Quyết định 2853/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 2853/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày ban hành: 23/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 2853/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước Hà Nội


ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2853/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 23
tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày
07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018
của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày
31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày
23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một của liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số Quyết định số 4610/QĐ-UBND
ngày 22/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt phương án ủy quyền trong giải
quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 1685/QĐ-UBND ngày 22/3/2023
của UBND thành phố Hà Nội về việc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường giải
quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước, Khoáng sản, Môi trường thuộc
thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 3321/TTr-STNMT- VP ngày 15/5/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh
mục 04 thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Tài nguyên nước trên
địa bàn thành phố Hà Nội (chi tiết tại Phụ lục đính kèm);

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.

Thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước số
(1.1), Mục (I), Phần A, Phụ lục 1, và số (2.6), (2.7), (2.8), Mục (I), Phần A,
Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 12/4/2023 của Chủ
tịch UBND Thành phố hết hiệu lực.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây
dựng, tham mưu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục
hành chính đã được công bố tại Quyết định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Thành phố; Chủ tịch
UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Cục KSTTHC – Văn phòng Chính phủ;
– Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
– VP: Thành ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
– VPUBTP: CVP, PCVP, các phòng:
KSTTHC, TNMT, NC, KGVX, TKBT, TH, HCTC;
– Trung tâm Tin học – Công báo TP;
– Trung tâm báo chí thủ đô;
– Lưu: VT, STNMT, KSTTHC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hồng Sơn

PHỤ LỤC

DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 23/5/2023 của Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội)

STT

Tên thủ tục
hành chính

Thời hạn giải
quyết

Cách thức thực
hiện

Địa điểm thực
hiện

Phí, lệ phí

(nếu có)

Căn cứ pháp lý

I

Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết, quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường

01

Đăng ký khai thác sử dụng nước mặt, nước biển,
nước dưới đất

Đăng ký khai thác sử dụng nước mặt, nước biển

10 ngày làm việc

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản
cho tổ chức, cá nhân

– Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân hoàn thành 02 tờ
khai theo Mẫu 37/Mẫu 38 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 02/2023/NĐ-CP và
nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc nộp cho UBND cấp xã. UBND cấp xã có
trách nhiệm nộp tờ khai cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận việc đăng ký
và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Địa chỉ: 18 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội

Không quy định

– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày
21/6/2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của
Chính phủ;

– Quyết định số 438/QĐ-BTNMT ngày 01/3/2023 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đăng ký khai thác nước dưới đất

(Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nước
dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây
hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự cháy
vào moong khai thác khoáng sản)

15 ngày làm việc

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được tờ khai của tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ
chức, cá nhân

– Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân sử dụng nước dưới
đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ
thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào
moong khai thác khoáng sản kê khai 02 tờ khai theo Mẫu 36 tại Phụ lục kèm
theo Nghị định số 02/2023/NĐ-CP gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở
Tài nguyên và Môi trường gửi 01 bản tờ khai đã được xác nhận cho tổ chức, cá
nhân.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Địa chỉ: 18 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội

Không quy định

– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày
21/6/2012;

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của
Chính phủ;

– Quyết định số 438/QĐ-BTNMT ngày 01/3/2023 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.

02

Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy
mô vừa và nhỏ

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không
quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn không quá
mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.

– Quyết định cấp phép: Trong thời hạn không quá
ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, Sở Tài
nguyên và Môi trường quyết định cấp phép. Trường hợp không chấp nhận cấp
phép, trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi
trường phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép,
trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

Dịch vụ công trực tuyến một phần

– Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép
nộp 01 (một) bộ hồ sơ (bản điện tử) qua hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến
(khi hệ thống công dịch vụ công trực tuyến chưa đưa vào vận hành, có thể
nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành
chính).

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ
phận tiếp nhận hồ sơ hành chính thông báo để tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Địa chỉ: 18 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội

– Lệ phí cấp giấy phép: Không;

– Phí thẩm định: 2.000.000 đồng/1 hồ sơ.

– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày
21/6/2012;

– Quyết định số 4044/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 về
việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố;

– Quyết định số 1473/QĐ-UBND ngày 29/4/2022 về
việc phê duyệt danh mục các thủ tục hành chính lựa chọn tái cấu trúc xây dựng
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công
quốc gia trong năm 2022;

03

Gia hạn. điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan
nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không
quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn không quá
mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lộ, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.

– Quyết định cấp phép: Trong thời hạn không quá
ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, Sở Tài
nguyên và Môi trường quyết định cấp phép. Trường hợp không chấp nhận cấp
phép, trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi
trường phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép,
trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

Dịch vụ công trực tuyến một phần.

– Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn,
điều chỉnh nộp 01 (một) bộ hồ sơ (bản điện tử) qua hệ thống Cổng dịch vụ công
trực tuyến (khi hệ thống công dịch vụ công trực tuyến chưa đưa vào vận
hành, có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ
sơ hành chính).

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ
phận tiếp nhận hồ sơ hành chính thông báo để tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Địa chỉ: 18
Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

– Lệ phí cấp giấy phép: Không;

– Phí thẩm định: 1.000.000 đồng/1 hồ sơ

– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày
21/6/2012;

– Quyết định số 4044/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 về
việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội
thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố;

– Quyết định số 1473/QĐ-UBND ngày 29/4/2022 về
việc phê duyệt danh mục các thủ tục hành chính lựa chọn tái cấu trúc xây dựng
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công
quốc gia trong năm 2022;

04

Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
quy mô vừa và nhỏ

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không
quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn không quá
năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.

– Quyết định cấp phép: Trong thời hạn không quá
ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép. Sở Tài
nguyên và Môi trường quyết định cấp phép. Trường hợp không chấp nhận cấp
phép, trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi
trường phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép,
trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

– Nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính.

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ
phận tiếp nhận hồ sơ hành chính thông báo để tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Địa chỉ: 18 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội

– Lệ phí cấp giấy phép: Không;

– Phí thẩm định: 600.000 đồng/1 hồ sơ.

– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày
21/6/2012;

– Quyết định số 4044/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2022 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 về
việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội
thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Kế hoạch 102/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 102/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Lâm Hoàng Nghiệp
  • Ngày ban hành: 23/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Văn bản này đang được cập nhật nội dung

Để xem văn bản này, bạn vui lòng Tải về

Quyết định 644/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 644/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Lê Văn Chiến
  • Ngày ban hành: 22/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 644/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Tài nguyên nước Sở Tài nguyên Đắk Nông


Quyết định 644/QĐ-UBND ngày 22/05/2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; quy trình nội bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông

Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng “Tải về” để xem.

Tải về
Hoặc
Nhận thông báo qua Email khi văn bản có nội dung

Công điện 441/CĐ-TTg

  • Loại văn bản: Công điện
  • Số hiệu: 441/CĐ-TTg
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Minh Chính
  • Ngày ban hành: 22/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Công điện 441/CĐ-TTg 2023 tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng


THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 441/CĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22
tháng 5 năm 2023

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:

– Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài
nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông;
– Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Tổng Giám đốc: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã
Việt Nam;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hiện nay, nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở nhiều địa
phương trên cả nước, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37°C đến 39°C, có nơi trên
40°C đặc biệt là tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nam Bộ; nguy cơ
cháy rừng rất cao tại nhiều địa phương, đã có một số vụ cháy rừng xảy ra tại một
số địa phương như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị, Quảng Nam,
Lâm Đồng,…, gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến
đời sống của nhân dân trên địa bàn. Các bộ, ngành và địa phương đã tích cực, chủ
động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, qua đó đã góp phần giảm
thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự vào cuộc
chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn
quốc gia, trong thời gian tới, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng
nóng gay gắt hơn, với số ngày nắng cao hơn trung bình nhiều năm và có nhiều diễn
biến bất thường. Nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa làm nguy cơ xảy ra cháy
rừng ở nhiều nơi là rất cao, gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân. Để chủ động phòng cháy, chữa
cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa
bàn, khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:

– Yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức
năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng, coi đây
là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

– Kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư;
xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo đầy đủ, sát thực tiễn, đủ
khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự
phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

– Tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực
24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng; bố trí các điểm chốt chặn,
tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt
chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện
điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời
gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo,
đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và tổ
chức phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả.

– Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi
khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân
dân và nhà nước.

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng
lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy,
chữa cháy rừng giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 177/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2022, kịp thời báo cáo những khó khăn,
vướng mắc, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, xem xét, giải
quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; khẩn trương ban hành cấp dự
báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.

– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức,
trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng
dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt
động đốt nương làm rẫy; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành
vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng.

– Theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng
nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng (Website của Cục Kiểm lâm:
kiemlam.org.vn, Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia:
nchmf.gov.vn); Thông tin, báo cáo ngay khi có cháy rừng về Cục Kiểm lâm theo số
điện thoại: 098 666 8 333; E-mail: [email protected], đảm bảo cung cấp thông
tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa
cháy rừng trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc,
trong đó khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
sau:

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các địa phương tại khu vực trọng điểm về
cháy rừng. Cử ngay Lãnh đạo và cơ quan chức năng xuống hỗ trợ các địa phương ứng
trực và chỉ huy chữa cháy rừng, duy trì nghiêm chế độ trực ban 24/24. Rà soát,
hoàn thiện Quy chế chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng.

– Theo dõi chặt chẽ các diễn biến của thời tiết; phối
hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng
cao; nâng cao chất lượng, độ chính xác, tần suất dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy
rừng; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng
và phát hiện sớm cháy rừng, đảm bảo phù hợp, sát thực tiễn, hiệu quả, sẵn sàng
hỗ trợ các địa phương khi xảy ra cháy rừng.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực
hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác
quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 – 2030, kịp
thời xử lý các kiến nghị của địa phương theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương rà soát, xây dựng và tổng
hợp nhu cầu hỗ trợ kinh phí cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 của
các bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng cháy, chữa
cháy rừng.

3. Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp chỉ đạo ngành điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp
với chính quyền các địa phương và các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối
của hệ thống điện quốc gia, không để xảy ra sự cố về truyền tải, cung cấp điện
phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát, chủ động các
phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn các đơn vị đóng quân, sẵn sàng huy
động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo chất lượng
công tác dự báo, kịp thời cung cấp thông tin về thời tiết và các hiện tượng thời
tiết cực đoan đến các cơ quan liên quan và người dân phục vụ công tác phòng, chống
cháy rừng.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí tiếp
tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa
cháy rừng; kịp thời đưa thông tin về cảnh báo và dự báo cháy rừng trong thời kỳ
cao điểm.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương tổng hợp nhu cầu hỗ
trợ cấp bách kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 theo Quyết định số
177/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định.

8. Các bộ, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ
trợ địa phương triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo chức năng quản
lý nhà nước được phân công.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và
Truyền thông; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện này./.


Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, tp trực thuộc trung ương;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: KGVX, QHĐP, TH,
KTTH, NC;
– Lưu: VT, NN (02). KH.

THỦ TƯỚNG

Phạm Minh Chính

Kế hoạch 1174/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 1174/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Nguyễn Hữu Quế
  • Ngày ban hành: 22/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 1174/KH-UBND 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg giảm phát thải khí các bon Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH GIA LAI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1174/KH-UBND

Gia Lai, ngày 22
tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 876/QĐ-TTG NGÀY 22/7/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON
VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Thực hiện Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành
giao thông vận tải, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành
giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh Gia Lai như
sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Mục đích

– Triển khai các nhiệm vụ tại
Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon
và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình thực tế và điều
kiện kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai, đảm bảo hoàng thành các mục tiêu, nhiệm vụ
của chương trình hành động.

– Nâng cao nhận thức của người
dân, doanh nghiệp trong việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê tan, thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, đồng thời phát triển ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đồng
bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển
tiên tiến.

2. Yêu cầu

– Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ
mà Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra,
các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch liên quan của Trung ương và của
tỉnh để phân công cụ thể nhiệm vụ, đúng chức năng, lĩnh vực được giao quản lý
cho các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, không chồng
chéo.

– Việc thực hiện chuyển đổi
năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù
hợp với khả năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững
trong thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống giao thông
vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm
2050.

2. Mục tiêu cụ thể

– Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh
đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ,
thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết
định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.

– Giai đoạn đến năm 2050: Phát
triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ
phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng
lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

III. NHIỆM VỤ
VÀ LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH

Thực hiện lộ trình chuyển đổi
năng lượng xanh trên địa bàn tỉnh đáp ứng đúng lộ trình tại Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra; cụ thể như sau:

1. Đường bộ

a) Giai đoạn 2023 – 2030

– Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng
các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; sử dụng 100%
xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

– Phát triển hạ tầng sạc điện
đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

– Khuyến khích các bến xe, trạm
dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Đến năm 2040: Từng bước hạn
chế tiến tới dừng sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch
để sử dụng trên địa bàn tỉnh.

– Đến năm 2050: Có 100% phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi
sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu
chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu
hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Hoàn thiện hạ tầng sạc điện,
cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp.

2. Đường sắt

Khi trên địa bàn tỉnh có hoạt động
vận tải bằng đường sắt thì khuyến khích đầu tư trang thiết bị bốc, xếp tại các
nhà ga sử dụng điện, năng lượng xanh.

3. Đường thủy
nội địa

a) Giai đoạn 2023 – 2030

– Khuyến khích đầu tư đóng mới,
nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch
sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh.

– Áp dụng tiêu chí tuyến vận tải
xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới tuyến vận tải
thủy nội địa xanh trên địa bàn tỉnh.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Tiếp tục khuyến khích đầu tư
đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa
thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng
thủy nội địa theo hướng phát triển xanh.

– Từ năm 2040: Có 100% phương
tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Có 100% cảng thủy nội
địa xây dựng mới áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa
đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng xanh.

– Đến năm 2050: Có 100% phương
tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng
xanh. Có 100% trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử
dụng điện, năng lượng xanh.

4. Giao
thông đô thị

a) Giai đoạn 2022 – 2030

– Từ năm 2025: 100% xe buýt
thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận
tải hành khách công cộng đạt 5%.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Từ năm 2030: Tỷ lệ phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư
mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Đến năm 2050: 100% xe buýt,
xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận
tải hành khách công cộng đạt 10%.

IV. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng,
hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch

– Phối hợp với các Bộ, ngành
Trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để thực
hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải phù hợp với điều kiện và định
hướng phát triển của Tỉnh.

– Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch tỉnh, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải và các
quy hoạch, kế hoạch liên quan khác đảm bảo việc định hướng đầu tư, xây dựng,
nâng cấp, vận hành khai thác kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp và đồng bộ với
đầu tư, khai thác phương tiện, trang thiết bị giao thông sử dụng điện, năng lượng
xanh, giảm phát thải khí nhà kính.

2. Chuyển
đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh

– Khuyến khích và hỗ trợ người
dân chuyển đổi sang phương tiện giao thông cá nhân (xe mô tô, xe gắn máy, xe ô
tô) sử dụng điện.

– Khuyến khích và hỗ trợ doanh
nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi chuyển đổi sang ô tô điện.

3. Phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh

– Quy hoạch phát triển cơ sở hạ
tầng cho trạm cấp năng lượng xanh, các phương tiện sử dụng điện, bao gồm: hệ thống
sạc điện, nguồn cấp năng lượng cho phương tiện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú
trọng trong khu vực đô thị.

– Phát triển cơ sở hạ tầng cho
trạm cấp năng lượng xanh, các phương tiện sử dụng điện, bao gồm: hệ thống sạc
điện, nguồn cấp năng lượng cho phương tiện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng
trong khu vực đô thị.

4. Nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính

– Áp dụng giới hạn định mức
tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ
trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính.

– Tổ chức khoa học, hợp lý giữa
các phương thức vận tải; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch
vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc
hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức
quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao
thông vận tải.

– Từng bước nâng cao thị phần vận
tải hành khách công cộng, khuyến khích hạn chế sử dụng phương tiện giao thông
cá nhân để chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

5. Hợp tác
quốc tế

Tham gia hợp tác quốc tế giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước trên thế giới cũng như chủ động triển
khai các hoạt động hợp tác quốc tế tại tỉnh Gia Lai và các tỉnh, thành trong cả
nước về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan
trong lĩnh vực giao thông vận tải (như: Đầu tư phát triển hạ tầng, đầu tư
phương tiện, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội
thảo,…).

6. Khoa học
công nghệ

– Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng
và chuyển giao công nghệ sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh,
giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc biệt chú trọng công
nghệ, công nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang thiết bị giao thông vận
tải sử dụng điện, năng lượng xanh trên cơ sở hưởng dẫn của Bộ, ngành liên quan.

– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều
hành các lĩnh vực ngành giao thông vận tải.

7. Phát triển
nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực để sẵn
sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành phương tiện, hạ tầng
giao thông công nghệ mới không phát thải khí nhà kính.

8. Thông
tin và truyền thông

Xây dựng truyền thông và tổ chức
truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích
chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng
xanh.

V. GIẢI PHÁP
VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải (Cơ
quan chủ trì thực hiện các nội dung)

– Triển khai ứng dụng công nghệ
số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực
trong ngành giao thông vận tải. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai,
tuyên truyền, chỉ đạo các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh
đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải
nhằm thực hiện theo lộ trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon và khí mê-tan.

– Áp dụng giới hạn định mức tiêu
thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình,
hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính; tổ chức
khoa học, hợp lý giữa các phương thức vận tải, thúc đẩy chuyển đổi phương thức
đường bộ sang các loại hình khác; nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt, từng bước giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân.

– Tham mưu phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng
tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện,
trang thiết bị, hạ tầng xanh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cập nhật các cơ chế, chính sách
của Trung ương và hướng dẫn thực hiện việc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư liên quan đến
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; thu hút đầu tư phát triển hệ thống sạc
điện, hạ tầng cung cấp năng lượng cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng
lượng xanh.

3. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp tổ chức thực
hiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao
thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh, phối hợp phát triển hệ thống sạc
điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính

Hàng năm, tại thời điểm xây dựng
dự toán, trên cơ sở đề xuất của sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị có liên
quan, kiểm tra, cân đối theo khả năng ngân sách, tham mưu báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch này theo đúng quy
định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì tham mưu rà soát, xây dựng,
hoàn thiện ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao
thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới; rà soát, ban
hành các quy định, tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị có đường dành riêng cho xe
đạp và xe đạp điện.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương rà soát, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên môi trường;
hướng dẫn để doanh nghiệp lập các trạm sạc điện cho các phương tiện sử dụng điện,
năng lượng xanh theo quy định.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

– Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, ban ngành, địa phương đề xuất đặt hàng UBND tỉnh các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ liên quan đến nghiên cứu các thiết bị, phương tiện sử dụng điện, năng
lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng
xanh phù hợp với định hướng, quy hoạch của tỉnh và các nghiên cứu liên quan đến
ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh
trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải để triển
khai thực hiện.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị triển khai nhiệm vụ chuyển giao kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng điện,
năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng
năng lượng xanh và kết quả nghiên cứu liên quan đến ứng dụng công nghệ số, chuyển
đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các
lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải cho các đơn vị thụ hưởng trên địa bàn tỉnh
ứng dụng vào thực tiễn.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Nội vụ

Chủ trì nghiên cứu, liên kết với
các trường đào tạo, đào tạo lại nâng cao nguồn nhân lực hiện có của ngành giao
thông vận tải trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình đào tạo, mở mới các
ngành đào tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về công nghệ phương tiện,
năng lượng, kết cấu hạ tầng xanh.

9. UBND các huyện, thị xã,
thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình
hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan
của ngành Giao thông vận tải trên địa bàn; đề xuất đầu tư phát triển hệ thống
giao thông vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh tại địa phương.

10. Các cơ quan Báo chí địa
phương (Báo Gia Lai, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai), cụ thể: Báo Gia
Lai, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai xây dựng kế hoạch truyền thông và tổ
chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi
ích chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện,
năng lượng xanh trên địa bàn tỉnh.

VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có
liên quan theo nhiệm vụ được phân công chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch
này.

2. Giao Sở Giao thông vận tải
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi,
đôn đốc việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động chuyển đổi
năng lượng xanh, giảm phát thải khí các -bon và khí mê- tan của ngành giao
thông vận tải trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ
tướng Chính phủ kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn
vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để kịp thời xem
xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ; (b/cáo)
– Bộ GTVT; (b/cáo)
– Thường trực Tỉnh ủy; (b/cáo)
– Thường trực HĐND tỉnh; (b/cáo)
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành của tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– CVP và các PCVP UBND tỉnh;
– Lưu: VT, KTTH, CNXD.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Hữu Quế

Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 01/KH-BCHPCTT
  • Cơ quan ban hành: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
  • Người ký: Lê Công Thành
  • Ngày ban hành: 22/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT 2023 ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán xâm nhập mặn 2023 2024


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 01/KH-BCHPCTT

Hà Nội, ngày 22
tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ NẮNG NÓNG, HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP
MẶN NĂM 2023-2024

Thực hiện các nhiệm vụ được
giao tại Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng
nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện và ứng phó như sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Theo dõi sát diễn biến thời
tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên
tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ
đạo sản xuất, phòng, chống nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

2. Tăng cường sự phối hợp giữa
các đơn vị trong quá trình tổ chức theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình nắng
nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc
biệt là nguồn nước trên các sông xuyên biên giới; nhu cầu sử dụng nước đối với
sản xuất điện, sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác.

3. Tăng cường kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, các biện pháp duy trì dòng
chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.

4. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền đầy đủ về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán,
xâm nhập mặn và những thiên tai cực đoan khác để cộng đồng dân cư để phát huy ý
thức tự giác, chủ động phòng, chống.

II. NHIỆM VỤ

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn

a) Tổng hợp diễn biến của thiên
tai và công tác phòng, chống thiên tai; báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý kịp
thời.

b) Phối hợp với các đơn vị thuộc
Bộ: Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Viễn thám quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Văn phòng thường
trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên
nước quốc gia thực hiện tăng cường giám sát hiện trạng nguồn nước trên các lưu
vực sông, đặc biệt là các các lưu vực sông xuyên biên giới, các nguồn nước liên
tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Bộ và các đơn vị truyền thông thuộc Bộ tổ chức tuyên truyền, cung cấp đầy
đủ thông tin về hiện tượng El Nino, tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn
và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm cho các cơ quan thông tấn, báo
chí.

d) Đề xuất tổ chức các cuộc họp
thảo luận nhận định nguy cơ và tác động của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm
nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác.

đ) Chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí
tượng thủy văn quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực:

– Theo dõi sát diễn biến thời
tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên
tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời cung cấp thông tin cho Ban chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn các tỉnh phục vụ chỉ đạo sản xuất và phòng, chống hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn.

– Giám sát, cảnh báo kịp thời
các nguy cơ mưa, bão, lũ lớn bất thường có thể xuất hiện trong thời gian ảnh hưởng
của El Nino.

– Cập nhật bản tin dự báo nguồn
nước phục vụ vận hành hồ chứa thời gian thực vào giữa các tuần hoặc ngay khi
phát hiện các điều kiện bất thường.

– Theo dõi sát tình hình nguồn
nước tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; rà soát, xác định các vùng có nguy cơ
cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, báo cáo định kỳ 02 lần/tháng hoặc
ngay sau khi phát hiện các điều kiện bất thường về Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

– Tăng cường quan trắc, theo
dõi chặt chẽ diễn biến tình hình xâm nhập mặn, thường xuyên cập nhật, thông tin
về số liệu đo mặn trên các sông, kênh, rạch đến các cấp chính quyền địa phương
và người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó.

– Tổ chức cung cấp thông tin cập
nhật về hiện tượng El Nino, nguồn nước, nguy cơ bão, lũ bất thường vào ngày thứ
6 hàng tuần hoặc ngay khi phát hiện các điều kiện bất thường cho các cơ quan
truyền thông theo quy định.

2. Cục Quản lý tài nguyên nước

a) Chủ trì, phối hợp với cơ
quan, đơn vị có liên quan rà soát kế hoạch khai thác sử dụng nước trên các lưu
vực sông; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước.

b) Phối hợp chia sẻ, cung cấp
thông tin số liệu về vận hành hồ chứa; giám sát việc thực hiện các quy trình vận
hành liên hồ chứa đảm bảo mục tiêu cấp nước cho hạ du phòng, chống hạn, xâm nhập
mặn.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ,
ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương thống nhất kế hoạch vận
hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động
phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.

d) Lập kế hoạch điều hòa, phân
phối tài nguyên nước các nguồn nước liên tỉnh có nguy cơ bị thiếu hụt, cạn kiệt
và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án
phòng, chống cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Cục Viễn thám quốc gia

Tổ chức thực hiện việc ứng dụng
công nghệ viễn thám quan trắc nguồn nước, giám sát hạn hán, xâm nhập mặn; tác động,
ảnh hưởng của El Nino; cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, thông
tin quan trắc, giám sát nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực
sông xuyên biên giới; dữ liệu độ ẩm đất, nhiệt độ bề mặt đất, hàm lượng hơi nước
trong không khí, trạng thái thực vật phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nguồn nước,
hạn hán, xâm nhập mặn (cập nhật 01 tuần/lần); dữ liệu nhiệt độ, độ cao, hàm lượng
muối bề mặt biển trên toàn bộ Biển Đông phục vụ nghiên cứu El Nino.

4. Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu

Cung cấp các kết quả nghiên cứu
về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán; các thông tin dự báo về
lượng mưa, hiện tượng nắng nóng, hạn hán và cảnh báo tác động cho Tổng cục Khí
tượng Thủy văn, cập nhật 01 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu.

5. Viện Khoa học Tài nguyên nước

a) Phối hợp với Cục Quản lý tài
nguyên nước trong tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng
khu vực và giám sát, đánh giá việc vận hành các hồ chứa lớn cung cấp thông tin
cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

b) Cung cấp các kết quả nghiên
cứu liên quan đến dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn cho Tổng cục Khí tượng
Thủy văn.

6. Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra tài nguyên nước quốc gia

a) Tăng cường công tác quan trắc,
giám sát các nguồn nước dưới đất, cung cấp các thông tin dự báo tài nguyên nước
cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn hỗ trợ công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, thiếu
nước.

b) Phối hợp với Cục Quản lý tài
nguyên nước, Tổng cục Khí tượng thủy văn dự báo tổng lượng tài nguyên nước; cảnh
báo thiếu hụt nguồn nước, xâm nhập mặn, nguy cơ hạ thấp mực nước dưới đất.

c) Phối hợp với Cục Quản lý tài
nguyên nước đề xuất các giải pháp cấp bách nhằm cung cấp nguồn nước phục vụ đời
sống nhân dân tại các vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

7. Văn phòng thường trực Ủy ban
sông Mê Công Việt Nam

Theo dõi, giám sát diễn biến
tài nguyên nước và các hoạt động sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước vùng thượng
nguồn lưu vực sông Mê Công, cung cấp kịp thời các thông tin cho Tổng cục Khí tượng
Thủy văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

8. Báo Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Tổng cục Khí tượng
Thủy văn tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin
về tình hình, diễn biến thiên tai tới người dân để chủ động ứng phó trong các
tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.

9. Văn phòng Bộ

Chủ trì, phối hợp với Tổng cục
Khí tượng Thủy văn bảo đảm công tác tiếp nhận, ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt
động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ được triển khai kịp thời,
hiệu quả; bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo,
kiểm tra hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của Lãnh đạo Bộ,
Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn.

III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch này và các văn bản khác có liên
quan theo lĩnh vực phụ trách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị;
báo cáo kết quả cho Trưởng ban và gửi Tổng cục Khí tượng Thủy văn để tổng hợp.

2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn
chịu trách nhiệm:

a) Thường xuyên theo dõi, tổng
hợp báo cáo cho Trưởng ban để chỉ đạo, giải quyết kịp thời công tác dự báo, cảnh
báo thiên tai, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.

b) Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc Kế hoạch
này./.


Nơi nhận:
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT;
– Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ;
– Lưu: VT, TCKTTV.

TRƯỞNG BAN
THỨ TRƯỞNG

Lê Công Thành

Thông tư 34/2023/TT-BTC

  • Loại văn bản: Thông tư
  • Số hiệu: 34/2023/TT-BTC
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Cao Anh Tuấn
  • Ngày ban hành: 31/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Thuế - Phí - Lệ Phí
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Thông tư 34/2023/TT-BTC quản lý sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường mới nhất


BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 34/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ
ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Căn
cứ
Luật Phí và lệ phí
ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn
cứ
Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17
tháng
11 năm 2020;

Căn
cứ
Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn
cứ
Luật Quản lý thuế
ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn
cứ Nghị định số
08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;

Căn
cứ Nghị định số
120/2016/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn
cứ Nghị định số
126/2020/NĐ-CP
ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý thuế; Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ;

Căn
cứ Nghị định số
14/2023/NĐ-CP
ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường.

2. Thông tư này áp dụng đối với: người nộp phí, tổ
chức thu phí, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp phí thẩm định đủ điều
kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Điều 2. Người nộp phí và tổ chức thu phí

1. Người nộp phí là tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh
nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện thẩm định cấp, điều chỉnh
nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
theo quy định pháp luật là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Mức thu phí

1. Mức thu phí thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung
giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được xác định
theo công thức sau:

Mức thu phí = Chi
phí thẩm định x K x M

Trong đó:

– Chi phí thẩm định: 42.000.000 đồng (Mức chi phí tối
thiểu thực hiện đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế tại tổ chức và họp Hội đồng thẩm
định một hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường).

– K: Hệ số vị trí địa lý theo khu vực của tổ chức đề
nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận, chi tiết tại Phụ lục kèm theo
Thông tư này.

– M: Hệ số điều chỉnh theo số lượng thông số môi
trường đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận.

Mức thu phí thẩm định cụ thể như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

M


K

Dưới 16 thông số
(M =
1,0)

Từ 16 đến 30 thông
số

(M =
1,2)

Từ 31 đến 45 thông
số

(M =
1,4)

Từ 46 đến 60 thông
số

(M =
1,6)

Trên 60 thông số
(M =
1,8)

Đồng bằng sông Hồng (K = 1,0)

42.000

50.400

58.800

67.200

75.600

Trung du và miền núi phía Bắc (K= 1,1)

46.200

55.440

64.680

73.920

83.160

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (K = 1,2)

50.400

60.480

70.560

80.640

90.720

Tây Nguyên (K = 1,3)

54.600

65.520

76.440

87.360

98.280

Nam Bộ (K= 1,4)

58.800

70.560

82.080

94.080

105.840

Điều 4. Kê khai, nộp phí

1. Người nộp phí thực hiện nộp phí theo thông báo
thu phí thẩm định của tổ chức thu phí; phí nộp theo hình thức quy định tại
Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc
thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.

2. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí
phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách
của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai,
thu, nộp và quyết toán phí theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC .

Điều 5. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí phải nộp 100% số tiền phí thu được
vào ngân sách nhà nước (phí nộp ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải
cho hoạt động thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của
tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước
thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm
2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Phí và lệ phí được để lại 60% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định
và thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP;
nộp 40% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí nộp ngân sách trung
ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7
năm 2023.

2. Thông tư này bãi bỏ:

a) Thông tư số 185/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và sử dụng
phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

b) Điều 1 Thông tư số 55/2018/TT-BTC
ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều
của 07 Thông tư quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

3. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản
lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí thẩm định đủ điều kiện hoạt
động quan trắc môi trường không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy
định tại các văn bản: Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ; Luật Quản
lý thuế; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP
ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 126/2020/NĐ-CP ; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của
Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Nghị
định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá
đơn, chứng từ; Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13
tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của
Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên
quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện
theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề
nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng
dẫn bổ sung./.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc;
– Ủy ban Tài chính, Ngân sách;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể;
– Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
– Công báo, Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Vụ CST (350b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Cao Anh Tuấn

PHỤ LỤC

HỆ SỐ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ THEO KHU VỰC
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 34/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT

Khu vực địa lý

Các tỉnh/thành phố thuộc khu vực

Hệ số K

1

Đồng bằng sông Hồng (gồm 10 địa phương)

Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

1,0

2

Trung du và miền núi phía Bắc (gồm 15 địa phương)

Hà Giang, Bắc Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Thái Nguyên.

1,1

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (gồm 14 địa phương)

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

1,2

4

Tây Nguyên (gồm
5 địa phương)

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

1,3

5

Nam Bộ (gồm
19 địa phương)

Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Cần Thơ.

1,4

Nghị định 27/2023/NĐ-CP

  • Loại văn bản: Nghị định
  • Số hiệu: 27/2023/NĐ-CP
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Lê Minh Khái
  • Ngày ban hành: 31/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Thuế - Phí - Lệ Phí
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Nghị định 27/2023/NĐ-CP phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mới nhất


CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2023/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;

Căn
cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí
năm 2000, năm 2008 và năm 2018;

Căn
cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn
cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;

Căn
cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm
2015;

Căn
cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm
2019;

Căn
cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11
năm 2020;

Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính
phủ ban hành Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng
sản.

Chương I

QUY
ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí;
người nộp phí; tổ chức thu phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu, phương
pháp tính, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản.

2. Nghị định này áp dụng đối với: tổ chức, cá nhân
khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; tổ chức, cá nhân
khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của pháp luật dầu
khí; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc quản
lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng chịu phí

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than;
khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức
thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định
này.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 4. Người nộp phí

Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định
của pháp luật khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được
phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí
hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu
mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ
chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp
phí.

Điều 5. Các trường hợp được miễn phí

1. Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

2. Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng
công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường
hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh,
quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích
khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối
tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản.

3. Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình
khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án
cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được
miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công
nghệ khai thác gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29
tháng 11 tháng 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản.

b) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3
Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.

c) Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.

Chương II

MỨC
THU, PHƯƠNG PHÁP TÍNH, KÊ KHAI, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Điều 6. Mức thu phí

1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô:
100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3.
Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng
hành): 35 đồng/m3.

2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức,
cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản)
theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động
khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức
thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban
hành kèm theo Nghị định này.

4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định
tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu
phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương
có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối
với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế
trong từng thời kỳ.

Điều 7. Phương pháp tính phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

Trong đó:

F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ
(tháng).

Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp
phí (m3).

Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí
(Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4
Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất
đá thải: 200 đồng/m3.

Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai
thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).

Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực
tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42
Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản
khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).

K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác,
trong đó:

Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức
nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi,
cửa biển): K = 1,1.

Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác
(khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp
còn lại): K = 1.

2. Đối với khoáng sản chứa nhiều khoáng vật, khoáng
chất có ích thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong đó, số phí phải nộp của từng loại khoáng sản
trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất
có ích = Tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng
khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích x Tổng khối lượng
khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích khai thác
trong kỳ nộp phí (Q2) x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai
thác (f2).

Tỷ lệ từng loại
khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai

=

Hàm lượng trung
bình của từng loại khoáng sản
có trong quặng nguyên khai khai thác

Tổng hàm lượng trung
bình của các loại khoáng sản
có trong quặng nguyên khai khai thác

Căn cứ hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản
có trong quặng nguyên khai khai thác và tổng hàm lượng trung bình của các loại
khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác trong hồ sơ về trữ lượng khoáng
sản hoặc báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của tổ chức, cá
nhân theo quy định pháp luật khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
quyết định tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng
khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích (sau đây gọi tắt
là tỷ lệ) để tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, cụ thể:

a) Đối với khoáng sản được cấp phép khai thác lần đầu:
căn cứ hồ sơ về trữ lượng khoáng sản, phải ban hành tỷ lệ trước khi tổ chức, cá
nhân tiến hành khai thác khoáng sản, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp
phí bảo vệ môi trường.

Năm sau, căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả
hoạt động khai thác khoáng sản, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực
tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời
gian tiếp theo.

b) Đối với khoáng sản đang khai thác: căn cứ số liệu
tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của năm trước liền kề,
việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê
khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.

3. Đối với trường hợp thu hồi than lẫn trong đất đá
bóc, đất đá thải, số phí bảo vệ môi trường phải nộp thực hiện theo công thức
quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp than lẫn trong đất đá phải qua sàng, tuyển,
phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và
công nghệ chế biến trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản
nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương.

4. Đối với khoáng sản tận thu quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

a) Việc xác định số phí phải nộp theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng,
tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai
thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng
khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.

5. Đối với trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 4 Nghị định này, số phí phải nộp = Khối lượng khoáng sản thu mua x Mức
thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản.

Điều 8. Kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí

1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
(không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương
hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên
nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử
dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương III

ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần
nhất ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với
khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại khoản
4 Điều 6 Nghị định này.

b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng
sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt
chẽ người nộp phí theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm:

a) Quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy
định pháp luật về quản lý thuế.

b) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà tổ chức,
cá nhân khai thác khoáng sản và trường hợp khác cung cấp theo quy định.

c) Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường ở
địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về quản lý thuế.

d) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn
cứ hồ sơ quyết toán phí năm (dương lịch) theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế, cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí có trách nhiệm chuyển
cơ quan tài nguyên và môi trường thông tin chi tiết về khối lượng đất đá bóc, đất
đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác đã kê khai nộp
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong năm theo từng Giấy
phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Trường hợp quyết toán phí không theo năm dương lịch,
chấm dứt hợp đồng khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản,
chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia
tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cơ quan thuế
chuyên thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian 45 ngày kể
từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.

đ) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục
Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: Số phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông
tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối
chiếu số lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực
tế khai thác theo từng Giấy phép do người nộp phí kê khai với dữ liệu đã có tại
Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp khối lượng do người nộp phí kê khai
không phù hợp thực tế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Sở Tài nguyên và
Môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định khối lượng đất đá bóc,
đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác.

Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, trường hợp người nộp phí kê khai không
đúng khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực
tế khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin cho
cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản
lý thuế.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP
ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành,
trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức thu phí mới thì tiếp tục
thực hiện mức thu phí theo quy định hiện hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trường
hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản
nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật,
khoáng chất có ích thì tiếp tục áp dụng tỷ lệ theo quy định hiện hành của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh. Chậm nhất đến ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành
Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản
nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật,
khoáng chất có ích để áp dụng tại địa phương.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên
quan viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện
theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Minh Khái

PHỤ LỤC

BIỂU KHUNG MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN

(Kèm theo Nghị định số
27/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ)

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

(tấn/m3 khoáng
sản nguyên khai)

Mức thu (Đồng)

I

Quặng khoáng sản kim loại

1

Quặng sắt

Tấn

40.000 – 60.000

2

Quặng măng-gan (mangan)

Tấn

30.000 – 50.000

3

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

10.000 – 70.000

4

Quặng vàng

Tấn

180.000 – 270.000

5

Quặng đất hiếm

Tấn

40.000 – 60.000

6

Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc

Tấn

180.000 – 270.000

7

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan
(antimon)

Tấn

30.000 – 50.000

8

Quặng chì, quặng kẽm

Tấn

180.000 – 270.000

9

Quặng nhôm, quặng bô-xít (bauxit)

Tấn

10.000 – 30.000

10

Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)

Tấn

35.000 – 60.000

11

Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen
(molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)

Tấn

180.000 – 270.000

12

Quặng crô-mít (cromit)

Tấn

10.000 – 60.000

13

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

20.000 – 30.000

II

Khoáng sản không kim loại

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

1.000 – 2.000

2

Đá, sỏi

2.1

Sỏi

m3

6.000 – 9.000

2.2

Đá

2.2.1

Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng,
granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)

m3

60.000 – 90.000

2.2.2

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.500 – 7.500

3

Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và
làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản
(Serpentin, barit, bentonit)

m3

1.500 – 6.750

4

Đá làm fluorit

m3

1.500 – 4.500

5

Đá hoa trắng (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục
này)

5.1

Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ

m3

50.000 – 70.000

5.2

Đá hoa trắng làm bột carbonat

m3

1.500 – 7.500

6

Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ
quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

m3

50.000 – 70.000

7

Cát vàng

m3

4.500 – 7.500

8

Cát trắng

m3

7.500 – 10.500

9

Các loại cát khác

m3

3.000 – 6.000

10

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.250 – 3.000

11

Sét chịu lửa

Tấn

20.000 – 30.000

12

Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)

m3

30.000 – 45.000

13

Cao lanh

Tấn

4.200 – 5.800

14

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tấn

20.000 – 30.000

15

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit)

Tấn

20.000 – 30.000

16

A-pa-tít (apatit)

Tấn

3.000 – 5.000

17

Séc-păng-tin (secpentin)

Tấn

3.000 – 5.000

18

Than gồm:

– Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

– Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

– Than nâu, than mỡ

– Than khác

Tấn

6.000 – 10.000

19

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

Tấn

50.000 – 70.000

E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít
(alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen

A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope),
Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz)

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da
cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa,
Nê-phờ-rít (nefrite)

20

Cuội, sạn

m3

6.000 – 9.000

21

Đất làm thạch cao

m3

2.000 – 3.000

22

Các loại đất khác

m3

1.000 – 2.000

23

Talc, diatomit

Tấn

20.000 – 30.000

24

Graphit, serecit

Tấn

3.000 – 5.000

25

Phen – sờ – phát (felspat)

Tấn

3.300 – 4.600

26

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000 – 3.000

27

Các khoáng sản không kim loại khác

Tấn

20.000 – 30.000

Quyết định 1292/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1292/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Trịnh Xuân Trường
  • Ngày ban hành: 31/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1292/QĐ-UBND 2023 01 thủ tục hành chính khai thác thông tin tài nguyên Sở Tài nguyên Lào Cai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1292/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 31
tháng 05 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính;

Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định liên quan để kiểm soát thủ tục hành chính;

Nghị định số 92/2017/NĐ-CP
ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung một số điều của các Nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018
của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số
1236/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung về khai thác và sử dụng thông
tin dữ liệu tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 225/TTr-STNMT ngày 26
tháng 5 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này Danh mục 01 thủ tục hành chính (cấp tỉnh) được sửa đổi, bổ sung
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 5412/QĐ-UBND ngày
04/12/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc công bố 01 thủ tục hành chính lĩnh vực
tài nguyên môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Lào Cai.

Điều 3. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Cục Kiểm soát TTHC (VP Chính phủ);
– TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
– Như điều 3 QĐ;
– Lãnh đạo Văn phòng;
– Cổng Thông tin điện tử của tỉnh;
– Lưu: VT, KSTT3.

CHỦ TỊCH

Trịnh Xuân Trường

PHỤ LỤC

DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN DỮ LIỆU
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 1292/QĐ-UBND ngày 31 tháng 05 năm 2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Tên thủ tục hành chính

Cách thức thực hiện

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí nếu có

Căn cứ pháp lý

1

Khai thác và sử dụng thông
tin dữ liệu tài nguyên và Môi trường (mã TTHC: 1.004237)

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện hoặc qua Cổng Dịch vụ công tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trong thời hạn 05 ngày làm
việc

– Bộ phận tiếp nhận, số hóa
và trả kết quả Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai (Quầy giao dịch
Sở Tài nguyên và Môi trường). Địa chỉ: Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam
Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

– Cổng dịch vụ công (dịch vụ
công trực tuyến).

Thực hiện theo quy định của
pháp luật về phí và lệ phí.

– Nghị định số 73/2017/NĐ-CP
ngày 16/4/2017 của Chính phủ về thu thập quản lý, khai thác và sử dụng thông
tin dữ liệu tài nguyên và môi trường;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Kế hoạch 127/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 127/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Huỳnh Quốc Việt
  • Ngày ban hành: 31/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Giao thông - Vận tải
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 127/KH-UBND 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg Cà Mau


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 127/KH-UBND

Cà Mau, ngày 31
tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 876/QĐ-TTG NGÀY 22/7/2022
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG
XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng
xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.
Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh được giao thực hiện các nội dung: Hoàn thiện hạ
tầng giao thông vận tải công cộng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải công cộng
khối lượng lớn, hạ tầng giao thông phi cơ giới; thúc đẩy doanh nghiệp vận tải
buýt, taxi chuyển đổi sang ô tô điện; thúc đẩy người dân chuyển đổi phương tiện
giao thông cá nhân (xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô) sang sử dụng xe điện. Trên
cơ sở các nội dung được giao, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch thực
hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định
số 876/QĐ-TTg , tổ chức triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm mang lại hiệu quả, phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương.

– Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và
quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, đồng thời
cũng là cơ hội để ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh có sự phát triển đồng
bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển
tiên tiến của thế giới.

2. Yêu cầu

– Tổ chức triển khai kế hoạch đồng bộ, thống nhất,
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương, đảm bảo hiệu quả
và đúng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh.

– Việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của
ngành giao thông vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả năng huy
động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện
thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới
mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể

– Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh
vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn
lực nhằm thực hiện mức cam kết trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)”
và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam;

– Giai đoạn đến năm 2050: Phát triển hợp lý các
phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện,
trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh,
hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

III. NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH CHUYỂN
ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH

1. Đường bộ

– Giai đoạn năm 2023 đến năm 2030:

+ Từng bước chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng
E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

+ Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của
người dân, doanh nghiệp;

+ Khuyến khích các bến xe hiện hữu và các bến xe,
trạm dừng nghỉ xây dựng mới chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

– Giai đoạn năm 2031 đến năm 2050:

+ Đến năm 2040: Từng bước hạn chế xe ô tô, xe mô
tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trên địa bàn tỉnh;

+ Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện,
năng lượng xanh; toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi
toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng
điện, năng lượng xanh;

+ Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng
xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

2. Đường thủy nội địa

– Giai đoạn năm 2023 đến năm 2030:

Khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi
phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện,
năng lượng xanh.

– Giai đoạn năm 2031 đến năm 2050:

+ Tiếp tục khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu,
chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng
điện, năng lượng xanh;

+ Từ năm 2040: 100% phương tiện thủy nội địa đóng mới
sử dụng điện, năng lượng xanh; khuyến khích bến thủy nội địa đang hoạt động
chuyển dịch áp dụng tiêu chí bến xanh;

+ Đến năm 2050: 100% phương tiện sử dụng nhiên liệu
hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh; 100% trang thiết bị tại
các bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

3. Giao thông đô thị

– Giai đoạn từ nay đến năm 2030:

Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng
điện, năng lượng xanh.

– Giai đoạn năm 2031 đến năm 2050:

+ Từ năm 2031: Tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng
lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện,
năng lượng xanh;

+ Đến năm 2050: 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện,
năng lượng xanh.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng, hoàn thiện thể
chế, chính sách, quy hoạch

– Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
Trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thực
hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải phù hợp với điều kiện và
tình hình phát triển trên địa bàn tỉnh.

– Khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp nâng cao năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đầu tư hạ tầng, phương
tiện, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được sự đổi mới theo hướng
chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính.

– Đầu tư, xây dựng, nâng cấp, vận hành khai thác kết
cấu hạ tầng giao thông phù hợp và đồng bộ với đầu tư, khai thác phương tiện,
trang thiết bị giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà
kính.

– Quy hoạch các nhà máy sản xuất khí Hydro gắn với
các dự án năng lượng tái tạo để phát huy tối đa nguồn tài nguyên và lợi thế của
tỉnh, đồng thời cung cấp nhiên liệu sạch cho phương tiện giao thông.

2. Về chuyển đổi phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh

2.1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

– Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện,
năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải.

– Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện,
năng lượng xanh.

2.2. Phương tiện thủy nội địa

Khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển
đổi phương tiện giao thông thủy nội địa sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng
điện, năng lượng xanh theo lộ trình.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông xanh

3.1. Đường bộ

– Xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng
xanh trên các đường quốc lộ và tại các bến xe trên địa bàn tỉnh; khuyến khích
các cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh xây dựng trạm sạc điện, trạm cấp năng
lượng xanh cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

– Thực hiện lộ trình chuyển đổi bến xe khách, trạm
dùng nghỉ theo tiêu chí xanh.

3.2. Đường thủy nội địa

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp bến thủy nội
địa đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí bến xanh và chuyển đổi sang sử
dụng điện, năng lượng xanh theo lộ trình.

3.3. Giao thông đô thị

– Xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng
xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị.

– Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các
tuyến đường theo quy hoạch đã được phê duyệt; mở rộng, phát triển hạ tầng phục
vụ phương tiện giao thông công cộng.

– Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới,
điểm trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành
khách công cộng khác.

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính

– Tổ chức vận tải khoa học trên cơ sở phát triển hợp
lý các phương thức vận tải; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp
dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn
tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức
quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao
thông vận tải.

– Từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách
công cộng; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng
phương tiện giao thông công cộng.

5. Tăng cường ứng dụng khoa học
công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và truyền thông

5.1. Về Khoa học – Công nghệ

– Nghiên cứu phát triển, ứng dụng và nhận chuyển
giao công nghệ, thiết bị, phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ
tầng xanh, nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số,
trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý và điều hành các lĩnh vực
trong ngành giao thông vận tải.

5.2. Về phát triển nguồn nhân lực và truyền
thông

– Tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận
hành phương tiện, hạ tầng giao thông công nghệ mới không phát thải khí nhà
kính.

– Tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp
về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị
giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.

V. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Huy động tối đa mọi nguồn lực của nhà nước và xã hội
hóa để đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính,
chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải để triển khai:

– Các chương trình, nhiệm vụ, dự án về công nghệ
xanh, giảm phát thải khí nhà kính huy động tối đa sự hỗ trợ từ các quỹ tài
chính khí hậu.

– Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
xanh huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huy động từ đầu tư tư nhân và đối
tác công tư…

– Đầu tư mới, đầu tư chuyển đổi phương tiện, trang
thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh huy động sự hỗ trợ từ
các quỹ tài chính khí hậu, từ nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp, người dân.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải

– Chủ trì, xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng
điện, năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải trong giao thông vận tải.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng
hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Giao thông
vận tải để tổng hợp theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Chủ trì, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện,
năng lượng xanh.

– Tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ để thu hút đầu
tư xây dựng, phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

3. Sở Công Thương

Tham mưu tổ chức thực hiện phát triển ngành công
nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện,
năng lượng xanh, phối hợp phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho
phương tiện giao thông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính

Tham mưu cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực
hiện Kế hoạch này theo quy định, theo phân cấp và khả năng ngân sách.

5. Sở Xây dựng

Tham mưu phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho
phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới;
rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho
phương tiện giao thông tại các đô thị.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có các khu đất phù hợp
với các trạm sạc điện cho các phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

Tham mưu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ như:
phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thiết bị, phương tiện sử dụng điện,
năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, nghiên cứu ứng
dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong
quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành Giao thông vận tải.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí, truyền
thông tổ chức tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính
sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử
dụng điện, năng lượng xanh.

9. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố Cà Mau theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện
các nội dung trong Kế hoạch. Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển
khai thực hiện theo đúng quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này,
nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để kịp thời xem xét, giải
quyết./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Giao thông vận tải;
– TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
– CT, PCT UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành tỉnh;
– Liên Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh;
– UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
– CVP, các PVP UBND tỉnh;
– Các phòng Khối NC-TH;
– Phòng QH-XD(Phg01);
– Lưu: VT, Ktr42/5.

CHỦ TỊCH

Huỳnh Quốc Việt