Quyết định 761/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 761/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Lê Văn Sử
  • Ngày ban hành: 26/04/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Văn bản này đang được cập nhật nội dung

Để xem văn bản này, bạn vui lòng Tải về

Kế hoạch 137/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 137/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Nguyễn Văn Tùng
  • Ngày ban hành: 26/04/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Văn bản này đang được cập nhật nội dung

Để xem văn bản này, bạn vui lòng Tải về

Kế hoạch 108/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 108/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Nguyễn Thế Phước
  • Ngày ban hành: 26/04/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 108/KH-UBND 2023 ứng phó sự cố tràn dầu Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 108/KH-UBND

Yên Bái, ngày 26
tháng 4 năm 2023

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TỈNH YÊN BÁI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi
có sự cố tràn dầu xảy ra. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát
sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường sinh thái, các ngành kinh tế và đời sống
của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

– Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách, lực
lượng cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

– Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm trang
thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết, bảo đảm cho hoạt động ứng phó các sự cố xảy
ra.

– Phân định trách nhiệm, xây dựng lực lượng chuyên trách
làm nòng cốt trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh, cung cấp thông
tin cần thiết để các cá nhân, tổ chức và đơn vị liên quan có thông tin, hướng
dẫn đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn
dầu xảy ra.

– Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn diễn
tập nâng cao năng lực cho các cấp và các lực lượng, sẵn sàng thực hiện ứng phó
sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”.

– Thiết lập được quy trình phản ứng kịp thời, cơ chế
phối hợp kịp thời, hiệu quả khi có sự cố xảy
ra.

2. Yêu cầu

– Xây dựng Kế hoạch theo khung hướng dẫn của Phụ lục
I Quyết định 12/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 03 năm 2021
ban hành về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

– Bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả tại các khu vực
dự kiến có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

– Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra trên đất
liền, trên sông và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp với thực tế và đặc thù của
địa phương.

– Phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng của từng
cơ quan, đơn vị trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

– Bảo đảm thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó,
công tác hậu cần, y tế… cho các lực lượng tham gia ứng phó.

– Tuyên truyền và triển khai thực hiện đồng bộ các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chú trọng lấy công tác phòng ngừa là
chính, ứng phó nhanh, kịp thời sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất, khí hậu,
thủy văn

1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất

1.1.1. Địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Bộ có diện tích
tự nhiên là 688.745ha, có tọa độ địa lý: 21°41’35” vĩ độ Bắc và 104°52’22”
kinh độ Đông; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: 7 huyện, 1 thành phố, 1
thị xã); 173 đơn vị hành chính cấp xã (150 xã và 23 phường, thị trấn), dân số
842.700 người (thống kê năm 2021), mật độ dân số 122 người/km2. Vị
trí địa lý của tỉnh:

– Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai và Lai Châu.

– Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.

– Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

– Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

1.1.2. Địa hình

Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến
tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc-Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng
Liên Sơn-Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con
Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp
giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng
lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm
67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai,
lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế – xã hội. Vùng
thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn
địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

1.1.3. Địa chất thủy văn

Qua khảo sát sơ bộ cho thấy trữ nước dưới đất ở địa
bàn Yên Bái khá phong phú, kết quả điều tra khảo sát ban đầu toàn tỉnh có trữ lượng
khai thác nước cấp công nghiệp từ 71.000 – 87.600 m3/ngày đêm. Độ
khoáng hóa của nước ở cả 3 mức độ siêu nhạt (0,1 g/Iít), nhạt (0,1 – 1g/lít) và
lợ( 1 – 3 g/l). Đây là nguồn nước có thể dùng bổ sung cho nơi thiếu các nguồn
nước mặt, tuy nhiên hiện còn gặp khó khăn về giải pháp và kinh phí đầu tư khi
khai thác nguồn nước này.

1.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng

Nhóm đất phù sa: Chiếm 1,33% diện tích toàn tỉnh, phân
bố chủ yếu ở khu vực sông, ngòi, suối lớn. Loại đất này thích hợp cho sự phát
triển của các cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm.

Nhóm đất Glây: Chiếm 0,61% diện tích toàn tỉnh, phân
bố trên các địa hình trũng thấp, thung lũng thích hợp với việc trồng lúa nước.

Nhóm đất đen: Chiếm 0,13% diện tích toàn tỉnh, phân
bố trên các thung lũng và ven chân núi đá vôi, thích hợp với trồng các loại cây
màu và cây công nghiệp hàng năm.

Nhóm đất xám: Chiếm 82,37% diện tích toàn tỉnh, phân
bố ở độ cao dưới 1.800 m, tập trung nhiều nhất ở Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang
Chải. Ở độ dốc dưới 25° rất thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm và cây
ăn quả, nơi có độ dốc trên 25° thích hợp với việc trồng rừng nguyên liệu.

Nhóm đất mùn Alít: Chiếm 8% diện tích toàn tỉnh, phân
bố ở vùng cao trên 1.800 m thuộc các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn,
thích hợp cho việc trồng rừng.

Nhóm đất tầng mỏng: Chiếm 0,2% diện tích toàn tỉnh,
phân bố ở vùng đá lộ đầu thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, chỉ thích hợp
với một số cây chống xói mòn như muồng, keo.

Các loại đất khác như sông, suối, núi đá chiếm 5,54%
diện tích toàn tỉnh. Loại đất này ít khai thác vào phát triển kinh tế, chủ yếu
là phải bảo vệ để đảm bảo môi trường sinh thái.

1.2. Đặc điểm khí hậu

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng
năm hình thành 2 mùa rõ rệt:

– Mùa mưa (Nóng ẩm) từ tháng 4 tới tháng 10: Nhiệt độ
trung bình: 25°C, tháng nóng nhất là tháng 7 có ngày nhiệt độ lên tới 37°C – 38°C.
Lượng mưa mùa này chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm, số ngày mưa nhiều, cường độ
lớn, đặc biệt trong các tháng 6, 7, 8 thường có mưa lớn kèm theo gió xoáy, mưa
đá, gây lũ quét, ngập lụt ở các triền sông, suối, làm hư hỏng các công trình
thủy lợi, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống.

– Mùa khô (Lạnh) từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau: Nhiệt
độ trung bình: 18°C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất 1°C. Lượng
mưa mùa này quá ít không đủ cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nên hay xảy ra
hạn hán, có năm vụ Đông Xuân có tới hàng nghìn ha bị thiếu nước. Bên cạnh đó
tình trạng sương muối, sương mù, ít ánh sáng mặt trời cũng gây ảnh hưởng lớn
đến thâm canh tăng năng suất của cây trồng, đặc biệt là ở 2 huyện vùng cao:
Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Lượng mưa ở Yên Bái tương đối lớn, bình quân nhiều năm
biến đổi từ 1.500 mm đến 2.200 mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa
có lượng mưa lớn hơn 2.000 mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông
Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là
vùng nằm khuất gió như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng
mưa hàng năm trung bình dưới 1.600 mm; khu vực dọc theo thung lũng dòng chính
sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600 mm. Mưa
cũng phân bố theo mùa, mùa mưa trên các lưu vực sông của Yên Bái thường kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80-85% lượng mưa của
cả năm. Đặc biệt 3 tháng có cường độ mưa cũng như lượng mưa lớn nhất là các tháng
6,7,8 chiếm từ 45-55% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa lũ, với những trận mưa
kéo dài và cường độ mưa lớn kèm theo gió xoáy và đôi khi có cả mưa đá, gây lũ
lụt, úng ngập, nhiều khi gây lũ cuốn, lũ ống phá hại mùa màng, tính mạng, tài
sản của nhân dân ở các vùng ven sông suối. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau), lượng mưa chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm. Các tháng 12,1,2 là những
tháng khô hạn nhất, các loại cây trồng thường thiếu nước trong thời gian này.

Độ ẩm: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa nên độ ẩm bình quân toàn tỉnh tương đối cao, do điều kiện địa hình phức tạp,
đặc trưng khí hậu được chia làm nhiều vùng khác nhau vì vậy độ ẩm cũng có sự
khác nhau giữa các vùng. Qua số liệu thực đo ở một số trạm điển hình cho thấy
độ ẩm lớn nhất là 94% vào tháng 3 ở vùng Yên Bái, độ ẩm nhỏ nhất là 79% vào
tháng 7 ở vùng Thác Bà, độ ẩm bình quân toàn tỉnh 86 – 88%.

Chế độ gió, bão: Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình
của tỉnh có nhiều ảnh hưởng đến chế độ gió trong tỉnh Yên Bái. Về mùa đông gió mùa
Đông Bắc thổi theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam gặp các núi thuộc vòng cung Lô
– Gâm bị chuyển hướng về đồng bằng rồi thổi ngược trở lại Yên Bái theo các thung
lũng sông Thao và sông Chảy nên tốc độ gió bị giảm và bứt lạnh. Về mùa hè gió
Đông Nam nóng ẩm thổi theo hướng Đông Nam – Tây Bắc dọc theo các thung lũng sông
Thao và sông Chảy lên phía Bắc tỉnh gặp những dãy núi cao chắn lại gây mưa lớn
ở những vùng trước núi. Đối với vùng phía tây dãy Hoàng Liên Sơn có gió Tây Nam
(gió lào) khô và nóng thổi tới làm cho khí hậu vùng này có sự khác biệt với vùng
phía Đông. Điều đáng lưu ý là gió trong địa bàn tỉnh Yên Bái thịnh hành hướng gió
Đông nam – Tây Bắc với tốc độ trung bình là 3,6 m/s và lớn nhất là 6 m/s. Những
thung lũng thường hay xuất hiện gió xoáy là Văn Chấn và Lục Yên. Các cơn bão từ
Biển Đông rất ít ảnh hưởng tới Yên Bái.

1.3. Đặc điểm thủy văn

Hệ thống sông ở Yên Bái: Gồm 2 sông lớn

– Sông Thao là dòng chảy chính của sông Hồng, bắt nguồn
từ Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam/Trung Quốc vào Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, sông Thao chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái với chiều dài 100 km, bắt đầu
từ Văn Yên đến Trấn Yên, diện tích lưu vực là 2.700 km2, có 48 ngòi
và các phụ lưu trong đó có 4 phụ lưu lớn là: Ngòi Thia, ngòi hút, ngòi Lao và
ngòi Lâu. Sông Thao chảy qua Yên Bái đến ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
thì hợp lưu với sông Lô.

– Sông Chảy bắt nguồn từ Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh,
tỉnh Hà Giang, cao 2.419 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dài 95 km, bắt đầu
từ xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên đến xã Hán Đà, huyện Yên Bình rồi nhập vào sông
Lô. Các chi lưu chính nằm ở phía tả ngạn như: Ngòi Biệc, ngòi Đại Cại. Diện
tích lưu vực là 2.200 km2, uốn khúc quanh co, lòng sông hẹp, sâu,
chảy xiết Phụ lưu của sông Chảy có 32 con suối, vùng hạ lưu là hồ Thủy điện
Thác Bà.

– Hệ thống ao, hồ lớn chủ yếu tập trung ở các huyện
Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên; các đầm lớn phân bố ở các xã Giới Phiên, Hợp Minh (TP
Yên Bái), Minh Quân (huyện Trấn Yên). Bên cạnh đó còn có các hồ nhân tạo hình
thành thủy điện Thác Bà do ngăn dòng sông Chảy lại, hồ có diện tích 23.400 ha,
chiều dài 80 km, chỗ rộng nhất 15 km, độ sâu 15-34 m, tổng lượng nước trong hồ
lên tới 2,9 tỷ m3.

Ngoài ra, trên địa
bàn tỉnh còn có hàng trăm suối nhỏ khác hình thành tại đây một hệ sinh thái lòng
hồ vô cùng đa dạng; đặc điểm hệ thống sông và suối của tỉnh Yên Bái là chảy
quanh co, chia cắt theo địa hình, có chiều dài nhưng chiều rộng rất nhỏ, độ dốc
lớn, mùa khô thường ít nước, hoặc không có nước, do đó giao thông đường thủy
không phát triển. Nhưng khi mùa mưa đến nước dâng cao và nhanh, tạo thành các
dòng nước lớn, gây ra lũ lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá, đây là những
nguyên nhân gây mất an toàn cho các kho, trạm và cửa hàng kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh, gây ra sự cố tràn dầu.

1.4. Hệ thống đường giao thông

– Yên Bái có mạng lưới giao thông đường bộ với tổng
chiều dài trên 8.914 km được hình thành và phân bổ tương đối hợp lý so với địa hình,
gồm có 01 tuyến đường cao tốc, 05 tuyến Quốc lộ, 11 tuyến đường tỉnh lộ và các
tuyến đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn, bản:

+ Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai kết nối liên
vùng đi qua 05 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai)
với tổng chiều dài 264km; trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài
80,5km.

+ Quốc lộ 37, dài 470 km là tuyến đường nối 8 tỉnh:
Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn
La, đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài 94,1km.

+ Quốc lộ 70: Dài 185 km là tuyến đường giao thông đường
bộ cấp quốc gia nối các tỉnh Tây Bắc là: Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai; đoạn qua
tỉnh Yên Bái có chiều dài 85km.

+ Quốc lộ 32: Dài khoảng 384 km là tuyến đường nối 7
tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái và Lai Châu; đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài
175km.

+ Quốc lộ 32 C: Dài 97 km, đi từ điểm giao với quốc
lộ 2, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh
Yên Bái; đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái chiều dài 17,5km.

+ Tuyến Quốc lộ 2D: Điểm đầu giao với QL.2, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; điểm cuối giao với QL.2, thuộc địa phận xã Đội Cấn, thành
phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài
27,61km.

Ngoài ra còn có 11 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều
dài 434,4km và trên 8.000 km đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn,
bản tạo thành hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã.

– Yên Bái có 02 tuyến đường thủy: Tuyến sông Hồng dài
115 km (trong đó có 10 km đoạn Văn Phú – Yên Bái do Trung ương quản lý, còn lại
105 km chưa được khai thông luồng lạch và xây dựng bến cảng, kho, bãi); tuyến
hồ Thác Bà dài 83 km, hiện đã có hệ thống biển báo hiệu đường thủy trên một số
tuyến chính, các phương tiện đi lại dễ dàng, quanh năm và các bến tàu khách bảo
đảm vận chuyển hành khách đi lại và tham quan du lịch.

– Yên Bái có 01 tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Đoạn
qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 88,2 km.

Trong những năm qua các tuyến đường trên địa bàn tỉnh
đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa và mở rộng. Nhưng do điều kiện
địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, tầm nhìn bị hạn chế nên các phương tiện tham gia
giao thông trên các tuyến đường vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho
người và phương tiện, đặc biệt phương tiện vận chuyển, kinh doanh xăng dầu. Đây
cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

2. Hoạt động tàng trữ, vận chuyển, chế biến và kinh
doanh xăng dầu

– Trên địa bàn tỉnh không có hoạt động khai thác dầu
khí, nhà máy, kho chứa xăng, dầu, đường ống dẫn dầu.

– Các hoạt động kinh doanh xăng dầu chủ yếu do các phương
tiện tham gia vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ từ kho, cảng xăng dầu ở các
tỉnh lân cận như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang…. về
cửa hàng để phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh và phục vụ dân sinh.

– Theo kết quả điều tra khảo sát đối với các cơ sở kinh
doanh xăng dầu, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, hiện có 122 cửa hàng; 13 công ty,
đơn vị kinh doanh, vận chuyển xăng dầu; 02 kho xăng dầu (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
01 kho với trữ lượng 50 m3; 01 kho thuộc Quân khu 2 với trữ lượng
975m3). Các cửa hàng, công ty, đơn vị kinh doanh, vận chuyển xăng, dầu
và các kho trạm xăng, dầu đều có nguy cơ gây sự cố tràn dầu (Chi tiết tại phụ
lục 02, 03 kèm theo).

3. Thực trạng lực lượng, phương tiện ứng phó tràn
dầu

3.1. Lực lượng, phương tiện chuyên trách

Tỉnh Yên Bái không có lực lượng chuyên trách, để chủ
động trong công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả khi sự cố tràn dầu xảy ra. Ban
Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động ký kết hợp đồng
với đơn vị có năng lực trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu, như: Trung tâm
Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS), phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà
Nội; các Đội Ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh như: Công ty xăng dầu Yên Bái, Công ty TNHH xăng dầu Đắc
Thiên… hoặc báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn
dầu khu vực miền Bắc tham gia ứng phó theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn
ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính
phủ để xử lý tình huống vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

(Phụ lục 01 kèm theo)

3.2. Lực lượng, phương tiện kiêm nhiệm

3.2.1. Lực lượng

– Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn tỉnh;

– Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

– Công an tỉnh;

– Sở Y tế;

– Sở Giao thông vận tải;

– Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT);

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT);

– Sở Công Thương;

– Sở Thông tin và Truyền thông;

– Sở Tài chính;

– 09 Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

3.2.2. Phương tiện, trang thiết bị

– Khi sự cố tràn dầu xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh huy
động các trang, thiết bị, phương tiện, vật tư ứng phó sự cố của các đơn vị, như:
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự,
Công an tỉnh….để tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.

– Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh còn có thể huy động
các trang, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu
của các đơn vị hợp đồng với tỉnh, lực lượng chuyên trách ở các tỉnh lân cận vả
các kho xăng dầu, cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(Phụ lục 02, 03
kèm theo)

3.3. Lực lượng, phương tiện tăng cường, phối hợp

3.3.1. Lực lượng, phương tiện phối hợp (trên huy động):
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.

(Phụ lục 04 kèm
theo)

3.3.2. Lực lượng, phương tiện tăng cường: Các cơ quan,
đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh (Quân khu 2 là lực lượng nòng cốt).

(Phụ lục 05 kèm
theo)

* Kết luận: Trên cơ sở lực lượng, phương tiện, vật tư
tại chỗ của tỉnh; lực lượng, phương tiện hợp đồng của tỉnh; lực lượng, phương
tiện tăng cường, phối hợp của cấp trên. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái có khả
năng ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu có quy mô cấp trung bình.

4. Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao

4.1. Trên đất liền

– Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Cửa hàng 12, Công ty
xăng dầu Yên Bái, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

– Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Cửa hàng 32, Công ty
xăng dầu Yên Bái, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

– Cửa hàng xăng dầu số 7, Trung tâm xăng dầu Chiến Thắng,
xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 200 m3.

– Cửa hàng xăng dầu Cương Anh, Chi nhánh Công ty TNHH
TMTH Cương Anh, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

– Cửa hàng xăng dầu số 52, Công ty xăng dầu Phú Thọ,
xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trữ lượng 100 m3.

4.2. Trên sông

– Phương tiện hoạt động trên tuyến Hồng (sông Thao)
dài 115 km.

– Phương tiện hoạt động trên tuyến hồ Thác Bà dài
83 km.

III. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo: Chủ động phòng ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả.

2. Nguyên tắc ứng phó

– Tiếp nhận thông tin nhanh, đánh giá đúng tình hình,
kết luận cụ thể, rõ ràng, xác định phương án ứng phó kịp thời, vận dụng tốt
phương châm “4 tại chỗ”.

– Thiết lập Sở Chỉ huy tại hiện trường để điều hành
toàn bộ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.

– Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để ứng phó, khắc
phục hậu quả kịp thời (ưu tiên cứu người, ngăn chặn nguồn tràn dầu, hạn chế tối
đa ảnh hưởng đến môi trường).

– Đảm bảo an toàn cho người và trang bị, phương tiện
ứng phó, khắc phục hậu quả.

– Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa
các lực lượng tham gia ứng phó.

3. Biện pháp ứng phó

Khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu xảy ra trên
địa bàn tỉnh. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ; lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu sự cố tràn dầu xảy ra với số lượng dầu
tràn ra lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực
miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu,
ban hành tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính
phủ); các lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức thành các bộ phận sau:

3.1. Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn, dập
cháy

Ngay sau khi nhận được thông báo về sự cố tràn dầu xảy
ra. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh lệnh
cho chủ cơ sở, sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ nhanh chóng ngăn chặn
nguồn dầu tràn (đóng van, khắc phục các vết dò, thủng của bể, téc, các phương
tiện chứa dầu) và dập cháy (nếu có).

3.2. Khoanh vùng khu vực dầu tràn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh; lực lượng hợp đồng của
tỉnh sử dụng phương tiện (máy xúc, máy ủi…), vật tư kết hợp với nhân lực đắp
bờ đất, đào rãnh khoanh vùng, bể chứa… triển khai phao quây chặn dầu, tấm thấm
dầu… để ngăn chặn không cho dầu tràn ra môi trường; phối hợp với các cơ quan
chức năng thông báo, cảnh báo, sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.

3.3. Thu hồi dầu tràn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ, lực lượng hợp đồng của tỉnh, sử
dụng thiết bị bơm hút dầu, phao quây dầu, gối thấm dầu, tầm thấm dầu….để thu
hồi dầu. Căn cứ tình hình thực tế có thể sử dụng chất phân hủy sinh học để xử
lý lượng dầu tràn; thu gom rác nhiễm dầu đưa vào các vật chứa chuyên dụng, lưu
giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định (Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo,
hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi tập kết để xử
lý theo quy định).

3.4. Tổ chức khắc phục hậu quả và môi trường

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan, chủ cơ sở và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, đánh giá mức độ ảnh
hưởng, xác định biện pháp và tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo đảm an
toàn, sức khỏe, đời sống an sinh cho nhân dân, an toàn vệ sinh cho cộng đồng và
môi trường khu vực sự cố.

4. Tổ chức sử dụng lực lượng

4.1. Ứng phó trên đất liền

Khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu xảy ra trên
đất liền. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ của tỉnh, gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; các sở, ban ngành của
tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường xảy ra sự cố để tham
gia ứng phó (nếu sự cố tràn dầu xảy ra với số lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng
ứng phó của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc
gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện
của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó),
lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức thành các bộ phận sau:

– Bộ phận thông báo, báo động: Khi phát hiện
sự cố tràn dầu xảy ra, cơ sở xảy ra sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo cáo lên cấp
trên của mình và các cơ quan chức năng của tỉnh. Các cơ quan tiếp nhận thông
tin về sự cố tràn dầu gồm:

+ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

+ Công an tỉnh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Sở Công Thương.

+ Sở Giao thông vận tải.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

+ Kênh thông tin Đài phát thanh và Truyền hình.

Trong đó Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh là cơ quan chủ trì về tiếp nhận thông tin, các cơ quan
tiếp nhận thông tin khác, khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu phải báo về
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để Ban
chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tham mưu cho lãnh đạo
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án tổ chức ứng phó có hiệu quả.

– Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở gây
ra sự cố tràn dầu quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện
trường xảy ra sự cố, không cho người dân và các phương tiện ra vào khu vực xảy
ra sự cố.

– Bộ phận tuyên truyền: Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở có sự cố tràn dầu phối hợp với
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự
cố, tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố,
ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục sự cố, đảm bảo
tuyệt đối an ninh, an toàn về người, phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.

– Bộ phận sơ tán phương tiện và nhân dân:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với chính
quyền địa phương và nhân dân, nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán nhân dân và
phương tiện ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

– Lực lượng tăng cường: Khi sự cố tràn dầu xảy
ra với số lượng dầu tràn lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn, đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của trên, lực lượng,
phương tiện của các đơn vị quân đội và lực lượng, phương tiện của các tỉnh lân
cận cùng tham gia ứng phó.

– Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Nhận được thông tin về sự cố tràn dầu. Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, thông báo cho các đơn vị thuộc quyền, nhanh chóng đóng các công
trình thủy lợi của các khu vực bị ảnh hưởng, thông báo cho các hộ sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, trong các ao, hồ) trong khu vực bị
ảnh hưởng, để có biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố, hạn chế thấp nhất thiệt
hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo lực lượng phương tiện tại chỗ của tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh
sử dụng phương tiện (máy xúc, máy ủi….), vật tư kết hợp với nhân lực, triển
khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa… để ngăn chặn, khống chế, không để dầu
lan rộng ra môi trường; sử dụng phao quây chặn dầu, thiết bị bơm hút dầu, tấm thấm
dầu… để khoanh vùng nguồn dầu tràn, không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường;
sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu…, để thu hồi dầu hoặc
chuyển hướng di chuyển của dầu về bể chứa, rãnh ngăn…

– Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban Chỉ
huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng, phương
tiện tại chỗ của tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh, phối hợp với chính quyền
địa phương nơi xảy ra sự cố, vận động học sinh, sinh viên tình nguyện và nhân
dân trong khu vực, cùng các phương tiện chuyên dụng, tiến hành thu gom dầu ô
nhiễm, rác thải nhiễm dầu, đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định
(Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác
nhiễm dầu và quy định nơi tập kết rác thải nhiễm dầu để xử lý theo quy định).

– Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính
quyền địa phương nơi xảy ra sự cố bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia
ứng phó và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó
sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình trong quá trình ứng
phó.

– Lực lượng khắc phục hậu quả: Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường;
các cơ quan chức năng, chủ cơ sở gây ra sự cố phối hợp với chính quyền địa
phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu ô nhiễm, rác
nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị có năng lực về xử lý rác nhiễm dầu, để
xử lý theo quy định, bảo đảm sức khỏe, đời sống, an toàn vệ sinh cho cộng đồng
và môi trường.

– Công tác bảo đảm an ninh: Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp
với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan, đảm bảo an ninh,
an toàn và trật tự xã hội khu vực xảy ra sự cố.

– Công tác phòng cháy, chữa cháy: Ban Chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì,
phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan, chính
quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, quản
lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết
bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy,
chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.

– Công tác y tế: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh
viện trên địa bàn, lực lượng quân y của các đơn vị tham gia ứng phó, thiết lập
Bệnh viện dã chiến tại nơi xảy ra sự cố (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân
viên cùng trang thiết bị, vật tư, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho
nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời,
hiệu quả.

Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, chủ cơ sở gây ra sự cố và
chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, huy động lực lượng, phương tiện của
các tổ chức, cá nhân, học sinh, sinh viên tình nguyện, tổ chức vệ sinh và xử lý
ô nhiễm môi trường theo quy định, bảo đảm sức khỏe, an toàn vệ sinh cho người
dân và môi trường khu vực xảy ra sự cố.

4.2. Ứng phó trên sông

Khi phát hiện vệt dầu trôi dạt trên sông, hồ hoặc sự
cố đâm va tàu, thuyền, phương tiện tai nạn trên sông, hồ gây ra sự cố tràn dầu
thuộc địa bàn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các lực lượng, gồm:
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh để tham gia
ứng phó, đồng thời đề nghị Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố
tràn dầu khu vực miền Bắc cùng tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021
của Thủ tướng Chính phủ; các lực lượng tham gia ứng phó tổ chức thành các bộ
phận sau:

– Bộ phận thông báo, báo động: Khi phát hiện
có dấu hiệu của sự cố tràn dầu hoặc sự cố tràn dầu xảy ra, cơ sở có sự cố tràn dầu
có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên của mình và các cơ quan chức năng của tỉnh.
Cơ quan tiếp nhận thông tin, gồm:

+ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

+ Công an tỉnh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Sở Công Thương.

+ Sở Giao thông vận tải.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Kênh thông tin Đài phát thanh và truyền hình.

+ Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

– Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở gây
ra sự cố tràn dầu, quyết liệt ngăn chặn dầu tràn, đồng thời chỉ đạo lực lượng,
gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tỉnh tổ chức tuần tra, bảo vệ an
ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho người dân, các phương
tiện ra vào khu vực sự cố và thiết lập hành lang bảo đảm an ninh, an toàn giao
thông đường thủy khu vực xảy ra sự cố.

– Bộ phận tuyên truyền: Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo cơ sở gây ra sự cố tràn dầu phối hợp
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức tuyên truyền cho chủ tàu, thuyền
và người dân trong khu vực xảy ra sự cố, ổn định tinh thần, có trách nhiệm tham
gia ứng phó, khắc phục sự cố, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn về người,
phương tiện trong khu vực xảy ra sự cố.

– Bộ phận sơ tán tàu thuyền và người dân: Ban
Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng, gồm:
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các tàu, thuyền hoạt động xung quanh khu
vực sự cố, nhanh chóng sơ tán tàu, thuyền và người dân ra khỏi khu vực xảy ra sự
cố.

– Bộ phận tăng cường: Khi sự cố tràn dầu xảy
ra với khối lượng dầu tràn ra lớn, vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của trên; lực lượng,
phương tiện của các đơn vị quân đội và các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng phó.

– Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành trưng dụng các
phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
Công an tỉnh; lực lượng hợp đồng của tỉnh; lực lượng, phương tiện của Trung tâm
Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc (do trên huy động); cơ động đến hiện
trường tham gia ứng phó (trong khoảng thời gian Trung tâm Ứng phó sự cố tràn
dầu khu vực miền Bắc, các lực lượng hợp đồng của tỉnh cơ động đến hiện trường,
khoảng 06 – 08 giờ). Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh tổ chức lực lượng, phương tiện ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó nhanh chóng sử dụng phao quây chặn
dầu, thiết bị bơm hút dầu, gối hút dầu, tấm thấm dầu để ngăn chặn, khống chế,
khoanh vùng nguồn dầu tràn, thu hồi dầu tràn, không để lan rộng, ảnh hưởng đến
môi trường; đồng thời xác định và dự đoán hướng dầu tràn, có phương án di chuyển
vệt dầu tràn vào vùng có độ nhạy cảm thấp, hạn chế dầu vào khu vực cần ưu tiên
bảo vệ như vùng nuôi trồng thủy sản (trên sông hoặc trong các ao, hồ lân cận),
vùng sinh thái tự nhiên, rừng phòng hộ… để giảm thiệt hại về nông nghiệp, hộ
sinh thái và môi trường.

– Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Ban Chỉ
huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sử dụng lực lượng, phương
tiện tại chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh, phối hợp với Trung tâm Ứng
phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, kết hợp với các tàu thuyền hoạt động trong
khu vực, cùng các phương tiện chuyên dụng, tiến hành thu gom dầu ô nhiễm, rác
thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý (Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh hướng dẫn việc thu gom dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu và quy định nơi
tập kết để xử lý theo quy định).

– Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính
quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia
ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực
lượng của mình.

– Lực lượng khắc phục hậu quả môi trường:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ
cơ sở gây ra sự cố và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, tổ chức khắc
phục hậu quả và xử lý dầu ô nhiễm, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị
có năng lực về xử lý rác nhiễm dầu, xử lý theo quy định, bảo đảm sức khỏe, đời
sống an toàn, vệ sinh cho cộng đồng và môi trường.

– Công tác bảo đảm an ninh: Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp
với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, đơn vị liên
quan, đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội và thiết lập hành lang bảo đảm
an toàn giao thông trên sông.

– Công tác phòng cháy chữa cháy: Ban Chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối
hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan, thực hiện công
tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn
nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ
thuật cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa
cháy.

– Công tác y tế: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh
viện trên địa bàn của tỉnh, lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó, cử
y, bác sỹ, nhân viên y tế cùng trang thiết bị, vật tư, cơ số thuốc để sơ, cấp
cứu, điều trị cho người dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện
trường, kịp thời, hiệu quả.

– Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, chủ cơ sở gây ra
sự cố, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân, nhân dân trong khu vực tổ
chức vệ sinh và xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định tại Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Trên đất liền

1.1. Tình huống: Do ảnh hưởng của cơn
bão số 3, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa lớn kéo dài gây ngập lụt và sạt lở đất
đá ở nhiều nơi. Tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex số 1 thuộc Công ty xăng dầu
Yên Bái, tổ 11, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Nhân viên cửa
hàng xăng dầu Petrolimex, phát hiện phía sau bể chứa xăng dầu số 2 và số 3 bị
sạt lở đất đá, làm vỡ ống dẫn dầu vào 2 bể chứa, làm tràn dầu ra ngoài, trữ lượng
khoảng 60 m3 dầu DO, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ xảy ra
cháy nổ, sự cố vượt quá khả năng ứng phó của Công ty. Lãnh đạo Công ty báo cáo
Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ứng phó sự cố.

1.2. Biện pháp xử lý

1.2.1. Tiếp nhận thông tin: Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin, lệnh cho
Công ty xăng dầu Yên Bái quyết liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời tổ
chức lực lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo
không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời báo
cáo và xin ý kiến chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.2.2. Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đồng thời thông báo cho các lực lượng của tỉnh (kể cả
lực lượng hợp đồng với tỉnh) chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia
ứng phó.

1.2.3. Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần
gồm:

– Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo;

– Phó Chỉ huy trưởng: Do Chỉ huy trưởng chỉ định, giúp
chỉ huy trưởng chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó,
khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

– Các thành viên gồm: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.

1.2.4. Tổ chức ứng phó sự cố: Chỉ huy trưởng Sở chỉ
huy tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng
phó sự cố tràn dầu, cụ thể như sau:

– Bộ phận thông báo, báo động

Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
thông báo cho lực lượng tại chỗ của tỉnh (kể cả lực lượng theo hợp đồng với
tỉnh), chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó.

Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo đến cơ quan chức năng
của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan
chức năng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố để theo dõi
và chỉ đạo.

Các cơ quan, đơn vị nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ đơn vị mình và cơ động lực lượng,
phương tiện đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó. Các lực lượng làm
công tác an ninh, triển khai các phương án khẩn cấp, để bảo vệ an ninh, an toàn
hiện trường sự cố.

– Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường:
Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy
tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ của Công ty xăng dầu Yên Bái phối hợp
với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, tổ chức lực lượng tuần
tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố không cho người và
phương tiện ra vào khu vực hiện trường.

– Bộ phận sơ tán đơn vị và nhân dân: Chỉ huy
trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tại chỗ, lực lượng Công ty xăng
dầu Yên Bái nhanh chóng sơ tán nhân dân, phương tiện, cơ sở vật chất ra khỏi
khu vực xảy ra sự cố.

– Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị thuộc quyền đóng
các công trình thủy lợi trong khu vực bị ảnh hưởng và thông báo cho các tổ chức,
các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (trên sông, trong các ao,
hồ) trong khu vực bị ảnh hưởng để có phương án bảo vệ, ứng phó và khắc phục.

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực
lượng, phương tiện tại chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu sự cố tràn
dầu với lượng dầu tràn lớn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì đề nghị Lãnh
đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động lực
lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cùng
tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, ban hành tại
Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ), các lực
lượng tham gia ứng phó nhanh chóng triển khai các nội dung sau:

+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng của Công ty xăng dầu Yên Bái nhanh chóng
đóng khóa van, khắc phục vị trí bục vỡ của ống dẫn dầu từ bể chứa dầu, không
cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài.

+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ
huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng phương tiện (máy
xúc, máy ủi…) kết hợp với nhân lực đào rãnh, đắp bờ…. để ngăn chặn, khống
chế, khoanh vùng nguồn dầu tràn hoặc di chuyển dầu vào rãnh ngăn, bể chứa,
không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện
trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng thiết bị bơm hút dầu, gối
thấm dầu, tấm thấm dầu để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của dầu
về bể chứa, rãnh ngăn…. không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

– Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy
trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó phối hợp
với Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái huy động học sinh, sinh viên tình nguyện
và nhân dân địa phương cùng các phương tiện chuyên dụng, tiến hành thu gom dầu
ô nhiễm, rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết để tiến hành xử lý theo quy định.

– Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công thương chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan, Công ty xăng dầu Yên Bái và Ủy ban nhân dân
thành phố Yên Bái bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực
lượng tham gia ứng phó sự cố, tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của
mình trong quá trình ứng phó.

– Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ
huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố
Yên Bái tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm dầu thu gom được hoặc
thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Tổ chức làm sạch môi trường vệ sinh
sạch sẽ khu vực nhiễm dầu, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân khu
vực xảy ra sự cố. Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm để
làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.

– Bộ phận bảo đảm an ninh: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội và thành lập hành lang
an toàn giao thông.

– Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Chỉ huy trưởng
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn
vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt,
nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham
gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham
gia phòng cháy chữa cháy.

– Bộ phận y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại
hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn,
lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó thiết lập Bệnh viện dã chiến tại
Trung tâm thành phố Yên Bái (nếu cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng
trang, thiết bị, vật chất, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân
dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu
quả.

1.2.5. Tổng hợp báo cáo theo quy định.

2. Trên sông

2.1. Tình huống

Xe chở dầu của Công ty xăng dầu Yên Bái vận chuyển dầu
từ Hà Nội lên thành phố Yên Bái đến địa phận thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái va
chạm với xe chở dầu của Công ty TNHHTM tổng hợp Cương Anh, hậu quả cả 02 xe bị
rơi xuống sông Thao, làm dầu tràn ra sông Thao, trữ lượng dầu tràn khoảng 40 m3
dầu DO, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ cháy nổ cao, sự cố vượt quá
khả năng ứng phó của Công ty. Lãnh đạo Công ty báo cáo Sở Công Thương đề nghị
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ứng phó sự cố.

2.2. Biện pháp ứng phó

2.2.1. Tiếp nhận thông tin: Văn phòng Ban Chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sau khi tiếp nhận thông tin,
lệnh cho Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TM tổng hợp Cương Anh quyết
liệt ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, đồng thời thông báo với các tàu thuyền hoạt
động xung quanh khu vực đến hỗ trợ và tổ chức bảo vệ hiện trường, triển khai
các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người, phương tiện di chuyển vào khu
vực xảy ra sự cố. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn tỉnh báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.2.2. Vận hành cơ chế: Nhận được thông tin từ Văn phòng
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban Chỉ huy ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; đồng thời thông báo cho Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Công an tỉnh cơ động lực lượng, phương tiện ra ứng cứu và thông báo cho
các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng tham gia
ứng phó khi có lệnh.

2.2.3. Thiết lập Sở chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành
phần gồm:

– Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.

– Phó Chỉ huy trưởng: Do Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp
chỉ huy trưởng chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó,
khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

– Các thành viên gồm: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.

2.2.4. Tổ chức ứng phó: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại
hiện trường chỉ đạo đồng thời các lực lượng tổ chức thực hiện công tác ứng phó
sự cố tràn dầu thành các bộ phận sau sau:

– Bộ phận thông báo, báo động

Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh cơ động lực lượng, phương tiện nhanh
chóng ra hiện trường ứng cứu, đồng thời thông báo cho lực lượng tại chỗ của
tỉnh (kể cả lực lượng hợp đồng với tỉnh) cơ động lực lượng, phương tiện tới hiện
tham gia ứng phó.

Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho các cơ quan chức
năng của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan
chức năng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về tình hình sự cố để theo dõi
và chỉ đạo.

Các cơ quan, đơn vị nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình và cơ động
đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng phó. Các lực lượng làm công tác an
ninh triển khai các phương án khẩn cấp để bảo vệ an ninh, an toàn hiện trường.

– Bộ phận chốt chặn, tuần tra bảo vệ hiện trường:
Nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy
tại hiện trường chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với lực
lượng Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh tổ chức tuần tra,
bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường không cho người, phương tiện đi vào khu
vực xảy ra sự cố tràn dầu.

– Bộ phận sơ tán tàu thuyền và người dân: Chỉ
huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh,
Công ty xăng dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh phối hợp với các tàu,
thuyền hoạt động xung quanh nhanh chóng sơ tán người dân và phương tiện ra khỏi
khu vực xảy ra sự cố.

– Bộ phận ứng phó sự cố tràn dầu

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các đơn vị thuộc quyền đóng các
công trình thủy lợi, các khu vực bị ảnh hưởng và thông báo cho các tổ chức, hộ
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (tại các sông, trong các ao, hồ) trong
khu vực bị ảnh hưởng có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.

Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực
lượng, phương tiện tham gia ứng phó của tỉnh phối hợp với Trung tâm Ứng phó sự
cố tràn dầu khu vực miền Bắc (nếu cần trên huy động), trong thời gian Trung tâm
Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc cơ động đến hiện trường (khoảng 6-8 giờ).
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường tổ chức lực lượng ứng phó theo phương
châm “4 tại chỗ”; các lực lượng, nhanh chóng triển khai các nội dung sau.

+ Ngăn chặn nguồn phát ra dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường lệnh cho lực lượng tại chỗ nhanh chóng đóng khóa van,
nắp téc bồn chứa xăng dầu, khắc phục các vết rò, thủng của bồn chứa nhiên liệu
không cho hoặc hạn chế dầu tràn ra ngoài.

+ Khoanh vùng khu vực dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ
huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sử dụng phao
quây chặn dầu, tấm thấm dầu, gối thấm dầu… để ngăn chặn, khống chế, khoanh
vùng nguồn dầu tràn hoặc chuyển hướng di chuyển của vệt dầu… hạn chế tối đa
việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thu hồi dầu tràn: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện
trường chỉ đạo lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sử dụng thiết bị bơm hút
dầu, gối thấm dầu, tấm thấm dầu… để thu hồi dầu tràn hoặc chuyển hướng di
chuyển của vệt dầu… hạn chế tối đa việc lan rộng ảnh hưởng đến môi trường.

– Bộ phận thu gom rác thải nhiễm dầu: Chỉ huy
trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với lực lượng tham gia ứng phó, lực lượng của Công ty xăng dầu Yên
Bái, Công ty TNHH TMTH Cương Anh và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái cùng các
phương tiện chuyên dụng tiến hành thu gom rác thải nhiễm dầu đưa về nơi tập kết
để xử lý theo quy định.

– Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp
với cơ quan, đơn vị liên quan, Công ty xăng dầu Yên Bái, Công ty TNHH TMTH Cương
Anh và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham
gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ
động cho lực lượng của mình.

– Bộ phận khắc phục hậu quả môi trường: Chỉ huy
trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Công ty xăng dầu Yên Bái và
Công ty TNHH TMTH Cương Anh tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý dầu, rác nhiễm
dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định. Xử lý triệt
để dầu nhiễm vào bờ, ngấm vào đất. Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả
xử lý ô nhiễm để làm căn cứ ra quyết định kết thúc việc xử lý sự cố.

– Bộ phận bảo đảm an ninh: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh,
an toàn và trật tự xã hội khu vực xảy ra sự cố và thiết lập hành lang bảo đảm
an toàn giao thông trên sông.

– Bộ phận phòng cháy chữa cháy: Chỉ huy trưởng
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy,
chữa cháy, quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa
của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội
phòng cháy chữa cháy của các cơ sở tham gia phòng cháy, chữa cháy.

– Bộ phận y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại
hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn,
lực lượng y tế các đơn vị tham gia ứng phó, cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng
trang thiết bị, vật chất, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh cho người
dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu
quả.

2.3. Triển khai các hoạt động thu gom ven sông

– Tổ chức lực lượng tại địa phương (Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, huyện, lực lượng dân quân tự vệ, người dân…), lực lượng Công ty xăng
dầu Yên Bái và Công ty TNHH TMTH Cương Anh tổ chức thành các đội, nhóm nhỏ, sử dụng
những dụng cụ thô sơ (cuốc, xẻng, xô…) thu gom dầu trên bờ, không cho lan
rộng; Dùng các vật liệu có khả năng thấm hút như: Tấm thấm hút dầu, xơ dừa, rơm
rạ thấm hút tại các bẫy dầu…, thu gom bằng phương pháp cuốn chiếu từ ngoài
mép nước vào trong bờ, tập kết lên những vị trí có địa hình cao, sau đó gom lại
chứa vào các thiết bị, vật dụng chứa chất thải nguy hại để đem đi xử lý theo
quy định.

– Tổ chức phun rửa các bờ kè, đường bờ bị dầu bám
dính.

– Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giao thông
vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái huy động phương tiện vận chuyển dầu
ô nhiễm thu gom được về các vị trí tập kết dầu gần nhất và tiến hành xử lý dầu,
rác nhiễm dầu thu gom được hoặc thuê đơn vị chuyên môn xử lý theo quy định tại
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất
thải nguy hại.

2.4. Tổng hợp báo cáo theo quy định.

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu của
đơn vị mình. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn
tập nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu.

1.3. Duy trì nghiêm chế độ ứng trực 24/24, kịp thời
ứng phó các tình huống sự cố tràn dầu xảy ra.

1.4. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia theo Kế
hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh là đơn vị chủ trì chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu theo kế hoạch khẩn cấp
ứng phó của tỉnh để huy động lực lượng, phương tiện của địa phương và của các
bộ, ngành đóng quân trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó.

– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ sở, dự án
xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo quy định.

– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở và dự án trên địa bàn quản lý.

– Hàng năm, tổ chức tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa,
ứng phó khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại tỉnh và tổ chức diễn tập ứng phó
sự cố tràn dầu; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ
môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương.

– Hàng năm sơ, tổng kết đánh giá công tác ứng phó sự
cố tràn dầu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự
cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

– Chấp hành nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ;
chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, nhân dân, các tổ chức, cá nhân phối hợp
triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu đạt kết quả.

– Tổ chức Sở Chỉ huy hiện trường với thành phần gồm:
Thành viên Ban chỉ huy cấp tỉnh, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị đóng trên
địa bàn. Chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó và tham gia đề xuất các biện pháp
ứng phó sự cố tràn dầu.

– Chỉ đạo chủ cơ sở, cá nhân, đơn vị gây ra sự cố tràn
dầu liên hệ với các sở, ban, ngành và các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố tràn
dầu nhanh chóng triển khai lực lượng và phương tiện, trang bị, dùng mọi biện
pháp ngăn chặn và thu dầu không cho tràn dầu ra ngoài môi trường, đồng thời
triển khai xây dựng phương án ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và triển khai thực hiện.

– Huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị chuyên
nghiệp, nhân dân phối hợp với các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn ở khu vực
xảy ra sự cố đồng thời tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm bảo
đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

– Triển khai lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Công an tỉnh và các đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức chốt chặn bảo vệ hiện trường
không cho người và phương tiện vào khu vực xảy ra sự cố, phối hợp với các lực
lượng triển khai các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống cháy nổ, bảo
vệ an toàn khu vực sơ tán, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn; điều tiết giao thông thông suốt không để bị ùn tắc; chỉ đạo các
đơn vị phối hợp với cảnh sát giao thông đường thủy phân luồng hàng hải bảo đảm
an toàn.

– Chỉ đạo cơ quan chức năng bảo đảm thông tin liên lạc
cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị tham gia ứng phó sự cố để phục vụ lãnh đạo và
chỉ đạo kịp thời.

– Tổ chức và triển khai tổ y tế cơ động đến hiện trường
để sơ cấp cứu cho những người bị nạn và chuyển những bệnh nhân nặng lên tuyến
trên.

– Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu xét nghiệm
đánh giá ô nhiễm đất và nguồn nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố;
khuyến cáo người dân ở xung quanh có các biện pháp ứng phó kịp thời bảo đảm sức
khỏe của người dân, tài sản và lực lượng tham gia ứng phó sự cố có hiệu quả;
triển khai thu gom rác thải nhiễm dầu vào khu vực tập kết và xử lý theo quy
định hiện hành.

– Phối hợp Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực
Miền Bắc, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tham gia ứng phó sự cố tràn
dầu trên đất liền, trên sông, trên địa bàn tỉnh.

– Chỉ đạo cơ sở, chủ tàu phối hợp với các lực lượng
trục vớt tàu, di chuyển hàng hóa, giải phóng giao thông, luồng lạch cho các phương
tiện qua lại bảo đảm an toàn; bảo đảm kinh phí chi trả, bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật.

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng điều tra,
đánh giá xác định thiệt hại và lập hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về
môi trường; phối hợp với Sở Công Thương để truy tìm, xác minh nguyên nhân tràn
dầu không rõ nguồn gốc, tổ chức ứng phó kịp thời giảm thiểu thiệt hại về môi
trường.

– Tổng hợp kết quả ứng phó sự cố báo cáo về Ủy ban Quốc
gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các bộ, cơ quan ngang bộ
theo chức năng.

2.2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

– Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái là cơ quan thường
trực ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

– Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình
độ tổ chức, chỉ huy điều hành của chỉ huy các cấp và hành động phối hợp, hiệp
đồng của bộ đội trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố tràn dầu gây
ra.

– Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ
chức tập huấn cho các lực lượng tuần tra, xung kích, ứng cứu khi có sự cố tràn
dầu xảy ra.

– Tham mưu điều động lực lượng tham gia ứng phó, khắc
phục hậu quả.

– Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thành
lập Sở Chỉ huy hiện trường để Ban chỉ huy cấp tỉnh chỉ đạo, điều hành trực tiếp
công tác ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

– Phối hợp hiệp đồng với các đơn vị của Bộ, Quân khu
đứng chân trên địa bàn và triển khai lực lượng, phương tiện tham gia công tác
cứu nạn, cứu hộ và ứng phó khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên đất liền.

– Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các thành phố, huyện,
thị xã triển khai lực lượng Dân quân phối hợp với Công an tỉnh chốt chặn bảo vệ
hiện trường, bảo đảm an ninh trật tự.

2.3. Công an tỉnh

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn
vị có liên quan triển khai lực lượng, phương tiện kịp thời dập tắt đám cháy hoặc
đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

– Tổ chức lực lượng ngăn chặn bảo vệ hiện trường không
cho người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố; phối hợp địa
phương tổ chức di tản người và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.

– Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền nắm chắc tình hình,
bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, hướng dẫn phân luồng giao thông đường
bộ, đường thủy nội địa tại khu vực xảy ra sự cố tràn dầu, cháy nổ.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ
nguyên nhân tràn dầu và cháy nổ; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định
của pháp luật.

– Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường
yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế (nếu cần thiết) bên gây ra sự cố tràn dầu hoàn
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các thành phố, huyện, thị xã
trên địa bàn tỉnh Yên Bái và cơ sở, dự án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

– Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan
rà soát, đôn đốc các cơ sở hoạt động, kinh doanh xăng dầu, cơ sở có nguy cơ gây
ra sự cố tràn dầu trên địa bàn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ
sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc triển
khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, các quy định liên quan về công
các phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn.

– Tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo cho lực lượng
chuyên trách, bán chuyên trách, kiêm nhiệm ở cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ sở
tham gia công tác ứng phó, khắc phục giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và triển
khai lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu; tuyên
truyền, giáo dục cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố
tràn dầu để chủ động phòng tránh, ứng phó.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
tham mưu, hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường trong khắc phục và làm sạch
đường bờ, quản lý chất thải sau thu gom; điều tra, đánh giá thiệt hại về môi
trường và xây dựng các chương trình phục hồi môi trường sau tràn dầu. Phối hợp
với Sở Tài chính, Công an tỉnh yêu cầu bắt buộc hoặc cưỡng chế (nếu cần thiết)
bên gây ra sự cố tràn dầu bồi hoàn thành trách nhiệm thường thiệt hại.

– Tổ chức đánh giá ô nhiễm đất và nguồn nước, không
khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố; khuyến cáo người dân ở xung quanh có các biện
pháp ứng phó kịp thời bảo đảm sức khỏe của người dân, tải sản và lực lượng tham
gia ứng phó sự cố có hiệu quả; triển khai thu gom rác thải nhiễm dầu vào khu
vực tập kết và xử lý theo quy định hiện hành.

– Hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị sử dụng
danh mục chất phân tán được phép sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

2.5. Sở Công Thương

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức thực hiện
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

– Phụ trách công tác điều động vật tư, nhiên liệu, hàng
hóa, nhu yếu phẩm để ứng cứu cho địa phương nơi xảy ra sự cố tràn dầu.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng tại tỉnh chỉ đạo
các đơn vị hoạt động kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, lưu chứa và sử dụng
xăng dầu thuộc quyền có biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường.

– Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền huy động lực lượng,
phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu khi có tình huống xảy ra.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực
hiện các quy định đối với cơ sở, dự án để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng
xảy ra sự cố tràn dầu.

2.6. Sở Giao thông vận tải

– Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tham
mưu phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong quá trình huy động tàu,
phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trong khu vực.

– Phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng chuyên nghiệp,
các tàu vận chuyển dầu… tham gia bơm hút, quây chặn thu gom dầu và khắc phục
môi trường.

– Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan
tổ chức phân luồng giao thông, chống va trôi, va đập của các phương tiện khi lưu
thông qua khu vực xảy ra sự cố nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình cứu hộ, cứu
nạn.

– Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam điều
tiết giao thông đường thủy qua khu vực xảy ra sự cố. Thiết lập các biển cảnh báo,
thông báo hàng hải không cho các đối tượng khác xâm nhập vào khu vực sự cố.
Khẩn trương điều động tàu, phương tiện do đơn vị mình quản lý tham gia cứu hộ,
cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan
giám sát hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu trên sông, hồ.

2.7. Sở Tài chính

– Đảm bảo kinh phí, ngân sách cho mua sắm vật tư, trang
thiết bị phục vụ hoạt động ứng phó (thực hiện tạm ứng các khoản chi phục vụ
cho công tác ứng phó được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định)
phòng
ngừa và khắc phục hậu quả tràn dầu.

– Tham gia quản lý tài chính trong quá trình mua sắm
vật tư, thiết bị ứng cứu; quyết toán các khoản chi phí và nguồn lực tiêu hao
cho hoạt động ứng phó, phòng ngừa và khắc phục hậu quả tràn dầu từ nguồn ngân
sách nhà nước.

– Phối hợp giải quyết các vấn đề tài chính liên quan
đến quá trình ứng cứu sự cố và công tác bồi thường thiệt hại. Phối hợp với Công
an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ pháp lý, yêu cầu bắt buộc hoặc
cưỡng chế (nếu cần thiết) bên gây ra sự cố tràn dầu hoàn thành trách nhiệm thường
bồi thiệt hại.

2.8. Sở Y tế

– Chỉ đạo các cơ sở y tế tham gia cấp cứu, vận chuyển,
điều trị người bị nạn.

– Cử cán bộ chuyên môn túc trực tại hiện trường xảy
ra sự cố tràn dầu để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng tham gia ứng phó và các nạn
nhân sự cố (nếu có).

– Tư vấn cho các cơ quan, đơn vị liên quan về những
ảnh hưởng của dầu đối với sức khỏe con người, các phương án đảm bảo sức khỏe cho
lực lượng tham gia ứng cứu.

2.9. Sở Thông tin và Truyền thông

– Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm
cho người dân trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

– Truyền đạt kịp thời mọi Mệnh lệnh, Công điện của Ủy
ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
đảm bảo đầy đủ, chính xác để các sở, ngành, địa phương và người dân biết để
phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hệ thống
vô tuyến dự phòng đảm bảo thông tin liên lạc khi cần thiết ở những vùng thường hay
mất liên lạc (vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt…).

– Chuẩn bị phương án thông tin liên lạc lưu động để
phục vụ cho Ban chỉ huy cấp tỉnh và các cấp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó sự cố tràn
dầu.

– Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và cơ quan
thông tấn báo chí liên tục thông báo, cập nhật tình hình khi có sự cố xảy ra.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo
thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình ứng phó, khắc
phục sự cố.

2.10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Rà soát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở thực hiện
các quy định về ứng phó sự cố tràn dầu như: xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu; đảm bảo nguồn lực về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục
vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở… Chỉ đạo, kiểm tra tình hình
triển khai thực hiện kế hoạch.

– Phối hợp chính quyền, địa phương thông báo cho người
dân di dời lồng bè và tránh đánh bắt tại các khu vực có vệt dầu loang để không
ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.

– Tư vấn cho các đơn vị liên quan về các khu vực có
hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản và khu vực nhạy cảm cần được bảo vệ.

– Hỗ trợ các cơ quan liên quan thực hiện công tác giám
sát môi trường và đánh giá thiệt hại (khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
…) sau sự cố.

2.11. Các sở, ngành liên quan khác

– Phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị triển
khai lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu ngay sau khi nhận
được thông báo bằng công văn hoặc điện thoại trực tiếp của Ban Chỉ huy cấp tỉnh.

– Thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác
do Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy cấp tỉnh giao.

2.12. Ủy ban nhân dân cấp huyện

– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến
kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ
động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.

– Tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho
địa phương theo hướng dẫn tại Phụ lục II, Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg. Triển
khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện đã được phê duyệt.

– Chủ động rà soát, đôn đốc các cơ sở hoạt động, kinh
doanh xăng dầu, cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn xây dựng Kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ
chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh
doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền,
trên sông, (dưới 20 tấn) trên địa bàn huyện; kiểm tra, giám sát việc tổ chức
thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương.

– Đối với các sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền trên
địa bàn huyện, khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, sự cố không rõ
nguyên nhân hoặc chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố, Ủy ban nhân dân tỉnh
ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có sự cố xảy ra chủ trì, chủ động
huy động nguồn lực trên địa bàn ứng phó sự cố với sự hỗ trợ chuyên môn từ các
cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát PCCC, Bộ CHQS tỉnh,
Công an tỉnh…. Lúc này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cụ thể như
sau:

+ Chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện tại địa phương
từ các đơn vị trực thuộc như Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Cảnh sát
PCCC cấp huyện…; các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn; các cơ sở có khả
năng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn huyện; các đơn vị chuyên
nghiệp tham gia ứng phó. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm
đảm bảo chi trả các chi phí liên quan phục vụ quá trình ứng phó sự cố cho các
đơn vị được huy động bằng chi phí từ ngân sách cấp huyện hoặc chi phí bồi
thường thiệt hại từ bên gây ra sự cố theo quy định, trong vòng 45 ngày kể từ
ngày đơn vị được huy động kết thúc các hoạt động ứng phó và hoàn thiện hồ sơ
thanh toán.

+ Chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ
sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tràn dầu tại địa phương bồi thường thiệt
hại.

+ Trường hợp nhận thấy, sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá
khả năng ứng phó của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố
kịp thời báo cáo để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, huy động các cơ
quan liên quan tổ chức ứng phó.

– Đối với các sự cố tràn dầu xảy ra trên sông, suối,
hồ chứa: Khi sự cố tràn dầu xảy ra chưa rõ nguyên nhân, chưa xác định được đối
tượng gây ra sự cố hoặc vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở thì Ủy ban nhân dân
tỉnh trực tiếp chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó. Lúc này, Ủy ban
nhân dân cấp huyện phối hợp, tham gia ứng phó, giám sát việc ứng phó theo chỉ
đạo của cơ quan có thẩm quyền.

2.13. Các cơ sở, dự án có hoạt động xăng dầu

– Các cơ sở, dự án có hoạt động xăng dầu (Phụ lục
số 06 kèm theo)
, có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu bao gồm: (1) Các kho, cửa
hàng kinh doanh xăng dầu (bao gồm cả phương tiện vận chuyển dầu và cửa hàng kinh
doanh xăng dầu trên cạn), khu chuyển tải xăng dầu; (2) Các doanh nghiệp/tổ chức
có liên quan đến xăng dầu khác như chủ sở hữu/quản lý: cảng thủy nội địa, bến
thủy nội địa, cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp; khu chuyển tải hàng hóa trên mặt
nước, khu neo đậu tàu thuyền; sân bay, nhà máy thủy điện, xi măng, sản xuất thuốc
nổ, dệt may, giầy da, sản xuất lốp xe; cơ sở sản xuất/sửa chữa/lưu chứa/vận hành
máy biến áp, thiết bị điện; các dự án nạo vét, xây dựng công trình thủy, đê,
xây dựng công trình có sử dụng thiết bị thi công hạng nặng; doanh nghiệp, cơ
sở, tổ chức khác có lưu chứa, sử dụng xăng dầu… phải xây dựng, trình cấp có
thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt.

– Sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố
tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của cơ quan có thẩm quyền.

– Hàng năm phải xây dựng Kế hoạch, tổ chức tập huấn
hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ
năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần phải triển khai thực hành
huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.

– Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng
bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở theo quy định; trong trường hợp cơ
sở chưa đủ khả năng tự ứng phó phải ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng
phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị có trang thiết bị, nhân lực ứng phó
để triển khai xử lý khi có tình huống.

– Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động
nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.

– Thông báo, báo cáo đến Văn phòng thường trực Ban Chỉ
huy cấp tỉnh, các cơ quan chức năng có liên quan biết để giám sát hoặc phối hợp
thực hiện.

– Hiệp đồng với các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố
tràn dầu phối hợp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn.

– Bảo đảm kinh phí chi trả cho lực lượng tham gia ứng
phó sự cố tràn dầu, đồng thời bồi thường thiệt hại về môi trường, tài sản của Nhà
nước và nhân dân do cơ sở, dự án, chủ tàu gây ra theo quy định của pháp luật.

VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm thông tin liên lạc

– Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy, chỉ đạo: Sử
dụng hệ thống thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, mạng thông tin vệ tinh
VSAT truyền hình trực tiếp và mạng thông tin di động, thành lập Trung tâm thông
tin ngay tại hiện trường để tiếp nhận và xử lý thông tin.

– Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó,
khắc phục hậu quả:

+ Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên
quan sử dụng hệ thống thông tin hiện hành, kết hợp với các phương tiện thông
tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền tin, hệ thống thông báo, báo động để
nắm và truyền tin kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó
sự cố. Công bố số điện thoại liên lạc của cơ quan thường trực, đơn vị trực để
tất cả các cơ sở, phương tiện vận tải được biết.

+ Trang bị máy bộ đàm cho đơn vị ứng phó sự cố tại hiện
trường và người chỉ huy hiện trường để đảm bảo thông tin liên lạc.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, trang thiết bị hiện
có của các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó và đầu tư mua sắm trang thiết bị để
bảo đảm cho dự phòng.

Khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh đề nghị
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tăng cường nguồn
lực, cấp bổ sung trang thiết bị để tham gia ứng phó có hiệu quả.

3. Bộ phận bảo đảm hậu cần, phương tiện cơ động

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và chính
quyền địa phương nơi xảy ra sự cố bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia
ứng phó và nhân dân trong khu vực xảy ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó
sự cố tự bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng của mình.

4. Bảo đảm y tế

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh, lực
lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó thiết lập Bệnh viện dã chiến (nếu
cần); cử cán bộ, y bác sỹ, nhân viên cùng trang thiết bị, cơ số thuốc để sơ,
cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ nhân viên làm công tác ứng cứu
tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.

5. Bảo đảm an ninh – trật tự an toàn xã hội

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải và cơ quan, đơn
vị liên quan đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo đảm an toàn giao
thông cho các phương tiện tham gia giao thông trong khu vực xảy ra sự cố.

6. Bảo đảm tài chính

– Chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây sự cố tràn dầu phải chịu
trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về
môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền và chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố để giải quyết việc chi phí,
bồi thường thiệt hại cho con người và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra.

– Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thanh toán toàn
bộ chi phí tham gia ứng phó sự cố tràn dầu cho các tổ chức, cá nhân được huy
động, đồng thời yêu cầu bên chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường lại các
chi phí đã thanh toán.

– Trường hợp chưa xác định được đối tượng gây ra sự
cố tràn dầu thì ngân sách thanh toán cho các hoạt động ứng phó được thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập
Sở Chỉ huy, gồm:

1. Sở Chỉ huy thường xuyên

– Trụ sở: Tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

– Thành phần

+ Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp
chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

+ Phó Trưởng ban: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy
định.

+ Các thành viên: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế,
Sở Tài chính, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh.

– Nhiệm vụ

+ Chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả lãnh
đạo trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về kết quả công tác ứng phó, khắc phục hậu
quả sự cố tràn dầu.

+ Đánh giá, nhận định tình hình, khả năng diễn biến
sự cố xảy ra, đề ra phương án, biện pháp ứng phó, điều động bổ sung nguồn lực nếu
cần thiết. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn cơ quan chức năng của các Bộ, ngành để theo dõi, tổng
hợp.

+ Theo dõi, tổ chức việc ứng phó, khắc phục sự cố theo
phương án đã được xác định.

+ Bổ sung lực lượng, phương tiện cho lực lượng tham
gia ứng phó.

2. Sở Chỉ huy tại hiện trường

– Trụ sở: Tại khu vực xảy ra sự cố, do Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng
phó.

– Thành phần

+ Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.

+ Phó Chỉ huy hiện trường: Do Chỉ huy trưởng chỉ định;
giúp chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện
tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

+ Các thành viên: Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế,
Sở Tài chính; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh.

– Nhiệm vụ

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan,
các tổ chức, cá nhân huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư
nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.

+ Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng, phương tiện tham gia
ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người
và phương tiện tham gia ứng phó.

+ Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với chính
quyền địa phương nơi xảy ra sự cố tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý ô nhiễm môi
trường sau sự cố theo quy định.

+ Thường xuyên báo cáo kết quả ứng phó, khắc phục hậu
quả sự cố hoặc sự cố phát sinh về Sở chỉ huy thường xuyên.

Trên đây là Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Yên
Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên
quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở hoạt động liên
quan đến xăng dầu tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này./.


Nơi nhận:
– UBQG Ứng phó SC, TT&TKCN;
– Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc;
– TT. Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Chánh, Phó CVP (NLN) UBND tỉnh;
– Báo Yên Bái; Đài PTTH tỉnh.
– Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
– Các đơn vị, cơ sở KD xăng, dầu trong tỉnh;
– Lưu: VT, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thế Phước

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH LIÊN LẠC

(Các đơn vị có
thể tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại Yên Bái)

TT

Tên cơ quan

Địa chỉ

Số điện thoại

1

Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái

Tổ 01, phường Đồng Tâm, Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái

02163852708

2

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn

Số 6, đường Sân Gôn, tổ 15, phường Phúc Đồng, quận
Long Biên, Tp. Hà Nội

02437333664

3

Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc
– Trạm ứng trực tại Hải Phòng

Đường đi Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An,
Tp. Hải Phòng

02253614178

4

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam

P203 tòa nhà A5, làng Quốc tế Thăng Long, đường Trần
Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

02473000239

Hotline 18006558

5

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái

Phường Nguyễn Thái Học, Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái

02613867858

6

Công an tỉnh Yên Bái

Đường Điện Biên, phường Yên Ninh, Tp. Yên Bái

0692506112

7

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái

165, Lý Thường Kiệt, phường Yên Ninh, Tp. Yên Bái

02163817146

8

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái

Đường Nguyễn Văn Cừ, phường Đồng Tâm, Tp. Yên Bái,
tỉnh Yên Bái

0888734898

PHỤ LỤC 02

THỰC TRẠNG TRANG THIẾT
BỊ, PHƯƠNG TIỆN

STT

Tên Phương tiện

Đơn vị tính

Thực trạng

Tổng số

Tốt

Trung bình

Xấu

I

Phương tiện do công an tỉnh quản lý

1

Xe chữa cháy

Chiếc

12

2

10

2

Xe cứu nạn, cứu hộ

Chiếc

1

1

3

Xe thang

Chiếc

1

4

Vòi chữa cháy Φ51

Cuộn

141

100

17

24

5

Vòi chữa cháy Φ66

Cuộn

135

92

18

25

6

Vòi chữa cháy Φ77

Cuộn

85

68

17

7

Lăng A

Cái

27

22

5

8

Lăng B

Cái

60

52

6

2

9

Lăng giá di động

Cái

1

1

10

Chất tạo bọt chữa cháy

Lít

1800

1400

400

11

Mặt nạ phòng độc cách ly

Cái

26

20

2

4

12

Thiết bị phá dỡ thủy lực, búa, rìu…

Bộ

9

6

3

13

Quạt thổi khói

Chiếc

1

1

14

Máy nén khí sạch

Chiếc

3

2

1

15

Quần áo chữa cháy

Bộ

91

41

42

8

16

Ủng chữa cháy

Đôi

78

25

38

15

17

Găng tay chữa cháy

Đôi

18

18

18

Mũ chữa cháy

Chiếc

110

10

42

58

19

Quần áo amiăng cách nhiệt

Bộ

24

24

II

Phương tiện do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh quản lý

1

Xe vận tải

Chiếc

6

6

2

Xe 29 chỗ

Chiếc

2

2

3

Xe cứu thương

Chiếc

1

1

4

Xuồng các loại

Chiếc

23

23

5

Thuyền các loại

Chiếc

2

2

6

Bộ vượt sông nhẹ

Bộ

1

1

7

Quần áo phòng da, phòng độc

Bộ

160

160

8

Bình cứu hỏa

Chiếc

88

88

PHỤ LỤC 03

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT
BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG

Số

Đơn vị

Xe

Tàu, xuồng các loại (chiếc)

Trang bị khác (chiếc)

Ô tô các loại

Xe cứu thương

Máy xúc, ủi

VSN-1500

Xuồng E15 AMH- 15 CV

ST-750

ST-660

ST-450

Thuyền máy

Thuyền tôn

Bè phao cứu sinh

Loại khác

Nhà bạt các loại

Máy phát điện

Máy bơm các loại

Máy bộ đàm

Cưa máy các loại

Phao tròn cứu sinh

Áo phao

Đèn chiếu sáng HT88

Loa cầm tay

Cuốc, xẻng, xà beng

Ky, cảng, bao tải

Dụng cụ đo mưa

Trạm đo mưa tự động

Bản đồ theo dõi áp thấp

Hệ thống máy Ecom

Tổng cộng

1.204

21

275

1

3

1

8

18

134

161

15

270

296

145

81

13

374

4.315

3.010

84

471

15.434

47.056

87

22

12

1

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

6

1

1

1

4

11

2

5

23

67

3

5

1

489

289

46

1

2

TP Yên Bái

4

3

4

6

12

12

11

17

2

3

1350

877

30

700

426

3

1

1

3

Trấn Yên

160

3

52

16

73

144

61

90

52

5

267

764

527

1

170

2.050

13.000

12

3

7

4

Trạm Tấu

42

2

28

60

90

14

1.050

1.500

13

5

5

Văn Yên

70

3

30

3

15

10

91

26

25

30

219

325

75

520

4

6

Lục Yên

224

2

35

3

44

77

21

1

10

4

1

88

112

82

2

4.000

4.000

0

2

7

Yên Bình

390

1

51

4

51

6

1

2

1

73

995

470

1

27

530

12.350

3

1

8

Mù Cang Chải

62

2

38

4

1

30

100

2.240

24

3

9

Văn Chấn

232

1

31

18

1

3

1

190

180

25

2.300

12.500

21

3

2

10

10

TX Nghĩa Lộ

14

3

10

22

7

7

190

140

28

2.000

3.280

10

2

PHỤ LỤC 04

LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN
TRUNG TÂM ỨNG PHÓ TRÀN DẦU KHU VỰC MIỀN BẮC

TT

TRANG THIẾT BỊ

ĐVT

SỐ LƯỢNG

Tổng cộng

Cơ sở Hải Phòng

Cơ sở Nghệ An

I

Quân số

Người

87

77

10

II

Trang thiết bị

1

Tàu đa năng ứng phó SCTD

Chiếc

1

1

2

Ca nô

Chiếc

6

5

1

3

Tàu ƯPSCTD trên sông

Chiếc

1

1

4

Tàu hỗ trợ ứng phó

Chiếc

3

3

5

Phao quây dầu trên biển

m

2.500

2.000

500

6

Phao quây dầu trên sông

m

1.000

800

200

7

Phao quây dầu chịu lửa

m

150

150

8

Phao thấm dầu

m

1.000

9

Tấm thấm dầu

Kiện

920

620

300

10

Máy hút dầu Skimer CS nhỏ

Bộ

3

3

11

Máy hút dầu Skimer CS lớn

Bộ

2

2

12

Máy bơm chìm

Bộ

4

4

13

Máy phân ly dầu nước

Chiếc

2

2

14

Bồn chứa dầu tạm thời

Chiếc

5

5

15

Hệ thống làm sạch dầu bằng thủy lực

Bộ

4

4

16

Hệ thống phun chất phân tán

Bộ

1

1

17

Chất phân tán

Lít

4.000

4.000

18

Chất hấp thụ dầu

Kg

4.500

4.500

19

Chất phân hủy sinh học dầu

Kg

5.900

5.900

19

Máy nén khí

Chiếc

1

1

20

Xe cẩu

Chiếc

2

1

1

21

Xe nâng

Chiếc

2

2

22

Xe tải

Chiếc

2

1

1

23

Lò đốt rác thải

Chiếc

1

1

PHỤ LỤC 05

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY
ĐỘNG

STT

Lực lượng

Huyện

Xã, phường, thị
trấn

Tổng cộng

TỔNG CÁC LỰC LƯỢNG

5.120

44.106

49.226

I

THÀNH PHỐ YÊN
BÁI

560

2.187

2.747

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

409

465

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

235

38

273

5

Cơ động

150

150

6

Đội xung kích PCTT

819

819

7

Phụ nữ

25

25

8

Đoàn thành niên

186

186

9

Y tế

57

57

10

Hội chữ thập đỏ

20

20

11

Mặt trận tổ quốc

32

32

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

325

325

13

Các trường học

276

276

II

HUYỆN TRẤN YÊN

429

2.945

3.374

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

592

648

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

158

190

348

5

Cơ động

30

30

6

Đội xung kích PCTT

1.806

1.806

7

Phụ nữ

2

42

44

8

Đoàn thành niên

2

210

212

9

Y tế

5

42

47

10

Hội chữ thập đỏ

21

21

11

Mặt trận tổ quốc

2

42

44

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

5

5

13

Các trường học

50

50

III

HUYỆN TRẠM TẤU

636

4.289

4.925

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

171

227

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

95

57

152

5

Cơ động

5

372

377

6

Đội xung kích PCTT

884

884

7

Phụ nữ

2

200

202

8

Đoàn thành niên

100

1.404

1.504

9

Y tế

5

36

41

10

Hội chữ thập đỏ

1

12

13

11

Mặt trận tổ quốc

3

793

796

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

150

150

13

Các trường học

100

300

400

14

Lực lượng khác (nếu có)

60

60

IV

HUYỆN MÙ CANG CHẢI

297

4.386

4.683

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

294

350

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

112

98

210

5

Cơ động

6

Đội xung kích PCTT

786

786

7

Phụ nữ

224

224

8

Đoàn thành niên

956

956

9

Y tế

6

56

62

10

Hội chữ thập đỏ

1

14

15

11

Mặt trận tổ quốc

3

28

31

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

30

30

13

Các trường học

14

Lực lượng khác (nếu có)

1.900

1.900

V

THỊ XÃ NGHĨA LỘ

301

12.879

13.180

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

415

471

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

126

87

213

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

1.322

1.322

7

Phụ nữ

6.640

6.640

8

Đoàn thành niên

1.499

1.499

9

Y tế

285

285

10

Hội chữ thập đỏ

2.041

2.041

11

Mặt trận tổ quốc

0

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

80

80

13

Các trường học

0

14

Lực lượng khác (nếu có)

510

510

VI

HUYỆN YÊN BÌNH

780

4.470

5.250

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

559

615

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

175

176

351

5

Cơ động

62

62

6

Đội xung kích PCTT

2.019

2.019

7

Phụ nữ

2

48

50

8

Đoàn thành niên

2

48

50

9

Y tế

10

48

58

10

Hội chữ thập đỏ

1

24

25

11

Mặt trận tổ quốc

3

48

51

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

0

13

Các trường học

1.500

1.500

14

Lực lượng khác (nếu có)

350

350

VII

HUYỆN LỤC YÊN

721

5.305

6.026

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

585

641

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

169

195

364

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

2.710

2.710

7

Phụ nữ

3

278

281

8

Đoàn thành niên

3

285

288

9

Y tế

15

80

95

10

Hội chữ thập đỏ

1

24

25

11

Mặt trận tổ quốc

5

48

53

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

250

600

850

13

Các trường học

100

500

600

VIII

HUYỆN VĂN YÊN

394

4.077

4.471

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

516

572

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

178

172

350

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

2.150

2.150

7

Phụ nữ

2

250

252

8

Đoàn thành niên

2

250

252

9

Y tế

15

100

115

10

Hội chữ thập đỏ

1

25

26

11

Mặt trận tổ quốc

3

50

53

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

18

500

518

13

Các trường học

64

64

IX

HUYỆN VĂN CHẤN

1.002

3.568

4.570

1

Quân đội

9

9

2

Dân quân tự vệ

56

667

723

3

Dự bị động viên

110

110

4

Công an

170

211

381

5

Cơ động

0

6

Đội xung kích PCTT

1.729

1.729

7

Phụ nữ

0

8

Đoàn thành niên

100

200

300

9

Y tế

5

80

85

10

Hội chữ thập đỏ

2

31

33

11

Mặt trận tổ quốc

0

12

Các doanh nghiệp trên địa bàn

150

150

13

Các trường học

0

14

Lực lượng khác (nếu có)

400

650

1.050

PHỤ LỤC 06

DANH SÁCH CÁC CỬA HÀNG
XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

STT

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Số bể

Dung tích (m3)

Tổng số dung
tích (m3)

Diện tích CH (m2)

Cấp cửa hàng

I

TP Yên Bái: 22
CH

1

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 04 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ dân phố Hồng Tiến, phường Hồng Hà

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

540,2

Cấp III

2

CHXD Thủy Bộ – Công ty Cổ phần Vận tải Thủy Bộ
Yên Bái

Tổ 7, đại lộ Nguyễn Thái Học

04 bể

25m3/01
bể x 03 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

85

7.593,7

Cấp III

3

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 03 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 5, phường Nguyễn Thái Học

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

487,2

Cấp III

4

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 02 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 4, phường Yên Ninh

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1.353,5

Cấp III

5

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 19 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 8, phường Yên Ninh

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

480,7

Cấp III

6

CHXD Hải Bình Phát – Công ty TNHH Thương mại Hải
Bình Phát

Tổ 14, phường Yên Ninh

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

668,6

Cấp III

7

CHXD số 1 – Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng

Tổ 7, phường Minh Tân

03 bể

25m3/01
bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 02 bể

55

280

Cấp III

8

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 01 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 11, phường Đồng Tâm

05 bể

25m3/01
bể x 05 bể

125

1.095,3

Cấp III

9

CHXD số 3 – Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên
Bái

Thôn Đông Thịnh, xã Giới Phiên

04 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 02 bể

70

413

Cấp III

10

CHXD Thái Bình Dương – Công ty TNHH Thái Bình
Dương

Thôn 5 xã Giới Phiên

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

431

Cấp III

11

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 28 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 1, phường Hợp Minh

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

409,5

Cấp III

12

CHXD Hợp Minh – CN Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí
Hà Nội tại Yên Bái

Thôn 9, phường Hợp Minh

03 bể

10m3/01
bể x 03 bể

30

400,8

Cấp III

13

CHXD Hồng Yên – DNTN Hồng Yên

Thôn Nước Mát, xã Âu lâu

04 bể

10m3/01
bể x 04 bể

40

400

Cấp III

14

CHXD số 4 Âu Lâu – Công ty TNHH Tự Đức

Thôn Nước Mát, xã Âu Lâu

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1000

Cấp III

15

CHXD Yên Bái – Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Hiền
Nga

Thôn 1, Lương Thịnh, xã Tân Thịnh

04 bể

25 m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 02 bể

80

1.350

Cấp III

16

CHXD số 8-Công ty TNHH Hải Linh Yên Bái

Tổ 34, phường Yên Thịnh

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

300

Cấp III

17

CHXD Ngọc Khánh QĐ – Công ty TNHH xăng dầu Ngọc
Khánh QĐ

Thôn Bình Lục, xã Văn Tiến

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1020

Cấp III

18

CHXD số 7 – Công ty TNHH thương mại xăng dầu Thiên
Lộc

Thôn 5, xã Văn Phú

03 bể

23,3m3/01
bể x 03 bể

70

1760

Cấp III

06 bể

23,3m3/01
bể x 06 bể (HD kho XD Chiến Thắng)

140

Cấp II

19

CHXD số 6 – Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên
Bái

Thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú

05 bể

30m3/1 bể
x 02 bể; 25m3/01 bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

125

2563

Cấp II

20

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 33 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Tổ 2, phường Yên Ninh

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

1,456

Cấp III

21

CHXD Thiên Lộc – Công ty TNHHTM Thiên Lộc

Thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc

02 bể

30m3/01
bể x 02 bể

60

522,5

Cấp III

22

CHXD 1194 Yên Ninh – Chi nhánh cửa hàng xăng dầu số
3 Cát Thịnh – Công ty TNHH Tự Đức

Tổ 13, phường Yên Ninh

03 bể

20m3/01
bể x 03 bể

60

949,8

Cấp III

II

Huyện Trấn Yên:
15 CH

23

CHXD số 2 – Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên
Bái

Thôn Ninh Phúc, Xã Nga Quán

03 bể

10m3/01
bể x 03 bể

30

460

Cấp III

24

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 07 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 8, thị trấn Cổ Phúc

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

461,0

Cấp III

25

CHXD Sơn Tươi – DNTN Sơn Tươi

Thôn phố Hóp, xã Báo Đáp

03 bể

10m3/01
bể x 03 bể

30

230

Cấp III

26

CHXD Báo Đáp – HTX dịch vụ tổng hợp xã Báo Đáp

Thôn 3, xã Báo Đáp

02 bể

15m3/01
bể x 02 bể

30

1.500

Cấp III

27

CHXD Điền Oanh – DNTN Điền Oanh

Thôn Yên Định, Xã Hưng Thịnh

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

177,5

Cấp III

28

CHXD Quý Trọng – DNTN Quý Trọng

Thôn 8, xã Hưng Khánh

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

330

Cấp III

29

CHXD Thái Lửng – DNTN Thái Lửng

Thôn 4, xã Hưng Khánh

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

322

Cấp III

30

CHXD số 52 – Công ty xăng dầu Phú Thọ

Thôn Đồng Quýt, xã Bảo Hưng

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

1650

Cấp III

31

CHXD số 54 – Công ty xăng dầu Phú Thọ

Thôn Chiến Thắng, xã Bảo Hưng

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

1650

Cấp III

32

CHXD Liêm Thúy – Công ty TNHH xăng dầu Liêm Thúy

Thôn Tân Việt, xã Quy Mông

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1.102

Cấp III

33

CHXD Cương Anh – CN Công ty TNHHTM tổng hợp Cương
Anh

Thôn Bình Trà, xã Bảo Hưng

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

2.077

Cấp III

34

CHXD Minh Quân – Công ty cổ phần hệ sinh thái Công
nghệ YoYo

Thôn Tiền Phong, xã Minh Quân

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

1022

Cấp III

35

CHXD Petrolimex 37 – Công ty xăng dầu Yên Bái

Thôn Ngọc Đông, xã Hưng Khánh

04 bể

25m3/1 bể
x 04 bể

100

1.108,2

Cấp III

36

CHXD Xuất Huệ-CTTNHH XD Trường Nam

Thôn Lương Thiện, xã Lương Thịnh

03 bể

25m3/1 bể
x 03 bể

70

764,5

Cấp III

37

CHXD Khương Lắm-Cty TNHH TM Khương Lắm

Xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên

03 bể

15m3/1 bể
x 03 bể

45

1.207,9

Cấp III

III

Thị xã Nghĩa Lộ:
7 CH

38

CHXD Nghĩa Hằng – DNTN Nghĩa Hằng

Tổ 19, phường Tân An

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

560

Cấp III

39

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 17 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1.391,2

Cấp III

40

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 06 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Tổ Cang Nà, phường Trung Tâm

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

1.417,0

Cấp III

41

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 32 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Bản Nà Làng, xã Nghĩa Lợi

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

1.196,3

Cấp III

42

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 13 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Cầu Thia, xã Phù Nham

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

566,5

Cấp III

43

CHXD Quân Đội – Cục Hậu Cần QK II

TTNT Nghĩa Lộ

03 bể

25 m3/01
bể x 03 bể

75

2.500

Cấp III

44

CHXD Đắc Thiên 3 – Công ty TNHHXD Đắc Thiên

Bản Co Cọi, xã Sơn A

02 bể

25 m3/01
bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

40

1.101

Cấp III

IV

Huyện Văn Yên:
25 CH

45

CHXD Đại Lâm – Cty cổ phần Đại Lâm

Khu 3, thị trấn Mậu A

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

530,2

Cấp III

46

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 11 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Khu phố 5, thị Trấn Mậu A

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

495,5

Cấp III

47

CHXD Xuân Hòa – DNTN Xuân Hòa

Thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1.167,7

Cấp III

48

CHXD Đại Phú An – Công ty TNHH Đại Phú An

Thôn Cổng Trào, xã An Thịnh

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

686

Cấp III

49

CHXD Khải Quốc Lâm – DNTN Khải Quốc Lâm

Thôn Trung Tâm, xã An Thịnh

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1061,8

Cấp III

50

CHXD Trần Phương – DNTN xăng dầu Trần Phương

Thôn Tân Tiến 1, Xã Xuân Ái

02 bể

15m3/01
bể x 02 bể

30

382

Cấp III

51

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 20 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

750

Cấp III

52

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 23 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Đức An, xã Đông An

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

960,3

Cấp III

53

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 27 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Thôn Gốc Đa, xã Đông An

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

660

Cấp III

54

CHXD Lê Khôi – DNTN Lê Khôi

Khu phố Trái Hút, xã An Bình

04 bể

15m3/01
bể x 03 bể; 25m3/01 bể x 01 bể

70

400

Cấp III

55

CHXD Trường An – DNTN xăng dầu Trường An

Thôn 6, xã Lâm Giang

02 bể

15m3/01
bể x 02 bể

30

750

Cấp III

56

CHXD Đại Sơn – DNTN Thăng Bình

Thôn 2, xã Đại Sơn

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

325

Cấp III

57

CHXD Hồng Quân – DNTN Xăng dầu Hồng Quân

Thôn Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

216

Cấp III

58

CHXD Số 2 – Công ty cổ phần Đại Lâm

Thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ

03 bể

10m3/01
bể x 03 bể

30

563,3

Cấp III

59

CHXD An Khang – Công ty TNHH vật tư chuyên dùng xăng
dầu An Khang

Thôn Liên Kết, xã Lang Thíp

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

922,8

Cấp III

60

CHXD – CN Công ty CPXD Tự Lực I tại Yên Bái

Thôn Pha, xã Châu Quế Hạ

03 bể

25m3/01
bể x 2 bể; 15m3 x 1 bể

65

1.000

Cấp II

61

CHXD Tân Hợp – DNTN Trịnh Đức Huy

Thôn 7, xã Tân Hợp

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

1027

Cấp III

62

CHXD số 2 – DNTN Trịnh Đức Huy

Thôn 7, xã Mậu Đông

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

756

Cấp III

63

CHXD km171+500 – CN Công ty CPXD Tự Lực tại Yên
Bái

Thôn Pha, xã Châu Quế Hạ

05 bể

25m3/01
bể x 04 bể

125

1.000

Cấp II

64

CHXD Tuấn Khải số 1 – Hợp tác xã dịch vụ Tuấn Khải

Thôn Tân Thịnh, xã Yên Phú

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

750

Cấp III

65

CHXD số 01 Trần Anh – Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp
Trần Anh

Thôn 4, xã Yên Hưng

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể

75

900

Cấp III

66

CHXD Tuấn Khải số 2 – Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp
Tuấn Khải

Thôn 4, xã Quế Thượng

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

593.3

Cấp III

67

CHXD Tuấn Khải số 4 – Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp
Tuấn Khải

Thôn 1, xã Phong Dụ Thượng

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

880

Cấp III

68

CHXD Tuấn Khải số 3 – Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp
Tuấn Khải

Thôn Thọ Lâm, xã Lâm Giang

3 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

437

Cấp III

69

CHXD Yên Hợp – Công ty TNHH xăng dầu Yên Hợp

Thôn Yên Thành, xã Yên Hợp

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

644

Cấp III

V

Huyện Yên Bình:
18 CH

70

CHXD số 16 – Công ty TNHH Hải Linh YB

Thôn Liên Hiệp, xã Thịnh Hưng

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

1.025,4

Cấp III

71

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 10 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn 7, xã Thịnh Hưng

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

1.482,4

Cấp III

72

CHXD số 5 – Công ty TNHH MTV XD Chiến Thắng Yên
Bái

Tổ 10, thị trấn Yên Bình

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

296

Cấp III

73

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 30 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Tổ 8, thị Trấn Yên Bình

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

509

Cấp III

74

CHXD Km11 – Công ty CPTMDL&ĐT Yên Bái

Tổ 7, thị Trấn Yên Bình

02 bể

25m3/01
bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

40

2,775

Cấp III

75

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 05 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Tổ 2, thị trấn Yên Bình

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

517,4

Cấp III

76

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 22 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

750

Cấp III

77

CHXD Hoàng Lâm – DNTN Hoàng Lâm

Thôn Ngòi Bang, xã Bảo Ái

02 bể

16,5m3/01
bể x 02 bể

33

291,1

Cấp III

78

CHXD Tân Nguyên – Công ty TNHH HCM Yên Ninh

Thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên

03 bể

25m/01 bể x 01 bể;
15m3/01 bể x 01 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

50

720

Cấp III

79

CHXD số 2 – Công ty TNHH xăng dầu Ngọc Khánh QĐ

Thôn Lem, xã Phú Thịnh

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

307,5

Cấp III

80

CHXD Tân Mai – DNTN Tân Mai

Khu 1, thị trấn Thác Bà

03 bể

15m3/01
bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

40

700

Cấp III

81

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 18 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Làng Cạn, xã Mông Sơn

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

900

Cấp III

82

CHXD Yên Thư – DNTN Yên Thư

Thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

510

Cấp III

83

CHXD số 3 – Công ty TNHH Vật tư TM Thiên Thảo

Thôn Làng Ngần, xã Vũ Linh

02 bể

15 m3/01
bể x 02 bể

30

300

Cấp III

84

CHXD số 2 – Công ty TNHH Vật tư TM Thiên Thảo

Thôn Làng Lạnh 2, xã Cẩm Nhân

02 bể

25 m3/01
bể x 02 bể

50

350

Cấp III

85

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 35 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Thôn Tân Lập 7, xã Hán Đà

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

930,3

Cấp III

86

CHXD Hoàng Anh – Công ty TNHH TM xăng dầu Hoàng
Anh

Thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân

03 bể

14,5m3/01
bể x 02 bể; 25m3/01 bể x 01 bể

54

384,3

Cấp III

87

CHXD Vĩnh Kiên – Chi nhánh Yên Bái – Công ty cổ phần
dầu khí Sơn Hải

Thôn Ba Chãng, xã Vĩnh Kiên

03 bể

15m3/01
bể x 02 bể; 25m3/01 bể x 01 bể

55

704,4

Cấp III

VI

Huyện Lục Yên:
13

88

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 16 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Làng Thiu, xã Trung Tâm

03 bể

25 m3/01
bể x 03 bể

75

556,8

Cấp III

89

CHXD Động Quan – Công ty TNHH HCM Yên Ninh

Thôn 2, xã Động Quan

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

1.065

Cấp III

90

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 08 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Tát Riêu, xã Khánh Hòa

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

600

Cấp III

91

CHXD Việt Hùng – Công ty TNHH TM Việt Hùng

Thôn Trung Tâm, xã Tân Lĩnh

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

417

Cấp III

92

CHXD Tân Lĩnh – Cty CP thương mại Long Thịnh YB

Thôn Trung Tâm, xã Tân Lĩnh

03 bế

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

660

Cấp III

93

CHXD Yên Thắng – Cty TNHH Thái Thịnh

Thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng

04 bể

25m3/01
bể x 03 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

90

466

Cấp III

94

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 09 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Khu phố 3, thị trấn Yên Thế

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

640,6

Cấp III

95

CHXD Yên Thế – Công ty CPTMDL&ĐT Yên Bái

Tổ 4, thị trấn Yên Thế

02 bể

12m3/01
bể x 02 bể

24

195

Cấp III

96

CHXD Thái Thịnh – Cty TNHH Thái Thịnh

Thôn Trần Phú, xã Minh Xuân

05 bể

15m3/01
bể x 04 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

70

654

Cấp III

97

CHXD Mai Sơn – Cty CPTM Trung Hòa

Thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 20m3/01 bể x 01 bể

70

482

Cấp III

98

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 21 – Công ty xăng dầu Yên
Bái

Thôn Đồng Tâm, xã Liễu Đô

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

903,5

Cấp III

99

CHXD Kiên Lâm – Công ty TNHH dịch vụ và thương mại
Kiên Lâm

Thôn Nè Bè, xã Lâm Thượng

03 bể

20m3/01
bể x 03 bể

60

851

Cấp III

100

CHXD Petrolimex – Cửa hàng số 34 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Thôn Khuân Pục, xã Minh Tiến

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

429,5

Cấp III

VII

Huyện Văn Chấn:
21 CH

101

CHXD Hùng Anh – DNTN Hùng Anh

Thôn Trung Tâm, xã Tân Thịnh

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

400

Cấp III

102

CHXD Đỗ Nhuận – DNTN Đỗ Nhuận

Thôn 13, xã Tân Thịnh

03 bể

10m3/01
bể x 03 bể

30

228

Cấp III

103

CHXD Kiên Tuyết – Công ty TNHH xăng dầu Kiên Tuyết

Thôn Chùa, xã Chấn Thịnh

02 bể

10m3/01
bể x 02 bể

20

460

Cấp III

104

CHXD Đắc Thiên – Công ty TNHH XD Đắc Thiên

Thôn Trung Tâm, xã Bình Thuận

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

306

Cấp III

105

CHXD Trường Thoan – DNTN Trường Thoan

Thôn 11B, xã Nghĩa Tâm

03 bể

15m3/01
bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

40

524

Cấp III

106

CHXD Phúc Thịnh – DNTN Phúc Thịnh

Khu I, thị tứ Ngã Ba, xã Cát Thịnh

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

225

Cấp III

107

CHXD số 3 Cát Thịnh – Công ty TNHH Tự Đức

Thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

850

Cấp III

108

CHXD Xuân Phương – DNTN Xuân Phương

Thôn Trung Tâm, xã Thượng Bằng La

03 bể

10m3/1 bể
x 03 bể

30

367

Cấp III

109

CHXD Thanh Tâm – Công ty TNHH Thanh Tâm

Thôn Cườm, xã Thượng Bằng La

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

450

Cấp III

110

CHXD Trung Hiếu – Công ty TNHH vận tải xăng dầu Trung
Hiếu

Khu 10B, TTNT Trần Phú

03 bể

25m3/01
bể x 01 bể; 10m3/01 bể x 02 bể

45

350

Cấp III

111

CHXD Minh Phương – Công ty TNHH Minh Phương

Khu 9, TTNT Trần Phú

03 bể

15m3/01
bể x 02 bể; 10m3/01 bể x 01 bể

40

791

Cấp III

112

CHXD Dũng Nhung – DNTN XD Phú Quân

Tổ dân phố trung tâm, TTNT Trần Phú

02 bể

25m3/01
bể x 01 bể; 10m3/01 bể x 02 bể

35

403,7

Cấp III

113

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 12 – Công ty Xăng dầu
Yên Bái

Thôn Nà Trạm, xã Đồng Khê

04 bể

25m3/01
bể x 04 bể

100

625,0

Cấp III

114

CHXD Sơn Thịnh – Công ty TNHH TM Sơn Thịnh

Bản Phiên 1, xã Sơn Thịnh

03 bể

03 bể 25m3/01
bể x 02 bể; 15 m3/01 bể x 01 bể

65

569,7

Cấp III

115

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 15 – Công ty Xăng dầu Yên
Bái

Thôn Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh

03 bể

25 m3/01
bể x 03 bể

75

420,8

Cấp III

116

CHXD Liên Sơn – DNTN TM Tấn Dung

Khu 8, TTNT Liên Sơn

03 bể

25m3/01
bể x 02 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

65

902,6

Cấp III

117

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 25 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Tổ 10, TTNT Liên Sơn

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

594

Cấp III

118

CHXD Nậm Búng – Công ty TNHH Trường Thành

Thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng

03 bể

28m3/01
bể x 02 bể

84

5.574

Cấp III

119

CHXD Tú Lệ – HTX Đoàn Kết

Thôn Bản Mạ, xã Tú Lệ

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

1.000

Cấp III

120

CHXD Sử Duyến – DNTN Sử Duyến

Thôn Thanh Bồng, xã Đại Lịch

03 bể

30m3/01
bể x 01 bể; 15m3/01 bể x 01 bể

45

700

Cấp III

121

CHXD Đắc Thiên 2 – Cty TNHH XD Đắc Thiên

Thôn Bản Van, xã Gia Hội

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

458,3

Cấp III

VIII

Huyện Trạm Tấu:
1 CH

122

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 31 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Tổ 1, thị trấn Trạm Tấu

02 bể

25m3/01
bể x 02 bể

50

781

Cấp III

IX

Huyện MCC: 5 CH

123

CHXD La Pán Tẩn – Cty TNHH Hồng Hoan

Bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn

03 bể

10m3/01
bể x 03 bể

30

700

Cấp III

124

CHXD Petrolimex – CH 36- Công ty xăng dầu Yên Bái

Tổ 4, thị trấn Mù Cang Chải

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

1.106

Cấp III

125

CHXD Petrolimex – Cửa hàng 24 – Công ty xăng dầu
Yên Bái

Tổ 1, Thị trấn Mù Cang Chải

03 bể

25m3/01
bể x 03 bể

75

700

Cấp III

126

CHXD Tinh Minh cơ sở 2 – Công ty TNHH Tinh Minh

Xã Nậm Khắt

03 bể

15m3/01
bể x 03 bể

45

1.700

Cấp III

127

CHXD Tinh Minh – Cty TNHH Tinh Minh

Thị tứ Khao Mang, xã Khao Mang

02 bể

15m3/01
bể x 02 bể

30

467

Cấp III

TỔNG CỘNG

8.035

Quyết định 10/2023/QĐ-TTg

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 10/2023/QĐ-TTg
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trần Hồng Hà
  • Ngày ban hành: 24/04/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 10/2023/QĐ-TTg chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Khí tượng Thủy văn


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 10/2023/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRỰC THUỘC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về khí tượng thủy văn trên phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm, chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ và công trình quan trọng quốc gia về khí tượng thủy văn;

c) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; định kỳ hằng năm theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên phạm vi cả nước theo quy định.

5. Về quản lý hoạt động mạng lưới trạm khí tượng thủy văn:

a) Quản lý các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn; quản lý, hướng dẫn hoạt động khí tượng thủy văn đối với các công trình phải quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;

b) Thẩm định nội dung về khí tượng thủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; thẩm định các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng thủy văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn;

d) Quản lý chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật về đo lường và khí tượng thủy văn;

đ) Tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

6. Về dự báo, cảnh báo và truyền phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai, không bao gồm thiên tai cháy rừng do tự nhiên:

a) Quản lý các hoạt động dự báo, cảnh báo, truyền phát tin khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn và cấp độ rủi ro thiên tai; hướng dẫn việc cung cấp, sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;

b) Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo, truyền phát tin khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn và cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;

d) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết; tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

đ) Tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

e) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia; tổ chức thực hiện các hoạt động dự báo, cảnh báo, truyền phát tin khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn và cấp độ rủi ro thiên tai; phân vùng rủi ro thiên tai; dự báo, đánh giá khí hậu, thủy văn, hải văn, tiềm năng gió, mặt trời, sóng, thủy điện phục vụ chỉ đạo, điều hành, khai thác, sản xuất năng lượng không tái tạo và tái tạo theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức xây dựng, thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố bộ chuẩn khí hậu quốc gia, đánh giá khí hậu quốc gia; xây dựng và triển khai Khung dịch vụ khí hậu quốc gia cho Việt Nam trên cơ sở Khung dịch vụ khí hậu toàn cầu;

h) Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai khí tượng thủy văn và cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật.

7. Về thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn:

a) Quản lý, hướng dẫn việc lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý, hướng dẫn việc lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục phải lồng ghép theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thu thập thông tin phục vụ đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai; theo dõi, hướng dẫn việc cung cấp, xác nhận nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện các hoạt động lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia, giám sát biến đổi khí hậu;

đ) Tổ chức, tiếp nhận, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn do các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của pháp luật; tiếp nhận thông tin phản hồi về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, cấp độ rủi ro thiên tai của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân theo quy định;

e) Xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống thông tin phục vụ điều tra, khảo sát, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai trong mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong hoạt động khí tượng thủy văn theo quy định.

9. Về hợp tác quốc tế:

a) Quản lý, hướng dẫn việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;

c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn; làm đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Ủy ban Bão, Tiểu ban Khí tượng vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG); làm đầu mối tham gia các diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Hợp tác với các tổ chức quốc tế về trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về khí tượng thủy văn;

đ) Tổ chức, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế khác về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền.

10. Quản lý, hướng dẫn, theo dõi hoạt động khí tượng thủy văn của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

11. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ, dịch vụ công về khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.

12. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền.

13. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực khí tượng thủy văn theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

17. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn.

2. Vụ Quản lý mạng lưới khí tượng thủy văn.

3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.

4. Vụ Kế hoạch – Tài chính.

5. Vụ Tổ chức cán bộ.

6. Văn phòng Tổng cục.

7. Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia.

8. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

9. Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn.

10. Trung tâm Công nghệ khí tượng thủy văn.

11. Trung tâm Hải văn.

12. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn.

13. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc.

14. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ.

15. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ.

16. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

17. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ.

18. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.

19. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên.

Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 6 là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 7 đến khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục.

Văn phòng Tổng cục Khí tượng Thủy văn có 03 phòng.

Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 03/2018/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn, Đài Khí tượng cao không, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Ứng dụng công nghệ khí tượng thủy văn, Trung tâm Hải văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại các khoản: 7, 9, 10, 11, 13 và 14 Điều 3 được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hiệu lực thi hành.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Tổng cục Khí tượng Thủy văn;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, TCCV (02b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Trần Hồng Hà

 

Quyết định 09/2023/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 09/2023/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày ban hành: 24/04/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 09/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 62/2016/QĐ-UBND quản lý đê điều Thái Nguyên


ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:
09/2023/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày
24 tháng 4 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ
62/2016/QĐ-UBND NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN BAN
HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê
điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 669/TTr-SNN ngày 10 tháng 3 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số
62/2016/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, phòng ngừa, xử lý vi phạm
pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
10 tháng 5 năm 2023.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.


Nơi nhận:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành của tỉnh;
– UBND các huyện, thành phố;
– Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
– Báo Thái Nguyên, Đài PT-TH tỉnh;
– Trung tâm thông tin tỉnh;
– Lưu: VT, CNN&XD, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thanh Bình

Quyết định 535/QĐ-TTg

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 535/QĐ-TTg
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trần Lưu Quang
  • Ngày ban hành: 20/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 535/QĐ-TTg 2023 Đề án Phát triển nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn đến 2030


THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 535/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20
tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU
NẠN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng
3 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, tìm kiếm, cứu nạn;
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng,
chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án
Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến
năm 2030, định hướng đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung
chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Công tác ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và
tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức
chính trị – xã hội và sự tham gia rộng rãi, tích cực của Nhân dân, có xét đến yếu
tố vùng, miền, được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở; sự phối hợp chặt
chẽ giữa các lực lượng, các cấp, các ngành, địa phương nhằm xử lý mọi tình huống
kịp thời và hiệu quả.

b) Nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN là biện pháp
quan trọng để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai gây ra, góp phần phát triển bền
vững kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.

c) Công tác ƯPSCTT và TKCN được tổ chức thực hiện
theo phương châm “bốn tại chỗ”; phát huy sức mạnh của toàn dân, vai trò chủ động
của lực lượng tại cơ sở với lực lượng vũ trang là nòng cốt; sự tham gia tích cực
của cộng đồng, kết hợp với sự chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương
khác và cộng đồng quốc tế.

d) Xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng
chuyên sâu, hiện đại và nâng cao năng lực cho lực lượng tại cơ sở, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ.

đ) Khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, coi
trọng nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế.

e) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển,
nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN theo kế hoạch và lộ trình phù hợp với điều kiện
vùng, miền và phát triển kinh tế đất nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao hiểu biết và kỹ năng ƯPSCTT và TKCN cho cộng
đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động
cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn
thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế – xã hội, củng cố quốc
phòng – an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn
thành Đề án.

b) Mục tiêu cụ thể

– Đến năm 2030

+ Phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc
phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền,
chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra.

+ Hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo
đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

+ Kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng
hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc
thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống sự cố,
thiên tai và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra,

+ Tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng tại
chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở.

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và
TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; rà
soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự
cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN,

– Sau năm 2030, định hướng đến năm 2045

+ Xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ
chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống
sự cố, thiên tai và TKCN trong nước và tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc
tế.

+ Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa hoạt động
ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính
sách trong hoạt động ƯPSCTT và TKCN

– Điều chỉnh, xây dựng, ban hành quy định, chính
sách về tổ chức, bảo đảm hoạt động ƯPSCTT và TKCN; chính sách xã hội hóa, khuyến
khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ƯPSCTT và TKCN;
hoàn thiện quy chế quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và
thanh lý các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa đảm bảo cho hoạt
động ƯPSCTT và TKCN; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý tài chính, thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt
động ƯPSCTT và TKCN.

– Điều chỉnh, bổ sung Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu
nạn hàng không dân dụng, Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong
vùng nước cảng biển; xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Bộ:
Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển và nông thôn, Tài nguyên và Môi
trường, Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng
chống cháy rừng.

2. Kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện
chuyên dụng cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN

– Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam/Bộ
Giao thông vận tải;

– Trung tâm Quốc gia Huấn luyện TKCN đường không/Bộ
Quốc phòng;

– Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam/Bộ Giao
thông vận tải;

– Trung tâm Quốc gia Huấn luyện TKCN đường biển/Bộ
Quốc phòng;

– Trung tâm Cứu nạn tàu ngầm/Bộ Quốc phòng;

– Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Bắc, Trung
tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung/Bộ Quốc phòng, Trung tâm ứng phó sự cố
tràn dầu miền Nam/Bộ Công Thương (điều chuyển về Bộ Quốc phòng);

– Trung tâm Quốc gia Huấn luyện cứu hộ, cứu nạn/Bộ
Quốc phòng;

– Các Trung tâm Ứng cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ,
hạt nhân miền Bắc, miền Trung, miền Nam/Bộ Quốc phòng;

– Trung tâm Cấp cứu mỏ/Bộ Công Thương;

– Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ/Bộ Công an.

3. Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động hỗ trợ
nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế cho 05 đội do Bộ Quốc phòng quản lý

– Đội Cứu sập đổ công trình/Binh chủng Công binh;

– Đội Khắc phục hậu quả về môi trường/Binh chủng
Hóa học;

– Đội Quân y cứu trợ thảm họa/Cục Quân y;

– Đội Sử dụng chó nghiệp vụ TKCN/Bộ đội Biên phòng;

– Đội Tàu TKCN trên biển/Quân chủng Hải quân.

4. Tăng cường năng lực cho các lực lượng tại chỗ

– Xây dựng các trạm phối hợp TKCN trên biển đảo,
lòng hồ thủy điện lớn và Trung tâm TKCN khu vực quần đảo Trường Sa.

– Quân chủng Hải quân:

+ Đầu tư cho mỗi vùng Hải quân 01 tàu TKCN đa năng
hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động trên
3.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, lượng giãn nước đến 5.000 tấn;
trang bị phương tiện nâng, cẩu các loại trọng tải phù hợp; phương tiện chuyên dụng,
đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự
cố môi trường biển và cứu nạn hàng hải quốc tế.

+ Mỗi đơn vị cấp trung, lữ đoàn và tương đương thuộc
Quân chủng hoạt động trên đất liền được trang bị các loại: Xe cứu hộ đa năng;
xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu
nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ.

+ Tại các điểm, đảo khu vực quần đảo Trường Sa: Đầu
tư 02 xuồng cứu hộ, cứu nạn đa năng, các trang thiết bị chuyên dụng, đồng bộ để
thực hiện nhiệm vụ.

– Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển:

+ Đầu tư cho mỗi Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 01
tàu TKCN đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi
hoạt động trên 3.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, lượng giãn
nước đến 4.000 tấn; đầu tư trang bị bổ sung tính năng cấp cứu và điều trị y tế
trên biển cho 02 tàu Cảnh sát biển để bảo đảm năng lực, nâng cao hiệu quả cấp cứu,
điều trị y tế trực tiếp trên biển cho lực lượng Cảnh sát biển tại các vùng biển
Vịnh Bắc Bộ và Tây Nam; trang bị phương tiện xe nâng, xe cẩu các toại trọng tải
phù hợp; phương tiện chuyên dụng, đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ,
cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố môi trường biển và cứu nạn hàng hải quốc tế
(mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc, bộ).

+ Mỗi đơn vị cấp Đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh
sát biển Việt Nam hoạt động trên đất liền được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ
đa năng; xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu
nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

+ Thành lập Khoa đào tạo về ƯPSCTT, TKCN tại Trung
tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ đào tạo
cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT, TKCN.

– Lực lượng Phòng không, Không quân toàn quân:

+ Đến 2030 đầu tư bổ sung cho 03 Trung đoàn Không
quân trực thăng đóng quân trên 3 miền Bắc, Trung, Nam 03 máy bay trực thăng
TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm; nâng cấp, tăng hạn cho các
máy bay trực thăng TKCN hiện có để bảo đảm mỗi Trung đoàn Không quân trực thăng
có ít nhất 02 máy bay trực thăng sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống sự cố,
thiên tai và TKCN đường không trên phạm vi 3 miền và cả nước, đặc biệt có khả
năng tiếp cận các vùng bị cô lập, chia cắt, các vùng biển đảo xa, rừng núi và
tham gia chữa cháy rừng. Sau năm 2030, tiếp tục đầu tư bổ sung cho 03 Trung
đoàn Không quân trực thăng đóng quân trên 3 miền đất nước từ 03 đến 06 máy bay
trực thăng TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm bảo đảm năng lực
TKCN đường không trên phạm vi 3 miền và cả nước.

+ Đầu tư cho mỗi Trung, Lữ đoàn phòng không toàn
quân được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; xe chữa cháy; máy phát điện;
phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu
01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

– Lực lượng Bộ đội Biên phòng:

+ Đối với các Hải đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng, Hải đội thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 28 tỉnh, thành phố ven biển:
Bảo đảm mỗi đơn vị có 01 tàu TKCN đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết
sóng gió cấp 9, cấp 10, phạm vi hoạt động đến 200 hải lý, thời gian hoạt động
liên tục đến 20 ngày; trang bị phương tiện cẩu các loại trọng tải phù hợp,
phương tiện thủy nội địa, phương tiện chuyên dụng, đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ
tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố môi trường biển và kết hợp
tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biển đảo.

+ Đối với các Đồn Biên phòng tuyến biên giới đất liền
và tuyến biển: Đầu tư các trang thiết bị cơ bản cần thiết phù hợp điều kiện địa
bàn như máy xúc, máy phát điện các loại, máy thổi gió, máy cưa, máy bơm chữa
cháy, phương tiện TKCN thủy nội địa, trang bị cá nhân phòng cháy, chữa cháy,
các trang thiết bị phục vụ ƯPSCTT và TKCN thường xảy ra tại địa bàn đóng quân
(cháy rừng, lũ quét, sạt lở đất, ngập nước, dịch bệnh, tai nạn…) và các sự cố,
thiên tai xuyên biên giới theo các thỏa thuận quốc tế.

– Lực lượng Công binh toàn quân:

+ Đầu tư trang bị cho cấp Tiểu đoàn các loại xe: Xe
thang chữa cháy; xe bồn; xe nâng, xe cẩu; xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy
phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; các phương tiện hiện đại
thay con người thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm hoạt động trong điều
kiện địa hình phức tạp bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để
đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

+ Đầu tư trang bị cho cấp Đại đội Công binh các loại
xe: Xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn
thủy nội địa; bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ.

– Lực lượng Hóa học toàn quân;

+ Đầu tư cho cấp Tiểu đoàn các trang thiết bị trinh
sát, tiêu tẩy, lều cấp cứu, tiêu tẩy diện rộng, thiết bị đo liều chiếu xạ cá
nhân, thiết bị phân tích hóa chất độc hiện trường, thiết bị trinh sát hóa chất
độc, phóng xạ trên không, các loại thiết bị phòng phóng xạ, cách ly hóa chất độc,
hệ thống chỉ huy, điều hành ứng phó từ xa và các thiết bị đặc chủng khác cho
các đơn vị hóa học toàn quân phù hợp với tổ chức biên chế và yêu cầu nhiệm vụ.

+ Xây dựng thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó
các loại hình thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học và tổ chức huấn
luyện ứng phó chuyên sâu cho các lực lượng; sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ
ứng phó với các thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học bao gồm xử lý
sự cố phóng xạ, sinh học, hóa chất độc xuyên biên giới.

– Các Lữ đoàn, Trung đoàn thuộc Binh chủng Thông
tin liên lạc, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Đặc công:

+ Tổ chức 01 tiểu đoàn hoặc tương đương sẵn sàng thực
hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN trên địa bàn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của
binh chủng và địa bàn; sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ theo điều động của Bộ
Quốc phòng.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện
đơn vị và vùng miền nơi đóng quân để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN. Các
trang thiết bị gồm: Xe chữa cháy; xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; máy xúc
đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại
phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

– Các Quân khu, Quân đoàn: Bảo đảm thao trường huấn
luyện, diễn tập ứng phó các loại hình thảm họa, sự cố, thiên tai đặc thù theo
vùng, miền và tổ chức huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm họa, sự cố, thiên
tai và TKCN cho các lực lượng.

– Các sư đoàn bộ binh đủ quân:

+ Tổ chức 03 Tiểu đoàn đủ quân và 01 đại đội Công
binh sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện
vùng miền để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN, cụ thể mỗi tiểu đoàn:

(i) Đối với khu vực miền núi, trung du: Xe nâng, xe
cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu nạn
thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01
chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt
lũ đất.

(ii) Đối với khu vực đồng bằng, ven biển: Xe nâng,
xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, xuồng tìm kiếm cứu nạn
đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập đổ công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở
đất, vỡ đê điều, hồ, đập.

– Các Sư đoàn bộ binh biên chế thiếu, binh đoàn,
đoàn kinh tế – quốc phòng, các nhà trường, trung tâm đào tạo cấp phân đội:

+ Tổ chức lực lượng 01 tiểu đoàn hoặc tương đương,
sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện
vùng miền để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN, cụ thể:

(i) Đối với khu vực miền núi, trung du: Xe nâng, xe
cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu nạn
thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01
chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt
lở đất.

(ii) Đối với khu vực đồng bằng, ven biển: Xe nâng,
xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, xuồng tìm kiếm cứu nạn
đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập đổ công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở
đất, vỡ đê điều, hồ, đập.

– Lực lượng Quân sự cấp tỉnh:

+ Tổ chức 01 đại đội cơ động hoặc tương đương tùy
theo đặc điểm tình hình từng tỉnh và 01 trung đội công binh phối hợp với các lực
lượng khác sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN như: Sập đổ công
trình, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt, các sự cố về đê điều, hồ, đập, sự cố môi
trường… trên địa bàn tỉnh.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện
vùng miền để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN, cụ thể:

(i) Đối với các tỉnh khu vực miền núi, trung du: Xe
nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy
khoan, cắt bê tông, flycam, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa và các
loại phương tiện chuyên dụng, hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

(ii) Đối với các tỉnh đồng bằng, ven biển: Xe nâng,
xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan,
cắt bê tông, flycam xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc
và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập
đổ công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở đất, vỡ đê điều, hồ, đập, sự cố môi
trường…

– Lực lượng Quân sự, Công an cấp huyện, cấp xã: Tùy
theo đặc điểm địa hình miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo để tổ
chức lực lượng dân quân cơ động để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” và đầu
tư trang bị thiết yếu phù hợp, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯTSCTT và TKCN,
cụ thể:

+ Các huyện, xã khu vực miền núi, trung du: Đầu tư
trang bị máy bơm chữa cháy, cưa xích cầm tay, máy cắt thực bì, máy thổi gió máy
phát điện, flycam và bộ trang bị cá nhân, trang phục phòng cháy, chữa cháy, bộ
trang thiết bị y tế thiết yếu tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và các trang thiết
bị cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ
quét, sạt lở đất;

+ Các huyện, xã thuộc vùng đồng bằng, ven biển, hải
đảo: Đầu tư xuồng cứu hộ cứu nạn, máy bơm chống ngập, máy phát điện và flycam,
tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và trang thiết bị thiết yếu khác đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ ứng phó sập do công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở đất, vỡ đê điều,
hồ, đập…

– Các đơn vị Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động,
Cảnh sát môi trường: Đầu tư bổ sung các phương tiện, trang bị chuyên dụng hiện
đại cho nhiệm vụ ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội
địa đặc biệt nghiêm trọng.

– Các Trung tâm cấp cứu 115 và các phân đội y tế cơ
động: Đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực các Trung tâm cấp cứu 115 và các phân
đội y tế cơ động sẵn sàng đáp ứng về y tế trong thiên tai, thảm họa và các tình
huống khẩn cấp. Xây dựng dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực xử
trí y tế trong các tình huống thảm họa, sự cố, thiên tai.

– Các bộ, ngành trung ương và địa phương: Rà soát,
đầu tư trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất cho các cơ quan, đơn vị, tổ
chức thuộc phạm vi quản lý để tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng thủ dân
sự – Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, chỉ huy, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh xây dựng, củng
cố, kiện toàn tổ chức, đầu tư trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống
thiên tai phù hợp với đặc điểm, ngôn ngữ, văn hóa từng vùng.

5. Nâng cao năng lực tuyên truyền, dự báo, cảnh
báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai và TKCN

– Xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển
khai Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn nhằm nâng cao năng lực dự
báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy.

– Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông
tin phục vụ công tác ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương; kiện toàn,
nâng cao năng lực của Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam/Bộ Giao thông vận tải
đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải quốc gia và quốc tế; nâng
cấp hệ thống đài trực canh thông tin Liên lạc phòng chống thiên tai, TKCN/Bộ đội
Biên phòng.

– Tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin trong dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động sự cố, thảm họa; thực
hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra
thảm họa, sự cố, thiên tai.

– Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật,
cơ chế, chính sách và phổ biến kiến thức, kỹ năng tổ chức luyện tập các tình huống
ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN phù hợp với điều kiện vùng, miền, đặc thù của từng
địa phương cho các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và toàn
dân, để mọi người hiểu đúng, đầy đủ và có khả năng chủ động thực hiện các biện
pháp ứng phó sự cố, thiên tai trong các hoạt động đời sống, trong sản xuất,
kinh doanh, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.

6. Hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch

– Hoàn chỉnh kế hoạch cấp quốc gia ứng phó với các
tình huống cơ bản về thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN. Xây dựng đủ các kế hoạch
còn thiếu; điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch đã có.

– Hoàn chỉnh kế hoạch Ứng phó thảm họa, sự cố,
thiên tai và TKCN cấp bộ.

– Hoàn chỉnh kế hoạch, phương án ứng phó thảm họa,
sự cố, thiên tai và TKCN các cấp tại địa phương.

– Lồng ghép kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên
tai và TKCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của bộ,
ngành, địa phương.

7. Tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập:

– Rà soát xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch,
nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm
họa, sự cố, thiên tai và TKCN ở các cấp độ; nâng cao khả năng phân tích, nhận định
tình hình, phối hợp, tham mưu chỉ huy, điều hành đối với các tình huống cơ bản
từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các cơ quan tham mưu ở các bộ, ngành, địa phương, lực
lượng vũ trang, lực lượng ƯPSCTT và TKCN đến cán bộ quản lý, giảng viên, giáo
viên, học sinh, sinh viên, người lao động trong các trường học phổ thông, trung
học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

– Tăng cường huấn luyện, diễn tập phương án xử lý
các tình huống sự cố, thiên tai và TKCN thường xảy ra trên địa bàn; vận hành cơ
chế chỉ huy – điều hành ở các cấp, kết hợp sử dụng trang thiết bị mô phỏng nhằm
nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp
cũng như các lực lượng thuộc bộ, ngành, địa phương.

– Lựa chọn các hình thức phù hợp để tổ chức khoá
đào tạo, huấn luyện, diễn tập, thực hành các kỹ năng cơ bản cho cộng đồng; huy
động sự tham gia của cộng đồng ứng phó các loại hình sự cố, thiên tai và TKCN
thường xuyên xảy ra (hỏa hoạn, ngập lụt, bão, lũ ống, lũ quét…).

8. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ:

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ
hiện đại vào các hoạt động ƯPSCTT và TKCN; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
trang thiết bị hiện đại; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin
công nghệ cao và các ứng dụng, phần mềm phục vụ công tác đánh giá mức độ rủi ro
và hỗ trợ chỉ huy điều hành ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương.

9. Tăng cường hợp tác quốc tế:

– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao,

– Thúc đẩy, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin khí
tượng thủy văn, cảnh báo, dự báo sự cố, thiên tai, TKCN; chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm; thiết lập, duy trì các đường dây nóng.

– Tăng cường tham gia huấn luyện, diễn tập với các
nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tích cực, chủ động đăng cai tổ
chức các cuộc diễn tập về ƯPSCTT và TKCN song phương, đa phương.

– Hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học,
công nghệ và tiếp nhận hỗ trợ trang thiết bị; thúc đẩy, mở rộng chương trình hạp
tác với các nước có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong ứng
phó, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN.

10. Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia:

Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia các mặt hàng
thiết yếu, chiến lược, vật tư, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; đầu tư xây dựng hệ
thống kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch, bảo đảm các điểm kho dự trữ quốc gia
tập trung, đồng bộ, liên hoàn, an toàn, có quy mô và công suất đủ lớn, trang
thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”,
chủ động, kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để ƯPSCTT và TKCN.

(Chi tiết các nhiệm vụ, dự án, đề án thành phần tại
Phụ lục – Kế hoạch thực hiện Đề án kèm theo)

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà
nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bao gồm: Ngân sách nhà nước
(chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách nhà nước); các nguồn
tài trợ, viện trợ, nguồn vốn khác từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật; kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các
chương trình, đề án, dự án có liên quan.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao các bộ, ngành, địa
phương lập dự toán nhu cầu kinh phí trinh cấp có thẩm quyền theo quy định của
Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3. Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Đề án tại địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm
kiếm Cứu nạn

– Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự
quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành, địa
phương giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, các dự
án được phê duyệt.

– Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa
phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; bảo đảm các bộ, ngành, địa
phương, các tổ chức và cộng đồng phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác
phát triển, nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất
báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án, đề xuất giải
pháp xử lý những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện.

2. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai

– Phối hợp với Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN thống
nhất biện pháp huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để ứng
phó với các tình huống thiên tai, nhất là tại các khu vực bị chia cắt và sự cố
thiên tai trên biển.

– Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực
lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

– Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao năng lực Văn
phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự – Phòng chống thiên tai, tìm kiếm
cứu nạn các cấp.

3. Bộ Quốc phòng

– Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan
triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, dự án thành phần của Đề
án, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách;
kiện toàn hệ thống cơ quan chỉ đạo, chỉ huy các cấp; sắp xếp, tổ chức lại các lực
lượng chuyên trách, lực lượng tại chỗ thuộc quyền; nâng cao hiệu quả công tác
huấn luyện, đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các
đơn vị, đảm bảo đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ.

– Phối hợp với Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác quốc
tế, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các nước có trình độ
phát triển cao về hoạt động ƯPSCTT và TKCN; thiết lập cơ chế phối hợp giữa các
cơ quan, đơn vị chức năng của Việt Nam và các đối tác nhằm phát triển, nâng cao
năng lực ƯPSCTT và TKCN

4. Bộ Công an

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiện
toàn, đầu tư bảo đảm trang thiết bị, phương tiện cho cơ quan Thường trực điều
phối các hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Công an;
lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát giao
thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát môi trường và Công an các đơn vị, địa phương
để thực hiện ứng phó có hiệu quả với các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn, nhất là đối với thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công
nghiệp, khu dân cư, các vụ cháy, nổ lớn khác gây thiệt hại biệt nghiêm trọng,
tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và tham gia các hoạt
động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai quốc tế.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai
thực hiện Đề án trong phạm vi quản lý; chỉ đạo xây dựng, triển khai phương án bảo
vệ trọng điểm đê điều, hồ đập, nhất là tại các khu vực xung yếu

6. Bộ Giao thông vận tải

– Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động
theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ: Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam và các Trung
tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực; Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không Việt Nam
và các Trung tâm Hiệp đồng TKCN khu vực, các Trung tâm Khẩn nguy, cứu nạn sân
bay.

– Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
phù hợp cho các cơ quan, đơn vị có liên quan làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên
tai, thảm họa và TKCN trong ngành giao thông vận tải, đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả.

7. Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo
và hướng dẫn nâng cao năng lực ứng phó các vụ nổ, sập ở các cơ sở sản xuất,
khai thác than hầm lò, dầu mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; xây dựng Kế
hoạch quốc gia ứng phó sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí, sự cố
sập đổ hầm lò khai thác khoáng sản.

8. Bộ Xây dựng

Rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề
xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn cho công trình theo quy định của pháp luật;
chủ trì, phối hợp và hướng dẫn địa phương nâng cao năng lực quy hoạch xây dựng,
phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực dự
báo, cảnh báo theo Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn; cung cấp đầy
đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên quan đến khí tượng,
thủy văn, hải văn cho các bộ, ngành, địa phương và trên các phương tiện thông
tin đại chúng theo quy định.

10. Bộ Nội vụ

Phối hợp với Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN, Bộ Quốc
phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát báo cáo đề xuất Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập, tổ chức lại
các Ban Chỉ đạo, Ủy ban, cơ quan đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm nhằm bảo đảm
nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và
TKCN hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập, thẩm định kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm.

12. Bộ Tài chính

– Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương,
trên cơ sở đề xuất của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan,
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối, bố trí kinh phí trong dự
toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để thực
hiện Đề án.

– Kịp thời thẩm định trình cấp có thẩm quyền xuất cấp
hàng dự trữ quốc gia để ƯPSCTT và TKCN theo quy định của pháp luật.

13. Bộ Ngoại giao

Phối hợp, cùng các bộ, ngành và địa phương có liên
quan triển khai các nội dung hợp tác quốc tế về cứu hộ, cứu nạn với các đối tác
khu vực và quốc tế.

14. Bộ Y tế

Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ,
ngành liên quan xây dựng dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực xử
lý y tế trong các tình huống thảm họa, sự cố, thiên tai; xây dựng các đội y tế
cơ động sẵn sàng đáp ứng về y tế trong thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn
cấp.

15. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Rà soát, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và hướng dẫn,
chỉ đạo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng
và người tham gia ứng phó với các thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN; phát triển
hệ thống trợ giúp xã hội khẩn cấp linh hoạt, toàn diện đa dạng để trợ giúp người
dân ứng phó với sự cố, thiên tai khẩn cấp.

16. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng
dự án (chương trình) nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, chuyển giao khoa học, công
nghệ phục vụ phát triển, nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó sự
cố, thiên tai, TKCN và ứng phó sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
liên quan tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng
ƯPSCTT và TKCN cho công chức, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, người học thuộc
giáo dục phổ thông, giáo dục cao đẳng, đại học; chỉ đạo xây dựng chương trình,
nội dung, giáo trình, tài liệu, thời lượng giáo dục về ƯPSCTT và TKCN.

18. Bộ Thông tin và Truyền thông

– Bảo đảm thông tin liên lạc; tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng của các cấp chính quyền và
người dân trong việc ƯPSCTT và TKCN.

– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế
hoạch chuyển đổi số trong công tác ƯPSCTT và TKCN.

19. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chỉ đạo thực hiện đầu tư trang thiết bị chuyên dụng,
hiện đại, công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN theo Đề án cho
các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao.

20. Ủy ban Dân tộc

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
liên quan tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực, ứng phó sự cố, thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm các hoạt động nâng
cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số,
miền núi phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của đồng bào.

21. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng
dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực phủ sóng, thông tin tuyên
truyền, truyền tin và phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ƯPSCTT và TKCN theo sự
thống nhất với Ủy ban quốc gia ƯPSCTT và TKCN; xây dựng hệ thống phim, bài phát
thanh, phóng sự và tư liệu về các dạng thảm họa, sự cố, thiên tai và các quy định
pháp luật về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả tương ứng từ trung ương đến địa
phương để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cộng đồng.

22. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Phối hợp với Ủy ban Quốc giá UPSCTT và TKCN, các bộ,
ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai các đề án, dự án thành phần
của Đề án đúng theo quy định pháp luật; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí
kinh phí thực hiện Đề án đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa
phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

23. Các bộ, ngành, địa phương

– Căn cứ nhiệm vụ Đề án giao lập chủ trương đầu tư
trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư công hằng năm, trung hạn và tổ
chức triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành về ngân sách
nhà nước, đầu tư xây dựng, mua sắm hàng hóa, quản lý sử dụng tài sản công.

– Rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây
dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kiện toàn hệ thống tổ chức
phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp, thực hiện các nội dung Đề án thuộc phạm
vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá, bảo đảm hiệu quả của các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, mua sắm,
sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị từ các nguồn vốn ngân sách được giao; định kỳ
hàng năm sơ kết, tổng kết, khen thưởng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban
Quốc gia ƯPSCTT & TKCN kết quả thực hiện Đề án.

Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN;
– Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
– Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai;
– Ban Chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, NN, CN, KTTH,
QHĐP, TCCV, KGVX, Công báo;
– Lưu: VT, NC (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)

TT

NỘI DUNG NHIỆM
VỤ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHỐI HỢP

SẢN PHẨM

THỜI GIAN HOÀN
THÀNH

I

XÂY DỰNG HOÀN THIỆN
CÁC CƠ CHẾ, QUY CHẾ, CHÍNH SÁCH

1

Cơ chế, chính sách

a

Rà soát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành chính
sách bảo đảm cho hoạt động ƯPSCTT & TKCN; chính sách khuyến khích các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT &
TKCN; sau năm 2030 nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội
hóa trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, ngành, địa
phương

Nghị định của
Chính phủ

2030

b

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế cấp phát, quản
lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý, xử lý các loại trang
thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa tìm kiếm cứu nạn bảo đảm chặt chẽ, hiệu
quả.

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành, địa
phương

Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ

2025

c

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản QPPL về
quản lý tài chính, thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho hoạt động
cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TKCN, cứu hộ, ứng phó thiên tai,
thảm họa

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành, địa
phương

Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ

2025

2

Quy chế phối hợp

a

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy chế phối hợp tìm
kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng; Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
và trong vùng nước cảng biển.

Bộ Giao thông vận
tải

Các bộ, ngành, địa
phương

Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ

2025

b

Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp liên ngành giữa
các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên
và Môi trường, Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
và phòng chống cháy rừng.

Bộ: QP, CA,
NN&PTNT, TN&MT, TT&TT

Các bộ, ngành, địa
phương

Quy chế phối hợp
giữa Bộ QP, CA, NN và PTNT

2025

II

KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, ĐẦU
TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG CHUYÊN
TRÁCH

1

Bộ Quốc phòng

a

Sắp xếp lại 03 Trung tâm Ứng phó SCTD khu vực miền
Bắc, miền Trung và miền Nam; giao Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý, điều
hành.

Bộ Quốc phòng

Bộ Công Thương,
UBQL vốn NN tại DN

Đề án cấp
Bộ Quốc phòng

2025

b

Kiện toàn tổ chức, biên chế; tham mưu ban hành
tiêu chuẩn, chế độ chính sách; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện, nâng cao năng lực cho Trung tâm Quốc gia Huấn luyện TKCN đường không;
Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường biển; Trung tâm Cứu nạn tàu ngầm.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

c

Xây dựng, đưa vào hoạt động Trung tâm Quốc gia huấn
luyện cứu hộ, cứu nạn.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

d

Kiện toàn tổ chức, biên chế; đầu tư cơ sở vật chất,
trang, thiết bị, phương tiện cho 03 Trung tâm ứng cứu sự cố hóa chất độc,
phóng xạ, hạt nhân miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

2

Bộ Công an

a

Đầu tư các trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại
cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ làm nhiệm vụ ứng
phó các tình huống cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp, kho nhiên liệu, hóa chất, các vụ cháy, nổ lớn khác gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng và tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên
tai quốc tế.

Bộ Công an

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

b

Kiện toàn tổ chức, biên chế; tham mưu ban hành
tiêu chuẩn, chế độ chính sách; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện, nâng cao năng lực cho cơ quan Thường trực điều phối các hoạt động ứng
phó với sự cố, thiên tai của Bộ Công an và Công an các địa phương.

Bộ Công an

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

3

Bộ Giao thông vận tải

a

Đầu tư bổ sung các trang bị, phương tiện chuyên dụng,
hiện đại phục vụ công tác trực và xử trí tình huống tại Trung tâm Phối hợp
TKCN hàng không Việt Nam, các Trung tâm Hiệp đồng TKCN và Trung tâm Khẩn
nguy, cứu nạn sân bay

Bộ Giao thông vận
tải

Dự án đầu tư

2025

b

Đóng mới 01 tàu chuyên dụng cho Trung tâm Phối hợp
TKCN Hàng hải Việt Nam phục vụ tìm kiếm, cứu nạn có khả năng hoạt động xa bờ
dài ngày, TKCN biển xa bờ.

Bộ Giao thông vận
tải

Dự án đầu tư

2025

c

– Kiện toàn 04 Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải
Việt Nam khu vực: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu; nghiên cứu chuyển
Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực Hải Phòng vào khu vực Bắc Trung Bộ;

– Nghiên cứu thành lập mới Trung tâm Phối hợp
TKCN hàng hải khu vực Tây Nam Bộ.

– Kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy, tổ chức hoạt động
và bố trí trang thiết bị phù hợp các Trạm Phối hợp TKCN hàng hải các khu vực.

Bộ Giao thông vận
tải

Các bộ ngành, địa
phương liên quan

Đề án, dự án

2028

d

Sáp nhập Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt
Nam và Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam thành Trung tâm Phối hợp
TKCN quốc gia.

Bộ Giao thông vận
tải

Các bộ ngành, liên
quan

Đề án, dự án

Trước năm 2030

đ

Đóng mới 01 tàu chuyên dụng phục vụ TKCN có khả
năng hoạt động xa bờ, dài ngày trên biển, có sân đỗ trực thăng.

Bộ Giao thông vận
tải

Các bộ ngành, liên
quan

Đề án, dự án

Sau năm 2030

4

Bộ Công Thương

Kiện toàn tổ chức lực lượng, đầu tư trang thiết bị
chuyên dụng, hiện đại. công nghệ cao cho Trung tâm cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản.

Bộ Công Thương

Dự án đầu tư

2030

III

NÂNG CAO NĂNG LỰC HỖ
TRỢ NHÂN ĐẠO VÀ CỨU TRỢ THIÊN TAI QUỐC TẾ CHO 05 ĐỘI DO BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ

Kiện toàn biên chế, tổ chức, đầu tư trang bị cho
các đội tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế gồm:
Đội Cứu sập đổ công trình; Đội Khắc phục hậu quả về môi trường; Đội Quân y cứu
trợ thảm họa; Đội Sử dụng chó nghiệp vụ TKCN; Đội Tàu TKCN trên biển.

Bộ Quốc phòng

Các quyết định biên
chế, tổ chức và các dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

IV

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
CHO CÁC LỰC LƯỢNG TẠI CHỖ

1

Bộ Quốc phòng

a

Đầu tư hoàn thiện, nâng cao năng lực, kiện toàn
biên chế, tổ chức 04 trạm phối hợp TKCN: Bạch Long Vĩ/Hải Phòng, Cồn Cỏ/Quảng
Trị, Lý Sơn/Quảng Ngãi, Phú Quý/Bình Thuận và nâng cấp trạm TKCN thành Trung
tâm TKCN Trường Sa/Khánh Hòa; bảo đảm mỗi trạm được trang bị tối thiểu 01 tàu
TKCN phạm vi hoạt động đến 100 hải lý; 02 xuồng TKCN; các trang thiết bị đồng
bộ; thuốc men, dụng cụ y tế.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên
quan

Dự án đầu tư

2030

b

Đầu tư xây dựng các trạm TKCN Cô Tô/Quảng Ninh,
Côn Đảo/Bà Rịa – Vũng Tàu, Thổ Chu/Kiên Giang, Hòn Khoai/Cà Mau, Song Tử Tây
và các trạm TKCN ở các đảo khu vực quần đảo Trường Sa như: Sinh Tồn, Đá Tây,
Nam Yết, Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa/Khánh Hòa và tại khu vực lòng hồ
các hồ thủy điện lớn có nhiều hoạt động dân sinh.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên
quan

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Quân chủng Hải quân

c

Đầu tư cho mỗi vùng Hải quân 01 tàu TKCN đa năng
hoạt động được trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động
trên 3.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, lượng giãn nước đến
5.000 tấn; trang bị phương tiện nâng, cẩu các loại trọng tải phù hợp; phương
tiện chuyên dụng, đồng bộ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

d

Đầu tư cho mỗi đơn vị cấp Trung, Lữ đoàn và tương
đương thuộc Quân chủng hoạt động trên đất liền các loại: Xe cứu hộ đa năng;
xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn
thủy nội địa; bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ). Các điểm, đảo khu vực
Quần đảo Trường Sa trang bị 02 xuồng CHCN đa năng, các trang thiết bị chuyên
dụng, đồng bộ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Cảnh sát biển

đ

Đầu tư cho mỗi BTL Vùng Cảnh sát biển 01 tàu TKCN
đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động
trên 2.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 35 ngày, lượng giãn nước đến
3.500 tấn; đầu tư trang bị bổ sung tính năng cấp cứu và điều trị y tế trên biển
cho 02 tàu Cảnh sát biển để bảo đảm năng lực cấp cứu, điều trị y tế trực tiếp
trên biển cho lực lượng Cảnh sát biển tại các vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Tây
Nam; trang bị phương tiện xe nâng, xe cẩu các loại trọng tải phù hợp; phương
tiện chuyên dụng, đồng bộ bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ).

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

e

Mỗi đơn vị cấp Đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh
sát biển hoạt động trên đất liền được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa
năng; xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu
nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ).

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

g

Thành lập Khoa đào tạo về ƯPSCTT, TKCN tại Trung
tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển để đào tạo cho cán bộ, nhân
viên, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT, TKCN.

Bộ Quốc phòng

Đề án thành phần

2030

Lực lượng Phòng không, Không quân toàn quân

h

Đầu tư bổ sung cho 03 Trung đoàn Không quân trực
thăng đóng quân trên 3 miền Bắc, Trung, Nam 03 máy bay trực thăng TKCN chuyên
dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm; nâng cấp, tăng hạn cho các máy bay trực
thăng TKCN hiện có.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

2030

i

Đầu tư bổ sung tiếp cho 03 Trung đoàn Không quân
trực thăng đóng quân trên 3 miền Bắc, Trung, Nam từ 03 đến 06 máy bay trực
thăng TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm bảo đảm TKCN đường
không trên phạm vi 3 miền và cả nước.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

2045

k

Đầu tư cho mỗi Trung, Lữ đoàn phòng không toàn
quân được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; xe chữa cháy; máy phát điện;
phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GD
2 đến 2045

Bộ đội Biên phòng

1

Đối với các Hải đoàn thuộc BTL Bộ đội Biên phòng,
Hải đội thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 28 tỉnh, thành phố ven biển bảo đảm
tối thiểu mỗi đơn vị có 01 tàu TKCN đa năng và các trang thiết bị, phương tiện
chuyên dụng, đồng bộ, phương tiện thủy nội địa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên
quan

Dự án đầu tư

2030

m

Đầu tư cho các đồn biên phòng tuyến biên giới đất
liền và tuyến biển các trang thiết bị, phương tiện cơ bản cần thiết phù hợp
điều kiện địa bàn đóng quân gồm: Máy xúc, máy phát điện các loại, máy thổi
gió, máy cưa, máy bơm chữa cháy, phương tiện TKCN thủy nội địa, trang bị cá
nhân PCCC, các trang thiết bị khác.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên
quan

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Lực lượng Công binh toàn quân

n

Đầu tư trang bị cho cấp Tiểu đoàn các loại xe: Xe
thang chữa cháy; xe bồn; xe nâng, xe cẩu; xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy
phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; các phương tiện hiện đại
thay con người thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm; bảo đảm mỗi loại
phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ);

Đầu tư trang bị cho cấp Đại đội các loại xe: Xe cứu
hộ đa năng; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội
địa; bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Lực lượng Hóa học toàn quân

o

Đầu tư cấp Tiểu đoàn các trang thiết bị trinh
sát, tiêu tẩy, lều cấp cứu, tiêu tẩy diện rộng, thiết bị đo liều chiếu xạ cá
nhân, thiết bị phân tích hóa chất độc hiện trường, thiết bị trinh sát hóa chất
độc, phóng xạ trên không, các loại thiết bị phòng phóng xạ, cách ly hóa chất
độc, hệ thống chỉ huy, điều hành ứng phó từ xa và các thiết bị đặc chủng khác
cho các đơn vị hóa học toàn quân phù hợp với tổ chức biên chế và yêu cầu nhiệm
vụ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

p

Xây dựng thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó
các loại hình thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học và tổ chức huấn
luyện ứng phó chuyên sâu cho các lực lượng; sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm
vụ ứng phó với các thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học bao gồm xử
lý sự cố phóng xạ, sinh học, hóa chất độc xuyên biên giới.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Các lữ đoàn, trung đoàn thuộc các binh chủng:
Thông tin liên lạc, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Đặc công.

q

Tổ chức 01 tiểu đoàn (hoặc tương đương); đầu tư
các trang thiết bị (xe chữa cháy; xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; máy xúc
đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa); bảo đảm mỗi
loại tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phù hợp với điều kiện
đơn vị và vùng miền nơi đóng quân.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Các quân khu, quân đoàn

r

Bảo đảm thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó
thảm họa, sự cố, thiên tai đặc thù theo vùng, miền và tổ chức huấn luyện, diễn
tập về ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN cho các lực lượng.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Các sư đoàn bộ binh đủ quân

s

Tổ chức 03 tiểu đoàn đủ quân và 01 đại đội công
binh; đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền, cụ thể mỗi
tiểu đoàn:

– Khu vực miền núi, trung du: Đầu tư xe nâng, xe
cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu
nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi
loại 01 chiếc (bộ).

– Khu vực đồng bằng, ven biển: Xe nâng, xe cẩu;
xe chữa cháy; máy xúc; máy phát điện các loại; xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng
tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Các sư đoàn bộ binh biên chế thiếu, binh đoàn,
đoàn kinh tế – quốc phòng, các nhà trường, trung tâm đào tạo sỹ quan, đào tạo
cấp phân đội

t

Tổ chức 01 tiểu đoàn (hoặc tương đương); đầu tư
các trang thiết bị phù hợp với điều kiện đơn vị và vùng miền nơi đóng quân, cụ
thể:

– Khu vực miền núi, trung du: Đầu tư xe nâng, xe
cẩu; xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu
nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi
loại 01 chiếc (bộ).

– Khu vực đồng bằng, ven biển: Đầu tư xe nâng, xe
cẩu; xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa
năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Lực lượng quân sự cấp tỉnh

u

– Tổ chức 01 đại đội cơ động (hoặc tương đương
tùy theo đặc điểm tình hình từng tỉnh) và 01 trung đội công binh phối hợp với
các lực lượng khác sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN trên địa
bàn tỉnh; đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền, cụ thể:

– Khu vực miền núi, trung du: Đầu tư xe nâng, xe
cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan,
cắt bê tông, flycam, phương tiện tìm kiếm cứu nạn thủy nội địa và các loại
phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ).

– Các tỉnh đồng bằng, ven biển: Đầu tư xe nâng cẩu,
xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan, cắt
bê tông, flycam, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc
và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.

Bộ Quốc phòng

UBND địa phương
liên quan

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

Lực lượng quân sự cấp huyện, cấp xã

v

– Các huyện, xã thuộc vùng đồng bằng, ven biển, hải
đảo: Đầu tư xuồng cứu hộ cứu nạn, máy bơm chống ngập, máy phát điện và flycam
các loại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và trang thiết bị thiết yếu khác.

– Các huyện, xã khu vực miền núi, trung du: Đầu
tư trang bị máy bơm chữa cháy, cưa xích cầm tay, máy cắt thực bì, máy thổi
gió, máy phát điện, flycam và bộ trang bị cá nhân, trang phục PCCC, bộ trang
thiết bị y tế thiết yếu tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và các trang thiết bị
cần thiết khác.

Bộ Quốc phòng

UBND địa phương
liên quan

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ
2 đến 2045

2

Bộ Công an

Đầu tư bổ sung các phương tiện, trang bị chuyên dụng
hiện đại cho các đơn vị Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát môi
trường ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa đặc
biệt nghiêm trọng.

Bộ Công an

Dự án đầu tư

2030

3

Bộ Y tế

Đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực các Trung tâm
cấp cứu 115 và các phân đội y tế cơ động sẵn sàng đáp ứng về y tế trong thiên
tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp. Xây dựng dự án (chương trình) phát triển,
nâng cao năng lực xử trí y tế trong các tình huống thảm họa, sự cố, thiên
tai.

Bộ Y tế

Các bộ ngành, địa
phương liên quan

Chương trình

2030

4

Bộ Giao thông vận tải

Đóng mới 10 phà tự hành loại 100 tấn và 10 phà tự
hành loại 200 tấn để dự phòng phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai, đảm bảo giao
thông và vận chuyển nhân dân khi có thảm họa.

Bộ GTVT

Các bộ, ngành liên
quan

Chương trình, dự
án đầu tư

Trước năm 2028

5

Các bộ, ngành trung ương và địa phương

Rà soát, đầu tư trang thiết bị, phương tiện, cơ sở
vật chất cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để tham mưu,
giúp việc cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý, chỉ huy, điều hành và tổ chức thực hiện.

Các bộ ngành, địa
phương

UBQG ƯPSCTT&
TKCN, BCĐQG về phòng, chống thiên tai

Chương trình, dự
án đầu tư

2030

V

NÂNG CAO NĂNG LỰC
TUYÊN TRUYỀN, DỰ BÁO, CẢNH BÁO, THEO DÕI GIÁM SÁT SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TKCN

1

Xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển
khai Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn bảo đảm kịp thời, đủ độ
tin cậy.

Bộ Tài nguyên và
Môi trường

Các bộ ngành, địa
phương

Đề án, dự án đầu

2030

2

Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông
tin phục vụ công tác ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, ngành, địa
phương

Dự án đầu tư

2030

3

Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả của Hệ thống
Thông tin Duyên hải Việt Nam

Bộ Giao thông vận
tải

Các bộ, ngành, địa
phương liên quan

Dự án đầu tư

2030

4

Thiết lập Đài Thông tin Duyên hải Trường Sa tại
khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Bộ Giao thông vận
tải

Bộ Quốc phòng, các
bộ ngành, địa phương liên quan

Đề án, dự án

2025

5

Nâng cấp hệ thống đài trực canh thông tin phòng
chống thiên tai, TKCN/Bộ đội Biên phòng.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

2030

6

Tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin trong dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động sự cố, thảm họa;
thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy
ra thảm họa, sự cố, thiên tai.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, ngành, địa
phương liên quan

Kế hoạch, Chương
trình

Thường xuyên

7

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật, cơ chế, chính sách và phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó các tình huống
ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN phù hợp với điều kiện vùng, miền và đặc thù từng
địa phương cho các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và
toàn dân.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, ngành, địa
phương liên quan

Kế hoạch, Chương
trình

Thường xuyên

VI

HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG
CÁC KẾ HOẠCH

1

Kế hoạch cấp quốc gia ứng phó với các tình huống
cơ bản về sự cố, thiên tai và TKCN; xây dựng đủ các kế hoạch còn thiếu; điều
chỉnh, bổ sung các kế hoạch đã có.

Các bộ

UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW

Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ

2025

2

Hoàn chỉnh Kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố,
thiên tai và TKCN cấp bộ.

Các bộ

UBND các tỉnh,
thành phố

Quyết định của Bộ
trưởng

2025

3

Hoàn chỉnh Kế hoạch, phương án ứng phó thảm họa,
sự cố, thiên tai và TKCN các cấp,

UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW

BQP, các bộ liên
quan

Quyết định của Chủ
tịch UBND các cấp

2025

4

Lồng ghép kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên
tai và TKCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của bộ,
ngành, địa phương.

Các bộ, ngành, địa
phương liên quan

BQP, các bộ liên
quan

Quyết định của Bộ
trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

2025

VII

TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, HUẤN
LUYỆN, DIỄN TẬP

1

Rà soát, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch,
nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm
họa, sự cố, thiên tai và TKCN ở các cấp độ; nâng cao khả năng phân tích, đánh
giá tình hình, phối hợp, tham mưu chỉ huy, điều hành đối với các tình huống
cơ bản từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cơ quan tham mưu ở các bộ, ngành, địa
phương, lực lượng vũ trang, lực lượng ứng phó đến cán bộ quản lý, giảng viên,
giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động trong các trường THPT, THCN,
cao đẳng, đại học.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

BCĐ QG về phòng,
chống thiên tai, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Đề án, Quyết định
của Chủ tịch UBQG ƯPSCTT & TKCN

Thường xuyên

2

Huấn luyện, diễn tập phương án xử lý các tình huống
sự cố, thiên tai và TKCN thường xảy ra trên địa bàn, phù hợp với điều kiện
vùng, miền; vận hành cơ chế chỉ huy – điều hành ở các cấp kết hợp sử dụng
trang bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người
chỉ huy, cơ quan các cấp, các lực lượng bộ, ngành, địa phương.

UBND các cấp

UBQG ƯPSCTT&
TKCN, BCĐ quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ liên quan

Thường xuyên

3

Tăng cường huấn luyện, diễn tập cho cộng đồng, chú
trọng, ưu tiên bố trí các trung tâm, các hình thức tổ chức khoá đào tạo, huấn
luyện, diễn tập, thực hành các kỹ năng cơ bản nâng cao năng lực và huy động sự
tham gia của cộng đồng ứng phó các loại hình sự cố, thiên tai và TKCN thường
xuyên xảy ra phu phù hợp với điều kiện vùng, miền (hỏa hoạn, ngập lụt, bão,
lũ ống, lũ quét…).

UBND các cấp

Các bộ liên quan;
các trung tâm, nhà trường, lực lượng chuyên trách

Kế hoạch, chương
trình

Thường xuyên

VIII

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA
HỌC, CÔNG NGHỆ

1

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công
nghệ hiện đại vào các hoạt động ƯPSCTT và TKCN.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, địa phương
liên quan

Đề án

2030

2

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết
bị hiện đại; xây dựng hệ thống thông tin công nghệ cao và các ứng dụng, phần
mềm phục vụ công tác đánh giá mức độ rủi ro sự cố, thiên tai; hỗ trợ xây dựng
phương án, ra quyết định, chỉ huy, điều hành ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến
địa phương; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, địa phương
liên quan

Dự án

2030

3

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ ứng phó sự
cố, thiên tai và TKCN kết nối đồng bộ đến bộ, ngành, địa phương.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Các bộ, ngành, địa
phương

Đề án

2030

IX

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC
TẾ

1

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao; tuyển chọn sinh viên gửi đi đào tạo ở những nước có trình độ
phát triển cao; phối hợp huấn luyện, diễn tập, hội thảo quốc tế….

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Bộ Ngoại giao, các
bộ, ngành, địa phương

Chương trình

Thường xuyên

2

Thúc đẩy, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin cảnh
báo, dự báo sự cố, thiên tai, TKCN, khí tượng thủy văn; trao đổi kiến thức,
kinh nghiệm sử dụng nguồn lực; thiết lập, duy trì các đường dây nóng; xây dựng
các chương trình hợp tác quốc tế.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Bộ Ngoại giao, các
bộ, ngành liên quan

Chương trình

Thường xuyên

3

Tăng cường tham gia huấn luyện, diễn tập với các nước
trong khu vực, trên thế giới; đăng cai tổ chức các cuộc diễn tập về ƯPSCTT và
TKCN song phương, đa phương.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Bộ Ngoại giao, các
bộ, ngành liên quan

Chương trình

Thường xuyên

4

Hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học,
công nghệ và tiếp nhận trang thiết bị được hỗ trợ; thúc đẩy, mở rộng chương
trình hợp tác với các nước có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại
trên thế giới.

UBQG ƯPSCTT&
TKCN

Bộ Ngoại giao, các
bộ, ngành

Đề án

2030

X

TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC DỰ
TRỮ QUỐC GIA

Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia các mặt hàng
thiết yếu, chiến lược, vật tư, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; đầu tư xây dựng
hệ thống kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch; bảo đảm tập trung, đồng bộ, liên
hoàn, an toàn, có quy mô đủ lớn, công suất và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại.

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành, địa
phương liên quan

Đề án

2030

Văn bản khác 56/PA-SNN

  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Số hiệu: 56/PA-SNN
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 17/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Phương án 56/PA-SNN 2023 ứng phó với ngập lụt khu vực ngoại thành Sở Nông nghiệp Hà Nội


UBND
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:
56/PA-SNN


Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2023

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT, ÚNG KHU VỰC NGOẠI THÀNH VÀ ĐẢM BẢO AN
TOÀN HỒ, ĐẬP TRONG MÙA MƯA BÃO NĂM 2023

Thực hiện Chỉ thị số 1416/CT-BNN-TCTL
ngày 10/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác bảo đảm
an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2023; Chỉ thị số 07/CT-UBND
ngày 14/4/2023 của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Trên cơ sở Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình thủy
lợi trước lũ và Phương án ứng phó với ngập lụt, úng vụ Mùa năm 2023 và Phương
án bảo đảm an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão năm 2023 của các Công ty thủy lợi
và UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội xây dựng “Phương
án ứng phó với ngập lụt, úng khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập
trong mùa mưa bão năm 2023” với các nội dung chủ yếu như sau:

Chương I. Phương án ứng phó với ngập lụt,
úng ngoại thành

Chương II. Phương án đảm bảo an toàn hồ
đập

Chương III. Tổ chức thực hiện.

Chương I

PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI NGẬP
LỤT, ÚNG NGOẠI THÀNH

Mục 1. ĐẶC ĐIỂM
TÌNH HÌNH

I. NHẬN ĐỊNH XU
THẾ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN

Theo nhận định của Trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ
nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, úng năm 2023 như sau:

1. Hiện tượng ENSO

Hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng
thái trung tính từ nay đến khoảng tháng 6/2023 với xác suất từ 80-90%; sau đó
nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO3-4) tiếp
tục có xu hướng tăng dần và nghiêng về pha El Nino. Từ tháng 8, trạng thái El
Nino được thiết lập với xác suất 55 – 65% và có khả năng kéo dài cho đến những
tháng đầu năm 2024.

2. Bão, áp thấp nhiệt đới

– Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới
(ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến đất liền có khả
năng ít hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Khoảng từ giữa tháng 6 có khả
năng bão hoặc ATNĐ bắt đầu xuất hiện trên khu vực Biển Đông và phù hợp với quy
luật khí hậu, sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc các tháng từ 7 – 9/2023. Từ
tháng 8-10/2023, số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông có khả năng thấp
hơn so với TBNN cùng thời kỳ (TBNN trong khoảng từ 6 – 7 cơn bão/ATNĐ hoạt động
trên khu vực Biển Đông trong giai đoạn này) và tác động chủ yếu đến các khu vực
Bắc Bộ, Trung Bộ. Đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo
cũng như cường độ.

– Khu vực đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm
thành phố Hà Nội) có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 – 3 cơn bão hoặc
ATNĐ (TBNN: 1 – 2 cơn).

Cần đề phòng khả năng xuất hiện bão mạnh
hoặc sự kết hợp giữ bão với các hình thế thời tiết khác.

Trong các tháng chuyển mùa cần đề
phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, lốc, sét, mưa đá và mưa
lớn cục bộ xảy ra.

3. Nhiệt độ, nắng nóng

a) Nắng nóng

Đợt nắng nóng đầu tiên có thể xảy ra
vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/2023. Các đợt nắng nóng tập trung từ tháng
6 đến nửa đầu tháng 8/2023.

Toàn mùa có khoảng 7 – 9 đợt nắng nóng
(từ 2 ngày trở lên), trong đó có 1 – 2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.

b) Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình từ tháng 5 –
7/2023 phổ biến cao hơn khoảng 0,5 °C so với TBNN; Từ tháng 8 – 10/2023, tại
khu vực Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến cao hơn khoảng 0,5 – 1,0 °C so với TBNN cùng
thời kỳ

Từ tháng 8 – 10/2023, tại khu vực Bắc
Bộ nhiệt độ phổ biến cao hơn khoảng 0,5 – 1,0 °C so với TBNN cùng thời kỳ.

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39 – 41
°C.

4. Mưa

Tổng lượng mưa năm khu vực đồng bằng Bắc
Bộ (từ tháng 1 – 12/2023) ở mức xấp xỉ so với TBNN (1.609,8 – 1.792,9 mm)

Mưa lớn diện rộng: Có khoảng từ 6 – 8
đợt mưa lớn diện rộng và tập trung từ tháng 6 đến tháng 9/2023.

5. Thủy văn

Mùa lũ năm 2023 trên các sông suối ít
có khả năng xuất hiện sớm hơn TBNN. Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức
báo động (BĐ)1 – BĐ2, tương đương năm 2022, thấp hơn TBNN, riêng các sông suối
nhỏ từ BĐ2 – BĐ3, các đợt lũ chủ yếu tập trung trong các tháng 7 – 9/2023.

Trong toàn mùa xuất hiện 3 – 5 đợt lũ,
trong đó 1 – 3 đợt lũ lớn có khả năng xuất hiện trên sông Đáy và các sông nội tỉnh.
Đỉnh lũ năm các sông phổ biến thấp hơn đỉnh lũ TBNN và cao hơn đỉnh lũ năm 2022
(một số sông như sông Tích, sông Bùi có khả năng cao hơn TBNN và xấp xỉ năm
2022). Mực nước đỉnh lũ năm trên sông Đà, sông Hồng, sông Đuống dưới mức BĐ1;
sông Đáy từ BĐ1 đến BĐ2; các sông nội tỉnh (sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ,
sông Cà Lồ v.v..) từ BĐ2 – BĐ3.

– Hạ lưu sông Hồng: đỉnh lũ cao nhất
năm tại Sơn Tây ở mức 9,5 – 10,5 m, thấp hơn BĐ1 (BĐ1: 12,40 m); tại Hà Nội ở mức
7,00 – 8,00 m, thấp hơn BĐ1 (BĐ1: 9,50 m).

– Trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát
đỉnh lũ cao nhất năm ở mức 6,50 – 7,50 m, thấp hơn BĐ1 (BĐ1: 9,00 m).

– Trên sông Đà tại trạm Trung Hà đỉnh
lũ cao nhất năm ở mức 12,0 – 13,0 m, thấp hơn BĐ1 (BĐ1: 15,00 m).

– Trên sông Đáy tại Ba Thá đỉnh lũ cao
nhất năm ở mức 5,50 – 6,50 m, ở mức BĐ1 – BĐ2 (BĐ1: 5,50 m, BĐ2: 6,50 m).

– Trên sông Tích tại Vĩnh Phúc đỉnh lũ
cao nhất năm ở mức 7,20 – 8,00 m, ở mức BĐ2 – BĐ3 (BĐ2: 7,20 m, BĐ3: 8,00 m).

– Trên sông Bùi tại Yên Duyệt đỉnh lũ
cao nhất năm ở mức 6,50 – 7,00 m, ở mức BĐ2 – BĐ3 (BĐ2: 6,50 m, BĐ3: 7,00 m).

– Trên sông Cà Lồ tại Manh Tân, Lương
Phúc đỉnh lũ cao nhất năm ở mức 7,10 – 7,80 m, cao hơn BĐ2 (BĐ2: 7,00 m).

II. HIỆN TRẠNG THỦY
LỢI KHU VỰC NGOẠI THÀNH

1. Các tuyến sông chính

– Sông Hồng đoạn qua Hà Nội có chiều
dài 118 km.

– Sông Đà đoạn qua Hà Nội có chiều dài
khoảng 35 km, từ xã Khánh Thượng đến ngã ba Trung Hà thuộc huyện Ba Vì.

– Sông Đuống là một phân lưu của sông
Hồng, đoạn qua Hà Nội có chiều dài 22 km.

– Sông Cà Lồ đoạn qua Hà Nội là địa
bàn các huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn, có chiều dài 42 km.

– Sông Cầu đoạn qua Hà Nội có chiều
dài 11 km.

– Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng,
đoạn qua Hà Nội từ Hát Môn đến Đục Khê dài khoảng 88 km.

– Sông Tích dài 69 km, nhập với sông
Bùi tại Tân Trượng; sông Bùi bắt nguồn từ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nhập với
sông Tích tại Tân Trượng và đổ ra sông Đáy tại Ba Thá.

– Sông Nhuệ, có diện tích lưu vực
1.070 km2, chiều dài từ Liên Mạc đến Lương Cổ 74 km.

2. Hiện trạng thủy lợi các vùng

Hệ thống thủy lợi thành phố Hà Nội được
phân thành 3 vùng, phù hợp với nguyên tắc quản lý nguồn nước theo lưu vực sông
và phù hợp với việc phân vùng được quy định trong quy hoạch chung xây dựng thủ
đô Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt, bao gồm: vùng hữu sông Đáy, vùng tả sông
Đáy và vùng bắc Hà Nội.

a) Vùng hữu sông Đáy

Bao gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Ba
Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.

Vùng hữu sông Đáy gồm núi, đồi núi thấp
và đồng bằng; cao độ biến đổi thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và từ tây sang
đông. Khu vực núi cao ở Ba Vì có độ cao biến đổi từ 300 ÷ 1.296 m; Vùng địa
hình đồi núi thấp, có cao độ từ 30 ÷ 300 m tập trung chủ yếu ở Ba Vì, vùng hữu
sông Tích, sông Bùi của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và thị
xã Sơn Tây; Địa hình đồng bằng tập trung ở các vùng thấp ven sông Tích, sông Mỹ
Hà, cao độ phổ biến từ +3 ÷ 11 m.

Khu vực miền núi và bán sơn địa chủ yếu
tiêu thoát bằng trọng lực, chỉ một số khu vực ven sông Tích, sông Bùi có các
vùng trũng cục bộ nên phải dùng các trạm bơm tiêu. Vùng đồng bằng chủ yếu tiêu
bằng các trạm bơm dọc sông Tích, sông Bùi, sông Đáy. Vấn đề về tiêu của vùng hữu
sông Đáy chủ yếu là năng lực công trình đầu mối chưa đảm bảo, khả năng thoát lũ
của sông Tích còn hạn chế. Một số khu vực có địa hình thấp, chưa có trạm bơm
tiêu nên thường xuyên bị ngập như khu vực Tiền Phong, Tây Đằng (Ba Vì). Hệ thống
sông Tích – Bùi, sông Đáy có nhiều đoạn nông hẹp, dòng chảy uốn khúc, khả năng
thoát lũ chậm, mực nước lũ lên nhanh, xuống chậm.

b) Vùng tả sông Đáy

Bao gồm các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ
Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh
Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên.

Vùng tả sông Đáy có địa hình đồng bằng
lòng máng thấp trũng ở giữa với sông Nhuệ là trục chính, cao ở hai bên ven sông
Hồng và sông Đáy và dốc dần từ bắc xuống nam. Cao độ mặt đất dao động từ +1 ÷
11 m, nơi có cao độ thấp tập trung ở vùng hạ lưu sông Nhuệ (Ứng Hoà, Phú
Xuyên).

Hướng tiêu thoát nước của vùng ra sông
Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ. Vấn đề về tiêu của vùng là khả năng tiêu thoát của
trục chính sông Nhuệ bị hạn chế; khi có mưa lớn, mực nước sông Nhuệ lên rất
nhanh làm giảm khả năng tiêu thoát của toàn bộ khu vực. Đây là khu vực có tốc độ
đô thị hóa nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo
quy hoạch. Đến thời điểm hiện tại, trạm bơm Liên Mạc chưa được đầu tư xây dựng,
trạm bơm Yên Nghĩa đã được lắp đặt 10 tổ bơm, tổng công suất 120 m3/s.
Tuy nhiên do hệ thống kênh dẫn trạm bơm Yên Nghĩa (kênh La Khê) đang thi công
nên trong mùa mưa bão năm 2023 trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chưa thể vận hành đúng
theo thiết kế.

c) Vùng bắc Hà Nội

Bao gồm quận Long Biên và các huyện Mê
Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm.

Vùng bắc Hà Nội gồm cả trung du đồi
núi và đồng bằng, địa hình phức tạp có độ dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam;
vùng đồi núi Sóc Sơn có cao độ từ 15 ÷ 200 m; vùng đồng bằng có cao độ phổ biến
từ 9 ÷ 10 m ở Sóc Sơn, Mê Linh, từ 6 ÷ 7 m ở Đông Anh, Gia Lâm và từ 4 ÷ 5 m ở
Long Biên, Gia Lâm.

Khu vực miền núi và bán sơn địa (huyện
Sóc Sơn) chủ yếu tiêu thoát bằng trọng lực, chỉ một số khu vực ven sông Cà Lồ,
sông Cầu có các vùng trũng cục bộ phải dùng các trạm bơm tiêu động lực. Khu vực
nam Cà Lồ – bắc Đuống (huyện Mê Linh, Đông Anh và phần bắc Đuống của huyện Gia
Lâm) chủ yếu tiêu ra sông Cà Lồ và sông Thiếp – Ngũ Huyện Khê. Khu vực nam Đuống
(quận Long Biên và nam Đuống huyện Gia Lâm) chủ yếu tiêu bằng tự chảy qua sông
Cầu Bây. Vấn đề về tiêu của vùng là hệ số tiêu công trình đầu mối thấp, khả
năng thoát nước của sông Thiếp – Ngũ Huyện Khê và sông Cầu Bây kém. Khi tỷ lệ
đô thị hóa tăng trong những năm tới thì tình hình tiêu úng của hạ lưu sông Ngũ
Huyện Khê càng trầm trọng.

Mục 2. MỤC
TIÊU, GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

Triển khai chống úng thắng lợi khi có
mưa dưới 300 mm trong 3 ngày vào giữa vụ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
do mưa úng gây ra; đảm bảo an toàn công trình thủy lợi ở mức thiết kế; phối hợp
tiêu thoát nước nhanh cho khu vực nội thành.

II. CÁC KỊCH BẢN
GIẢ ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CHUNG

1. Các kịch bản giả định

a) Kịch bản 1: Mưa dưới 50 mm trong 1
ngày.

Trong trường hợp này đối với các giai
đoạn sinh trưởng của cây lúa từ khi mới cấy đến khi thu hoạch được coi như một
đợt tưới dưỡng, chưa phải vận hành hệ thống công trình tiêu úng.

b) Kịch bản 2: Mưa từ 100 ÷ 200 mm
trong 3 ngày.

Trong trường hợp này, đối với cây lúa ở
giai đoạn đầu (cấy bén rễ – đẻ nhánh) phải đề phòng úng ngập với những chân ruộng
thấp, tranh thủ tiêu nước đệm khi mực nước các sông còn thấp. Khi không tiêu tự
chảy được phải đóng các cống tiêu dưới đê, vận hành hết công suất các trạm bơm,
sẽ có một số diện tích thuộc các vùng trũng bị sâu nước, các công ty thủy lợi
phối hợp với địa phương khoanh vùng, tiêu dần từ thấp lên cao, vận hành các trạm
bơm tiêu cục bộ để tiêu nước.

c) Kịch bản 3: Mưa từ 200 ÷ 300 mm (hoặc
lớn hơn) trong 3 ngày.

Đây là kịch bản mưa bất lợi, trong trường
hợp bất lợi này, các vùng tiêu phát huy hết khả năng tiêu động lực, khoanh vùng
tiêu, có thể buộc phải có những biện pháp tình thế, chấp nhận thiệt hại cục bộ,
khoanh vùng khép kín những lưu vực có khả năng chống úng hiệu quả, đồng thời phải
đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, các hồ chứa nước.

Trong trường hợp này đối với cây lúa ở
giai đoạn đầu (bén rễ), khả năng chịu ngập hoàn toàn của các giống lúa không
quá 5 ngày. Sau khi nước rút cần kiểm tra bộ rễ lúa và chồi thân, nếu còn khả
năng sinh trưởng tiến hành các biện pháp rửa lớp bùn trên lá, chăm sóc để ruộng
lúa phục hồi nhanh. Nếu ruộng lúa không còn khả năng phục hồi, phải cấy lại. Bố
trí gieo mạ dự phòng tại các chân ruộng cao. Thời kỳ lúa đã đẻ nhánh, khả năng
chịu ngập úng tốt hơn, khi rút nước giữ lại mực nước vừa đủ (3 – 5 cm) để lúa
phát triển.

Với kịch bản này, giải pháp là tranh
thủ tiêu kiệt nước đệm ngay khi có dự báo bão hoặc áp thấp nhiệt đới, huy động
toàn bộ các trạm bơm điện hiện có để chống úng kịp thời; tăng cường tuần tra,
kiểm tra, chỉ đạo kịp thời và có biện pháp xử lý ngay giờ đầu sự cố, đặc biệt
là việc đảm bảo an toàn hồ chứa nước.

2. Giải pháp chung

– Thường xuyên theo dõi tình hình mực
nước tại các triền sông, theo dõi diễn biến thời tiết để điều tiết nước tưới,
tiêu cho lúa vụ mùa một cách linh hoạt và chủ động để đảm bảo nguồn nước tưới
và kịp thời chống úng khi mưa bão (đặc biệt là giai đoạn đầu vụ mùa).

– Triển khai gieo cấy lúa mùa trong
khung thời vụ, chuyển đổi vùng trũng thường xuyên bị ngập úng sang nuôi trồng
thủy sản để giảm áp lực tiêu nước tập trung và hạn chế thiệt hại khi mưa bão xảy
ra.

– Trong chỉ đạo lấy phòng là chính, chống
phải kịp thời và có hiệu quả, khẩn trương tiêu kiệt nước đệm trên mặt ruộng và
trên các tuyến kênh tiêu khi có dự báo bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên
địa bàn Thành phố.

– Các công ty thủy lợi và UBND các quận,
huyện, thị xã đẩy mạnh công tác duy tu duy trì, quản lý vận hành an toàn, khai
thác tối đa năng lực của hệ thống công trình thủy lợi hiện có. Tổ chức kiểm
tra, đánh giá toàn bộ các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ theo hướng dẫn của
Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 621/SNN-TLPCTT ngày 15/3/2023; triển khai
việc sửa chữa các công trình chống úng, bảo dưỡng máy móc, thiết bị; giải tỏa
ách tắc dòng chảy trên các sông, trục tiêu, kênh; nạo vét, khơi thông bể hút
các trạm bơm tiêu, vận hành thử các trạm bơm tiêu, các cống tiêu. Chuẩn bị đủ vật
tư, phương tiện, nhân lực đáp ứng yêu cầu xử lý sự cố theo phương châm “4 tại
chỗ”. Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt là đập, hồ chứa nước và hệ
thống cống dưới đê.

– Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển
Thủy lợi Sông Nhuệ phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý và Duy tu các công trình
Nông nghiệp, nông thôn trong công tác tổ chức vận hành trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.

– Yêu cầu các đơn vị được giao triển
khai thực hiện các dự án thủy lợi và các dự án có hoạt động nằm trong phạm vi bảo
vệ công trình thủy lợi đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành thi công vượt lũ,
chống lũ an toàn.

– Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm công tác phòng, chống úng ngập và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi
mùa mưa lũ; kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
các cấp; quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong việc điều hành công
tác phòng, chống thiên tai. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và chính
quyền địa phương trong công tác phòng, chống úng ngập.

– Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật
tư, lực lượng v.v.. và xây dựng biện pháp cụ thể phòng, chống úng đối với từng
vùng, từng công trình trọng điểm.

– Triển khai công tác ứng trực, theo
dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mực nước trên các sông, hồ; chủ động vận hành
các công trình tiêu ngay khi có mưa lớn.

– Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi
trong nhân dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi; triển khai giải tỏa các vi
phạm, các chướng ngại vật trên dòng chảy trong hệ thống, kịp thời ngăn chặn,
không để phát sinh vi phạm mới, tái vi phạm; tạo dòng chảy thông thoáng trên
các sông, kênh, mương chính (đặc biệt là trục chính sông Nhuệ và các hệ thống
tưới, tiêu chính).

– Yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng
thủy sản thực hiện các giải pháp gia cố bờ khu nuôi, chuẩn bị vật tư như đăng,
lưới đề phòng tràn bờ khu nuôi khi có mưa lớn và nước lũ. Đối với hộ nuôi cá lồng
phải có biện pháp gia cố lông bè, đưa lồng nuôi về các khu vực an toàn để
phòng, chống bão.

– Xác định vị trí các vùng chuyên canh
rau màu, hoa, cây ăn quả chất lượng cao, khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung,
khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao để xây dựng phương án
tiêu thoát nước hợp lý; chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực lắp đặt trạm bơm dã
chiến phục vụ chống úng khi cần thiết Khi có mưa lớn xảy ra, tập trung ưu tiên
tiêu úng cho các khu vực này.

III. GIẢI PHÁP
CHI TIẾT

Với các kịch bản giả định như trên, giải
pháp phòng chống ngập úng cho từng vùng như sau:

1. Vùng hữu sông Đáy

Vùng Hữu sông Đáy gồm diện tích của 7
huyện, thị: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức.
Có diện tích tự nhiên là 145.023 ha.

a) Tiểu vùng Ba Vì

Khu vực miền núi, bán sơn địa Ba Vì:
có diện tích 31.173 ha tiêu tự chảy trực tiếp ra các sông tự nhiên.

Khu vực tiêu đồng bằng Ba Vì: Các xã dọc
đê hữu sông Hồng, được tiêu bằng động lực ra kênh Cổ Đô – Vạn Thắng; khu vực
còn lại tiêu tự chảy ra sông Tích qua các hệ thống Phú Sơn – Yên Bồ, Đầm Long –
Cống Chuốc, Tiên Phong – Cam Thượng và các suối nhỏ.

– Vùng tiêu Cổ Đô – Vạn Thắng có diện
tích 5.300 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa khoảng: 15.900.000
m3. Tiêu động lực ra kênh Cổ Đô – Vạn Thắng bằng toàn bộ 07 trạm bơm
với 24 tổ máy 4.000 m3/h do Công ty thủy lợi Sông Tích quản lý (trạm
bơm Cổ Đô, Vạn Thắng 1, Vạn Thắng 2, Chi Lai 1, Chi Lai 2, Xóm Thiện 1, Xóm Thiện
2) với tổng lưu lượng các trạm là 96.000 m3/h trong 3 ngày sẽ bơm được
6.912.000 m3. Còn lại 8.988.000 m3 sẽ gây ngập cho khoảng
(2.100 ÷ 2.500) ha, sâu trung bình từ 0,4 ÷ 0,5 m (của các xã Cổ Đô, Phú Đông,
Phong Vân, Phú Cường, Vạn Thắng, Tản Hồng, Tây Đằng, Phú Châu, Phú Phương, Vật
Lại, Đồng Thái). Tiếp tục vận hành hết công suất các trạm bơm của khu vực trong
93 giờ (3,8 ngày) vận hành các trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu vực ngập nặng để
giải quyết tình trạng ngập úng.

– Vùng tiêu Phú Sơn – Yên Bồ có diện
tích 1.310 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa là 3.930.000 m3.
Việc tiêu thoát úng khu vực phụ thuộc hoàn toàn vào mực nước sông Tích, khi mực
nước sông dâng cao, tiêu tự chảy không còn phát huy tác dụng, sẽ có ngập úng
khoảng 100 ha, chủ yếu của các xã Phú Sơn, Phú Đông, Đồng Thái, Vật Lại, Thái
Hoà. Thời gian tiêu úng của vùng kéo dài sau 4 ÷ 5 ngày khi nước sông Tích rút
mới tiêu cạn dần được. Công ty thủy lợi Sông Tích phối hợp với UBND huyện Ba Vì
chuẩn bị các trạm bơm dã chiến cục bộ để bơm chống úng khi tình huống xảy ra.

b) Tiểu vùng tả Tích

Được bao bọc bởi sông Đáy, sông Tích,
sông Bùi và sông Hồng, chủ yếu tiêu động lực ra sông Tích, sông Bùi và sông
Đáy. Tiêu động lực ra sông Tích, sông Bùi qua các trạm bơm: Quán Mới (Phúc Thọ);
Phú Thụ, Lại Thượng, Săn, Lim, Cần Kiệm, Bình Phú (Thạch Thất); Thông Đạt, Vĩnh
Phúc, Trại Ro, Cấn Hạ, Muôn Ro (Quốc Oai); An Sơn, Đông Sơn, Cửa Đình, Tử Nê,
Yên Duyệt, Hạ Dục (Chương Mỹ) v.v.. Tiêu động lực vào sông Đáy qua các trạm
bơm: Hiệp Thuận (Phúc Thọ); Thuỵ Đức (Thạch Thất); Cộng Hoà (Quốc Oai); Phụng
Châu, An Vọng, Phụ Chính (Chương Mỹ) và các cống tiêu tự chảy Yên Sơn, Rặng
Nhãn (Quốc Oai).

Tiểu vùng tả Tích có diện tích 19.120
ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa khoảng 57.360.000 m3.
Vận hành toàn bộ các trạm bơm của khu vực với tổng lưu lượng khoảng 594.120 m3/h
trong 3 ngày sẽ bơm được 42.776.000 m3; còn lại 14.584.000 m3
sẽ gây ngập cho 3.600 hạ sâu trung bình 0,4 m rải rác tại các khu vực trũng, thấp.
Tiếp tục vận hành hết công suất các trạm bơm trong 24 giờ (1 ngày), vận hành
các trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu vực ngập nặng để giải quyết tình trạng ngập
úng.

c) Tiểu vùng hữu Tích

Gồm diện tích phía hữu sông Tích, sông
Bùi của thị xã Sơn Tây và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Là khu vực
miền núi và bán sơn địa nên chủ yếu tiêu tự chảy qua các cống tiêu và tiêu tự
chảy của hồ chứa ra sông Tích, sông Bùi; phần diện tích bơm tiêu bằng động lực
nằm rải rác dọc theo sông Tích từ Sơn Tây đến Chương Mỹ với các khu tiêu nhỏ của
các trạm bơm: Đầm Quâng, Cầu Cổng (Sơn Tây); Đồng Trúc, Tân Xã, Hạ Bằng (Thạch
Thất); Phú Sơn, Đồng Mạ, Gò Rồm (Quốc Oai); Hoàng Văn Thụ, Đầm Mới, Gò Khoăm,
Đông Yên (Chương Mỹ) v.v…

Phần tiêu bằng động lực của tiểu vùng
hữu Tích có diện tích 1.710 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa
khoảng 5.130.000 m3. Vận hành toàn bộ các trạm bơm của khu vực với tổng
lưu lượng khoảng 61.500 m3/h trong 3 ngày sẽ bơm được 4.428.000 m3,
còn lại 702.000 m3 sẽ gây ngập cho 400 ha, sâu trung bình 0,2 m. Tiếp
tục vận hành các trạm bơm trong 12 giờ (nửa ngày), vận hành các trạm bơm tiêu cục
bộ tại các khu vực ngập nặng để giải quyết tình trạng ngập úng.

Tiểu vùng này cần lưu ý biện pháp cắt
lũ rừng ngang từ tỉnh Hòa Bình về. Giải pháp trước mắt phòng, chống ngập úng
cho khu vực gồm:

– Điều tiết hồ chứa Đồng Sương, Văn
Sơn theo quy trình vận hành để cắt một phần lũ rừng ngang.

– Khi xảy ra mưa lớn ở thượng nguồn, hạn
chế bơm tiêu ra sông Tích, sông Bùi, sông Đáy để lũ trên sông Bùi rút nhanh, giảm
thời gian ngập lụt cho vùng hữu Bùi.

d) Tiểu vùng Mỹ Hà

Gồm toàn bộ diện tích của huyện Mỹ Đức,
có diện tích tự nhiên là 23.147 ha. Tiêu bằng động lực 15.558 ha qua 17 trạm
bơm tiêu lớn: Phúc Lâm cũ, Phúc Lâm mới, Mỹ Thành, Tảo Khê, Cống Bột, Kẻ Lẽ, An
Mỹ 2, Xuy Xá, Phù Lưu Tố 2, La Làng, Cống Đầm, Bãi Giữa, An Phú, Bạch Tuyết,
Hùng Tiến và 9 trạm tiêu kết hợp tưới: An Mỹ 1, Phù Lưu Tế 1, Hoà Lạc, Phú Hiền,
Vạn Phúc, Hội Xá, Phú Yên, Yến Vĩ, Đốc Tín ra các sông Đáy, Mỹ Hà, Thanh Hà. Diện
tích còn lại tiêu tự chảy qua các cống: Bột, Lại Tảo, Tảo Khê, Đoan Nữ, Đốc
Tín, Đốc Kính, Đồng Mai v.v…

Với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước
mưa trên tiểu vùng khoảng 46.674.000 m3. Vận hành toàn bộ các trạm
bơm và các cống tiêu tự chảy của khu vực với tổng lưu lượng là 515.200 m3/h
trong 3 ngày sẽ tiêu được 37.094.000 m3; còn lại 9.580.000 m3
sẽ gây ngập cho 2.300 ha sâu trung bình 0,42 m rải rác tại các khu vực trũng,
thấp cuối huyện Mỹ Đức. Tiếp tục vận hành hết công suất các công trình tiêu úng
trong khoảng 18 giờ (gần 1 ngày), vận hành các trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu
vực ngập nặng để giải quyết tình trạng ngập úng.

Một số dự án lớn trong vùng hữu sông
Đáy gồm: 04 dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu Nhân Lý, trạm bơm tiêu Đầm Buộm,
trạm bơm tiêu Mỹ Hạ, trạm bơm tiêu Mỹ Thượng, huyện Chương Mỹ và 02 dự án cải tạo
nâng cấp trạm bơm tiêu La Làng, trạm bơm Đức Môn, huyện Mỹ Đức được UBND Thành
phố giao cho Ban QLDA ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp làm chủ đầu
tư đang được triển khai thi công; Dự án Xây dựng mới trạm bơm và hoàn thành hệ
thống tiêu Yên Sơn (trạm bơm tiêu Yên Sơn) theo báo cáo của Ban QLDA ĐTXD công
trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông tích đã
hoàn thành xong khu đầu mối. Dự án xây mới trạm bơm Lại Thượng thay thế trạm
bơm Lại Thượng 1, Lại Thượng 2 gồm 4 máy 6.200 m3/h đã hoàn thành
đưa vào sử dụng, đảm bảo tiêu cho 675 ha trên địa bàn huyện Thạch Thất. Dự án Cải
tạo, sửa chữa hồ chứa nước Văn Sơn, huyện Chương Mỹ và dự án Cải tạo, nâng cấp
trạm bơm Đốc Tín, huyện Mỹ Đức được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công hiện
đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới
tiêu An Mỹ I, huyện Mỹ Đức đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2022.

2. Vùng tả sông Đáy

Nằm giữa đê tả Đáy và hữu Hồng, bao gồm
khu vực nội thành và các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai và
các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú
Xuyên. Tổng diện tích tự nhiên 107.282 ha, diện tích các vùng bãi sông là
11.956 ha, diện tích cần tiêu còn lại là 95.326 ha, hướng tiêu chủ yếu ra sông
Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.

a) Tiểu vùng tiêu ra sông Hồng

Tiểu vùng tiêu ra sông Hồng tiêu hoàn
toàn bằng động lực với diện tích cần tiêu khoảng 7.000 ha (không bao gồm khu vực
nội thành Hà Nội) qua các trạm bơm Đông Mỹ (Thanh Trì), Bộ Đầu (Thường Tín),
Khai Thái (Phú Xuyên). Một số khu vực trong lưu vực tiêu của 3 trạm bơm trên
đang trong quá trình đô thị hóa mạnh nên yêu cầu tiêu tăng cao vượt quá khả
năng của các trạm bơm. Với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa trên tiểu
vùng khoảng 17.670.000 m3, vận hành các trạm bơm Đông Mỹ, Bộ Đầu,
Khai Thái với tổng lưu lượng 131.400 m3/h trong 3 ngày sẽ tiêu được
9.460.000 m3; còn lại 8.210.000 m3 sẽ gây ngập cho 1.700
ha, sâu trung bình 0,48 m rải rác tại các khu vực trũng, thấp. Tiếp tục vận
hành hết công suất các công trình tiêu úng trong 62 giờ (2,6 ngày), vận hành
các trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu vực ngập nặng để giải quyết tình trạng ngập
úng.

b) Tiểu vùng tiêu ra sông Đáy

Tiêu trực tiếp ra sông Đáy qua các trạm
bơm Đào Nguyên (Hoài Đức); Yên Nghĩa (Hà Đông); Vân Đình, Ngoại Độ 1, Ngoại Độ
2 (Ứng Hòa) và một số trạm bơm nhỏ.

Tiểu vùng tiêu ra sông Đáy có diện
tích 21.231 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa trên tiểu vùng là
63.693.000 m3. Vận hành các trạm bơm Đào Nguyên, Yên Nghĩa (hiện có
thể vận hành tối đa 3-5 tổ máy bơm), Vân Đình, Ngoại Độ 1, Ngoại Độ 2, Phương
Trung, Cao Xuân Dương, v.v.. với tổng lưu lượng khoảng 682.000 m3/h
trong 3 ngày sẽ tiêu được 49.104.000 m3; còn lại 14.810.000 m3
sẽ gây ngập cho khoảng 3.000 ha sâu trung bình 0,5 m. Tiếp tục vận hành hết
công suất các công trình tiêu úng trong khoảng 21 giờ (gần 1 ngày), vận hành
các trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu vực ngập nặng để giải quyết tình trạng ngập
úng.

c) Tiểu vùng tiêu ra sông Nhuệ

Tiêu ra sông Nhuệ 57.274 ha, được chia
làm 02 tiểu khu trên Hà Đông và dưới Hà Đông.

– Tiểu khu trên Hà Đông: Bao gồm diện
tích của các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, các huyện Đan Phượng, Hoài Đức và một
phần của Hà Đông và Thanh Trì. Tiêu bằng động lực gồm 48 trạm bơm với 130 tổ
máy chủ yếu cho các khu vực trũng thấp, còn lại tiêu tự chảy ra sông Nhuệ với
các trục tiêu chính như sông Đăm, Cầu Ngà, La Khê v.v..

Tiểu khu trên Hà Đông có diện tích
18.625 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa trên tiểu khu khoảng 51.750.000
m3. Vận hành toàn bộ các trạm bơm và các cống tiêu tự chảy của khu vực
với tổng lưu lượng là 615.000 m3/h trong 3 ngày sẽ tiêu được
44.280.000 m3; còn lại 7.470.000 m3 sẽ gây ngập cho 1.300
ha, sâu trung bình 0,5 m. Tiếp tục vận hành hết công suất các công trình tiêu
úng trong khoảng 12 giờ (nửa ngày) để giải quyết tình trạng ngập úng.

– Tiểu khu dưới Hà Đông: Bao gồm diện
tích của các quận, huyện: Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà, Phú Xuyên một phần của
Hà Đông và Thanh Trì. Chủ yếu tiêu bằng động lực với 193 trạm bơm ra sông Nhuệ
như: Khê Tang 1, Khê Tang 2 (Thanh Oai); Nhân Hiền, Xém, Vĩnh Mộ, Hậu Bành (Thường
Tín); Lễ Nhuế, Bối Khê, Thần Con (Phú Xuyên); Thần Lớn (Ứng Hòa) v.v.. Khi mực
nước sông Nhuệ tại Đồng Quan đến mức +5,0 m hoặc cống Nhật Tựu đến mức +4,7 m
và có xu hướng còn lên, các trạm bơm tiêu ra sông Nhuệ phải ngừng bơm theo quy
trình; nếu vẫn còn mưa một số diện tích của huyện Thanh Oai, Thường Tín, Phú
Xuyên, Ứng Hoà sẽ gặp khó khăn về tiêu. Hệ thống sông Nhuệ sẽ được tiêu hỗ trợ
bởi các trạm bơm: Yên Nghĩa, Vân Đình, Ngọ Xá, Ngoại Độ 1, Ngoại Độ 2, Khai
Thái, Yên Lệnh; mở đập điều tiết Thanh Liệt để trạm bơm Yên Sở tiêu cho sông
Nhuệ theo Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Sông Nhuệ đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 2152/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/6/2020.

Tiểu khu dưới Hà Đông có diện tích
43.188 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa khoảng 129.564.000 m3.
Vận hành toàn bộ các trạm bơm và các cống tiêu tự chảy của khu vực với tổng lưu
lượng là 1.652.140 m3/h trong 3 ngày sẽ tiêu được 118.954.000 m3;
còn lại 10.609.000 m3 sẽ gây ngập cho 2.500 ha sâu trung bình 0,4 m.
Tiếp tục vận hành hết công suất các công trình tiêu úng trong khoảng 6 giờ để
giải quyết tình trạng ngập úng. Thực tế nhiều năm qua cho thấy khi mưa lớn thì
có khu vực phải bơm từ 4 ÷ 5 ngày, trung bình khoảng sau 2 ÷ 3 ngày sau khi tạnh
mưa mới tiêu xong. Khi xảy ra trường hợp này, biện pháp chỉ đạo rất quan trọng:
tiêu kiệt nước đệm trước khi mưa bão, khoanh vùng chôn nước và giữ nước khu cao
để rút ngắn thời gian bơm, giảm tối đa diện tích thiệt hại phải cấy dặm lại.

Trong vùng tả sông Đáy lưu ý công tác
cấp nước và tiêu nước cho các diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung tại các
huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín. Trong đó, khi có
mưa, lũ ưu tiên tiêu nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản, tránh tràn bờ, đảm
bảo không thất thoát thủy sản.

Một số dự án lớn trong vùng tả sông
Đáy gồm: dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội
(trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) đã hoàn thành khu đầu mối và bàn giao cho Công ty
TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ quản lý, vận hành từ
tháng 01/2020 và bàn giao đưa vào sử dụng từ 17/01/2023. Hiện tại, dự án còn hạng
mục hệ thống kênh dẫn (kênh La Khê) đang triển khai thi công, thời gian thực hiện
đến hết năm 2023. Do vậy, trong mùa mưa bão năm 2023, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
chưa thể vận hành đúng theo thiết kế. Để đảm bảo công tác vận hành trạm bơm an
toàn, đồng bộ, hiệu quả, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ
phải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý và Duy tu các Công trình Nông nghiệp,
nông thôn thường xuyên theo dõi tình hình khí tượng thủy văn để chủ động vận
hành trạm bơm; Ban Quản lý và Duy tu các công trình nông nghiệp, nông thôn chuẩn
bị sẵn sàng vật tư, máy móc, nhân lực tổ chức nạo vét, khơi thông dòng chảy đảm
bảo dòng chảy thông suốt trên tuyến kênh La Khê phục vụ vận hành trạm bơm Yên
Nghĩa khi cần thiết và chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra.

Các dự án: Nạo vét trục chính sông Nhuệ
từ Liên Mạc đến đường vành đai 4 đang lập chủ trương đầu tư; Xây dựng cụm công
trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm đang trong giai đoạn lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi. Dự án Cải tạo, nâng cấp và xây mới cụm công trình đầu
mối trạm bơm Bộ Đầu đang triển khai thi công.

3. Vùng bắc Hà Nội

Nằm phía bờ tả sông Hồng, bao gồm các
quận, huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Long Biên và Gia Lâm; tổng diện tích tự
nhiên 80.584 ha.

a) Tiểu vùng bắc Cà Lồ

Tiểu vùng bắc Cà Lồ gồm toàn bộ diện tích
huyện Sóc Sơn, hướng tiêu ra các sông Cầu và Cà Lồ. Với địa hình đồi núi là
chính nên phần lớn diện tích của huyện được tiêu tự chảy. Vùng có 4 hệ thống
tiêu chính, đảm nhiệm diện tích tiêu úng là 9.768 ha (trong đó tiêu bằng động lực
là 2.753 ha, tiêu trọng lực là 7.015 ha). Các trục tiêu chính là: ngòi Cầu Soi,
ngòi Cầu Trắng, ngòi Cầu Đen, suối Đồng Đò đảm nhiệm tiêu cho vùng tiêu Tây
Nam; hệ thống tiêu Bến Tre – Thá – Cầu Dâu, trạm bơm Xuân Dương đảm nhiệm tiêu
cho vùng tiêu Đông Nam; hệ thống tiêu Lương Phúc (Tăng Long – Tiên Tảo), hệ thống
tiêu Cẩm Hà – Tân Hưng đảm nhiệm tiêu cho vùng Đông Bắc..

Với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước
mưa trên tiểu vùng khoảng 12.552.000 m3, vận hành các trạm bơm lớn
bao gồm Tân Hưng, Tăng Long, Cẩm Hà 1, Cẩm Hà 2, Tiên Tảo và toàn bộ các trạm
bơm nhỏ dọc các kênh tiêu, các cống tiêu tự chảy của khu vực với tổng lưu lượng
là 95.046 m3/h trong 3 ngày sẽ tiêu được 6.843.312 m3;
còn lại 5.708.688 m3 sẽ gây ngập cho 1.900 ha, sâu trung bình 0,4 m
rải rác tại các khu vực trũng, thấp cuối huyện Sóc Sơn. Tiếp tục vận hành hết
công suất các công trình tiêu úng trong khoảng 60 giờ (2,5 ngày), vận hành các
trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu vực ngập nặng để giải quyết tình trạng ngập
úng.

Vùng có diện tích tiêu tự chảy lớn, công
trình đầu mối hệ thống Cẩm Hà – Tân Hưng có công suất đảm bảo nhưng kênh dẫn
không kịp thời đưa nước nên vẫn xảy ra úng ngập. Công ty ĐTPT Thủy lợi Hà Nội
điều tiết các trục tiêu chính của hệ thống là kênh Nam, Bắc Cẩm Hà và kênh tiêu
Tân Hưng để đảm bảo vận hành hết công suất các trạm bơm Tân Hưng, Cẩm Hà 1, Cẩm
Hà 2 đảm nhiệm chống úng cho khu vực. Giải pháp chính là tiêu nước đệm qua hệ
thống kênh tiêu và cống tiêu, khơi thông lòng kênh dẫn đảm bảo thông thoáng
không gây cản trở dòng tiêu.

b) Tiểu vùng nam Cà Lồ – bắc Đuống

Bao gồm diện tích của huyện Mê Linh,
Đông Anh và phần bắc Đuống của huyện Gia Lâm. Hướng tiêu chủ yếu của khu vực là
tiêu bằng động lực ra sông Cà Lồ, hệ thống sông Thiếp – Ngũ Huyện Khê, sông Hồng,
sông Đuống.

– Tiêu ra sông Hồng bằng các trạm bơm:
Cổ Điển (20 m3/s) hiện do Công ty Thoát nước Hà Nội quản lý. Trạm
bơm Phương Trạch đang được Ban QLDA ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và nông
nghiệp triển khai xây dựng, nâng cấp. Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi
Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư có phương án đảm bảo tưới, tiêu
phục vụ sản xuất và dân sinh cho các diện tích thuộc lưu vực trạm bơm phụ
trách.

– Tiêu ra sông Đuống bằng các trạm
bơm: Dương Hà (7,7 m3/s), Phù Đổng (7,0 m3/s), Thịnh Liên
(5,7 m3/s) cho diện tích 2.516 ha của huyện Gia Lâm. Dự án Cải tạo,
nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã hoàn thành, đưa vào
sử dụng từ năm 2021.

– Tiêu ra sông Cà Lồ bằng các trạm
bơm: Thường Lệ 1 (6,7 m3/s), Thường Lệ 2 (17,8 m3/s), Tam
Báo (11,1 m3/s) cho khu vực huyện Mê Linh; các trạm bơm 19/5 (7 m3/s),
Mạnh Tân (11,5 m3/s) cho khu vực huyện Đông Anh.

– Tiêu ra hệ thống sông Thiếp – Ngũ
Huyện Khê bằng các trạm bơm: Thạc Quả, Đồng Dầu, Lộc Hà, Xuân Trạch, Lại Đà,
Liên Đàm cho khu vực huyện Đông Anh. Khi cống Cổ Loa tiêu chậm, có thể điều tiết
cống Ma Lôi để tiêu vợi cho lưu vực thượng lưu sông Thiếp qua trạm bơm Cổ Điển.
Khi tiêu ra sông Ngũ Huyện Khê phải tiêu theo quy trình của Hội đồng hệ thống Bắc
Đuống, khi mực nước sông Ngũ Huyện Khê tại cổng Đặng Xá lên đến +6,5 m thì các
trạm bơm phải dừng bơm để đảm bảo an toàn cho bờ sông Ngũ Huyện Khê.

Tiểu vùng nam Cà Lồ – bắc Đuống có diện
tích 15.956 ha, với lượng mưa 300 mm thì tổng lượng nước mưa trên tiểu vùng khoảng
47.868.000 m3, vận hành toàn bộ các trạm bơm và các cổng tiêu tự chảy
của khu vực với tổng lưu lượng là 539.600 m3/h trong 3 ngày sẽ tiêu
được 38.851.200 m3; còn lại 9.016.800 m3 sẽ gây ngập sâu
khoảng 0,4 m cho khoảng 2.250 ha tại các khu vực trũng, thấp của huyện Đông Anh
và Gia Lâm. Tiếp tục vận hành hết công suất các công trình tiêu úng trong khoảng
16 giờ (gần 1 ngày), vận hành các trạm bơm tiêu cục bộ tại các khu vực ngập nặng
để giải quyết tình trạng ngập úng.

c) Tiểu vùng nam Đuống

Bao gồm diện tích quận Long Biên và
huyện Gia Lâm, với diện tích 8.527 ha. Khu vực này cơ bản tiêu tự chảy bằng các
trục tiêu sông Cầu Bây, sông Kiên Thành, sông Giàng thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải.
Khu vực này xen kẹp nhiều đô thị, có yêu cầu tiêu cao nhưng năng lực hệ thống
công trình chưa đảm bảo, nên cần áp dụng giải pháp tiêu sớm nước đệm.

Với lượng mưa 300 mm tiến hành mở cống
Xuân Thụy, cống Tân Quang, cống Trại Lợn, cống Gù Việt Hưng, cống điều tiết D7
để tiêu toàn bộ nước đệm trong hệ thống tiêu chính. Khu vực này cần sớm triển
khai dự án trạm bơm Gia Thượng và trạm bơm Cự Khối để chủ động trong công tác
thoát nước khu vực quận Long Biên.

Một số dự án lớn trong vùng Bắc Hà Nội
gồm: dự án cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây, huyện Gia Lâm và dự án nạo vét sông
Cầu Bây, quận Long Biên do Ban QLDA ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và nông
nghiệp và UBND quận Long Biên làm Chủ đầu tư hiện đang được triển khai, thời
gian dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới,
tiêu Tân Hưng, huyện Sóc Sơn đã được Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Ban Quản
lý và Duy tu các công trình nông nghiệp, nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện.
Đến nay, dự án đang trong giai đoạn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Dự
án Nâng cấp, mở rộng hệ thống công trình và trạm bơm Đình Thông bằng nguồn vốn
đầu tư công trung hạn 2021-2025, được Thành phố giao cho UBND huyện Sóc Sơn làm
Chủ đầu tư đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng trạm bơm
Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh đang
trong quá trình thi công.

Chương II

PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN
TOÀN HỒ ĐẬP

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội
có 117 đập, hồ chứa nước thủy lợi thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị
định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ
chứa nước; trong đó có 06 hồ chứa có dung tích trên 5 triệu m3, gồm:
Đồng Mô (thị xã Sơn Tây), Suối Hai (huyện Ba Vì), Quan Sơn (huyện Mỹ Đức), Đồng
Sương (huyện Chương Mỹ), Văn Sơn (huyện Chương Mỹ), Xuân Khanh (thị xã Sơn
Tây). Đa phần các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn đều đã được đưa vào sử dụng
trên 30 năm. Trong các năm vừa qua, tuy đã được đầu tư sửa chữa nâng cấp nhưng
vẫn còn nhiều hạng mục công trình như đập dâng, tràn xả lũ, cống lấy nước đã xuống
cấp, lòng hồ bị bồi lắng ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất và an toàn công trình
khi tham gia chống lũ. Trong mùa mưa lũ năm vừa qua, các Công ty thủy lợi và địa
phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phát hiện kịp thời những sự cố và có biện
pháp xử lý kịp thời.

II. MỤC TIÊU

Đảm bảo an toàn công trình đập, hồ chứa
nước trong mùa mưa lũ và trong trường hợp công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy
cơ xảy ra sự cố; đảm bảo an toàn cho dân cư vùng hạ du đập.

III. CÁC KỊCH BẢN
GIẢ ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CHUNG

1. Các kịch bản giả định

a) Kịch bản 1: mực nước trong hồ ở mực
nước dâng bình thường và trên thượng nguồn có mưa, lũ lớn.

b) Kịch bản 2: mực nước trong hồ ở mực
nước gia cường và trên thượng nguồn có mưa, lũ lớn.

c) Kịch bản 3: mực nước hồ cao bằng đỉnh
đập.

2. Giải pháp chung

Các Công ty Thủy lợi, tổ chức được giao
quản lý hồ, đập có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; lập và
rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng
phó với tình hình khẩn cấp theo quy định tại Điều 23, Điều 25, Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

IV. GIẢI PHÁP CỤ
THỂ

1. Khi mực nước
trong hồ ở mực nước dâng bình thường và trên thượng nguồn có mưa, lũ lớn

– Tổ chức ứng trực kiểm tra 24/24h,
báo cáo theo quy định.

– Mở cửa van tràn xả lũ (đối với các hồ
chứa tràn xả lũ có cửa van).

– Phát hiện kịp thời và xử lý các sự cố
theo phương châm 4 tại chỗ, với một số tình huống sau:

+ Khi xảy ra mạch sủi, rò rỉ ở đập đất:
(i) Mạch sủi, rò rỉ ra phía hạ lưu là nước trong: xử lý bằng cách đắp bờ quây,
tập trung nước và dùng máng dẫn nước ra khỏi chân đập để tránh gây ướt mái đập,
sạt trượt mái đập; (ii) Mạch sủi, rò rỉ ra phía hạ lưu là nước đục: đắp bờ
quây, làm tầng lọc ngược theo đúng quy trình, làm máng dẫn nước (nước trong) ra
khỏi mái đập.

+ Sạt trượt mái thượng, hạ lưu: (i) Sạt
trượt mái thượng lưu: dùng vải chống sóng rải theo chiều dài mái bị trượt để hạn
chế bớt áp lực do sóng đánh từ ngoài vào, đắp bù mái bằng bao tải đất để giữ ổn
định cho mái đập; (ii) Sạt trượt mái hạ lưu: đào rãnh thoát nước xung quanh
phía trên khối trượt để ngăn không cho nước mưa ảnh hưởng trực tiếp đến khối
trượt, xử lý sự cố bằng cọc tre và bao tải đất theo quy định.

– Nhân lực: huy động toàn bộ nhân lực
của đội quản lý hồ, nhân lực của địa phương đã được lập trong phương án.

– Vật tư yêu cầu: tre cây, phên nứa, vải
lọc, bao tải dứa, đá hộc, rọ sắt, đá dăm, cát, sỏi, đất đồi, rong tre, rơm,
máng sắt, ống nhựa D200 dẫn nước v.v..

– Thiết bị: xe cải tiến, mai, cuốc, xẻng,
xà beng, búa, thuyền sắt, áo phao, áo bạt v.v..

2. Khi mực nước
trong hồ ở mực nước gia cường và trên thượng nguồn có mưa, lũ lớn

– Tổ chức ứng trực kiểm tra 24/24h,
báo cáo theo quy định.

– Chuẩn bị vật tư, phương tiện để mở
tràn sự cố (nếu có).

– Phát hiện kịp thời và xử lý các sự cố
theo phương châm 4 tại chỗ.

– Khi mực nước hồ dâng cao có nguy cơ
vỡ đập: thông báo ngay với BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện để tổ
chức di dời dân đến vị trí an toàn; huy động lực lượng xung kích và các đơn vị
bộ đội tổ chức ứng cứu xử lý các sự cố đảm bảo an toàn công trình.

– Nhân lực: huy động toàn bộ nhân lực
của đội quản lý hồ; đề nghị UBND huyện, BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp
huyện có phương án huy động nhân lực tại địa bàn các xã sở tại và các xã lân cận,
lực lượng bộ đội khu vực hỗ trợ.

– Vật tư dự trữ: tre cây, phên nứa, vải
lọc, bao tải dứa, đá hộc, rọ sắt, đá dăm, cát, sỏi, đất đồi, rong tre, rơm
v.v..

– Thiết bị: máy xúc, xe tải, xe cải tiến,
mai, cuốc, xẻng, xà beng, búa, thuyền sắt, áo phao, áo bạt v.v..

3. Khi mực nước hồ
cao bằng đỉnh đập

– Thông báo ngay với BCH Phòng, chống
thiên tai và TKCN cấp huyện để tổ chức di dời dân đến vị trí an toàn; huy động
lực lượng xung kích và các đơn vị bộ đội tổ chức ứng cứu đảm bảo an toàn đập.

– Tổ chức ứng trực kiểm tra 24/24h,
báo cáo theo quy định.

– Phát hiện kịp thời và xử lý các sự cố
theo phương châm 4 tại chỗ.

– Thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm
hạ thấp mực nước hồ như: mở tràn sự cố (nếu có), xả nước qua tràn và qua cống lấy
nước.

– Lập phương án chủ động cho tràn qua
một phần đập để đảm bảo an toàn cho đập, cho khu vực dân cư chịu ảnh hưởng phía
hạ du đập.

– Nhân lực: huy động toàn bộ nhân lực
của đội quản lý hồ; đề nghị UBND huyện, BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp
huyện có phương án huy động nhân lực tại địa bàn các xã sở tại và các xã lân cận,
lực lượng bộ đội khu vực hỗ trợ.

– Vật tư dự trữ: tre cây, phên nứa, vải
lọc, bao tải dứa, đá hộc, rọ sắt, đá dăm, cát, sỏi, đất đồi, rong tre, rơm
v.v..

– Thiết bị: máy xúc, xe tải, xe cải tiến,
mai, cuốc, xẻng, xà beng, búa, thuyền sắt, áo phao, áo bạt v.v..

Đối với phương án dự trữ vật tư,
phương tiện và huy động nhân lực, phương án sơ tán dân vùng hạ du đối với từng
tình huống cụ thể, các Các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có
trách nhiệm lập phương án chi tiết, báo cáo BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN
địa phương khu vực có hồ để tổ chức thực hiện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CHẾ ĐỘ THÔNG
TIN BÁO CÁO

1. Thông tin báo cáo về tình hình hồ
chứa

Các công ty thủy lợi và Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thị xã báo cáo tình hình hồ chứa nước trong mùa mưa lũ về
Văn phòng BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN Thành phố như sau:

– Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van
điều tiết lũ: quan trắc 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong
mùa lũ; trường hợp vận hành chống lũ, tần suất quan trắc, tính toán tối thiểu
01 giờ một lần, quan trắc 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ
thiết kế.

– Đối với các đập, hồ chứa nước có
tràn tự do: quan trắc 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong
mùa lũ khi mực nước hồ thấp hơn ngưỡng tràn; 01 giờ một lần khi mực nước hồ bằng
hoặc cao hơn ngưỡng tràn; 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ
thiết kế.

– Khi đóng mở cửa xả: báo cáo thời điểm
đóng, mở cửa.

– Khi có sự cố: báo cáo ngay cho BCH
Phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện, Văn phòng BCH Phòng, chống thiên tai
và TKCN Thành phố.

Ngoài ra, trong thời gian có lũ, các
đơn vị quản lý vận hành công trình hồ chứa nước phải cung cấp cho Văn phòng BCH
Phòng, chống thiên tai và TKCN Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT và cơ quan khí
tượng thủy văn số liệu quan trắc, đo đạc liên quan đến điều tiết hồ, bao gồm: mực
nước thượng – hạ lưu hồ, lưu lượng nước về hồ, lưu lượng nước xả qua đập, dự
tính mực nước hồ, thời gian dự kiến xả lũ, lưu lượng lũ dự kiến xả theo thời
gian.

2. Thông tin báo cáo về công tác chống
úng

Khi có bão, ATNĐ đổ bộ; có thông báo
lũ, mưa lớn gây ngập lụt và các nguy cơ về sự cố công trình, các công ty thủy lợi
và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức trực ban 24/24h, cập nhật mọi tình hình
quản lý vận hành công trình do đơn vị quản lý, thường xuyên tổng hợp công tác
chống úng (tình hình vận hành công trình, các thiệt hại do mua, bão gây ra) và
báo cáo về Văn phòng BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN Thành phố và Sở Nông
nghiệp và PTNT Hà Nội.

II. CÁC CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG

1. Các công ty thủy lợi

– Triển khai các Phương án ứng phó với
ngập lụt, úng và đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2023 đã xây dựng.
Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực đáp ứng yêu cầu của phương án.

– Thực hiện nghiêm túc các nội dung Chỉ
thị số 1416/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng
cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2023;
Chỉ thị số số 07/CT-UBND ngày 14/4/2023 của UBND thành phố Hà Nội về công tác
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Tiến hành tu bổ, sửa chữa
hư hỏng của các trạm bơm, cống tiêu, hồ đập, thiết bị cơ điện; nạo vét các trục
tiêu bị bồi lắng; giải tỏa vi phạm, bèo rác trên các trục kênh tiêu; vận hành
thử các trạm bơm.

– Tổ chức vận hành hệ thống công trình
thủy lợi đơn vị quản lý, phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã
trong công tác vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn. Phối hợp với các đơn
vị thực hiện dự án thủy lợi và các dự án có hoạt động nằm trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ công trình, hạng mục
công trình đảm bảo cao trình chống lũ, vượt lũ an toàn theo quy định hiện hành.
Trong mọi điều kiện phải đảm bảo công trình sẵn sàng phục vụ sản xuất, phòng chống
úng ngập trong mùa mưa bão.

– Phối hợp với các Sở Xây dựng, Giao
thông vận tải v.v.., các địa phương, các tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc thống
nhất giải pháp điều hành, đảm bảo hiệu quả chung.

– Thực hiện Quy chế về chế độ thông
tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão trên địa bàn thành phố
Hà Nội.

– Khi có tình huống bất khả kháng xảy
ra do thời tiết cực đoan vượt quá khả năng kinh phí, báo cáo đề xuất BCH Phòng,
chống thiên tai và TKCN Thành phố ra lệnh cho các đơn vị tham gia ứng cứu và
trình các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí, vật tư, để kịp thời xử lý.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã

– Chủ động xây dựng phương án vận
hành, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do UBND các quận, huyện, thị
xã quản lý, đặc biệt là các công trình phục vụ tiêu úng; tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi; kiểm tra
thường xuyên, phát hiện kịp thời, kiên quyết ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các
trường hợp vi phạm Luật Thủy lợi, đặc biệt đối với các hồ chứa, công trình tiêu
úng.

– Củng cố, kiện toàn tổ chức, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN. Các
địa phương thành lập các hội đồng tiêu úng để chỉ đạo điều hành, phối hợp xây dựng
phương án điều hành thống nhất để nâng cao hiệu quả tiêu úng.

– Đôn đốc các xã, phường, thị trấn sau
khi thu hoạch vụ Xuân, tiến hành gieo cấy lúa Mùa đúng thời vụ, đặc biệt là các
xã vùng trũng để hạn chế thiệt hại khi mưa úng xảy ra; chuẩn bị sẵn giống dự
phòng để chủ động gieo cấy lại khi có mưa úng lớn đầu vụ, ảnh hưởng mạ, lúa mới
cấy bị ngập chết.

3. Đề xuất, kiến nghị

Để có cơ sở triển khai thực hiện
Phương án ứng phó với ngập lụt, úng khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ,
đập trong mùa mưa bão năm 2023 đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị
UBND Thành phố:

– Chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực Hà Nội:
kiểm tra, tu bổ các tuyến đường dây cao thế, trạm biến áp; có phương án xử lý kịp
thời các sự cố; ưu tiên cung cấp đủ điện cho các trạm bơm tiêu hoạt động ổn định,
hết công suất để phòng, chống úng.

– Chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã
triển khai giải tỏa các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt
trên các trục kênh, cống tiêu, bể hút các trạm bơm phục vụ tiêu úng; khi có mưa
lớn xảy ra gây úng ngập tại địa phương phải báo cáo về Văn phòng BCH Phòng, chống
thiên tai và TKCN Thành phố để tổng hợp, chỉ đạo khắc phục.

– Chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai
các dự án: cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Bộ Đầu; Xây dựng trạm bơm
Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng; Cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây, huyện
Gia Lâm; 04 dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu Nhân Lý, trạm bơm tiêu Đầm Buộm,
trạm bơm tiêu Mỹ Hạ, trạm bơm tiêu Mỹ Thượng, huyện Chương Mỹ và 02 dự án cải tạo
nâng cấp trạm bơm tiêu La Làng, trạm bơm Đức Môn, huyện Mỹ Đức v.v..; có phương
án đảm bảo an toàn công trình đang thi công, thanh thải toàn bộ lòng kênh, bể
hút trạm bơm tiêu đang được đầu tư cải tạo, sửa chữa đảm bảo yêu cầu tiêu thoát
nước.

Trên đây là Phương án ứng phó với ngập
lụt, úng khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão năm
2023, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân
dân Thành phố./.


Nơi nhận:
– Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Cục Thủy lợi;
– UBND TP Hà Nội;
– Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh;
– PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền;
– PCT UBND TP Dương Đức Tuấn;
– Ban Tuyên giáo Thành ủy HN;
– BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN Thành phố;
– Các Sở: XD, GTVT;
– UBND các quận, huyện, thị xã;
– VP BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN TP;
– Ban QLDA ĐTXD CT HTKT và NN TP;
– Tổng Công ty Điện lực Hà Nội;
– Công ty Thoát nước Hà Nội;
– Các Công ty Thủy lợi;
– Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở;
– Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
– Lưu: VT, TLPCTT(5).

GIÁM
ĐỐC

Nguyễn Xuân Đại

Quyết định 245/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 245/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Lê Ngọc Tuấn
  • Ngày ban hành: 17/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 245/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính ngành Tài nguyên Kon Tum


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 245/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 17 tháng 5 năm 2023

QUYẾT
ĐỊNH

VỀ
VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI; PHÊ DUYỆT MỚI, SỬA ĐỔI,
BÃI BỎ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TỈNH KON TUM

CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Nghị định số
107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;

Căn cứ Quyết định số
438/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ
sung trong lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số
544/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ ngành Tài nguyên và Môi
trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên
địa bàn tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định số
680/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường và lĩnh
vực Tài nguyên nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định
115/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Tài nguyên nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định số
209/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Tài
nguyên nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 161/TTr-STNMT ngày 10 tháng 5 năm
2023 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi; phê duyệt mới,
sửa đổi, bãi bỏ quy trình nội bộ thực hiện các thủ tục hành chính của ngành Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum.

QUYẾT
ĐỊNH:

Điều 1. Công bố Danh mục thủ
tục hành chính được sửa đổi; phê duyệt mới, sửa đổi, bãi bỏ quy trình nội bộ
trong giải quyết thủ tục hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường áp dụng trên
địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể:

1. Công bố Danh mục
thủ tục hành chính được sửa đổi ngành Tài nguyên và Môi trường áp dụng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum (Có Phụ lục số 01 kèm theo).

2. Phê duyệt mới, sửa
đổi quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính của ngành Tài nguyên
và Môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Có Phụ lục số 02 kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Tài nguyên và
Môi trường; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phân công công chức, viên chức thực
hiện các bước xử lý công việc quy định tại các quy trình nội bộ ban hành kèm
theo Quyết định này.

2. Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan thiết lập cấu hình quy trình
điện tử; đồng thời tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tình
hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính lên Hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và:

1. Sửa đổi thủ tục
hành chính số 1, khoản I, Mục A phụ lục kèm theo Quyết định 115/QĐ-UBND ngày 17
tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Danh mục thủ
tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc
lĩnh vực Tài nguyên nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Thay thế các quy
trình nội bộ số: 17, 18, 21, 23, 26, 27, 28, 30, 32, 34 khoản I mục A; 38 khoản
II mục A; 56, 57, 58, 59, 60, 61, 64, 65, 66, 67, 71 khoản III mục A; 3 phần I
mục B; 14, 15 phần II mục B; bãi bỏ các quy trình số: 62, 63 khoản III mục A;
85, 86, 87 khoản V mục A phục lục kèm theo Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 10
tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy trình
nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh
Kon Tum.

3. Thay thế quy trình
số 5 mục A Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt mới, điều chỉnh, bãi bỏ quy trình nội bộ
trong giải quyết thủ tục hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.

4. Thay thế quy trình
số 1 mục A Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 24 năm 6 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về phê duyệt, sửa đổi quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục
hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

Như Điều 4 (để t/hiện);
– Cục Kiểm soát TTHC – VPCP (để b/cáo);
– Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Văn phòng UBND tỉnh;
– Trung tâm Phục vụ hành chính công;
– Viễn thông Kon Tum (để p/hợp);
– UBND các huyện, thành phố (để t/hiện);
– Lưu: VT, TTHCC.LTLH.

CHỦ TỊCH


Lê Ngọc Tuấn

PHỤ LỤC
SỐ 01:

DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 245/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

STT

Số
hồ sơ thủ tục hành chính

Tên
thủ tục hành chính

Thời
hạn giải quyết

Địa
điểm thực hiện

Phí,
lệ phí

(nếu có)

Căn
cứ pháp lý

Cách
thức thực hiện

Trực
tiếp

Trực
tuyến

Bưu
chính công ích

I

Lĩnh vực Tài nguyên
nước

1

1.011516.H34

Đăng ký khai thác
sử dụng nước mặt, nước biển

10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân (Đăng ký khai thác sử dụng
nước mặt)

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Không
quy định

– Luật tài nguyên nước
2012

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023

x

x

x

2

1.011517.H34

Đăng ký khai thác
nước dưới đất

15 ngày làm việc

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Không
quy định

– Luật tài nguyên nước
2012

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023

x

x

x

PHỤ LỤC
SỐ 02:

QUY
TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

PHẦN
I

DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. Quy trình thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh

STT

Lĩnh
vực/Tên Thủ tục hành chính

Ghi
chú

I

Lĩnh vực Tài nguyên
nước

I.1

Quy trình mới

1

Đăng ký khai thác
sử dụng nước mặt, nước biển

Sở Tài nguyên và
Môi trường

2

Đăng ký khai thác
nước dưới đất

Sở Tài nguyên và
Môi trường

3

Trả lại giấy phép
tài nguyên nước

– Ủy ban nhân dân
tỉnh

– Sở Tài nguyên và
Môi trường

I.2

Sửa đổi bổ sung

4

Cấp giấy phép thăm
dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày
đêm

Sở Tài nguyên và Môi
trường

5

Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới
3.000m3/ngày đêm

Sở Tài nguyên và
Môi trường

6

Cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày
đêm

Ủy ban nhân dân tỉnh

7

Gia hạn, điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới
3.000m3/ngày đêm

Ủy ban nhân dân
tỉnh

8

Cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với
hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m3/giây và
dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây
trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3, hoặc đối với công
trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m3/giây;
phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu
lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng
nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh,
dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3/ngày đêm

– Ủy ban nhân dân
tỉnh

– Sở Tài nguyên và
Môi trường cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển (Tỉnh Kon Tum không
có biển, do đó không thực hiện cấp gi
y phép)

9

Gia hạn, điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m3/giây
và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ
2m3/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3,
hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác
dưới 5m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho
các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng
thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3/ngày
đêm

– Ủy ban nhân dân
tỉnh

– Sở Tài nguyên và
Môi trường gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước biển (Tỉnh
Kon Tum không có biển, do đó không thực hiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép)

10

Cấp lại giấy phép
tài nguyên nước

– Ủy ban nhân dân
tỉnh

– Sở Tài nguyên và
Môi trường cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất; không thực hiện cấp lại
giấy phép khai thác, sử dụng nước biển (Tỉnh Kon Tum không có biển)

11

Lấy ý kiến Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên
tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên sông suối thuộc trường hợp phải xin
phép

Ủy ban nhân dân
tỉnh

12

Cấp giấy phép hành
nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

Sở Tài nguyên và
Môi trường

13

Cấp lại giấy phép
hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

Sở Tài nguyên và
Môi trường

14

Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

Sở Tài nguyên và
Môi trường

II

Lĩnh vực khoáng sản

II.1

Quy trình sửa đổi

1

Cấp, điều chỉnh
Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có
dự án đầu tư xây dựng công trình.

III

Lĩnh vực Đất đai

III.1

Quy trình sửa đổi,
bổ sung

1

Đăng ký biến động
về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được
cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa
chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền
sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với
đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Văn phòng Đăng ký
đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai

2

Cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Sở Tài nguyên và
Môi trường

3

Đính chính Giấy
chứng nhận đã cấp

Sở Tài nguyên và
Môi trường/ UBND cấp huyện (đối với trường giấy chứng nhận do UBND huyện cấp)

4

Đăng ký và Cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất lần đầu

UBND cấp tỉnh hoặc
UBND cấp huyện

5

Cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu

UBND cấp tỉnh hoặc
UBND cấp huyện

6

Đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là
người sử dụng đất

UBND cấp tỉnh hoặc
UBND cấp huyện

7

Đăng ký thay đổi
tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp

Sở Tài nguyên và
Môi trường

8

Đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây
dựng trong các dự án phát triển nhà ở

Sở Tài nguyên và
Môi trường

9

Đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà
bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục
chuyển quyền theo quy định

Sở Tài nguyên và
Môi trường hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký
đất đai

10

Đăng ký biến động
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng
thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa
kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận

Sở Tài nguyên và
Môi trường hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký
đất đai

11

Đăng ký biến động
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế
chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; thỏa thuận hợp nhất
hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình,
của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất; đăng ký biến động đối với trường
hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyển sử dụng đất vào doanh nghiệp

Sở Tài nguyên và
Môi trường hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký
đất đai

12

Chuyển nhượng vốn
đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất

Sở Tài nguyên và
Môi trường hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai

B. Quy trình thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện

STT

Lĩnh
vực/Tên Thủ tục hành chính

Ghi
chú

I

Lĩnh vực Tài nguyên
nước

I.1

Quy trình sửa đổi,
bổ sung

1

Đăng ký khai thác
nước dưới đất

Ủy
ban nhân dân cấp huyện

2

Lấy ý kiến Ủy ban
nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn
nước nội tỉnh

Ủy
ban nhân dân cấp huyện

II

Lĩnh vực đất đai

II.1

Quy trình sửa đổi,
bổ sung:

1

Chuyển mục đích sử
dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia
đình, cá nhân

Ủy
ban nhân dân cấp huyện

FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Quyết định 1180/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1180/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Dương Tấn Hiển
  • Ngày ban hành: 16/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1180/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Cần Thơ


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1180/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 16
tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng
10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về
kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 4044/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng
12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục
hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh
mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của
Sở Tài nguyên và Môi trường (Danh mục đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký. Đồng thời, bãi bỏ các thủ tục hành chính có số thứ tự 09, 10, 11
lĩnh vực tài nguyên nước, Mục A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành tại
Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Cục KSTTHC (VPCP);
– UBND TP (1B);
– VP. UBND TP (2C, 3BG);
– Sở Thông tin và Truyền thông;
– Cổng TTĐT thành phố;
– Lưu: VT, MT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Dương Tấn Hiển

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

TT

Tên thủ tục
hành chính

Thời gian giải
quyết

Địa điểm thực
hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

1.

Cấp Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy
mô vừa và nhỏ

21 ngày làm việc:

Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không
quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả
lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn
không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn về lĩnh
vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm
định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép; trường hợp hồ
sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản
nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Quyết định cấp phép: Trong thời hạn
không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, Sở Tài
nguyên và Môi trường quyết định cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
quy mô vừa và quy mô vừa và nhỏ. Trường hợp không chấp nhận cấp phép, trong
thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường phải thông
báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, trong đó nêu rõ lý do
không cấp phép.

Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ
sơ trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công.

Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Bộ phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép. Giấy phép đã
cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc được gửi qua
đường bưu điện sau khi chủ giấy phép đã nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

700.000 đồng/hồ sơ.

– Luật Tài nguyên nước năm 2012.

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của
Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

– Thông tư số 40/2014/TT- BTNMT ngày 11/7/2014
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước
dưới đất.

– Thông tư số 11/2022/TT- BTNMT ngày 20/10/2022
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của
một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng
quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.

Cấp lại Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
quy mô vừa và nhỏ

11 ngày làm việc:

Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không
quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả
lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn
về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép; trường
hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng
văn bản nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Quyết định cấp phép: Trong thời hạn
không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, cơ quan
có thẩm quyền quyết định cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy
mô vừa và nhỏ. Trường hợp không chấp nhận cấp phép, trong thời hạn không quá
02 ngày làm việc, cơ quan thụ lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

– Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ
sơ trực tiếp đến Bộ phận Một cửa Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua
đường bưu điện hoặc trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công.

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Bộ phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép. Giấy phép đã
cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc được gửi qua
đường bưu điện sau khi chủ giấy phép đã nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

350.000 đồng/hồ sơ

– Luật Tài nguyên nước năm 2012.

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của
Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới
đất.

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của
một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng
quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan
nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

16 ngày làm việc:

Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không
quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm
tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy
đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ và thông báo
bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ theo quy định.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn
không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên
môn về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép;
trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và thông
báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép.

– Quyết định cấp phép: Trong thời hạn
không quá 03 ngày làm việc kê từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, Sở Tài
nguyên và Môi trường quyết định cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới
đất quy mô vừa và nhỏ.

Trường hợp không chấp nhận cấp phép, trong thời
hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường phải thông báo
bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, trong đó nêu rõ lý do
không cấp phép.

Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ
sơ trực tiếp đến Bộ phận Một cửa Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua
đường bưu điện hoặc trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công.

Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Bộ phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép. Giấy phép đã
cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc được gửi qua
đường bưu điện sau khi chủ giấy phép đã nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

350.000 đồng/hồ sơ

– Luật Tài nguyên nước năm 2012.

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của
Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới
đất.

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của một
số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý
nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quyết định 1140/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1140/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
  • Ngày ban hành: 16/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1140/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Tài nguyên nước Sở Tài nguyên Vĩnh Long


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1140/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm
2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI
BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số
107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ
về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục
hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP
ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy
định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;

Căn cứ Quyết định số 4044/QĐ-BTNMT ngày
30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố
thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm
vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2033/TTr-STNMT ngày 05 tháng 5 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03
(Ba)
thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Tài nguyên
nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long
được công bố tại Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2019 và Quyết định
số 2473/QĐ- UBND ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (chi
tiết tại Phụ lục I kèm theo)
.

Điều 2. Phê duyệt sửa đổi 03 (Ba) quy
trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này
được Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 03
tháng 4 năm 2020 (chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ
như sau:

– Công khai đầy đủ danh mục, nội
dung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Cơ sở dữ liệu quốc gia
về thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

– Căn cứ cách thức thực hiện của
từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ
tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Danh mục
thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu
chính công ích; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

– Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
lập danh sách đăng ký tài khoản công chức, viên chức được phân công thực hiện
các bước xử lý công việc quy định tại quy trình này, gửi Văn phòng Ủy ban dân
dân tỉnh để thiết lập cấu hình điện tử trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày
làm việc
, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

– Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh cập nhật quy trình điện tử lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh
trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này
có hiệu lực thi hành.

– Tổ chức thực hiện đúng nội dung
thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày
ký./.


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– CT, các PCT. UBND tỉnh;
– LĐVP UBND tỉnh;
– TTPVHCC, P. KTNV;
– Lưu: VT, 1.12.16.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Quyên Thanh

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO
VĂN BẢN