Quyết định Khongso

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: Khongso
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Minh Chính
  • Ngày ban hành: 20/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tiền tệ - Ngân hàng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định tín dụng Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2030


THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:
/QĐ-TTg

Hà Nội,
ngày tháng năm 2023

DỰ THẢO
Ngày 20/6/2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TÍN DỤNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 27 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mục
đích tín dụng

Cơ chế tín dụng này nhằm thực hiện Chiến lược quốc
gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
theo Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ,
bao gồm:

1. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa
chữa công trình nước sạch hộ gia đình.

2. Đầu tư xây dựng mới,
nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình vệ sinh hộ gia đình, bao gồm: Công trình vệ
sinh, thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt
động chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt
động khác của hộ gia đình.

Điều 2.
Đối tượng áp dụng điều chỉnh

1. Ngân hàng Chính sách xã
hội.

2. Khách hàng vay vốn.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan.

Điều 3. Đối tượng và điều kiện
vay vốn

1. Đối tượng vay vốn: Hộ gia đình cư trú hợp
pháp tại địa phương thuộc vùng nông thôn (sau đây gọi chung là khách hàng).
Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính
không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố.

2. Điều kiện vay vốn:

a) Khách hàng cư trú hợp pháp tại địa phương thuộc
vùng nông thôn chưa có công trình nước sạch, công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc
đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.

b) Khách hàng vay vốn phải được Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi cư trú xác nhận đúng đối tượng và đủ điều kiện thụ hưởng chính sách
tín dụng.

Điều 4. Phương thức cho vay

Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được
thực hiện theo phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số
nội dung công việc trong quy trình cho vay
thông qua các tổ chức chính
trị – xã hội.

Điều 5. Mức vốn cho vay

Khách hàng được vay 02 loại
công trình nêu tại Điều 1 Quyết định này. Mức cho vay mỗi loại công
trình tối đa là 25 triệu đồng/khách hàng. Khách hàng có thể vay một hoặc nhiều
lần nhưng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa của mỗi loại công
trình.

Điều 6. Đồng
tiền cho vay, trả nợ

Đồng tiền cho vay và trả nợ là
đồng Việt Nam.

Điều 7. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay do Ngân hàng
Chính sách xã hội thỏa thuận với khách hàng
nhưng thời hạn cho vay tối đa 05 năm (60 tháng).

Điều 8. Lãi suất cho vay

1. Lãi suất cho vay 9,0%/năm.

2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho
vay.

Điều 9. Bảo
đảm tiền vay

Khách hàng vay vốn theo quy định
tại Quyết định này không phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Điều 10.
Nguồn vốn cho vay

1. Nguồn vốn do Ngân hàng Chính
sách xã hội huy động được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí
quản lý theo quy định.

2. Nguồn vốn
ngân sách địa phương hằng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho
vay theo Quyết định này
.

3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 11. Phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro

Thực hiện theo quy định pháp luật
hiện hành về
phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro tại
Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 12. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ,
mức trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

Ngân hàng Chính
sách xã hội hướng dẫn về hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả
nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực
hiện.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Khách hàng vay vốn có trách nhiệm sử
dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân
hàng Chính sách xã hội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

a) Phối hợp với các cơ quan
liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức và thực hiện Quyết
định này; Đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá
trình thực hiện.

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ
về kết quả tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; những khó khăn, vướng mắc và đề
xuất, kiến nghị liên quan đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
phát sinh trong quá trình thực hiện.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định tại Quyết định này.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp
xã thực hiện việc xác nhận về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách quy định
tại Điều 3 Quyết định này.

b) Phối hợp với các tổ chức
chính trị – xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền chính sách, tổ
chức, triển khai thực hiện.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội

a) Hướng dẫn các nội dung tại
Điều 12 Quyết định này.

b) Quản lý, huy động và sử dụng
nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng, điều kiện và mục đích theo quy định
tại Quyết định này.

c) Phối hợp với các Bộ,
ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho vay theo quy định tại
Quyết định này.

d) Phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội
và Mặt trận Tổ quốc thực hiện tuyên truyền chính sách, tổ chức, triển khai theo
quy định tại Quyết định này.

5. Các cơ quan liên quan căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ được giao cùng phối hợp thực hiện Quyết định này.

Điều 14. Xử
lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng
chính sách quy định tại Quyết định này để trục lợi, vi phạm pháp luật thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bồi thường, bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.

Điều 15. Điều khoản thi
hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày…..tháng ….. năm 2023.

2. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn; Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn; Quyết định số 1205/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức vay tín dụng tối đa thực hiện
Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3. Đối với hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt trước
ngày…/…/2023 được tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg
ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc
gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các văn bản liên
quan.

4. Đối với hộ gia đình cư trú thuộc địa giới
hành chính được nâng cấp thành phường thuộc thị
xã, quận và thành phố
trong thời gian không quá 05 năm (60 tháng) kể từ ngày
có hiệu lực được vay vốn theo quy định tại Quyết định này.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân
hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngàng Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng BCĐ về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm soát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Bộ tài Chính;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– VPCP; BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Chính phủ, Các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH.

THỦ TƯỚNG

Phạm Minh Chính

Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 2466/QĐ-BNN-VP
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày ban hành: 20/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học Công nghệ


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2466/QĐ-BNN-VP

Hà Nội, ngày 20
tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG
NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG, LÂM NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP, THUỶ LỢI, THUỶ SẢN, QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU
VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số
105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh văn
phòng Bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính lĩnh vực
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản,
Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thuỷ sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, cụ thể như sau:

– Công bố 01 thủ tục hành chính
lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg
ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ (chi tiết tại mục 1 Phần I; Phần II
Phụ lục kèm theo);

– Công bố 61 thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung cơ quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số
105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ (chi tiết tại mục 2 Phần I Phụ
lục kèm theo);

– Công bố 01 thủ tục hành chính
bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (chi tiết tại
mục 3 Phần I Phụ lục kèm theo).

Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, các cơ quan, Thủ trưởng các Vụ, Cục,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát TTHC);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Nông nghiệp VN;
– Lưu: VT, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-VP
ngày tháng năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)

PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành
chính quy định tại Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Công nhận vùng nông nghiệp ứng
dụng cao

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Danh mục thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung cơ quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số
105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC

Quyết định đã công bố

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi,
bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

Thủ tục hành chính cấp trung ương

1.

1.005320

Cấp
lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu

371/QĐ- BNN-QLCL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

2.

1.003540

Thẩm
định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản
có xuất khẩu

371/QĐ- BNN-QLCL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

3.

2.001471

Cấp
đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm thuỷ sản có xuất khẩu

371/QĐ- BNN-QLCL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

4.

2.001309

Cấp
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu sản
xuất tại các cơ sở trong danh sách ưu tiên

371/QĐ- BNN-QLCL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

5.

2.001281

Cấp
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu sản
xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên

371/QĐ- BNN-QLCL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

6.

1.003111

Chỉ
định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước

2316/QĐ- BNN-QLCL; 3279/QĐ- BNN-VP

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

7.

1.003082

Chỉ
định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm đã được công nhận theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025: 2005

2316/QĐ- BNN-QLCL; 3279/QĐ- BNN-VP

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

8.

1.003058

Gia
hạn chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước

2316/QĐ- BNN-QLCL; 3279/QĐ- BNN-VP

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

9.

2.001254

Thay
đổi, bổ sung phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước

2316/QĐ- BNN-QLCL; 3279/QĐ- BNN-VP

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

10.

1.002996

Miễn
kiểm tra giám sát cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

2316/QĐ- BNN-QLCL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

11.

1.010093

Đăng
ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

3461/QĐ- BNN-PCTT

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Đê điều và Phòng, chống thiên tai

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên
tai)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Cục Quản lý Đê điều
và Phòng, chống thiên tai” tại TTHC này

12.

1.008406

Điều
chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn
cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

1957/QĐ- BNN-PCTT

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Đê điều và Phòng, chống thiên tai

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên
tai)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Cục Quản lý Đê điều
và Phòng, chống thiên tai” tại TTHC này

13.

1.008401

Phê
duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ

1957/QĐ- BNN-PCTT

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Đê điều và Phòng, chống thiên tai

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên
tai)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Cục Quản lý Đê điều
và Phòng, chống thiên tai” tại TTHC này

14.

1.008403

Quyết
định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả
thiên tai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ

1957/QĐ- BNN-PCTT

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Đê điều và Phòng, chống thiên tai

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên
tai)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Cục Quản lý Đê điều
và Phòng, chống thiên tai” tại TTHC này

15.

1.008837

Gia
hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

3480/QĐ- BNN-KHCN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp; Cục Trồng
trọt; Cục Chăn nuôi)

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp”; cụm từ “Tổng
cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

16.

1.008836

Cấp
Quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập hoặc nghiên cứu,
phân tích, đánh giá không vì mục đích thương mại

3480/QĐ- BNN-KHCN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp; Cục Trồng
trọt; Cục Chăn nuôi)

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp”; cụm từ “Tổng
cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

17.

1.008835

Cấp
Giấy phép tiếp cận nguồn gen

3480/QĐ- BNN-KHCN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp; Cục Trồng
trọt; Cục Chăn nuôi)

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp”; cụm từ “Tổng
cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

18.

1.008833

Đăng
ký tiếp cận nguồn gen

3480/QĐ- BNN-KHCN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp; Cục Trồng
trọt; Cục Chăn nuôi)

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp”; cụm từ “Tổng
cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

19.

1.000097

Chuyển
loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

4868/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp)

Sửa
đổi, bổ sung các cụm từ “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” bằng cụm từ
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp)”

20.

1.011469

Phê
duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường thuộc thẩm quyền giải
quyết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

374/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp)

Sửa
đổi, bổ sung các cụm từ “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” bằng cụm từ
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp)”

21.

2.002467

Công
nhận giống cây trồng lâm nghiệp

362/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp”

22.

3.000180

Cấp
lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp do bị mất, bị hỏng

1766/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC
này

23.

3.000179

Cấp
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

1766/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC này

24.

1.007915

Phê
duyệt, điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh

4751/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC này

25.

1.002237

Phê
duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng đối với
khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

4868/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC này

26.

1.002226

Phê
duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ đối với
khu rừng phòng hộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

4868/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC này

27.

1.000099

Phê
duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc
dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4868/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC này

28.

1.000095

Miễn,
giảm tiền dịch vụ môi trường rừng (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên)

4868/QĐ- BNN-TCLN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Lâm nghiệp

Cục
Lâm nghiệp

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Lâm nghiệp” tại TTHC này

29.

2.001576

Công
nhận tiến bộ kỹ thuật

2346/QĐ- BNN-KHCN

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Nông nghiệp


Cục Thủy sản;


Cục Thủy lợi;


Cục Lâm nghiệp;


Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai;


Cục Trồng trọt;


Cục Bảo vệ thực vật;


Cục Chăn nuôi;


Cục Thú y;


Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường;


Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;


Cục Quản lý xây dựng công trình.

Thay
thế các cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản”; cụm từ “Tổng cục
Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi”; cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ
“Cục Lâm nghiệp”; cụm từ “Tổng cục Phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Cục
Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai”; cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển
thị trường” tại TTHC này

30.

1.003997

Cấp
giấy phép hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch
vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

31.

1.003983

Cấp
giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ
Nông nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

32.

1.003969

Cấp
gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi
tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa
chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

33.

1.003959

Cấp
gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc
thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

34.

1.003952

Cấp
gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu
khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và
PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

35.

1.003660

Cấp
lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ
Nông nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

36.

1.003647

Cấp
lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng,
sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông
nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

37.

1.003632

Phê
duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc
biệt và công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên
do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

38.

1.003611

Cấp
giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng
công trình mới; lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương
tiện; khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu
xây dựng, khai thác nước dưới đất; xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền
cấp phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2525/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

39.

2.001340

Thẩm
định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước
thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT

4638/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

40.

2.001337

Thẩm
định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc
thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT

4638/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thủy lợi)

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ lợi” bằng cụm từ “Cục Thuỷ lợi” tại TTHC này

41.

2.001332

Phê
duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp
và PTNT

4638/QĐ- BNN-TCTL

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ lợi

Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thuỷ lợi)

Sửa
đổi, bổ sung các cụm từ “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” bằng cụm từ
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thuỷ lợi)” tại TTHC này

42.

1.003851

Cấp
văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (để mục đích bảo
tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu hoặc để hợp tác
quốc tế)

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Kiểm ngư

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Kiểm ngư” tại TTHC này

43.

1.004943

Công
nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

44.

1.004940

Cấp
văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở vùng biển ngoài vùng biển
Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản
lý của Tổ chức nghề cá khu vực

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

45.

1.004936

Cấp,
cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu
hoạt động thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

46.

1.004929

Cấp
giấy phép nhập khẩu tàu cá

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

47.

1.004925

Cấp
phép xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu
hoặc trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng
đủ điều kiện (đối với mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

48.

1.004803

Cấp,
cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

1154/QĐ- BNN-TCTS; 159/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

49.

1.004794

Cấp
giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản (để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học)

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

50.

1.004683

Công
nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

51.

1.004678

Cấp,
cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
(đối với khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06
hải lý)

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

52.

1.004669

Cấp,
cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước
ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

53.

1.004654

Công
bố mở cảng cá loại 1

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

54.

2.001694

Cấp
giấy phép nhập khẩu giống thủy sản

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

55.

1.003821

Cấp
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (đối với
giống bố mẹ)

1154/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

56.

1.003790

Cấp,
cấp lại giấy phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh
giá rủi ro

676/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

57.

1.003770

Xác
nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy
sản khai thác nhập khẩu (theo yêu cầu)

4866/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Trung tâm Chất lượng, Chế biến
và phát triển thị trường vùng)

Thay
thế cụm từ “Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục
Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường” tại TTHC này

58.

1.003755

Cấp,
cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá

676/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

59.

1.003741

Cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá

676/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

60.

1.003726

Cấp
lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá

676/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

61.

1.003361

Cấp,
cấp lại giấy phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi
ro

676/QĐ- BNN-TCTS

Nghị định số 105/2022/NĐ- CP

Thuỷ sản

Cục
Thuỷ sản

Thay
thế cụm từ “Tổng cục Thuỷ sản” bằng cụm từ “Cục Thuỷ sản” tại TTHC này

3. Danh mục thủ tục hành
chính bị bãi bỏ

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Quyết định đã công bố

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp
trung ương

1

1.004638

Xác nhận cam kết sản phẩm thủy
sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

2316/QĐ- BNN- QLCL

Thông tư số 21/2018/TT-
BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Công
nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị
công nhận

Tổ chức đầu mối của vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã)
lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gửi trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ
sơ.

(i) Trường hợp hồ sơ hợp lệ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và
thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc,
kể từ ngày gửi thông báo cho tổ chức đề nghị công nhận, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(ii) Trường hợp phải bổ sung, sửa
đổi hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và
thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được văn bản thông báo, Tổ chức đầu mối của vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao hoàn thiện hồ sơ nộp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức
thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có thể tham khảo quy trình thành lập Tổ thẩm định, tổ
chức thẩm định và trình ban hành Quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao theo hướng dẫn được ban hành tại Công văn số 2613/BNN-KHCN ngày
04/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg)

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

(i) Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị công nhận vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

– Thuyết minh vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 2 Quyết định
66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

(Tổ chức đầu mối vùng có thể
tham khảo mẫu đơn đề nghị (B1.ĐCN-BNN) và thuyết minh vùng (B2.TMV-BNN) được
ban hành tại Công văn số 2613/BNN- KHCN ngày 04/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg)

* Số lượng hồ sơ: 10 bộ (01 bộ
hồ sơ gốc và 09 bộ hồ sơ bản sao).

d) Thời hạn giải quyết:

(i) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 30
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

(ii) Trường hợp hồ sơ phải thực
hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 65 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã)

e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có thể tham khảo mẫu Quyết định công nhận vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao (B3.QĐCN-BNN) được ban bành tại Công văn số
2613/BNN-KHCN ngày 04/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg).

h) Phí, lệ phí: Không quy định.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:

– Tổ chức sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện
liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng;

– Sản phẩm sản xuất trong vùng
là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

+ Giống cây trồng, vật nuôi, giống
thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội;

+ Sản phẩm nông lâm thủy sản có
giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc
tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP).

– Công nghệ ứng dụng là các công
nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch
bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu
nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; công nghệ thông
tin, viễn thám, thân thiện môi trường. Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp,
nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao
động;

– Vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới
hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật
tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thuỷ lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng
hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành
và địa phương;

– Đối tượng sản xuất và quy mô
vùng:

+ Sản xuất hoa diện tích tối
thiểu là 50 ha;

+ Sản xuất rau an toàn diện
tích tối thiểu là 100 ha;

+ Sản xuất giống lúa diện tích
tối thiểu là 100 ha;

+ Nhân giống và sản xuất nấm
ăn, nấm dược liệu diện tích tối thiểu là 5 ha;

+ Cây ăn quả lâu năm diện tích
tối thiểu là 300 ha;

+ Cây công nghiệp lâu năm (Chè,
cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha;

+ Thủy sản: Sản xuất giống diện
tích tối thiểu là 20 ha; nuôi thương phẩm diện tích tối thiểu là 200 ha;

+ Chăn nuôi bò sữa số lượng tối
thiểu là 10.000 con/năm; bò thịt tối thiểu 20.000 con/năm;

+ Chăn nuôi lợn thịt số lượng tối
thiểu là 40.000 con/năm; lợn giống (lợn nái) tối thiểu 2.000 con/năm;

+ Chăn nuôi gia cầm số lượng tối
thiểu là 50.000 con/lứa.

l) Căn cứ pháp lý: Quyết định số
66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Quyết định 1450/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 1450/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Cao Tiến Dũng
  • Ngày ban hành: 20/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 1450/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Đồng Nai


ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

——-

CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1450/QĐ-UBND

Đồng Nai,
ngày 20 tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG
BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ, QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, b sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định
liên quan đến
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp
vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP
ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1235/QĐ-BTNMT
ng
ày 15/5/2023 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công b
thủ tục hành chính sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà
nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày
17/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính lĩnh vực
tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi
trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Quyết định số 3859/QĐ-UBND ngày
06/10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc công b
thủ tục hành
chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành
chính thay thế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng
Nai;

Căn cứ Quyết định Quyết định số
643/QĐ-UBND ngày 04/4/2023 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc công
b
thủ tục hành
chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài
nguyên nước thuộc phạm v
i chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên
và Môi trường, UBND cấp huyện t
nh Đồng Nai;

Căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-UBND
ngày 26/5/2023 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc công b
thủ tục hành
chính sửa đổi, bổ sung và quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính thay
thế trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài
nguyên và M
ôi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 332/TTr-STNMT ngày 02 tháng 6 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này là thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và quy trình nội bộ, quy
trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực tài nguyên
nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường (Danh mục
và nội dung đính kèm)
.

Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký; sửa đổi, bổ sung 09 thủ tục hành chính và thay thế 09 quy
trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước nước cấp tỉnh.
Trong đó:

1. Thủ tục hành
chính: Sửa đổi, bổ sung 09 thủ tục hành chính, gồm:

– 01 thủ tục hành chính lĩnh vực tài
nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục ban hành tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày
17/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh (thủ tục số 15).

– 02 thủ tục hành chính lĩnh vực tài
nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục ban hành tại Quyết định số 3859/QĐ-UBND ngày
06/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm các thủ tục theo số thứ tự 25, 28.

– 04 thủ tục hành chính lĩnh vực tài
nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục ban hành tại Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày
04/4/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm các thủ tục theo số thứ tự 1, 2, 3, 4.

– 02 thủ tục hành chính lĩnh vực tài
nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục ban hành tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày
26/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm các thủ tục theo số thứ tự 1, 2.

2. Quy trình nội bộ,
quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính: Thay thế 09 quy trình, gồm:

– 03 quy trình nội bộ, quy trình điện
tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục
ban hành tại Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 23/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm
các thủ tục theo số thứ tự 1, 4, 15.

– 04 quy trình nội bộ, quy trình điện
tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục
ban hành tại Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm
các quy trình theo số thứ tự 1, 2, 3, 4.

– 02 quy trình nội bộ, quy trình điện
tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước cấp tỉnh theo danh mục
ban hành tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh,
gồm các quy trình theo số thứ tự 1, 2.

Nội dung công bố các thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này thay thế các nội dung thủ tục
hành chính tương ứng đã được công bố tại các Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày
26/5/2023, 643/QĐ-UBND ngày 04/4/2023, 3859/QĐ-UBND ngày 06/10/2021, 448/QĐ-UBND
ngày 17/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh; các nội dung khác của quyết định số
704/QĐ-UBND ngày 11/4/2023, 872/QĐ-UBND ngày 23/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Giao Sở Tài nguyên
và Môi trường, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh có trách nhiệm tổ chức
niêm yết, công khai nội dung các thủ tục này tại trụ sở làm việc, bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của đơn vị.

Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm cập
nhật nội dung thủ tục hành chính đã được công bố lên cơ sở dữ liệu quốc gia của
Chính phủ.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật quy trình điện tử thực hiện thủ tục
hành chính đã được công bố lên Phần mềm Một cửa điện tử (Egov) của tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố Biên Hòa và Long Khánh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

Như Điều 4;
– Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
– UBND tỉnh;
– Văn phòng UBND tỉnh;
– Tổng đài 1022;
– Lưu: VT, HCC, THNC, KTNS, KTN,
Cổng TTĐT.

CHỦ TỊCH

Cao
Tiến Dũng

PHẦN I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

(Kèm theo Quyết
định số
1450/QĐ-UBND ngày 20/6/2023  của Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Nai)

A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG

STT

Số hồ sơ
TTHC

Tên thủ tục
hành chính

Tên VBQPPL
quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Trang

A

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CẤP TỈNH

I

Lĩnh vực Tài nguyên
nước

1

1.004232

Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất
đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan
đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.

2

1.004223

Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước
dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ s
a đi, bổ sung một số điều của các Nghị
định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

3

1.004122

Cấp giấy phép hành nghề khoan nước
dưới đất quy m
ô vừa và nhỏ

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày
11/7/2014;

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày
20/10/2022

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

4

1.004228

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày
đêm

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

5

1.004211

Gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai
thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày
đêm

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023

Nghị định số
22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường.

6

2.001738

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

– Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày
11/7/2014;

– Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày
20/10/2022

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ s
a đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

7

1.004179

Cp giấy phép khai thác, sử dụng nước
mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng
thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m3 /giây và dung tích toàn bộ
dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây
trở lên và dun
g tích toàn
bộ dưới 3 triệu m3, hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước
khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m3/giây; phát điện với công suất
lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày
đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm
cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới
1.000.000 m3 /ngày đêm

– Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày
01/02/2023

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

8

1.004167

Gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai
thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với
hồ chứa, đập dâng thủy lợi có l
ưu lượng khai thác dưới 2m3/giây
và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lư
u lượng khai
thác từ 2m3/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3,
hoặc đối với công trình khai
thác, sử dụng nước khác với lưu lượng
khai thác dướ
i 5m3/giây;
phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu
lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước
biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ
trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3/ngày đêm

– Ngh đnh s
02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

9

2.001850

Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc
giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi

– Nghị định 45/2015/NĐ-CP ;

– Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày
12/5/2023 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong l
ĩnh vực tài nguyên và môi trường.

FILE
ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Chỉ thị 09/CT-UBND

  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Số hiệu: 09/CT-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Trần Huy Tuấn
  • Ngày ban hành: 20/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Chỉ thị 09/CT-UBND 2023 tăng cường quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 09/CT-UBND

Yên Bái, ngày 20 tháng
6 năm 2023

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Qua 09 năm triển khai thực hiện các quy định của Trung
ương, của tỉnh nhất là Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gồm: (i) số
02/CT-UBND ngày 06/01/2014 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi lòng sông; (ii)
số 07/CT-UBND ngày 28/5/2015 về việc tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác trên địa bàn tỉnh các cấp ủy chính quyền đã nâng cao trách nhiệm, phát
huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương; tăng cường
thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khoáng sản, bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác, kịp thời ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản
trái phép.., qua đó, đưa công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn
tỉnh từng bước đi vào nề nếp, hạn chế thất thoát tài nguyên khoáng sản, bảo vệ
môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự…

Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý,
bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: (i) Một số
doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chậm triển khai, thực hiện chưa
đầy đủ quy định trong hoạt động khai thác; (ii) việc tập kết, vận chuyển, tiêu thụ
khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp chưa được ngăn chặn triệt để; nhiều
phương tiện có trọng tải lớn, thậm chí vượt quá trọng tải vận chuyển khoáng sản
ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông, môi trường; (iii) công tác quản lý, bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ. Số vụ việc
khai thác khoáng sản trái phép được phản ánh, phát hiện có chiều hướng gia tăng
so với các năm (khai thác, tập kết cát, sỏi sông Hồng, xã Minh Quân; đất tại
xã Vân Hội; kaolin, felspat xã Tân Hợp; cát, sỏi trên suối Thìa, Hồ Thác Bà;
đất tại xã Giới Phiên
).

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế, bất
cập nêu trên là do một số ngành, cơ quan chức năng và cấp ủy chính quyền địa
phương chưa quyết liệt, thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, các biện pháp
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Việc ngăn chặn, xử lý hoạt động khoáng sản
trái phép của một số địa phương còn hạn chế (nhất là trong việc xử lý vi
phạm
); việc kiểm tra, thanh tra đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản đối với cấp xã chưa thực sự quan tâm; chưa phát huy hết vai trò giám sát
của nhân dân và các tổ chức đoàn thể trong hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp
tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác theo đúng quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên
Bái Chỉ thị, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị:

1. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được,
triển khai thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật
Khoáng sản, các văn bản của Thủ tướng Chính phủ[1], Bộ Tài nguyên
và Môi trường[2] về công tác quản lý khoáng sản trên phạm vi
cả nước; Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 19/72021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng
cường năng lực lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý tài nguyên đất đai,
nước, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 và các văn bản
liên quan[3]; Các văn bản triển khai, thực hiện Nghị
quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa
chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045[4];
Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái[5];
Phương án bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh[6];
Công văn số 3900/UBND-NLN ngày 15/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
triển khai, thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ[7];
… và 06 Quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản tại khu vực giáp ranh giữa
tỉnh Yên Bái với các tỉnh lân cận, gồm: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Sơn La và Lai Châu.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đúng đầu
cấp ủy đảng, sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản
lý khoáng sản, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa
bàn; xác định công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, liên
tục của địa phương và các sở, ngành chức năng liên quan.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kịp
thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý, bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các Sở, ngành,
địa phương liên quan trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn
hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

b) Về công tác thanh tra, kiểm tra

Căn cứ kết quả rà soát, xử lý trùng lặp, chồng chéo
trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh, hàng năm lồng ghép, đưa vào
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Sở đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai,
nước, khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
tỉnh tại Chương trình hành động số 13/CTr-UBND ngày 28/9/2021 thực hiện Nghị
quyết số 50-NQ/TU;

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát việc chấp hành
pháp luật về khoáng sản của các tổ chức được cấp phép hoạt động khoáng sản, như
các vấn đề về: Ranh giới, trữ lượng, công suất được phép khai thác nhằm kiểm soát
sản lượng khai thác hàng năm, vi phạm về bảo vệ môi trường, sử dụng đất trong
khai thác khoáng sản, chậm tiến độ thực hiện dự án,… Qua đó, kịp thời phát
hiện để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp
vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Hàng năm, đôn đốc các cơ quan, địa phương lập dự
toán chi ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tổng
hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công
Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan nâng cao hơn nữa trách nhiệm, chất
lượng chuyên môn trong việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận trữ lượng khoáng sản
theo kết quả thăm dò nhằm đánh giá chất lượng, trữ lượng khoáng sản đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật theo quy định để phục vụ công tác cấp phép, xác định các nghĩa vụ
tài chính của tổ chức, cá nhân phải thực hiện với Nhà nước. Việc thẩm định cấp
phép hoạt động khoáng sản tuân thủ theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chính
phủ tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ.

3. Sở Tài chính: Hàng năm, kịp thời thẩm
định dự toán chi ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai
theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí
kinh phí theo quy định.

4. Cục Thuế tỉnh: Chỉ đạo các chi cục Thuế
thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện kê khai thuế, xuất hóa đơn chứng
từ mua bán của các đơn vị liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn quản lý; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử
lý những trường hợp vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước.

5. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp
vụ, Công an cấp huyện, cấp xã:

a) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, thực
hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động thăm
dò, khai thác, chế biến, thu mua, tàng trữ, kinh doanh, tập kết, vận chuyển
khoáng sản theo quy định của pháp luật; đấu tranh phòng, chống tội phạm trong
lĩnh vực khoáng sản, đặc biệt là tội phạm khai thác khoáng sản trái phép, buôn
lậu và gian lận thương mại khoáng sản, trong đó tập trung tại các khu vực giáp
ranh giữa các địa phương.

b) Chủ động điều tra, đấu tranh, xử lý và triệt phá
các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép, các vụ việc trốn thuế đối với hoạt động
khai thác, vận chuyển khoáng sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự do các
cơ quan có liên quan kiến nghị giải quyết.

6. Sở Giao thông Vận tải

a) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng
cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện vận chuyển khoáng sản; kiên
quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quá khổ, quá tải trọng cho phép
theo quy định, đặc biệt là ở những tuyến đường mà các phương tiện vận chuyển
khoáng sản từ các điểm mỏ đi qua.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng
cường quản lý các bến thủy nội địa trái phép để phục vụ mục đích tập kết, kinh doanh
khoáng sản….

7. Cục Quản lý thị trường: Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hoạt
động vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp theo thẩm
quyền và quy định của pháp luật.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các
cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về khoáng sản và các quy định về bảo vệ khoáng sản trên các phương tiện
thông tin đại chúng, kịp thời thông tin về việc khai thác khoáng sản trái phép
trên địa bàn tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị

a) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng
sản và các văn bản chỉ đạo, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật
về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác; vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng
sản trái phép. Trong năm 2023, hoàn thành việc điều chỉnh hoặc xây dựng, ban
hành mới Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý và Quy
chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản tại khu vực giáp ranh để phù hợp
với Phương án bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên
địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số
2231/QĐ-UBND ngày 29/9/2020.

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các phòng, đơn
vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt, khi phát hiện
hoặc có thông tin về hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ động tổ chức ngay
lực lượng giải tỏa, ngăn chặn, xử lý dứt điểm nhằm không để tái diễn trở lại
các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đặc biệt là hoạt động khai thác
cát, sỏi lòng sông, đất san lấp, vàng sa khoáng, đá cảnh, đá mỹ nghệ, đá quý,
đá bán quý (đây là những loại khoáng sản phổ biến bị khai thác trái phép
thường xuyên được các phương tiện thông tin truyền thông phản ánh trong những
năm qua
), … Đối với các trường hợp phức tạp, nhạy cảm kịp thời báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh để xử lý;

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người
đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản
trái phép kéo dài mà không kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý, ngăn chặn.

c) Hàng năm lồng ghép, đưa vào kế hoạch và thực
hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, nước, khoáng sản
của Ủy ban nhân dân cấp xã theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chương
trình hành động số 13/CTr-UBND ngày 28/9/2021 thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TU
(chú trọng nội dung về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động
khai thác khoáng sản trái phép, việc sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản
).
Trong đó, mỗi năm tổ chức thanh tra, kiểm tra từ 04 Ủy ban nhân dân cấp xã trở
lên;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi để xảy ra tình trạng
thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để tái
diễn, kéo dài.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Yên Bái và các đoàn thể thành viên: Tăng cường giám sát việc thực thi pháp
luật về khoáng sản, đặc biệt là việc ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản
trái phép, nhất là các loại khoáng sản lộ thiên, dễ khai thác như cát, sỏi lòng
sông, đất san lấp, vàng sa khoáng, đá quý, đá bán quý…

11. Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
thăm dò, khai thác khoáng sản có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản trong diện tích
được cấp giấy phép theo quy định; khai thác khoáng sản theo đúng dự án đầu tư
đã được phê duyệt, thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu
phát hiện khoáng sản mới, khoáng sản đi kèm phải báo cáo ngay cho cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách
nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng.

Hàng năm các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này
cùng với báo cáo kết quả thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi
chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. (Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm phổ biến Chỉ thị này đến tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh biết và quán việc thực
hiện nghiêm túc các nội dung đã chỉ đạo tại Chỉ thị này)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu thủ
trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị
xã, các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ
thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp
thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Cục Khoáng sản Việt Nam;
– Thường trực Tỉnh ủy;
– Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
– Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
– UBMTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
– UBND các huyện, thành phố, thị xã;
– Báo Yên Bái, Đài PT&TH Yên Bái;
– Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Yên Bái;
– Lưu: VT, XD, TH, CN, TNMT.

CHỦ TỊCH

Trần Huy Tuấn



[1] Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ: Văn bản
số 2457/VPCP-CN ngày 14/4/2023 về việc báo cáo công tác quản lý, cấp phép, thăm
dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT giai đoạn 2019 – 2021 trên phạm vi cả nước
(UBND tỉnh triển khai tại Công văn số 1136/UBND-TNMT ngày 20/4/2023);
Văn bản số 4315/VPCP-CN ngày 13/6/2023 về việc báo cáo tình hình quản lý nhà
nước về khoáng sản trên phạm vi toàn quốc …

[2] Các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Văn bản số 3593/BTNMT-ĐCKS ngày 24/6/2022 về việc tăng cường phối hợp, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản (UBND tỉnh triển khai
tại Công văn số 2168/UBND-TNMT ngày 14/7/2022
); Văn bản số 3444/BTNMT-KSVN
ngày 16/5/2023 về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về khoáng sản; Văn bản số 4214/BTNMT-KSVN ngày 07/6/2023 về việc tăng cường
kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông;…

[3] Các văn bản UBND tỉnh triển khai, thực hiện Nghị
quyết số 50-NQ/TU: (1) Chương trình hành động số 13/CTr-UBND ngày 28/9/2021;
(2) Công văn số 2692/UBND-TNMT ngày 22/8/2022; (3) Công văn số 1254/UBND-TNMT
ngày 28/4/2023.

[4] Các văn bản triển khai, thực hiện Nghị quyết
số 10-NQ/TW: (1) Chương trình hành động số 92-CTr/TU ngày 29/4/2022 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy; (2) Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 03/6/2022 của UBND tỉnh;
(3) Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh; (4) Công văn số 1367/UBND-TNMT
ngày 12/5/2023 của UBND tỉnh.

[5] Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Yên Bái được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày
31/10/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày
12/3/2021.

[6] Phương án bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi
lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái được UBND tỉnh ban hành tại Quyết
định số 2231/QĐ-UBND ngày 29/9/2020.

[7] Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các
hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

Kế hoạch 98/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 98/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nam Định
  • Người ký: Hà Lan Anh
  • Ngày ban hành: 19/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Giao thông - Vận tải
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 98/KH-UBND 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg giảm phát thải Nam Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 98/KH-UBND

Nam Định, ngày 19
tháng 6 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 876/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ
CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của
ngành giao thông vận tải (Quyết định số 876/QĐ-TTg); Trên cơ sở nhiệm vụ được giao
tại Quyết định số 876/QĐ- TTg, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xây dựng kế hoạch
triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Mục đích

– Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm
vụ tại Quyết định số 876/QĐ-TTg , tổ chức triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm mang
lại hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

– Chuyển đổi năng lượng xanh là
nhiệm vụ cơ bản và quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng
xanh; đồng thời cũng là điều kiện để hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn
tỉnh có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa, bền vững, bắt kịp với xu
thế và trình độ phát triển tiên tiến của thế giới.

2. Yêu cầu

– Xác định đầy đủ, cụ thể nhiệm
vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để triển khai Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

– Gắn trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước ở tỉnh với chính quyền cơ sở trong nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng
xanh, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của các sở, ban, ngành, phù hợp
với khả năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững
trong thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

– Việc thực hiện chuyển đổi
năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương; phù hợp với khả năng
huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện
thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng
khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể

– Giai đoạn đến năm 2030: Nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng
xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt
công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong đóng góp do quốc
gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.

– Giai đoạn đến năm 2050: Phát
triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ
phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng
lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

III. LỘ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH

1. Đường bộ

– Giai đoạn 2023 – 2030:

+ Từng bước chuyển đổi sử dụng
các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn,
sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

+ Phát triển hạ tầng sạc điện
đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

+ Khuyến khích các bến xe, trạm
dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

– Giai đoạn 2031 – 2050:

+ Đến năm 2040: Từng bước hạn
chế xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trên
địa bàn tỉnh.

+ Đến năm 2050: Phấn đấu 100%
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông
chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng
nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng
nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

+ Hoàn thiện hạ tầng sạc điện,
cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp.

2. Đường thủy nội địa

– Giai đoạn 2023 – 2030: Khuyến
khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng
nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh.

– Giai đoạn 2031 – 2050:

+ Tiếp tục khuyến khích đầu tư
đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa
thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

+ Từ năm 2040: Phấn đấu 100%
phương tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh; khuyến khích bến
thủy nội địa đang hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí bến xanh.

+ Đến năm 2050: Phấn đấu 100%
phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng
xanh; 100% trang thiết bị tại các bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện,
năng lượng xanh.

3. Giao thông đô thị

– Giai đoạn 2023 – 2030: Từ năm
2025: Phấn đấu 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Giai đoạn 2031 – 2050

+ Từ năm 2031: Tỷ lệ phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh phấn đấu đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế,
đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

+ Đến năm 2050: Phấn đấu 100%
xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.

IV. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP

1. Về thể
chế, chính sách

– Hoàn thiện quy hoạch hạ tầng
giao thông vận tải công cộng, hạ tầng giao thông phi cơ giới và thúc đẩy phát
triển hạ tầng giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn để hạn chế phương tiện
cá nhân.

– Khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đầu tư hạ
tầng, phương tiện, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được sự đổi
mới theo hướng chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà
kính;

– Đầu tư, xây dựng, nâng cấp, vận
hành khai thác kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp và đồng bộ với đầu tư, khai
thác phương tiện, trang thiết bị giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm
phát thải khí nhà kính.

2. Về chuyển
đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh

– Phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ

+ Thực hiện chuyển đổi sử dụng
điện, năng lượng xanh đối với phương tiện cơ giới đường bộ.

+ Khuyến khích, hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng
năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Phương tiện thủy nội địa

Khuyến khích, hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông thủy nội địa sử dụng năng lượng
hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh theo lộ trình.

3. Phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông xanh

3.1. Đường bộ:

– Thực hiện lộ trình chuyển đổi
bến xe khách, trạm dừng nghỉ theo tiêu chí xanh.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng
xanh trên mạng lưới quốc lộ chính, mở rộng ra mạng lưới các đường tỉnh lộ; hạ tầng
trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ tại các bến xe;

3.2. Đường thủy nội địa: Khuyến
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp bến thủy nội địa đang hoạt động chuyển dịch áp dụng
tiêu chí bến xanh và chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh theo lộ
trình.

3.3. Giao thông đô thị:

– Xây dựng hệ thống hạ tầng
cung cấp điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị.

– Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và
đưa vào khai thác các tuyến đường theo quy hoạch đã được phê duyệt; mở rộng,
phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện giao thông công cộng.

– Phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông phi cơ giới (đường dành cho xe đạp, đi bộ), điểm trông giữ phương tiện
kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác.

4. Nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính

– Tổ chức vận tải khoa học trên
cơ sở phát triển hợp lý các phương thức vận tải; tăng cường kết nối các phương
thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của
phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch
vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang
thiết bị hạ tầng giao thông vận tải.

– Từng bước nâng cao thị phần vận
tải hành khách công cộng tại các đô thị; thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện
giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

5. Tăng cường
ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và truyền thông

– Khoa học công nghệ

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm
phát thải khí nhà kính.

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều
hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải.

– Phát triển nguồn nhân lực và
truyền thông

+ Tiếp nhận chuyển giao, quản
lý, khai thác, vận hành phương tiện, h ạ tầng giao thông công nghệ mới không
phát thải khí nhà kính.

+ Tổ chức truyền thông đến người
dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện,
trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.

V. CÁC NHIỆM
VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ
CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ- TAN.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải theo
chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết
bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải; chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện
Kế hoạch này; tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện
gửi Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thu hút đầu tư xây
dựng phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương
tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.

3. Sở Công Thương phối hợp tham
mưu xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng phương tiện, trang thiết
bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch
đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh; mở rộng phối trộn, cung ứng nhiên liệu sinh
học; phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông.

4. Sở Tài chính phối hợp với Sở
Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành và phù hợp với
khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

5. Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao thông sử
dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới; rà soát, bổ sung quy hoạch
hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại
các đô thị theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

6. Sở Khoa học và Công nghệ
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ như: Phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thiết bị, phương tiện
sử dụng điện, giảm phát thải khí nhà kính, các ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân
tạo trong quản lý, điều hành các lĩnh vực ngành giao thông vận tải.

7. Sở Thông tin và Truyền thông
hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên truyền đến người dân
và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện,
trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố Nam Định

– Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp huyện và chịu trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất của các
trạm sạc điện cho các phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối
hợp với các sở, ban, ngành để phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng
sử dụng điện, năng lượng xanh tại địa phương; đề xuất quy hoạch, các giải pháp
đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông vận tải ứng dụng năng lượng
xanh, giao thông phi cơ giới tại địa phương. Đồng thời, theo nhiệm vụ cụ thể tại
Phụ lục kèm theo Kế hoạch này, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan
triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Nam Định,
yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định và
các đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện. Trong quá
trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp
thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở giao thông vận tải) để xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Giao thông vận tải;
– TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
– Các đ/c lãnh đạo UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành tỉnh;
– Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
– UBND các huyện, thành phố NĐ;
– CPVP UBND tỉnh;
– Cổng TTĐT tỉnh, Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
– Lưu: VP1, VP2, VP5.

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Hà Lan Anh

Quyết định 935/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 935/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Dương Xuân Huyên
  • Ngày ban hành: 19/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài chính nhà nước
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 935/QĐ-UBND 2023 điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng cho hộ nghèo Lạng Sơn


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 935/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 19
tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ
VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC HỖ TRỢ TIỀN ĐIỆN HÀNG THÁNG CHO HỘ NGHÈO, HỘ CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số
28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá
bán lẻ điện; Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính
phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện;

Căn cứ Thông tư số
190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thực hiện
chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội;

Căn cứ Quyết định số
1062/QĐ-BCT ngày 04/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về giá bán
điện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 69/TTr-SLĐTBXH ngày 12/6/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh mức
hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh là:
57.000 đồng/hộ/tháng.

1. Thời gian thực hiện: từ ngày
04/5/2023.

(Có Phụ lục căn cứ áp dụng
và cách tính chi tiết kèm theo).

2. Các nội dung khác quy định
tại Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 của UBND tỉnh phê duyệt mức hỗ trợ
tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không thay
đổi.

Điều 2. Giao UBND các
huyện, thành phố rà soát, chi trả kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các đối tượng
theo mức hỗ trợ tại Điều 1 theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công
Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lãnh đạo HĐND tỉnh;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Ban VHXH, HĐND tỉnh;
– C, PVP UBND tỉnh, các Phòng CV, Trung tâm TT;
– Lưu: VT, KGVX(NCD).

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Dương Xuân Huyên

PHỤ LỤC

ĐƠN
GIÁ VÀ CÁCH TÍNH MỨC HỖ TRỢ TIỀN ĐIỆN CHO HỘ NGHÈO, HỘ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

Căn cứ áp dụng được tính theo
Phụ lục giá bán điện tại mục 4.1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 ban hành kèm
theo Quyết định số 1062/QĐ-BCT ngày 04/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Đơn giá bậc 1: cho kWh từ 0 –
50 là 1.728 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Cách tính: 1.728 đồng/kWh x
110% x 30 kWh = 57.024 đồng/hộ/tháng.

(đã bao gồm 10% thuế giá trị
gia tăng).

Lấy tròn số: 57.000
đồng/hộ/tháng (năm mươi bảy nghìn đồng chẵn cho một hộ, cho một tháng)./.

Kế hoạch 5305/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 5305/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
  • Ngày ban hành: 19/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Thể thao - Y tế
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 5305/KH-UBND 2023 tăng cường bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới Lâm Đồng


Kế hoạch 5305/KH-UBND ngày 19/06/2023 về thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025

Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng “Tải về” để xem.

Tải về
Hoặc
Nhận thông báo qua Email khi văn bản có nội dung

Quyết định 2130/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 2130/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày ban hành: 19/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 2130/QĐ-UBND 2023 kiểm tra bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HÓA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2130/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày
19 tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ kiến nghị của Đoàn
giám sát thuộc Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Quốc hội khóa 15 về
khảo sát việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
tại buổi làm việc với UBND tỉnh ngày 18/5/2023;

Theo đề nghị của Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 570/Ttr-STNMT ngày 15/6/2023 về việc đề
nghị phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kèm theo Công văn số 1066/TTTH-P4 ngày
31/5/2023 của Thanh tra tỉnh về xử lý trùng lắp, chồng chéo để xây dựng kế hoạch
kiểm tra các cơ sở khai thác khoáng sản.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra công
tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.

Điều 2.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với
Thanh tra tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị
xã, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này.

Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương; Chánh Thanh tra tỉnh,
Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ
quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3 QĐ;
– T. trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/cáo);
– Lưu: VT, Pg NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Đức Giang

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1.1. Mục đích

– Tăng cường công tác quản lý
nhà nước, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị có hoạt động khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; đề xuất với cơ quan có thẩm
quyền các biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn; các giải pháp xử lý nhằm
nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các sở, ngành, địa
phương.

– Xử lý nghiêm minh, kịp thời,
đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

1.2. Yêu cầu

– Công tác kiểm tra phải thực
hiện khách quan, nghiêm túc, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch.

– Việc kiểm tra có trọng tâm,
trọng điểm, không trùng lắp, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động
của cơ sở được kiểm tra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm
tra đối với doanh nghiệp và của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 10/CT-TTg
ngày 22/6/2017 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu,
gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

II. NỘI DUNG

– Kiểm tra các hồ sơ, thủ tục về
bảo vệ môi trường có liên quan như: báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy
phép môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản,
báo cáo công tác bảo vệ môi trường …

– Kiểm tra thực tế việc thực hiện
các nội dung, các cam kết theo hồ sơ môi trường đã được phê duyệt.

– Kiểm tra việc thực hiện các kết
luận, kiến nghị xử lý sau kiểm tra của các cơ sở ban hành năm 2021, 2022; đảm bảo
các kết luận, quyết định xử lý được thực hiện nghiêm, đúng quy định.

– Lấy mẫu nước thải sau xử lý,
không khí xung quanh khu vực khai thác để đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử
lý chất thải của cơ sở khai thác khoáng sản được kiểm tra.

– Kiến nghị các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường; xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng
pháp luật đối với cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ
môi trường theo quy định.

– Lập báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm tra tại các cơ sở.

III. ĐỐI TƯỢNG,
THỜI GIAN KIỂM TRA

3.1. Đối tượng

Các cơ sở khai thác, chế biến
đá (đá vôi, đá spirit, đá bazan, đá sét) làm vật liệu xây dựng thông thường đã
được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, dự kiến 67
cơ sở.

(Danh
sách các cơ sở được kiểm tra có Phụ lục kèm theo).

3.2. Thời gian

Từ tháng 7/2023 đến hết tháng
12/2023

IV. PHƯƠNG
PHÁP VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA

– Nghe đại diện các cơ sở được
kiểm tra báo cáo về tình hình hoạt động khai thác khoáng sản, công tác BVMT, kết
quả thực hiện các kiến nghị, kết luận của các đoàn kiểm tra, thanh tra, các khó
khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị (nếu có).

– Thu thập hồ sơ, tài liệu có
liên quan

– Kiểm tra thực tế công tác
BVMT

– Lấy mẫu chuyển về các đơn vị
có chức năng để phân tích mẫu

– Lập biên bản kiểm tra, hồ sơ
xử lý vi phạm (nếu có)

– Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết
quả kiểm tra

V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch kiểm
tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
lập dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu về nguồn kinh phí,
trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Công Thương, Cục Thuế tỉnh,
Thanh tra tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, xây dựng
đề cương báo cáo để các đơn vị kiểm tra chuẩn bị trước khi Đoàn kiểm tra đến
làm việc, triển khai các hoạt động của Kế hoạch, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết
quả kiểm tra theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Các Sở: Xây dựng, Công
Thương, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm cử người tham gia Đoàn kiểm
tra liên ngành.

3. UBND các huyện, thị xã,
thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị
liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

PHỤ LỤC: DANH SÁCH CÁC MỎ KHAI THÁC DỰ KIẾN ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên đơn vị

Địa chỉ mỏ

Loại khoáng sản

Giấy phép/Ngày

Diện tích

(m2)

Trữ lượng khai thác

(m3)

Công suất

(m3/năm)

Thời hạn GP (năm)

1

Công ty TNHH Xuân Trường

Xã Yên Lâm, huyện Yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 47/GP-UBND ngày 20/3/2020

96.585,2

5.376.691,0

185.000

29 năm 9 tháng

2

Công ty TNHH Đại Thủy

Xã Định Tăng, huyện Yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 321 ngày 08/9/2014

29.309,0

299.400,0

12.000

25 năm 5 tháng

3

Công ty TNHH đá tự nhiên Nam
Giang

Xã Yên Lâm và xã Yên Tâm, huyện
Yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 96/GP-UBND ngày 19/6/2019

23.144,3

225.000,0

15.000

25/6/2044

4

Công ty TNHH TM TH Bình Minh

Xã Yên lâm, huyện yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 236 ngày 20/7/2018

25.719,0

356.662,0

30.000

12 năm 10 tháng

5

Công ty TNHH TM

Hùng Hiền

Xã Yên Lâm, huyện yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 92/GP-UBND

ngày19/3/2018

16.800,0

340.957,0

12.000

Đến ngày 21/8/2044

6

Công ty TNHH Tuyến Huế

Xã Yên Lâm, huyện Yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 182/GP-UBND ngày 17/9/2021

10.400,0

48.000,0

8.000

9/9/2027

7

Công ty CP Sản xuất đá Đông
Dương

Xã Yên Lâm, huyện Yên Định

Đá vôi

Giấy phép số 186/GP-UBND ngày 28/10/2020

28.600,0

448.500,0

18.000

Đến hết ngày 16/9/2045

8

Công ty TNHH Tuyết Huế

Xã Yên Lâm, huyện Yên Định

Đá vôi

GP số 418/GP-UBND ngày 02/11/2015

15.000,0

227.199,0

8.000

28 năm 11 tháng

9

Công ty TNHH SXTM Hưng Tùng

Xã Yên Lâm, huyện Yên Định

Đá vôi

GP số 35/GP-UBND ngày 04/02/2021

66.128,0

3.177.943,0

55.000

29 năm 03 tháng

10

Công ty TNHH XDTM Lộc Phúc

Xã Yên Lâm, huyện Yên Định

Đá vôi

Giấy phép Số 333/GP-UBND ngày 25/8/2017

22.385,0

540.000,0

20.000

Đến ngày 24/7/2044

11

Trại Giam số 5

Thị trấn Thống Nhất, huyện
Yên Định

Đá vôi

Số 233/GP-UBND ngày 17/7/2018

50.400,0

450.038,0

15.000

30 năm

12

Công ty TNHH Thanh Nghệ

xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc

Đá vôi

Giấy phép số 248/GP-UBND ngày 21/12/2020

76.944,0

1.533.956,0

51.500

30 năm

13

Công ty TNHH Đầu tư thương mại
HHB

Xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc

Đá bazan

Số 95/GP-UBND ngày 22/3/2018

20.000,0

78.662,0

8.000

10 năm 2 tháng

14

Công ty TNHH Độ Quý

Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

Đá vôi

Số 115/GP-UBND 20/7/2021

33.500,0

780.000,0

30.000

Đến ngày 25/7/2047

15

Công ty CP ĐT&PT Hưng Hào

Xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc

Đá bazan

Số 258/GP-UBND ngày 07/8/2018

25.000,0

118.677,0

30.000

04 năm 6 tháng

16

Công ty CP Xây dựng FLC Faros

Xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc

Đá bazan

Số 117/GP-UBND ngày 22/7/2019

325.000

3.372.869,0

115.000

30 năm

17

Công ty CP Thống Nhất STC

Xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc

Đá vôi

Số 126/GP-UBND ngày 05/8/2019

50.800

355.106,0

50.000

07 năm 8 tháng

18

Công ty CP đầu tư Vũ Gia
Thanh Hóa

Xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy

Đá vôi

Giấy phép số 311/GP-UBND ngày 26/9/2018

21.460,0

210.000,0

8.000

8/12/2044

19

Hợp tác xã Nam Thành

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

đá vôi

Giấy phép số 36/GP-UBND ngày 25/01/2016

25.459,0

356.000,0

12.000

30 năm

20

Công ty TM Dầu khí Thành Phát

núi Gò Trường, xã Tân Trường,
thị xã Nghi Sơn

Đá vôi

Giấy phép số 135/GP-UBND ngày 17/4/2014

46.000,0

830.026,0

30.000

29 năm

21

Công ty TNHH Trung Nam

núi Hang Làng, xã Tân Trường
thị xã Nghi Sơn

Đá vôi

Giấy phép số 251/GP-UBND ngày 11/7/2014

54.975,0

640200; đất: 65.018

60.000

11 năm

22

Công ty TNHH Khai thác và chế
biến khoáng sản liên doanh Việt Nhật

xã Hùng Sơn, thị xã Nghi Sơn

Đá sét kết

Giấy phép số 15/GP-UBND ngày 28/01/2019

35.000,0

58.157,0

2.200

5/7/2045

23

Công ty CP 471

xã Trường Lâm, thị xã Nghi
Sơn

Đá vôi

Giấy phép số 460/GP-UBND ngày 27/11/2015

55.000,0

1.180.000,0

40.000

30 năm

24

Công ty CP đầu tư xây dựng và
Thương mại tổng hợp Nhân Nam

Xã Tân Trường, thị xã Nghi
Sơn

Đá vôi

Số 82/GP-UBND ngày 29/5/2019

67.000

1.508.942,0

51.000,0

30 năm

25

Công ty TNHH Khai thác mỏ đá
Khe Tuần

Xã Tân Trường, thị xã Nghi
Sơn

Đá vôi

Số 123/GP-UBND ngày 31/7/2019

173.800

2.486.282,0

85.000,0

30 năm

26

Công ty cổ phần hạ tầng Đông
Dương

Xã Tân Trường, thị xã Nghi
Sơn

Đá vôi

Số 122/GP-UBND ngày 31/7/2019

75.700

1.832.890,0

62.000,0

30 năm

27

Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực

xã Tân Trường, thị xã Nghi
Sơn

Đá vôi

Số 90/GP-UBND 15/6/2021

64.500

1.913.843,0

65.000,0

30 năm

28

Công ty TNHH Niên Cường

xã Tân Trường, thị xã Nghi
Sơn

Đá vôi

số 242/GP-UBND 26/11/2021

202.900

3.408.757,0

116.000,0

30 năm

29

Công ty CP sản xuất nguyên vật
liệu Hà Trung

Xã Hà Lai, huyện Hà Trung

đá silic

Giấy phép số 11/GP-UBND ngày 08/01/2015

22.000,0

236.600,0

20.000

12 năm

30

Công ty TNHH MTV Tân Thành 6

Xã Hà Sơn, huyện Hà Trung

Đá vôi

Giấy phép số 118/GP-UBND ngày 22/7/2019

12.560,0

126.667,0

8.000

28/5/2035

31

Hợp tác xã CN Hoàng Ánh

Xã Hà Đông, huyện Hà Trung

Đá vôi

Giấy phép số 394/GP-UBND ngày 13/10/2015

12.400,0

64.239,0

8.000

8 năm 6 tháng

32

Công ty TNHH Thanh Hải

Xã Hà Long, huyện Hà Trung

Đá vôi

GP số 220/GP-UBND ngày 24/11/2020

29.700,0

320.000,0

160.000

Đến hết ngày 31/12/2022

33

Công ty TNHH Đá Cúc Khang

xã Hà Đông, huyện Hà Trung

Đá vôi

Số 250/GP-UBND ngày 30/7/2018

32.600,0

391.543,0

50.000

08 năm 3 tháng

34

Công ty TNHH MTV Vôi Việt Nam

phường Đông Sơn, thị xã Bỉm
Sơn

đá vôi

Giấy phép số 146/GP-UBND ngày 23/4/2014

521.300,0

11.250.000,0

450.000

Đến ngày 17/02/2039

35

Công ty CP Giống gia súc
Thanh Ninh

Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm
Sơn

Đá vôi

GP số 203/GP-UBND ngày 27/5/2016

48.503,0

1.156.174,0

45.000

26 năm 8 tháng

36

Hợp tác xã Thành Công

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân

Đá vôi

Giấy phép số 366/GP-UBND ngày 16/9/2015

39.725,0

588.063,0

20.000

29 năm 8 tháng

37

Công ty TNHH Khai thác và chế
biến khoáng sản liên doanh Việt Nhật

Xã Yên Lễ, huyện Như Xuân

Đá cát kết, sét kết

Giấy phép số 316/GP- UBND ngày 04/10/2018

31.500,0

31.500,0

2.000

Đến ngày 22/6/2034

38

Công ty CP Puzzolan Như Xuân

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân

Đá bazan

Số 129/GP-UBND ngày 08/8/2019

186.659,0

1.764.199,0

60.000

30 năm

39

Công ty TNHH SX đá Thái Bình
Dương

Xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc

Đá spilit

GP số 381/GP-UBND ngày 13/10/2016

30.000,0

532.395,0

18.000

30 năm

40

Doanh nghiệp tư nhân Hải Sâm

Xã Vĩnh An và Vĩnh Minh, huyện
Vĩnh Lộc

Đá spilit

Gp số 431/GP-UBND ngày 23/11/2016

83.000,0

823.836,0

28.000

30 năm

41

Công ty TNHH SXVLXD Hoàng
Long

Xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc

Đá vôi

Số 19/GP-UBND ngày 16/01/2018; Công văn đính chính 1216 ngày 30/01/2018

37.300,0

755.043,0

50.000

16 năm

42

Công ty TNHH SX-TM Tuấn Linh

Xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc

Đá spilit

Số 85/GP-UBND ngày 07/6/2019

47.000,0

688.853,0

50.000

15 năm

43

Công ty TNHH Tân Thành 1

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc

Đá vôi

Số 86/GP-UBND ngày 11/6/2020

55.000,0

796.935,0

50.000

16 năm 6 tháng

44

Công ty CP Khai thác khoáng sản
Thịnh Phát

Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc

Đá bazan

Số 203/GP-UBND ngày 19/10/2021

75.000,0

944.939,0

32.000

30 năm

45

Công ty TNHH Khai thác và chế
biến khoáng sản liên doanh Việt Nhật

xã Xuân Lộc, huyện Thường
Xuân

Đá sét bột kết phong hóa

GP số 317/GP-UBND ngày 05/10/2018

37.960,0

101.300,0

3.800

Đến ngày 23/5/2045

46

Hợp tác xã Dịch vụ vận tải mộc
dân dụng Quang Huy

thôn Xuân Hưng, xã Xuân
Khang, huyện Như Thanh

Đá vôi

Giấy phép số 294/GP-UBND ngày 19/8/2014

20.000,0

286.250,0

15.000

19 năm 7 tháng

47

Công ty TNHH Xây dựng và
Thương mại Trường An – Chi nhánh Thanh Hóa

núi Hòn Boi, xã Thanh Kỳ, huyện
Như Thanh

Đá bazaan

Giấy phép số 423/GP-UBND ngày 12/11/2014

68.000,0

529,924 tấn

40.000 tấn

13 năm 7 tháng

48

Công ty TNHH Đầu tư thương mại
Cao Nguyên

Xã Phúc Đường, huyện Như
Thanh

Đá vôi

Giấy phép số 314/GP-UBND ngày 07/8/2015

44.800,0

507.110,0

17.000

30 năm

49

Công ty TNHH Khai thác và chế
biến khoáng sản liên doanh Việt Nhật

Xã Xuân Khang, huyện Như
Thanh

Đá cát kết, sét kết

Gp số 318/GP-UBND ngày 05/10/2018

76.500,0

76.500,0

3.000

Đến ngày 23/3/2044

50

Hợp tác xã khai thác VLXD và
DV Xuân Tiến

xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh

Đá vôi

Giấy phép số 73/GP-UBND ngày 9/02/2016

40.000,0

460.537,0

20.000

23 năm 6 tháng

51

Công ty TNHH Đầu tư thương mại
HHB

Xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh

đá bazan

GP số 475/GP-UBND ngày 16/12/2016

57.780,7

246.317,0

14.000

17 năm 11 tháng

52

Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch
vụ Đức Luân

Xã Xuân Khang, huyện Như
Thanh

Đá vôi

Số 56/GP-UBND ngày 31/3/2020

48.000,0

1.312.197,0

45.000

30 năm

53

Công ty TNHH Xây dựng thương
mại và Du lịch Việt Anh

Xã Mậu Lâm và Phượng Nghi huyện
Như Thanh

Đá vôi

Số 143/GP-UBND ngày 19/8/2020

62.000,0

718.743,0

30.000

25 năm

54

Công ty TNHH Dịch vụ – TM Đại
An

xã Thành Long, huyện Thạch
Thành

Đá spilit

Số 68/GP-UBND ngày 10/5/2019

97.172,0

1.040.441

35.000

30 năm

55

Công ty TNHH Đầu tư và Thương
mại Phúc An

xã Thạch Cẩm, huyện Thạch
Thành

Đá vôi

Số 96/GP-UBND ngày 28/6/2021

74.689,0

1.034.239,0

35.000

30 năm

56

Công ty TNHH SX&DVTM
Thanh Hưng

xã Tân Phúc, huyện Nông Cống

Đá vôi

Giấy phép số 310/GP-UBND ngày 29/8/2014

20.000,0

348.000,0

12.000

29 năm 6 tháng

57

Hợp tác xã khai thác khoáng sản
vận chuyển VL&XD Hoàng Sơn

xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống

Đá vôi

Giấy phép số 382/GP-UBND ngày 22/10/2014

18.240,0

439.607,0

15.000

29 năm 9 tháng

58

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng
Thương mại Hoàng Huy

Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống

Đá vôi

Giấy phép số 333/GP-UBND ngày 19/8/2015

25.300,0

448.420,0

15.000

30 năm

59

Công ty CP VLXD Đồng Phú

xã Tân Phúc, huyện Nông Cống

đá vôi

GP số 41/GP-UBND ngày 19/4/2019

57.103,0

1.180.123,0

40.000

Đến ngày 18/01/2047

60

Hợp tác xã Tân Thanh, xã Tam
Thanh, huyện Quan Sơn

Xã Sơn Lư, huyện Quan Sơn

Đá vôi

Gp số 260/GP-UBND ngày 27/6/2017

15.010,0

417.880,0

16.500

25 năm 6 tháng

61

Công ty Cp XD&KT Trường
Sơn

Xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu
Hóa

Đá vôi

Giấy phép số 03/GP-UBND ngày 04/01/2018

68.144,0

1.157.819,0

50.000

23 năm 9 tháng

62

Công ty CP Xây dựng TM TH
Hoàng Sơn

Xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa

Đá vôi

Số 41/GP-UBND ngày 10/3/2020

30.000,0

150.833,0

10.000

đến ngày 18/3/2035

63

Công ty Cổ phần Công nghệ môi
trường Khánh Lộc

Xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu
Hóa

Đá vôi

Giấy phép số 52/GP-UBND ngày 14/3/2022

25.000,0

341.995,0

12.000

29 năm

64

Công ty CP ĐT Chung Nguyên

Xã Tam Chung, huyện mường Lát

Đá vôi

Giấy phép số 439/GP-UBND ngày 27/11/2014

14.467,0

140.000,0

7.000

20 năm 6 tháng

65

Hợp tác xã KT CB đá Đồng Thắng

xã Đồng Thắng, huyện Triệu
Sơn

Đá vôi

Giấy phép số 449 ngày 16/11/2015

23.758,0

289.273

12.000

24 năm 6 tháng

66

Công ty TNHH Sản xuất VLXD Đồng
Thắng

xã Đồng Thắng, huyện Triệu
Sơn

Đá vôi

Giấy phép số 62/GP-UBND ngày 04/02/2016

29.222,0

245.241

10.000

24 năm 10 tháng

67

Công ty TNHH Xây dựng và
Thương mại Tân Thanh

Xã Đồng Lương, huyện Lang
Chánh

Đá vôi

Giấy phép số 07/GP-UBND ngày 08/01/2016

14.440,0

112.431,0

8.000

14 năm 6 tháng

Kế hoạch 415/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 415/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Lê Hồng Vinh
  • Ngày ban hành: 15/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Giao thông - Vận tải
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 415/KH-UBND 2023 chuyển đổi năng lượng xanh giảm phát thải khí ngành giao thông Nghệ An


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 415/KH-UBND

Nghệ An, ngày 15
tháng 6 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ
CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng
xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải,
UBND tỉnh Nghệ An xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình với các nội
dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tiễn
và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

– Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và
quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, đồng thời
cũng là điều kiện để hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh có sự phát
triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình
độ phát triển tiên tiến của thế giới.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể,
đúng chức năng, lĩnh vực được giao quản lý, bảo đảm sự phối hợp hiệu quả, đúng
tiến độ trong Kế hoạch đề ra giữa các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị
liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới
mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể

– Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh
vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn
lực nhằm thực hiện mức cam kết trong đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)
và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.

– Giai đoạn đến năm 2050: Phát triển hợp lý các
phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện,
trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh,
hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

III. LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG
XANH

1. Về đường bộ

a) Giai đoạn 2023 – 2030

– Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng
E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

– Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của
người dân, doanh nghiệp.

– Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng
mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Đến năm 2040: Từng bước hạn chế tiến tới dừng sử
dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trên địa
bàn tỉnh.

– Đến năm 2050: Có 100% phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện,
năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi
toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng
điện, năng lượng xanh.

– Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng
xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

2. Về đường sắt

Khuyến khích chuyển đổi trang thiết bị bốc, xếp tại
các nhà ga sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh.

3. Về đường thủy nội địa

a) Giai đoạn 2023 – 2030

– Khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi
phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện,
năng lượng xanh.

– Áp dụng tiêu chí cảng xanh, tuyến vận tải xanh
làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới cảng thủy nội địa
xanh trên địa bàn tỉnh.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Tiếp tục khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu,
chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng
điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới cảng thủy nội địa theo
hướng phát triển xanh.

– Từ năm 2040: Có 100% phương tiện thủy nội địa
đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Có 100% cảng thủy nội địa xây dựng mới
áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động
chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng xanh.

– Đến năm 2050: Có 100% phương tiện sử dụng nhiên
liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Có 100% trang thiết
bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng
xanh.

4. Về hàng hải

a) Giai đoạn 2023 – 2030

– Khuyến khích tàu biển trên địa bàn tỉnh hoạt động
nội địa tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng
hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của Tổ
chức Hàng hải quốc tế (IMO) từ năm 2025.

– Khuyến khích chuyển đổi phương tiện, trang thiết
bị sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng
đầu tư mới, đầu tư bổ sung và cảng hiện hữu.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Tàu biển hoạt động nội địa tuân thủ đầy đủ các quy
định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược
giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của IMO.

– Tàu biển đóng mới, hoán cải, nhập khẩu sau năm
2035 sử dụng điện, năng lượng xanh; từ năm 2050 có 100% tàu biển hoạt động tuyến
nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Từ năm 2031: Đầu tư phương tiện, trang thiết bị sử
dụng điện, năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu
tư mới, đầu tư bổ sung.

– Từ năm 2040: Thực hiện chuyển đổi phương tiện,
trang thiết bị tại các cảng hiện hữu, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện,
năng lượng xanh hoặc có các biện pháp tương đương.

– Từ năm 2050: Tất cả các phương tiện, trang thiết
bị tại cảng, các thiết bị báo hiệu hàng hải sử dụng điện, năng lượng xanh hoặc
có các biện pháp tương đương.

5. Về giao thông đô thị

a) Giai đoạn 2023 – 2030

– Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử
dụng điện, năng lượng xanh.

– Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách
công cộng đạt ít nhất 5%.

b) Giai đoạn 2031 – 2050

– Từ năm 2030: Tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng
lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện,
năng lượng xanh.

– Đến năm 2050: 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện,
năng lượng xanh.

– Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách
công cộng đạt ít nhất 10%.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy
hoạch

– Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình hành
động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của
ngành giao thông vận tải phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển của tỉnh.

– Khuyến khích, thu hút đầu tư chuyển đổi năng lượng
xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện giao thông, phát triển hệ
thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh…

2. Chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng
xanh

– Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện,
năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải.

– Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện,
năng lượng xanh.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh

– Triển khai phát triển hạ tầng giao thông theo quy
hoạch của tỉnh, chú trọng phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện giao thông
công cộng khối lượng lớn; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới, điểm
trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách
công cộng khác. Các công trình giao thông (bến xe, bến tàu, bến cảng, nhà
ga…) đảm bảo phát triển và chuyển đổi theo tiêu chí xanh đúng quy định.

– Phối hợp triển khai quy hoạch và xây dựng hệ thống
trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn
tỉnh.

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm
phát thải khí nhà kính

– Áp dụng giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình, hướng tới giảm tối đa mức
tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính.

– Tổ chức khoa học, hợp lý các phương thức vận tải,
thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang các loại hình
khác. Tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất
lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt
động vận tải và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành,
khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao thông vận tải.

– Từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách
công cộng, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng
phương tiện giao thông công cộng.

5. Hợp tác quốc tế

Tham gia hợp tác quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ các nước trên thế giới cũng như chủ động triển khai các hoạt động hợp
tác quốc tế tại tỉnh Nghệ An về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan trong lĩnh vực giao thông vận tải (như đầu tư phát triển
hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội
thảo…)

6. Khoa học công nghệ

– Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao
công nghệ phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng
xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc biệt chú trọng
công nghệ, công nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang thiết bị giao thông
vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.

– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số,
trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực
trong ngành giao thông vận tải.

7. Phát triển nguồn nhân lực

– Đào tạo nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận chuyển
giao, quản lý, khai thác, vận hành phương tiện, hạ tầng giao thông công nghệ mới
không phát thải khí nhà kính.

– Xây dựng, mở mới các ngành đào tạo tại các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề về công nghệ phương tiện, năng lượng, kết
cấu hạ tầng xanh.

8. Công tác truyền thông

Xây dựng kế hoạch truyền thông và tổ chức truyền
thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển
đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng
xanh.

(Chi tiết các nhiệm
vụ tại Phụ lục kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các đơn vị
có liên quan tiến hành xây dựng các kế hoạch cụ thể của đơn vị mình cho phù hợp,
sát thực tế và triển khai thực hiện nhằm đạt mục đích, yêu cầu mà kế hoạch
chung đã đề ra.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình triển
khai thực hiện kế hoạch.

3. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu
mối, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm tổng
hợp kết quả triển khai thực hiện và các vấn đề phát sinh (nếu có) báo cáo Bộ
Giao thông vận tải, UBND tỉnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa
đổi, bổ sung nội dung Kế hoạch, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chính
quyền địa phương báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để
xem xét, quyết định điều chỉnh nội dung Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế./.


Nơi nhận:
– Bộ Giao thông vận tải (b/c);
– Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
– Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Chánh, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Báo Nghệ An, Đài PTTH Nghệ An;
– Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
– Lưu: VT, CN (H. Tuấn).

TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hồng Vinh

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ
CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Kế hoạch số 415/KH-UBND ngày 15/6/2023 của UBND tỉnh)

TT

Nhiệm vụ, đề
án, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Nguồn lực

Thời gian thực
hiện

1

Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình
hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí
mê-tan của ngành giao thông vận tải

Các Sở, ngành
chuyên môn

Các đơn vị có liên
quan

Ngân sách Nhà nước

Khi có yêu cầu

2

Thúc đẩy người dân chuyển đổi sang phương tiện
giao thông cá nhân (xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô) sử dụng điện

UBND các huyện,
thành phố, thị xã

Các đơn vị có liên
quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

2023-2030

3

Thúc đẩy doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt, taxi
có lộ trình chuyển đổi sang xe ô tô điện

Sở Giao thông vận
tải

Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành có liên quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

2023-2030

4

Hoàn thiện hạ tầng giao thông công cộng, phát triển
hạ tầng giao thông phi cơ giới

Sở Giao thông vận
tải

Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Ban QLKKT Đông Nam và các Sở, ngành có liên
quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

2023-2050

5

Phối hợp triển khai phương án phát triển hệ thống
trạm sạc điện, khuyến khích xây dựng trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện
giao thông sử dụng điện trên địa bàn tỉnh

Sở Công thương

Sở Xây dựng, Sở
Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện,
thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

2023-2050

6

Thúc đẩy hợp tác quốc tế, hợp tác giữa các địa
phương về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm giảm phát thải khí các-bon và khí
mê-tan trong lĩnh vực giao thông vận tải

Sở Ngoại vụ

Sở Giao thông vận
tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

Ngân sách Nhà nước

Hàng năm

7

Phối hợp, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết
cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc
biệt chú trọng công nghệ, công nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang
thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh

Sở Khoa học và
Công nghệ

Sở Giao thông vận
tải, các đơn vị có liên quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

Hàng năm

8

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số,
trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực
trong ngành giao thông vận tải

Sở Giao thông vận
tải

Các đơn vị có liên
quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

Hàng năm

9

Phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận
chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện, trang
thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh và kết cấu hạ tầng xanh

Sở Lao động,
thương binh và xã hội

Sở Giáo dục và đào
tạo, các đơn vị có liên quan

Ngân sách Nhà nước,
Xã hội hóa

Hàng năm

10

Xây dựng kế hoạch truyền thông và tổ chức truyền
thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển
đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng
xanh

Sở Thông tin và
Truyền thông

Các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan

Ngân sách Nhà nước

Hàng năm

Quyết định 692/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 692/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Trương Hải Long
  • Ngày ban hành: 28/06/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 692/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học Sở Nông nghiệp Gia Lai


ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:
692/QĐ-UBND

Gia
Lai, ngày 28 tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VÊ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC GỒM 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI TRONG
LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP
ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg
ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình
tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 122/TTr-SNNPTNT ngày 27/6/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh
mục gồm 01 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi
trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
theo Quyết định số 2466/QĐ-BNN-VP ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học,
Công nghệ và Môi trường, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Quản lý
Đê điều và Phòng, chống thiên tai, Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ
lục kèm theo)
.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công khai thủ
tục hành chính theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Phục
vụ hành chính công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Cục Kiểm soát TTHC-Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– CT, các PCT UBND tỉnh;
– CVP, các PCVP UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Sở TTTT (Phòng CNTT);
– Cổng thông tin điện tử tỉnh;
– Lưu: VT, NC.

CHỦ
TỊCH

Trương Hải Long


PHỤ LỤC

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ
MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
(Kèm theo Quyết định
số 692/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên thủ tục hành
chính

Thời hạn giải
quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí (nếu
có)

Căn cứ pháp lý

01

Công nhận vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1.011647

– Trường hợp hồ sơ hợp
lệ: 30 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ phải thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 65 ngày làm việc,
kể từ ngày
nhận được hồ sơ.

Nộp hồ sơ qua Bưu
chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (Quầy
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Địa chỉ: 69 Hùng Vương
– thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai

Không quy định

Quyết định số
66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao