Kế hoạch 04/KH-BTNMT

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 04/KH-BTNMT
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Nguyễn Thị Phương Hoa
  • Ngày ban hành: 15/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài chính nhà nước
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 04/KH-BTNMT 2023 thi đua phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại ngành tài nguyên


BỘ TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 04/KH-BTNMT

Hà Nội, ngày 15
tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ, HIỆN ĐẠI; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ” TRONG NGÀNH
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Quyết định số
1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch
triển khai Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, để phong trào thi đua được triển
khai rộng khắp, đạt hiệu quả cao, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tạo khí thế thi đua sôi nổi,
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tập thể, cá nhân ngành tài
nguyên và môi trường tập trung cao nhất mọi nguồn lực trong việc đẩy mạnh xây dựng
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại trong toàn ngành
tài nguyên và môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và thực hiện
nghiêm các quy định của pháp luật; đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
trong triển khai thực hiện.

– Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị, ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt là vai trò của
người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong thực hiện xây dựng
phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo đúng hoặc vượt tiến độ, an toàn, đúng quy định
của pháp luật; đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình triển
khai thực hiện.

– Thông qua phong trào thi đua,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động trong chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện tốt các chỉ
tiêu, biện pháp, giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực tài nguyên và
môi trường theo hướng đồng bộ, phù hợp với chức năng, điều kiện thực tế của từng
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
lãng phí.

– Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng
phát triển quốc gia, xây dựng đất nước giàu mạnh, phát huy tính chủ động, sáng
tạo của cả hệ thống chính trị và của cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động; tự lực, tự cường khai thác tối đa tiềm năng của Ngành, thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng giao cho ngành tài nguyên và môi trường.

2. Yêu cầu

– Phong trào thi đua “Đẩy mạnh
phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí” trong ngành tài nguyên và môi trường là một trong những phong trào thi đua
trọng tâm, thường xuyên của Ngành; gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ
đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

– Phát động, triển khai phong
trào thi đua với nội dung thiết thực, hình thức phong phú, sâu rộng, đồng bộ,
xuyên suốt nhằm góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để
đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội nhanh,
bền vững; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động,
sức lao động và tài nguyên.

– Thường xuyên kiểm tra, giám
sát thực hiện phong trào thi đua, định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện,
biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất
sắc trong phong trào thi đua.

II. NỘI DUNG
PHONG TRÀO THI ĐUA

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đẩy mạnh
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong ngành tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu
cầu các cơ quan, đơn vị, trong toàn Ngành tập trung thực hiện tốt nội dung sau:

1. Thi đua
đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng

– Thi đua xây dựng, cải cách,
hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường phù hợp, ổn
định, bình đẳng, công khai, minh bạch, tạo đột phá theo phương châm: chính sách
phải phục vụ sự phát triển, tạo điều kiện cho phát triển.

– Thi đua huy động mọi nguồn lực
xã hội tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ;
thi đua thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; phát triển Chính phủ số ngành
tài nguyên và môi trường.

– Thi đua lao động sáng tạo,
hoàn thành đúng tiến độ hoặc vượt kế hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình,
dự án quan trọng quốc gia, nhất là các dự án gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

– Thi đua nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của tổ chức bộ máy theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới;
thúc đẩy cải cách hành chính, hội nhập. Tăng cường quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu
quả, phát huy các nguồn lực, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm
công tác xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng.

2. Thi đua
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

– Thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử
dụng kinh phí nhà nước, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
trong các lĩnh vực để khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu thực
hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế đã được Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra.

– Thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong mua sắm, xây dựng, quản lý sử dụng tài sản nhà nước trong
xây dựng hạ tầng, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, phát triển bền vững
quốc gia gắn với bảo vệ môi trường; sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong
khai thác, sử dụng tài nguyên; đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp
lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích.

– Thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, sử dụng hiệu quả,
đa dạng hóa nguồn vốn với cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích; đổi mới
sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

– Thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động.

– Thi đua quản lý, sử dụng hiệu
quả lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà
nước.

III. TIÊU
CHÍ THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

1. Tiêu chí thi đua

1.1. Đối với tập thể

a. Về phát triển kết cấu hạ tầng
chung:

– Tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách, hoàn thiện thể chế, luật pháp, quy hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng để huy động và sử dụng hợp lý, hiệu
quả các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là trong sử dụng nguồn lực đất
đai, phát huy hiệu quả các hoạt động xây dựng, đầu tư, đấu thầu…, đảm bảo
trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi đồng hành nhau với cả 3 chủ thể: nhà nước, người
dân và doanh nghiệp, thực hiện đột phá chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.

– Đầu tư và hoàn thành chất lượng,
đúng và vượt tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, tăng cường
kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế và các nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ giao về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh triển
khai Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, chiến lược quốc gia phát triển kinh tế
số và xã hội số; xây dựng Chiến lược dữ liệu quốc gia, đảm bảo không gian mạng
an toàn, tin cậy và làm chủ công nghệ số.

– Đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, đảm bảo thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí
cho các nhà đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và xây dựng cơ chế
giám sát để các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện của các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành.

– Ứng dụng sản phẩm công nghệ số
thiết kế, sản xuất trong nước và phương pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức
xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo chất
lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên. Tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng
công trình, rút ngắn tiến độ thực hiện để đưa vào khai thác, sử dụng và quản lý
có hiệu quả các công trình kết cấu hạ tầng.

– Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp
tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của
doanh nghiệp, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

– Đa dạng hóa phương thức huy động
nguồn lực, phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tập
trung bố trí nguồn lực cho các dự án hạ tầng dùng chung, công trình có tính chất
đột phá, có tác động lan tỏa. Phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công
được giao gắn với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn.

b. Về lĩnh vực xây dựng hạ tầng
thích ứng với biến đổi khí hậu:

– Hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên
tai, tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu: Giảm nhẹ rủi ro
thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực
đoan gia tăng do biến đổi khí hậu; tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao
năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; tận dụng
các cơ hội của biến đổi khí hậu.

– Hoàn thành đúng tiến độ đề
ra.

– Hiệu quả kinh tế, xã hội và
môi trường: Hiệu quả về kinh tế (đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả đầu
tư…); hiệu quả về xã hội (tạo việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ các đối tượng dễ
bị tổn thương do biến đổi khí hậu…); hiệu quả về môi trường (bảo vệ cảnh quan
sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên…).

– Hạ tầng thích ứng với biến đổi
khí hậu có tính liên ngành, liên vùng.

c. Về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí:

– Xây dựng và ban hành Chương
trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn, trong đó xác định
rõ mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiết kiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

– Rà soát, hoàn thiện, ban hành
và công khai hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn thuộc thẩm quyền quản
lý kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo
đảm tiết kiệm, chống lãng phí.

– Giảm dần tỷ trọng chi thường
xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước.

– Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản
lý ngân sách nhà nước về khoa học công nghệ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đề cao
tinh thần tự lực, tự cường, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm nghiên cứu, hướng
tới phục vụ sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới
sáng tạo. Sử dụng hiệu quả kinh phí nhà nước thực hiện nhiệm vụ của ngành tài
nguyên và môi trường.

– Đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập, bảo
đảm phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công lập tài nguyên và môi trường.

– Thực hiện có hiệu quả Luật Đầu
tư công. Đảm bảo quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định
mức theo chế độ quy định.

– Thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; trong hoạt động
sản xuất kinh doanh; trong sử dụng, quản lý lao động và thời gian lao động.

1.2. Đối với cá nhân

Cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động gương mẫu thực hiện quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước được
giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; có sáng kiến, giải pháp hữu
ích được cấp có thẩm quyền công nhận trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực
hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận
lợi cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

2. Hình thức và tiêu chuẩn
khen thưởng

2.1. Khen thưởng hằng năm

Căn cứ kết quả thực hiện Phong
trào thi đua của các tập thể, cá nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị
biểu dương, khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền các tập thể, cá nhân tiêu biểu.

2.2. Khen thưởng sơ kết giai đoạn
2022 – 2025

– Hình thức khen thưởng:

+ Huân chương Lao động.

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ.

+ Bằng khen của Bộ trưởng Tài
nguyên và Môi trường.

+ Giấy khen.

2.3. Tiêu chuẩn khen thưởng:

Căn cứ thành tích trong tổ chức,
thực hiện Phong trào thi đua, việc xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân
tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng.

IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức
của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về xây dựng, phát triển kết
cấu hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội; nhận thức và ý thức về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, qua đó góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực cho phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các
mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng giao cho ngành tài nguyên và môi trường.

2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách
thể chế, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, minh bạch; trong đó tập trung
xây dựng, trình Quốc hội Luật đất đai sửa đổi, Luật Tài nguyên nước sửa đổi, Luật
Địa chất và Khoáng sản; tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của
pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn
lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao;
chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành sớm các công trình dự án quan trọng quốc gia,
các dự án có sức lan tỏa, tạo sự đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
– xã hội, đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tổ chức ổn định hoạt
động theo quy định mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ. Thực hiện
công tác luân chuyển, sắp xếp, bố trí cán bộ; tinh giản biên chế; tăng cường kỷ
cương, kỷ luật hành chính. Thực hiện cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ
tục trong xây dựng, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện cung cấp
dịch vụ công trực tuyến nhất là trong lĩnh vực đất đai, môi trường cho người
dân, doanh nghiệp.

3. Các tổ chức, doanh nghiệp sử
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến tài nguyên, đảm bảo khai
thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích tài nguyên; sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực lao động, thời gian lao động; sử dụng tiết kiệm, đúng mục
đích, hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn lực đóng góp của cộng đồng.

4. Phát hiện, động viên, biểu
dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong
Phong trào thi đua. Tập trung khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, doanh
nhân, kỹ sư, công nhân có những đề xuất, sáng kiến trong nghiên cứu, xây dựng
các cơ chế, chính sách và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đầu tư,
huy động các nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng hiệu quả.

V. TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN

Phong trào thi đua được triển
khai thực hiện từ năm 2022 đến năm 2030, chia thành các giai đoạn:

1. Giai đoạn 1 (từ 2022 – 2025)

Ban hành Kế hoạch, hướng dẫn tổ
chức triển khai trong Quý II năm 2023. Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
trong năm 2025 để triển khai giai đoạn tiếp theo.

2. Giai đoạn 2 (từ 2026 – 2030)

Trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết
quả việc thực hiện Giai đoạn I, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường tiếp tục triển khai Giai đoạn 2 của Phong trào thi đua và tổng kết
vào năm 2030.

VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ
kết thúc năm, giai đoạn báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện; tham mưu biểu
dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào
thi đua.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Khối trưởng, Cụm trưởng các Khối, Cụm thi đua, căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động thi đua, nhằm thực
hiện tốt công việc hằng tháng, hằng quý, năm của cơ quan, đơn vị; đăng ký sáng
kiến, các danh hiệu thi đua theo quy định và tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức
thực hiện thành công.

3. Báo Tài nguyên và Môi trường,
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Cổng Thông tin điện tử của Bộ, các Tạp chí
chuyên ngành, các trang thông tin điện tử các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền các gương điển
hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong Phong trào thi đua.

Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Thường trực Hội đồng
Thi đua – Khen thưởng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh, bổ
sung cho phù hợp với thực tiễn./.


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Hội đồng TĐ-KT Trung ương (để b/c);
– Ban TĐ-KT Trung ương (để b/c);
– Bộ trưởng (để b/c);
– Các Thứ trưởng;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ; Các Sở TN&MT;
– Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ, Đoàn TNCS HCM Bộ, Hội CCB cơ quan Bộ;
– Lưu VT, TCCB, V.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Phương Hoa

Công điện 397/CĐ-TTg

  • Loại văn bản: Công điện
  • Số hiệu: 397/CĐ-TTg
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Minh Chính
  • Ngày ban hành: 13/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Công điện 397/CĐ-TTg 2023 biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 397/CĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13
tháng 5 năm 2023

CÔNG ĐIỆN

V/V CHỦ ĐỘNG TRIỂN
KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ NẮNG NÓNG, HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC,
XÂM NHẬP MẶN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
– Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai;
– Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài
nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Y tế, Xây dựng,
Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và
Đào tạo.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ
đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn trung
bình nhiều năm; hiện nay, mực nước tại nhiều hồ chứa lớn ở ở mức rất thấp; một
số hồ chứa lớn lượng nước trữ trong các hồ chứa thiếu hụt từ vài chục đến hàng
trăm triệu m3, cá biệt hồ Bản Vẽ (Nghệ An) thiếu hụt tới 389 triệu m3.

Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh dự báo năm 2023 là
một trong những năm nóng kỷ lục. Với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tại các hồ
chứa lớn, đồng thời khả năng cao ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào nửa cuối
năm 2023, nguy cơ xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trong thời
gian tới, nhất là tại các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo,
triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn, không để thiếu nước cho sinh hoạt, thủy điện và ảnh hưởng tới sản
xuất, nhất là đối với các lĩnh vực trọng yếu, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể
sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố,
nhất là các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ:

a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ
động tích trữ nước ngọt, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, điện, triệt để chống
thất thoát, lãng phí nước.

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá
nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán
cân bằng nước để có kế hoạch vận hành từng hệ thống thủy lợi, hồ chứa thủy lợi,
thủy điện, điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, trong đó trước hết ưu
tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, chăn nuôi
gia súc và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu.

c) Triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước, ngăn
mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình
thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến; kéo dài
đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn; vận
chuyển nước sinh hoạt cho các khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại
các khu vực không đảm bảo nguồn nước.

d) Chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước,
không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
sống của nhân dân, nhất là đối với vùng núi, vùng ven biển thường xảy ra thiếu
nước sinh hoạt.

đ) Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả
năng cấp nước, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chuyển đổi diện
tích trồng lúa ở vùng hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn.

e) Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển
khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu
tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước
tập trung.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phân công 01 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo
dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án
phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; tổ chức dự báo chuyên ngành, chỉ đạo, hướng
dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng,
chống hạn hán, thiếu nước.

b) Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn
nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước
trong các hệ thống công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối
nguồn nước để điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu
nước sinh hoạt và sản xuất.

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tính toán, lập kế
hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2023; chủ trì, thống nhất
với các cơ quan liên quan về thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho
hạ du theo hướng linh hoạt phù hợp khả năng lấy nước hiệu quả của công trình
thủy lợi; hướng dẫn các địa phương về mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với
thời gian xả nước gia tăng của các hồ chứa theo kế hoạch, không để kéo dài thời
gian lấy nước.

d) Phối hợp với các địa phương rà soát, xác định
các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn, trên cơ sở đó hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, sản xuất phù
hợp, hạn chế nguy cơ bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

đ) Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập
mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng
Chính phủ xem xét, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Trung Bộ và
Tây Nguyên thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy
định của pháp luật.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát diễn
biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo, nhận định về tình hình khí tượng
thủy văn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều
kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết
nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động phòng, chống hạn hán,
thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả
mùa lũ, mùa cạn.

4. Bộ Công Thương

a) Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát
phương án sản xuất điện trong bối cảnh xảy ra thiếu nước tại các hồ thủy điện
để có phương án chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân
dân; tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ thủy điện
phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với các cơ
quan truyền thông làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết
kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng cao điểm nắng nóng; tính toán, đề xuất
vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện lớn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định nhằm khai thác hiệu quả,
tiết kiệm nguồn nước.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước
các hồ chứa thủy điện để bảo đảm cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản
xuất phù hợp, bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho hạ du với ưu
tiên trước hết phải bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm sức khỏe của
nhân dân, sau đó là phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác.

5. Bộ Y tế chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng
để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt kéo dài; chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở
hướng dẫn nhân dân bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do
nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

6. Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan chức năng, các
đơn vị quản lý, vận hành các Nhà máy nước lớn rà soát, nâng cao năng lực, hiệu
quả lấy nước phù hợp với điều kiện nguồn nước các hồ chứa và trên các lưu vực
sông, bảo đảm cấp nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ở hạ du.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan
truyền thông tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận
thức của các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và người dân để thay đổi, nhận thức, chủ
động sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán,
thiếu nước.

8. Các Bộ, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp,
hỗ trợ địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn
hán, xâm nhập mặn theo chức năng quản lý nhà nước được phân công./.


Nơi nhận:
– Như trên;
– Ban Bí thư TW Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Đài TNVN; Đài THVN; TTXVN; Báo ND;
– Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, QHĐP, KTTH;
– Lưu: Văn thư, NN (2). Tuynh

THỦ TƯỚNG

Phạm Minh Chính

Thông tư 31/2023/TT-BTC

  • Loại văn bản: Thông tư
  • Số hiệu: 31/2023/TT-BTC
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Võ Thành Hưng
  • Ngày ban hành: 25/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài chính nhà nước
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 02/2017/TT-BTC kinh phí bảo vệ môi trường mới nhất


BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 31/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25
tháng 5 năm 2023

THÔNG TƯ

SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 02/2017/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 01 NĂM 2017
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Ngân
sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số
14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành
chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC
ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí
sự nghiệp bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BTC).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương:

Quy định tại Điều 151 và điểm a khoản
1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

Quy định tại Điều 152 và điểm a khoản
1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ
môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”.

3. Sửa đổi, bổ sung tên điều và
một số khoản của Điều 6 như
sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 6
như sau:

“Quy định điều kiện hỗ trợ đối với dự án xử lý, cải
tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của Nhà nước theo
quy định của Luật Bảo vệ môi trường”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như
sau:

“1. Nằm trong danh mục khu vực ô nhiễm môi trường
thuộc các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như
sau:

“2. Nội dung dự án có tính chất chi thường xuyên”.

4. Sửa đổi khoản
4 Điều 9 như sau:

“Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
lập trong lĩnh vực chi sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của
Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và văn
bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP”.

5. Sửa đổi, bổ sung chi phí lập
nhiệm vụ, dự án tại mục 1 Phụ lục số 1 và mục 1 Phụ lục số 2 Thông tư số
02/2017/TT-BTC như sau:

“1. Chi phí lập nhiệm vụ, dự án: gồm chi phí lập đề
cương nhiệm vụ, dự án; chi phí thu thập, khảo sát, lấy và gia công phân tích một
số mẫu phục vụ lập đề cương (theo quy trình quy phạm kỹ thuật nếu có); phân
tích tư liệu, kết quả khảo sát; lựa chọn giải pháp kỹ thuật, thiết kế phương án
thi công, tính toán khối lượng công việc và lập dự toán kinh phí; họp hội đồng
xét duyệt đề cương, xin ý kiến thẩm định, hoàn thiện cho đến khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.

a) Đối với nhiệm vụ, dự án có định mức kinh tế kỹ
thuật và đơn giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự toán chi phí được
tính trên cơ sở khối lượng (x) đơn giá dự toán.

b) Đối với nhiệm vụ, dự án chưa có định mức kinh tế
kỹ thuật và đơn giá dự toán: Dự toán chi phí tính theo tỷ lệ % trên chi phí trực
tiếp nhiệm vụ, dự án; mức cụ thể như sau:

Hạng mục công việc

Chi phí trực tiếp
(tỷ đồng)

≤ 5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ
môi trường (%)

1,60

1,00

0,80

0,70

0,64

0,58

0,53

0,48

0,44

0,40

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện lớn hơn
50 tỷ đồng, thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm.

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện nằm
trong các khoảng của hai giá trị quy định trong bảng trên được tính theo phương
pháp nội suy như sau:

Ki = Kb –

(Kb – Ka)

x (Gi – Gb).

Ga – Gb

Trong đó: Ki: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cần tính
(tỷ lệ %); Ka: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cận trên (tỷ lệ %); Kb: Chi phí lập
nhiệm vụ, dự án cận dưới (tỷ lệ %); Gi: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cần tính
(tỷ đồng); Ga: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cận trên (tỷ đồng); Gb: Kinh phí của
nhiệm vụ, dự án cận dưới (tỷ đồng).

Trong trường hợp nhiệm vụ, dự án được lập và phê
duyệt thành hai bước (bước xây dựng và trình phê duyệt tổng thể dự án; bước lập
và trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật – dự toán), dự toán kinh phí lập nhiệm vụ,
dự án phân bổ cho từng bước công việc do các Bộ, địa phương quyết định trong tổng
kinh phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ nêu trên.

Chi phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ % trên chi
phí trực tiếp tại bảng số liệu nêu trên là tính cho nhiệm vụ, dự án theo quy định
có tất cả các chi phí lập nhiệm vụ, dự án quy định nêu trên; do vậy khi lập dự
toán chỉ tính các chi phí mà nhiệm vụ, dự án phải thực hiện, không tính tất cả
các chi phí nêu trên nếu không phải thực hiện. Căn cứ vào nội dung công việc,
khối lượng thực hiện, chế độ tài chính hiện hành để dự toán kinh phí lập nhiệm
vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm (Hoạt
động quan trắc; Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu; Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức
về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của
pháp luật; Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường
được cấp có thẩm quyền quyết định; nhiệm vụ thường xuyên khác nếu có) và các
nhiệm vụ không thường xuyên (bao gồm sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và
nhiệm vụ không thường xuyên khác nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành,
không tính dự toán lập nhiệm vụ.

Trường hợp nhiệm vụ cần thiết (nếu có) được cấp có
thẩm quyền phê duyệt phải có chi phí lập nhiệm vụ, được tính theo khối lượng
công việc thực hiện cụ thể và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành”.

6. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số
3, Phụ lục số 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như
sau:

“Chi thuê chuyên gia trong nước: Trong trường hợp
nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước,
tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ căn cứ nội dung yêu cầu công việc
thuê chuyên gia để thuyết minh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung công việc và dự toán thuê chuyên gia.
Căn cứ lập dự toán chi thuê chuyên gia trong nước và mức chi không vượt quá mức
chi quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức
lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.

Về chức danh, tiêu chuẩn đối với chuyên gia tư vấn
trong nước thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường làm cơ sở để lựa chọn chuyên gia,
xác định mức lương của chuyên gia tư vấn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH”.

7. Sửa đổi, bổ sung mục 3 Phụ lục số 5 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

“Chi phí vận chuyển lao động và thiết bị từ trụ sở
đơn vị thực hiện đến địa điểm tập kết công trình (vận chuyển ngoài vùng thực hiện
nhiệm vụ, dự án): Dự toán được tính theo khối lượng thực tế thực hiện và chế độ
chi tiêu hiện hành”.

Điều 2. Bãi bỏ một số cụm từ và
khoản của Thông tư số
02/2017/TT-BTC như sau:

1. Bãi bỏ khoản 4 Điều 6.

2. Bỏ cụm từ “Lương phụ” tại nội dung quy định về
các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương tại mục 1 và mục 2
Phụ lục số 05.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11 tháng 7 năm
2023.

2. Các khoản chi ngân sách nhà nước cho cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động liên quan đến tiền lương, tiền công, các
khoản đóng góp và các khoản chi khác cho con người quy định tại Thông tư này được
thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định thực
hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
ngày 21 tháng 05 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy
phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ
sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Tài
chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.


Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương & các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng;
– Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố;
– Công báo;
– Website Chính phủ, BTC;
– Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Vụ HCSN (230 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Võ Thành Hưng

Quyết định 36/QĐ-HĐTĐQH

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 36/QĐ-HĐTĐQH
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: Trần Hồng Hà
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 36/QĐ-HĐTĐQH 2023 tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 2021 2030


HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 36/QĐ-HĐTĐQH

Hà Nội ngày 24
tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày
24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số
37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số
274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ
lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm
2050;

Căn cứ Quyết định số
295/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội
đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm
nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ
môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các
thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021
– 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các thành viên Hội đồng thẩm định;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Thư ký PTTg Trần Hồng Hà, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: NN, CN, QHQT, KTTH, NC, PL;
– Lưu: VT, HĐTĐQH (2).

CHỦ TỊCH

PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA THỜI
KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 36/QĐ-HĐTĐQH ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch Hội
đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia)

1. Mục đích

Cụ thể hóa tiến độ, các bước
triển khai thực hiện công tác thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời
kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch bảo vệ môi trường);
phân công trách nhiệm với các bộ, ngành và địa phương (thông qua thành viên hội
đồng thẩm định) trong quá trình thẩm định quy hoạch.

2. Tiến độ
và phân công thực hiện

Các nhiệm vụ chủ yếu và dự kiến
tiến độ, phân công thực hiện như sau:

Thời gian

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan/cá nhân thực hiện

Cơ quan/cá nhân phối hợp

20/5/2023 – 25/5/2023

Gửi hồ sơ Quy hoạch đến các
thành viên Hội đồng thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

Cơ quan lập quy hoạch/Đơn vị
tư vấn lập quy hoạch

25/5/2023 – 18/6/2023

Thành viên Hội đồng thẩm định
cho ý kiến thẩm định bằng văn bản đối với hồ sơ quy hoạch

Thành viên Hội đồng thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

18/6/2023 – 20/6/2023

Tổng hợp ý kiến của các thành
viên Hội đồng thẩm định và trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng về việc tổ chức
họp Hội đồng

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

Cơ quan lập quy hoạch

20/6/2023 – 30/6/2023

Tổ chức họp Hội đồng thẩm định
(theo lịch của Chủ tịch Hội đồng)

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

– Thành viên Hội đồng thẩm định
– Cơ quan lập quy hoạch

30/6/2023 – 05/7/2023

Dự thảo báo cáo thẩm định, gửi
lấy ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

– Thành viên Hội đồng thẩm định

– Cơ quan lập quy hoạch

05/7/2023 – 15/7/2023

Thành viên Hội đồng thẩm định
cho ý kiến bằng văn bản đối với dự thảo báo cáo thẩm định

Thành viên Hội đồng thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

15/7/2023 – 25/7/2023

Hoàn thiện, trình Chủ tịch Hội
đồng thông qua báo cáo thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

Cơ quan lập quy hoạch

25/7/2023 – 10/8/2023

Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ quy hoạch theo kết luận Hội đồng

Cơ quan lập quy hoạch

Đơn vị tư vấn lập quy hoạch

10/8/2023 – 15/8/2023

Kiểm tra hồ sơ quy hoạch do
cơ quan lập quy hoạch đã hoàn thiện, trình văn bản xin ý kiến thành viên hội
đồng để rà soát hồ sơ quy hoạch

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

Cơ quan lập quy hoạch

15/8/2023 – 27/8/2023

Thành viên Hội đồng thẩm định
cho ý kiến đối với việc giải trình, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch

Thành viên Hội đồng thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

27/8/2023 – 30/8/2023

Tổng hợp ý kiến rà soát hồ sơ
quy hoạch của thành viên Hội đồng thẩm định, đóng dấu xác nhận đã kết thúc thẩm
định vào hồ sơ quy hoạch

Cơ quan thường trực Hội đồng
thẩm định

3. Nhiệm vụ,
trách nhiệm các thành viên Hội đồng thẩm định

– Các thành viên Hội đồng có
trách nhiệm:

+ Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định
quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

+ Thẩm định các nội dung của
quy hoạch theo quy định Điều 32 Luật Quy hoạch, trong đó
nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các nội dung liên quan căn cứ theo chức
năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị được cử đại diện và tham gia ý kiến đối với
các vấn đề liên quan khác của quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của
Quy hoạch;

+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Hội đồng thẩm định và Thủ trưởng cơ quan về nội dung công việc được Chủ tịch Hội
đồng thẩm định giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến
tham gia đối với Quy hoạch;

+ Phối hợp với cơ quan thường
trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý
kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch
được đóng dấu xác nhận;

+ Thành viên phản biện nghiên cứu,
đánh giá và báo cáo Hội đồng thẩm định toàn bộ nội dung quy hoạch; thực hiện
trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 35 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;

+ Tham gia đầy đủ các phiên họp
của Hội đồng thẩm định khi được triệu tập;

+ Thực hiện các nhiệm vụ được
phân công tại mục 2 bản Kế hoạch này và các nhiệm vụ khác do
Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.

– Các thành viên Hội đồng có
quyền:

+ Yêu cầu cơ quan thường trực hội
đồng cung cấp các hồ sơ, tài liệu quy hoạch;

+ Bảo lưu ý kiến của mình.

4. Quyền và
trách nhiệm của Cơ quan thường trực hội đồng

– Thực hiện theo Điều
34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và các
nhiệm vụ được phân công tại mục 2 bản Kế hoạch này.

– Chuẩn bị nội dung, chương
trình họp Hội đồng thẩm định; mời họp và chuẩn bị tài liệu và phương tiện phục
vụ các cuộc họp Hội đồng thẩm định.

– Đôn đốc các thành viên Hội đồng
thẩm định triển khai công tác thẩm định theo nhiệm vụ được giao.

– Tổng hợp các nội dung có ý kiến
khác nhau liên quan đến ngành, địa phương trong quá trình thẩm định, báo cáo Chủ
tịch Hội đồng xem xét, quyết định.

5. Sửa đổi, bổ
sung đối với Kế hoạch tổ chức thẩm định

Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh Kế
hoạch tổ chức thẩm định thì thành viên Hội đồng thẩm định phản ánh kịp thời bằng
văn bản và gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp, báo cáo
Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA BẢN NHẬN XÉT THẨM ĐỊNH HỒ SƠ QUY
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 36/QĐ-HĐTĐQH ngày 24 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia)

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỒ SƠ
QUY HOẠCH

– Thành phần, danh mục hồ sơ:
Nhận xét về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ quy hoạch.

– Nhận xét, đánh giá chung về
các phần và nội dung các phần trong hồ sơ quy hoạch (nếu có).

– Kết luận: đủ điều kiện hay
chưa đủ điều kiện để nhận xét, đánh giá.

II. NHẬN XÉT CỤ THỂ VỀ NỘI
DUNG QUY HOẠCH

1. Nhận xét, đánh giá thẩm định
chung về nội dung quy hoạch theo quy định tại các điều quy định trong Luật Quy
hoạch, trong đó:

– Việc thẩm định sự phù hợp với
nhiệm vụ lập quy hoạch căn cứ theo Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

– Việc thẩm định tuân thủ quy
trình lập quy hoạch căn cứ quy định tại Điều 16 của Luật Quy hoạch.

– Việc thẩm định sự phù hợp của
quy hoạch với quy định pháp luật căn cứ khoản 5 Điều 25 Luật Quy
hoạch, Điều 25 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng
5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.

2. Nhận xét, đánh giá chi tiết
về nội dung quy hoạch theo chức năng quản lý nhà nước của bộ/cơ quan ngang bộ
mà thành viên Hội đồng là đại diện.

3. Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ quy hoạch (nếu có).

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Điều kiện để tổ chức phiên họp
thẩm định:

□ đủ điều kiện

chưa đủ điều kiện

2. Thông qua quy hoạch:

□ thông qua

không thông qua

3. Một số kiến nghị khác (nếu
có).

Kế hoạch 3165/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 3165/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Hồng Quang
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 3165/KH-UBND 2023 chuyển đổi năng lượng xanh ngành giao thông Quảng Nam


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3165/KH-UBND

Quảng Nam, ngày
24 tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CHUYỂN ĐỔI
NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành
giao thông vận tải; Công văn số 3686/BGTVT-KHCN&MT ngày 13/4/2023 của Bộ
Giao thông vận tải về việc xây dựng, phê duyệt Kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể thực
hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh
Quảng Nam xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Mục đích:

– Cụ thể hóa các nhiệm vụ được
giao tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ để tổ
chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra; phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương;

– Chuyển đổi năng lượng xanh là
nhiệm vụ cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng
trưởng xanh; cũng là tiền đề để thúc đẩy giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh
có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững.

2. Yêu cầu:

– Gắn trách nhiệm cụ thể của cơ
quan quản lý nhà nước trong nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, đảm bảo phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ được giao của các Sở, Ban, ngành và địa phương; phù hợp với khả
năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ;

– Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ,
hiệu quả và không chồng chéo giữa các Sở, Ban, ngành, địa phương và đơn vị liên
quan trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển hệ thống giao thông vận
tải xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể:

– Giai đoạn đến năm 2030: Nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng
xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt
công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do Quốc
gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam;

– Giai đoạn đến năm 2050: Phát
triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ
phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng
lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

III. LỘ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH

1. Đường bộ:

a) Giai đoạn 2023-2030:

– Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng
các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn,
sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

– Phát triển hạ tầng trạm sạc
cho xe điện đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

– Khuyến khích các bến xe, trạm
dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

b) Giai đoạn 2031-2050:

– Đến năm 2040: Từng bước hạn
chế, tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp đối với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng
nhiên liệu hóa thạch;

– Đến năm 2050: 100% phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi
sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu
chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu
hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh;

– Hoàn thiện hạ tầng sạc điện,
cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp.

2. Đường sắt:

Hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi
trang thiết bị bốc, xếp tại các nhà ga sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng
xanh theo kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải.

3. Đường thủy nội địa:

a) Giai đoạn 2023-2030:

– Khuyến khích đầu tư chuyển đổi
phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện,
năng lượng xanh;

– Áp dụng, thực hiện các hướng
dẫn về tiêu chí cảng, bến thủy nội địa xanh, tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng
cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp cảng, bến thủy nội địa
xanh trên địa bàn tỉnh.

b) Giai đoạn 2031-2050:

– Tiếp tục khuyến khích đầu tư
chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng
điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng, bến thủy nội địa
theo hướng phát triển xanh;

– Từ năm 2040: 100% phương tiện
thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh. 100% cảng, bến thủy nội địa
xây dựng mới áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa
đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng, bến xanh;

– Đến năm 2050: 100% phương tiện
sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
100% trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện,
năng lượng xanh.

4. Hàng hải:

a) Giai đoạn 2023-2030:

– Khuyến khích tàu biển trên địa
bàn tỉnh hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước
MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính
từ tàu biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) từ năm 2025;

– Khuyến khích chuyển đổi
phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp
tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu.

b) Giai đoạn 2031-2050:

– Tàu biển hoạt động nội địa
tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả
năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của IMO;

– Tàu biển đóng mới, hoán cải,
nhập khẩu sau năm 2035, sử dụng điện, năng lượng xanh; từ năm 2050, 100% tàu biển
hoạt động tuyến nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh;

– Từ năm 2031: Đầu tư phương tiện,
trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương
tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung;

– Từ năm 2040: Thực hiện chuyển
đổi phương tiện, trang thiết bị tại các cảng hiện hữu, các thiết bị báo hiệu
hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương;

– Từ năm 2050: Tất cả các
phương tiện, trang thiết bị tại cảng, các thiết bị báo hiệu hàng hải trên địa
bàn tỉnh sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương.

5. Giao thông đô thị:

a) Giai đoạn 2023-2030:

Từ năm 2025: 100% xe buýt thay
thế, đầu tư mới hoạt động ở đô thị trên địa bàn tỉnh sử dụng điện, năng lượng
xanh.

b) Giai đoạn 2031-2050:

– Từ năm 2031: Tỷ lệ phương tiện
hoạt động ở đô thị trên địa bàn tỉnh sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu
50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh;

– Đến năm 2050: 100% xe buýt,
xe taxi hoạt động ở đô thị trên địa bàn tỉnh sử dụng điện, năng lượng xanh.

IV. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP

1. Về cơ chế,
chính sách:

– Phối hợp, tham gia với Bộ,
ngành Trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để
thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan
của ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh;

– Khuyến khích, thu hút đầu tư,
hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực để đầu tư hạ tầng,
phương tiện, trang thiết bị đáp ứng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm
phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.

2. Chuyển đổi
phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh:

– Thúc đẩy, khuyến khích việc
chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải đường bộ,
đường thủy nội địa;

– Xây dựng chính sách khuyến
khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông đường bộ,
đường thủy nội địa sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng
xanh.

3. Phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông xanh:

– Triển khai phát triển hạ tầng
giao thông theo quy hoạch của tỉnh, phát triển hạ tầng giao thông vận tải công
cộng khối lượng lớn và hạ tầng giao thông phi cơ giới; các công trình giao
thông (bến xe, bến cảng, bến thủy nội địa, nhà ga,) đảm bảo phát triển và chuyển
đổi theo quy định về tiêu chí xanh;

– Phối hợp triển khai quy hoạch
và xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện
giao thông trên địa bàn tỉnh.

4. Nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính:

– Áp dụng giới hạn định mức
tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ
trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính;

– Tổ chức vận tải khoa học trên
cơ sở phát triển hợp lý các phương thức vận tải; thúc đẩy chuyển đổi phương thức
vận tải đường bộ sang phương thức vận tải khác; tăng cường kết nối các phương
thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của
phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch
vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang
thiết bị hạ tầng giao thông vận tải;

– Từng bước nâng cao thị phần vận
tải hành khách công cộng; tuyên truyền, khuyến khích chuyển đổi sử dụng phương
tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

5. Khoa học
công nghệ:

– Nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ về phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng
xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh;

– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều
hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải.

6. Phát triển
nguồn nhân lực và truyền thông:

– Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút
nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành
phương tiện, hạ tầng giao thông công nghệ mới không phát thải khí nhà kính;

– Tổ chức truyền thông đến người
dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của việc chuyển đổi phương
tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.

V . NGUỒN LỰC
THỰC HIỆN

Huy động tối đa mọi nguồn lực từ
các chương trình, dự án quốc tế, ngân sách của Nhà nước và nguồn lực của tư
nhân trên địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí
nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải để triển
khai:

– Các chương trình, nhiệm vụ, dự
án về chuyển giao công nghệ xanh, giảm phát thải khí nhà kính, huy động tối đa
sự hỗ trợ từ các quỹ tài chính khí hậu;

– Các dự án phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông xanh huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huy động từ đầu
tư tư nhân và đối tác công tư,…;

– Đầu tư mới, đầu tư chuyển đổi
phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh
huy động từ các quỹ tài chính khí hậu, từ nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp, người
dân.

VI. DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH

(Theo
Phụ lục đính kèm)

VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải tổ chức
triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng
điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh
trong giao thông vận tải. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa
phương theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định
kỳ tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật
các cơ chế, chính sách của Trung ương liên quan hỗ trợ, ưu đãi đầu tư chuyển đổi
năng lượng xanh để hướng dẫn thực hiện; tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực
phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng cho phương tiện giao
thông sử dụng điện, năng lượng xanh.

3. Sở Công thương chủ trì, phối
hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản
xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng
xanh; phối hợp Bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai phát triển hệ thống sạc
điện, cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn
tỉnh.

4. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh
xem xét, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định về
phân cấp ngân sách, các chế độ, định mức tại các quy định hiện hành, quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước và khả năng cân đối ngân sách.

5. Sở Xây dựng chủ trì tham mưu
UBND tỉnh quy hoạch phát triển hạ tầng xây dựng đáp ứng cho phương tiện giao
thông sử dụng điện, năng lượng xanh, tập trung phát triển các tuyến đường dành
riêng cho xe đạp, xe đạp điện; rà soát, phối hợp bổ sung quy hoạch hệ thống trạm
sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ
tham mưu UBND tỉnh ưu tiên đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau:
nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thiết bị, phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà
kính, cung ứng năng lượng xanh phù hợp với định hướng, quy hoạch của tỉnh.

7. Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội chủ trì nghiên cứu, liên kết với các Trường đào tạo để phát triển nguồn
nhân lực đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác vận hành
công nghệ mới về phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh và kết
cấu hạ tầng xanh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên truyền đến người dân
và doanh nghiệp về chương trình, kế hoạch, lộ trình, chính sách và lợi ích của
việc chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện,
năng lượng xanh.

9. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể
thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức
triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này; đồng thời, có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục
kèm theo Kế hoạch này.

Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon và khí mê-tan trong giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan theo nhiệm vụ được phân
công chủ động triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu
có phát sinh vướng mắc, khó khăn, cần sửa đổi, bổ sung, kịp thời đề xuất, gửi Sở
Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
– Bộ Giao thông vận tải;
– TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
– CT, các PCT UBND tỉnh;
– Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
– CPVP;
– Lưu: VT, TH, KTTH, KGVX, KTN(Đ).

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Hồng Quang

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ
CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH
(Kèm theo Kế hoạch số 3165/KH-UBND ngày 24/5/2023 của UBND tỉnh Quảng
Nam)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Lộ trình thực hiện

Nguồn lực

1

Phát triển, hoàn thiện hạ tầng
giao thông theo quy hoạch của tỉnh, phát triển hạ tầng giao thông vận tải
công cộng khối lượng lớn, hạ tầng giao thông phi cơ giới

Sở Giao thông vận tải

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các Sở, Ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan

2023- 2050

NSNN,XHH

2

Thúc đẩy, khuyến khích các
doanh nghiệp vận tải buýt, taxi chuyển đổi sang ô tô điện

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2023- 2030

NSNN,XHH

3

Tuyên truyền, khuyến khích
người dân chuyển đổi sang phương tiện giao thông cá nhân (xe mô tô, xe gắn
máy, xe ô tô) sử dụng điện

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và các Sở, Ban,
ngành liên quan

2023- 2030

NSNN,XHH

4

Phối hợp phát triển, hoàn thiện
hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh

Sở Công thương

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng
và các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan

2023- 2050

Quyết định 1770/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1770/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Văn Thi
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1770/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính Tài nguyên nước Sở Tài nguyên Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1770/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày
24 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

V/V
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính Phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 4044/QĐ-BTNMT
ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ
tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà
nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tại Tờ trình số 457/TTr-STNMT ngày 20/5/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này Danh mục 03 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Tài
nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Thanh Hóa (có Danh mục kèm theo)[1].

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên
và Môi trường xây dựng quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính, gửi
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để xây dựng quy trình điện tử trước ngày
08/6/2023.

Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3 QĐ;
– Cục Kiểm soát TTHC – VPCP (bản điện tử);
– Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
– Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
– Cổng thông tin điện tử tỉnh;
– Lưu VT, KSTTHCNC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Thi

DANH MỤC

THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT SỞ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 1770/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Sửa đổi 03 thủ tục hành chính trong
lĩnh vực Tài nguyên nước tại Quyết định số 3325/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 của Chủ
tịch UBND tỉnh về công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong
lĩnh vực tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Thanh Hóa.

T T

Tên thủ tục hành chính

(Mã TTHC)

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

Nội dung sửa đổi

I

Lĩnh vực Tài nguyên nước

1

Cấp
giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

(1.004122.000.00.00.H56)

15
ngày làm việc đối với hồ sơ hợp lệ, cụ thể:


Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thụ
lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ
sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý
hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan
chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp
phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép.

– Quyết định cấp phép:

+
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp
phép, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới
đất quy mô vừa và nhỏ.

+
Trường hợp không chấp nhận cấp phép, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc,
cơ quan thụ lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp phép, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

– Trả Giấy phép:

Bộ
phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.

Giấy
phép đã cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại cơ quan
thụ lý hồ sơ cấp phép hoặc được gửi qua đường bưu điện sau khi chủ giấy phép
đã nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

Bộ
phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.

Địa
chỉ trực tuyến: https://dichvuco ng.thanhhoa.gov .vn (toàn trình)

Phí
thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: 1.000.000 đồng/báo
cáo.


Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 được giảm 30% mức thu phí quy định từ khi Nghị quyết
có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.


Luật tài nguyên nước năm 2012.

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.


Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một
số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh
vực tài nguyên và môi trường.


Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến
hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên
và Môi trường


Nghị quyết 289/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ
phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân tỉnh


Căn cứ pháp lý;


Rút ngắn thời gian giải quyết từ 18 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc


Biểu mẫu.


Cơ quan có thẩm quyền quyết định

2

Gia
hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và
nhỏ

(2.001738.000.00.00.H56)

10
ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan
chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
đề nghị cấp phép chưa đầy đủ, không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả
lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định

– Thời hạn thẩm định hồ sơ:

+
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ
quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp
phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp phép.

+
Trường hợp không chấp nhận cấp phép, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc,
cơ quan thụ lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp phép, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

– Quyết định cấp phép:

Trong
thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép,
Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.

– Trả Giấy phép:

Bộ
phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.

Giấy
phép đã cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại cơ quan
thụ lý hồ sơ cấp phép hoặc được gửi qua đường bưu điện sau khi chủ giấy phép
đã nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

Bộ
phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.

Địa
chỉ trực tuyến: https://dichvuco ng.thanhhoa.gov .vn (toàn trình)


Phí thẩm định: 500.000 đồng/báo cáo.


Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 được giảm 30% mức thu phí quy định từ khi Nghị quyết
có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.


Luật tài nguyên nước năm 2012.

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.


Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một
số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh
vực tài nguyên và môi trường.


Thông tư số 40/2014/TT- BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến
hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài
nguyên và Môi trường


Nghị quyết 289/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ
phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân tỉnh


Căn cứ pháp lý


Rút ngắn thời gian giải quyết từ 13 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc


Biểu mẫu.


Cơ quan có thẩm quyền quyết định

3

Cấp
lại Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

(1.004253.000.00.00.H56)

05
ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, Cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài
nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra
tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép chưa đầy đủ,
không hợp lệ, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại hồ sơ và thông báo bằng
văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
theo quy định.

– Thời hạn thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ
quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp
phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ và
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép.

– Quyết định cấp phép: Trong thời
hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp phép, cơ
quan có thẩm quyền quyết định cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
quy mô vừa và nhỏ.

Trường
hợp không chấp nhận cấp phép, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan
thụ lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
phép, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

– Trả Giấy phép:

Bộ
phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận giấy phép.

Giấy
phép đã cấp được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tại cơ quan
thụ lý hồ sơ cấp phép hoặc được gửi qua đường bưu điện sau khi chủ giấy phép
đã nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

Bộ
phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung
tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.

Địa
chỉ trực tuyến: https://dichvuco ng.thanhhoa.gov .vn (toàn trình)


Phí thẩm định: 300.000 đồng /báo cáo.


Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 được giảm 30% mức thu phí quy định từ khi Nghị quyết
có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.


Luật tài nguyên nước năm 2012.

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/02/2023 về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.


Nghị định số 136/2018/NĐ- CP ngày 05 tháng 10 năm

2018
của Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.


Thông tư số 40/2014/TT- BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.


Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt
động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và
Môi trường


Nghị quyết 289/2022/NQ- HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ
phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân tỉnh


Căn cứ pháp lý


Rút ngắn thời gian giải quyết từ 08 ngày làm việc xuống 05 ngày làm việc


Biểu mẫu.


Cơ quan có thẩm quyền quyết định



[1] Tra cứu toàn bộ nội
dung thủ tục hành chính tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ:
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh.html

Kế hoạch 157/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 157/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Nguyễn Văn Khước
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 157/KH-UBND 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg giảm phát thải khí các bon Vĩnh Phúc


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH PHÚC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 157/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày
24 tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 876/QĐ-TTG NGÀY 22/7/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ
MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Thực hiện Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành
giao thông vận tải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Mục đích:

Chuyển đổi năng lượng xanh là
nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng
xanh, đồng thời cũng là cơ hội để ngành giao thông vận tải (GTVT) địa phương có
sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế
và trình độ phát triển tiên tiến của thế giới.

2. Yêu cầu:

– Chuyển đổi năng lượng xanh
trong ngành GTVT có nền tảng là sự chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ, cần dựa vào thể
chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất
lượng cao.

– Việc thực hiện chuyển đổi
năng lượng xanh của ngành GTVT cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả
năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực
hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển hệ thống GTVT xanh
hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể:

– Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh
đối với các lĩnh vực thuộc ngành GTVT đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế,
nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong đóng góp do quốc gia tự quyết định
(NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.

– Giai đoạn đến năm 2050: Phát
triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ
phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng GTVT sang sử dụng điện, năng lượng xanh,
hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

III. NHIỆM VỤ
VÀ LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH

1. Về đường bộ:

a) Giai đoạn 2022 – 2030

– Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng
các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn,
sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

– Phát triển hạ tầng sạc điện
đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

– Khuyến khích các bến xe, trạm
dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Đến năm 2040: Từng bước hạn
chế tiến tới dừng sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch
để sử dụng trên địa bàn tỉnh.

– Đến năm 2050: Có 100% phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi
sang sử dụng điện, năng lượng xanh; toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu
chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu
hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Hoàn thiện hạ tầng sạc điện,
cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp.

2. Về đường sắt:

Khuyến khích chuyển đổi trang
thiết bị bốc, xếp tại các nhà ga sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh.

3. Về đường thủy nội địa:

a) Giai đoạn 2022 – 2030

– Khuyến khích đầu tư đóng mới,
nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch
sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh.

– Áp dụng tiêu chí cảng xanh,
tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới
cảng thủy nội địa xanh trên địa bàn tỉnh.

b) Giai đoạn 2031 -2050

– Tiếp tục khuyến khích đầu tư
đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa
thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng
thủy nội địa theo hướng phát triển xanh.

– Từ năm 2040: Có 100% phương
tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Có 100% cảng thủy nội
địa xây dựng mới áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa
đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng xanh.

– Đến năm 2050: Có 100% phương
tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng
xanh. Có 100% trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử
dụng điện, năng lượng xanh.

4. Về giao thông đô thị:

a) Giai đoạn 2022 – 2030

– Từ năm 2025: Các tuyến xe
buýt chạy nội bộ trong khu vực các đô thị, phấn đấu từ 50% đến 100% xe buýt
thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận
tải hành khách công cộng đạt 5%.

b) Giai đoạn 2031 -2050

– Từ năm 2030: Tỷ lệ phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư
mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Đến năm 2050: 100% xe buýt,
xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận
tải hành khách công cộng đạt 10%.

IV. GIẢI
PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì thực hiện các nội dung
sau:

– Nghiên cứu công nghệ số, trí
tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong
ngành GTVT. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tuyên truyền, chỉ đạo
các đơn vị trong ngành GTVT trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,
chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng
giao thông xanh trong GTVT nhằm thực hiện theo lộ trình hành động chuyển đổi
năng lượng xanh, giảm phát thải khí các- bon và khí mê-tan và phát triển giap
thông phi cơ giới trên địa bàn tỉnh.

– Áp dụng giới hạn định mức
tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ
trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính;
tổ chức khoa học, hợp lý giữa các phương thức vận tải, thúc đẩy chuyển đổi
phương thức đường bộ sang các loại hình khác; nâng cao thị phần vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt, từng bước giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân.

– Tham mưu phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng
tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện,
trang thiết bị, hạ tầng xanh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu, hỗ trợ đầu tư liên
quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương
tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; thu hút đầu tư phát triển hệ thống
sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng cho phương tiện giao thông sử dụng điện,
năng lượng xanh.

3. Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp tổ chức thực
hiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao
thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh, phối hợp phát triển hệ thống sạc
điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương có liên quan tham mưu về kinh phí khi có nhu cầu theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước và khả năng cân đối ngân sách.

5. Sở Xây dựng:

Chủ trì tham mưu rà soát quy hoạch
xây dựng đô thị, tham mưu bổ sung vào quy hoạch đường rành riêng cho xe đạp và
xe đạp điện; Phối hợp với Sở GTVT ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi
cơ giới.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì tham mưu rà soát, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường, hạ tầng
giao thông, tạo điều kiện, chính sách ưu đãi và hướng dẫn để doanh nghiệp lập
các trạm sạc điện cho các phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.

7. Sở Khoa học và Công nghệ:

Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên đặt
hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ, thiết bị, phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, kết
cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh phù hợp
với định hướng, quy hoạch của tỉnh; nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi
số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực
trong ngành GTVT.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Nội vụ:

Chủ trì nghiên cứu, liên kết với
các trường đào tạo, đào tạo lại nâng cao nguồn nhân lực hiện có của ngành GTVT
trên địa bàn tỉnh về công nghệ phương tiện, năng lượng, kết cấu hạ tầng xanh.

9. UBND các huyện, thành phố:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình
hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan
của ngành GTVT trên địa bàn; đề xuất đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận
tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh tại địa phương.

V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan
theo nhiệm vụ được phân công chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch này.

2. Giao Sở GTVT chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, đôn đốc
việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng
xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải
trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính
phủ kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị,
địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở GTVT) để kịp thời xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (B/c);
– Bộ Giao thông vận tải (B/c);
– TTTU, TT HĐND tỉnh (B/c);
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– CVP, các PCVP UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
– UBND các huyện, thành phố;
– Báo Vĩnh Phúc; Đài PT&TH tỉnh;
– Cổng Thông tin – GTĐT tỉnh;
– CV: NCTH;
– Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH


Nguyễn Văn Khước

Quyết định 14/2023/QĐ-TTg

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 14/2023/QĐ-TTg
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trần Hồng Hà
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 14/2023/QĐ-TTg Danh mục lộ trình phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ


THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 14/2023/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24
tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN
HÀNH DANH MỤC VÀ LỘ TRÌNH PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG PHẢI LOẠI BỎ
VÀ CÁC TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN HIỆU SUẤT THẤP KHÔNG ĐƯỢC XÂY DỰNG MỚI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng
3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Danh mục
và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy
phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quyết định này quy định về Danh mục và lộ trình
phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ (không
cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước) và các tổ máy phát điện
hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

2. Quyết định này không áp dụng đối với những
phương tiện, thiết bị tạm nhập, tái xuất, phục vụ sửa chữa thay thế, kiểm tra mức
hiệu suất năng lượng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quyết định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu, sản xuất và kinh
doanh hàng hóa quy định tại Điều 3 Quyết định này.

Điều 3. Danh mục và lộ trình
phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các
tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới

1. Danh mục và lộ trình thiết bị sử dụng năng lượng
có hiệu suất thấp phải loại bỏ được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định
này, bao gồm:

a) Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang
compact, balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang, balát điện từ dùng cho
bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, bình đun nước nóng có dự
trữ, bếp hồng ngoại, bếp từ, đèn LED, máy điều hòa không khí không ống gió, máy
giặt gia dụng, máy thu hình, nồi cơm điện, quạt điện, tủ mát, tủ lạnh và tủ
đông.

b) Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Màn hình
máy tính, máy photocopy, máy in, máy tính xách tay, máy tính để bàn và tủ giữ lạnh
thương mại.

c) Nhóm thiết bị công nghiệp: Động cơ điện không đồng
bộ ba pha roto lồng sóc, máy biến áp phân phối, đèn điện led chiếu sáng đường
và phố, nồi hơi trong xí nghiệp công nghiệp.

2. Danh mục và lộ trình áp dụng cụ thể đối với các
tổ máy phát điện bằng than, khí trong các nhà máy nhiệt điện có hiệu suất thấp
không được phép xây mới được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này,
trong đó:

a) Không phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy
nhiệt điện phát điện bằng than, khí có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất
quy định tương ứng với dải công suất của tổ máy phát điện được quy định tại Phụ
lục II kèm theo Quyết định này.

b) Không cho phép vận hành tổ máy phát điện bằng
than, khí có hiệu suất tại thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành thương mại thấp
hơn hiệu suất quy định tương ứng với từng dải công suất của tổ máy được quy định
tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương triển khai các giải pháp hỗ trợ thực hiện loại bỏ các phương tiện, thiết bị
sử dụng năng lượng phải loại bỏ, các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được
xây dựng mới quy định tại Quyết định này.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng
tối thiểu của các phương tiện, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng.

c) Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội
và yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện, chủ trì, phối hợp với
các bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải
loại bỏ và các tổ máy phát điện không xây dựng mới.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ
kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về loại bỏ thiết bị sử dụng năng
lượng có mức hiệu suất thấp và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được
xây dựng mới quy định tại Quyết định này.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng
dẫn, kiểm tra việc xuất nhập khẩu hàng hóa tuân thủ theo quy định về loại bỏ
thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp
không được xây dựng mới quy định tại Quyết định này.

c) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng,
soát xét tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng
tối thiểu của các phương tiện, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng.

3. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý của mình, chủ trì thực hiện việc loại bỏ các
phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp
không được xây dựng mới.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 7 năm 2023.

Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị
sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được
xây dựng mới hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan có
trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, CN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VÀ LỘ TRÌNH THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CÓ HIỆU
SUẤT THẤP KHÔNG CHO PHÉP NHẬP KHẨU, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
(Kèm theo Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)

Không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh
các thiết bị có hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối
thiểu quy định tại các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), cụ thể như sau:

STT

Tên gọi (thiết
bị)

Tiêu chuẩn quốc
gia

Lộ trình áp dụng

I. Nhóm thiết bị gia dụng:

1

Bóng đèn huỳnh quang compact

TCVN 7896:2015

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực

2

Balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang

TCVN 7897:2013

3

Balát điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh quang

TCVN 8248:2013

4

Bóng đèn huỳnh quang ống thẳng

TCVN 8249:2013

5

Quạt điện

TCVN 7826:2015

6

Máy giặt gia dụng

TCVN 8526:2013

7

Nồi cơm điện

TCVN 8252:2015

8

Đèn LED

TCVN 11844:2017

Từ ngày 01/4/2025

9

Bếp hồng ngoại

TCVN 13373:2021

10

Bếp từ

TCVN 13372:2021

11

Tủ mát

TCVN 7828:2016

12

Tủ lạnh và tủ đông

TCVN 7828:2013

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực đến hết ngày 31/3/2025

TCVN 7828:2016

Từ ngày 01/4/2025

13

Bình đun nước nóng có dự trữ

TCVN 7898:2009

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực đến hết ngày 31/3/2025

TCVN 7898:2018

Từ ngày 01/4/2025

14

Máy điều hòa không khí không ống gió

TCVN 7830:2015

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực đến hết ngày 31/3/2025

TCVN 7830:2021

Từ ngày 01/4/2025

15

Máy thu hình

TCVN 9536:2012

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực đến hết ngày 31/3/2025

TCVN 9536:2021

Từ ngày 01/4/2025

II. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:

1

Máy photocopy

TCVN 9510:2012

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực

2

Máy in

TCVN 9509:2012

3

Màn hình máy tính

TCVN 9508:2012

4

Tủ giữ lạnh thương mại

TCVN 10289:2014

5

Máy tính xách tay

TCVN 11848:2021

Từ ngày 01/4/2025

6

Máy tính để bàn

TCVN 13371:2021

III. Nhóm thiết bị công nghiệp:

1

Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc

TCVN 7540-1:2013

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực

2

Máy biến áp phân phối

TCVN 8525:2015

3

Đèn điện LED chiếu sáng đường và phố

TCVN 12666:2019

Từ ngày 01/4/2025

4

Nồi hơi trong các xí nghiệp công nghiệp

TCVN 8630:2010

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực đến hết ngày 31/3/2025

TCVN 8630:2019

Từ ngày 01/4/2025

PHỤ LỤC II

DANH MỤC VÀ LỘ TRÌNH TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN BẰNG THAN, KHÍ
TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN CÓ HIỆU SUẤT THẤP KHÔNG CHO PHÉP XÂY MỚI
(Kèm theo Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)

Không cho phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng
than, khí có hiệu suất thấp hơn giá trị quy định, cụ thể như sau:

STT

Tổ máy

Hiệu suất (%)

Lộ trình áp dụng

I. Các tổ máy phát điện bằng than, hiệu suất
thô theo nhiệt trị thấp tại công suất định mức của tổ máy, quy về điều kiện
nhiệt độ nước làm mát đầu vào 28°C và nhiệt độ môi trường 30°C, phải không thấp
hơn giá trị sau:

1

Tổ máy có công suất ≥ 50 MW và < 150 MW

34,0

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực

2

Tổ máy có công suất ≥ 150 MW và < 300 MW

38,0

3

Tổ máy có công suất ≥ 300 MW và < 600 MW

39,0

4

Tổ máy có công suất ≥ 600 MW và < 800 MW

41,0

5

Tổ máy có công suất ≥ 800 MW

43,0

II. Các tổ máy phát điện bằng khí đốt, sử dụng
công nghệ tua-bin khí chu trình đơn, hiệu suất tổ tua-bin khí (trạng thái không
khí môi trường: 15°C, 760 mmHg và độ ẩm 60%) không thấp hơn:

1

Tổ máy có công suất ≥ 100 MW và < 150 MW

33,0

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực

2

Tổ máy có công suất ≥ 150 MW và < 200 MW

34,0

3

Tổ máy có công suất ≥ 200 MW và < 300 MW

37,0

4

Tổ máy có công suất ≥ 300 MW

39,0

III. Các tổ máy phát điện bằng khí đốt, sử dụng
công nghệ tua-bin khí chu trình kết hợp, hiệu suất của cụm tua-bin khí chu
trình kết hợp (trạng thái không khí môi trường: 15°C, 760 mmHg và độ ẩm 60%)
theo công suất đơn vị của tổ tua-bin khí đơn, không thấp hơn:

1

Tổ máy có công suất ≥ 100 MW và < 150 MW

49,5

Từ ngày Quyết định
này có hiệu lực

2

Tổ máy có công suất ≥ 150 MW và < 200 MW

51,0

3

Tổ máy có công suất ≥ 200 MW và < 300 MW

55,5

4

Tổ máy có công suất ≥ 300 MW

58,5

Kế hoạch 1203/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 1203/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Dương Mah Tiệp
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 1203/KH-UBND 2023 thực hiện Kết luận 36-KL/TW an ninh nguồn nước Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1203/KH-UBND

Gia Lai, ngày 24
tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW NGÀY
23 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ AN TOÀN ĐẬP,
HỒ CHỨA NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Kết luận số 36-KL/TW
ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ
chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Kết luận 36-KL/TW
ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị); Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của
Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW
ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ
chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Quyết định số
1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số
1012/QĐ-BNN-TL ngày 21/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ
tướng Chính phủ Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày
23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Quyết định
1012/QĐ-BNN-TL của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị, Quyết định
số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số
1012/QĐ-BNN-TL của Bộ Nông nghiệp và PTNT, với nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Nghiên cứu, quán triệt và thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính
trị, Quyết định số 1595/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo chuyển biến rõ rệt,
thống nhất về nhận thức và hành động, nhất là trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền địa phương, các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn
nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

2. Phát huy vai trò của hệ thống
chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với công tác bảo đảm
an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

3. Việc triển khai thực hiện Kết
luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị và các Quyết định số
1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số
1012/QĐ-BNN-TL của Bộ Nông nghiệp và PTNT phải được tiến hành đồng bộ với việc
tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch,
dự án, đề án về phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và từng giai đoạn của các
sở, ban, ngành, địa phương.

II. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ

1. Tuyên
truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước
và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

– Các sở, ban, ngành, địa
phương triển khai phổ biến và quán triệt các Luật, Nghị định, Văn bản chỉ đạo về
thực hiện công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhằm
nâng cao nhận thức, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng
đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nhận thức đúng, đầy đủ
về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng,
vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người
dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

– Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp tuyên
truyền, vận động nhân dân quản lý, chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm;
phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng.

– UBND các huyện, thị xã, thành
phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh,
Báo Gia Lai xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp,
người dân thực hiện công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa
nước.

2. Tổ chức
thực hiện chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm
an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

– Tổ chức triển khai thực hiện
các chính sách liên quan đến an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của các Bộ,
ngành Trung ương đảm bảo đồng bộ, khả thi theo quy định của Luật Tài nguyên nước,
Luật Thủy lợi và các quy định liên quan.

– Xây dựng Đề án bảo đảm an
ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 trên địa bàn tỉnh (khi Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập hồ
chứa nước được Chính phủ ban hành).

– Thường xuyên triển khai
chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, người
lao động quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, an
toàn đập, hồ chứa nước.

– Đa dạng hóa thu hút nguồn lực
để đầu tư các dự án trọng điểm liên kết, kết nối nguồn nước liên tỉnh, liên
vùng; kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình, dự án đầu tư công để sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
lớn, hồ chứa phục vụ đa mục tiêu; chính sách thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng
công trình tích trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước và công trình bảo đảm an
sinh xã hội.

– Từng bước hoàn thiện kết cấu
hạ tầng cấp nước sinh hoạt; hạ tầng tiêu thoát nước đô thị, khu dân cư nông
thôn tập trung và khu công nghiệp; phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc
bảo vệ và giữ gìn các nguồn nước hiện có kết hợp phục hồi nguồn nước suy thoái,
ô nhiễm.

3. Nâng cao
chất lượng công tác quy hoạch tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ
lượng nguồn nước

– Triển khai thực hiện các nhiệm
vụ trọng tâm thuộc trách nhiệm địa phương trong Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
Sê San thời kì 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng hợp lưu vực
sông Srêpôk thời kì 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại
các Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 27/12/2021 và Quyết định số 2138/QĐ-TTg ngày
20/12/2021; tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh, Kế hoạch thực hiện Đề án phòng chống
sạt lở bờ sông, bờ suối đến 2030 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch Phòng chống thiên
tai tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; rà soát, cập nhật
bổ sung các Kế hoạch nói trên liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập hồ
chứa nước;

– Xây dựng kịch bản ứng phó các
tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái
nguồn nước từ công trình thủy lợi, bảo vệ môi trường nước; tăng cường công tác
điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá trữ lượng nguồn nước phục vụ hiệu
quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

4. Chủ động
tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ
dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội

– Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm,
tái sử dụng nước để giảm thất thoát, lãng phí.

– Tăng cường thực hiện các biện
pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai
các giải pháp bổ sung nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt,
công nghiệp,… tại các khu vực khan hiếm nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện đầu
tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, khu vực
khan hiếm nước, khu vực bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu; Từng bước đầu tư khép
kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, công trình công trình cấp nước
sinh hoạt nông thôn, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai,
vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; thực hiện giải pháp tích trữ nước quy
mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

– Xây dựng Chương trình phát
triển, mở rộng hồ điều hoà thoát nước mưa đa năng trong đô thị, hoàn thiện công
trình cấp, thoát nước sinh hoạt đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng
của thiên tai.

5. Nâng cao
chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước

– Sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ
chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ theo thiết kế; lắp đặt
thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, hệ thống giám sát vận hành,
thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du các hồ chứa, trong
đó ưu tiên các công trình hồ chứa lớn và vừa có nguy cơ rủi ro cao, lưu vực tập
trung dòng chảy nhanh.

– Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu
tiên, từng bước đầu tư xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết
nguồn nước tại các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt
để tích trữ nước, chuyển nước, cắt giảm lũ; nâng cấp, hiện đại hoá các công
trình phòng, chống tác hại của nước, bảo đảm an toàn chống lũ kết hợp kiểm soát
nguồn nước.

– Rà soát, đánh giá lại công
năng, nhiệm vụ của các đập, hồ chứa nước, nạo vét bồi lắng lòng hồ, bảo đảm
dung tích của hồ theo thiết kế; tiếp tục ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến,
chuyển đổi số trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình đập, hồ chứa
nước. Từng bước hiện đại hoá hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ
liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, kết nối với
hệ thống quan trắc khí tượng, thuỷ văn để phục vụ quản lý, vận hành đập, hồ chứa
nước theo thời gian thực. Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa
nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập.

6. Phòng,
chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi
khí hậu

– Tăng cường năng lực, chất lượng
dự báo, cảnh báo thiên tai theo thời gian thực; kịp thời cung cấp thông tin, dữ
liệu, bảo đảm chủ động trong phát triển kinh tế – xã hội và dân sinh; chú trọng
đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn, nhất là mạng
lưới trạm thuỷ văn chuyên dùng.

– Chuyển đổi số, hiện đại hoá
công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi; xây dựng, củng cố,
nâng cấp bảo đảm an toàn các công trình thuỷ lợi và nước sạch nông thôn. Tiếp tục
rà soát các công trình bị hư hỏng, xuống cấp để đầu tư, bảo đảm đáp ứng được
nhu cầu nguồn nước, an toàn công trình và thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Tăng cường công tác dự báo, cảnh
báo nguy cơ mất an ninh nguồn nước; kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu, bảo đảm
chủ động trong phát triển kinh tế – xã hội và dân sinh; quản lý chặt chẽ việc
khai thác cát, sỏi lòng sông, hồ chứa nước; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các
dự án chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

– Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
các dự án di dân khẩn cấp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất đá, sạt lở bờ sông,
bờ suối; xây dựng các khu tái định cư, bố trí ổn định dân cư các khu vực có
nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai; hệ thống chống ngập, úng đô thị, khu dân cư.

7. Triển
khai ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn
nước, an toàn đập, hồ chứa nước

– Triển khai ứng dụng công nghệ
mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, phục vụ quản lý nguồn nước. Đẩy mạnh chuyển
đổi số để quản lý nguồn nước, ứng phó với thiên tai liên quan đến nước, thích ứng
với biến đổi khí hậu; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước trong các ngành
kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, công nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách
đào tạo, đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

– Ưu tiên ứng dụng các giải
pháp, công nghệ tiên tiến để phát triển, thu tích trữ, điều tiết, điều hòa,
chuyển nước, liên kết nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và an toàn;
tái sử dụng nước, giảm thất thoát nước; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước
trong các ngành kinh tế, nhất là trong nông nghiệp.

– Nghiên cứu đề xuất và thực hiện
các Chương trình khoa học công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước phù hợp
với đặc điểm, điều kiện của địa phương.

8. Tăng cường
bảo vệ môi trường, bảo đảm và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng, bảo vệ nguồn
sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

– Kiểm soát, giám sát chặt chẽ
các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công
nghiệp, các trang trại, gia trại chăn nuôi,… Đánh giá khả năng chịu tải, phân
vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng
các loại hoá chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước
ngầm ở khu vực có nguy cơ sụt lún đất. Đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các nguồn
nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước; bảo vệ và phát triển
bền vững nguồn sinh thuỷ trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa.

– Đẩy nhanh việc cải tạo, phục
hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước; bảo vệ
và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; đẩy nhanh việc
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thuỷ
trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa.

9. Đẩy mạnh
hợp tác về bảo đảm an ninh nguồn nước

– Tăng cường hợp tác, trao đổi,
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các Bộ, ngành, Trung ương và các tỉnh,
thành phố về bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác hiệu quả, bền vững nguồn nước
phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

– Hợp tác, liên kết với các tổ
chức quốc tế, trong nước về nghiên cứu khoa học, các chương trình dự án về an
ninh nguồn nước và đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.

III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được
giao chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.
Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp,
báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và
Môi trường theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương
triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm tổng hợp kết quả triển khai, báo
cáo theo quy định.

3. Giao Sở Tài chính chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp
cho các sở, ban, ngành thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

4. Căn cứ đề xuất của các sở,
ban, ngành và các địa phương, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, cân đối đề xuất nguồn vốn đầu tư, tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng
năm để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn tài
chính hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện.

7. Đề nghị Tổng công ty Cà phê
Việt Nam, Binh đoàn 15 tổ chức xây dựng Kế hoạch, bố trí kinh phí và triển khai
thực hiện nghiêm túc nội dung tại Mục II Kế hoạch này (đối với các đập, hồ chứa
nước thuộc cơ quan quản lý nằm trên địa bàn tỉnh). Định kỳ gửi kết quả thực hiện
về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 30 tháng
11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng
Chính phủ.

(Kèm
theo Phụ lục các nhiệm vụ triển khai theo Kế hoạch)

Căn cứ nội dung công việc được
phân công tại Kế hoạch, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố,
chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực
thực hiện.


Nơi nhận:
– Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
– TT Tỉnh uỷ; TT HĐND tỉnh (b/c);
– Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
– Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– CVP, các PCVP UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
– Các Huyện ủy, Thị uỷ, Thành ủy;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Lưu VT, CNXD.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Dương Mah Tiệp

Quyết định 1066/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1066/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Bùi Văn Khánh
  • Ngày ban hành: 24/05/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1066/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Hòa Bình


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1066/QĐ-UBND

Hoà Bình, ngày 24
tháng 5 năm 2023

QUYẾT
ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT
CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC,
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH

CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp
vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số
1235/QĐ-BTNMT ngày 15/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước
thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 192/STNMT-VP ngày 22/5/2023.

QUYẾT
ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính (TTHC)
được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết TTHC lĩnh vực lĩnh vực tài nguyên nước,
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình.

(Chi tiết Danh mục tại Phụ lục I, Quy trình nội bộ tại Phụ lục
II kèm theo
)

Phụ lục
Danh mục và nội dung cụ thể của TTHC tại Quyết định này được công khai trên Cơ
sở dữ liệu quốc gia về TTHC, Cổng Dịch vụ công quốc gia (địa chỉ:
csdl.dichvucong.gov.vn);
Cổng Dịch vụ công của tỉnh (địa chỉ:
dichvucong.hoabinh.gov.vn), Trang Thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh (địa chỉ: http://vpubnd.hoabinh.gov.vn), Trang thông tin của Sở
Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ: http://sotainguyen.hoabinh.gov.vn).

Điều 2. Các TTHC công bố tại Quyết định này được thực hiện tiếp nhận, trả
kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo quy định.

Điều 3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

– Đồng bộ
đầy đủ, kịp thời dữ liệu TTHC tại Quyết định này từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về
TTHC lên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và công khai trên Cổng
Thông tin điện tử tỉnh theo quy định;

– Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy trình tại Quyết định
này, xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm của Hệ thống
thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh theo quy định. Thời gian trước ngày 31/5/2023.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc yêu cầu
công dân nộp bản sao hoặc xuất trình các loại giấy tờ có giá trị chứng minh
thông tin về cư trú theo quy định của Nghị định số
104/2022/NĐ-CP
ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm
trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên
và Môi trường, Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

Như Điều 4;
– Cục Kiểm soát TTHC – VP Chính phủ;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
– Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
– Trung tâm TH&CB tỉnh;
– Trung tâm PVHCC tỉnh;
– Lưu: VT, NVK (Ng.20b)

CHỦ
TỊCH

Bùi Văn Khánh


PHỤ LỤC I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HOÀ BÌNH

(Kèm theo Quyết định số: 1066/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH

(Sửa đổi,
bổ sung, thay thế các nội dung TTHC tương ứng đã công bố tại Quyết định số 2485/QĐ-UBND
ngày 30/9/2016, Quyết định số 556/QĐ-UBND ngày 28/3/2023 và Quyết định số 893/QĐ-UBND
ngày 04/5/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

Tên
TTHC/ Mã TTHC

Thời
hạn giải quyết

Địa
điểm thực hiện

Phí,
lệ phí nếu có

Căn
cứ pháp lý

I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CẤP TỈNH

1

Cấp giấy phép thăm
dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m
3/ngày đêm

1.004232.000.00.00.H28

36 ngày làm việc, cụ
thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ sơ:
Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm
định đề án:
Trong
thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm thẩm định đề án.

+ Thời gian bổ
sung, hoàn thiện đề án
không tính vào thời gian thẩm định đề án. Thời gian thẩm
định sau khi đề án được bổ sung hoàn chỉnh là mười tám (18) ngày làm việc.

– Thời hạn trả giấy phép: Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Sở Tài
nguyên và Môi trường, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

– Phí thẩm định đề án
có lưu lượng dưới 200 m
3/ngày đêm: 400.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án, có lưu lượng từ 200 m
3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.100.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 500 m
3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 2.600.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 1.000 m
3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm:

5.000.000 đồng/1 đề
án, báo cáo.

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

– Nghị Quyết số 277/2020/NQ-HĐND
ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Hòa Bình về quy định danh mục chi tiết, mức thu,
miễn, giảm và tỷ lệ (%) trích, nộp những khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh

2

Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới
3.000 m
3/ngày đêm

1.004228.000.00.00.H28

31 ngày làm việc, cụ
thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ sơ:
trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm định
báo cáo
:
trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo, nếu cần
thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo.

Thời gian bổ sung,
hoàn thiện
không
tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo
được bổ sung hoàn chỉnh là mười tám (18) ngày làm việc.

– Thời hạn trả giấy
phép:
trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ chức, cá
nhân để nhận giấy phép.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

– Phí thẩm định đề án
có lưu lượng dưới 200 m
3/ngày đêm: 200.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án, có lưu lượng từ 200 m
3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 đồng/1
đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 500 m
3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000
đồng.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 1.000 m
3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Nghị Quyết số 277/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Hòa Bình về quy
định danh mục chi tiết, mức thu, miễn, giảm và tỷ lệ (%) trích, nộp những
khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh

3

Cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m
3/ngày đêm

1.004223.000.00.00.H28

36 ngày làm việc,
cụ thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ

sơ:
trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm
định

báo cáo: trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo.

Thời gian bổ sung,
hoàn thiện báo cáo
không
tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo
được bổ sung hoàn chỉnh là mười tám (18) ngày làm việc.

– Thời hạn trả giấy
phép:
trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

– Phí thẩm định đề án
có lưu lượng dưới 200 m
3/ngày đêm: 400.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án, có lưu lượng từ 200 m
3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.100.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 500 m
3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 2.600.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 1.000 m
3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 5.000.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính
phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

– Nghị Quyết số 277/2020/NQ-HĐND
ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Hòa Bình về quy định danh mục chi tiết, mức thu,
miễn, giảm và tỷ lệ (%) trích, nộp những khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình

4

Gia hạn/điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng
dưới 3.000 m3/ngày đêm

1.004211.000.00.00.H28

31 ngày làm việc, cụ
thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ sơ:
trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm định báo cáo:
trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo.

Thời gian bổ sung,
hoàn thiện
không
tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo
được bổ sung hoàn chỉnh là mười tám (18) ngày làm việc.

– Thời hạn trả giấy phép: trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ chức, cá
nhân để nhận giấy phép.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

– Phí thẩm định đề án
có lưu lượng dưới 200 m
3/ngày đêm: 200.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án, có lưu lượng từ 200 m
3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 đồng/1
đề án, báo cáo.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 500 m
3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000
đồng.

– Phí thẩm định đề
án có lưu lượng từ 1.000 m
3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000
đồng/1 đề án, báo cáo.

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Nghị Quyết số 277/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Hòa Bình về quy định
danh mục chi tiết, mức thu, miễn, giảm và tỷ lệ (%) trích, nộp những khoản
phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh

5

Cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với
hồ chứa, đập dâng thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m
3 /giây và dung tích
toàn bộ dưới 20 triệu m
3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây trở lên và
dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m
3, hoặc đối với công trình khai thác, sử
dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m
3/giây; phát điện
với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới
50.000 m
3/ngày đêm; cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng
thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3 /ngày
đêm

1.004179.000.00.00.H28

36 ngày làm việc,
cụ thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ sơ:
Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm
định đề

án, báo cáo: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo.

Thời gian bổ sung,
hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo
không tính vào thời gian thẩm định
đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn
chỉnh là mười tám (18) ngày làm việc.

– Thời hạn trả giấy
phép:
Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy
phép.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

– Phí thẩm định đề
án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng dưới 0,1 m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng dưới 500
m
3/ngày đêm: 600.000
đồng.

– Phí thẩm định đề
án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng từ 0,1 m
3/giây đến dưới 0,5
m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu
lượng từ 500 m
3/ngày đêm đến dưới
3.000 m
3/ngày đêm:
1.800.000 đồng.

– Phí thẩm định đề án,
báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ
0,5 m
3/giây đến dưới 1,0
m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho mục đích khác với
lưu lượng từ 3.000 m
3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm: 4.400.000
đồng.

– Phí thẩm định đề
án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng từ 1,0 m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất từ 1.000 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng từ
20.000 m
3/ngày đêm:
8.400.000 đồng

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Nghị Quyết số 277/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Hòa Bình về quy
định danh mục chi tiết, mức thu, miễn, giảm và tỷ lệ (%) trích, nộp những
khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh

6

Gia hạn/điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m
3/giây và dung tích
toàn bộ dưới 20 triệu m
3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây trở lên và
dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m
3, hoặc đối với công trình khai thác, sử
dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5m
3/giây; phát điện
với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới
50.000 m
3/ngày đêm; cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng
thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3/ngày
đêm

1.004167.000.00.00.H28

31 ngày làm việc,
cụ thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ sơ:
Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm
định

báo cáo: Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định báo cáo.

Thời gian bổ sung,
hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo
không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là mười tám (18) ngày
làm việc.

– Thời hạn trả giấy
phép:
Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của UBND cấp
tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

– Phí thẩm định đề án,
báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng
dưới 0,1 m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng dưới 500
m
3/ngày đêm: 300.000
đồng.

– Phí thẩm định đề
án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng từ 0,1 m
3/giây đến dưới 0,5
m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu
lượng từ 500 m
3/ngày đêm đến dưới
3.000 m
3/ngày đêm: 900.000
đồng.

– Phí thẩm định đề án,
báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ
0,5 m
3/giây đến dưới 1,0
m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho mục đích khác với
lưu lượng từ 3.000 m
3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm: 2.200.000
đồng.

– Phí thẩm định đề án,
báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ
1,0 m
3/giây; hoặc để phát
điện với công suất từ 1.000 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng từ
20.000 m
3/ngày đêm:
4.200.000 đồng

– Nghị định 02/2023/NĐ-CP
ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

Nghị Quyết số 277/2020/NQ-HĐND
ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Hòa Bình về quy định danh mục chi tiết, mức thu,
miễn, giảm và tỷ lệ (%) trích, nộp những khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết
định của Hội đồng nhân dân tỉnh

7

Cấp giấy phép hành
nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

1.004122.000.00.00.H28

Trong thời hạn
không quá 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định cấp giấy phép hành nghề
khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ và gửi Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Phí thẩm định hồ sơ
điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: 1.400.000 đồng/hồ sơ

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT
ngày 11/7/2014; Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

– Nghị quyết số 277/2020/NQ-HĐND
ngày 23/7/2020 về quy định danh mục chi tiết, mức thu, miễn, giảm và tỷ lệ phần
trăm (%) trích, nộp những khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng nhân dân tỉnh.

8

Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

2.001738.000.00.00.H28

Trong thời hạn
không quá 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định cấp gia hạn, điều chỉnh nội
dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ và gửi Giấy
phép cho tổ chức, cá nhân.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Phí thẩm định hồ sơ
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất: 700.000
đồng/hồ sơ

– Thông tư số  40/2014/TT-BTNMT
ngày 11/7/2014; Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20/10/2022 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

– Nghị quyết số 277/2020/NQ-HĐND
ngày 23/7/2020 về quy định danh mục chi tiết, mức thu, miễn, giảm và tỷ lệ phần
trăm (%) trích, nộp những khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng nhân dân tỉnh.

9

Thẩm định, phê duyệt
phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện
và hồ chứa thủy lợi

2.001850.000.00.00.H28

35 ngày làm việc,
cụ thể:

– Thời hạn kiểm tra
hồ sơ:
Trong
thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận phương án, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án.

– Thời hạn thẩm
định, lấy ý kiến các cơ quan liên quan, phê duyệt phương án
: Trong thời hạn 30
ngày làm việc, kể từ ngày phương án đạt yêu cầu. Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, UBND cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan;
nếu cần thiết thì trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án
cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa.

– Thời hạn trả giấy
phép:
Trong
thời hạn ba (02) ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án,
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo, trả kết quả cho tổ chức.

Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Không
quy định

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP
ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

PHỤ
LỤC II.

QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA,
MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT TTHC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH

(Kèm
theo Quyết định số: 1066/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Hòa Bình)

A. QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC
HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA

Số
TT

Tên
thủ tục hành chính

Tổng
số ngày

Trình
tự thực hiện theo cơ chế một cửa (ngày)

Trung
tâm Phục vụ HCC tỉnh/

(B1:
Tiếp nhận hồ sơ)

Phòng
Tài nguyên nước và khí tượng

(B2:
Thời gian giải quyết hồ sơ)

Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

(B3:
Ký duyệt hồ sơ, giấy phép)

Trung
tâm Phục vụ

HCC tỉnh

(B4:
Vào sổ, trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh để trả cho tổ chức, cá
nhân)

1

Cấp giấy phép thăm
dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m
3/ngày đêm

1.004232.000.00.00.H28

36
ngày làm việc

01
ngày

30
ngày

03
ngày

03
ngày

2

Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới
3.000m
3/ngày đêm

1.004228.000.00.00.H28

31
ngày làm việc

01
ngày

25
ngày

03
ngày

03
ngày

3

Cấp giấy phép hành nghề
khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

1.004122.000.00.00.H28

21

01
ngày

15
ngày

03
ngày

02
ngày

4

Gia hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

2.001738.000.00.00.H28

16

01
ngày

10
ngày

03
ngày

02
ngày

B. QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC
HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Số
TT

Tên
thủ tục hành chính

Tổng
số ngày

Trình
tự thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông (ngày)

Trong
đó


quan/ đơn vị chủ trì


quan/đơn vị phối hợp/Quyết định

(Nêu
rõ tên cơ quan/đơn vị)

Thời
gian giải quyết

Trung
tâm Phục vụ HCC tỉnh

(B1:
Tiếp nhận hồ sơ)

Phòng
Tài nguyên nước và Khí tượng

(B2:
Thời gian giải quyết hồ sơ)

Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

(B3:
Ký duyệt hồ sơ, tờ trình)

Trung
tâm Phục vụ HCC tỉnh

(B4:
Vào sổ, trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh)

TTHC CẤP TỈNH

1

Cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m
3/ngày đêm

1.004223.000.00.00.H28

36
ngày làm việc

30
ngày

01
ngày

25
ngày

02
ngày

02
ngày

VP.UBND
tỉnh

06
ngày

2

Gia hạn, điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng
dưới 3.000m
3/ngày đêm

1.004211.000.00.00.H28

31
ngày làm việc

25
ngày

01
ngày

20
ngày

02
ngày

02
ngày

VP.UBND
tỉnh

06
ngày

3

Cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với
hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m
3 /giây và dung tích
toàn bộ dưới 20 triệu m
3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây trở lên và
dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m
3, hoặc đối với công trình khai thác, sử
dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m
3/giây; phát điện
với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới
50.000 m
3/ngày đêm; cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng
thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3 /ngày
đêm

1.004179.000.00.00.H28

36
ngày làm việc

30
ngày

01
ngày

25
ngày

02
ngày

02
ngày

VP.UBND
tỉnh

06
ngày

4

Gia hạn, điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có
dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên; hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai
thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu
lượng từ 2m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m
3 trở lên; công trình
khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng khai thác từ 5m
3/giây trở lên; phát điện với công suất lắp
máy từ 2.000 kw trở lên; cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000m
3/ngày đêm trở lên

1.004167.000.00.00.H28

31
ngày làm việc

25
ngày

01
ngày

20
ngày

02
ngày

02
ngày

VP.UBND
tỉnh

06
ngày

5

Thẩm định, phê
duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy
điện và hồ chứa thủy lợi

2.001850.000.00.00.H28

35
ngày làm việc

20
ngày

01
ngày

14
ngày

03
ngày

02
ngày

VP.UBND tỉnh: 05
ngày;

Sở Công Thương, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các
cơ quan, đơn vị có liên quan: 10 ngày

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN