực hiện theo quy định: 05 ngày làm việc, thời
gian đã cắt giảm: 1,5 ngày làm việc)

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy
biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, nhập hồ sơ điện tử; chuyển hồ sơ cho Chi cục
BVMT

CCMC tại TTPVHCC

1/4 ngày

B2

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Chi cục BVMT

1/4 ngày

B3

Thẩm định hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng
yêu cầu, thông báo cho cá nhân trong thời hạn không quá 01 ngày, nêu rõ lý
do.

– Trường hợp hồ sơ cần giải
trình và bổ sung thêm, thông báo cho cá nhân không quá 01 ngày.

– Trường hợp, hồ sơ đáp ứng
yêu cầu; giải quyết hồ sơ theo quy định.

Chuyên viên Phòng HC- TH

01 ngày

B4

Xem xét xử lý văn bản của
Chuyên viên, trình Lãnh đạo Chi cục BVMT

Lãnh đạo Phòng HC- TH

1/4 ngày

B5

Xem xét văn bản xử lý của
Phòng HC-TH, trình Lãnh đạo Sở

Lãnh đạo Chi cục BVMT

1/4 ngày

B6

Xem xét, duyệt ký văn bản,
trình Chủ tịch UBND tỉnh

Lãnh đạo Sở TN&MT

1/4 ngày

B7

Đóng dấu, phát hành văn bản
trình UBND tỉnh

Văn thư Sở TN&MT

1/4 ngày

B8

Xem xét, phê duyệt hồ sơ/văn
bản; chuyển kết quả về TTPVHCC

Chủ tịch UBND tỉnh

01 ngày

B9

Trả kết quả giải quyết; thống
kê, theo dõi

CCMC tại TTPVHCC

Không tính thời gian

Tổng thời gian thực hiện

3,5 ngày



[1] Văn bản QPPL quy định trực tiếp nội
dung sửa đổi bổ sung

Quyết định 1408/QĐ-NHNN

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1408/QĐ-NHNN
  • Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Người ký: Đào Minh Tú
  • Ngày ban hành: 26/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1408/QĐ-NHNN 2023 Kế hoạch hành động ngành ngân hàng tăng trưởng xanh 2021 2030


NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1408/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 26
tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC
GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ ĐỀ ÁN VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ LẦN THỨ 26 CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA
LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16
tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Luật Các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng
06 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng
12 năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng
10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050;

Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp
triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí
hậu giai đoạn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở
Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản
xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành
kinh tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của
ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn
2021-2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần
thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam và các
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bộ Tài nguyên và môi trường;
– Ban lãnh đạo NHNN;
– Lưu: VP, VTDCNKT (3b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Đào Minh Tú

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ ĐỀ ÁN NHỮNG
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ LẦN THỨ 26 CÁC BÊN THAM GIA CÔNG
ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1408/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 7 năm 2023 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2012
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần
thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;
Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi
khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm
2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt
Nam; Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững
giai đoạn 2021-2030, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động nhằm
cụ thể hóa tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các Quyết định với các nội
dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Ngành ngân hàng tham gia thực hiện có hiệu
quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
của ngành ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được mục tiêu thịnh vượng về kinh
tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh,
kinh tế tuần hoàn, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia
tăng nhiệt độ toàn cầu.

2. Việc triển khai Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng
ghép, tích hợp trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng,
điều hành chính sách tiền tệ, ban hành cơ chế, chính sách tín dụng, hoạt động
ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và trong quá trình định hướng, xây dựng và triển
khai chiến lược, kế hoạch kinh doanh của từng tổ chức tín dụng nhằm thúc đẩy
tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội, hướng tới phát triển mô
hình ngân hàng xanh.

3. Nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của
ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành/lĩnh vực xanh, quản
lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với các ngành,
lĩnh vực phát thải cao; phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh thực hiện tăng trưởng xanh.

4. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách
và năng lực thực thi chính sách của ngành ngân hàng theo hướng cập nhật, phát
triển và đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu
về nguồn lực phục vụ tăng trưởng xanh của nền kinh tế; đẩy mạnh huy động nguồn
lực xanh, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh, thực hiện quản lý rủi ro về
môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng), dần tiệm cận với
tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh.

5. Phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng
dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để xanh hóa hoạt động ngân
hàng, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị
điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng tự động hóa quy
trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng và hoàn thiện thể
chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phù hợp với mục
tiêu tăng trưởng xanh

1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng
xanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh.

a) Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của
pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm
tạo sự thống nhất, đồng bộ và phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển
bền vững; tạo điều kiện nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng,
đa dạng hình thức cấp tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh, trong đó có các dự
án, phương án sản xuất kinh doanh có lợi ích về môi trường, bảo vệ môi trường.
(Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao thực hiện)
.

b) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về
quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp quy định của
pháp luật và thực tiễn hoạt động của các TCTD (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
đầu mối thực hiện).

c) Rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối,
góp phần hỗ trợ huy động nguồn lực tài chính từ nước ngoài phục vụ tăng trưởng
xanh, phù hợp với mức độ phát triển và độ mở của nền kinh tế Việt Nam, tuân thủ
các quy định của pháp luật (Vụ Quản lý ngoại hối đầu mối phối hợp với Vụ Hợp
tác quốc tế, Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan thực hiện).

d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chiến lược, kế hoạch
hành động của ngành ngân hàng đảm bảo tích hợp, phù hợp với các mục tiêu của
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050,
Chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đến
năm 2050 và Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ
26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Viện
Chiến lược ngân hàng đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

1.2. Tiếp tục triển khai, thực hiện Đề
án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu, đề
xuất định hướng phát triển mô hình ngân hàng xanh tại Việt Nam phù hợp với Chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Viện
Chiến lược ngân hàng đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

1.3. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng
ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia.

a) Bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong
và ngoài nước, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh
tế vĩ mô khác để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính
sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn
định thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ tăng trưởng xanh, ứng phó với biến
đổi khí hậu và phát triển bền vững (Vụ Chính sách tiền tệ đầu mối phối hợp
các đơn vị liên quan thực hiện).

b) Hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp tín dụng đối
với Danh mục phân loại xanh sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục phân
loại xanh; hướng dẫn thống kê dư nợ tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng (Vụ
Tín dụng các ngành kinh tế đầu mối phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê và các đơn
vị có liên quan thực hiện).

c) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đề xuất triển
khai công tác quản lý rủi ro khí hậu trong hoạt động ngân hàng (Vụ Tín dụng
các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

d) Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng
nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
xanh quốc gia; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng:

(i) Đẩy mạnh huy động nguồn lực, trong đó có hoạt động
phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại
xanh nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

(ii) Tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài
trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn và năng lực tài chính của khách hàng;

(iii) Tăng dần tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu
tư, tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh, trong đó chú trọng các
ngành/lĩnh vực như: năng lượng tái tạo, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu
xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải, các ngành sản xuất, tiêu dùng ít các
bon,… phù hợp với mục tiêu cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng
“0” vào năm 2050;

(iv) Thực hiện các quy định về quản lý rủi ro về
môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; Chủ động nghiên cứu, cập nhật và phát
triển các sản phẩm tín dụng xanh, quản lý rủi ro về môi trường và xã hội, rủi
ro khí hậu trong hoạt động cấp tín dụng dần tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

(Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành
kinh tế, các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan thực hiện).

đ) Ưu tiên xem xét, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
đối với các tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đối với Danh mục phân loại xanh,
phù hợp với chủ trương, định hướng điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
trong từng thời kỳ (Vụ Chính sách tiền tệ đầu mối thực hiện).

e) Nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng
công tác thống kê, ứng dụng chuyển đổi số đối với hệ thống báo cáo thống kê, cơ
sở dữ liệu tăng trưởng xanh của ngành (Vụ Dự báo, thống kê, Cục Công nghệ
thông tin phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

2. Hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh
huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh

2.1. Các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước,
các tổ chức tín dụng tăng cường công tác hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh huy động
nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, cụ thể:

a) Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các
đối tác phát triển quốc tế trong việc xây dựng chính sách và huy động nguồn lực
hỗ trợ Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, thực hiện các
cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Tuyên bố chính trị thiết lập
quan hệ đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) theo chủ trương, chính
sách của Nhà nước;

b) Hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận và tiếp nhận
nguồn hỗ trợ quốc tế nhằm đẩy mạnh tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại
xanh, phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Tăng cường vận động, tiếp nhận và triển khai các
hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực hoạch định, xây dựng và thực thi
các chính sách, quy định về tài chính xanh và tăng trưởng xanh của ngành ngân
hàng;

d) Phối hợp với các đối tác quốc tế triển khai các
chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội thảo, hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm,
nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực về tài chính xanh, tăng trưởng xanh
và phát triển bền vững;

đ) Tiếp tục thực hiện vai trò của ngành ngân hàng
trong việc đề xuất, triển khai các sáng kiến, hoạt động hợp tác với đối tác quốc
tế và nghiên cứu về các tổ chức, diễn đàn quốc tế về tăng trưởng xanh, phát triển
bền vững nhằm hỗ trợ công tác huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh.

(Vụ Hợp tác quốc
tế, Vụ Tổ chức cán bộ, các tổ chức tín dụng thực hiện).

2.2. Theo dõi, đánh giá nguồn lực quốc tế hỗ trợ thực
hiện tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu qua hệ thống ngân hàng (Vụ
Hợp tác quốc tế đầu mối thực hiện).

2.3. Theo dõi, cập nhật các cam kết quốc tế của Việt
Nam liên quan đến tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu trên trang
thông tin chuyên đề về tăng trưởng xanh – Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng
Nhà nước. (Vụ Hợp tác quốc tế đầu mối thực hiện).

3. Hoàn thiện chính sách đẩy
mạnh chuyển đổi số nhằm phát triển bền vững ngành ngân hàng

3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách
thúc đẩy hoạt động thanh toán và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, trong
đó tập trung hỗ trợ phát triển mô hình kinh doanh mới, cung ứng sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

3.2. Phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có
hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030; trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của nền kinh tế trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và ứng phó với
biến đổi khí hậu.

3.3. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện
đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường góp phần phục vụ
tăng trưởng xanh.

3.4. Phát triển các hình thức, phương tiện thanh
toán mới, hiện đại ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường
nhằm tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt, hạn chế thanh toán dùng tiền mặt, giảm lưu thông tiền giấy
trên thị trường.

(Vụ Thanh toán đầu
mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện)

4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh

4.1. Tổ chức các đợt khảo sát/thực tập đến các nước
có chính sách và hoạt động cấp tiến về tài chính – ngân hàng xanh nhằm tăng cường
hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan
đến xây dựng và triển khai chính sách ngân hàng về tín dụng xanh, ứng phó biến
đổi khí hậu, thực hiện các cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” và Tuyên bố
chính trị thiết lập quan hệ đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) (Vụ
Tổ chức cán bộ đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

4.2. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo
và bồi dưỡng về tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh đối với ngành ngân
hàng; xây dựng chương trình đào tạo về nghiệp vụ cấp tín dụng xanh, quản lý rủi
ro về môi trường – xã hội trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tài trợ tín dụng
cho mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững; tổ chức giảng
dạy cho cán bộ, sinh viên tại các trường Đại học, Học viện thuộc ngành ngân
hàng về tăng trưởng xanh, tài chính xanh và phát triển kinh tế xanh đối với
ngành ngân hàng (Vụ Tổ chức cán bộ đầu mối phối hợp với Vụ Tín dụng các
ngành kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Hiệp hội ngân hàng và các đơn vị liên quan
thực hiện).

4.3. Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học,
các đề tài khoa học để phục vụ xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng xanh,
ngân hàng xanh (Viện Chiến lược ngân hàng phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành
kinh tế và các đơn vị liên quan thực hiện).

4.4. Các tổ chức tín dụng căn cứ năng lực và điều
kiện thực tế để xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ thực thi công tác tài chính xanh trong lĩnh vực ngân hàng (Các tổ
chức tín dụng thực hiện).

5. Công tác thông tin, truyền
thông về hoạt động của ngành ngân hàng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, ứng
phó với biến đổi khí hậu

5.1. Tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức
của ngành ngân hàng về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh,
ngân hàng xanh, phát triển ngân hàng bền vững.

5.2. Kịp thời thông tin, truyền thông về kết quả hoạt
động ngành ngân hàng, góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi
khí hậu; xây dựng nội dung thông tin chuyên về tình hình thực hiện chiến lược
tăng trưởng xanh của ngành ngân hàng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng
Nhà nước.

5.3. Khuyến khích lối sống, tiêu dùng xanh hài hòa
với thiên nhiên gắn với các giá trị văn hóa truyền thống, chống chịu với biến đổi
khí hậu và thiên tai trong các nội dung truyền thông của ngành ngân hàng.

5.4. Khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng và
công bố Báo cáo phát triển bền vững, công bố các cam kết “xanh” của tổ chức
mình.

(Vụ Truyền thông đầu mối phối hợp với các đơn vị
liên quan thực hiện nội dung 5.1, 5.2, 5.3; các Tổ chức tín dụng thực hiện nội
dung 5.4)

6. Nghiên cứu, thành lập diễn
đàn chung về tài chính xanh của ngành ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu
tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết giảm
phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 để các tổ chức tín dụng tham gia chia sẻ
kinh nghiệm, hỗ trợ các thành viên thực hiện (Hiệp hội Ngân hàng đầu mối thực
hiện).

7. Đẩy mạnh thực hiện mua sắm
xanh đối với các dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật và Chính phủ; ưu tiên sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân
thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam trong hoạt động
mua sắm công.

(Vụ Tài chính – Kế toán, các đơn vị liên quan của
Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng thực hiện).

III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Nguồn lực để triển khai Kế hoạch thực hiện theo Quyết
định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch
hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Hiệp hội ngân hàng, các tổ chức tín dụng căn cứ chức năng, nhiệm vụ và hoạt
động của đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch
hành động này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Định kỳ hàng năm (trước 15/11) hoặc
đột xuất theo yêu cầu, các đơn vị được giao đầu mối triển khai các nhiệm vụ tại
Kế hoạch hành động này có báo cáo về tiến độ triển khai, kết quả đạt được, khó
khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý gửi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế để
xây dựng báo cáo của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh, trình Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng
xanh./.

Kế hoạch 170/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 170/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Ngô Hạnh Phúc
  • Ngày ban hành: 25/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 170/KH-UBND 2023 tăng cường tiết kiệm điện Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 170/KH-UBND

Yên Bái, ngày 25
tháng 7 năm 2023

KẾ HOẠCH

VỀ
TĂNG CƯỜNG TIẾT KIỆM ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2023-2025 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và
các năm tiếp theo, nhằm tiếp tục góp phần đảm bảo việc cung cấp điện ổn định,
an toàn hệ thống điện, làm nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, thu hút đầu
tư, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định xã hội trong bối cảnh nguồn cung ứng
điện giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo sẽ gặp nhiều thách thức. Ủy ban
nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn
2023-2025 và các năm tiếp theo với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Cụ thể hóa nội dung Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày
08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn
2023-2025 và các năm tiếp theo, góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước về
sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

– Đảm bảo việc cung cấp điện ổn định, an toàn hệ thống
điện, làm nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, giữ vững
chính trị, an ninh, quốc phòng.

2. Yêu cầu

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân
và người dân sử dụng điện trên địa bàn tỉnh tích cực trong việc thực hành tiết
kiệm điện và thực hiện nghiêm quy định Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

– Trong giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo,
phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ của tỉnh.

– Giảm tổn thất điện năng trên hệ thống điện của tỉnh
dưới 5% vào năm 2025.

– Giảm bớt công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện
trên địa bàn tỉnh thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện
(DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 80 MW vào năm 2025.

– Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở
và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ
tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

– Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường
phố sử dụng đèn LED.

1.2. Mục tiêu cụ thể theo từng nhóm đối tượng:

– Nhóm hành chính sự nghiệp: Hàng năm tiết kiệm 9%
điện thương phẩm của nhóm; góp phần tiết kiệm 0,17% điện thương phẩm toàn tỉnh.

– Nhóm chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục
đích quảng cáo, trang trí ngoài trời, chiếu sáng giao thông: Hàng năm tiết kiệm
30% điện thương phẩm của nhóm; góp phần tiết kiệm 0,22% điện thương phẩm toàn tỉnh.

– Nhóm chiếu sáng quảng cáo, trang trí nhà hàng,
khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại ngoài trời: Hàng năm tiết kiệm 50% điện
thương phẩm của nhóm; góp phần tiết kiệm 0,14% điện thương phẩm toàn tỉnh.

– Nhóm tiêu dùng dân cư: Hằng năm tiết kiệm 1 % điện
thương phẩm của nhóm; góp phần tiết kiệm 0,36% điện thương phẩm toàn tỉnh.

– Nhóm sản xuất công nghiệp: Hằng năm tiết kiệm 2%
điện thương phẩm của nhóm; góp phần tiết kiệm 1,13% điện thương phẩm toàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện,
thị xã, thành phố, các tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ sau:

2.1. Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ quan,
công sở, trụ sở làm việc:

– Phối hợp với Công ty Điện lực Yên Bái xây dựng và
tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện cho đơn vị mình, đảm bảo hằng năm tối
thiểu tiết kiệm 5,0% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.

– Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả
nội quy về tiết kiệm điện, các quy định về sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các
trang thiết bị tiêu thụ điện tại cơ quan, đơn vị. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị
thực hiện lồng ghép quy định về sử dụng tiết kiệm điện vào kế hoạch thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; nghiêm túc tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất hằng
năm.

– Phổ biến, quán triệt việc thực hiện tiết kiệm điện
tới toàn thể người lao động, đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hằng
năm. Người đứng đầu tại cơ quan, công sở chịu trách nhiệm đối với những trường
hợp vi phạm các quy định về tiết kiệm điện tại đơn vị mình.

– Tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và
sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng
mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.

– Tăng cường thực hiện Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg
ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phương tiện, thiết bị
tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước.

– Đôn đốc, rà soát và thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện nội quy và các quy định hiện hành về tiết kiệm điện.

2.2. Thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng
công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời:

– Các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống
chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí
ngoài trời chủ trì phối hợp với Công ty Điện lực Yên Bái xây dựng và tổ chức
triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, theo đó, phải đảm bảo tối thiểu tiết kiệm
30% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2023 – 2025 cho các hoạt động chiếu
sáng trên.

– Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật chiếu sáng công cộng; thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu
sáng, đèn quảng cáo bằng đèn tiết kiệm điện; áp dụng công nghệ điều khiển tự động
trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài
trời. Đẩy mạnh triển khai áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời cho
các thiết bị phục vụ mục đích quảng cáo, trang trí, chiếu sáng công cộng.

– Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện
trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm
điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng mới, cải
tạo, nâng cấp.

– Đẩy nhanh quá trình thực hiện tự động hóa chiếu
sáng theo khung thời gian và điều kiện thời tiết của các công trình chiếu sáng
công cộng.

– Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại,
tổ hợp văn phòng và tòa nhà tắt hoặc giảm tối thiểu 50% công suất chiếu sáng quảng
cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện theo yêu cầu của
Công ty điện lực Yên Bái; tuân thủ các quy định về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu
quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Công ty điện
lực Yên Bái trong trường hợp xảy ra thiếu điện; phối hợp với Công ty điện lực
Yên Bái thực hiện các chương trình tuyên truyền, hình thức tuyên truyền phù hợp
về sử dụng tiết kiệm điện trong cao điểm hè, các chương trình, cuộc thi, phát động
về tiết kiệm điện trên địa bàn.

2.3. Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia
đình:

– Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng
theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính
phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức
hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

– Thường xuyên thực hiện hành vi sử dụng điện tiết
kiệm và hiệu quả tại gia đình như: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt
hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt
độ khi thật cần thiết và sử dụng ở chế độ, mức nhiệt độ phù hợp (chế độ làm lạnh
từ 26 độ C trở lên); ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất
cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn năng lượng đạt mức hiệu suất cao; hạn chế tối
đa việc sử dụng bóng đèn sợi đốt.

– Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt
trời trên mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hệ thống đun nước nóng từ
năng lượng mặt trời.

– Tích cực tham gia, hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất
hằng năm.

2.4. Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ sở kinh
doanh thương mại và dịch vụ:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ
về sử dụng điện, quy tắc về sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả tại các
cơ sở kinh doanh, dịch vụ (siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, cơ sở lưu
trú, cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn
phòng,…).

– Xây dựng và phổ biến thực hiện nội quy tiết kiệm
điện của cơ sở cho khách hàng.

– Xây dựng kế hoạch, kịch bản phối hợp với Công ty
điện lực Yên Bái trong cắt giảm phụ tải.

– Triển khai chương trình khuyến khích sử dụng nguồn
năng lượng tại chỗ bằng các nguồn năng lượng tái tạo, các thiết bị điện sử dụng
năng lượng tái tạo.

2.5. Thực hiện tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp
sản xuất:

– Khuyến khích triển khai chương trình các doanh
nghiệp tham gia thỏa thuận tự nguyện thực hiện các giải pháp về tiết kiệm năng
lượng, tiết kiệm điện, lắp đặt điện mặt trời mái nhà và tư vấn thực hiện các giải
pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

– Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số
279/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia về
quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030.

– Xây dựng chương trình huy động hệ thống phát điện
dự phòng trong trường hợp xảy ra thiếu điện.

– Xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện
tiết kiệm và hiệu quả như: đảm bảo sử dụng đúng công suất và biếu đồ phụ tải;
thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị,
máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết
bị điện hoạt động không tải.

– Lắp đặt, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào hệ thống năng lượng nội bộ; ưu tiên
sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao.

– Các cơ sở sử dụng năng lượng có điện năng tiêu thụ
từ 01 triệu kWh/năm trở lên phải tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một
đơn vị sản phẩm mỗi năm hoặc phải tiết kiệm ít nhất 2% tổng điện năng tiêu thụ
trong năm, rà soát, đảm bảo việc chấp hành, tuân thủ các quy định của Luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm điện có liên quan.

– Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là đối tượng
điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức tiêu hao
năng lượng trên một đơn vị sản phẩm phải tuân thủ định mức tiêu hao năng lượng
theo quy định; hưởng ứng ký kết tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR).

– Khuyến khích xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống
quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh. Thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ, xây dựng và thực hiện các mục
tiêu, giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm.

– Tăng cường thúc đẩy các kỹ thuật tiết kiệm năng
lượng tiên tiến, thúc đẩy cải tiến công nghệ trong các ngành tiêu thụ nhiều
năng lượng, tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất, loại bỏ năng lực sản xuất lạc hậu,
tiếp tục nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua đầu tư các dự án tiết
kiệm năng lượng.

– Triển khai và áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật về
tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khai thác và sử dụng
cẩm nang công nghệ về tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp tiêu thụ
nhiều năng lượng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

– Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ
chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai Kế hoạch này, tổng hợp kết
quả thực hiện hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo yêu cầu.

– Triển khai các chương trình khuyến khích điện mặt
trời mái nhà trong doanh nghiệp và hộ gia đình, chương trình tuyên truyền phổ
biến trang thiết bị tiết kiệm điện trong các hộ gia đình như điều hòa, tủ lạnh,
đèn LED, máy giặt…

– Chỉ đạo Công ty Điện lực Yên Bái phối hợp với các
cơ sở sản xuất điện trên địa bàn vận hành tối ưu các nhà máy và lưới điện truyền
tải, phân phối nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất
điện năng trên toàn hệ thống; kiểm tra, giám sát, đôn đốc Công ty Điện lực Yên
Bái thực hiện việc cung cấp điện theo kế hoạch tiết giảm điện đã được phê duyệt
khi xảy ra thiếu nguồn và quy định về ngừng, giảm cung cấp điện.

– Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền
liên tục, rộng rãi để cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, doanh nghiệp, nhân
dân biết và thực hiện nghiêm túc các giải pháp tiết kiệm điện, nhất là trong
các giờ cao điểm.

– Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương
tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của nhà nước về tiết
kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

– Triển khai chương trình Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ thực hiện
đầu tư, triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng thay thế các trang thiết
bị có hiệu suất thấp bằng các thiết bị, dây chuyền sản xuất có hiệu suất cao,
tiết kiệm năng lượng.

– Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm
tra, giám sát và áp dụng chế tài xử phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ
chức không thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
theo thẩm quyền.

– Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm trên địa bàn thực hiện kiểm toán năng lượng, thực hiện
các giải pháp tiết kiệm năng lượng đảm bảo hàng năm tiết kiệm ít nhất 2% điện
năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm hoặc phải tiết kiệm ít nhất 2% tổng
điện năng tiêu thụ trong năm.

– Chủ trì, phối hợp Công ty Điện lực Yên Bái và các
cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai có hiệu quả chương trình Giờ Trái đất, tổ
chức sự kiện tháng tiết kiệm điện hằng năm.

– Tăng cường kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm
trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng điện.

2. Sở Tài chính

– Kiểm tra việc mua sắm theo danh mục phương tiện,
thiết bị tiết kiệm điện năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết
định số 68/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước và các văn bản quy định hiện hành khác.

– Cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về
tiết kiệm điện và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 – 2025 ban hành
kèm theo Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh.

– Hướng dẫn các đơn vị, các tổ chức thực hiện quản
lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, kế
hoạch theo quy định.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh về tiết kiệm điện; hỗ trợ thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về năng lượng mới, năng lượng
sạch phục vụ sản xuất, kinh doanh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

– Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn báo
chí, cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh để phổ biến chính sách, pháp luật,
kiến thức, thông tin về sử dụng tiết kiệm năng lượng điện. Phát huy hiệu quả hệ
thống truyền thanh cơ sở, mạng xã hội trong công tác tuyên truyền các biện pháp
sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch

– Phối hợp với Sở Công Thương, Công ty Điện lực Yên
Bái và các đơn vị liên quan tuyên truyền cho các cơ sở lưu trú du lịch và các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng điện tiết kiệm
và hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường.

– Phối hợp phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong
nhân dân, tại cơ sở lưu trú du lịch, các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh về chủ trương tăng cường thực hiện tiết
kiệm điện của Nhà nước và vận động nhân dân thực hiện, hình thành nếp sống văn
hóa tiết kiệm điện.

6. Ban Quản lý khu công nghiệp
tỉnh

Tuyên truyền rộng rãi đến doanh nghiệp trong các
khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc các giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất,
tích cực hưởng ứng tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) do Công
ty Điện lực Yên Bái triển khai.

7. Các sở, ban, ngành tỉnh

– Quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức nghiêm túc chấp hành các quy định về tiết kiệm điện tại cơ
quan, công sở; khi thẩm định, cấp phép các dự án, đề án, các công trình đầu tư,
xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm, lắp đặt trang thiết bị có trách nhiệm
hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư dự án, đơn vị quản
lý, sử dụng các công trình trụ sở, tòa nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh, hệ thống
chiếu sáng công cộng, chiếu sáng đường giao thông… trên địa bàn tỉnh nghiên cứu
sử dụng đèn led tiết kiệm điện tối đa và các thiết bị tiết kiệm điện, dán nhãn
năng lượng theo quy định.

– Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này.

8. UBND các huyện, thị xã,
thành phố

– Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch tiết kiệm
điện tại địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ kế hoạch đã
ban hành và theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đạt mục tiêu đặt
ra hằng năm. Xây dựng mục tiêu tiết kiệm điện hằng năm và giai đoạn của địa
phương, tổ chức phân bố chỉ tiêu và xác định, đánh giá mức độ thực hiện chỉ
tiêu tiết kiệm điện năng cho từng xã, phường, thị trấn trong năm kế hoạch.

– Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân đến
từng phường, xã, khối phố, thôn, tổ dân phố về chủ trương tăng cường thực hiện
tiết kiệm điện của Nhà nước và vận động nhân dân thực hiện.

– Tập trung triển khai nhiệm vụ tiết kiệm điện tại
trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quản lý.

– Phối hợp với Sở Công Thương, Công ty Điện lực Yên
Bái trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện sự kiện Giờ
Trái đất và các cuộc thi Gia đình tiết kiệm điện hàng năm.

– Tổ chức khen thưởng và đề xuất cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để khen thưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thành
tích trong công tác tiết kiệm điện.

9. Công ty Điện lực Yên Bái

– Thực hiện các giải pháp quản lý kỹ thuật, đầu tư,
cải tạo và nâng cấp lưới điện, tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, hạn chế sự
cố, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, giảm tổn thất điện
năng đến hết năm 2025 dưới 5%.

– Tuyên truyền, vận động khách hàng ký cam kết thực
hiện tiết kiệm điện, tiết giảm điện trong trường hợp xảy ra thiếu điện; xây dựng
phương án huy động dự phòng và vận động tham gia phát điện dự phòng trường hợp
xảy ra thiếu điện.

– Tập trung tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả tại hộ gia đình, các doanh nghiệp, trụ sở hành chính; thực hiện các
hình thức tuyên truyền phù hợp về sử dụng tiết kiệm điện trong cao điểm hè, các
chương trình, cuộc thi, phát động về tiết kiệm điện. Tuyên truyền, quảng bá
thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ của
khách hàng sử dụng điện là hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, bệnh viện,
trường học; khách hàng trong các khu, cụm công nghiệp; trang trại chăn nuôi, trồng
trọt (được lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng đã có sẵn).

– Phối hợp với chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp, tổ chức đóng trên địa bàn xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện. Hỗ trợ Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn thống kê kết
quả thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn
cung cấp điện.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan thống kê, theo
dõi việc tiết kiệm điện của các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước, chiếu
sáng công cộng trên địa bàn để tham mưu kiến nghị với Sở Công Thương tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh trong áp dụng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

– Xây dựng phương án cấp điện theo từng mức cắt giảm
công suất và sản lượng do Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia yêu cầu; đề
xuất Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tiết kiệm
điện khi xảy ra thiếu điện, thực hiện đúng các quy định của Luật Điện lực, hạn
chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của
người dân.

– Hằng tháng tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng điện
tại các cơ quan công sở, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn (đối với tháng cao
điểm hè) gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 05
của tháng sau; tổng hợp báo cáo hằng năm gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 01 hằng năm.

10. Báo Yên Bái, Đài phát
thanh Truyền hình tỉnh

Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin bài về tiết kiệm
điện nhất là các tháng hè cao điểm nắng nóng; đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền như phóng sự, phim tài liệu, video clip, mục hỏi đáp, bài viết, bản tin
ngắn… để thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp về tiết
kiệm điện.

Trên đây là Kế hoạch về tăng cường tiết kiệm điện
trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Ủy ban nhân
dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực
hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị,
tổ chức phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền./.


Nơi nhận:
– Bộ Công Thương;
– Thường trực Tỉnh ủy;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Chánh VP, Phó CVP UBND tỉnh;
– Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Công ty Điện lực Yên Bái;
– Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh;
– Báo Yên Bái;
– Trung tâm ĐHTM tỉnh;
– Lưu: VT, CN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Ngô Hạnh Phúc

Quyết định 1109/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1109/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Võ Phiên
  • Ngày ban hành: 25/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1109/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường của Ủy ban xã Quảng Ngãi


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1109/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày
25 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

V/V
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày
07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018
của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về
sửa đổi một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày
31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường số: 2518/QĐ-BTNMT ngày 17/10/2017 về việc công bố thủ tục
hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi
trường; 1240/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2023 về việc Công bố thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 44/2022/QĐ-UBND ngày
24/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 3741/TTr-STNMT ngày 21/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành và
phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

1. Danh mục TTHC mới ban hành tại Phụ lục I.

2. Quy trình nội bộ giải quyết TTHC tại Phụ lục II.

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ
quan

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm gửi
nội dung cụ thể của TTHC được công bố đến Sở Thông tin và Truyền thông để thiết
lập lên phần mềm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và gửi
Văn phòng UBND tỉnh để theo dõi, kiểm soát nội dung thực hiện.

2. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện hướng dẫn Sở Tài
nguyên và Môi trường đăng nhập các TTHC được công bố tại Quyết định này vào Cơ
sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định
này xây dựng quy trình điện tử nội bộ giải quyết TTHC và đăng tải công khai dữ
liệu nội dung cụ thể của TTHC được công bố lên phần mềm Hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính tỉnh theo quy định.

4. UBND cấp xã

Thực hiện niêm yết công khai kịp thời, đầy đủ Danh
mục và nội dung cụ thể từng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định;
đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của địa phương (nếu có) và thực
hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật và nội dung công bố
tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và
Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn;
các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
– CT, PCT UBND tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– VPUB: PCVP, KTN, CBTH;
– Lưu: VT, TTHC(htd).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Võ Phiên

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
(Công bố kèm theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 25/7/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Tên TTHC

Thời hạn giải
quyết

Địa điểm, cách
thức thực hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

1

Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích

Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi triển khai thực hiện thông
qua các cách thức sau:

– Trực tiếp.

– Qua dịch vụ bưu chính.

Không

– Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

– Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của
Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng
nguồn gen;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

PHỤ LỤC II

QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Công bố kèm theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 25/7/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Lưu ý quy cách thực hiện và quy ước viết tắt
trong quy trình:

– Khi chuyển hồ sơ giấy: Chuyển đầy đủ Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mẫu số 01 – Quyết định số 1179/QĐ-UBND
ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh)
; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu
số 04 – Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh)
và kèm
theo hồ sơ của công dân (trong quy trình viết gọn là “Hồ sơ”).

– Khi phân công xử lý hồ sơ, chuyển tiếp hồ sơ từ
bộ phận này sang bộ phận khác xử lý:
Phải ký, ghi rõ tên người phân
công/người chuyển tiếp, người nhận trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ
sơ (Mẫu 04). Đồng thời, phải xử lý phân công/chuyển tiếp trên phần mềm điện tử,
trùng khớp với việc chuyển trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu
04).

– Xử lý việc dừng giải quyết hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu thông tin, chưa đầy đủ,
chưa hợp lệ: Trong thời hạn không quá 1/2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ
sơ từ Bộ phận Một cửa cấp xã chuyển đến (tại bước B3) phải ban hành
Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ theo đúng mẫu (Mẫu số 07 – Quyết định
số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh)
; trừ trường hợp phát sinh bổ
sung hồ sơ theo quy định pháp luật diễn ra sau bước B3.

+ Trường hợp không đủ cơ sở để giải quyết theo quy
định: Ban hành Thông báo trả hồ sơ không giải quyết (Mẫu số 08 – Quyết định
số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh)
.

+ Việc ký ban hành thông báo Mẫu số 07, Mẫu số 08:
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đang trực tiếp xử lý, thẩm định tại các
bước của quy trình giải quyết các thủ tục hoặc ủy quyền cho cơ quan, đơn vị cấp
dưới có thẩm quyền trực tiếp ký ban hành thông báo.

– Quy ước viết tắt trong Quy trình giải quyết:

+ Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, viết tắt
là: “Mẫu số 01”.

+ Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, viết
tắt là: “Mẫu số 04”.

+ Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ, viết tắt
là: “Mẫu số 07”.

+ Thông báo trả hồ sơ không giải quyết, viết tắt
là: “Mẫu số 08”.

+ Các bước trong quy trình, viết tắt là: “B1, B2,
B3…”.

+ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả một cửa cấp xã
viết tắt là: “Bộ phận Một cửa”.

1. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích

Thời gian giải quyết: Tối đa là 03 (ba) ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

Sơ đồ các bước
thực hiện

Nội dung công
việc

Đơn vị/người thực
hiện

Thời gian thực
hiện

Kết quả thực hiện

B1: Nộp hồ sơ

– Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.

– Nhập dữ liệu thông tin hồ sơ vào Phần mềm.

– Quét scan, số hóa và lưu trữ hồ sơ điện tử.

Tổ chức, cá nhân, công chức tại Bộ phận Một cửa

Trong giờ hành
chính

– Mẫu số 01

– Mẫu số 04

– Hồ sơ

– Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được cập nhật
dữ liệu

B2: Chuyển hồ sơ

Chuyển hồ sơ (bản giấy, điện tử) về Công chức
chuyên môn.

Công chức tại Bộ phận Một cửa

02 giờ làm việc

– Mẫu số 01

– Mẫu số 04

– Hồ sơ

B3: Kiểm tra, thực hiện xử lý, trình ký

Công chức chuyên môn:

– Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ xác nhận
theo quy định:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì
soạn thảo văn bản thông báo tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

+ Trường hợp đủ điều kiện thì làm phiếu trình
trình Lãnh đạo phụ trách.

– Trình Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp xã được
giao phụ trách lĩnh vực môi trường quyết định.

Công chức chuyên môn

02 ngày làm việc

– Hồ sơ

– Dự thảo Thông báo hoàn thiện

– Dự thảo bản xác nhận

B4: Phê duyệt hồ sơ

Xem xét xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích cho tổ chức, cá nhân đề nghị

Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp xã được giao phụ
trách lĩnh vực môi trường

0,5 ngày làm việc

– Văn bản ý kiến xác nhận

– Hồ sơ

– Mẫu số 01

B5: Phát hành và chuyển kết quả

– Vào số, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ.

– Chuyển hồ sơ cho Bộ phận Một cửa.

Văn thư xã

02 giờ làm việc

Văn bản có ý kiến xác nhận

B6: Trả kết quả

Công chức tại Bộ phận Một cửa thực hiện:

– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

– Ký xác nhận việc nhận kết quả trên Mẫu số 04.

– Mời tổ chức, cá nhân đánh giá mức độ hài lòng.

– Kết thúc hồ sơ trên phần mềm Một cửa điện tử.

Công chức tại Bộ phận Một cửa, tổ chức, cá nhân

Trong giờ hành
chính

– Thu lại Mẫu số 01

– Thu văn bản ủy quyền (nếu được ủy quyền)